Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

LUẬN văn tot nghiep giao duc hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN TÂM

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP KỸ THUẬT VÀ THỂ LỰC
TRONG GIẢNG DẠY BƠI LỘI NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG
ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM LỨA TUỔI 6 ĐẾN 15 TUỔI
HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG

TP, Hồ Chí Minh, ngày 21/12/2018


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực không sao chép của bất cứ tác
giả nào và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Có điều gì sai với cam đoan trên, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước
Hội đồng khoa học.
Người thực hiện

Phạm Văn Tâm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang


LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................10
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................11
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1...........................................................................................................4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU....................................................4
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng chống tai nạn đuối nước ở
trẻ em giai đoạn đến năm 2020.....................................................................4
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi 6 đến 15 tuổi............................6
1.2.1. Đặc điểm tâm lý học sinh 6 đến 15 tuổi:.............................................6
1.2.3. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống của học sinh lứa tuổi 6
đến 15 tuổi...........................................................................................................10
1.3. Lợi ích và tác dụng của môn bơi lội đối với học sinh Tiểu học và
THCS:..............................................................................................................11
1.4 .1. Khái niệm về đuối nước:..................................................................14
1.4.2. Các phương pháp phòng chống đuối nước cho học sinh lứa tuổi 6
-15:...................................................................................................................14
1.5. Kỹ thuật bơi:.........................................................................................16
1.5.1 Mục đích, nhiệm vụ và ảnh hưởng của bơi lội đến kỹ thuật bơi:.......16
1.5.2 Tình huống và điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến kỹ thuật bơi:............16
1.5.3 Tính chất lý học của môi trường ảnh hưởng đến việc học bơi...........16
1.5.4. Lý luận học chất lỏng có liên quan đến kỹ thuật bơi:.......................17
1.5.5. Chức năng sinh lý của cơ thể và ảnh hưởng của nó đến việc học bơi:
.............................................................................................................................19
1.5.6. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực học sinh lứa tuổi 6 đến 15 tuổi:21
CHƯƠNG 2.........................................................................................................24
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..............................................24
2.1. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................24
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu:.......................................................24

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:...................................................................24
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:........................................................24
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..................................................28
2.1.5. Phương pháp toán thống kê:..............................................................29
2.1.5.1. Trị số trung bình cộng (  ):.............................................................29
2.1.5.2. Độ lệch chuẩn (S):..........................................................................30
2.1.5.3. Hệ số biến thiên (Cv%):..................................................................30
2.1.5.4. Sai số tương đối (  ):.....................................................................31
2.1.6.5. Chỉ số t – student:...........................................................................31
2.1.5.6. Chỉ số r tương quan:.......................................................................31
2.1.5.7. Nhịp tăng trưởng (W%):................................................................31
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:.................................................................32


2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................32
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................32
2.2.3. Tiến độ nghiên cứu............................................................................32
2.2.4. Dự trù kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ.............................................33
CHƯƠNG 3.........................................................................................................34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.....................................................34
3.1. Đánh giá thực trạng tình hình đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi
trong huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang......................................................34
3.1.1. Thực trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi trong huyện Tân
Hiệp, tỉnh Kiên Giang.................................................................................34
3.1.2. Thực trạng về công tác giảng dạy bơi lội huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên
Giang...........................................................................................................35
3.2. Lựa chọn các bài tập, kỹ thuật, thể lực nhằm hạn chế tình trạng đuối
nước ở trẻ em 6 đến 15 tuổi ở huyện Tân Hiệp:..............................................36
3.2.1. Cơ sở lựa chọn các bài tập kỹ thuật :................................................37
3.2.2. Tổng hợp các bài tập bơi lội và cứu đuối:.........................................37

3.2.3. Phỏng vấn các chuyên gia để lựa chọn các bài tập kỹ thuật:............38
3.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập kỹ thuật và thể lực trong giảng dạy bơi
lội, nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi Huyện
Tân Hiệp – tỉnh Kiên Giang:.......................................................................47
3.3.2. kiểm định độ tin cậy của các test:......................................................48
3.3.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập kỹ thuật và thể lực trong giảng dạy bơi
lội, nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi Huyện
Tân Hiệp – tỉnh Kiên Giang........................................................................49
3.3.3.2. Tổ chức thực nghiệm:.....................................................................50
3.3.4. Địa điểm thực nghiệm và kiểm tra:...................................................54
3.3.5. Hiệu quả của các bài tập kĩ thuật, thể lực đã được lựa chọn:............54
3.3.6. Diễn biến thành tích của kĩ thuật nổi nước sau thực nghiệm được thể
hiện qua bảng 3.12 dưới đây:..............................................................................55
Biểu đồ 3.2: Sự tăng trưởng thành tích kỹ thuật nổi nước..........................55
Căn cứ vào bảng 3.11 và biểu đồ 3.2. Chúng tôi nhận thấy rằng:...............55
3.3.7. Sự tăng trưởng thành tích kỹ thuật lướt nước sau thực nghiệm........56
3.3.8. Sự tăng trưởng thành tích kỹ thuật đứng nước sau thực nghiệm......57
.....................................................................................................................57
3.3.9. Sự tăng trưởng thành tích bơi 15 mét sau thực nghiệm...................58
3.3.10. Sự tăng trưởng thành tích kỹ thuật bơi 25 mét sau thực nghiệm.. . .59
3.3.11. Nhịp tăng trưởng của các test sau khi thực nghiệm:.......................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................61
I. KẾT LUẬN:.............................................................................................61
II. KIẾN NGHỊ:...........................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................63


