Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

luận văn hệ thống thông tin kihoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử cho website www cheviet vn của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu minh cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.43 KB, 63 trang )

1
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, ngoài vận dụng những kiến thức, kỹ năng trong
suốt bốn năm học, những hiểu biết trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH thương
mại và xuất nhập khẩu Minh Cường. Em còn nhận sự giúp đỡ to lớn của nhiều thầy cô
giáo, anh chị và bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn
Bình Minh người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em từ những cái nhỏ nhặt
nhất. Thầy đã định hướng đưa ra những phương pháp, kỹ năng cơ bản giúp em hoàn
thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học thương mại nói
chung và các thầy cô trong Khoa Thương Mại Điện Tử nói riêng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn em trong quá trình học tập tại trường, để có những kỹ năng cần thiết và một
nền tảng kiến thức vững chắc.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc và toàn thể các nhân
viên trong Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường đã tạo điều
kiện cho em thực tập tại công ty và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện bài khóa luận tốt
nghiệp.
Vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp, kiến thức và khả năng bản thân còn hạn chế do
đó bài khóa luận còn nhiều khiếm khuyết và thiếu sót. Kính mong các thầy cô góp ý,
chỉ bảo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội 19, Tháng 4 năm 2019
Sinh viên
Vũ Xuân Dương


2
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TNHH
TMĐT
TTĐT
CNTT
DV
GHTK
SEO
ADW

Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại điện tử
Thanh toán điện tử
Công nghệ thông tin
Dịch vụ
Giao hàng tiết kiệm
Search Engine Optimiziton (Tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm)
Advertisement keywords (Quảng cáo từ khóa)


3
ADS
DN

Advertising ( Quảng cáo)
Doanh nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG



4

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty công ty trách nhiệm hữu hạn thương
mại và xuất nhập khẩu Minh Cường
Giao diện website www.Cheviet.vn
Số lượt truy cập vào website cheviet.vn trong 6 tháng gần đây
Mô hình hoạt động TTTT của NgânLương.vn


5


6
PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ rất nhanh
chóng, kéo theo đó là hàng loạt các hoạt động trong thương mại truyền thống cũng
thay đổi. Cùng với đó là sự thay đổi phương thức thanh toán, các giao dịch thanh toán
cũng thay đổi theo, chuyển từ thanh toán truyền thống qua thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử (TTĐT) là hình thức thanh toán sử dụng phương tiện điện tử
làm phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Trên thế giới hiện nay phổ biến một số
phương thức TTĐT như thanh toán ngoại tuyến (thanh toán thẻ qua ATM, POS…),

thanh toán trực tuyến (qua Internet), thanh toán qua điện thoại di động....Cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, TTĐT mang lại rất nhiều lợi
ích như tiết kiệm chi phí giao dich, tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi cho các bên tham
gia giao dịch và giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả…
Có thể nói thanh toán điện tử chính là nền tảng và cũng là điểm yếu lớn nhất của
đa số các hệ thống Thương mại điện tử hiện nay. Chỉ cần vấn đề này được giải quyết
triệt để thì sẽ thúc đẩy Thương mại điện tử phát triển hơn hiện tại rất nhiều.Cùng với
sự xuất hiện của Internet và Thương mại điện tử, thanh toán điện tử là hình thức phát
triển mới của thương mại truyền thống. Phương thức này đã mang lại sự thuận tiện,
nhanh chóng trong quá trình giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả doanh
nghiệp và người tiêu dùng.
Chính vậy việc đẩy mạnh quá trình hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử trên
website Cheviet.vn của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường là
vấn đề vô cùng quan trọng giúp khách hàng của Minh Cường an tâm hơn khi mua sắm
các sản phẩm của công ty. Từ đó từng bước khẳng định thương hiệu của mình trong
tâm trí khách hàng mang đến nhiều cơ hội để phát triển cho công ty.
2. XÁC ĐỊNH VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI.
Nhận thức được điểm thiếu sót còn tồn tại trong hệ thống website
www.cheviet.vn của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường là
hiện tại việc thanh toán điện tử trên website vẫn chưa được chú trọng phát triển và đầu
tư. Hiện nay trên toàn hệ thống bán hàng của công ty mới sử dụng 2 phương thức
thanh toán chính là thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản thông qua các ngân


7
hàng khiến cho các khách hàng còn nhiều lo ngại trong vấn đề xác thực thanh toán
cũng như khá tốn kém thời gian và các thủ tục rườm rà khác. Vì vậy, sau thời gian thực
tập tại Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường, tôi đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử cho website www.cheviet.vn của Công ty
TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường”

