1
VŨ
THỊ
TH
AN
H
HƯ
ƠN
G
LUẬ
N
VĂ
N
TH
ẠC
SĨ
KIN
H
TẾ
LỚP
:
CH
20B
QT
KD
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------
VŨ THỊ THANH HƯƠNG
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY VIETRAVEL
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2016
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------
VŨ THỊ THANH HƯƠNG
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY VIETRAVEL
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN MINH
HÀ NỘI, NĂM 2016
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi tự thực hiện. Các số liệu
được sử dụng là hoàn toàn trung thực và đúng mục đích. Kết quả được trình bày
trong luận văn chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2016
Cao học viên
Vũ Thị Thanh Hương
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và
góp ý nhiệt tình của các cơ quan, doanh nghiệp và các nhà khoa học.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ lãnh đạo Công ty Cổ
phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, phục vụ cho đề tài luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương
mại cùng quý thầy cô trong Khoa Sau đại học đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học
tập và hoàn thành tốt khóa đào tạo thạc sỹ.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Minh đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình cùng bạn bè đã
luôn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, mặc dù tôi đã rất cố gắng để
đảm bảo chất lượng kết quả nghiên cứu, tuy nhiên do những hạn chế về thời gian và
kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và những đóng góp quý báu của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học.
Xin trân thành cảm ơn!
5
MỤC LỤC
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây của Vietravel
Bảng 2.2. Hệ thống website của Vietravel
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng trong lượt khách của Vietravel qua các năm
Biểu đồ 2.2. Doanh thu của Vietravel qua các năm
HÌNH VẼ
7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
T
T
Từ viết tắt
1
AEC
2
ADSL
3
APEC
4
B2B
Business to Business
5
B2C
6
B2B2C
7
B2G
8
BIDV
9
10
11
C2B
C2C
CNTT
Business to Customer
Business to Business to
Customer
Business to Government
Joint Stock Commercial Bank
for Investment and Development
of Vietnam
Customer to Business
Customer to Customer
12
CRM
13
E-Business
ECommerce
EMarketing
14
15
Nghĩa Tiếng Anh
ASEAN Economic Community
Asymmetric Digital Subscriber
Line
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Nghĩa Tiếng Việt
Cộng đồng kinh tế chung
Asean
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương
Doanh nghiệp tới Doanh
nghiệp
Doanh nghiệp tới Khách hàng
Doanh nghiệp tới Doanh
nghiệp to Khách hàng
Doanh nghiệp tới Chính phủ
Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Customer Relationship
Management
Electronic Business
Khách hàng tới Doanh nghiệp
Khách hàng tới Khách hàng
Công nghệ thông tin
Hệ quản trị quan hệ khách
hàng
Kinh doanh điện tử
Electronic Commerce
Thương mại điện tử
Electronic Marketing
Marketing điện tử
Chỉ số Thương mại điện tử
Việt Nam
Trao đổi dữ liệu điện tử
Hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp
Chính phủ tới Doanh nghiệp
Chính phủ tới Công dân
Chính phủ tới Chính phủ
Hệ thống phân phối thông tin
toàn cầu
Tổng sản phẩm quốc nội
Hội đồng quản trị
Hiệp hội Du lịch Nhật Bản
16
EBI
17
EDI
Vietnam Electronic Business
Index
Electronic Data Interchange
18
ERP
Enterprise Resource Planning
19
20
21
G2B
G2C
G2G
Government to Business
Government to Citizent
Government to Government
22
GDS
Global Distribution System
23
24
25
GDP
HĐQT
JATA
Gross Domestic Product
Japan Travel Association
8
26
MCommerce
27
MICE
28
MTV
NXB
29
PATA
Pacific Asia Travel Association
30
PC
31
PEST
32
33
34
35
36
37
38
39
POS
PPC
PR
QTCL
QTTN
SCM
SEO
SEM
Personal Computer
Politics – Economics – Social Technology
Point of Sale
Pay per Click
Public Relation
40
SWOT
41
TAA
42
TAT
43
44
45
TGĐ
TMĐT
TNHH
46
TPP
47
49
50
51
UBND
UNCITRA
L
UNWTO
USD
USTOA
52
VCCI
53
VECITA
54
55
56
VITA
VND
WTO
48
Mobile Commerce
Thương mại di động
Meeting Incentive Conference
Event
Supply Chain Management
Search Engine Optimization
Search Engine Marketing
Strengths – Weaknesses –
Opportunities - Threats
Tourism Alliance Awards
Thailand Administration of
Tourism
Trans-Pacific Partnership
Agreement
World Tourism Organization
United States Dollar
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Vietnam Travel Association
World Trade Organization
Một thành viên
Nhà xuất bản
Hiệp hội Du lịch Châu Á –
Thái Bình Dương
Máy tính cá nhân
Mô hình PEST
Điểm bán lẻ
Quan hệ công chúng
Quản trị chiến lược
Quản trị tác nghiệp
Quản trị chuỗi cung ứng
Ma trận SWOT
Tổng cục Du lịch Thái Lan
Tổng Giám đốc
Thương mại điện tử
Trách nhiệm hữu hạn
Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Liên Hiệp Quốc về
Luật Thương mại quốc tế
Tổ chức Du lịch thế giới
Hiệp hội Du lịch Mỹ
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
Cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin Việt Nam
Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Việt Nam Đồng
Tổ chức Thương mại thế giới
9
57
WTTC
World Travel and Tourism
Council
Hội đồng Du lịch và Lữ hành
thế giới
10
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần
của con người. Cùng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa thì du lịch nước ngoài
cũng trở nên dễ dàng và thu hút hơn. Tại các quốc gia phát triển, du lịch đã được
chú trọng đầu tư từ rất sớm và trở thành một trong những ngành mũi nhọn đóng góp
to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam được đánh giá là
một quốc gia sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, rất thuận lợi cho việc phát triển du
lịch và đây cũng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong việc đầu tư phát triển
ngành công nghiệp không khói.
