Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 về chế định Hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.41 KB, 5 trang )

Đại học Mở 
Lớp Thạc sĩ Luật KT
Khoá 2016­2018 
Đề giữa kỳ
Hãy phân tích, đánh giá những điểm mới trong quy định của pháp luật về  hợp đồng  
của Bộ luật dân sự năm 2005 so với Bộ luật dân sự năm 2015. Cho ví dụ thực tế minh  
họa.
Bài làm:
Sau 

1. BLDS 2015 sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng”
Theo Điều 388 BLDS 2005, hợp đồng dân sự  là sự  thoả  thuận giữa các 
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của 
các bên. Tuy nhiên, quy định này thể hiện phạm vi khá hẹp, chưa bao quát 
được phạm vi áp dụng của BLDS là “quy định địa vị  pháp lý, chuẩn mực 
pháp lý cho cách  ứng xử  của cá nhân, pháp nhân, chủ  thể  khác; quyền, 
nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thn và tài sản trong các quan hệ dân sự, 
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Khái niệm về 
hợp đồng dân sự cho thấy những quy định về hợp đồng dường như chỉ áp 
dụng trong quan hệ  dân sự, trong khi những quy định của BLDS là quy  
định chung và có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Để 
tránh tư  tưởng và cách suy nghỉ  như  trên. BLDS 2015 đã bỏ  từ  “dân sự”  
chính vì vậy thuật ngữ hợp đồng mang tính bao quát, rộng hơn so với quy  
định cũ. Đồng thời nhằm để  tránh sự  phân biệt máy móc giữa hợp đồng 
dân sự với hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại, lao động v.v… và 
bảo đảm rằng các quy định về hợp đồng áp dụng cho tất cả các hợp đồng  
trong các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tư.
2. Đề nghị giao kết hợp đồng: Điều 390 BLDS 2005 khoản 1. Đề  nghị 
giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự 
ràng buộc về  đề  nghị  này của bên đề  nghị  đối với bên đã được xác định  
“cụ  thể”. Còn Tại khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định như  sau: “Đề 


nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và 
chịu sự  ràng buộc về  đề  nghị  này của bên đề  nghị  đối với bên đã được 
xác   định hoặc   tới   công   chúng   (sau   đây   gọi   chung   là   bên   được   đề 
nghị)”.
ở  Bộ  luật Dân sự  mới 2015 lược bỏ cụm từ “cụ thể”đã mở  rộng rõ hơn  
1


về  bên được đề  nghị  giao kết hợp đồng không còn chỉ  gói gọn giữa bên  
đề  nghị  và bên nhận đề  nghị  mà còn có thể  là bên đề  nghị  và nhiều bên 
nhận được đề nghị trong giao kết hợp đồng, đồng thời mở rộng thêm chủ 
thể là “công chúng” mang tính baao quát hơn và phù hợp hơn cho thực tiễn  
áp dụng. 
Ví dụ: 
3. Thông tin trong giao kết hợp đồng. Đây là một quy định mới được bổ 
sung trong BLDS 2015 quy định trách nhiệm liên quan đến cung cấp, bảo  
mật thông tin khi giao kết hợp đồng. Theo đó nếu một bên có thông tin 
ảnh hưởng  ảnh hưởng  đến chấp nhận giao kết hợp  đồng thì phải có 
nghĩa vụ thông báo; nếu là thông tin có tính bí mật thì bên nhận thông tin 
phải bảo mật. Trường hợp tiết lộ thông tin hoặc không thực hiện nghĩa 
vụ thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 387 BLDS 2015). 
Hiện nay, nghĩa vụ cung cấp thông tin tồn tại trong một số quy định 
chuyên biệt cho những trường hợp cụ thể. Ví dụ, theo khoản 1 Điều 311 
BLDS 2005: Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin 
cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền. Hay theo  
Điều 422 BLDS 2005: Bên bán có nghĩa vụ  cung cấp cho bên mua thông 
tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó...; 
theo khoản 1 Điều 573 BLDS 2005: 1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, 
theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên  
bảo hiểm đầy đủ  thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ 

thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết...
 
