Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 17: Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.35 KB, 16 trang )

CHƯƠNG XVII
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
 XàHỘI CHỦ NGHĨA


Khái niệm hệ thống pháp luật XHCN.
Khái  niệm  : Hệ thống pháp luật là tổng thể các 
QPPL, các nguyên tắc, định hướng và mục đích 
của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống 
nhất  với  nhau,  được  phân  thành  các  chế  định 
pháp  luật,  các  ngành  luật  và  được  thể  hiện 
trong  các  VBQPPL  do  cơ  quan  nhà  nước  ban 
hành theo những hình thức, thủ tục nhất định. 
Gồm:  
­  Về  cấu  trúc  bên  trong:  hệ  thống  pháp  luật 
được hợp thành từ các quy phạm pháp luật, chế 
định pháp luật và ngành luật. 
­  Về  hình  thức  bên  ngoài:  hệ  thống  pháp  luật 
được cấu thành từ các văn bản quy phạm pháp 
luật. 
1.


1.1 Hệ thống cấu trúc của PL
 Hệ  thống  cấu  trúc  của  pháp  luật:  là  cơ 
cấu  bên  trong  của  pháp  luật,  là  tổng  thể  các   
quy  phạm  pháp  luật  có  mối  liên  hệ  nội  tại 
thống  nhất,  được  phân  định  thành  các  chế 
định pháp luật và  ngành luật
* Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất 


(tế bào) trong hệ thống cấu trúc PL.
* Chế định pháp luật
Chế định pháp luật bao gồm một số quy 
phạm  có  những  đặc  điểm  chung  giống  nhau 
nhằm  điều  chỉnh  một  nhóm  quan  hệ  xã  hội 
tương ứng.


•Ngành luật : 

Là  hệ  thống  các  quy  phạm  pháp  luật  điều 
chỉnh  các  quan  hệ  xã  hội  trong  một  lĩnh  vực  nhất 
định của đời sống xã hội.
Có 2 căn cứ chủ yếu để phân định các ngành 
luật: 
­  Ðối  tượng  điều  chỉnh:  là  những  quan  hệ  xã  hội 
cùng  loại,  thuộc  một  lĩnh  vực  của  đời  sống  xã  hội 
cần  có  sự  điều  chỉnh  bằng  PL.  Mỗi  ngành  luật  sẽ 
điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù. 
­  Phương  pháp  điều  chỉnh:  là  cách  thức  tác  động 
vào  quan  hệ  xã  hội  thuộc  phạm  vi  điều  chỉnh  của 
ngành  luật  đó.  Mỗi  ngành  luật  cũng  có  phương 
pháp điều chỉnh đặc thù. 


 Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu: 
+ Phương pháp bình đẳng thoả thuận  : là 
cách  thức  tác  động  mà  ở  đó  nhà  nước  không 
can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật 
mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia 

quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau 
trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ 
pháp  luật  bình  đẳng  với  nhau  về  quyền  và 
nghĩa vụ pháp lý. 
+  Phương  pháp  quyền  uy  phục  tùng:  là 
cách  thức  tác  động  mà  ở  đó  một  bên  trong 
quan hệ pháp luật có quyền ra mệnh lệnh, còn 
bên kia phải phục tùng. 


 
Tuỳ  thuộc  vào  đặc  điểm,  tính  chất  của 
các  quan  hệ  xã  hội,  các  ngành  luật  sử  dụng 
một  phương  pháp  hoặc  phối  hợp  cả  hai   
phương  pháp  này.  Ngoài  ra,  do  tính  đặc  thù 
của  từng  ngành  luật  sẽ  có  thể  sử  dụng 
phương pháp điều chỉnh riêng biệt. 
1.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Căn  cứ  vào  tính  chất  pháp  lý,  văn  bản 
pháp  luật  có  thể  được  chia  thành  3  loại:  văn 
bản  quy  phạm  pháp  luật,  văn  bản  pháp  luật 
chủ đạo và văn bản pháp luật cá biệt (văn bản 
áp dụng pháp luật). 
 


 
Phân  loại:  Có  nhiều  cách  phân  chia  hệ 
thống  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật.  Trong  đó, 
căn  cứ  vào  hiệu  lực  pháp  lý,  VBQPPL  được 

chia thành 2 loại: văn bản luật và văn bản dưới 
luật. 
 Mối liên hệ giữa các VBQPPL: các VBQPPL tồn 
tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau.  

­ Một là, mối liên hệ về hiệu lực pháp lý.  
­ Hai là, mối liên hệ về nội dung.  


Mối  liên  hệ  giữa  hệ  thống  cấu  trúc  của 
pháp luật và hệ thống VBQPPL:  
­ Hệ thống cấu trúc là cơ sở cho việc xây 
dựng  và  hoàn  thiện  hệ  thống  VBQPPL  (thể 
hiện  trong  hoạt  động  tập  hợp  hóa  và  pháp 
điển hóa). 
­ Hệ thống VBQPPL là hình thức thể hiện 
hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật. 