Sở hữu nhiều tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng để phát triển nhưng trên
thực tế các doanh nghiệp du lịch và lữ hành trong nước vẫn chưa thể khai thác hết
những tiềm năng đó. Tính riêng trong năm 2015, lượt khách du lịch nước ngoài đến
Việt Nam là 7.943.651 lượt, khách nội địa là 57.000.000 lượt, tổng doanh thu từ
khách du lịch đạt 337,83 nghìn tỷ đồng, đóng góp 6,6% GDP của cả nước (theo
Tổng cục Du lịch năm 2015). Đây vẫn là một con số khá khiêm tốn so với những
tiềm năng du lịch mà chúng ta sở hữu. Bài toán đặt ra là phải làm thế nào để quảng
bá hiệu quả hơn nữa hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới mọi quốc gia
trên thế giới, tận dụng và khai thác tốt những tiềm năng du lịch sẵn có. Thực tế các
quốc gia trên thế giới có ngành du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc,
Nhật Bản…đã làm rất tốt điều này.
Một trong những yếu tố quan trọng, mang tính tiên quyết góp phần tạo nên sự
thành công của việc quảng bá hình ảnh du lịch của một quốc gia đó chính là việc
ứng dụng TMĐT. Cùng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như vũ bão của thời
đại công nghệ thông tin (CNTT) thì việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh
doanh là điều không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp hoạt động trong một ngành đặc thù cần thu hút nhiều sự chú ý như ngành du
lịch trong giai đoạn như hiện nay. TMĐT với những ứng dụng như giới thiệu các
địa điểm du lịch trên các website, đặt tour trực tuyến, thanh toán trực tuyến,
marketing trực tuyến, chăm sóc khách hàng trực tuyến…không chỉ giúp các doanh
11
nghiệp tăng thêm doanh thu với chi phí thấp hơn, giúp tiết kiệm các khoản phí vô
hình và hữu hình, còn mở ra cho các doanh nghiệp du lịch nhiều hơn những cơ hội
kinh doanh quốc tế, cạnh tranh toàn cầu, qua đó khẳng định vị thế du lịch Việt Nam.
Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel)
là một trong những đơn vị tiên phong trong ngành du lịch lữ hành triển khai ứng
dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Công ty đã sớm nhận thấy
được những lợi ích vượt trội của TMĐT so với thương mại truyền thống đã được
thực tế chứng minh: mang lại hiệu quả tiếp thị cao hơn với chi phí thấp hơn, khả
năng tương tác 24/7/365, tiết kiệm thời gian, công sức, xóa bỏ những rào cản không
gian…Qua nhiều năm triển khai ứng dụng TMĐT, Vietravel có thể nói là đã đạt
được nhiều thành công nhưng cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế cần khắc phục.
Yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để thấy được các điểm mạnh, điểm yếu trong
phát triển ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của Công ty, chỉ ra các cơ hội
và thách thức từ môi trường điện tử, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phù
hợp giúp Công ty phát triển ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả hơn nữa, từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ nội địa mà cạnh tranh toàn cầu, vươn ra
tầm thế giới. Với những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển
ứng dụng thương mại điện tử tại Công ty Vietravel” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ của tác giả.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ khi Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 1997 thì cho đến nay đã có
sự phát triển vô cùng mạnh mẽ và những lợi ích của nó là không thể phủ nhận.
