Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.5 KB, 107 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUỲNH





XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY –
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN





LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC








HÀ NỘI – 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







Nguyễn Thị Phương Quỳnh






XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
– MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN



Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60.22.80




Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Thúy Vân







Hà Nội - 2010

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM 13
1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền XHCN 13
1.1.1. Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền 13
1.1.2. Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền XHCN 20
1.2. Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam 33
1.2.1. Tính tất yếu cho sự ra đời nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam 33
1.2.2. Đặc trƣng của nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam 47
* Kết luận chương 1: 54
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 56
2.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam 56
2.1.1. Thành tựu về xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong thời
gian qua 57

2.1.2. Thành tựu về bảo vệ quyền công dân, quyền con ngƣời ở nƣớc ta
sau đổi mới 61
2.1.3. Thành tựu về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tuyên
truyền giáo dục pháp luật ở Việt Nam 65
2.1.4. Thành tựu về việc thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc là
thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ
pháp ở Việt Nam hiện nay 69

2
2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam 73
2.2.1. Vấn đề thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay 74
2.2.2. Vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật và tuyên truyền, phổ biến
pháp luật 76
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc thống
nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực của Nhà
nƣớc Việt Nam hiện nay 78
2.3. Một số kiến nghị về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam trong thời gian tới 84
2.3.1. Cần tiếp tục nghiên cứu, làm sâu sắc hơn những luận điểm cơ bản
đã đƣợc khẳng định 84
2.3.2. Thực hiện dân chủ XHCN trong tổ chức, xây dựng và hoạt động
của Nhà nƣớc 85
2.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và nâng cao ý thức pháp
luật cho ngƣời dân 88
2.3.4. Đối mới tổ chức, phƣơng thức hoạt động của các cơ quan quyền
lực Nhà nƣớc nhằm đảm bảo nguyên tắc thống nhất, phân công và
phối hợp trong bộ máy nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam 90
KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
CNXH:
Chủ nghĩa xã hội
CCVS:
Chuyên chính vô sản
ĐCS:
Đảng Cộng sản
HĐND:
Hội đồng nhân dân
UBND:
Ủy ban nhân dân
VKS:
Viện kiểm sát
Nxb:
Nhà xuất bản
TCN:
Trƣớc Công nguyên

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề chính
quyền và việc xây dựng hoàn thiện một nhà nƣớc kiểu mới, nhà nƣớc của dân,
do dân và vì dân ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng, của Nhà nƣớc ta. Đặc biệt, sự phát triển của đất nƣớc
trong giai đoạn đổi mới và vận hành nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN
đang đặt ra yêu cầu xây dựng một nền dân chủ, đảm bảo các quyền tự do và
bình đẳng của con ngƣời, của công dân cũng nhƣ yêu cầu cải cách bộ máy
nhà nƣớc, xây dựng hệ thống pháp luật càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐCS Việt Nam đã khẳng
định: “Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN dƣới sự lãnh đạo của Đảng là
nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm vụ khác” [26, tr.131-132]. Để
hiện thực hóa phƣơng châm xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt
Nam, cần phải giải quyết nhiều vấn đề, mà trƣớc hết là phƣơng diện lý luận
bởi vấn đề nhà nƣớc pháp quyền tuy không phải là mới, nhƣng trƣớc đây, ở
các nƣớc XHCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề này chƣa đƣợc
quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Sự chuẩn bị về mặt lý luận để xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN mới chỉ là bƣớc đầu, chƣa có sự chín muồi
cần thiết, đặc biệt vẫn còn tồn tại quan niệm đối lập một cách trừu tƣợng nhà
nƣớc tƣ sản với nhà nƣớc XHCN, đồng nhất nhà nƣớc pháp quyền với nhà
nƣớc tƣ sản, coi mô hình nhà nƣớc pháp quyền là mang tính tƣ sản. Điều này
đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tập trung nghiên cứu về mặt lý luận nhằm
làm sáng rõ những nhận thức và tƣ tƣởng cơ bản về nhà nƣớc pháp quyền trên
thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta hiện nay.
Bên cạnh đó, thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện
nay cũng đang bộc lộ sự lúng túng về phƣơng diện lý luận cho cách thức cũng
nhƣ mô hình nhà nƣớc mà chúng ta đang hiện thực hóa, nhƣ: nội dung bản
chất nhất trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là gì? Nhà

5
nƣớc pháp quyền Việt Nam thực hiện nguyên tắc phân quyền hay phân công

quyền lực nhà nƣớc thì sẽ tốt hơn? Nhà nƣớc thực hiện cơ chế nào để quyền
lực nhà nƣớc thực sự thuộc về nhân dân? v.v… Vì thế, chỉ có khảo sát những
vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta
hiện nay, từ đó có sự điều chỉnh về mặt nhận thức, lý luận nhằm tìm ra con
đƣờng và cách thức hiện thực hóa một cách hiệu quả nhất việc xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta hiện nay.
Vì lý do đó, tôi chọn đề tài: “Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở
Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đối tƣợng nghiên
cứu của luận văn thạc sỹ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vì tính cấp thiết của vấn đề nên trong những năm qua, những nghiên cứu
về nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta luôn đƣợc quan tâm và có sự đầu tƣ thỏa
đáng. Có thể liệt kê một số hƣớng nghiên cứu chính đƣợc triển khai nhƣ sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung vào các vấn đề lý luận chung về
nhà nƣớc pháp quyền gồm có các công trình nhƣ “Sự hạn chế quyền lực nhà
nước” của Nguyễn Đăng Dung (2004, Nxb. Đại học Quốc gia), “Trung Quốc
với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN” do Đỗ Tiến Sâm chủ biên
(2008, Nxb. Khoa học xã hội), “Nhà nước pháp quyền và thực tiễn của nó ở
Liên bang Nga” của Lê Cảm (1997, Nxb Sáng tạo thuộc Hội Khoa học - kỹ
thuật Việt Nam tại LB Nga, Matxcơva), “Triết học pháp quyền của Lão Tử”
(2007, Nxb. Tƣ pháp), “Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà
nước pháp quyền: suy ngẫm, tham chiếu và gợi mở” (2004, Nxb. Tƣ pháp),
“Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp quyền” (2005, Nxb. Tƣ
pháp) của Bùi Ngọc Sơn, “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền”
(2004, Nxb. Tƣ pháp) do Nguyễn Đăng Dung chủ biên, “Về tư tưởng nhà
nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền” (Tạp chí Luật học số
2/2002) của Lê Minh Tâm, “Học thuyết về nhà nước pháp quyền: lịch sử và

