Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Xác định hàm lượng một số acid sialic trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LCMSMS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.45 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
MỘT SỐ ACID SIALIC
TRONG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG KHỐI PHỔ
HAI LẦN (LC-MS/MS)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
MỘT SỐ ACID SIALIC
TRONG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG KHỐI PHỔ
HAI LẦN (LC-MS/MS)



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 8720210

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thị Thanh Hà
PGS. TS. Lê Thị Hồng Hảo

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm
Thị Thanh Hà và PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo đã luôn tâm huyết và tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới PGS. TS Nguyễn Thị
Ánh Hường đã cho tôi những lời khuyên quý báu, dành nhiều thời gian và tạo điều
kiện tối đa giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Cao Công Khánh cùng các anh chị, các bạn
khoa Nghiên cứu thực phẩm và khoa Chất lượng, phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm – Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, phòng Sau đại học, bộ
môn Hóa phân tích – trường Đại học Dược Hà Nội, cùng các thầy cô đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè – những người đồng
hành không thể thiếu trong học tập và cuộc sống đã luôn động viên và khích lệ tôi
những ngày qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Hồng Ngọc


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1. TỔNG QUAN

3

1.1 Tổng quan về acid sialic

3

1.1.1. Nguồn gốc - Chức năng

3

1.1.2. Cấu trúc - phân loại
1.2. Tổng quan về N-acetylneuraminic acid (NANA) và N-glycolyl-D-neuraminic

acid (NGNA)

5

1.2.1. Công thức cấu tạo

7

1.2.1.1. NANA

7

1.2.1.2. NGNA

7

1.2.2. Tính chất vật lý, hóa học

8

1.2.3. Tác dụng sinh học

8

7

1.3. Tổng quan về phương pháp xác định NANA và NGNA

10


1.4. Tổng quan về phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC – MS)

14

1.4.1. Nguyên tắc chung

14

1.4.2. Sơ đồ cấu tạo

15

1.4.3. Detector khối phổ ba tứ cực (Triple Quadrupole Detector)21

17

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Đối tượng nghiên cứu

20

2.2. Phương tiện nghiên cứu

20

2.2.1. Chất chuẩn


20

2.2.2. Hóa chất, dung môi

20

2.2.3. Thiết bị, dụng cụ

20

2.3. Phương pháp nghiên cứu

21

2.3.1. Quy trình xử lý mẫu dự kiến

21

2.3.2. Khảo sát các điều kiện khối phổ

21

2.3.3. Khảo sát điều kiện xử lý mẫu

22

2.3.4. Thẩm định phương pháp

22


2.4. Ứng dụng phương pháp để xác định hàm lượng acid sialic trong TPBVSK

24

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

25


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

26

3.1. Xây dựng phương pháp phân tích

26

3.1.1. Kết quả khảo sát các điều kiện khối phổ

26

3.1.1.1. Khảo sát lựa chọn cột tách

26

3.1.1.2. Khảo sát lựa chọn chương trình LC-MS/MS

26

3.1.2. Kết quả khảo sát các điều kiện xử lý mẫu


28

3.1.2.1. Quy trình xử lý mẫu đề xuất

28

3.1.2.2. Khảo sát lựa chọn nồng độ dung dịch acid formic

28

3.1.2.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ

30

3.1.2.4. Khảo sát thời gian thủy phân

33

3.1.2.5. Quy trình xử lý mẫu sau khảo sát

35

3.2. Thẩm định phương pháp

35

3.2.1. Tính thích hợp của hệ thống

35


3.2.2. Tính đặc hiệu, chọn lọc

36

3.2.3. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn

38

3.2.4. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

41

3.2.5. Độ lặp lại

43

3.2.6. Độ thu hồi

44

3.3. Kết quả xác định hàm lượng NANA trên một số mẫu TPBVSK

45

Chương 4. BÀN LUẬN

48

4.1. Xây dựng quy trình xử lý mẫu


48

4.2. Xây dựng phương pháp phân tích bằng LC-MS/MS

49

4.3. Thẩm định phương pháp

49

4.4. Ứng dụng

49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung


TPBVSK

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

NANA

N-Acetyl-D-neuraminic acid

NGNA

N-glycolyl-D-neuraminic acid

AOAC

Association

of

Analytical Hiệp hội các nhà hóa phân tích

Ultraviolet visible

Quang phổ hấp thụ tử ngoại -

Communities
UV-Vis

khả kiến
LC – MS/MS


Liquid chromatography tandem- Sắc ký lỏng khối phổ hai lần
mass spectrometry

HPLC-FLD

High

Performance

Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng cao -

Chromatography - Fluorescence detector huỳnh quang
detector
TLC

Thin layer Chromatography

HPAEC-PAD

High
exchange

performance

Sắc ký bản mỏng

anion Sắc ký trao đổi anion hiệu

chromatography


- năng cao - detector đo dòng

Pulsed amperometric detection

có sử dụng xung

LOD

Limit of Detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of Quantification

Giới hạn định lượng

KDN

2-keto-3-deoxynononic acid

ESI

Electrospray ionization

MRM

Multiple reaction monitoring



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Một số phương pháp xác định các acid sialic

11

Bảng 2.1. Quy trình xử lý mẫu dự kiến

21

Bảng 2.2. Khảo sát điều kiện xử lý mẫu

22

Bảng 3.1. Các mảnh ion mẹ và ion con của NANA và NGNA sau khi bắn phá

27

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát nồng độ acid formic

29

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát nhiệt độ thủy phân

31

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát thời gian thủy phân

33


Bảng 3.5. Thời gian lưu và Tín hiệu (Diện tích píc) NANA và NGNA sau 6 lần
tiêm lặp