Như  vậy, liên quan đến nghĩa vụ  cung cấp thông tin khi giao kết hợp  
đồng, BLDS 2005 chưa có quy định chung áp dụng phổ quát. Thực tiễn áp  
dụng pháp luật những năm qua, đối với những trường hợp một bên khi 
giao kết hợp đồng cố  ý không cung cấp thông tin gây bất lợi cho bên kia  
khi giao kết hợp đồng, thì toà án  thường áp dụng  Điều 132, 137 BLDS 
2005 để  giải quyết, theo đó hợp đồng bị  tuyên bố  vô hiệu, các bên hoàn 
trả cho nhau những gì đã nhận, bên có hành vi lừa dối sẽ phải bồi thường  
thiệt hại. Hoặc có trường hợp một bên cố  tình không cung cấp thông tin 
dẫn đến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia, và Toà án  
đã vận dung quy định chuyên biệt về hợp đồng mua bán nhà ở áp dụng xử 
lý đối với trường hợp này. 
Khắc phục nhược điểm này, BLDS 2015 đã có bổ  sung điểm mới về 
thông tin trong giao kết hợp đồng, cụ  thể  tại Điều 387: 1. Trường hợp  
2


một bên có thông tin  ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng 
thì phải thông báo cho bên kia biết. 2. Trường hợp một bên nhận được  
thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách  
nhiệm bảo mật thông tin và không được sử  dụng thông tin đó cho mục  
đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. 3. Bên vi phạm 
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi 
thường. Có thể thấy rằng theo quy định trên, BLDS 2015 không quy định 
hậu quả  hợp đồng bị  vô hiệu nếu vi phạm nghĩa vụ  cung cấp thông tin,  
nhưng bên vi phạm vẫn phải bồi thường thiệt hại. Việc lược bỏ này là 
phù hợp bởi lẽ không phải trường hợp nào việc không cung cấp thông tin  
cũng làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của hợp đồng, có những thông tin chỉ 
nhằm mục đích  “giúp bên nhận thông tin hiểu rõ hơn về  đối tượng của 

hợp đồng để từ  đó quyết định có nên giao kết hợp đồng hay không hoặc  
nhằm phát huy chức năng hay giá trị của đối tượng hợp đồng một khi hợp  
đồng được giao kết” nên nếu quy định hậu quả  hợp đồng vô hiệu khi vi  
phạm nghĩa vụ này có trường hợp không cần thiết và có thể bị lạm dụng. 
4. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng:
Điều 397 BLDS 2005 có quy định về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết  
hợp đồng nhưng chỉ đề cập đến trường hợp “bên đề nghị có ấn định thời 
hạn trả lời” mà chưa có hướng xử  lý cho trường hợp bên đề  nghị  không  
ấn định thời hạn trả  lời. Khi bên được đề  nghị  nhận được đề  nghị  giao 
kết hợp đồng, nếu đề  nghị giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời 
thì việc trả  lời chấp nhận chỉ  có hiệu lực khi được thực hiện trong thời  
hạn đó. Vậy trong trường hợp nếu bên đề  nghị  không  ấn định thời hạn 
trả lời thì sẽ như thế nào? Vấn đề  này chưa được nêu trong BLDS 2005.  
BLDS 2015 (khoản 1 Điều 394) đã bổ sung thêm quy định này, theo đó khi 
bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có 
hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Quy định mới  
này đã lấp được “khoảng trống” cho trường hợp khi  đề  nghị  giao kết  
không nêu thời hạn. 
5.  Chấp   nhận   đề   nghị   giao   kết   hợp   đồng.  Sau   khi   đề   nghị   được 
chuyển đến người nhận, người này có thể  trả  lời chấp nhận, từ  chối 
hoặc sửa đổi đề nghị. Trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự 
bày tỏ ý chí của người được đề nghị đồng ý ký kết hợp đồng theo những 
điều kiện do bên đề nghị đưa ra thông qua hình thức lời nói, văn bản, hành 
vi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trong quá trình giao kết, đôi khi một bên 
không nói rõ quan điểm của mình. Nói cách khác, họ đã im lặng trong thời  
3


điểm   này.  Như   vậy,  im   lặng   có  được   xem   là   giao  kết   hợp   đồng  hay 
không?. Ở BLDS 2005, Điều 396 quy định: “Chấp nhận đề  nghị  giao kết hợp 

đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận  
toàn bộ  nội dung của đề  nghị”. Việc quy định không rõ về  các trường hợp im 
lặng là đồng ý trong quá trình giao kết hợp đồng đã xảy ra nhiều tranh chấp  
phát sinh và thực tế Tòa án đã giải quyết im lặng là đồng ý trong quá trình giao 
kết hợp đồng mà không cần sự  thỏa thuận im lặng là đồng ý. Vấn đề  này đã 
tồn tại trong BLDS 2005, tuy nhiên đến BLDS 2015 đã được bổ  sung, sửa đổi  
cho phù hợp hơn. Theo đó, tại khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 có bổ  sung thêm 
quy định mới như  sau: “Sự  im lặng của bên được đề  nghị  không được coi là  
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ  trường hợp có thỏa thuận hoặc theo  
thói quen đã được xác lập giữa các bên”.

Khoản 4 Điều 400 BLDS 2005 quy định “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn 
bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”. Như  vậy, khoản 4 chỉ đề  cập  
tới một hình thức chấp nhận trên văn bản là chữ ký nhưng trong thực tế có thể 
có chấp nhận hợp đồng theo hình thức khác như điểm chỉ, đóng dấu. Điều 400 
BLDS 2015 đã bổ  sung “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời  
điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được  
thể hiện trên văn bản”.  
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3, 4 BLDS 2005: “Thời điểm giao kết hợp  
đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về  nội dung của hợp  
đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký  
vào văn bản”. Điều luật trên đề cập tới xác định thời điểm hợp đồng được giao 
kết bằng lời  nói và  bằng văn bản.  Trong thực  tế  thường xảy ra  rất nhiều  
trường hợp hợp đồng giao kết bằng miệng nhưng được xác nhận lại bằng văn  
bản, nên quy định nêu trên là khong còn phù hợp. Khắc phục nhược điểm này,  
khoản 3, 4 Điều 400 BLDS 2015 quy định “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng 
lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về  nội dung của hợp đồng. Thời 
điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản 
hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể  hiện trên văn bản.Trường hợp  
hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời 

điểm giao kết hợp đồng được xác định bằng lời nói. 
6. Về  nội dung của hợp đồng: Được quy định tại Điều 398 BLDS 2015. So 
với BLDS 2005 thì BLDS 2015 bổ sung thêm quy định “Các bên trong hợp đồng 
có quyền thỏa thuận về  nội dung trong hợp đồng ” nhằm nhấn mạnh rõ bản 
chất của hợp đồng  ở  mặt câu chữ, nhưng trên thực tế  việc các bên có quyền 
thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng đã được BLDS 2005 công nhận. BLDS 
2015 còn bổ sung thêm “phương thức giải quyết tranh chấp” trong nội dung của 
4


hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho hai bên khi ký kết hợp đồng có thể  thỏa  
thuận với nhau về phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong quá trình 
thực hiện hợp đồng.  
7. Thực hiện hợp động khi hoàn cảnh thay đổi. 

Bộ  luật dân sự  2015 đã dành một điều luật để  quy định về  việc “thực 
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”. Đây là điểm mới của Bộ 
luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự  2005. Hợp đồng là sự  thỏa thuận 
giữa các bên về  việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ 
dân sự. Sau khi đã thỏa thuận và giao kết hợp đồng, các bên sẽ  tiến hành 
thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong khi thực hiện hợp đồng hoàn cảnh 
có thể  có những thay đổi cơ  bản khiến cho những điều khoản đã thỏa 
thuận trong hợp đồng trở nên không còn phù hợp, làm ảnh hưởng nghiêm  
trọng đến lợi ích của các bên trong hợp đồng.
Tại khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 quy định hoàn cảnh thay đổi cơ  bản 
khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân 
khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; b) Tại thời điểm giao kết  
hợp đồng, các bên không thể  lƣờng trƣớc  đƣợc về  sự  thay đổi hoàn 
cảnh; c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu nhƣ các bên biết trƣớc thì 
hợp đồng đã không đƣợc giao kết hoặc đƣợc giao kết nhƣng với nội  

dung hoàn toàn khác; d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự 
thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; đ)  
Bên có lợi ích bị   ảnh hƣởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong  
khả  năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể 
ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hƣởng đến lợi ích. 

5



×