TMĐT phát triển trên nền tảng Internet giờ đây có tác động tới mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội. Là một lĩnh vực mới nên có nhiều công trình nghiên cứu về
TMĐT đã được thực hiện và công bố, từ đó cho thấy sự quan tâm và nhận thức
ngày càng sâu sắc về vai trò và những lợi ích to lớn của TMĐT đối với sự phát triển
chung của nền kinh tế, trong đó có ngành du lịch được coi là một ngành mũi nhọn
được đầu tư phát triển tại Việt Nam hiện nay. Một số công trình nghiên cứu đã được
công bố về phát triển ứng dụng TMĐT ở Việt Nam:
12
[8]. Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam (2002), Giao dịch thương mại điện
tử, NXB Chính trị Quốc gia. Cuốn sách được xuất bản trong bối cảnh TMĐT Việt
Nam mới chỉ xuất hiện. Tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về
TMĐT, các yếu tố cấu thành nên một giao dịch điện tử, ứng dụng của giao dịch
TMĐT đối với kinh tế - xã hội cũng như giới thiệu một số mô hình TMĐT trên thế
giới. Trong bối cảnh TMĐT chưa phát triển thì đây là một trong những tài liệu khoa
học đầu tiên nghiên cứu về ứng dụng TMĐT tại Việt Nam. Tuy nhiên, tài liệu chưa
đi sâu phân tích các mô hình ứng dụng TMĐT trong một ngành cụ thể nào như
ngành du lịch.
[7]. Nguyễn Bình Minh, (2006), Các giải pháp phát triển thương mại điện tử
giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ - Đại học Thương mại. Luận văn
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về TMĐT và phát triển TMĐT, điều kiện ứng dụng
TMĐT, mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp. Luận văn chỉ ra thực trạng ứng
dụng TMĐT giữa các doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, xu hướng phát
triển và các giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, luận văn được thực hiện trong giai đoạn TMĐT Việt Nam mới có sự
xuất hiện chưa lâu, các xu hướng phát triển TMĐT rất khó đo lường, đặc biệt là sự
bùng nổ vể marketing mạng xã hội và thương mại di động. Một số kết quả nghiên
cứu trong luận văn có thể không còn phù hợp với sự phát triển của TMĐT hiện nay.
[11]. Hoàng Nhân, (2007), Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ - Đại học Thương mại.
Luận văn khái quát những lý luận cơ bản về TMĐT, chỉ ra thực trạng ứng dụng
TMĐT trong ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói
riêng. Tác giả chỉ rõ những khó khăn, thách thức vấp phải khi các doanh nghiệp du
lịch và lữ hành tiến hành triển khai ứng dụng TMĐT. Từ những khó khăn, tìm ra
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp trong tâm nhằm giúp các doanh nghiệp du
lịch nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh.
[12]. Nguyễn Hoàng Việt (2011), Marketing thương mại điện tử, NXB Thống
kê. Cuốn sách trình bày tổng quan về marketing điện tử: thực trạng triển khai các
công cụ marketing điện tử trong các loại hình doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả
trong mỗi giai đoạn phát triển của TMĐT; sự thay đổi trong hành vi mua của khách
13
hàng điện tử, các yếu tố ảnh hưởng tới khách hàng trong quyết định mua sắm trực
tuyến; quản trị tri thức và thông tin, quản trị sản phẩm chào hàng, quản trị định giá,
quản trị truyền thông, quản trị phân phối và kiểm tra đánh giá marketing TMĐT.
[10]. Văn Thị Minh Ngọc, (2014), Giải pháp phát triển ứng dụng thương mại
điện tử trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở gốm sứ thuộc làng nghề Bát
Tràng, Luận văn thạc sỹ. Luận văn trình bày những cơ sở lý luận về TMĐT, điều
kiện ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh. Tác giả đã sử dụng phương pháp
khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu, từ đó phân tích thực trạng phát triển ứng dụng,
những cơ hội và khó khăn, hạn chế khi triển khai ứng dụng TMĐT cũng như các
giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng trong giai đoạn hiện nay.
[9] Moore Corporation (2015), Digital Activities Report 2015: Online Travel;
Báo cáo về hoạt động ứng dụng kỹ thuật số trong các doanh nghiệp lữ hành được
nhóm nghiên cứu thuộc Công ty Moore thực hiện nhằm phân tích hành vi của khách
du lịch trong môi trường công nghệ và thực trạng hoạt động marketing điện tử tại
các doanh nghiệp lữ hành với sản phẩm chính là các tour du lịch trong và ngoài
nước. Trong Báo cáo, nhóm tác giả đã chỉ ra xu hướng kinh doanh du lịch trực
tuyến qua các giai đoạn, cùng với đó là sự thay đổi trong hành vi mua hàng của
khách du lịch: thị hiếu khách hàng, phân chia nhóm khách hàng theo khu vực, chi
tiêu khi đi du lịch, đặc điểm của khách hàng trên mạng xã hội và các yếu tố ảnh
hưởng tới hành vi đặt tour trực tuyến. Phần trọng tâm của Báo cáo tập trung phân
tích thực trạng triển khai hoạt động marketing điện tử và hiệu quả cũng như xu
hướng phát triển của từng công cụ marketing điện tử trong các doanh nghiệp lữ
hành tại Việt Nam. Các công cụ được nghiên cứu bao gồm website, social media,
quảng cáo cố định, mạng quảng cáo và quảng cáo trang tìm kiếm. Đây là tài liệu
tham khảo thiết thực dành cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện
nay cũng như bản thân tác giả trong quá trình hoàn thiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
TMĐT đã trở lên phổ biến từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có
tốc độ phát triển kinh tế cao. Các công trình nghiên cứu được công bố và tác giả xin
14
được liệt kê một số công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp tới phát triển ứng
dụng TMĐT trong ngành du lịch trong những năm gần đây:
[14]. Chulwon Kim (2004), E-Tourism: An Innovative Approach For The
Small And Medium-Sized Tourism Enterprises in Korea; Đề tài nghiên cứu được tác
giả Kim Chul Won thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới phát triển du
lịch trực tuyến cho các doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ tại Hàn Quốc trong giai
đoạn bùng nổ về CNTT. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đặt ra những
thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
vốn chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, phát triển
công nghệ cũng là giải pháp tốt nhất giúp các doanh nghiệp này tiếp tục cạnh tranh
để tồn tại. Chính sự phát triển của Internet là nguồn gốc của cuộc cách mạng trong
phân phối thông tin và bán tour trực tuyến. Các doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ
với những tiềm năng phát triển và sự đổi mới có thể tận dụng TMĐT để tạo nên
những lợi thế cạnh tranh trên thị trường du lịch. Trong đề tài nghiên cứu, tác giả
cũng chỉ ra các vấn đề trong ứng dụng TMĐT và gợi ý một số giải pháp cũng như
các chiến lược ứng dụng TMĐT thành công trong ngành công nghiệp du lịch đến từ
các doanh nghiệp và Chính phủ Hàn Quốc.