36

Bảng 3.6. Độ đặc hiệu, chọn lọc của NANA

36

Bảng 3.7. Độ đặc hiệu, chọn lọc của NGNA

37

Bảng 3.8. Khoảng tuyến tính của NANA ở nồng độ thấp

38

Bảng 3.9. Khoảng tuyến tính của NANA ở nồng độ cao

39

Bảng 3.10. Khoảng tuyến tính của NGNA ở nồng độ thấp

40

Bảng 3.11. Khoảng tuyến tính của NGNA ở nồng độ cao

40


Bảng 3.12. Kết quả LOD - LOQ của NANA và NGNA

41

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp

43

Bảng 3.14: Kết quả độ thu hồi của NANA

44

Bảng 3.15: Kết quả độ thu hồi của NGNA

45

Bảng 3.16. Kết quả phân tích NANA và NGNA trên một số mẫu thực

46


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Khung chung của Neuraminic acid

6

Hình 1.2. Cấu trúc lần lượt của NANA, NGNA và KDN

7


Hình 1.3. Công thức cấu tạo NANA

7

Hình 1.4. Công thức cấu tạo NGNA

8

Hình 1.5. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống sắc ký lỏng – khối phổ

16

Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo detector khối phổ ba tứ cực

17

Hình 3.1. Sắc đồ chuẩn NANA và NGNA sau khi tối ưu các điều kiện khối phổ
27
Hình 3.2. Quy trình xử lý mẫu sơ bộ

28

Hình 3.3. Kết quả khảo sát nồng độ acid với NANA trong TPBVSK dạng sữa bột,
sữa lỏng và nước yến

30

Hình 3.4. Kết quả khảo sát nồng độ acid với NGNA trong TPBVSK dạng sữa bột,
sữa lỏng và nước yến


30

Hình 3.5. Kết quả khảo sát nhiệt độ với NANA trong TPBVSK dạng sữa bột, sữa
lỏng và nước yến

32

Hình 3.6. Kết quả khảo sát nhiệt độ với NGNA trong TPBVSK dạng sữa bột, sữa
lỏng và nước yến

32

Hình 3.7. Kết quả khảo sát thời gian thủy phân với NANA trong TPBVSK dạng
sữa bột, sữa lỏng và nước yến

34

Hình 3.8. Kết quả khảo sát thời gian thủy phân với NGNA trong TPBVSK dạng
sữa bột, sữa lỏng và nước yến

34

Hình 3.9. Quy trình xử lý mẫu sau khảo sát

35

Hình 3.10. Sắc đồ chuẩn và mẫu thực

37


Hình 3.11. Đường chuẩn NANA ở nồng độ cao và nồng độ thấp

39

Hình 3.12. Đường chuẩn NGNA ở nồng độ cao và nồng độ thấp

41

Hình 3.13. Sắc đồ NANA và NGNA ở nồng độ LOQ

42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất có tác dụng hỗ
trợ. Khái niệm TPBVSK được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để
chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh
dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Chính vì ưu điểm như vậy,
TPBVSK hiện đang được quảng cáo một cách rầm rộ trên các phương tiện thông tin
đại chúng với những công dụng hứa hẹn mạng lại sự cải thiện về sức khỏe. Tuy nhiên,
trong quảng cáo, các nhà sản xuất chỉ đưa ra các công dụng, nhưng hầu như không đề
cập đến chất lượng tương ứng của sản phẩm.
TPBVSK hiện nay được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên thị trường, chủ yếu
định hướng đến nhóm đối tượng đang trong chế độ dinh dưỡng đặc biệt với nhiều hoạt
chất được bổ sung để tăng cường tác dụng hỗ trợ. Một trong những nhóm chất được bổ
sung trong TPBVSK là acid sialic. Acid sialic là nhóm khoảng 60 các monosaccaride
có khung cơ bản là acid neuraminic acid - một đường acid có 9 carbon. Trong tự
nhiên, nhóm này thường được tìm thấy nhiều ở động vật có xương sống, một vài loài
không xương sống và một số loài vi sinh vật (bao gồm cả virus, vi khuẩn, động vật

nguyên sinh), gần như không phát hiện ở giới thực vật và sinh vật nhân sơ. Acid sialic
được biết đến như một nhóm đường liên kết tại các vị trí đầu và cuối của các
oligosaccharide trên bề mặt của tế bào (gangliosides, glycolipid, glycoprotein) và các
glycan liên hợp [29], [23], [6].
Với chức năng gắn kết các glycan, acid sialic từ lâu đã được công nhận một số
vai trò quan trọng trong sinh học như ngăn ngừa sự phân rã protein, duy trì và nâng
cao độ nhận biết, nhân lên, miễn dịch giữa các tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh.
Vì những lợi ích mang lại, acid sialic đang trở nên được công nhận là thành phần quan
trọng của một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chủ yếu tập trung vào đối tượng trẻ
sơ sinh, thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển và những người đang trong chế độ
dinh dưỡng đặc biệt.

1


Các nhà khoa học phân chia Acid sialic thành 2 nhóm chính là 5-acetamido-2keto-3,5-dideoxy-D-glycero-D-galactonononic acid (N-acetylneuraminic acid, NANA)
và 2-keto-3-deoxy-D-glycero-D-galactonononic acid (2-keto-3-deoxynononic acid,
KDN). Sự khác nhau cơ bản giữa nhóm này là nhóm thế ở vị trí C-5. Gần như các acid
sialic còn lại là dẫn xuất của 2 acid sialic này. Nhóm NANA phân bố phổ biến hơn
KDN trong hầu hết các loại tế bào ở động vật có xương sống. Trong phân nhóm của
NANA, hiện nay có 2 acid sialic được quan tâm nhiều nhất là NANA và dẫn xuất
hydroxyl của NANA là N-glycolyl-D-neuraminic acid (NGNA)
Các nhà sản xuất đã và đang quảng cáo và ghi nhãn chính thức acid sialic trên
các sản phẩm của họ. Đồng thời các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển nhiều
phương pháp khác nhau để định danh và định lượng các acid sialic trong những nền
mẫu khác nhau. Các phương pháp được sử dụng đa dạng có thể đề cập đến như: UVVIS, HPLC-FLD, HPEAC-PAD, LC-MS/MS,… Tuy nhiên, trên thế giới cũng như tại
Việt Nam hiện chưa có phương pháp tiêu chuẩn để xác định hàm lượng các acid sialic
nói chung và trong nền mẫu TPBVSK nói riêng.
Từ tiềm năng phát triển của thị trường, những lợi ích - nguy cơ mà nhóm acid
sialic có thể mang đến, đồng thời góp phần kiểm soát chất lượng của các sản phẩm có

