Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

luận văn hệ thống thông tin kinh tế phân tích thiết kế phần mềm quản lý nhân sự tại công ty cổ phần phát triển kinh doanh artemis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Thương mại và thực tập tại
Công ty Cổ phần phát triển phát triển kinh doanh Artemis em đã học hỏi và tích luỹ
được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho mình. Từ những kiến thức và trải
nghiệm thực tế đó là cơ sở để em xây dựng khóa luận này. Để có thể hoàn thành được
khóa luận tốt nghiệp là nhờ sự chỉ bảo tận tình của quý thầy, cô trong khoa Hệ thống
thông tin kinh tế và thương mại điện tử, sự hướng dẫn tận tâm của TS.Cù Nguyên
Giáp cùng sự giúp đỡ của các anh, các chị cán bộ viên chức trong Công ty Cổ phần
phát triển kinh doanh Artemis. Đồng thời, cũng thông qua khoá luận, em xin tri ân đến
tất cả các thầy cô giáo đã dày công dạy dỗ chúng em trong suốt 4 năm ở trường Đại
Học Thương Mại. Những giá trị mà các cô thầy tạo ra sẽ là nền tảng quan trọng cho
việc cống hiến và phấn đấu của chúng em sau này.
Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những
sai sót trong quá trình phân tích,thiết kế. Vì thế, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô, ban lãnh đạo công ty để bài khóa luận hoàn thiện
hơn. Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị luôn dồi dào sức
khỏe và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Huyền

1

1


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Tỉ lệ trích các khoản bảo hiểm
Bảng 1.2: Phụ cấp hàng tháng


Bảng 2.1. Bảng xác định các tác nhân và đặc tả vắn tắt
Hình 1.1: Biểu đồ use case của máy rút tiền tự động ATM
Hình 1.2: Biểu đồ lớp của usecase Rút tiền
Hình 1.3 Biểu đồ trạng thái của use case Rút tiền
Hình 1.4: Biểu đồ tuần tự mô tả use case Rút tiền
Hình 1.5: Biểu đồ hoạt động trả tiền bằng thẻ tín dụng
Hình 1.6 Biểu đồ thành phần của máy rút tiền tự động ATM
Hình 1.7: Biểu đồ triển khai của hệ thống dịch vụ ngân hàng
Hình 2.1: Giao diện website của Artemis
Hình 2.2 Website TMĐT tại Hà Nội
Hình 2.3 Website tại chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.1: Sơ đồ use case tổng quát
Hình 3.2: Sơ đồ use case QL Hồ sơ nhân viên
Hình 3.3: Sơ đồ use case QL Chấm công
Hình 3.4: Sơ đồ use case QL Tiền lương
Hình 3.5: Biểu đồ lớp
Hình 3.6: Biểu đồ trạng thái lớp Hồ sơ nhân viên
Hình 3.7: Biểu đồ trạng thái lớp KTKL
2

2


Hình 3.8: Biểu đồ tuần tự Tìm kiếm HSNV
Hình 3.9: Biểu đồ tuần tự thêm HSNV
Hình 3.10: Biểu đồ tuần tự Sửa Hồ sơ nhân viên
Hình 3.11: Biểu đồ tuần tự thêm vào BCC
Hình 3.12: Biểu đồ tuần tự sửa BCC
Hình 3.13: Biểu đồ tuần tự Xóa BCC
Hình 3.14: Biểu đồ tuần tự Tìm kiếm HDLD

Hình 3.15: Biểu đồ tuần tự Thêm vào HDLD
Hình 3.16: Biểu đồ tuần tự Sửa KTKL
Hình 3.17: Biểu đồ tuần tự Xóa Bảng lương
Hình 3.18 Biểu đồ hoạt động Cập nhật Hợp đồng lao động
Hình 3.19 Biểu đồ hoạt động Cập nhật Bảng chấm công
Hình 3.20 Biểu đồ thành phần
Hình 3.21 Biểu đồ triển khai
Hình 3.22: Mô hình thực thể liên kết
Hình 4.1 Giao diện đăng nhập
Hình 4.2 Giao diện chính
Hình 4.3 Giao diện Hồ sơ nhân viên
Hình 4.4 Giao diện Hợp đồng lao động