[13]. Le Thi Phuong Anh and Ilian Assenov, (2010), Demand for Online
travel services in Vietnam, Faculty of Hospitality and Tourism, Prince of Songkla
University, Phuket, Thailand. Đề tài nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về
thực trạng nhu cầu cho dịch vụ du lịch trực tuyến tại Việt Nam, bao gồm việc tìm
kiếm thông tin truyến, đặt tour trực tuyến và thanh toán trực tuyến; chỉ ra những
tiềm năng phát triển và những nguyên nhân gây hạn chế đối với việc thu hút khách
du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam. Đề tài nghiên cứu
góp phần đóng góp những ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp du lịch và lữ
hành Việt Nam, giúp các doanh nghiệp này nhận dạng được những cơ hội cũng như
những yếu kém trong việc quảng bá hình ảnh du lịch đất nước bằng việc ứng dụng
các phương tiện điện tử và mạng Internet.
[16]. Andreas Meier and Henrik Stormer (2011), eBusiness & eCommerce,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Cuốn sách là tổng hợp những lý thuyết về TMĐT
bao gồm marketing điện tử, thanh toán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử…Không chỉ
15
đề cập vào lý thuyết mà còn chú trọng vào tính ứng dụng cao của TMĐT thông qua
phân tích các trang web, các số liệu và các ví dụ thực tế là các mô hình thành công
trên thế giới. Cuốn sách được viết bởi hai tác giả là những chuyên gia nổi tiếng
trong lĩnh vực CNTT và ứng dụng CNTT vào các hoạt động kinh doanh nên mang
tính chuyên sâu rất cao, phù hợp với việc phục vụ đề tài luận văn của tác giả. Tuy
nhiên, cuốn sách chưa giới thiệu được những mô hình ứng dụng TMĐT trong ngành
du lịch và chỉ ra những tác động của TMĐT đến ngành du lịch trên thế giới.
[15]. Jeannine Langer (2012), E-Commerce: The Internet and its influence on
the Travel Industry. Trong ấn phẩm này, tác giả trình bày chi tiết về sự phát triển
mạnh mẽ của Internet cũng như những ứng dụng, tác động của nó tới sự phát triển
của ngành du lịch, dự báo những triển vọng trong phát triển ứng dụng TMĐT trong
ngành du lịch trong những năm tiếp theo. Tác giả cũng chỉ ra những thuận lợi và
thách thức của Internet đối với các doanh nghiệp du lịch và lữ hành trong bối cảnh
sự cạnh tranh trong môi trường điện tử ngày càng trở nên gay gắt.