3. CÁC MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu xuyên suốt của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về việc đẩy mạnh dịch vụ
thanh toán điện tử tại website www.cheviet.vn của công ty TNHH thương mại và xuất
nhập khẩu Minh Cường. Để hoàn thành mục tiêu tổng quát trên, đề tài sẽ tập trung làm
rõ một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, hệ thống cơ sở lý luận về thanh toán điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử.
Hai là, vận dụng cơ sở lý luận về thực trạng dịch vụ thanh toán điện tử của
website www.cheviet.vn của công ty TNHH TM và XNK MINH CƯỜNG
Ba là, đánh giá về các dịch vụ thanh toán điện tử của công ty TNHH TM và XNK
MINH CƯỜNG, đưa ra đề xuất để đẩy mạnh dịch vụ thanh toán điện tử tại website
www.cheviet.vn.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Là đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên nên phạm vi nghiên cứu của đề tài mang tầm cỡ vi mô, giới hạn trong một công ty
nhất định. Cụ thể, đề tài triển khai công cụ thanh toán trên website www.cheviet.vn
của công ty TNHH TM và XNK MINH CƯỜNG
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Các tài liệu được khảo sát từ năm 2016,
2017 và 2018 của công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường cùng với
số liệu thứ cấp trong vòng 5 năm trở lại đây.
Ý nghĩa của nghiên cứu:
+ Về lý luận: Nắm bắt được những vấn đề cơ bản về thanh toán điện tử. Thấy
được tầm quan trọng của thanh toán điện tử trên website đối với một công ty kinh
doanh.
+ Về thực tiễn: Nhìn ra những vai trò quan trọng của thanh toán điện tử với Công
ty, từ đó đưa ra được các đề xuất, giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử trên
website của Công ty.


8
5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận tốt nghiệp bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán điện tử.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề thanh
toán trực tuyến tại web cheviet.vn
Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện thanh toán điện tử của công ty
TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Minh Cường.


9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ.
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.1.1

Khái niệm thanh toán điện tử

- Theo nguyên nghĩa từ Electronic payment: Thanh toán điện tử là việc thanh
toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, trong đó sử dụng máy tính nối mạng để
truyền các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử giúp cho quá trình thanh toán nhanh
chóng, an toàn và hiệu quả. TTĐT là việc thanh toán tiền thông các thông điệp điện tử
thay cho việc trao tay bằng tiền mặt.
- Theo góc độ tài chính: TTĐT được hiểu là việc chuyển giao các phương tiện tài
chính từ một bên này sang một bên khác thông qua sử dụng các phương tiện điện tử.
Quá trình chuyển đổi bao gồm tiền, quyền sở hữu, quyền sử dụng,…
- Dưới góc độ viễn thông: TTĐT được hiểu là việc chuyển đổi các thông tin bằng
phương tiện thanh toán qua các mạng viễn thông hoặc qua các phương tiện điện tử
khác.
- Tiếp cận dưới góc độ công nghệ thông tin(CNTT) : Thanh toán điện tử được
hiểu là việc ứng dụng CNTT để xử lý các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử... giúp

cho quá tình thanh toán được diễn ra một cách nhanh chóng an toàn và hiệu quả.
- Tiếp cận dưới góc độ phương tiện sử dụng: TTĐT được hiểu là việc sử dụng
các phương tiện điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán.
- Dưới góc độ tự động hóa: Thanh toán điện tử được hiểu là việc ứng dụng công
nghệ chủ yếu là công nghệ thông tin để tự động hóa các giao dịch tài chính và các
kênh thông tin thanh toán.
- Tiếp cận thanh toán điện tử dưới góc độ trực tuyến: Thanh toán điện tử được
hiểu là việc chi trả cho các hàng hóa dịch vụ trao đổi thông tin trực tuyến trên internet
cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác.
Từ những khái niệm trên, tôi chọn khái niệm “Thanh toán điện tử là việc thanh
toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, trong đó sử dụng máy tính nối mạng để
truyền các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử giúp cho quá trình thanh toán nhanh
chóng, an toàn và hiệu quả. Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông các thông


10
điệp điện tử thay cho việc trao tay bằng tiền mặt” làm khái niệm chính trong bài khóa
luận của mình.
1.1.2

Khái niệm hệ thống thanh toán điện tử
Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thanh toán điện tử đã thu hút nhiều sự chú ý từ
các nhà nghiên cứu và thiết kế hệ thống thông tin do vai trò quan trọng của nó trong
thương mại điện tử hiện đại. Điều này dẫn đến các nghiên cứu và có những quan điểm
khác nhau về định nghĩa thanh toán điện tử của một số các nhà nghiên cứu. Các khái
niệm này chủ yếu là nhìn từ những góc độ khác nhau, từ các học giả trong lĩnh vực kế
toán và tài chính, công nghệ kinh doanh và hệ thống thông tin.
Theo Dennis (2004): “Hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức cam kết tài
chính có liên quan đến người mua và người bán thông qua việc sử dụng các thông tin
liên lạc điện tử”.

Theo Adeoti và Osotimehin (2012): “Hệ thống thanh toán điện tử dùng để chỉ
một phương tiện điện tử thực hiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ mua sắm trực
tuyến tại các siêu thị và trung tâm mua sắm”.
Tóm lại “Hệ thống thanh toán điện tử có thể chỉ đơn giản là một tập hợp các
thành phần và quy trình cho phép hai hoặc nhiều bên tham gia giao dịch và giá trị tiền
trao đổi thông qua phương tiện điện tử”.
Hệ thống thanh toán điện tử là một hệ thống trao đổi tài chính giữa người mua và
người bán trong môi trường mạng được hỗ trợ bởi các công cụ tài chính đã được số
hóa (chẳng hạn như thẻ tín dụng đã được mã hóa, séc điện tử, hay tiền mặt số hóa)
được công nhận bởi ngân hàng, trung gian hay nhà thầu hợp lệ.
1.1.3 Khái niệm hoàn thiện, hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử trên
website của doanh nghiệp.
+ Khái niệm hoàn thiện
Hoàn thiện là việc đem một công việc, hoạt động nào đó trở nên đầy đủ, trọn vẹn.
+ Khái niệm hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử của website cho doanh
nghiệp.
Là hoạt động xây dựng, tăng cường những hoạt động thanh toán điện tử trên
website của doanh nghiệp trong quá trình giao dịch của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao
được chất lượng của thanh toán điện tử trên website của doanh nghiệp.