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Thành Phố Hồ

Chí Minh.
- Ban giám đốc nhà Thiếu nhi huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang.
- Hiệu trưởng trường THCS Thạnh Đông, trường Tiểu học Thị Trấn Tân
Hiệp 1.
- Quý thầy cô giáo viên giáo dục thể chất huyện Tân Hiệp.
- Thư viện trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Thành Phố Hồ Chí
Minh.
- Quý thầy (cô) trong hội đồng khoa học.
- Thầy Hướng dẫn TS: Lưu Trí Dũng.
Đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Người thực hiện

Phạm Văn Tâm


DANH MỤC NHỮNG TỪ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ĐHSPTDTT TPHCM
GD-ĐT
GDTC
Kg
M
Ml
NXBTDTT
NQ-TW
PGS – TS
TDTT

Từ, thuật ngữ Tiếng việt
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Giáo dục và đào tạo
Giáo dục thể chất
Ki-lô-gam
Mét
mi-li-lít
Nhà xuất bản thể dục thể thao
Nghị quyết trung ương
Phó giáo sư – tiến sĩ
Thể dục thể thao

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
3.1
3.2
3.3

Tên bảng
Thực trạng đuối nước
Kết quả phỏng vấn các bài tập bơi ếch
Kết quả phỏng vấn các bài tập bơi trườn sấp

Trang
34
38
40


3.4
3.5
3.6

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

Kết quả phỏng vấn các bài tập làm quen với nước
Kết quả phỏng vấn hô hấp nhân tạo
Kết quả phỏng vấn các bài tập cứu đuối
Kết quả phỏng vấn bài tập phát triển thể lực
Kết quả phỏng vấn bài tập đứng nước
Kết quả phỏng vấn các test
Độ tin cậy của test bơi
Thực trạng kỹ thuật và thể lực trước khi TN
Sự tăng trưởng của thành tích nổi nước
Sự tăng trưởng của thành tích lướt nước
Sự tăng trưởng của thành tích đứng nước
Sự tăng trưởng của thành tích bơi 15m
Sự tăng trưởng của thành tích bơi 25m
Sự tăng trưởng của test sau khi thực nghiệm.

40
43
44

45
46
47
49
49
55
56
57
59
59
60

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Tên biểu đồ
Thực trạng kỹ thuật và thể lực trước khi TN
Sự tăng trưởng của thành tích nổi nước
Sự tăng trưởng của thành tích lướt nước
Sự tăng trưởng của thành tích đứng nước
Sự tăng trưởng của thành tích bơi 15m
Sự tăng trưởng của thành tích bơi 25m
Sự tăng trưởng của test sau khi thực nghiệm.


Trang
50
55
56
57
58
59
60


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Ngày nay các cháu là nhi
đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới.” Sự phát triển
của các quốc gia không chỉ được đánh giá bằng sức mạnh tiềm lực kinh tế, mà
còn bởi niềm hạnh phúc của nhân dân với đời sống an sinh xã hội được bảo
đảm, quyền công dân được tôn trọng, thực hiện đầy đủ, người dân được tham
gia vào việc ra quyết định về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ và
sự quan tâm, đầu tư cho thế hệ tương lai của đất nước. Dân tộc Việt Nam ta vốn
có truyền thống yêu thương con trẻ. Đảng, Nhà nước ta đã và đang chú trọng
thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em ngày càng hiệu quả hơn cùng với sự phát triển
của đất nước.
Đầu tháng 4 vừa qua, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật trẻ em nhằm
tạo khuôn khổ pháp lý với những quy định đổi mới về quyền, bổn phận của trẻ
em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và
bổn phận của trẻ em phù hợp với tình hình mới và quy định của Hiến pháp năm
2013.
Ngày 05/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Gần đây nhất, ngày 16/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 17/CTTTg về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và
đuối nước cho học sinh, trẻ em.
Ở Việt Nam có hơn 90 triệu dân, đặc điểm địa hình nằm sát biển, có
nhiều sông ngòi, ao hồ, kênh rạch; Vì vậy tai nạn sông nước thường xảy ra;
Hàng năm, những tổn hại về người do tai nạn và đặc biệt là tai nạn đuối nước là
rất lớn, chiếm một tỷ lệ lớn trong các nạn nhân là học sinh các cấp.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi
năm cả nước có khoảng 6400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và
trẻ vị thành niên. Trung bình, mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối,


2
nghĩa là có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày. Còn theo thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới, con số này còn cao hơn nhiều...
Theo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang từ năm 20122018 toàn tỉnh có 1.900 trẻ em bị tai nạn đuối nước (trong đó có 176 trẻ tử
vong). Tình hình tai nạn đuối nước ở trẻ em giảm rất chậm; có lúc, có nơi gia
tăng, gây hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do
nhận thức và hiểu biết chung về tai nạn thương tích trẻ em còn hạn chế; thiếu sự
quan tâm, giám sát đầy đủ của người lớn; nhiều trẻ em không biết bơi, không có
kỹ năng ứng phó khi có nguy cơ bị đuối nước.
Huyện Tân Hiệp là một huyện nhỏ của tỉnh Kiên Giang có hệ thống sông
ngòi chằng chịt, mặc dù được Đảng và nhà nước quan tâm đến công tác giáo dục
thể chất, nhưng số trẻ em bị tai nạn đuối nước còn ở mức cao. Theo thống kê của
Phòng TBXH huyện Tân Hiệp trong năm 2016 có 10 vụ tai nạn và tử vong.
Để giải quyết tình trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng các bài tập kỹ thuật và thể lực trong giảng dạy bơi lội
nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6 đến 15 tuổi của huyện
Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang”.
Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định hiệu quả một số bài tập kỹ thuật
và thể lực trong giảng dạy bơi lội nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em
lứa tuổi 6-15 tuổi Huyện Tân Hiệp – tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu làm
tài liệu tham khảo cho các giáo viên giáo dục thể chất.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng tình hình đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi
trong huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
+ Thực trạng tình hình đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi trong huyện
Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
+ Thực trạng về công tác giảng dạy bơi lội huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.