chứa acid sialic trên thị trường, nâng cao hiệu quả cho người sử dụng, đề tài: “Xác
định hàm lượng một số acid sialic trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng kỹ thuật
sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)”, đã được lựa chọn với các mục tiêu sau:
1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng N-Acetyl-D-neuraminic
acid (NANA) và N-glycolyl-D-neuraminic acid (NGNA) trong thực phẩm
bảo vệ sức khỏe bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS).
2. Ứng dụng phương pháp để xác định hàm lượng NANA và NGNA trong
thực phẩm bảo vệ sức khỏe (sữa bột, sữa lỏng và nước yến) trên thị trường.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về acid sialic
Acid sialic là một nhóm gồm khoảng 60 hoạt chất có bản chất đường, là dẫn
xuất của neuraminic acid. Các dẫn xuất đã được biết đến như dẫn xuất phosphate hóa,
dẫn xuất sulfate hóa hoặc bổ sung thêm nhiều nhóm thế lactyl và acetyl. Acid sialic
hiện diện tại cơ và dịch thể của tất cả các động vật có xương sống (bao gồm dịch não
tủy, nước bọt, dịch vị, huyết thanh, nước mắt, nước tiểu và sữa), trứng cá và thậm chí
trên màng cầu khuẩn gây viêm màng não. Mật độ acid sialic cao nhất được tìm thấy ở
hệ thần kinh trung ương, chủ yếu là màng tế bào thần kinh, ước tính cao hơn 20 lần so
với mật độ ở màng tế bào thường.
Các acid sialic thường được bổ sung vào TPBVSK sử dụng cho đối tượng trẻ sơ
sinh, thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển và những người đang trong chế độ dinh
dưỡng đặc biệt.
1.1.1. Nguồn gốc - Chức năng
Acid sialic được phát hiện ngẫu nhiên vào những năm 30 của thế kỷ XX bởi
nhà hóa sinh học người Thụy Điển Gunnar Blix, khi ông đang nghiên cứu về các
mucin và hexosamine trong nước bọt bò. Khi làm sạch, cô đặc và soi mẫu dưới kính
hiển vi, ông nhận thấy có rất nhiều các phần tử hình sao nhọn. Blix đã nhận ra một

điểm chú ý trong nghiên cứu của mình: các phân tử hình sao nhọn tập trung chủ yếu ở
vị trí gắn liên kết đầu mạch hoặc cuối mạch của các chuỗi oligosaccaride. Qua một số
nghiên cứu tiếp theo, đi sâu vào phân tích cấu trúc và tính chất hóa học cơ bản, năm
1952, Blix đã đặt tên cho nhóm phân tử này là “Acid sialic” - dựa trên mẫu đầu tiên
mà ông tìm thấy chúng. Trong tiếng Latin, tuyến nước bọt được gọi là Sialon /σίαλον /
[28], [28].
Phát hiện của Blix đã mở ra nhiều nghiên cứu sau này về Acid sialic trong tự
nhiên. Vào những năm 80, nhà hóa sinh học người Đức Roland Schauer đã thực hiện
dự án lớn, bao gồm nhiều nghiên cứu phân lập và phân tích cấu trúc Acid sialic từ các
loài động vật khác nhau trong tự nhiên. Dự án này của ông đã thu được kết quả khả
quan: phân lập và định danh khoảng 30 acid sialic. Đến những năm 2000, con số này

3


là 40. Hiện tại, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con số này đã lên đến hơn 60
[36].
Do tồn tại chủ yếu trên bề mặt ở tất cả các tế bào, các acid sialic có vai trò trung
gian trong nhiều quá trình sinh lý cũng như bệnh lý của cơ thể.
Đầu tiên, do có điện tích âm, kích thước phân tử cồng kềnh và thân nước nên
acid sialic có liên quan đến sự liên kết và vận chuyển các phân tử tích điện dương cũng
như trong tương tác (hút và đẩy) của các tế bào và phân tử.
Thứ hai, các acid sialic là một trong nhiều thành phần cấu tạo nên glycoprotein,
ảnh hưởng đến độ nhớt trên bề mặt niêm mạc và bảo vệ tế bào nội mô. Acid sialic
được tìm thấy nhiều trong các chất dẻo thần kinh, màng lọc cầu thận và tham gia ngăn
chặn sự tương tác không mong muốn của các tế bào trong lưu thông máu. Mật độ của
các acid sialic trong màng bào cầu thận ảnh hưởng việc duy trì chức năng lọc bình
thường của các cơ quan, và mở rộng các chuỗi polyacid sialic có thể ảnh hưởng đến
chất dẫn truyền thần kinh. Lớp màng tế bào tế mặt nội mô mạch máu cũng chứa mật
độ cao các acid sialic. Ở mức độ sinh lý tế bào, acid sialic có thể điều chỉnh chu kỳ bán