3

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4

Từ viết tắt
CNTT

Diễn giải
Công nghệ thông tin

HTTT


Hệ thống thông tin

NVHC
NVKT
HSNV
BCC

Nhân viên tổ chức hành chính
Nhân viên tài chính kế toán
Hồ sơ nhân viên
Bảng chấm công

BL

Bảng lương

KTKL

Khen thưởng kỷ luật

HDLD
PB

Hợp đồng lao động
Phòng ban

TT

Thông tin


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài
Quản lý nhân sự có vai trò quan trọng đối với một tổ chức. Yếu tố giúp ta nhận
biết được một tổ chức hoạt động tốt hay không tốt, thành công hay không thành công
chính là nhờ lực lượng nhân sự của tổ chức, những con người cụ thể với tấm long
nhiệt tình và óc sáng tạo. Mọi thứ còn lại như: máy móc thiết bị , của cải vật chất, công
nghệ kĩ thuật đều có thể mua được, sao chép được, nhưng con người thì không thể, Vì
vậy có thể khẳng định rằng quản lý nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và
phát triển của tổ chức.
Tuy nhiên việc quản lý nhân sự không phải là việc đơn giản. Trong quá trình
quản lý nhân sự, các nhà lãnh đạo cũng như các phòng ban quản lý nhân sự luôn gặp
phải các vấn đề khó khăn như: quản lý nhân sự bằng thủ công sổ sách hay có sự nhầm
lẫn, tốn thời gian hay việc số lượng nhân sự luôn luôn thay đổi mà việc cập nhật hồ sơ
không rõ àng sẽ khiến cho việc tìm kiếm thông tin bị cản trở, thiếu chính xác…
Trong tình hình như vậy, việc xây dựng một hệ thống thông tin để tổ chức quản
lý nhân sự là việc làm hết sức cần thiết để thực hiện tốt các hoạt động chiến lược khác
của doanh nghiệp.
Theo sự tìm hiểm trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần phát triển kinh
doanh Artemis, công ty có chi trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại TP.HCM với hơn 150
nhân viên.Nhưng hiện công ty chưa có hệ thống thông tin quản lý nhân sự mà mới chỉ
quản lý nhân sự bằng sổ sách gây nên nhiều khó khăn. Trong đề tài này mong muốn
doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý nhân sự, em sẽ tập
trung nghiên cứu, phân tích thiết kế một phần mềm quản lý nhân sự cho công ty.
Từ thực trạng và tình hình quản lý nhân sự của công ty, chúng ta thấy tầm quan
trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài, với những kiến thức em được học trên
trường và tìm hiểu của bản thân em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích thiết kế phần mềm
Quản lý nhân sự tại công ty cổ phần phát triển kinh doanh Artemis”

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại công ty cổ phần
phát triển kinh doanh Artemis.
5


Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhân sự trong công ty cổ phần phát triển
kinh daonh Artemis. Ở đây đề tài nghiên cứu sẽ tập trung sâu vào công tác quản lý hệ
thống nhân viên làm bàn giấy theo giờ hành chính.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Khái niệm phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là cách thức, con đường, phương tiện thu thập, xử lý
thông tin khoa học (số liệu, sự kiện) nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để giải quyết
nhiệm vụ nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu. Nói cách khác:
Phương pháp nghiên cứu khoa học là những phương thức thu thập và xử lý thông tin
khoa học nhằm mục đích thiết lập những mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc có tính quy
luật và xây dựng lý luận khoa học mới.
Có hai loại phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định tính: quan sát, phỏng vấn các nhân viên, lãnh đạo
của công ty, nắm bắt một cách chủ quan tình hình an toàn, bảo mật thông tin trên mọi
mặt của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: lập phiếu điều tra, sau đó tổng hợp lạị, từ
đó đưa ra được cái nhìn chính xác hơn về tình hình của công ty.
3.2 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ đối tượng là nhân viên công ty về
những nội dung phục vụ cho bài nghiên cứu.
Tìm hiểu các thông tin về phân tích thiết kế thông qua Internet, qua các tài liệu
sách báo liên quan đến phân tích thiết kế
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn ban Giám đốc và nhân viên phòng kinh

doanh của công ty. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: lập ra danh mục các
câu hỏi và khảo sát ý kiến của nhân viên cũng như ban Giám đốc công ty để phục vụ
cho việc đánh giá trình độ nguồn nhân lực trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài để tham khảo và đưa ra định hướng và giải quyết tốt mục tiêu đề ra.