11
1.1.4

Sự khác biệt giữa thanh toán điện tử và thanh toán trực tuyến

1.1.4.1 Giống nhau
- Về phương tiện, công cụ thanh toán:
Cả hai hình thức thanh toán đều không sử dụng các phương tiện, công cụ thanh
toán truyền thống như tiền mặt, séc giấy, hay chứng từ có giá khác mà sử dụng các

thiết bị, các phương tiện thanh toán hiện đại.
- Về môi trường hoạt động:
Đều hoạt động trong môi trường dựa trên các chuẩn chung về cơ sở hạ tầng pháp
lý, cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở hạ tầng bảo mật.
1.1.4.2 Khác nhau
- Về quy mô thanh toán
Về mặt bản chất thanh toán trực tuyến là tập con của thanh toán điện tử và cũng
là hình thức chủ yếu để thực thi các giao dịch trong thương mại điện tử.
Thanh toán trực tuyến mang đầy đủ tất cả các đặc điểm của thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, có nhiều hình thức TTĐT không có các đặc điểm của thanh toán trực tuyến.
- Về xác thực giao dịch
Quy trình thanh toán điện tử đơn thuần diễn ra trên các thiết bị điện tử như ATM,
POS yêu cầu khách hàng, người thanh toán phải xuất trình phương tiện thanh toán một
cách vật lý và cho tiếp xúc thực với các thiết bị điện tử này.
Với thanh toán trực tuyến khách hàng chỉ cần khai báo thông tin về phương tiện
thanh toán trực tuyến mà không cần phải xuất trình phương tiện này một cách vật lý.
Đối với thanh toán điện tử thông thường: Để xác thực thanh toán thiết bị POS,
ATM sẽ truyền đi thông tin về phương tiện thanh toán tới ngân hàng của người bán. Và
sau đó ngân hàng của người bán tiếp tục truyền thông tin về phương tiện thanh toán tới
ngân hàng của người mua thông qua trung tâm xử lý dữ liệu thẻ để ngân hàng của
người mua kiểm tra và xác thực thanh toán.
Với thanh toán trực tuyến: thông tin về phương tiện thanh toán sẽ được nhà cung
cấp dịch vụ thanh toán trung gian truyền tải thẳng tới ngân hàng của người mua thông
qua trung tâm xử lý dữ liệu thẻ để ngân hàng của người mua kiểm tra và xác thực
thanh toán.
- Về thời gian thực


12
Về thời gian thực: Thanh toán điện tử vẫn chịu sự ràng buộc về không gian và

thời gian nên quá trình thanh toán đòi hỏi phải mất thời gian; trong khi đó thanh toán
trực tuyến cho phép khách hàng tham gia thanh toán theo thời gian thực bởi nó phá vỡ
được các rào cản về không gian và thời gian của thanh toán điện tử.
1.1.5 Phân biệt thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống
Toàn bộ hệ thống thanh toán điện tử đều được thực hiện trên cơ sở kĩ thuật số,
chúng được xây dựng và phát triển để thực hiện các thanh toán trên internet. Về bản
chất, nhiều hệ thống trong thanh toán điện tử là phiên bản điện tử của thanh toán
truyền thống, đang sử dụng hàng ngày như séc, tiền mặt, thẻ tín dụng.
Điểm khác biệt lớn nhất của thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống là
thông qua các phương tiện điện tử, loại bỏ hầu hết việc giao nhận giấy tờ và việc kí
truyền thống thay vào đó là các phương pháp xác thực mới. Tất cả được số hóa và ảo
hóa bằng những chuỗi bit ( đơn vị nhớ của máy tính)
Thứ hai, trong thanh toán truyền thống, chỉ ngân hàng mới có quyền phát hành
tiền và các giấy tờ có giá trị. Đối với thanh toán điện tử, tiền và các giá trị của nó được
tổ chức phát hành và đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền
giấy theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Thứ ba là phương thức giao dịch. Trước đây hình thức mua bán chủ yếu của con
người là gặp nhau trực tiếp sau đó thỏa thuận để đi tới thống nhất đảm bảo lợi ích cho
cả bên mua lẫn bên bán. Với hình thức mua này chúng ta phải mất thời gian đi đến tận
nơi bán để mua. Chưa kể trong quá trình đi lại có thể xảy ra các bất trắc khó lường
trước được. Sau khi đến nơi họ bắt đầu tiến hành giao dịch,và người mua sẽ trả tiền
cho người bán. Người bán có thể gặp rủi ro khi người mua vô tình hoặc cố tình dùng
tiền giả mà người bán khó có thể nhận ra được điều đó. Điểu này gây thiệt hại cho
người bán khi tiền không có mà sản phẩm thì mất đi. Còn các hệ thống thanh toán
trong thương mại điện tử thì thực hiện chủ yếu qua máy tính cá nhân và các thiết bị hỗ
trợ kĩ thuật. Việc giao dịch bằng tiền được số hóa và sẽ chuyển đổi ra tiền mặt qua
ngân hàng thương mại khi chủ sở hữu yêu cầu. Do đó, khả năng bị thanh toán bằng
tiền giả rất khó xảy ra. Đó là một ưu điểm lớn của thanh toán điện tử so với thanh toán
truyền thống.