3
Mục tiêu 2: Ứng dụng một số bài tập kỹ thuật và thể lực trong giảng dạy bơi lội
nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi Huyện Tân Hiệp –
tỉnh Kiên Giang.
+ Lựa chọn một số bài tập kỹ thuật và thể lực trong giảng dạy bơi lội nhằm
hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi Huyện Tân Hiệp – tỉnh
Kiên Giang.
+ Ứng dụng một số bài tập kỹ thuật và thể lực trong giảng dạy bơi lội nhằm
hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi Huyện Tân Hiệp – tỉnh
Kiên Giang.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các bài tập kỹ thuật và thể lực trong giảng dạy
bơi lội nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi Huyện Tân
Hiệp – tỉnh Kiên Giang .
+ Lựa chọn các test đánh giá kỹ thuật và thể lực của trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi
Huyện Tân Hiệp – tỉnh Kiên Giang.
+ Kiểm định độ tin cậy của các test đã lựa chọn.
+ Đánh giá hiệu quả các bài tập kỹ thuật và thể lực trong giảng dạy bơi lội

nhằm hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em lứa tuổi 6-15 tuổi Huyện Tân Hiệp –
tỉnh Kiên Giang.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng chống tai nạn đuối nước ở
trẻ em giai đoạn đến năm 2020.
Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015 có khoảng 2.800 trẻ em
bị tử vong do đuối nước. Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5 - 14
tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử
vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong
khu vực, cao gấp 8 lần các nước phát triển.Theo báo cáo của 54/63 tỉnh, thành
phố, trong 6 tháng đầu năm 2016, mặc dù có nhiều biện pháp chỉ đạo sát sao
nhưng tình hình đuối nước trẻ em chưa giảm, số trẻ em bị tử vong do tai nạn
thương tích là trên 1.600 em, trong đó có gần 1.000 em bị tử vong do đuối nước.
Điều đó cho thấy tình hình đuối nước của trẻ em vẫn còn rất nghiêm trọng.Bà
Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Trong báo cáo của Chính
phủ trình Quốc hội trong tháng 10 vừa qua, một trong những vấn đề tồn tại được
nêu ra là vấn đề đuối nước của trẻ em. Bộ LĐ-TB&XH cũng nhận được câu hỏi
chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri quan tâm đến vấn đề phòng,
chống đuối nước trẻ em, các đại biểu rất quan tâm đến các giải pháp hiệu quả
trong thời gian tới.Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ,
ngành, đoàn thể và các tổ chức quốc tế đã đẩy mạnh triển khai công tác phòng,
chống đuối nước trẻ em. Đặc biệt, ngày 16/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai
nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. Công tác phối hợp liên
ngành trong phòng, chống đuối nước trẻ em đã được đẩy mạnh thông qua việc 9
bộ, ngành ký kết kế hoạch liên tịch phòng chống đuối nước và chỉ đạo ngành

dọc triển khai thực hiện.Công tác phòng, chống đuối nước trẻ em dù đã có
chuyển biến tích cực, nhưng phần lớn vẫn dừng lại ở các văn bản chỉ đạo, vẫn
còn nhiều thách thức. Nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng, của cha


5
mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ vẫn còn hạn chế. Do đó, việc nâng cao
nhận thức, kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho các bậc phụ huynh cũng
là một nội dung cần được quan tâm [1, 2]
Việc dạy bơi cho trẻ gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên dạy bơi và thiếu bể
bơi, đặc biệt là các xã nghèo, vùng khó khăn. Môi trường sống vẫn còn nhiều
nguy cơ gây đuối nước, vẫn còn nơi nước sâu nguy hiểm chưa có biển báo, rào
chắn, làm trẻ ngã xuống bị tử vong. Vẫn còn nhiều trẻ không biết bơi và thiếu kỹ
năng an toàn trong môi trường nước, hiện nay mới có 30% trẻ em trong lứa tuổi
tiểu học và trung học cơ sở biết bơi. Trong các văn bản chỉ đạo của Bộ LĐTB&XH cũng lưu ý việc cần có rào chắn, biển báo ở những vùng nước sâu,
nguy hiểm nhưng việc làm biển báo này cũng không đủ, đặc biệt ở vùng sông
nước đồng bằng sông Cửu Long.Ngày 5/2/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn
thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, trong đó: Giảm 6% số trẻ em bị tử
vong do đuối nước so với năm 2015; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung
học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 90% trẻ em sử dụng áo
phao khi tham gia giao thông đường thủy; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em. Do đó, để
đảm bảo quyền sống còn của trẻ, đảm bảo nguồn nhân lực tương lai của đất
nước cần thiết phải xây dựng chính sách hỗ trợ phòng chống đuối nước trẻ em.
Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng dự thảo đề xuất chính sách hỗ trợ phòng
chống đuối nước trẻ em. Mục đích của nhằm góp phần hỗ trợ trẻ em từ 6 đến 15
tuổi được tiếp cận các dịch vụ dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường
nước và được cấp cứu kịp thời khi bị đuối nước. Mục tiêu đến năm 2020 trên
80% trẻ em từ 6 - 15 tuổi được học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường

nước. 100% các tỉnh, thành phố kiện toàn mạng lưới dịch vụ dạy bơi, dạy kỹ
năng an toàn cho trẻ em 6 - 15. 100% các tỉnh, thành phố xây dựng được đội ngũ
giáo viên dạy bơi theo chương trình bơi an toàn…[1, 4]