6


Trong các phương pháp nêu trên thì phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương
pháp phỏng vấn là 2 phương pháp chủ đạo còn các phương pháp còn lại là các phương
pháp bổ trợ cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài.
3.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Từ những dữ liệu thu thập được sau khi tiến hành phỏng vấn và thu thập tài liệu
sẽ được chọn lọc, phân tích, đánh giá, tổng hợp để chọn ra thông tin phù hợp với mục
đích nghiên cứu của đề tài. Hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:
Phương pháp nghiên cứu định tính: quan sát, phỏng vấn các nhân viên, lãnh đạo
của công ty, nắm bắt một cách chủ quan tình hình quản lý nhân sự của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: lập phiếu điều tra, sau đó tổng hợp lạị, từ
đó đưa ra được cái nhìn chính xác hơn về tình hình của công ty.
4. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận chia thành 3 phần chính
Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin.
Chương II: Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng HTT trong quản lý nhân sự
tại công ty cổ phần phát triển kinh doanh Artemis.
Chương III: Phân tích thiết kế phần mềm quản lý nhân sự tại công ty cổ phần
phát triển kinh doanh Artemis.

7



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
HỆ THỐNG THÔNG TIN
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm về phần mềm
Phần mềm máy tính (Computer Software) hay gọi tắt là Phần mềm (Software) là
một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc
nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan
nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ
thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp
đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung
cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần
mềm không thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi
được.
Phân loại
Theo phương thức hoạt động:
+) Phần mềm hệ thống: dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví
dụ như các hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Unix, các thư viện động (còn gọi
là thư viện liên kết động (dynamic linked library - DLL) của hệ điều hành, các trình điều
khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều
hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.
+) Phần mềm ứng dụng: để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công
việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), phần
mềm doanh nghiệp, phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ
liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm độc hại.
+) Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch:
các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ mã nguồn được viết bởi các lập trình
viên theo một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có

thể hiểu đưọc, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và
8


các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn)
có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh.
Theo khả năng ứng dụng:
+) Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng
nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa
như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính. Ưu điểm: Thông
thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người
sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến.
+) Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách
hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học,. . . ). Ví dụ: phần mềm điều
khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng.
1.2 Khái niệm về nhân sự, vai trò của quản lý nhân sự đối với doanh nghiệp
- Khái niệm quản lý nhân sự: quản lý nhân sự hay quản lý nhân lực là sự khai
thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và
hiệu quả. Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản
xuất kinh doanh.
- Mục tiêu của quản lý nhân sự: là có thể quản lý nhân viên một cách tốt nhất
hiệu quả nhất. Đó không chỉ là quản lý về lương, thưởng mà còn là quản lý hồ sơ, quản
lý tuyển dụng
- Tác dụng của quản lý nhân sự: quản lý nhân sự góp phần vào việc giải quyết
các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Mỗi công ty hoạt động được đều phải có
các phòng ban, có cấp trên cấp dưới chính vì vậy công tác quản lý nhân sự tạo ra một
bầu không khí cho doanh nghiệp, công ty, giúp công ty hoạt dộng và phát triển. Đây có
thể coi là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty.
- Các hình thức và mô hình quản lý nhân sự:
+) Lấy cá nhân làm trung tâm, tập trung ảnh hưởng. Phương pháp này có đặc tính

là quyền lợi tập trung vào tay một người quan trọng, nhân viên chỉ là công cụ tạo lợi
nhuận, không có quyền tham gia vào hoạch định, định hướng phát triển của công ty.
Hình thức này cứng nhắc không có chuyển biến, không phát huy được những ưu điểm
của toàn bộ nhân viên