6

hiện tại” (Tạp chí Luật học, số 04/1996) của Nguyễn Văn Động, “Học thuyết
về nhà nước pháp quyền: một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát
triển” (Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 10/2002), “Nhà nước pháp quyền:
các nguyên tắc cơ bản” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2001), “Góp
phần nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền” (Tạp
chí Khoa học: Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2/2002),
“Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền” (Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/2002) của Hoàng Thị Kim Quế, “Sự độc lập
của tư pháp : Hạt nhân của nhà nước pháp quyền” (Tạp chí Khoa học: Kinh
tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4/2002) của F.B. William Kelly;
Phạm Trọng Nghĩa dịch; “Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tư pháp
trong Nhà nước pháp quyền” (Tạp chí Toà án nhân dân, số 11/2002) của Lê
Cảm, “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền tư sản” (Tạp chí Luật học,
số 6/2003) của Vũ Hồng Anh, “Về một số cách tiếp cận nhà nước pháp
quyền” (Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 4/2006) của Đỗ Minh Khôi, “Bàn
về xã hội dân sự” (Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 11/2006) của Hoàng
Ngọc Giao, “Một số tư tưởng triết học chính trị của G.Lốc cơ: thực chất và ý
nghĩa lịch sử” (Tạp chí Triết học, số 1/2007) của Đinh Ngọc Thạch, “Tư
tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử” (Tạp chí khoa
học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tập 26, số 3/2008) của Nguyễn Thị Kim
Bình, “Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học” (Tạp chí Triết
học, số 11/2009) của Trần Ngọc Liêu, “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
(và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận cơ
bản” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1/2010) của Lê Văn Cảm - Dƣơng Bá
Thành, “Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức”, “Tìm hiểu về
khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp” (2010, nguồn: )
của Đỗ Kim Thêm, “Phác thảo về nhà nước pháp quyền trong mối liên hệ với
tự do, quyền, lợi ích của công dân” (Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 173, tháng
6/2010) của Đinh Văn Mậu, “Tư tưởng của G.Rút xô về quyền tự do, về bình


7
đẳng và về nhà nước” (bảo vệ tại ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia Hà Nội
năm 2006) của Nguyễn Thị Thanh Minh, “Quan niệm của Môngtexkiơ về xã
hội công dân và nhà nước pháp quyền” (bảo vệ tại ĐH KHXH và NV, ĐH
Quốc gia Hà Nội năm 2006) của Nguyễn Thị Thu Hƣơng…
Hƣớng nghiên cứu này đã tập trung vào hai nội dung chính:
Thứ nhất, nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng pháp quyền, từ đó rút ra kết luận:
tƣ tƣởng về pháp quyền đã đƣợc hình thành từ rất sớm ở cả phƣơng Đông và
phƣơng Tây cổ đại dƣới dạng những suy ngẫm, quan điểm về dân chủ, về
quyền lực nhà nƣớc và về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nƣớc với pháp
luật. Trải qua quá trình vận động của xã hội loài ngƣời, tƣ tƣởng về nhà nƣớc
pháp quyền ngày càng phát triển với sự ra đời của nhà nƣớc pháp quyền hiện
thực ở Mỹ, Pháp, Nga,… Tuy nhiên, cho tới hiện nay, việc thống nhất khái
niệm “nhà nƣớc pháp quyền” vẫn còn là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu
trên thế giới chƣa thực sự có sự thống nhất.
Thứ hai, khảo sát lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở
các nƣớc trên thế giới nhằm rút ra những nguyên tắc chung, giá trị chung của
nhà nƣớc pháp quyền. Đó chính là nhà nƣớc do nhân dân làm chủ, đảm bảo
các quyền con ngƣời và quyền công dân, có pháp luật giữ vai trò thống trị
trong đời sống xã hội và quyền lực nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo mô hình “tam
quyền phân lập”.
Hướng nghiên cứu thứ hai của các nhà khoa học tập trung vào những
vấn đề lý luận về nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam, trong đó có một
số đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc nhƣ đề tài KX.04.01 với nội dung “Cơ sở
lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”;
đề tài KX.04.06 “Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ
tục tư pháp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực xét xử của toà án trong Nhà nước
pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”; đề tài nghiên cứu KX.05 có đề
tài mang mã số KX.05.07 về “Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy
lập pháp – hành pháp – tư pháp với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền


8
ở Việt Nam”, chƣơng trình nghiên cứu KX.04 về “Xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân và vì dân”. Về luận văn, luận án có các công
trình nhƣ “Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền với sự phát
triển đất nước theo định hướng XHCN” (bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh năm 2000) của Lê Minh Quân, “Tính phổ biến và tính đặc
thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” (bảo vệ tại Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2002) của Đào Ngọc Tuấn, “Quan điểm
của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước XHCN và việc vận dụng để xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay” (bảo vệ tại ĐH KHXH và
NV - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008) của Trƣơng Quốc Chính, “Quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam” (bảo vệ tại ĐH KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2010) của Trần Ngọc Liêu, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
kiểu mới và việc vận dụng vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay
ở nước ta” (bảo vệ tại ĐH KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2008) của Đàm Minh Việt. Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu
đƣợc công bố trên các sách, báo, tạp chí đề cập tới những vấn đề lý luận về nhà
nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.
Hƣớng nghiên cứu này tập trung phân tích lịch sử nhà nƣớc và pháp
quyền Việt Nam nhằm tìm kiếm những mầm mống của nhà nƣớc pháp quyền
trong xã hội Việt Nam, đi sâu vào tìm hiểu quan điểm chính trị - xã hội của
các nhà tƣ tƣởng nhƣ Lê Thánh Tông, Hồ Quý Ly, Minh Mệnh,…từ đó khẳng
định tính tất yếu của việc phát triển quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tìm kiếm những căn cứ,
cơ sở lý luận trong di sản của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và
Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những gợi mở quan trọng cho quá trình xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đã rút ra mô hình
tổng quát để xây dựng nhà nƣớc XHCN theo hƣớng pháp quyền ở nƣớc ta có

những đặc trƣng sau: là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà
nƣớc thuộc về nhân dân; nhà nƣớc đảm bảo thực hiện quyền con ngƣời, quyền
công dân; pháp luật giữ vị trí quan trọng trong việc quản lý nhà nƣớc và quản