rã của một số protein trong lưu thông, đặc biệt là trong các điều kiện bệnh lý như
nhiễm trùng.
Thứ ba, các acid sialic N- và O-acylated đã được tìm thấy là yếu tố quyết định
kháng nguyên của các động vật có vú và vi sinh vật khác nhau. Acid sialic cũng được
xem như một yếu đố đặc trưng góp phần vào việc xác định kháng nguyên H trong
phân loại nhóm máu. Khả năng tích lũy acid sialic có thể được coi là yếu tố quyết định
trong việc xác định mức độ biệt hóa của các kháng nguyên.
Thứ tư, các acid sialic đóng vai trò như thụ thể liên kết với các tác nhân gây
bệnh và độc tố trong cơ thể (virus cúm, virus SV40, các loài Mycoplasma), việc các tế
bào bị nhiễm bởi các vi sinh vật này phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiện diện của acid
sialic trên màng tế bào. Gần đây đã có một số nghiên cứu ban đầu về tác dụng ngăn
chặn các thụ thể nhận biết bởi các phối tử tương ứng của acid sialic nhờ khả năng cạnh
tranh vị trí gắn [37] và nhận biết các vị trí gắn kháng nguyên (chuỗi polypeptide hoặc
carbohydrate) của các thành phần của hệ thống miễn dịch, góp phần đưa các yếu tố

4


ngoại lai đến với đại thực bào. Đây là một trong những công dụng quan trọng nhất của
các acid sialic mà đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều
Trên hệ thần kinh, acid sialic được xác định có nồng độ rất cao trong chất xám
[42]. Người ta cũng xác định rằng acid sialic đóng vai trò trung tâm trong chức năng
và sự phát triển của não. Tính đến thời điểm 2015, vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng ở
người được thực hiện để điều tra tác dụng của acid sialic trên hệ thần kinh, nhưng lại
có các bằng chứng khác liên quan đến việc bổ sung acid sialic qua chế độ dinh dưỡng:
(1) bằng chứng gián tiếp liên quan đến hiệu suất nhận thức, (2) nghiên cứu trên động
vật điều tra khả năng nhận thức khi bổ sung acid sialic và (3) nghiên cứu sinh học điều
tra sự tích tụ acid sialic tại não khi sử dụng bổ sung qua chế độ ăn [45].
Mọi cơ thể động vật sống đều có thể sản sinh acid sialic, nhưng không có nghĩa
là lượng sialic sinh ra đủ để đáp ứng những nhu cầu tất yếu của cơ thể. Lượng tiêu thụ

acid sialic nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đối tượng đặc biệt (trẻ em, phụ
nữ mang thai và cho con bú, người già) và trạng thái bệnh lý. Do vậy, sử dụng bổ
sung acid sialic thông qua chế độ dinh dưỡng có thể góp phần duy trì lượng acid sialic
ổn định cho các chức năng nội sinh quan trọng hoạt động bình thường [29], [23], [6],
[45], [41].
1.1.2. Cấu trúc - phân loại
Acid sialic có thể tìm thấy từ nhiều nguồn gốc khác nhau: động vật có xương
sống, một vài loài không xương sống, vi sinh vật nguyên thủy; không tìm thấy trong
thực vật và sinh vật nhân sơ [29], [23], [6].
Acid sialic là tên gọi chung cho nhóm hoạt chất là dẫn xuất -O- và -N- của
Neuraminic acid. Các nhóm thế thường gặp gồm có alkyl, acetyl, lactyl, glycolyl,
phosphate, sulphate (Hình 1.1).

5


Hình 1.1. Khung chung của Neuraminic acid
Trong đó [23]:
R1 = -H (thông thường sẽ phân ly tạo H+ ở vị trí này, khiến cho phần còn lại của phân
tử Acid sialic mang điện tích âm; có thể tạo vòng lacton với nhóm hydroxyl nội phân
tử hoặc các glycan khác; có thể tạo vòng lactam với nhóm amin tự do ở C-5); tauryl.
R2 = -H.
R4 = -H; -acetyl.
R5 = nhóm amin ; N-acetyl; N-glycolyl; hydroxyl; N-acetimidoyl; N-glycolyl-Oacetyl; N-glycolyl-O-methyl.
R7 = -H; -acetyl; thay thế hẳn bằng nhóm amin hoặc N-acetyl.
R8 = -H; -acetyl; -methyl; -sulfate.
R9 = -H; -acetyl; -lactyl; -phosphate; -sulfate hoặc nhóm -OH chuyển hẳn thành –H.
Các nhà khoa học phân chia Acid sialic thành 2 nhóm chính là 5-acetamido-2keto-3,5-dideoxy-D-glycero-D-galactonononic acid (N-acetylneuraminic acid, NANA)
và 2-keto-3-deoxy-D-glycero-D-galactonononic acid (2-keto-3-deoxynononic acid,
KDN). Sự khác nhau cơ bản giữa nhóm này là nhóm thế ở vị trí C-5. Gần như các acid

sialic còn lại là dẫn xuất của 2 acid sialic này. Nhóm NANA phân bố phổ biến hơn
KDN trong hầu hết các loại tế bào ở động vật có xương sống. Trong phân nhóm của
NANA, hiện nay có 2 acid sialic được quan tâm nhiều nhất là NANA và dẫn xuất
hydroxyl của NANA là N-glycolyl-D-neuraminic acid (NGNA) (Hình 2) [23].

6


Hình 1.2. Cấu trúc lần lượt của NANA, NGNA và KDN
1.2. Tổng quan về N-acetylneuraminic acid (NANA) và N-glycolyl-D-neuraminic
acid (NGNA)
1.2.1. Công thức cấu tạo
1.2.1.1. NANA
Công thức cấu tạo NANA được thể hiện trong hình 1.3.