13
1.2 Một số lý thuyết về công cụ thanh toán điện tử trên website
1.2.1 Phân loại các phương thức thanh toán trên website
1.2.1.1 Thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ
- Khái niệm thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền
mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
- Phân loại thẻ thanh toán:
+ Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó
người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm
hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ
này.
+ Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm
trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay
chậm trả.
+ Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị
những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập
tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút
tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ
thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
1.2.1.2 Thanh toán bằng ví điện tử
Là một tài khoản điện tử. Nó giống như "ví tiền" của người mua hàng trên
Internet và đóng vai trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp
người mua thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên Internet, gửi và tiền một
cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc.
Sự an toàn và tiện lợi chính là mục tiêu mà ví điện tử hướng tới.

Một số loại ví điện tử phổ biến:


Ngân lượng: một sản phẩm của PeaceSoft Solutions Corporation



VnMart: Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay)



Payoo: Công ty cổ phần DV Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion)


14


Mobi Ví: Công ty cổ phần Hỗ trợ DV Thanh toán Việt Phú



MoMo: ví tiền điện tử trên điện thoại di động của VinaPhone



VinaPay: Công ty cổ phần Công nghệ Thanh toán Việt Nam



Netcash: Công ty PayNet




Smartlink: Công ty cổ phần DV Thẻ Smartlink



M_Service: Công ty cổ phần DV Di động Trực tuyến
1.3 Lợi ích và hạn chế của dịch vụ thanh toán điện tử
1.3.1 Lợi ích
Đối với Ngân hàng
Xét về mặt lợi ích đối với nhiều ngân hàng thì dịch vụ TTĐT là một giải pháp
mang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Qua
khảo sát, dịch vụ TTĐT mang lại những lợi ích sau:



Giảm chi phí giao dịch, tăng doanh thu
Lợi ích lớn nhất có thể kể tới của dịch vụ TTĐT là lợi thế về chi phí. Bảng sau
đây với những thông số dữ liệu của Hoa Kì cho thấy rằng chi phí trung bình của một
giao dịch thanh toán qua Internet chưa bằng 1% chi phí của một giao dịch tương tự
theo cách truyền thống, tức là trực tiếp đến trụ sở hoặc chi nhánh của Ngân hàng. ATM
và Tel E-Banking cũng là những cách tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch.
Bên cạnh đó, dịch vụ TTĐT còn giúp giảm chi phí văn phòng. Các phòng ít giấy
tờ chiếm diện tích nhỏ, không có những quầy giao dịch, những bàn ghế cồng kềnh như
văn phòng của một ngân hàng truyền thống. Mạng, máy chủ và các máy tính cá nhân
giúp rút ngắn thời gian cho công việc làm thủ tục, tìm kiếm và chuyển giao tài liệu.
Hơn nữa, dịch vụ TTĐT còn giúp tiết kiệm chi phí trả cho nhân viên. Các giao dịch
thanh toán điện tử không còn cần tới nhân viên ngồi bàn làm việc nữa mà chỉ cần sự
tương tác giữa khách hàng với hệ thống. Một ngày, máy rút tiền tự động có thể làm

việc 24/7/365 và thay thế cho công việc của rất nhiều nhân viên.
Bằng phương tiện Internet/Web, ngân hàng và khách hàng có thể tìm hiểu thông
tin, giao dịch thường xuyên hơn, cập nhật hơn, do đó giúp làm giảm chi phí bán hàng
và tiếp thị.
Hệ thống mạng đã phá bỏ sự rằng buộc về không gian và thời gian. Các ngân
hàng có thể mở nhiều chi nhánh ở các nơi khác nhau, các nước khác nhau mà không


15
gặp khó khăn gì trong việc theo dõi hoạt động của các chi nhánh cũng như hoạt động
thanh toán của khách hàng.
Như vậy, khi chi phí được tiết kiệm đáng kể mà hiệu quả lại tăng lên thì rõ ràng
các dịch vụ thanh toán thông qua ngân hàng điện tử được coi là vũ khi sắc bén của
Ngân hàng trong việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.


Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Với sự trợ giúp của mạng Internet, máy tính và các thiết bị công nghệ công trong
dịch vụ TTĐT, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện một cách
nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thuân lợi, thực hiện tốt
trao đổi tiền - hàng. Qua đó, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Đây là lợi ích mà các giao dịch thanh toán kiểu ngân hàng
truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác.



Thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đặc biệt là thương mại điện tử
Xét về mặt kinh tế - xã hội, dịch vụ TTĐT góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế
thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế
thương mại với khu vực và trên thế giới. Và đặc biệt nhất là Internet thúc đẩy phát

triển TMĐT mạnh mẽ hơn thông qua việc hoàn thành hệ thống thanh toán điện tử.
Việc thanh toán thông qua ngân hàng điện tử có khả năng thu hút khách hàng trên
phạm vi rộng tại bất cứ thời điểm nào, 24/7, bất chấp mọi khoảng cách về không gian
và thời gian. Vì vậy, các ngân hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, tiết kiệm chi phí giao
dịch mà vẫn hiệu quả cao hơn.



Dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh
Với hệ thống mạng, ngân hàng có thể thực hiện chiến lược toàn cầu hóa, chiến
lược bành trướng mà không cần mở thêm chi nhánh hay tuyển nhân viên cũng như
thuê văn phòng. Hệ thống mạng phá bỏ mọi rằng buộc về không gian và thời gian, các
ngân hàng có thể mở thêm nhiều chi nhánh ở các nước khác nhau mà không gặp khó
khăn gì trong việc trao đổi, quan lý tình hình hoạt động của các chi nhánh. Ngân hàng
vừa có thể tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều trụ sở hoặc văn phòng,
nhân sự lại gọn nhẹ hơn, đồng thời có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn.
Internet là một công cụ đắc lực trong việc giúp các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt
động thanh toán ra các quốc gia mà không cần đầu tư vào trụ sở hay cơ sở hạ tầng.


16
Theo phương thức này, các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dần thiết
lập cơ sở của mình trên toàn thế giới, thâu tóm nền tài chính toàn cầu.
Tóm lại, sự kết hợp hài hòa trong quá trình phát triển các dịch vụ thanh toán qua
ngân hàng điện tử và các dịch vụ thanh toán truyền thống cho phép các ngân hàng và
tổ chức tín dụng tiếp cận nhanh với các phương pháp quản lý hiện đại, giúp các tổ
chức tài chính đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động, và
đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
o


Đối với khách hàng
Không chỉ ngân hàng mới tìm thấy ưu điểm của dịch vụ thanh toán điện tử mà
các loại hình dịch vụ này còn mang lại cho khách hàng vô số những thuận lợi vượt trội
và đây chính là lí do tồn tại, phát triển của các dịch vụ thanh toán điện tử, với mục
đích là phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Với các dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng điện tử, khách hàng có những thuận lợi sau:



Tiết kiệm chi phí
Với dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử, khách hàng có thể tiết kiệm được
chi phí một cách đáng kể. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì thanh toán qua ngân hàng
điện tử giúp cho các ngân hàng tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn như đã nói ở trên nên các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra theo đó giảm đi
rất nhiều. Ưu điểm về mặt chi phí này đặc biệt quan trọng khi khách hàng là các tập
đoàn hoặc các doanh nghiệp lớn. Khi mọi giao dịch tài chính mà ngân hàng cung cấp
được thực hiện qua máy tính cá nhân, điện thoại di động,…khách hàng lại tiết kiệm
được một khoản đáng kể so với thực hiện qua thư từ hoặc tại quầy. Khách hàng không
còn cần phong bì, giấy viết và tem thư. Khoản chi phí này tưởng như rất nhỏ, không
đáng kể song nếu tính tổng số tiền chi cho một năm thì nhiều khi khách hàng không
khỏi giật mình, nhất là các doanh nghiệp lớn, phải giao dịch nhiều. Dịch vụ TTĐT còn
giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách hiệu quả, giảm chi phí, tăng nhanh vòng
quay của vốn, và đầu tư sinh lợi nhiều.



Tiết kiệm thời gian
Các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện nhanh chóng và hết sức
chính xác. Khách hàng giờ đây không còn phải tới phòng giao dịch của ngân hàng,
không phải mất thời gian đi lại, hoặc thậm chí nhiều khi phải xếp hàng chờ tới lượt

mình. Giờ đây, với các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử, họ có thể thanh toán


17
bất cứ thời điểm nào hoặc bất cứ đâu mà họ muốn. Chỉ cần vài thao tác nhỏ thực hiện
trong nháy mắt thay vì một chuỗi những thao tác phức tạp nếu như phải giao dịch qua
giấy tờ hoặc tại quầy.


Nắm thông tin nhanh chóng và đầy đủ
Dịch vụ TTĐT giúp khách hàng có thể thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh
chóng và hiệu quả hơn. Chỉ trong chốc lát, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với
ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công
cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua sẽ du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, và kể cả
kinh doanh chứng khoán với ngân hàng. Không những thế, thông qua những dịch vụ
TTĐT, những thông tin về tài khoản, tý giá hối đoái, lãi suất,… luôn được liên tục cập
nhật và tự động gửi đến khách hàng qua thư điện tử hay tin nhắn SMS nếu khách hàng
có nhu cầu.
Ngoài ra, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử có thể cung cấp dịch vụ chéo,
tức là các ngân hàng có thể liên kết với công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công
ty tài chính khác để đưa ra sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về
các dịch vụ liên quan.
1.3.2. Hạn chế của dịch vụ thanh toán điện tử
Bên cạnh những lợi ích to lớn đem lại cho xã hội, cho nền kinh tế, dịch vụ TTĐT
cũng có một số những hạn chế nhất định. Hiện nay, các dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng điện tử đang trong quá trình phát triển mạnh nên không ít một số kẻ đã lợi dụng
khe hở của ngân hàng điện tử để phá hoại và làm lợi cho riêng bản thân. Khách hàng
sử dụng và các cơ quan nhà nước, mà cụ thể là ngành ngân hàng đang phải đối phó với
không ít những rủi ro mà các dịch vụ ngân hàng cung cấp. Đến nay, có thể thấy ba loại
rủi ro phổ biến là: Tình trạng gian lận thẻ tín dụng, rửa tiền qua ngân hàng và quan

trọng nhất là vấn đề đảm bảo an toàn thông tin người sử dụng.