6
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi 6 đến 15 tuổi.
1.2.1. Đặc điểm tâm lý học sinh 6 đến 15 tuổi:
Ở lứa tuổi này các em có bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần,
các em đang tách khỏi thời kì thơ ấu để chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Các
em không còn là trẻ em nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn. Do đó, các nhà
tâm lý học thường gọi thời kỳ này là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ con lên người
lớn. Trong giai đoạn này trẻ em được hình thành những phẩm chất mới về trí
tuệ, tình cảm, ý chí, … tạo những điều kiện thuận lợi để trẻ chuẩn bị thành
người lớn. Nhưng ở giai đoạn này sự phát triển của trẻ diễn ra tương đối phức
tạp, đời sống tâm lý có nhiều mâu thuẫn, nhiều thay đổi đột biến khiến các bật
cha mẹ, những nhà giáo dục phải ngạc nhiên và cảm thấy khó xử.
Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát dục hay gọi là dậy thì, nó còn ảnh
hưởng không nhỏ đến cá tính của các em. Tuổi dậy thì đã đem lại cho các em
nhiều cảm xúc, ý nghĩa, hứng thú, tính cách mới mẻ mà thường bản thân thiếu
niên cũng không ý thức được.
Ở tuổi thiếu niên, thân thể trẻ em lớn một cách đột ngột về chiều cao, hệ
xương đang tiếp tục cốt hóa và phát triển mạnh. Hệ thần kinh cũng tiếp tục phát
triển và hoàn thiện. Do ảnh hưởng của giáo dục và học tập, vai trò của hệ thống
tính hiệu thứ hai được nâng cao rõ rệt, những kích thích bằng lời giữ vai trò tín
hiệu có ý nghĩa càng lớn lao.
Do vậy công tác giáo dục và huấn luyện vận động viên ở tuổi dậy thì hết
sức phức tạp. Thầy giáo - Huấn luyện viên cần nắm vững các đặc điểm phát
triển tâm sinh lý lứa tuổi để điều chỉnh khối lượng, cường độ vận động và
phương pháp giáo dục để bảo đảm cho thành tích thể thao phát triển bình thường

trước, trong và sau thời kì của tuổi đậy thì
Động cơ và hứng thú học tập, lao động, tập luyện thể thao của thiếu niên có
sắc thái riêng và có ý nghĩa xã hội, sự hứng thú, say mê và sáng tạo trong các
hoạt động của mình đã đem lại cho các em các kết quả đáng kể trong các cuộc


7
thi đấu học sinh giỏi trong và ngoài quốc tế, cả thi đấu thể thao trong và ngoài
nước.
Thực tế trong hoạt động thể thao hiện đại đã có nhưng khẳng định mang
tính chân lý: Thể thao là của tuổi trẻ. Điều đó nói lên sự hứng thú có nhận thức
về hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao ở thiếu niên và chiếm ưu thế hơn bất
kì lứa tuổi nào khác.
Tóm lại sự phát triển của trẻ em ở tuổi thiếu niên mang tính độc đáo, nổi
bật nhất là tính chất quá độ “vừa trẻ con vừa người lớn” vì lẽ đó nên trong giáo
dục và đối xử với thiếu niên phải hết sức tế nhị và tôn trọng tính độc lập của các
em nhưng phải hướng dẫn theo dõi kịp thời từng bước phát triển của chúng.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý học sinh lứa tuổi 6 đến 15 tuổi:
Đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này là quá trình phát dục mạnh mẽ. Các
tuyến nội tiết (tuyến hạ não, tuyến giáp trạng) tăng cường hoạt động, kích thích
cơ thể lớn lên nhanh mà chủ yếu do chân tay dài ra, đồng thời kích thích tuyến
sinh dục (buồn trứng ở con gái, tinh hoàn ở con trai) bắt đầu hoạt động mạnh
theo kiểu cách của sinh lí người trường thành.
Hàng năm các em cao thêm 7 – 10 cm, chân tay lều nghều, động tác vụng
về, tăng trao đổi chất, xuất hiện các giới tính phụ (trai mọc râu, mọc lông, vỡ
tiếng, …; gái nhiều mỡ dưới da, vú nỡ, tóc dài thêm và mượt, chậu hông nở rộng
…). Các em muốn làm người lớn, biết lo lắng trách nhiệm, hăng hái nhiệt tình,
hăm hở đi tìm cái mới nhưng chưa có kinh nghiệm, tự lượng sức mình, thường
đánh giá cao khả năng, dễ lẫn lộn giữa dũng cảm với liều lĩnh, giữa khiêm tốn
với nhu nhược, giữa tình cảm đúng với tình cảm sai.

Khi tuyến sinh dục đã hoạt động đủ mạnh, đủ làm xuất hiện giới tính chính (gái
hành kinh, trai xuất tinh trùng) thì trở lại kìm hãm sự hoạt động của hai tuyến hạ
não và giáp trạng. Bởi thế, chiều cao phát triển chậm dần, ít năm nữa sẽ dừng
hẳn, có cao thêm thì cũng chủ yếu do thân mình dài ra ưu thế hơn tay chân, trái
lại các chiều ngang, các vòng cơ thể cùng với sức lực tăng lên rất rõ.