9


+) Cá nhân làm trung tâm, nhưng theo hướng quản lý tập thể. Mô hình này có
đặc điểm là quyền lợi của doanh nghiệp được phân phối từ trên xuống dưới từng nhân
viên, mọi chính sách đều xuất phát từ lợi ích chung, mọi nhân viên đều có quyền bày
tỏ quan điểm, có tính dân chủ. Nó phát huy được tối đa những ưu điểm của nhân viên.
+) Tập thể lãnh đạo kiểu cũ: nhiều người lãnh đạo nhưng không thấy vai trò của
người cao nhất dẫn đến việc trách nhiệm không được quy định cụ thể cho cá nhân nào.
2. Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế
2.1 Khái niệm về phân tích và thiết kế
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin là phương pháp để sử dụng để tạo ra và
duy trì hệ thống thông tin nhằm thực hiện các chức năng cơ bản như lưu trữ và ử lý
thông tin dữ liệu.
Mục tiêu chính của phân tích thiết kế hệ thống là cải tiển hệ thống cấu trúc, điển
hình là qua ứng dụng phần mềm, có thể giúp đỡ các nhân viên hoàn tất các công việc
chính của doanh nghiệp được dễ dàng và hiệu quả hơn
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin được dựa trên:
+) Sự hiểu biết về các mục tiêu, các cấu trúc và các quy trình tổ chức.
+) Kiến thức để triển khai công nghệ thông tin nhằm mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp.
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là phương pháp luận để xây dựng và phát
triển hệ thống thông tin bao gồm các lý thuyết, mô hình, phương pháp và các công cụ
sử dụng trong quá trình phân tích và thiết kế hệ thống.
2.2 Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

Có 2 phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng
-

Phương pháp phân tích theo hướng chức năng: là kiểu phân tích lấy quá trình làm
trung tâm để phân tích một hệ đang có và xác định các yêu cầu nghiệp vụ cho một hệ
thống mới. Đặc điểm của phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng là phân rã
một hệ thống lớn thành các hệ thống con từ trên xuống. Phương pháp này tiến hành
phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ hơn rồi tiếp tục phan rã thành các bài toán con
cho đến khi nhận được bài toán có thể cài đặt được ngay sửu dụng ngôn ngữ các hàm
của ngôn ngữ lập trình hướng chức năng

10


-

Phương pháp phân tích hướng đối tượng: cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư
duy theo cách ánh xạ các thành phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực.
Với cách tiếp cận này, hệ thống được chia tương ứng thành các thành phần nhỏ gọi là
các đối tượng, mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ cả dư liệu và hành động liên quan đến
đối tượng đó. Các đối tượng trong hệ thống tương đối đọc lập với nhau và phần mềm
sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp các đối tượng dó lại với nhau thông qua các mối
quan hệ và tương tác giữa chúng.

3. Lý thuyết phân tích thiết kế hướng đối tượng
Ý tưởng cơ bản của việc tiếp cận hướng đối tượng là phát triển 1 hệ thống bao
gồm các đối tượng độc lập tương đối với nhau. Mỗi đối tượng bao hàm trong nó cả dữ
liệu và các xử lý tiến hành trên các dư liệu này được gọi là bao gói thông tin. Ví dụ
như khi đã xây dựng một số đối tượng căn bản trong thế giới máy tính thì ta có thể
chắp chúng lại với nhau để tạo ứng dụng của mình.

3.1 Ưu điểm của mô hình hướng đối tượng
Đối tượng độc lập tương đối, che giấu thông tin, việc sửa đổi đôi tượng không
gây ảnh hưởng lan truyền sang các đối tượng khác.
Những đối tượng trao đổi thông tin được với nhau bằng cách truyền thông điệp
làm cho việc liên kết giữa các đối tượng lỏng lẻo có thể ghép nối tùy ý, dễ dàng bảo
trì, nâng cấp, đảm bảo cho việc mô tả các giao diện diện giữa các đơn thể been trong
hệ thống được dễ dàng hơn
Việc phân tích và thiết kế theo cách phân bài toán của mình thành các đối tượng
là hướng tới lời giải của thế giới thực
Các đối tượng có thể được sử dụng lại do tính kế thừa của đối tượng cho phép
xác định các modul và sử dụng ngay sau khi chúng thực hiện đầy đủ các chức năng và
sau đó mở rộng các đơn thể dó mà không ảnh hưởng tới các đơn thể đã có.
Hệ thống hướng đối tượng dễ dàng được mở rộng thành các hệ thống lớn nhờ
tương tác thông qua việc nhận và gửi các thông báo.
Xây dựng hệ thống thành các thành phần khác nhau. Mỗi thành phần được xây
dựng độc lập và sau đó ghép chúng lại với nhau đảm bảo được có đầy đủ các thông tin
giao dịch.