Vốn và công nghệ
Xây dựng và phát triển TMĐT đòi hỏi nguồn vốn lớn đẻ phát triển cở sở vật chất,
hạ tầng kĩ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm việc, xây dựng phát triển phần mềm,
đào tạo nguồn nhân lực,…Quá trình này phụ thuộc rất lớn vào năng lực tài chính của
tổ chức tín dụng. Đây chính là khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ của ngành ngân
hàng trong việc hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, phát triển các dịch vụ TTĐT.



An toàn và bảo mật


18
Khi ứng dụng TMĐT, vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, bảo mật nguồn dữ
liệu là vấn đề cực kì quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của mỗi ngân hàng. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động TTĐT là hệ thống bị xâm phạm,
bị giả mạo, lừa đảo. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào giải pháp công nghệ, giải
pháp kĩ thuật, các chương trình phần mềm về mã khóa, chữ kí điện tử cũng như hệ
thống pháp lý về hoạt động thanh toán qua ngân hàng điện tử.
Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet chủ yếu tiến hành giống như
việc chúng ta truy cập vào các trang web thông thường. Việc xác nhập thông tin, bảo
mật đều thông qua việc kiểm tra tên truy cập (user name) và mật khẩu. Việc sử dụng
phương thức này không những tận dụng được các công nghệ và thiết bị hiện hành,
không yêu cầu khách hàng phải sử dụng thiết bị đặc biệt cho bảo mật mà còn tận dụng
được thói quen sử dụng Internet của người dân. Sau khi nhận được tên truy cập và mã
số do ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể tự đổi mã số theo ý muốn của mình để tự

quản lý. Tuy vậy, việc làm này không an toàn do có thể bị truy cập bất hợp pháp vào
đường truyền Internet, hoặc do bất cất của khách hàng khi sử dụng giao dịch. Ngoài ra,
việc lưu chuyển thông tin giữa ngân hàng và khách hàng như đăng ký và cấp tên đăng
nhập, mã số lại thường được gửi qua thư điện tử email, mà trong khi đó khả năng bị
đọc trộm hay xâm nhập vào thư điện tử là tình trạng phổ biến hiện nay.
Thông thường, khi đăng ký sử dụng dịch vụ TTĐT tại một ngân hàng nhất định,
khách hàng thường tiến hành trực tiếp khai báo qua mạng. Tuy nhiên, việc xác thực
thông tin và xác thực khách hàng sẽ tương đối khó khăn do còn thiếu các công cụ
chứng thực như chữ kí điện tử hoặc xác minh điện tử. Việc sửa chữa, thay đổi hay
cung cấp lại đều được ngân hàng tiến hành qua mạng và gần như miễn phí nên khách
hàng có thể liên tục thay đổi tên truy nhập và mã số. Chính vì thế mà nguy cơ bị lộ
hoặc nhầm lẫn mật khẩu dẫn đến khả năng ngân hàng phải gửi lại cho khách hàng là
khá cao.
Hoạt động ngân hàng điện tử đã tự chứng minh với rất nhiều ưu thế và là một xu
thế tương lai. Tuy nhiên vẫn gặp phải một số hạn chế chưa thể khắc phục trong vấn đề
bảo mật. Do đó, tăng cường an ninh và an toàn trong TTĐT đồng nghĩa với việc tăng
cường uy tín và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, tạo dựng niềm tin cho khách hàng
đối với loại hình dịch vụ hiện đại này.


Quản trị và phòng ngừa rủi ro


19
Tình trạng gian lận thẻ tín dụng hiện nay cũng là vấn đề cấp bách. Do tính chất
của thẻ tín dụng là không biết được người rút tiền có phải là chủ thẻ hay không mà chủ
yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên các chủ thẻ dễ bị lừa ăn cắp thẻ cùng
với số PIN. Việc để lộ số PIN có thể là do chủ thẻ vô tình để lộ hoặc bị ăn cắp một
cách tinh vi.
Bên cạnh đó, chủ thẻ còn gặp phải tình trạng làm giả thẻ tín dụng ngày càng tinh

vi. Việc làm giả thẻ có thể tiến hành theo hai hình thức: Đối tượng làm giả thẻ có thể
mua chuộc nhân viên tại các địa điểm chấp nhận thẻ để các nhân viên này sau khi bị
quét thẻ tính tiền sẽ bí mật quét thêm một lần vào một thiết bị đặc biệt có thể đọc được
toàn bộ thông tin về thẻ. Sau khi có đầy đủ thông tin, chúng sẽ nhanh chóng làm một
chiếc thẻ tương tự và tiến hành mua bán hàng hóa như bình thường. Hình thức thứ hai
tinh vi hơn là chúng sẽ cài thẳng những con chíp điện tử tinh vi vào trong máy tính
tiền hoặc máy rút tiền tự động. Sau đó chúng sẽ quay lại những địa điểm trên để lấy
những con chíp đã chứa các thông tin về các thẻ đã giao dịch và làm thẻ giả với những
thông tin đã lấy cắp được.