8
Các em gái khi hành kinh, huyết ra ngoài, hồng cầu trong máu giảm tạm
thời, bạch cầu tăng lên, người mệt, nhứt đầu, buồn nôn, dễ cáu gắt, dễ bị nhiễm
trùng qua đường sinh dục, cho nên hết sức chú ý hướng dẫn vệ sinh.
Nói chung, cơ thể học sinh trung học cơ sở đang trên đà phát triển mạnh.
Những sự mất cân đối sâu sắc giữa các mặt đặt yêu cầu cho các nhà giáo dục
phải biết chăm sóc các em thật chu đáo. Thiếu thể dục, vệ sinh, nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí hợp lí sẽ đưa đến những nguy hại không nhỏ. Học tập, lao động quá
sức sẽ dễ dàng gây bệnh. Nhưng nếu hiểu rõ đặc điểm và sử dụng đúng năng lực
các em thì tuổi này có nhiều đóng góp tốt, có nhiều tài năng đang độ nảy nở, kể
cả tài năng về thể dục thể thao.
Để hiểu rõ hơn đặc điểm nói trên, cần biết thêm một số hệ thống cơ quan
dưới đây:
* Hệ thần kinh:
Đã hoàn thiện về cơ cấu tế bào, nhưng chức năng sinh lí vẫn đang phát
triển mạnh. Hưng phấn vẫn chiếm ưu thế, khả năng phân tích tổng hợp mặc dù
còn thấp nhưng sâu sắc hơn tuổi nhi đồng. Dễ thành lập phản xạ, song cũng dễ
phai mờ, cho nên tiếp thu nhanh nhưng cũng chóng quên. Thần kinh thực vật
yếu ớt ở mức độ nhất định, các dấu hiệu về kích thích cảm giác tăng lên, các
biểu hiện chủ quan, lo lắng rất hay gặp, 14% trai và 26% gái xuất hiện trạng thái
đau đầu vô cớ, chống mệt hồi hộp, đôi khi có biểu hiện đau ở vùng dạ dày, dễ bị
chấn thương tinh thần khi rối loạn giấc ngủ, hoặc khi giáo dục sai phương pháp,
khi công việc nặng nhọc, tập luyện quá sức.

* Hệ vận động:
Phát triển đáng chú ý cả về số lượng và chất lượng. Xương đang cốt hóa
mạnh mẽ, dài ra rất nhanh. Các xương nhỏ ở cổ tay, cổ chân đã thành xương
nhưng chưa vững vàng, lao động, tập luyện nặng dễ gây đau kéo dài các khớp
đó. Mãi đến 15 – 16 tuổi cột sống mới tương đối ổn định các đường cong sinh
lý. Nếu đi, đứng, ngồi sai tư thế vẫn có thể bị cong vẹo cột sống. Đặt biệt, đối
với nữ do các xương chậu chưa cốt hóa đầy đủ nên nếu tập luyện không đúng sẽ
bị méo, lệch, ảnh hướng đến chức năng sinh đẻ sau này. Bắp thịt của các em


9
phát triển chậm hơn sự phát triển của xương, chủ yếu phát triển mạnh về chiều
dài, từ 15 – 16 tuổi bắt thịt dần dần phát triển theo chiều ngang. Mặt khác, các
cơ co và cơ to phát triển nhanh hơn các cơ duỗi và nhỏ.
Do sự phát triển cơ bắp không nhịp nhàng, thiếu cân đối đó khiến các em không
phát huy được khả năng sức mạnh của mình, đồng thời xuất hiện mệt mỏi. Vì
vậy, việc tập luyện thể dục thể thao cho các em phải mang tính chất phong phú,
hấp dẫn và đảm bảo sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực, chú ý tăng cường
phát triển sức mạnh cơ bắp bằng những bài tập có cường độ trung bình.
* Hệ tuần hoàn:
Cơ năng hoạt động của tim còn chưa được vững vàng, cơ năng điều tiết
hoạt động của tim chưa được ổn định, sức co bóp còn yếu, hoạt động quá nhiều,
quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi.
Tập thể dục thường xuyên ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, quả tim
dần dần thích ứng và có khả năng chịu đựng với khối lượng làm việc nặng nhọc
sau này. Nhưng trong quá trình tập luyện cần tôn trọng nguyên tắc tăng dần từ
nhẹ đến nặng, không nên để các em hoạt động quá sức và quá đột ngột. Trong
giáo dục cần chú ý theo dõi hoạt động của tim mạch để có căn cứ định ra kế
hoạch rèn luyện và chăm lo sức khoẻ cho học sinh, vì lứa tuổi này hệ tuần hoàn
có nhiều đột biến, diễn ra rất phức tạp nhưng vẫn không theo kịp tốc độ phát

triển quá mạnh mẽ của toàn bộ cơ thể.
* Hệ hô hấp:
Phổi các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các ngăn buồng túi phổi đang
còn nhỏ, các cơ hô hấp phát triển còn yếu, dung lượng khí mỗi lần thở nhỏ, sự
điều tiết của hệ thần kinh trung ương đối với việc thở chưa được bền vững và
nhịp nhàng. Vì vậy khi hoạt động khẩn trương nhịp thở nhanh, không giữa được
nhịp thở tự nhiên, không kết hợp với động tác, làm cho cơ thể chóng mệt mõi.
Cho nên trong tập luyện thể dục thể thao cần hướng dẫn cho các em về thở; biết
cách thở sâu, thở nhịp nhàng tự nhiên, nhất là việc kết hợp thở với động tác, giữ
vững nhịp thở trong các hoạt động khẩn trương, cần tránh những bài tập tĩnh lực