[17]. Calvince Ochieng (2015), E-Marketing and Tourism: The Success of
Tourism through E-Marketing. Ấn phẩm đi sâu phân tích một trong những phần
quan trọng của quá trình kinh doanh trực tuyến của một doanh nghiệp là marketing
trực tuyến. Cụ thể, tác giả nghiên cứu ứng dụng marketing trực tuyến trong ngành
du lịch, khẳng định sự thành công trong quảng bá hình ảnh du lịch một quốc gia có
một phần không nhỏ đến từ việc thực hiện các chiến lược marketing trực tuyến một
cách hiệu quả. Sử dụng marketing trực tuyến là cách thực hiệu quả nhất đối với các
doanh nghiệp lữ hành để tiếp cận khách hàng toàn cầu, điều mà marketing truyền
thống rất khó đạt được thành công. Tác giả cũng đưa ra những nhận định và đánh
giá cá nhân về xu hướng phát triển ứng dụng các công cụ marketing trực tuyến
trong ngành du lịch khi nền kinh tế thế giới hội nhập sâu rộng với một loạt các sự
kiện về thành lập các tổ chức kinh tế lớn như TPP, AEC…
Ngoài ra còn có các bài báo, tạp chí khoa học, các chuyên đề nghiên cứu được
công bố trên các website của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Cục Thương mại
điện tử và Công nghệ thông tin…
16
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố về phát triển ứng
dụng TMĐT trong ngành du cả trong nước và trên thế giới nhưng chủ yếu các công
trình này mang tính tổng quan mà chưa đi sâu nghiên cứu vào một đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp cụ thể. Sự phát triển ứng dụng TMĐT không chỉ phụ thuộc vào các
yếu tố bên ngoài mà còn có sự tác động từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Đây
cũng chính là một nguyên nhân thúc đẩy tác giả quyết định thực hiện đề tài “Phát
triển ứng dụng thương mại điện tử tại Công ty Vietravel”. Đề tài của tác giả
không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã được công bố trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đối với đề tài luận văn tốt nghiệp này, trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý
luận, lý thuyết về TMĐT, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng
TMĐT tại Công ty Vietravel trong hoạt động kinh doanh. Từ việc chỉ ra những
thuận lợi, thách thức cũng như những thành công và hạn chế trong ứng dụng
TMĐT, luận văn của tác giả hướng tới đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị
nhằm gợi ý, hỗ trợ Công ty Vietravel trong việc tiếp tục phát triển ứng dụng TMĐT,
qua đó mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một loại tài liệu tham
khảo cho các mục đích khác nhau, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp du lịch và lữ
hành trong tìm hiểu môi trường kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, cụ thể là tại một
doanh nghiệp tiên phong trong ứng dụng TMĐT như Vietravel: học hỏi bài học
thành công và chuẩn bị các phương án đối phó với những rủi ro trong môi trường
điện tử luôn thay đổi và ẩn chứa nhiều thách thức.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải thục hiện các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cở sở lý luận về TMĐT và phát triển TMĐT trong doanh
nghiệp du lịch và lữ hành;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ứng dụng TMĐT tại Vietravel thời
gian qua: về chiến lược phát triển ứng dụng TMĐT, phát triển các sản phẩm, dịch
17
vụ du lịch trực tuyến, quá trình kinh doanh trực tuyến và phát triển hạ tầng công
nghệ - kỹ thuật cho phát triển TMĐT.
- Phân tích những cơ hội và thách thức, hạn chế hiện nay đối với các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam khi ứng dụng TMĐT, cụ thể là Công ty Vietravel để chỉ ra
những thành công đạt được và những tồn tại chưa được giải quyết, qua đó đề xuất
các giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển ứng dụng TMĐT tại Công ty
Vietravel và mở rộng ra là cho các doanh nghiệp du lịch và lữ hành tại Việt Nam
trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cở sở lý luận về TMĐT và phát triển ứng dụng TMĐT
- Điều kiện ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp du lịch và lữ hành
- Tình hình ứng dụng TMĐT tại Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao
thông vận tải Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải
Việt Nam (Vietravel) – Chi nhánh Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Số liệu dùng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thuộc
giai đoạn 2013-2015. Các giải pháp phát triển ứng dụng TMĐT được đề xuất cho
giai đoạn 2016-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
• Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp được dùng trong đề tài luận văn được tác giả thu nhập từ các
nguồn uy tín, bao gồm:
- Tập hợp các báo cáo kết quả khảo sát tình hình phát triển TMĐT tại Việt
Nam thông qua Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam và Báo cáo Chỉ số Thương
mại điện tử Việt Nam (EBI) qua các năm do Cục TMĐT & CNTT – Bộ Công
thương công bố thường niên.
- Số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê, Tổng Cục Du lịch Việt Nam,
World Tourism Organization, Hiệp hội Du lịch Việt Nam...
18
- Các công trình khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các tài liệu
và bài báo khoa học về ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch Việt Nam trong những
năm qua. Ngoài ra là các ý kiến, quan điểm, đánh giá về phát triển ứng dụng TMĐT
của các chuyên gia nghiên cứu.
- Các tài liệu điện tử có liên quan được tìm kiếm thông qua mạng Internet.
• Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Đối với các dữ liệu phục vụ cho tiến trình phân tích thực trạng phát triển ứng
dụng TMĐT tại Vietravel, tác giả đã thực hiện khảo sát tại Phòng Marketing và
Phòng Công nghệ thông tin tại Chi nhánh Vietravel Hà Nội để có thêm những dữ
liệu, số liệu xác thực với thực tế doanh nghiệp.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp xử lý dữ liệu chủ yếu được tác giả sử dụng trong đề tài luận văn
là phương pháp định tính kết hợp với phương pháp xử lý dữ liệu định lượng, lượng
hóa các kết quả bằng phầm mềm Excel để đưa ra các số liệu phục vụ cho nhu cầu
phân tích thực trạng cũng như là cơ sở xây dựng một số biểu đồ trong luận văn.