9
lý xã hội; có sự thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền
lực nhà nƣớc; Nhà nƣớc ta do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.
Hướng nghiên cứu thứ ba gồm các công trình khảo sát về thực tiễn
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Về luận văn, luận án có
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống Tòa án Việt Nam
theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền” (bảo vệ tại Khoa Luật –
ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2005) của Đỗ Thị Ngọc Tuyết, “Hoàn thiện hoạt
động xây dựng dự án luật của chính phủ đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (bảo vệ tại Khoa Luật – ĐH
Quốc gia Hà Nội năm 2006) của Đỗ Gia Thắng, “Một số vấn đề lý luận cơ
bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay” (bảo vệ tại Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2007)
của Trần Quỳnh Nga, “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân và vì dân” (bảo vệ tại Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội năm
2007) của Phí Minh Hải, “Yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay”
(bảo vệ tại Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2007) của Nguyễn Mậu
Tuân, “ĐCS Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN từ 1996 đến năm 2006” của Hồ Xuân Quang (bảo vệ tại Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008),…
Về sách, có một số công trình nhƣ: “Thể chế tư pháp trong nhà nước
pháp quyền” (2004, Nxb. Tƣ pháp), “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước
pháp quyền” (2007, Nxb. ĐH Quốc gia Hà nội), “Mô hình tổ chức và hoạt
động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: (2007, Nxb. Tƣ
pháp), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền” (2008, Nxb. ĐH Quốc gia Hà

Nội) do Nguyễn Đăng Dung chủ biên,“Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (1996, Nxb. Chính trị Quốc gia)
của Nguyễn Văn Niên, “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” (1996, Nxb. Chính trị Quốc gia) do Đào Trí Úc chủ biên, “Xây
dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hoá Việt Nam” (2006, Nxb.
Tƣ pháp) của Bùi Ngọc Sơn, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh

10
đạo của Đảng” (2006, Nxb. Tƣ pháp) của Nguyễn Văn Thảo, “Cải cách
hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” (2006, Nxb. Tƣ pháp) của Đoàn Trọng Truyến, “Nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân – lý luận và thực tiễn” (2008, Nxb.
Chính trị Quốc gia) của Nguyễn Duy Quý – Nguyễn Tất Viễn, “Xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (2006, Nxb.
Chính trị Quốc gia) của Nguyễn Văn Yểu – Lê Hữu Nghĩa,…
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình đƣợc đăng tải trên tạp chí Cộng
sản, Nhà nƣớc và pháp luật, Nghiên cứu lý luận, Quản lý nhà nƣớc, Tổ chức nhà
nƣớc, báo ĐCS điện tử, báo Nhân dân… nhƣ: “Nhà nước pháp quyền, một hình
thức tổ chức nhà nước”( Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2001) của Nguyễn
Đăng Dung, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện nước ta hiện nay” (Tạp chí Triết
học, số 10/2002) của Nguyễn Duy Quý; “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng -
những thành tựu chủ yếu của 60 năm xây dựng và phát triển” (Tạp chí Nhà
nƣớc và pháp luật, số 9/2005) của Đào Trí Úc; “Cơ chế kiểm tra, giám sát việc
tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền” (Tạp
chí Khoa học pháp lý, số 1/2003), “Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề chung” (Tạp chí Nghề luật, số
1/2006) của Lê Cảm; “Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân, vì dân” (Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số tháng

9/2007) của Hoàng Đình Cúc, “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong
quan hệ với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội dân sự”
(Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 9/2008) của Nguyễn Văn Mạnh, “Một số
ý kiến về sự thể hiện quan điểm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi bổ sung, phát triển cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp
luật, số 3/2009), …
Những công trình đi theo hƣớng nghiên cứu này đã khảo sát tình hình
thực tiễn nƣớc ta để làm rõ những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong

11
quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, đặc biệt là về vấn đề đảm
bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân;
xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và việc thực hiện thống nhất, phân
công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc. Từ đó, các nhà
nghiên cứu cũng đã nêu lên phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh
quá trình xây dựng Nhà nƣớc XHCN theo hƣớng pháp quyền ở nƣớc ta trong
thời gian tới.
Tổng quan các tài liệu, các công trình nghiên cứu cho thấy: lý luận và
thực tiễn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam là một lĩnh vực
nghiên cứu liên ngành, thu hút nhiều nhà chính trị học, sử học, luật học, triết
học, đƣợc tiếp cận với nhiều chiều cạnh khác nhau và cũng còn nhiều điều cần
phải tiếp tục hoàn thiện về mặt lý luận từ thực tiễn phát triển của nó. Với mong
muốn đó, luận văn hƣớng tới việc hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về mặt
lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay, phân
tích những vấn đề. đang đặt ra và kiến nghị một số giải pháp để tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là: trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận
và thực tiễn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam, luận văn đề

xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa về mặt lý luận cho quá trình
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện mục đích đó, luận văn đặt ra nhiệm vụ là:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nhà nƣớc pháp quyền và nhà nƣớc
pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
- Khảo sát thực tiễn quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN
ở Việt Nam trong thực tiễn từ năm 2001 tới nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa về mặt lý luận
cho quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc, về xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp

12
quyền, đồng thời có kế thừa quan niệm của các nhà nghiên cứu có liên quan
đến đề tài này.
Luận văn đƣợc triển khai trong sự vận dụng những nguyên tắc phƣơng
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhƣ
phƣơng pháp khái quát hóa, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp
logic và lịch sử và một số phƣơng pháp của các khoa học khác nhƣ thống kê xã
hội học, so sánh,…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam từ sự thay đổi về mặt nhận thức
(1991) và thực tiễn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền (2001) đến nay.
6. Đóng góp của luận văn:
- Trình bày một cách có hệ thống và khái quát một số vấn đề lý luận và
thực tiễn trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

- Đề tài luận văn có thể dùng là tƣ liệu tham khảo, đƣợc sử dụng để
học tập, nghiên cứu về nhà nƣớc pháp quyền nói chung và Nhà nƣớc pháp
quyền XHCN Việt Nam nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn gồm có 2 chƣơng, 5 tiết.
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về nhà nƣớc pháp quyền và nhà
nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

13
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền và nhà nƣớc pháp quyền XHCN
1.1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền
Để xác định đƣợc nội hàm khái niệm “nhà nƣớc pháp quyền”, một vấn
đề quan trọng là phải khảo sát đƣợc lịch sử hình thành khái niệm đó, những
mầm mống tƣ tƣởng về nhà nƣớc và pháp quyền từ thời kỳ cổ đại ở cả
phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Ở phương Đông, nhà nƣớc đƣợc hình thành sớm (khoảng thiên niên kỷ
thứ IV–III TCN) do nhu cầu trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm và trở thành là
một công cụ toàn năng để cai trị nhân dân, bảo vệ chế độ quân chủ chuyên
chế. Những luật lệ đầu tiên cũng nhanh chóng xuất hiện ở nhà nƣớc Ai Cập –
nhà nƣớc ra đời sớm nhất trên thế giới; nhƣng bộ luật thành văn cổ nhất trong
lịch sử loài ngƣời lại đƣợc xây dựng tại Babylon cổ đại dƣới thời vua
Hamurabi (thế kỷ thứ XVIII TCN) và giữ vị trí quan trọng trong việc cai trị
xã hội, bảo vệ chế độ sở hữu của tầng lớp chủ nô. Ở Trung Quốc, đây là thời
kỳ mâu thuẫn xã hội dâng cao, dẫn tới sự hình thành của nhiều học thuyết,
trƣờng phái triết học, chính trị - xã hội nhằm đƣa ra những chủ trƣơng khác

nhau trong việc lựa chọn phƣơng thức trị nƣớc an dân.
Trƣờng phái “Vô vi nhi trị” của Đạo gia do Lão Tử khởi xƣớng đề cao
đƣờng lối trị nƣớc “vô vi”, chủ trƣơng con ngƣời không làm gì trái với tự
nhiên, không để ngƣời cầm quyền và sự thay đổi pháp luật chi phối ngƣời
dân. Đây là những mầm mống đầu tiên của việc nhận thức sự tồn tại tất yếu
bản tính tự nhiên của con ngƣời và con ngƣời phải hành động tuân theo những
quy luật khách quan của tự nhiên cũng nhƣ xã hội.
Trƣờng phái “Đức trị” của Nho gia do Khổng Tử (thế kỷ VI – V TCN)
khởi xƣớng đã luận giải những vấn đề cơ bản của chính trị từ góc độ đạo đức,

14
chủ trƣơng không dùng pháp luật hà khắc để cai trị, coi lễ trị, nhân trị và
chính danh là phƣơng pháp cai trị lý tƣởng.
Trƣờng phải “Pháp trị” do Quản Trọng, Tử Sản, Thận Đáo, Thân Bất Hại,
Thƣơng Ƣởng đề xƣớng, xây dựng và đƣợc Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN) phát
triển tới mức hoàn thiện nhất. Hàn Phi coi pháp luật là cơ sở duy nhất để điều
khiển công việc nhà nƣớc và xã hội, coi “Pháp”, “Thế”, “Thuật” là ba yếu tố
thống nhất không thể tách rời trong đƣờng lối trị nƣớc bằng pháp luật. Nội
dung cơ bản và quan điểm cai trị của học thuyết này là:
- “Minh pháp bất tƣ”, luật pháp phải công minh, loại bỏ tƣ lợi, mọi việc
đều phải theo phép công mà làm.
- Thƣởng phạt phân minh, ngƣời có công thì thƣởng thật hậu để khuyến
khích làm điều thiện, kẻ có tội phải phạt nặng để ngăn cản làm điều ác.
- Pháp luật phải thành văn, cụ thể, rõ ràng và phải đƣợc phổ biến đến tất
cả ngƣời dân.
- Pháp luật phải thống nhất, ổn định; mặt khác, thời thế thay đổi thì luật
pháp cũng phải thay đổi theo để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới.
Lý thuyết Pháp trị của Hàn Phi là tƣ tƣởng có ý nghĩa thực tiễn, có ảnh
hƣởng to lớn đối với lịch sử Trung Quốc cũng nhƣ nhiều quốc gia khác cho
đến tận ngày nay. Cùng với Nho gia và Lão gia, các quan điểm của Pháp gia

có ý nghĩa quan trọng cho sự hình thành quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền ở
phƣơng Đông sau này.
Ở phương Tây, từ thời kỳ cổ đại, các nhà triết học Hy La cổ đại (thế kỷ
VII – VI TCN) đã đƣa ra những tƣ tƣởng về tính dân chủ và phƣơng thức thực
hiện quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, về tính tối cao của pháp luật, việc
tổ chức hợp lý hệ thống quyền lực nhà nƣớc, việc phân định chức năng, quyền
hạn của các cơ quan nhà nƣớc.
Platôn (427 – 347 TCN) khẳng định “Ở chỗ mà luật pháp ngự trị trên
những ngƣời cầm quyền và những ngƣời cầm quyền nhƣ là nô lệ của pháp luật,
tôi trong thấy sự hồi sinh của nhà nƣớc, trông thấy tất cả phúc lợi mà trời ban