Hình 1.3. Công thức cấu tạo NANA
Công thức phân tử: C11H19NO9 (M = 309,273 g/mol)
Độ tan : tan trong nước hoặc một số dung môi diện hoạt như DMSO, dimethyl
formamide ; độ tan trong đệm pH 7.2 ~10mg/mL
Tên IUPAC:
(6R)-5-Acetamido-3,5-dideoxy-6-[(1R,2R)-1,2,3-trihydroxypropyl]-α-L-threo-hex-2ulopyranosonic acid
Phổ HR – MS cho mảnh có số khối 308 m/z tương ứng với mảnh ion phân tử giả [MH]- [43].
1.2.1.2. NGNA
Công thức cấu tạo NGNA được thể hiện trong hình 1.4.

7


Hình 1.4. Công thức cấu tạo NGNA
Công thức phân tử: C11H19NO10 (M = 325,269 g/mol)

Tên IUPAC:
(6R)-3,5-Dideoxy-5-(glycoloylamino)-6-[(1R,2R)-1,2,3-trihydroxypropyl]-α-L-threohex-2-ulopyranosonic acid
Phổ HR – MS cho mảnh có số khối 324 m/z tương ứng với mảnh ion phân tử giả [MH]- [44].
1.2.2. Tính chất vật lý, hóa học
NANA là chất bột kết tinh màu trắng, điểm chảy 184-186 °C, nhiệt độ sôi 805 ±
65 °C ở 760 mmHg, tại pH thích hợp phân ly H+ tạo thành ion sialate mang điện tích
âm.
NGNA là chất bột kết tinh màu trắng, điểm chảy 326 - 328 °C, nhiệt độ sôi
885-890 °C ở 760 mmHg, tại pH thích hợp phân ly H+ tạo thành ion sialate mang điện
tích âm.
1.2.3. Tác dụng sinh học
Trong hầu hết các loại sản phẩm có nguồn gốc động vật, các acid sialic chủ yếu
là hỗn hợp của NANA và NGNA. Trong khi NANA và NGNA có mặt ở tất cả các
động vật xương sống. Hàm lượng NGNA được tìm thấy cao nhất là trong các loại đỏ
như thịt bò, dê, cừu và lợn. Tuy nhiên, NGNA lại không xuất hiện ở cơ thể người do
sự mất đoạn gen chuyển hóa từ NANA thành NGNA [29].

8


NANA có thể được tổng hợp nội sinh trong cơ thể còn người nhưng nhu cầu về
NANA của cơ thể lại thay đổi tùy thuộc tình trạng cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai và
cho con bú, hàm lượng NANA tăng cao [45], trong khi đó, đối với người già trên 60
tuổi thì nồng độ NANA trong cơ thể bắt đầu giảm và giảm mạnh đối với người già trên
90 tuổi [41].
Khi xét đến các hoạt tính sinh học của NANA, theo Iijima và các cộng sự vào
năm 2004 đã chỉ ra tại điều kiện sinh lý, NANA tự do có thể phản ứng với H2O2 (tác
nhân oxy hóa phổ biến) với tỷ lệ phản ứng NANA: H2O2 (1: 1). Không có hiện tượng
như vậy được quan sát bằng cách sử dụng các loại đường tương tự như N ‐ acetyl
mannosamine hoặc N ‐ acetyl muramic acid. Do đó, phản ứng này được coi là phụ

thuộc vào các tính chất độc nhất của NANA có nhóm acid α ‐ ketocarboxylic [24].
Khi tiếp tục nghiên cứu, ông và các công sự đã chứng minh được rằng NANA tự do
còn có thể phản ứng với các hydroperoxide lipid, từ đó đưa đến kết luận về khả năng
chống oxy hóa của NANA đối với các hydroperoxide tích lũy trong cơ thể là rất lớn.
Nghiên cứu của Eguchi và các cộng sự vào năm 2005 đã chứng minh rằng các
NANA dạng liên hợp trong cơ thể cũng có khả năng chống oxy hóa nhưng theo cơ chế
khác với cơ chế của NANA tự do [19].
Khác với NANA đã được chứng minh về các hiệu ứng tích cực, NGNA lại
được xác định là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bất lợi nếu sử dụng trường diễn như tăng
nguy cơ xơ vữa động mạch, viêm khớp và viêm động mạch vành. Đối với một cơ thể
không tự tổng hợp và cũng không cần trong các quá trình sinh lý, NGNA được xem
như một yếu tố ngoại lai.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Malykh và các cộng sự vào năm 2001 đã chỉ ra
sự có mặt lượng lớn NGNA trong các khối u mặc dù NGNA không được tổng hợp nội
sinh trong cơ thể mà chỉ có thể hấp thụ qua thức ăn (các loại thức ăn như thịt đỏ chứa
nhiều acid sialic), do đó ban đầu người ta cho rằng NGNA là một kháng nguyên gây
ưng thư ở người [37]. Tuy nhiên vào năm 2003, Tangvoranuntakul và các cộng sự đã
tiến hành nghiên cứu trên dòng tế bào ung thư biểu mô đại tràng ở người và đã phát
hiện ra: các tế bào ung thư không có khả năng sinh ra NGNA nhưng lại phản ứng
mạnh với NGNA khi NGNA được đưa vào môi trường nuối cấy. Cũng trong nghiên

9


cứu đó, Tangvoranuntakul đã chỉ ra rằng trong cơ thể người, các kháng thể IgG, IgM
và IgA dương tính với việc chống lại NGNA; đặc biệt là các kháng thể IgG có khả
năng tìm kiếm và liên kết với NGNA mạnh nhất [41]. Zhu và các cộng sự đã nghiên
cứu và đưa ra kết quả rằng 85% người khỏe mạnh có các kháng thể chống NGNA
[46].
Tuy là một dị tố không có ích cho quá trình sinh lý, nhưng không có nghĩa