Ngoài hai phương pháp xử lý dữ liệu định tính và định lượng thì đề tài luận
văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đối sánh: so sánh tình
hình phát triển ứng dụng TMĐT giữa các đối tượng là các doanh nghiệp du lịch và
lữ hành tại Việt Nam; phương pháp thống kê: thống kê số liệu trong phân tích thực
trạng của doanh nghiệp...
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục
bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài luận văn được
kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về phát triển ứng dụng thương mại điện tử
trong doanh nghiệp du lịch và lữ hành
Chương 2. Thực trạng phát triển ứng dụng thương mại điện tử tại Công ty
Vietravel
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị phát triển ứng dụng thương mại
điện tử tại Công ty Vietravel
KẾT LUẬN
19
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ LỮ
HÀNH
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) được hình thành và phát triển trên nền tảng
Internet đang có tác động ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội. Sự tiện lợi, nhanh chóng và chính xác có lẽ là những lợi ích vượt trội nhất mỗi
khi nhắc tới TMĐT so với thương mại truyền thống.
TMĐT không còn là một thuật ngữ mới mẻ đối với mọi nền kinh tế, kể cả các
nền kinh tế đang phát triển hay chậm phát triển bởi tính toàn cầu hóa của nó. Một số
khái niệm về TMĐT đã được đưa ra như:
Theo khái niệm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Thương mại điện
tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua
bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình,
cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng
Internet.
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) định nghĩa: Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch
thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện
tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet. Các kỹ thuật
thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ
trợ TMĐT.
Theo Điều 4 – Luật Giao dịch điện tử Việt Nam (2005): Thương mại điện tử
là các hoạt động giao dịch được thực hiện bằng các phương tiện điện tử.
Tuy có nhiều khái niệm về TMĐT được đưa ra song xem xét về khía cạnh tiếp
cận thì các khái niệm này có sự tương đồng khi chỉ ra rằng TMĐT phải được phát
triển trên nền tảng Internet và các phương tiện điện tử khác. Đây là đặc trưng cơ bản
20
nhất cho thấy sự khác biệt giữa TMĐT so với các phương thức thương mại truyền
thống trước kia.
Khi nhắc tới TMĐT, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng TMĐT và kinh doanh điện
tử đều dùng để chỉ một đối tượng. Tuy nhiên, TMĐT (eCommerce) và Kinh doanh
điện tử (eBusiness) có sự khác nhau và theo nhiều chuyên gia thì Kinh doanh điện
tử bao hàm TMĐT hay TMĐT là một tập con của Kinh doanh điện tử. TMĐT chú
trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh
điện tử là việc sử dụng Internet và các phương tiện khác như điện thoại, fax…để tạo
ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy
tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa eCommerce và eBusiness
(Nguồn: Internet)
1.1.2. Các mô hình thương mại điện tử cơ bản
TMĐT nếu được xem xét trên khía cạnh có sự tham gia của các đối tượng
chính là Chính phủ (Government - G), Doanh nghiệp (Business – B) và Khách hàng
(Customer - C) thì bao gồm các mô hình chủ yếu là:
- Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
- Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
21
- Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
- Chính phủ với Chính phủ (G2G)
- Chính phủ với Công dân (G2C)
- Khách hàng với Khách hàng (C2C)
- Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
Trong các mô hình trên thì B2B, B2C, C2C và G2C là những mô hình phổ
biến và đóng góp phần đa giá trị trong quá trình phát triển TMĐT của các nền kinh tế.
1.1.2.1. Mô hình thương mại điện tử B2B
B2B là viết tắt của cụm từ Business to Business, có nghĩa là các giao dịch giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua môi trường Internet và các phương tiện
điện tử khác. Quá trình giao dịch trong TMĐT B2B tập trung vào các doanh nghiệp
chứ không phải khách hàng cá nhân, đây chính là đặc điểm lớn nhất để phần biệt
B2B và B2C.
TMĐT B2B đem lại lợi ích thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các
doanh nghiệp giảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp
thị, đàm phán và tăng cường cơ hội kinh doanh. Để triển khai B2B, doanh nghiệp
trước hết cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT bằng cách tin học hoá các quy trình kinh
doanh, quy trình quản lý, quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. Và tiến xa hơn, xây
dựng các cơ sở dữ liệu nội bộ, tích hợp các quy trình để hỗ trợ việc ra quyết định
kinh doanh, kết nối với các đối tác.
Điển hình và cũng là ở mức độ phát triển cao nhất của TMĐT B2B phải kể
đến mô hình www.alibaba.com. Được thành lập và hoạt động từ năm 1999,
Alibaba.com là công ty đầu tiên của Trung Quốc thành lập một sàn giao dịch điện tử
và hiện nay là một trong những sàn giao dịch thương mại thế giới lớn nhất và nơi
cung cấp các dịch vụ marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và
nhập khẩu.