15
cho nhà nƣớc” [theo: 57, tr.13 – 14]. Ông cũng là ngƣời đƣa ra một số luận điểm
tiến bộ nhƣ: xét xử là hoạt động để bảo vệ pháp luật, nhà nƣớc sẽ ngừng tồn tại
nếu các toà án không đƣợc tổ chức một cách thỏa đáng trong nhà nƣớc ấy.
Arixtốt (384 – 322 TCN) là ngƣời đã luận chứng cho pháp luật với tƣ
cách là sự thể hiện công quyền. Chính bản thân sự tồn tại của nhà nƣớc đã
làm nảy sinh sự bất công và tổng thể pháp luật (gồm pháp luật chung, pháp
luật tự nhiên và pháp luật riêng) tạo thành công lý chính trị, là quy phạm điều
chỉnh sự giao tiếp chính trị. Ông cũng là ngƣời đầu tiên đƣa ra quan điểm
phân chia quyền lực nhà nƣớc thành ba loại (nghị luận, chấp hành và xét xử)
để tránh tình trạng độc quyền, lạm quyền.
Thời kỳ cận đại, tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền có bƣớc phát triển
mới, khẳng định mạnh mẽ thế giới quan của giai cấp tƣ sản đang lên - thế giới
quan pháp lý với những tƣ tƣởng nhân đạo, thừa nhận và bảo vệ quyền con
ngƣời bằng pháp luật, đề cao pháp luật tự nhiên; tìm ra những cơ cấu, hình
thức và công cụ chống lại sự chuyên chế độc tài, vô trách nhiệm mà chế độ
phong kiến lỗi thời đã bộc lộ rõ.
Lý thuyết pháp quyền tự nhiên ở thế kỷ XVI – XVII của Xpinôza cho
rằng nhà nƣớc và pháp luật không phải do Chúa trời tạo ra mà do sự thỏa

thuận của con ngƣời với nhau nhằm đảm bảo quyền vốn có của con ngƣời phù
hợp với các quy luật tự nhiên. Vì vậy, pháp luật do nhà nƣớc tạo ra phải phù
hợp với quy luật tự nhiên, giải phóng nhà nƣớc và pháp luật ra khỏi thần
quyền và thần giáo.
Giôn Lốc-cơ (1632-1704), nhà triết học Anh khẳng định các quyền của con
ngƣời (bao gồm tự do, bình đẳng và tƣ hữu) là tự nhiên và không thể bị tƣớc
đoạt. Pháp quyền bắt nguồn từ sự liên kết con ngƣời với nhau thành cộng đồng
theo một quy luật tự nhiên. Trong sự liên kết đó, con ngƣời thoả thuận với nhau
lập nên nhà nƣớc. Nhà nƣớc bảo vệ các quyền tự nhiên của con ngƣời bằng cách
ban hành luật pháp cũng nhƣ sử dụng các lực lƣợng xã hội để thực hiện các đạo
luật này. Ông luận chứng về sự cần thiết của việc phân chia quyền lực nhà nƣớc

16
thành quyền lập pháp (thuộc về nghị viện), quyền hành pháp và quyền liên hợp
(thuộc về nhà vua). Ông cũng đƣa ra nguyên tắc “Cấm tất cả, trừ những điều
pháp luật cho phép” áp dụng cho những ngƣời nắm giữ quyền lực; đồng thời
cũng đƣa ra nguyên tắc “Đƣợc làm tất cả, trừ những điều pháp luật cấm” áp
dụng đối với công dân.
Phát triển tƣ tƣởng của Giôn Lốc-cơ, S.L. Môngtécxkiơ (1689 - 1775),
nhà triết học Khai sáng chủ trƣơng “tam quyền phân lập”, chia quyền lực nhà
nƣớc thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tƣ pháp, dùng quyền
lực hạn chế quyền lực. Theo Môngtécxkiơ, nguyên tắc phân chia quyền lực
trƣớc hết thể hiện ở chỗ chúng thuộc về 3 cơ quan nhà nƣớc khác nhau và đối
trọng nhau, không cơ quan nào đứng trên 3 cơ quan đó. Phân chia quyền lực
và sự kiềm chế lẫn nhau là điều kiện cơ bản đảm bảo tự do chính trị của việc
hình thành và phát triển một cơ cấu nhà nƣớc. Muốn đảm bảo tự do chính trị
thì chính phủ phải làm thế nào để mỗi công dân có quyền tự do và quyền bình
đẳng với tƣ cách công dân của xã hội có pháp luật.
Nếu những tƣ tƣởng của Môngtécxkiơ chủ yếu tập trung vào vấn đề phân
chia quyền lực thì J.J. Rútxô (1712 – 1778) lại thể hiện rõ tƣ tƣởng về chủ

quyền nhân dân trong nhà nƣớc pháp quyền. Theo Rútxô, con ngƣời sinh ra là
tự do, nhƣng khi tƣ hữu xuất hiện, bất công về sở hữu tài sản và chính trị nảy
sinh. Do đó, con ngƣời phải thỏa thuận với nhau, tự nguyện nhƣợng lại cho
cộng đồng một số quyền của mình bằng cách ký kết “khế ƣớc xã hội” và
chuyển giao cho bộ phận cầm quyền đƣợc thiết lập từ các thành viên tham gia
khế ƣớc. Đó là cơ sở cho một chính quyền hợp pháp của nhân dân, là chủ
quyền nhân dân với tƣ cách là quyền lực đƣợc tiến hành bởi ý chí chung hay ý
chí đa số không thể phân chia. Khế ƣớc xã hội chính là tƣ tƣởng về quyền lực
trực tiếp của nhân dân và các đạo luật chính là những văn bản có ý chí chung
đƣợc nhân dân nhất trí trực tiếp thông qua. Nhân dân có thể cử đại biểu xây
dựng luật, nhƣng các quyết định của họ chỉ trở thành luật sau khi tiến hành
trƣng cầu dân ý.