NGNA không có ích cho một số tình trạng bệnh lý. Năm 2005, Dzung H. Nguyen và
các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cho thấy rằng trong ống nghiệm, các tế bào dòng
bạch cầu đều kết hợp với NGNA tự do; các kháng thể IgG có khả năng gắn với các tế
bào mà trên bề mặt của chúng có NGNA; 4/8 mẫu thì nghiệm cho thấy việc hình thành
liên kết giữa kháng thể IgG và các tế bào bạch cầu ung thư nguyên phát có gắn
NGNA. Từ những kết quả trên, Dzung H. Nguyen cho rằng cần có những nghiên cứu
sâu hơn để tìm hiểu về khả năng sử dụng NGNA như chất trung gian liên kết để điều
trị bệnh ung thư bạch cầu [45].
1.3. Tổng quan về phương pháp xác định NANA và NGNA
Acid sialic tồn tại ở dạng liên hợp trong tự nhiên. Acid sialic được giải phóng
từ glycoprotein bằng cách thủy phân bằng acid loãng để bảo toàn các nhóm N-acetyl,
N-glycolyl và O-acetyl hóa. Các acid sialic có thể có este O-acetyl ở vị trí 4, 7, 8. và 9.
Hầu hết các phương pháp cho nghiên cứu chi tiết về các phân tử như vậy đòi hỏi sự
giải phóng của chúng khỏi liên kết glycosid, sau đó tinh chế. Các phương pháp hiện
đang được sử dụng để giải phóng và tinh chế acid sialic cho phép phân tích định tính
hợp lý về sự đa dạng của acid sialic từ một nguồn sinh học nhất định. Tuy nhiên, vì
nhiều lý do. đánh giá định lượng về mức độ và loại O-acetyl hóa là không thể với các
phương pháp này. Các vấn đề được biết đến trước đây bao gồm không đầy đủ và
không hợp lý giải phóng các acid sialic khác nhau bằng cả phương tiện enzyme và hóa
học, và rộng rãi phá hủy các este O-acetyl (de-O-acetylation) trong quá trình giải
phóng và tinh chế. Ngoài ra còn một số vấn đề khác, đó là sự di chuyển của các nhóm
O-acetyl từ vị trí 7 hoặc 8 sang vị trí 9 có thể xảy ra trong các điều kiện xử lý và tinh
chế. đặc biệt khi độ pH trên 6 hoặc dưới 3. Nó cũng cho thấy rằng các este O-acetyl
trên acid sialic tự do tương đối ổn định hơn trong điều kiện acid nhưng không bền

10


trong điều kiện cơ bản hơn este tương tự trên acid sialic liên kết. Một số phương pháp
đã được đề xuất để cho phép giải phóng định lượng và tinh chế acid sialic với ít tổn

thất nhất. Tuy nhiên, sự di chuyển của các nhóm O-acetyl được hạn chế nhưng không
thể được kiểm soát hoàn toàn [29].
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về xác định hàm lượng acid
sialic trong nhiều nền mẫu khác nhau : huyết thanh, nước tiểu, dịch thể, thực phẩm,…
bằng nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau như UV-Vis, TLC, HPLC-FLD, HPAECPAD, LC-MS (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Một số phương pháp xác định các acid sialic
Phương pháp

Nền

phân tích

mẫu

UV-Vis

Xử lý mẫu

Phạm vi áp dụng/ Độ
nhạy

Mẫu được thủy phân

Phương pháp áp dụng

bằng H2SO4 0,05M ở

cho các acid sialic ở

80oC trong 1 giờ.


dạng tự do, nên cần thủy

Lòng

Dịch sau thủy phân

phân để chuyển tất cả

đỏ

phản ứng với 2-

các acid sialic liên hợp

trứng

thiobarbituric acid tạo

về dạng tự do.

phức hợp màu đỏ, cho

LOD 3µg/g

Tài liệu
tham
khảo
[29]


độ hấp thụ cực đại ở
549nm
Mẫu được thủy phân

Chỉ áp dụng để thử độ

để chuyển hết acid

tinh khiết của acid sialic

sialic về dạng tự do.
Lòng
TLC

đỏ
trứng

Mẫu được triển khai
trên bản mỏng với hệ
dung môi n-propanol :
amoniac 1M : nước
(6 :2 :1), thuốc thử
H2SO4 5%/ methanol
và sấy bản mỏng

11

[31]



150oC trong 5 phút

Dịch
HPLC-FLD

tiết
nước
bọt bò

Sialic trong mẫu sau

Phương pháp cho kết

thủy phân bằng acid

quả :

được dẫn xuất với o-

LOD 0,6 µmol/L

phenylenediamine tạo

LOQ 2,0 µmol/L RSD%

thành sản phẩm

< 3,0%

[26]


quinoxaline phát
huỳnh quang, định
lượng ở bước sóng
kích thích λex=232nm,
bước sóng phát xạ
λem=420nm.

HPAECPAD

Sữa

Sialic trong mẫu sau

Phương pháp cho độ thu

thủy phân bằng

hồi 81-96% cho NANA

enzyme được phân

và 82-106% cho NGNA.

tích nhanh trên thiết bị

LOD của NANA và

HPAEC-PAD


NGNA lần lượt là 3,0 và

[40]

1,8 µg/mL

LC-MS/MS

LC-MS/MS

Sialic trong mẫu sau

Phương pháp sử dụng để

thủy phân bằng

xác định hàm lượng acid

enzyme được phân

sialic tự do và toàn phần

tích trên thiết bị LC-

trong mẫu.