Dịch vụ TTĐT còn một số hạn chế nữa là nó đòi hỏi các khách hàng phải có
một trình độ nhất định về mạng Internet, máy tính và khoa học công nghệ,…Do đó,
đối với nhiều khách hàng thì sử dụng dịch vụ TTĐT là cả một vấn đề khó khăn và
phức tạp so với dịch vụ thanh toán truyền thống.
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
TMĐT nói chung và TTĐT nói riêng trên thế giới đã phát triển từ những năm
1988, trong giai đoạn bùng nổ Internet và các công ty trên thế giới nhờ có một nền
tảng công nghệ vững chắc từ TMĐT truyền thống. Có một số cuốn sách và tài liệu viết
về TTĐT như “Hệ thống thanh toán điện tử trong Thương mại điện tử” của Donal
O’Mahony, Michael Peirce, Hitesh Tewari, “Sự thật về Thanh toán trực tuyến” của
Russell O’Brien, “Electronic Bill Presentment and Payment” của Kornel Terplan,
“New Payment World” của Mary S.Schaeffer, “Payment System in Golb Perspectives”
của Maxwell J.Fry, Isaack Kilato của nhóm tác giả , “Tạp chí nghiên cứu kinh doanh
quốc tế toàn cầu số 2.2009”
+ Cuốn “Hệ thống thanh toán điện tử trong Thương mại điện tử” của Donal
O’Mahony, Michael Peirce, Hitesh Tewari đã giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết về công



20
nghệ và hệ thống sử dụng cho phép thực hiện thanh toán qua Internet. Cuốn sách được
viết cho các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành để mở rộng và phát triển
các công nghệ mới trong lĩnh vực này.
+ Cuốn “Thế giới thanh toán mới” của Mary S.Schaeffer lại cho ta cái nhìn toàn
cảnh về lịch sử của các dịch vụ thanh toán trên thế giới, các phương thức thanh toán
của ngày “hôm qua”, “hôm nay” và trong “tương lai” trên thế giới. Cuốn sách là sự
giới thiệu đầy đủ về các kỹ thuật bảo mật an toàn hệ thống trong TMĐT nói chung và
TTĐT nói riêng cho từng lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, chứng
khoán….
1.4.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
TMĐT, như đã nói ở trên, là một lĩnh vực không còn mới mẻ ở Việt Nam, việc
ứng dụng TMĐT là cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay có
rất ít tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp nào về TMĐT. Chủ yếu vẫn
là các cá nhân, doanh nghiệp tự chủ động tìm hiểu về các nguồn tài liệu có sẵn khác
nhau trên thế giới và hợp tác triển khai ứng dụng TMĐT tại Việt Nam với các tổ chức,
doanh nghiệp quốc tế.
Tại các trường đại học Việt Nam có đào tạo về TMĐT, về công nghệ cũng chưa
có giáo trình đào tạo chính thức về TMĐT mà chủ yếu vẫn là các tài liệu tổng hợp và
dịch từ các tài liệu từ các chuyên gia, các trường đại học quốc tế, các tổ chức nghiên
cứu quốc tế hay chính các doanh nghiệp TMĐT nói chung và TTĐT nói riêng trên thế
giới. Các giáo trình, bài giảng về TMĐT, TTĐT của trường Đại Học Thương Mại, Đại
Học Ngoại Thương cũng chỉ dành một phần rất nhỏ để giới thiệu về các hình thức
TTĐT hiện nay đang có trên thế giới.
Bài giảng “Thanh toán trong thương mại điện tử” – Bộ môn Nguyên lý thương
mại điện tử. Trong bài giảng, các tác giả đã đề cập đến các vấn đề thanh toán điện tử,
bao gồm: tổng quan về thanh toán điện tử, các hệ thống trong thanh toán điện tử và
công nghệ bảo mật trong thanh toán điện tử. Bài giảng cho ta cái nhìn tổng quan về
thanh toán điện tử.
Giáo trình “Thanh toán trong thương mại điện tử” – PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh

- Đại học Thương mại năm 2011. Đây là cuốn sách đề cập khá chi tiết về thanh toán
điện tử. Tuy nhiên, do tiếp cận theo góc độ tài chính nên cuốn sách đề cập đến nhiều


21
hoạt động thanh toán điện tử tại các ngân hàng mà chưa đề cập đến tình hình hoạt
động thanh toán tại các doanh nghiệp hiện nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về mô hình này với
các điều kiện kinh tế, chính trị… ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề và là một việc cần
thiết, có tính khoa học cao.