17
Trong nhà nƣớc pháp quyền, các bộ phận quyền lực đƣợc tách thành
chính quyền lập pháp (đƣợc thiết lập do khế ƣớc xã hội) và chính quyền hành
pháp (đƣợc thành lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền). Một
khi nhà nƣớc đƣợc thành lập theo khế ƣớc xã hội thì chế độ dân chủ phải
đƣợc đảm bảo, nhân dân đƣợc tự do và có quyền thay thế nhà nƣớc lỗi thời, vi
phạm khế ƣớc xã hội đã thoả thuận.
Imanuen Cantơ (1724 – 1804), nhà triết học cổ điển Đức đã lập luận về mặt
triết học cho lý luận về nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản. Theo ông, nhà nƣớc là tập
hợp của nhiều công dân độc lập, tuân thủ tuyệt đối các điều khoản của pháp luật.
Nhà nƣớc mang tính pháp quyền là nhà nƣớc hoạt động dựa trên quyền lập hiến
và phù hợp với ý chí chung của nhân dân với trung tâm của vấn để tổ chức nhà
nƣớc là phƣơng thức nhân dân cầm quyền.
Theo G.V.F. Hêghen (1770 – 1831), nhà nƣớc pháp quyền là một nhà nƣớc
hợp lý, chỉ có thể hình thành trong xã hội hiện đại với hai nền tảng cơ bản là gia
đình và xã hội công dân. Để đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí cá nhân với quy
luật phát triển tất yếu của xã hội, nhà nƣớc phải là sự thống nhất trên cơ sở phân

chia ba thiết chế quyền lực: cơ quan lập pháp (nghị viện), hành pháp (chính phủ)
và nguyên thủ quốc gia. Đồng thời, Hêghen cũng luận chứng cho cấu trúc nhà
nƣớc pháp quyền với các yếu tố: xã hội công dân, trật tự pháp luật và các đạo
luật mang tính pháp quyền.
Học thuyết nhà nước của C .Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin ra đời vào thời
đại giai cấp tƣ sản, giai cấp thống trị toàn nhân loại, đang mất dần vai trò lịch
sử của mình. Trong quá trình nghiên cứu các học thuyết về nhà nƣớc và pháp
luật của các nhà tƣ tƣởng đi trƣớc, các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin đã đƣa ra những quan điểm về nguồn gốc và bản chất của nhà nƣớc, về
pháp luật, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nƣớc.
Trên cơ sở phân tích nguồn gốc kinh tế của nhà nƣớc chính là chế độ tƣ
hữu, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: nhà nƣớc là sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà đƣợc,

18
đồng thời cũng nhấn mạnh: pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống
trị trong xã hội, đƣợc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp đó
với mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Bởi vậy, muốn thay đổi nhà
nƣớc và pháp luật phải bắt đầu thay đổi quan hệ kinh tế mà trƣớc hết là quan
hệ sở hữu, muốn xây dựng nhà nƣớc CCVS phải có chế độ công hữu thay thế
cho chế độ tƣ hữu. Trong CCVS, tự do của mỗi ngƣời là điều kiện phát triển
tự do của tất cả mọi ngƣời và nhà nƣớc là công cụ bảo vệ nền dân chủ mới,
nền dân chủ triệt để Nhà nƣớc mới phải xây dựng hệ thống pháp luật nhƣ là
sự phản ánh những giá trị của sự tiến bộ xã hội, mang tính nhân đạo sâu sắc
và tính nhân dân rộng rãi. Pháp luật mới chính là sự thể chế hoá đƣờng lối
lãnh đạo của đảng tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là
công cụ thực hiện quyền lực của nhà nƣớc XHCN nhằm đảm bảo địa vị làm
chủ của ngƣời lao động trong xã hội.
Những tƣ tƣởng ấy đƣợc Lênin tiếp thu và phát triển trong quá trình xây
dƣng nhà nƣớc kiểu mới, trƣớc hết là xác định mục đích của chính quyền Xô

Viết là thu hút những ngƣời lao động tham gia vào quản lý nhà nƣớc và “việc
thu hút đƣợc mọi ngƣời lao động tham gia vào quản lý là một trong những ƣu
thế quyết định của nền dân chủ XHCN với một “nhà nƣớc không còn nguyên
nghĩa”, “nhà nƣớc nửa nhà nƣớc” nhằm hƣớng tới một chế độ tự quản trong
tƣơng lai. Ngƣời còn chủ trƣơng vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong
lĩnh vực xây dựng Đảng, quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội và quản lý kinh tế
nhằm củng cố tổ chức Đảng, làm cho nhà nƣớc trật tự, kỷ cƣơng, xã hội ổn
định, kinh tế phát triển.
Có thể thấy rằng, cũng nhƣ tƣ tƣởng chính trị phƣơng Đông, tƣ tƣởng
chính trị phƣơng Tây tập trung vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt
ra nhằm bảo vệ các quyền tự nhiên mà con ngƣời sinh ra ai cũng có, đó là
quyền sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc. Cùng với việc chỉ rõ
nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực chính trị, vấn đề pháp luật hóa hoạt
động của nhà nƣớc và nhân dân, các nhà tƣ tƣởng chính trị phƣơng Tây coi

19
phân chia quyền lực cơ bản chính là “tất yếu kỹ thuật” trong thiết kế và xây
dựng bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng hợp lý hóa và khách quan hóa. Đó là những
yếu tố quan trọng hình thành nên tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản. Tuy
nhiên, vào giai đoạn này, các nhà triết học, chính trị học phƣơng Tây chƣa đƣa
ra khái niệm “nhà nƣớc pháp quyền”. Chỉ đến đầu thế kỷ XIX, khi học thuyết
về nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản đƣợc nhiều nhà triết học Đức tiếp tục nghiên
cứu và bổ sung, thuật ngữ “nhà nƣớc pháp quyền” (tiếng Đức là Rechtsstaat)
mới chính thức đƣợc sử dụng lần đầu tiên vào năm 1813 bởi hai luật gia ngƣời
Đức nổi tiếng là R.F.Môn và K.T.Vankhơ, theo đó nhà nƣớc pháp quyền là nhà
nƣớc mà ở đó pháp luật giữ địa vị thống trị, mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc
pháp luật và đƣợc tạo điều kiện để phát triển tối đa tự do của mình.
Tại hội nghị quốc tế họp tại Benin (9/1991), các nhà nghiên cứu của hơn
40 quốc gia đã đƣa ra một quan niệm chung về nhà nƣớc pháp quyền nhƣ sau:
“Nhà nƣớc pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nƣớc và cá nhân

phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi ngƣời
đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ, các quy trình và quy phạm pháp luật đƣợc
bảo đảm thực hiện bằng một hệ thống toà án độc lập. Nhà nƣớc pháp quyền
có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhất của con ngƣời và đảm bảo cho công dân có
khả năng, điều kiện, chống lại sự tuỳ tiện của cơ quan nhà nƣớc bằng việc lập
ra cơ chế kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của pháp luật cũng nhƣ các hoạt
động của bộ máy nhà nƣớc. Nhà nƣớc pháp quyền phải đảm bảo cho công dân
không bị đòi hỏi bởi những cái ngoài Hiến pháp, và pháp luật đã quy định.
Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp giữ vị trí tối cao và nó phải đƣợc xây
dựng trên cơ sở đảm bảo quyền tự do và quyền công dân” [theo: 1]
Qua khảo sát quan niệm của các nhà triết học, có thể thấy rằng tƣ tƣởng
về nhà nƣớc pháp quyền là một trong những giá trị chung có tính chất phổ
biến của nhân loại. Những giá trị phổ biến này thể hiện những đặc trƣng cơ
bản của nhà nƣớc pháp quyền và đánh dấu sự phát triển không ngừng trong
nhận thức và thực tiễn tổ chức nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu vận động

20
khách quan của xã hội. Bằng việc tổng kết lịch sử về nội dung phạm trù nhà
nƣớc pháp quyền, có thể chỉ ra một số đặc trƣng cơ bản của nhà nƣớc pháp
quyền nhƣ sau:
Thứ nhất, nhân dân là chủ thể quyền lực trong nhà nƣớc pháp quyền.
Thứ hai, nhà nƣớc pháp quyền bảo vệ những quyền tự nhiên, căn bản của con
ngƣời nhƣ quyền đƣợc sống, quyền tự do, bình đẳng, quyền mƣu cầu hạnh phúc.
Thứ ba, pháp luật giữ vị trí tối thƣợng trong đời sống nhà nƣớc và xã hội.
Nhà nƣớc không những hành động theo pháp luật mà còn phải đặt dƣới pháp luật.
Sự hạn chế quyền lực của nhà nƣớc có thể đƣợc đảm bảo theo cách thức tổ chức
quyền lực nhà nƣớc thành các cơ quan có năng lƣc kiểm soát, hạn chế lẫn nhau.
Thứ tƣ, tổ chức nhà nƣớc theo nguyên tắc phân chia quyền lực, dùng
quyền lực để kiểm tra và giám sát quyền lực.
Thứ năm, nhà nƣớc pháp quyền kết hợp với xã hội dân sự thành một

chỉnh thể thống nhất.
Từ các đặc trƣng trên, có thể đi đến kết luận là: nhà nƣớc pháp quyền là một
hình thức tổ chức và vận hành quyền lực mà chủ thể quyền lực là nhân dân, dựa
trên các nguyên tắc: thƣợng tôn pháp luật, phục tùng sự phân công quyền lực
nhà nƣớc, đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân nhằm bảo vệ tối đa chủ
quyền của ngƣời dân.
Nhƣ vậy, nhà nƣớc pháp quyền không phải là một kiểu nhà nƣớc mới trong
lịch sử mà là hệ thống cầm quyền của một quốc gia, bao gồm nội dung, phƣơng
thức tổ chức và hoạt động của hệ thống cầm quyền. Do đó, “nhà nƣớc pháp
quyền” với tƣ cách là một khái niệm chỉ phƣơng thức tổ chức, vận hành quyền
lực nhà nƣớc tiến bộ, là các nguyên tắc quản lý xã hội mang tính hợp lý, tự nó
không có tính giai cấp, không phải là lãnh địa riêng của nhà nƣớc tƣ sản mà hoàn
toàn có thể áp dụng vào xây dựng nhà nƣớc XHCN.
1.1.2. Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN
Trong CNXH hiện thực trƣớc đây, chƣa có nhà nƣớc nào thể hiện đầy đủ
các tiêu chuẩn của một nhà nƣớc pháp quyền. Một trong những nguyên nhân

21
của tình trạng đó chính là do nhận thức không đúng về nhà nƣớc pháp quyền,
coi nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc của giai cấp tƣ sản mà không thấy đƣợc
tính hợp lý và tiến bộ của hệ thống cơ chế, thiết chế tổ chức và vận hành bộ
máy của nó.
Cũng nhƣ nhiều nƣớc XHCN khác, việc nhận thức về nhà nƣớc pháp
quyền ở Liên Xô bắt đầu muộn. Cho tới những năm 70 – 80 của thế kỷ XX,
“sự hiểu biết có tính lý luận về quan hệ giữa CNXH và quan niệm về nhà
nƣớc pháp quyền còn là một vấn đề mới của nền khoa học” [79, tr.10]. Những
thông tin đầu tiên về quan điểm xây dựng nhà nƣớc pháp quyền đƣợc Đảng
Cộng sản Liên Xô công bố tại Hội nghị toàn liên bang lần thứ XIX (họp từ
28-6 đến 1-7-1988), trong đó nêu rõ quan niệm nhà nƣớc pháp quyền gắn bó
chặt chẽ với việc mở rộng tự do dân chủ. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà nƣớc

pháp quyền để thay thế cho chế độ quan liêu mệnh lệnh đƣợc triển khai ở
Liên Xô một cách nóng vội, chủ quan, duy ý chí đã đẩy xã hội vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng không thể vãn hồi đƣợc vào cuối những năm 80 –
đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc. Thất bại của Liên Xô và các nƣớc XHCN
ở Đông Âu cho thấy việc nghiên cứu, vận dụng những yếu tố hợp lý và tiến
bộ của nhà nƣớc pháp quyền vào quá trình xây dựng nhà nƣớc XHCN có tầm
quan trọng to lớn.
Nhận thức đƣợc nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và các nƣớc Đông Âu,
các nƣớc còn lại trong hệ thống XHCN trƣớc đây đã tập trung nghiên cứu về
vấn đề nhà nƣớc và cải cách bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng pháp quyền. Việc
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN đặc sắc Trung Quốc lần đầu tiên chính
thức đƣợc đặt ra tại Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm
1997, trong đó nêu rõ: “Quản lý đất nƣớc bằng pháp luật, chính là quảng đại
quần chúng nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng, dựa vào các quy định của
Hiến pháp và pháp luật, thông qua các con đƣờng và hình thức thực hiện quản
lý các công việc của Nhà nƣớc, quản lý sự nghiệp kinh tế văn hóa, quản lý
công việc xã hội, bảo đảm các công tác của Nhà nƣớc đều đƣợc tiến hành theo