MS/MS, kết hợp với

LOD 0,3 µmol/L


nội chuẩn 13C3, chế độ

LOQ 1,0 µmol/L

ESI (+)

RSD% = 4,6%

Sialic trong mẫu sau

Phương pháp chỉ đánh

Sữa và

thủy phân bằng acid

giá hàm lượng NANA

dịch thể

được phân tích trên

và NGNA trong mẫu

Nước
tiểu

thiết bị LC-MS/MS,

12


[45]

[44]


kết hợp với nội chuẩn
ester của NANA, chế
độ ESI (-)
Hiện nay, trên thế giới đã phát triển một số phương pháp hiện đại để xác định
hàm lượng các acid sialic trong nhiều nền mẫu thực phẩm và sinh phẩm khác nhau,
cũng như các bằng chứng lâm sàng về tác dụng sinh học của nhóm. Thêm vào đó, tại
Việt Nam hiện chưa có phương pháp tiêu chuẩn để phân tích hàm lượng các acid sialic
trong TPBVSK - một trong những thực phẩm có tăng trưởng thị trường mạnh trong
những năm gần đây. Vì vậy, việc tiêu chuẩn hóa một phương pháp có độ tin cậy, chính
xác để kiểm soát chất lượng thực phẩm là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Bên cạnh đó LC – MS thể hiện là phương pháp có ưu điểm trong việc phân tách
các chất, không cần đến dẫn xuất như HPLC-FLD, không cần nhiều thời gian phân
tích như HPEAC-PAD, đồng thời cho độ nhạy tốt, giới hạn phát hiện thấp, phù hợp
phân tích thực phẩm - nền mẫu mà hàm lượng chất cần phân tích có thể xuống rất
thấp.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào phát triển phương pháp định
lượng acid sialic bằng kỹ thuật sắc ký nói chung và LC-MS/MS nói riêng.
Từ những năm 90, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật LCMS trong phân tích acid sialic.
Klein và cộng sự là những người đầu tiên sử dụng kỹ thuật này để phân tích
acid sialic. Nghiên cứu đã phát triển trên nền phương pháp HPLC-FLD, mẫu sau khi
được dẫn xuất sẽ phân tích bằng LC-MS-ESI(+). Kết quả cho thấy nghiên cứu đã định
danh 30 acid sialic từ dịch thể các động vật khác nhau như bò, ngựa, nhím biển,…
Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở định danh [28].
Nghiên cứu của Shaw và cộng sự đã bổ sung thêm nội chuẩn ester của NANA

để định lượng NANA và NGNA trong fetuin, một glycoprotein có nguồn gốc từ bò.
Phương pháp có LOD của NANA và NGNA lần lượt là 0,48 và 1 ng/g [43].
Nghiên cứu của Valianpour là phương pháp đi đầu cho việc sử dụng LC-MSESI(-) trong phân tích acid sialic. Nền mẫu mà nhóm nghiên cứu sử dụng là nước tiểu

13


của bệnh nhân mắc bệnh dự trữ nhiều acid sialic (Sialic acid storage diseases (SSDs)).
Phương pháp cho LOD là 3 µmol/L [21].
Nghiên cứu của Wang và cộng sự đã phát triển các phương pháp trước đó, kết
hợp giữa sử dụng dẫn xuất và nội chuẩn đồng vị

13

C3-NANA để xác định hàm lượng

NANA tự do trong huyết tương người. Phương pháp cho LOD 20ng/mL [40].
Nghiên cứu của Biju và cộng sự đã bước đầu áp dụng phương pháp của
Valianpour [36] để xác định NANA và NGNA trên nền mẫu sữa và sản phẩm có chứa
sữa. Nghiên cứu dừng lại ở việc đánh giá hàm lượng 2 acid sialic này trong nền mẫu
và đánh giá độ ổn định của NGNA [26].
Nhìn chung, các nghiên cứu đều đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để
xử lý mẫu như sử dụng các acid khác nhau hoặc sử dụng enzyme để thủy phân acid
sialic liên hợp sang dạng acid sialic tự do để định lượng, và chưa có phương pháp nào
thực sự thẩm định trên nền thực phẩm nói chung, nền thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói
riêng.
Trên cơ sở các ưu điểm của phương pháp LC – MS và các nghiên cứu đã thực
hiện, chúng tôi quyết định sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ để xây dựng và thẩm
định phương pháp định lượng một số acid sialic trong thực phẩm.
Phương pháp đề xuất trong nghiên cứu này sẽ khảo sát các điều kiện trong xử lý

mẫu trong nền thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các điều kiện phân tích bằng LC-MS/MS
và lựa chọn quy trình tối ưu nhất để tiến hành xác nhận giá trị sử dụng.
1.4. Tổng quan về phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC – MS)
1.4.1. Nguyên tắc chung
Sắc ký lỏng là một phương pháp tách sắc ký các chất dựa trên sự phân bố khác
nhau của chúng giữa hai pha không trộn lẫn, trong đó pha động là chất lỏng chảy qua
pha tĩnh chứa trong cột. Khi tiến hành chạy sắc ký, các chất phân tích được phân bố
liên tục giữa pha động và pha tĩnh. Trong hỗn hợp các chất phân tích, do cấu trúc phân
tử và tính chất lý hoá của các chất khác nhau nên khả năng tương tác của chúng với
pha tĩnh và pha động khác nhau. Do vậy chúng di chuyển với tốc độ khác nhau và tách
ra khỏi nhau. [1], [2].