22
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI WEBSITE
WWW.CHEVIET.VN
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1. Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU MINH CƯỜNG
- Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Một Thành Viên
- Loại hình công ty: Nhà sản xuất, thương mại
- Slogan: Đệ nhất thanh trà – Thức quà tâm giao
- Tên giao dịch: MINH CUONG.CO
- Địa chỉ: Đoàn Kết, Thuận Thành, Phổ Yên, Thái Nguyên
- Nhà máy: Hồng Thái 2, Tân Cương, TP Thái Nguyên
- Trụ sở giao dịch: 65 Cù Chính Lam, Thanh Xuân, Hà Nội
- Ngày thành lập: 19/09/2012
- Số điện thoại: 0979521152
- Giám đốc: Nguyễn Văn Cường

- Logo của công ty:

Hình 1.1 Logo của công ty


Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4601113439



Hoạt động chính: Buôn bán thực phẩm (chè)



Số tài khoản: 10201-000189274-7 (Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân, HN)



Chăm sóc khách hàng: (024) 62 944 886



Hotline: 0934 56 89 12



Thị trường chính: Toàn quốc


23



Website: />


Email:



Sứ mệnh:
Sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của Minh Cường. Do đó, chúng
tôi cam kết tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phát triển sản phẩm theo chuẩn, nhằm tạo
ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu & mục tiêu của doanh nghiệp.
Công ty luôn cung cấp những điều kiện vật chất và môi trường làm việc tốt nhất
cho các nhân viên nhằm khuyến khích sức sáng tạo và phát triển ở diện rộng khả năng
của mỗi người.
Cung cấp sản phẩm chất lượng cao, mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu chăm
sóc & bảo vệ sức khỏe cộng đồng.Góp phần nâng cao vị thế ngành công nghiệp dược
Việt Nam.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường
- CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU MINH CƯỜNG thành lập ngày 19/09/2012
- Công Ty Chè Minh Cường là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập từ 1
người con thái nguyên mới mong muốn sản phẩm trè đặc sản của quê hương được mọi
miền tổ quốc thưởng thức và xa hơn là giờ thiệu cho bạn bè trên thế giới
- Trải qua gần 6 năm thành lập, công ty trách nhiệm hữu hạn và xuất nhập khẩu
Minh Cường đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cũng như khẳng định mình trên
thị trường với những triết lý kinh doanh:
+ Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ khách hàng đó là niềm tự hào
+ Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực

+ Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà
chung
- Kế thừa nghề làm trà gia truyền hơn một trăm năm, Trà Thái Nguyên Minh
Cường được sản xuất từ những đồi chè trồng theo Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt VietGAP tại vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên. Với các công
đoạn chế biến được kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Công Ty Chè Minh Cường là nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm Chè, Trà
với hai dòng sản phẩm chính:
+ Trà Thái Nguyên: Trà Tân Cương Long Ẩm, Trà Tân Cương Nhất Phẩm, Trà
Thái Nguyên đặc biệt,..


24
+ Trà Sen Tây Hồ: Trà ướp bông sen Hồ Tây, Trà sen Hồ Tây đặc biệt,..
Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về chất lượng
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty trách nhiệm hữu hạn thương
mại và xuất nhập khẩu minh cường
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường hiện
nay đã tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao,
năng động và có trách nhiệm với công việc. Cơ cấu tổ chức của công ty được chia theo
mô hình chức năng, Đứng đầu là Giám đốc. Các phòng ban được phân chia theo chức
năng hoạt động chuyên biệt, bao gồm: phòng Kinh Doanh, phòng marketing, phòng
Hàng Chính.

Giám đốc

Phòng kinh
doanh


Nhóm SEO

Phòng
marketing

Nhóm Facebook
ADS

Phòng hành
chính

Nhóm Google
ADW

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty)
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại và xuất nhập khẩu Minh Cường
Bộ máy tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu
Minh Cường được tổ chức khá đơn giản, gọn nhẹ. Trong đó mỗi phòng ban đều được
phân chia trách nhiệm, chức năng một cách cụ thể và rõ ràng. Sự phân chia này góp


25
phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời tạo nên sự
phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại được xây dựng theo cơ cấu chức năng bao
gồm 3 phòng ban và đứng đầu là giám đốc.


Giám đốc:

+Giám đốc là người giữ quyền hành cao nhất trong công ty, lãnh đạo, điều tiết
các hoạt động kinh doanh. Là người đề ra, tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh
và cũng chính là người chịu trách nhiệm cao nhất trước các vấn đề của công ty.
+ Giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, là người có quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm các chức vụ khác trong công ty.
+ Là người chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo điều hành và phối hợp mọi hoạt
động kinh doanh của công ty, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về hoạt động
kinh doanh của công ty
- Phòng hành chính:
+ Tham mưu, giúp việc cho kế toán trong công tác tài chính của công ty nhằm sử
dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh của
công ty được duy trì và có hiệu quả cao.Xây dựng và triển khai các chương trình
Marketing về website và doanh nghiệp
+ Nghiên cứu dự án, phụ trách về hành chính nhân sự, lương, bổng lộc,tổ chức sự
kiện trong công ty.
+ Chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo nhận sự cho công ty. Đảm bảo công ty luôn
hoạt động ổn định.



Phòng marketing
+ Là bộ phận chịu trách nghiệm mở rộng thị trường, thực hiện hoạt động
marketing cho công ty, điều tra, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nhu cầu của thị
trường, phát triển thương hiệu của công ty, xúc tiến, quảng bá và phát triển các sản
phẩm dịch vụ của công ty. Có chức năng nghiên cứu, tham mưu, tư vấn cũng như tham
gia đào tạo các vấn đề về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho tổ chức.
+ Xây dựng các chương trình nhằm quảng bá thương hiệu của công ty các chiến
dịch quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Google




Phòng kinh doanh:
+ Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm,
lập kế hoạch kinh doanh.


×