10
với thời gian dài, vệ sinh trong khi thở, biết tìm chọn nơi không khí trong lành
để tập luyện, biết cách bảo vệ đường hô hấp.
Mặt khác, quan trọng hơn là cần tập luyện những bài tập phát triển mạnh
mẽ, cân đối toàn diện các cơ hô hấp, phát triển nhanh chóng lông ngực cả ba
chiều (trên dưới, trước sau, phải trái) nhằm đáp ứng tốt yêu cầu vận động.
Căn cứ và đặc điểm nêu trên, ở lứa tuổi này cần chú ý giáo dục giới tính
đồng thời tạo tạo môi trường sống thật thuận lợi cho các em.
Thể dục thể thao đã phân môn và nâng cao kĩ thuật, trai gái tập theo
những hình thức và khối lượng khác nhau. Cần bồi dưỡng năng khiếu thể thao
đang bộc lộ. Trên cơ sở tập luyện toàn thân, toàn diện mà ưu tiên phát triển các
chiều dài trong cơ thể (ở tuổi tiền dậy thì) hoặc ưu tiên phát triển chiều ngang và
chiều vòng (từ khi hết tiền dậy thì) ưu tiên phát triển sức nhanh, sức khéo léo và
sức mạnh, có chú ý phát triển sức bền chung (ở cả tiền dậy thì và dậy thì, đặc
biệt từ khi dậy thì chính thức).[8, 25]
1.2.3. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống của học sinh lứa tuổi 6 đến
15 tuổi.
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến

tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt
động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học
tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật
sang các trò chơi vận động.
+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân
và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn tham
gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,...
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của
trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...[16,
17]


11
1.3. Lợi ích và tác dụng của môn bơi lội đối với học sinh Tiểu học và THCS:
Bơi lội là môn thể thao giúp phát triển cơ thể một cách toàn diện và cân
đối nhất.
Khi tham gia vào hoạt động bơi lội thì cơ thể chúng ta sẽ phải vận động
toàn thân, điều này tạo cho ta một thân thể phát triển toàn diện cân đối và đẹp
một cách tự nhiên. Với những người thường xuyên bơi lội thì chúng ta sẽ rất dễ
dàng nhận ra những điểm cắt cơ bắp đẹp mắt trên cơ thể của họ.Nếu quan sát kỹ
thì bạn có thể dễ dàng thấy được, khi bơi thì chúng ta sẽ vận động từ đầu đến
chân, hơn nữa có hiệu năng massage tự nhiên tốt nhất, có thể thúc đẩy tuần hoàn
máu của hệ thống huyết quản toàn thân, tăng cường thay thế, làm tăng tiêu hao
mỡ, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp của chân tay, bụng, đùi, lưng… tăng
cường công năng cơ quan nội tạng, đề cao sức đề kháng của cơ thể, thực hiện
quá trình giảm béo nhẹ nhàng, thoải mái.Ngoài ra khi bơi thì chân, tay và thân
người luôn luôn vươn về phía trước nên sẽ hữu ích trong việc phát triển nhanh
chóng về chiều cao (nhất là trong tuổi thanh, thiếu niên) cũng như phòng chống
cong vẹo cột sống (do thiếu vận động hay ngồi một chỗ nhiều)

Bơi lội giúp phòng trị viêm khớp hiệu quả.
Theo các chuyên gia thì bơi lội là một dạng tập luyện chịu tác động thấp, sự
không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp giúp loại bỏ khả
năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khác.
Các nghiên cứu mới nhất về sức khoẻ còn cho rằng bơi lội đều đặn làm cho
các khớp hoạt động tốt hơn, có tác dụng trong chữa bệnh viêm khớp mãn tính.
Đặc biệt người cao tuổi hay bị đau lưng thì bơi lội là phương pháp lý tưởng để
giảm đau.


12
Bơi lội giúp cho hệ thống tuần hoàn, hô hấp và thần kinh hoạt động tốt
hơn bình thường.
Tham gia vào hoạt động bơi lội sẽ giúp cho tim bóp mạnh hơn bình thường,
số lần đập của tim giảm từ 60 - 45 lần/phút. Phế lượng của phổi lớn hơn, bởi vậy
lồng ngực của vận động viên bơi lội to hơn người thường rất nhiều.
Ngoài ra do sự hoạt động liên tục của đôi chân, tác động đến các cơ bụng
giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bơi lội còn tác động tốt đến sự phát
triển của hệ thống thần kinh, giúp cho hệ thống thần kinh cân bằng, bền vững.
Bơi lội tốt cho tuần hoàn máu.
Áp lực nước vào chân và tay cũng có lợi ích cho hệ tuần hoàn máu. Áp lực
nước cộng với áp lực của cơ ép vào các mạch máu giúp lưu thông máu trở lại
tim phổi.
Khi chúng ta bơi khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày và 3 - 4 ngày mỗi tuần có
thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Như một hình thức vận
động thường xuyên, bơi lội có thể giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol.
Bơi lội kích thích cho ta ăn ngon, ngủ say, giúp cơ thể tăng trưởng nhanh
chóng.
Việc sử dụng một lượng calo khá lớn trong khi bơi nên sau khi bơi chúng ta
thường cảm thấy đói, kích thích sự ăn ngon, ngủ khỏe, giúp cho cơ thể cường

tráng và phát triển toàn diện. Một vận động viên bơi lội thường có một thân hình
phát triển rất cân đối, lý tưởng và vô cùng hấp dẫn.
Bơi lội giúp giải tỏa áp lực, stress hiệu quả.
Theo các thống kê thì có tới hơn 75% người tham gia bơi lội cho rằng
những áp lực và căng thẳng mà họ gặp phải trong công việc, cuộc sóng hàng