11


Việc phát triển và bảo trì hệ thống đơn giản hơn rất nhiều do có sự phân hoạch rõ
ràng, là kết quả của việc bao gói thông tin và sự kết nối giữa các đối tượng thông qua
giao diện, việc sử dụng lại các thành phần đảm bảo độ tin cậy cao của hệ thống.
Cho phép áp dụng các phương pháp phát triển mà gắn các bước phát triển thiết
kế và cài đặt trong quá trình phát triển phần mềm trong một giai đoạn ngắn
Quá trình phát triển phần mềm đồng thời là quá trình cộng tcs của khách hàng /
người dùng nhà phân tích, nhà thiết kế, nhà phát triển, chuyên gia lĩnh vực, chuyên gia
kỹ thuật . . . nên lối tiếp cận này khiến cho việc giao tiếp giữa họ được dễ dàng hơn.
Một trong nhưng ưu điểm bậc nhất của của phương pháp phân tích và thiết kế

hướng đối tượng là tính tái sử dụng: bạn có thể tạo các thành phần một lần và dùng
chúng nhiều lần sau đó. Vì vậy các đối tượng đã được nghiên cứu kỹ càng trong lần
dùng trước đó, nên khả năng tái sử dụng đối tượng có tác dụng giảm thiểu lỗi và các
khó khăn trong việc bảo trì, giúp tăng tốc độ thiết kế và phát triển phần mềm.
Phương pháp hướng đối tượng giúp chúng ta xử lý các vấn đề phức tạp trong
phát triển phần mềm và tạo ra các thế hệ phần mềm có quy mô lớn và có khả năng
thích ứng và bền chắc.
3.2 Các giai đoạn của chu rình phát triển phần mềm hướng đối tượng
 Phân tích hướng đối tượng: là giai đoạn phát triển một mô hình chính xác và xúc tích
của vấn đề, có thành phần là các đối tượng khái niệm đời thực, dễ hiểu đối với người
sử dụng.Bao gồm:
-

Phân tích kiến trúc hệ thống

-

Phân tích các Use case

-

Phân tích lớp

-

Xây dựng biểu đồ trạng thái của lớp. Mô tả các trạng thái và sự chuyển tiếp của các
trạng thái trong hoạt động của một đối tượng thuộc lớp nào đó.

 Thiết kế hướng đối tượng: là giai đoạn tổ chức chương trình thành các tập hợp đối
tượng cộng tác với nhau, mỗi đối tượng trong đó là một lớp. Các lớp thành viên tạo

thành một cây cấu trúc với mối quan hệ thừa kế hay tương tác bằng thông báo.Bao
gồm:
-

Xây dựng biểu đồ tuần tự cho các chức năng của hệ thống

12


-

Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết. Xác định các lớp chi tiết thêm chức năng quản lý cho
từng lớp (thêm, sửa, xóa). Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết

-

Thiết kế cơ sở dữ liệu dựa vào các lớp

-

Thiết kế giao diện, chi tiết hóa hình thức giao tiếp giữa con người và máy tính

-

Thiết kế an toàn cho hệ thống thông tin quản lý

-

Thiết kế phần cứng. Tính toán các yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống thông tin quản lý


 Lập trình hướng đối tượng: giai đoạn xây dựng phần mềm có thể được thực hiện sử
dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Đó là phương thức thức thực hiện việc
chuyển các thiết kế hướng đối tượng thành các chương trình bằng việc sử dụng một
ngôn ngữ lập trình có hỗ trợ các tính năng có thể chạy được, nó chỉ được đưa vào sử
dụng sau khi đã trải qua nhiều vòng quay của nhiều bước thử nghiệm khác nhau.
3.3 Những vấn đề đặt ra trong phân tích thiết kế hướng đối tượng
Đặc điểm của phân tích và thiết kế hướng đối tượng là nhìn nhận hệ thống như
một tập hợp các đối tượng tương tác với nhau để tạo thành một hành động cho một kết
quả ở mức cao hơn. Để thực hiện được điều này người ta sử dụng hệ thống mô hình
các đối tượng và các đặc trưng cơ bản sau:
-

Tính trừu tượng hóa cao

-

Tính bao gói thông tin

-

Tính modul hóa

-

Tính kế thừa
Ngày nay, UML là môt công cụ được thiết kế có tất cả những tính chất và điều
kiện giúp chúng ta xây dựng được các mô hình đối tượng có bốn đặc trưng trên.