2.  Những  tiêu  chuẩn  cơ  bản  để  xác  định  mức 
độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật
• Tính toàn diện: Thể hiện ở 2 mức độ
+  Ở mức độ chung: đó là sự đầy đủ các ngành 
luật, các chế định pháp luật 
 + Ở mức độ cụ thể: đầy đủ các QPPL.  
• Tính đồng bộ
Hệ  thống  pháp  luật  phải  có  tính  thống 
nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn
• Tính phù hợp
PL  phải  phù  hợp  với  trình  độ  phát  triển 

kinh tế ­xã hội
• Được xây dựng ở trình độ pháp lý cao.


3. Các ngành luật trong hệ thống pháp 
luật Việt Nam









Luật  Nhà  nước 
(Luật Hiến pháp)
Luật hành chính
Luật tài chính
Luật ngân hàng
Luật đất đai
Luật dân sự
Luật lao động
Luật hôn nhân và 
gia đình.








Luật hình sự
Luật tố tụng hình 
sự
Luật tố tụng dân 
sự
Luật kinh tế
Luật pháp quốc 
tế: Công pháp và 
tư pháp quốc tế.


4. Xây dựng pháp luật và hệ thống hóa pháp luật
4.1. Xây dựng pháp luật
* Yêu cầu
­ Nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện, sâu 
sắc,  các  quy  luật,  các  hiện  tượng  xã  hội,  kinh  tế, 
chính trị, tư tưởng của thực tiễn khách quan để từ 
đó rút ra những giá trị chuẩn mực từ trong nhu cầu 
của xã hội.
­ Nghiên cứu động thái các hành vi pháp luật trong 
đó  có  cả  hành  vi  hợp  pháp  và  hành  vi  không  hợp 
pháp để từ đó có thể dự kiến được diễn biến các 
hành vi đó trong tương lai.
­ Phân tích và đánh giá đúng hiệu lực và hiệu quả 
của  việc  điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng các 
quy phạm và chế định hiện hành.
­  Trên  cơ  sở  những  việc  làm  kể  trên  tiến  hành  kế 
hoạch hoá hoạt động xây dựng pháp luật.



* Nguyên tắc xây dựng.
­ Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
­ Nguyên tắc dân chủ XHCN.
­ Nguyên tắc pháp chế XHCN
­ Nguyên tắc khách quan
  Quá  trình  xây  dựng  văn  bản  quy  phạm  pháp 
luật bao gồm các giai đoạn:
Giai  đoạn  1:  Đề  xuất  yêu  cầu  ban  hành  một 
văn  bản  pháp  luật  mới  hoặc  sửa  đổi  một  văn 
bản  pháp  luật  hiện  hành  và  thông  qua  quyết 
định  về  soạn  thảo  dự  án  liên  quan  đến  yêu 
cầu đã đề xuất. 


Giai  đoạn  2:  Soạn  thảo  dự  án  văn  bản  pháp 
luật.
Giai đoạn 3: Thảo luận và thông qua dự án văn 
bản pháp luật.
Giai đoạn 4: Công bố văn bản pháp luật.


4.2 Hệ thống hóa pháp luật
Hệ  thống  hoá  pháp  luật  là  hoạt  động 
nhằm  hoàn  thiện  pháp  luật,  đưa  chúng  vào 
một hệ thống nhất định.
Công  tác  hệ  thống  hoá  pháp  luật  hướng  tới 
các mục đích:
­  Tạo  ra  một  hệ  thống  VBQPPL  cân  đối, 

hoàn  chỉnh,  thống  nhất  trong  đó  các  đạo  luật 
đóng vai trò chủ đạo.
­  Khắc  phục  tình  trạng  lỗi  thời,  mâu 
thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống PL.
­  Làm  cho  nội  dung  pháp  luật  phù  hợp 
với những yêu cầu của đời sống, có hình thức 
rõ ràng, dễ hiểu, tiện lợi cho việc sử dụng.


Khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa phân 
biệt 2 hình thức hệ thống hoá pháp luật, đó là 
tập hợp hoá và pháp điển hoá.
Tập hợp hoá là sắp xếp các văn bản quy phạm 
pháp  luật,  các  quy  phạm  pháp  luật  riêng  biệt 
theo một trình tự nhất định (theo cơ quan ban 
hành,  theo  thời  gian  ban  hành,  theo  cấp  độ 
hiệu  lực  pháp  lý...).  Hình  thức  hệ  thống  hoá 
này  không  làm  thay  đổi  nội  dung  văn  bản, 
không  bổ  sung  những  quy  định  mới  mà  chỉ 
nhằm loại bỏ những quy phạm đã hết hiệu lực 
hoặc  rõ  ràng  là  mâu  thuẫn  với  văn  bản  cấp 
trên.


Pháp  điển  hoá  là  hoạt  động  của  các  cơ  quan 
nhà  nước  có  thẩm  quyền  trong  đó  không 
những  tập  hợp  các  văn  bản  đã  có  theo  một 
trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi 
thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những 
quy  phạm  mới  để  thay  thế  cho  các quy phạm 

đã  bị  loại  bỏ  và  khắc  phục  những  chỗ  trống 
được  phát  hiện  trong  quá  trình  tập  hợp  văn 
bản, sửa đổi những quy phạm hiện hành, nâng 
cao hiệu lực pháp lý của chúng.
Kết  quả  của  công  việc  pháp  điển  hoá  là 
một văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời



×