13
ngày đã giảm đi rất nhiều sau khi tham gia bơi. Và trong thực tế, rất nhiều người
(nhất là các doanh nhân) thường xem bơi lội là một trong những phương pháp để
giải tỏa áp lực hiệu quả nhất.
Học bơi giúp phòng chống tai nạn đuối nước.
Có rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhìn thấy sự cần thiết và lợi ích thiết
thực của bơi lội, nên đã cưỡng bách học sinh cấp I học bơi. Họ quan tâm dạy bơi
cho trẻ con ngay từ khi còn bé. Đặc biệt nhiều nước xem bơi lội như môn thể
thao quốc gia giúp mang lại tiếng tăm cho quốc gia ở đấu trường thể thao.Việt
Nam với địa hình chằng chịt sông ngòi, ao hồ, kênh, mương, với bờ biển dài hơn
cả chiều dài đất nước và hàng năm thường xuyên phải gánh chịu nhiều thiên tai
bão lụt. Vì vậy việc học bơi là phương cách tốt nhất để phòng chống tai nạn
“chết đuối” có thể xảy ra [6, 12]
1.4. Thực trạng đuối nước của học sinh ở nước ta hiện nay:
Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, đuối nước là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam. Theo
đó, trong giai đoạn 2010-2013, trung bình mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ em và
thanh thiếu niên dưới 19 tuổi bị tử vong do đuối nước. Năm 2018, có 1.900 trẻ
em tử vong do đuối nước, theo ghi nhận ở 53/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nhận thức của các cấp, các
ngành, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em về các nguy cơ gây
đuối nước còn hạn chế, chưa quan tâm đến công tác phòng, chống đuối nước
cho trẻ em; nhiều gia đình giám sát, trông giữ trẻ nhỏ còn chưa tốt; nhiều em

thanh thiếu niên chưa biết bơi và chưa có kỹ năng an toàn trong môi trường
nước trong khi môi trường xung quanh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn
đến đuối nước; thiếu cơ sở vật chất, phương tiện, hướng dẫn viên dạy bơi cho trẻ
em; ý thức chấp hành các quy định về giao thông đường thủy chưa đầy đủ trong
thanh thiếu nhi.


14
Thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành,
các địa phương đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống
đuối nước trẻ em; tổ chức dạy bơi hướng dẫn kỹ năng an toàn trong môi trường
nước cho trẻ em; thí điểm các mô hình dạy bơi an toàn cho trẻ em; tiếp tục thực
hiện tiêu chí “Ngôi nhà an toàn”, “cộng đồng an toàn”, “trường học an toàn”
nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em… Mục tiêu phấn đấu đến
năm 2020 giảm 6% trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015; 40% trẻ
em lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết các kỹ năng an toàn trong môi
trường nước. Việc này đồng nghĩa cần tăng cường dạy bơi cho các em thanh
thiếu nhi.
Chủ đề của lễ phát động năm nay “An toàn cho con trong môi trường
nước" được cho là nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp
luật, chương trình phòng, chống đuối nước;tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức,
trách nhiệm, sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành,
gia đình và xã hội và cả chính bản thân các em về ý nghĩa, tầm quan trọng của
công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; tổ chức cho trẻ em được học bơi
và quan tâm hơn tới việc trông giữ, giám sát trẻ, đảm bảo an toàn cho các con,
nhất là trong kỳ nghỉ hè.[4, 6]
1.4 .1. Khái niệm về đuối nước:
Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ em nhỏ bị một
chất lỏng ( thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở
lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm

trọng cho hệ thần kinh.
1.4.2. Các phương pháp phòng chống đuối nước cho học sinh lứa tuổi 6 -15:
- Tai nạn đuối nước thực sự là một vấn đề bức xúc của xã hội và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Vấn đề này cũng
đã được các cơ quan, ban ngành cũng như các tổ chức xã hội quan tâm. Tuy
nhiên, để phòng tránh và hạn chế tử vong do đuối nước cần có sự phối hợp chặt


15
chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà
trường xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ; tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức cho mọi người trong xã hội, nhất các bậc cha mẹ trong việc phòng
tránh đuối nước cho trẻ em.
- Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm
ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những
nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có
nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố lấy đất làm gạch ngói,
hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.
- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn
trông coi.
- Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn,
làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho
giếng nước, lu chứa nước trong gia đình.
- Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm
biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm mắt. Một số trẻ ở nông thôn, miền núi
thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông, tắm suối dẫn đến bị đuối nước do không
biết bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá sâu bị nước cuốn đi.
- Do đó ngoài việc thường giám sát con cái, cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi
và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước,
giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông suối khi

không có sự canh chừng của người lớn.
- Ngoài ra trong nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một
chương trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó mọi người trong
cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời
khi xảy ra trường hợp đuối nước. Hướng dẫn Hs phương pháp tự cứu khi gặp sự
cố về môi trường nước. [13, 23]