3.4 Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML
Phân tích thiết kế một hệ thống theo phương pháp hướng đối tượng sử dụng công

cụ UML bao gồm các giai đoạn sau:
3.4.1 Lập mô hình nghiệp vụ
Để có thể nắm được yêu cầu của hệ thống, trước hết phải tìm hiểu và nắm được
hệ thống nghiệp vụ. Việc mô tả các yêu cầu của hệ thống nghiệp vụ đủ tốt là rất cần
thiết, để ta hiểu đúng và đầy đủ về hệ thống mà ta cần tin học hóa về mặt nghiệp vụ.
Muốn vậy, trước hết phải xác định chức năng, phạm vi hệ thống thực hiện và chỉ ra

13


mối quan hệ giữa chúng với môi trường. Tiếp theo tìm các ca sử dụng nghiệp vụ từ các
chức năng của hệ thống mà qua đó con người và các hệ thống khách sử dụng chúng.
3.4.2 Xác định yêu cầu của hệ thống
Nhiệm vụ chính trong xác định yêu cầu là phát triển một mô hình của hệ thống
cần xây dựng bằng cách dùng các ca sử dụng. Để mô tả các yêu cầu nghiệp vụ dưới
góc độ phát triển phần mềm cần tìm các tác nhân và các ca sử dụng để chuẩn bị một
phiên bản đầu tiên của mô hình ca sử dụng
3.4.3 Phân tích
Nhiệm vụ đó là cần phân tích mô hình ca sử dụng bằng cách tìm ra cách tổ chức
các thành phần bên trong của hệ thống dể thực hiện một ca sử dụng. Bao gồm các hoạt
động:
-

Phân tích kiến trúc hệ thống

-

Phân tích một ca sử dụng

-


Phân tích một lớp

-

Phân tích một gói

3.4.3.1Phân tích kiến trúc
Mục đích của phân tích kiến trúc là phác họa nhưng nét lớn của mô hình phân
tích thông qua việc xác định các gói phân tích, các lớp phân tích hiển nhiên và các yêu
cầu chuyên biệt chung.
a. Xác định các gói phân tích
Để xác định các gói phân tích, trước hết bố trí phần lớn ca sử dụng vào các gói
riêng, sau đó tiến hành thực thi các chức năng tương ứng bên trong gói đó
Khi xác định các gói phân tích có thể dựa trên các tiêu chí sau:
-

Các ca sử dụng cần có để hỗ trợ một quá trình nghiệp vụ cụ thể

-

Các ca sử dụng cần có để hỗ trợ một tác nhân cụ thể của hệ thống

-

Các ca sử dụng có quan hệ với nhau bằng các quan hệ tổng quát hóa, mở rộng và bao
gồm

b. Xử lý phần chung của các gói phân tích
Trong nhiều trường hợp ta có thể tìm thấy các phần chung trong các gói phân

tích. Khi đó đặt phần chung này vào một gói riêng nằm ngoài các gói chứa nó, sau đó
để các gói có khác có liên quan phụ thuộc vào gói mới chứa các lớp chung này. Những
14


lớp được chia sẻ có các phần chung như vậy thường là các lớp thực thể. Chúng có thể
được tìm thấy bằng cách lần vết tới các lớp thực thể miền hoặc nghiệp vụ.
c. Xác định các gói dịch vụ
Gói dịch vụ dùng để mô tả các gói phân tích được sử dụng ở một mức thấp hơn
trong sơ đồ phân cấp cấu trúc các gói của hệ thống. Một gói dịch vụ có thể có các tính
chất sau:
-