14


Khối phổ (MS) là phương pháp phát hiện chất phân tích dựa trên sự ion hóa. Về
bản chất có thể coi khối phổ là một loại detector nhưng nó là một detector đặc biệt vì
ngoài vai trò phát hiện phối phổ còn có khả năng tách các chất đồng rửa giải dựa trên
sự khác nhau về khối lượng của chúng, ngoài ra còn có thể xác định cấu trúc các chất
chưa biết dựa trên mảnh phổ đặc trưng. MS là kỹ thuật đo trực tiếp tỷ số khối lượng và
điện tích của ion (m/z) được tạo thành trong pha khí từ phân tử hoặc nguyên tử của
mẫu [1].
LC – MS là sự kết hợp thành công của HPLC và MS. LC – MS bao gồm 2 thiết
bị chính, HPLC sử dụng cột để tách các thành phần trong dung dịch mẫu, và MS để
phát hiện những thành phần này. Phương pháp này yêu cầu tính đồng bộ cao giữa hệ
thống sắc ký lỏng và detector MS. Nguyên nhân là do quá trình phân tích với MS đòi
hỏi mức độ chân không cao, nhiệt độ cao, các chất khảo sát phải ở trạng thái khí, tốc
độ dòng nhỏ; trong khi hệ thống HPLC lại hoạt động ở áp suất cao với một lượng dung
môi tương đối lớn, nhiệt độ tương đối thấp, các chất phân tích ở thể lỏng.
1.4.2. Sơ đồ cấu tạo

Sơ đồ máy sắc ký lỏng khối phổ LC – MS gồm các bộ phận sau [1]:
-

Pha động: Dung môi đưa mẫu đi qua cột.

-

Pha tĩnh: Cột sắc ký đặt trong buồng cột.

-

Hệ thống tiêm mẫu: Đưa mẫu vào cột.

-

Detector (MS): Phát hiện chất phân tích trong mẫu.

-

Hệ thống thu nhận và xử lý dữ liệu.

15


Hình 1.5. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống sắc ký lỏng – khối phổ [42]
- Chú thích
HPLC unit: Bộ phận tách sắc ký
Atmospheric Pressure Ionization Unit (ESI or APCI): Bộ phận ion hóa
Ion Guide (Q-array Octupole): Bộ phận dẫn ion
IQuadrupole Mass Filter: Bộ phận lọc mảnh

Detector: Bộ phận phát hiện
Vacuum: Điều kiện chân không
Computer: Bộ phận xử lý dữ liệu
- Hệ cấp pha động
Trong HPLC, hệ cấp pha động gồm có bình chứa pha động, bộ phận khử khí
bơm cao áp và bộ phận trộn dung môi. Hệ cấp pha động có thể cho phép người sử
dụng phân tích theo chương trình đẳng dòng hoặc chương trình gradient [1], [2].
- Hệ tiêm mẫu
Mẫu được chuẩn bị dưới dạng dung dịch trước khi tiêm vào cột. Có 2 cách đưa
mẫu vào cột: bằng tiêm mẫu thủ công và tiêm mẫu tự động (autosampler). [1], [2].
- Cột và buồng cột
Cột sắc ký được chọn phải phù hợp với chất cần phân tích và kỹ thuật sử dụng
để phân tích. Cột pha tĩnh thông thường làm bằng thép không gỉ, chiều dài cột thay đổi
từ 5 - 25 cm đường kính trong 1 - 10 mm, hạt nhồi cỡ 0,3-5µm. Chất nhồi cột phụ

16


thuộc vào loại cột và kỹ thuật sắc ký. Buồng cột làm nhiệm vụ điều nhiệt cho cột sắc
ký, góp phần ổn định trong suốt quá trình trình phân tích [1], [2].
- Detector khối phổ
Detetor khối phổ có 3 bộ phận chính đó là nguồn ion hóa mẫu, bộ phận phân
tích khối và bộ phận ghi phổ (detector). Tùy thuộc vào các loại nguồn và bộ phân tích
khối mà các detector khối phổ có cấu hình và nguyên tắc hoạt động khác nhau [1], [2].
Mẫu sau khi được tách trong hệ sắc ký lỏng sẽ đi qua một ống dẫn đến MS. Tại
đây diễn ra quá trình ion hóa trong buồng API với kiểu APCI hoặc ESI. Ion sinh ra
được tập trung và gia tốc bằng hệ quang học ion để đưa vào bộ phân tích khối.
Trong bộ phân tích khối này, ion sẽ bị bẫy trong những quĩ đạo được ổn định bởi một
điện trường thay đổi theo thời gian (time varying electric field). Tùy theo hiệu điện thế
âm hay dương áp vào những thấu kính (lens) trong nguồn API và hệ quang học ion mà

xác định những ion mang điện tích dương hoặc âm sẽ được dẫn tới bộ phân tích khối.
Ion cần phân tích sẽ có một tỉ lệ m/z xác định, nhờ đó chúng được tách chọn lọc ra
khỏi bộ phân tích khối và tạo một Tín hiệu (Diện tích píc) đặc trưng tại hệ thống phát
hiện ion. Với phổ khối thu được có thể định danh chính xác hợp chất nghiên cứu và
kết hợp với dữ liệu sắc ký tương ứng để định lượng hợp chất ấy [1], [2].
Kỹ thuật LC-MS đã và đang được sử dụng cả định tính và định lượng. Điều này
bao gồm cả xác định các hợp chất chưa biết, xác định các thành phần cấu trúc isotopíc
của các phần tử trong một nguyên tử và xác định cấu trúc của một hợp chất nhờ vào
quá trình phân mảnh các hợp chất. Các ứng dụng khác gồm xác định số lượng trong
một hợp chất hay nghiên cứu nền tảng của pha khí của chất hóa học ion (đặc tính hóa
học của ion và sự trung tính trong chân không). MS giờ đây được sử dụng rất phổ biến
tại các phòng thử nghiệm phân tích nghiên cứu lý học, hóa học và đặc tính sinh học
của phần lớn các hợp chất khác nhau [1], [2].
1.4.3. Detector khối phổ ba tứ cực (Triple Quadrupole Detector)
Detector khối phổ ba tứ cực có độ nhạy cao trong phân tích định lượng một chất
đã biết, tạo được nhiều phân mảnh trong chế độ MS/MS, có thể làm được kiểu đo mất
phân tử trung hòa (neutral loss), thích hợp cho phân tích vi lượng các chất đã biết

17


×