16
1.5. Kỹ thuật bơi:
1.5.1 Mục đích, nhiệm vụ và ảnh hưởng của bơi lội đến kỹ thuật bơi:
Kỹ thuật bơi cần phải phục vụ mục đích đã định. Kỹ thuật bơi phải tạo
cho mỗi học sinh có khả năng học tốt nhất các kiểu bơi, bên cạnh yêu cầu của
đông tác, những nhiệm vụ và tình huống khi bị đã chi phối và quyết định kỹ
thuật bơi.
1.5.2 Tình huống và điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến kỹ thuật bơi:
Một yếu tố quan trọng trong dạy bơi đó là kỹ thuật bơi. Kỹ thuật bơi phải
đáp ứng những yêu cầu của từng học sinh, tạo cho học sinh có khả năng thích
ứng mà bản thân học sinh đã đạt được về thể chất và tâm lý.
1.5.3 Tính chất lý học của môi trường ảnh hưởng đến việc học bơi.
Tính khó ép nhỏ: Các chất lỏng, dưới tác dụng của sự thay đổi của nhiệt
độ, áp suất khác nhau sẽ làm bị thu nhỏ lại, xong đối với nước việc ép nhỏ thể
tích lại không rõ rệt.
Tính bám dính: Tính bám dính của nước là do lực hút bên trong (lực nội
tụ) tính bán dính tăng lên khi nhiệt độ giảm và ngược lại. Khi bơi, tất cả các
động tác bơi đều chịu tác động của lực cản, do tính bám dính của nước gây nên.
Đó là nhân tố quan trọng của lực môi trường khi bơi.
Tính lưu động: Do lực hút lẫn nhau của các phân tử nước tương đối nhỏ
nên sức chống lại lực bên ngoài cũng yếu. Nếu lực bên ngoài lớn hơn lực hút
bên trong sẽ tạo ra sự chenh lệch áp lực. Nước sẽ chảy từ vùng áp lực cao sang

áp lực thấp hoặc chảy theo phương hướng của lực bên ngoài. Sức chống đỡ lực
bên ngoài của các phân tử nước tỉ lệ thuận với tốc độ của lực bên ngoài. Nếu tốc
động hoặc nước chậm, nước sẽ chảy ra phía cùng chiều quạt nước nhiều hơn và
ngược lại. Do vậy muốn bơi được học sinh cần quạt nước tăng dần tốc độ.


17
1.5.4. Lý luận học chất lỏng có liên quan đến kỹ thuật bơi:
Do môi trường nước có 3 đặc tính nên đã chi phối rất lớn đến sự chuyên
động của vật thể trong môi trường nước yên tĩnh cũng như chuyển động. Để xây
dựng được các kỹ thuật bơi hợp lý, cần phải hiểu sâu sắc lý luận lực học chất
lỏng dưới đây: Nguyên lý thủy tĩnh lực học, nguyên lý động lực học.
Nguyên lý thủy tĩnh lực học:
Áp lực: Sức ép của nước lên cơ thể con người khi con người ở trong
nước. Khi xuống sâu 1m thì áp lực tăng lên 0,1Atmotphe, tạo ra khó khăn trong
hô hấp, qua tạp luyện có thể thích ứng.
Trọng lực: Lực hút của trái đất với mọi vật thể. Lực hút của trái đất lên cơ
thể tạo ra trọng lực. Lực nổi: Do đặc tính không thủ nhỏ thể tích của nước nên
khi cơ thể nằm trong nước sẽ nhận được sức chống đỡ của nước với một lực
bằng trọng lượng khối nước mà cơ thể chiếm chỗ theo phương từ dưới lên, lực
đó là lực nổi.
Hiện tượng trìm nổi: Vật thể nằm trong nước bị chìm xuống hay nổi lên
phụ thuộc vào tỷ trọng của vật thể lớn hay nhỏ. Tỷ trọng là tỉ lệ của trọng lượng
của vật thể với thể tích

D=

D là tỉ trọng; p là trọng lượng; v là thể tích.

Nguyên lý thủy động lực học:

Quy luật của động lực chất lỏng được áp dụng chủ yếu trong bơi là lực
cân.
Lực cân: Là lực ngược với phương hướng chuyển động của vật thể khi vật
thể chuyển động trong nước.


18
Những nhân tố cấu thành lực cân: Hình dáng của vật chuyển động (C),
hình chiếu (S), tốc độ (V2), mật độ của nước hay độ đậm đặc của nước (P).
Lực cân của nước đối với cơ thể khi chuyển động trong nước biểu thị
bằng công thức:

F=-

S.C.V2.P

Cân bằng động năng và thế năng.

S Diện tích hình chiếu của vật thể.
C Hệ số lực cân hình dạng và tính chất bề mặt của vật thể.
V2 Bình phương tốc độ
P Độ đậm đặc của nước (nước sạch thường là 1, nước bẩn >1).
Lực cân con người phải gánh chịu khi bơi: Lực cân ma sát, lực cân do
chênh lệch áp lực, lực cân của sóng, lực đẩy trong bơi.
Những lực cơ thể phải chịu khi bơi:
Khi cơ thể nằm im trong nước, chỉ có tác dụng của hai lực là trọng lực và
lực nổi…khi tay chân hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể sinh ra lực, lực này tác
dụng vào trọng tâm cơ thể giúp cơ thể tiến về trước, gọi chung là lực đẩy và lực
hạn chế tiến về trước gọi là lực cân.
Kỹ thuật bơi hợp lý:

Khi tập bơi người tập cần tạo cho mình một kỹ thuật bơi phù hợp, cố tốc
độ, tiết kiệm sức và có thể di trì hoạt động liên tục trong thời gian dài.


×