1.1.2.2. Mô hình thương mại điện tử B2C
B2C (Business to Customer) là mô hình TMĐT tập trung vào các giao dịch
giữa doanh nghiệp với khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng ở đây cần được hiểu rõ
là người tiêu dùng cuối cùng (end-users), bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách
22
hàng tổ chức mua sắm sản phẩm/dịch vụ để tiêu dùng (như văn phòng phẩm) chứ
không phải hàng hóa để phục vụ cho sản xuất hay thương mại.
Các doanh nghiệp bên bán thường xây dựng cho mình một (hoặc một số)
website bán hàng (các cửa hàng bán lẻ trực tuyến), là nơi thực hiện các hoạt động
chào bán, hỗ trợ đặt hàng trực tuyến, hỗ trợ thanh toán…đối với khách hàng. Khách
hàng sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ cũng như dễ dàng thực hiện việc so
sánh giữa các sản phẩm/dịch vụ này thông qua các website của các bên cung cấp.
Các trang web hoạt động thành công với hình thức TMĐT này trên thế giới
phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com…Tại Việt Nam cũng có rất
nhiều website bán lẻ trực tuyến phát triển như website của các siêu thị điện máy
(trananh.vn, pico.vn, thegioididong.com…).
1.1.2.3. Mô hình thương mại điện tử C2C
TMĐT C2C (Customer to Customer) là mô hình được tạo ra để khách hàng
tương tác trực tiếp với nhau thông qua hệ thống trang web. Điểm phân biệt của các
trang web C2C và các trang web B2C (Business to Customer: Doanh nghiệp đến
khách hàng) hoặc B2B2C (Business to Business to Customer: Doanh nghiệp đến
doanh nghiệp/khách hàng) là các trang web này chỉ dừng ở việc rao vặt, tức đăng
tin bán sản phẩm của người bán và không cung cấp các dịch vụ khác như giao nhận,
thanh toán đảm bảo…
Về phương thức hoạt động, các tin về sản phẩm sẽ được đăng ở các trang web
C2C và chia ra theo chuyên mục như thời trang, đồ điện tử…Theo đó, nguồn thu
của các trang web này sẽ đến từ việc thu phí đăng ký thành viên, đăng tin rao vặt và
bán banner quảng cáo cho chủ cửa hàng là thành viên của trang web hoặc các doanh
nghiệp dù chưa là thành viên nhưng có nhu cầu quảng cáo.
Một trong những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình C2C rất nổi tiếng trên
thế giới chính là eBay, một hình mẫu kinh doanh theo hình thức đấu giá trực tuyến.
Ở Việt Nam, TMĐT C2C cũng đang có sự phát triển song chủ yếu vẫn dừng lại ở
việc rao vặt, quảng cáo, rao bán, trao đổi…Một số website hoạt động khá thành
công có thể kể tới như chotot.vn, chodientu.com, 5giay.vn…
1.1.2.4. Mô hình thương mại điện tử G2C
23
G2C – Government to Citizens: là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước
với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể
mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả
phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, bầu cử trực tuyến, hải quan trực tuyến, cung cấp
visa trực tuyến…
Hiện nay Chính phủ điện tử là hình thức đang rất được chú trọng phát triển
nhằm giảm bớt sự phức tạp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho công
dân. Việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Đây
được xem là bước tiến lớn của yếu tố Nhà nước trong việc thực hiện các giải pháp
nhằm thúc đẩy sự phát triển TMĐT mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
1.1.3. Đặc điểm của thương mại điện tử
So với thương mại truyền thống thì TMĐT có những đặc điểm như sau:
- Không bị giới hạn về thời gian:
Thời gian hoạt động liên tục 24/7 có lẽ là điều mà thương mại truyền thống
không thể làm được. Với việc ứng dụng CNTT thì giờ đây các doanh nghiệp có thể
dễ dàng xử lý tự động những tương tác với khách hàng thông qua website trong bất
kể thời gian nào trong ngày.
Thương mại truyền thống trước kia luôn bị hạn chế bởi mặt thời gian khi phụ
thuộc rất lớn vào thời gian làm việc của nhân viên nên đa phần các giao dịch chỉ ở
mức giới hạn. Nhưng khi TMĐT xuất hiện, nó cho phép khách hàng có thể tìm và
đặt hàng trong mọi khoảng thời gian, không phải giờ hành chính. Các đơn hàng
được xử lý tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. Cũng vì thế mà số
lượng giao dịch có cơ hội tăng lên rất nhiều, mang lại những giá trị trực tiếp cho
doanh nghiệp. Việc gỡ bỏ được những hạn chế về mặt thời gian cũng có ý nghĩa rất
lớn đối với các giao dịch diễn ra giữa các địa điểm có sự chênh lệch về múi giờ.
- Khoảng cách không gian được xóa bỏ:
Trong thương mại truyền thống, các giao dịch diễn ra luôn phần nào phải chịu
những ràng buộc của giới hạn địa lý. Trước kia, khách hàng sẽ phải tìm đến các cửa
hàng vật lý để mua các sản phẩm, hàng hóa, khoảng cách di chuyển luôn bị giới hạn
nên khách hàng thường ít có cơ hội lựa chọn và quyền thương lượng cũng chủ yếu
thuộc về phía nhà cung ứng. Nhưng trong môi trường TMĐT, mọi rào cản về không
24
gian đã được xóa bỏ, khách hàng có thể tiến hành các giao dịch phi khoảng cách,
phi biên giới một cách dễ dàng, điều mà không thể làm được trước kia.