22
pháp luật, từng bƣớc thực hiện chế độ hóa, pháp luật hóa nền dân chủ XHCN,
làm cho chế độ và pháp luật không vì sự thay đổi ngƣời lãnh đạo mà thay đổi
theo, không vì sự thay đổi quan điểm và sự chú ý của ngƣời lãnh đạo mà thay
đổi theo” [theo: 66, tr.24]. Quan điểm về một nhà nƣớc pháp trị “dĩ pháp trị
quốc” truyền thống đã tồn tại lâu đời trong xã hội Trung Quốc cũng đang dần
đƣợc thay thế bởi quan điểm về nhà nƣớc pháp quyền “y pháp trị quốc” hiện
đại với các đặc trƣng cơ bản là: pháp luật là tối thƣợng; hoạt động lập pháp
phải đảm bảo tính dân chủ; hệ thống pháp luật phải hoàn thiện; tƣ pháp phải
đảm bảo công bằng; quyền lực nhà nƣớc phải đƣợc chế ƣớc; pháp luật phải giải
quyết hợp lý mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ [66; tr.41-51]. Tuy nhiên,
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN là một quá trình lâu dài, đòi hỏi các nhà

lãnh đạo Đảng, nhà nƣớc cũng nhƣ các nhà nghiên cứu Trung Quốc phải vừa
tìm hiểu, vừa tổng kết và rút kinh nghiệm.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đƣa ra một số quan niệm về nhà
nƣớc pháp quyền XHCN trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy
nhiên, các hƣớng tiếp cận về nhà nƣớc pháp quyền XHCN là hết sức đa dạng,
phức tạp với nhiều các tiếp cận khác nhau, do đó chƣa đạt tới sự thống nhất
về khái niệm “Nhà nƣớc pháp quyền XHCN”. Có rất ít các công trình nghiên
cứu đƣa ra đƣợc một khái niệm cụ thể về nhà nƣớc pháp quyền XHCN mà
chủ yếu đƣa ra các đặc trƣng cơ bản thuộc nội hàm khái niệm này. Có quan
điểm cho rằng: nhà nƣớc pháp quyền là một hình thức nhà nƣớc vì nó có cách
tổ chức đối nghịch với các nhà nƣớc độc tài, chuyên chế; đối nghịch với hình
thức nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo phƣơng pháp nhân trị và cũng đối nghịch
với hình thức nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo pháp trị [17, 32-33]. Nhà nƣớc
pháp quyền nói chung và nhà nƣớc pháp quyền XHCN nói riêng là hình thức
tổ chức nhà nƣớc có nhiều khả năng nhất trong việc chế ƣớc quyền lực nhà
nƣớc [19, tr.121].
Theo khuynh hƣớng “thƣợng tôn pháp luật”, một số nhà luật học khẳng
định nhà nƣớc pháp quyền XHCN có pháp luật giữ vai trò thống trị trong đời

23
sống nhà nƣớc và đời sống xã hội, bộ máy nhà nƣớc luôn luôn đƣợc tổ chức và
hoạt động trên cơ sở pháp luật; có hệ thống pháp luật đạt các tiêu chuẩn toàn
diện, đồng bộ, khoa học, thực tiễn; mọi chính sách, pháp luật của nhà nƣớc
đều xuất pháp từ con ngƣời, cho con ngƣời, vì con ngƣời; nhà nƣớc luôn tôn
trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất các điều ƣớc quốc tế mà
mình đã ký kết hoặc tham gia [38, tr. 154 – 160]. Có quan điểm nhấn mạnh:
“Nhà nƣớc pháp quyền mà chúng ta quan niệm không phải là một kiểu nhà
nƣớc gắn liền với một giai cấp nhƣ nhà nƣớc chủ nô, phong kiến, tƣ sản,
XHCN, mà là một hình thức tổ chức nhà nƣớc, một trình độ phát triển của nhà
nƣớc về phƣơng diện tổ chức quyền lực để bảo đảm Hiến pháp và pháp luật

giữ địa vị tối cao. Nói một cách khái quát là, hệ thống các tƣ tƣởng, quan
điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà
nƣớc và trong đời sống xã hội. Nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc quản lý xã
hội theo pháp luật” [3, tr. 4].
Bên cạnh đó, có những nghiên cứu khẳng định dân chủ chính là vấn đề
cốt lõi của Nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Có ý kiến cho rằng: “Nhà nƣớc
pháp quyền XHCN là nhà nƣớc dựa trên nền tảng không phải của bất kỳ pháp
quyền nào mà trên nền tảng pháp quyền là ý chí của nhân dân, pháp quyền
của nhân dân, bởi nhân dân, vì dân dân” [72, tr.237]. Cũng chung quan điểm
cho rằng bản chất của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất cả mọi
quyền hành, lực lƣợng và lợi ích đều ở nơi nhân dân, đề tài KX.04.01 về “Nhà
nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân – lý luận và thực
tiễn” khẳng định: nhà nƣớc pháp quyền “là một nhà nƣớc tồn tại, phát triển và
vận hành trong môi trƣờng pháp luật, coi pháp luật là tối thƣợng. Trong ý
nghĩa này, nhà nƣớc pháp quyền đƣợc nhìn nhận nhƣ một phƣơng thức thực
hiện quyền lực nhà nƣớc, một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ
chức nhà nƣớc và xã hội trên nền tảng dân chủ” [65, tr.154].
Một số nhà nghiên cứu khác coi nhà nƣớc pháp quyền XHCN là nhà
nƣớc pháp quyền đặt dƣới sự lãnh đạo của ĐCS và đặc biệt nhấn mạnh: “khi

×