TMĐT giúp các doanh nghiệp nội địa vươn mình ra thế giới nhưng khi khoảng
cách về địa lý giữa các khu vực thị trường được rút ngắn thì việc đánh giá các yếu
tố của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn hơn và phức tạp hơn rất nhiều.
Môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn khi nó mở rộng ra phạm vi quốc tế.
Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình xây dựng
các chiến lược kinh doanh của mình.
- Sự nhanh chóng và chính xác:
Việc xử lý các giao dịch trước kia phụ thuộc nhiều vào con người nên không
thể tránh được những yếu tố chủ quan như việc chậm trễ về thời gian hay xảy ra
những sai lầm trong quá trình xử lý thông tin…Nhưng khi ứng dụng CNTT thì mọi
thông tin được gửi đi và xử lý một cách nhanh chóng và độ chính xác rất cao. Giờ
đây, chỉ cần một vài thao tác trên Internet là một khách hàng tại Việt Nam có thể dễ
dàng đặt mua một cuốn sách tại Mỹ mà không cần mất quá nhiều thời gian chờ đợi.
Thông tin đặt hàng được truyền đi tới website bán hàng chỉ trong vài giây dù cho
khoảng cách là nửa vòng trái đất.
Ngoài ra thì các giao dịch được xử lý tự động nên độ chính xác rất cao, như
thế khách hàng của doanh nghiệp sẽ luôn được đáp ứng một cách nhanh nhất và hầu
như không xảy ra sai xót trong quá trình phục vụ.
- Khả năng tương tác cao:
Trong thương mại truyền thống, để đến được với người tiêu dùng cuối cùng,
hàng hóa thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bán buôn, bán lẻ,
đại lý, môi giới...Trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệp không có
được mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thường kém
chính xác và không đầy đủ. Bởi vậy, phản ứng của doanh nghiệp trước những biến
động của thị trường kém kịp thời. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chia sẻ lợi nhuận
thu được cho các bên trung gian. Nhưng với TMĐT, những cản trở bởi khâu giao
dịch trung gian đã hoàn toàn được loại bỏ. Doanh nghiệp và khách hàng có thể giao
dịch trực tiếp một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua các website, gửi email
trực tiếp hay các diễn đàn thảo luận…
25
Cũng chính nhờ TMĐT mà các doanh nghiệp tại một quốc gia có thể bán hàng
hóa, sản phẩm của mình sang các quốc gia khác mà không cần có sự hiện diện
thương mại tại các quốc gia đó. Một website với nội dung hấp dẫn, hỗ trợ nhiều tính
năng thuận tiện cho khách hàng là một trong những công cụ marketing rất hữu hiệu
cho các doanh nghiệp TMĐT.
- Sự đa dạng hóa:
Đa dạng hóa các tập khách hàng, đa dạng hóa các lựa chọn chính là một trong
những điểm đặc trưng so với thương mại truyền thống. Trong TMĐT, doanh nghiệp
thì có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn, tập khách hàng cũng được mở rộng hơn;
trong khi đó, khách hàng sẽ có nhiều hơn những lựa chọn trong một nhu cầu, sự đa
dạng được thể hiện rất rõ và gần như không bị giới hạn về cả không gian hay thời
gian như trong thương mại truyền thống.
1.1.4. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
TMĐT phát triển mạnh mẽ và dần khắc phục được những thách thức, hạn chế
cơ bản của thương mại truyền thống. Chính nhờ những lợi ích vượt trội mà TMĐT
dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong môi trường kinh tế số. Song song với
những lợi ích cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng việc phát triển
TMĐT là tất yếu, là xu hướng toàn cầu và là công cụ lợi hại bậc nhất cho các doanh
nghiệp với tham vọng vươn ra tầm quốc tế.
1.1.4.1. Những lợi ích của thương mại điện tử
a. Lợi ích cho doanh nghiệp:
- Tiết kiệm chi phí:
Marketing luôn là một trong những hoạt động quyết định đến sự thành công
hay thất bại của một doanh nghiệp thương mại khi bước ra thị trường. Nếu như
trước kia, doanh nghiệp phải bỏ ra một số lượng tiền lớn để thực hiện các hoạt động
marketing nhưng hiệu quả vẫn chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn bởi những rào cản vô
hình và hữu hình thì giờ đây, với TMĐT, cụ thể là marketing điện tử, doanh nghiệp
có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà hiệu quả cao hơn rõ rệt. Điều này là dễ lý
giải bởi lẽ sức lan tỏa của marketing điện tử rất lớn, không còn chịu bó buộc ở
phạm vi địa phương hay bó buộc về mặt thời gian, điều mà dù doanh nghiệp có bỏ