Chứa một tập hợp các lớp liên quan nhau về mặt chức năng

-

Không thể chia nhỏ hơn

-

Có thể tham gia vào một hay nhiều thực thi ca sử dụng

-

Phụ thuộc rất ít vào các gói dịch vụ khác

-

Các chức năng nó cung cấp có thể được quản lý như một đơn vj riêng biệt


d. Xác định các mối quan hệ phụ thuộc giữa các gói
Mục tiêu là tìm ra các gói phân tích độc lập với các gói khác
e. Xác định các lớp thực thể hiển nhiên
Ta có thể xác định các lớp thực thể quan trọng nhất dựa trên các miền hoặc thực
thể nghiệp vụ đã được xác định trong quá trình nắm bắt các yêu cầu. Mỗi lớp thực thể
này có thể dựa vào một gói riêng.
f. Xác định các yêu cầu đặc biệt chung
Một yêu cầu đặc biệt là một yêu cầu nảy sinh trong quá trình phân tích. Các yêu
cầu này có thể là: tính lâu bền, sự phân bố và tính tương tranh, các điểm đặc trưng về
an toàn, dùng sai về lỗi, quản lý giao dịch
3.4.3.2 Phân tích một ca sử dụng
Việc phân tích một ca sử dụng bao gồm:
a. Xác định các lớp phân tích
Lớp phân tích thể hiện một sự trừu tượng của một hoặc nhiều lớp hoặc hệ thống
con. Có 3 kiểu lớp phân tích cơ bản sau: lớp biên, lớp điều khiển, lớp thực thể.
Lớp biên(boundary class) được sử dụng để mô hình hóa sự tương tác giữa hệ
thống và các tác nhân của nó
Lớp điều khiển(control class) thể hiện sự phối hợp sắp xếp trình tự các giao dịch,
sựu điều khiển của các đối tượng và thường được sử dụng để gói lại các điều khiển

15


liên quan đến một ca sử dụng cụ thể. Các khía cạnh động của hệ thống được mô hình
hóa qua các lớp điều khiển
Lớp thực thể(entity class) được dùng để mô hình hóa các thông tin tồn tại lâu dài
và có thể được lưu trữ. Nó thường thể hiện các cấu trúc dữ liệu logic và góp phần làm
rõ về các thông tin mà hệt hống phải thao tác trên chúng.
b. Mô tả tương tác giữa các đối tượng phân tích

Cách thức mà các đối tượng phân tích tương tác với nhau là hành vi của hệ
thống. Hành vi của hệ thống là một bản mô tả những việc hệ thống làm. Mô tả hành vi
của hệ thống được tiến hành bằng cách sử dụng biểu đồ cộng tác(tuần tự) chúng chứa
các thể hiện của tác nhân tham gia, các đối tượng phân tích và các mối liên hệ giữa
chúng.
c. Mô tả luồng các sự kiện phân tích
Bên cạnh các biểu đồ, đặc biệt là biểu đồ cộng tác, càn bổ sung thêm các mô tả
bằng văn bản để các biểu đồ trở nên dễ hiểu và dễ dàng hơn.
d. Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt
Ta cần nắm bắt các yêu cầu(phi chức năng) cần cho việc thực thi một ca sử dụng
mà đã được xác định trong phân tích nhưng phải được xử lý trong thiết kế và thực thi.
3.4.3.3 Phân tích một lớp
a. Xác định trách nhiệm của lớp
Xác định và duy trì các trách nhiệm của một lớp phân tích dựa trên vai trò của nó
trong các thực thi ca sử dụng.
b. Xác định các thuộc tính
Một thuộc tính đặc tả một tính chất của một lớp phân tích và nó thường được gợi
ý và đòi hỏi trách nhiệm của lớp. Tên của thuộc tính phải là một danh từ
c. Xác định các liên kết và các kết hợp
Số lượng các mối quan hệ giữa các lớp phải được tối thiểu hóa. Đó là các mối
quan hệ cần phải tồn tại để đáp ứng lại các đòi hỏi từ các thực thi ca sử dụng khác
nhau. Số lượng các đối tượng của hai lớp tham gia vào liên kết cũng rất quan trọng.
Ngoài ra, hai lớp có thể có nhiều mối liên kế, ngược lại một lớp có thể liên kết với
nhiều lớp khác nhau

16


d. Xác định lớp tổng quát hóa
Các tổng quát hóa được dùng trong quá trình phân tích để biểu diễn hành vi, chia

sẻ hành vi chung của các lớp phân tích khác nhau. Các lớp tổng quát hóa phải dduwoj
giữ ở một mức cao và có tính khái niệm, chúng làm cho mô hình phân tích dễ hiểu
hơn.
e. Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt của lớp phân tích
3.4.3.4 Phân tích một gói
Mục đích của việc phân tích một gói nhằm:
-

Đảm bảo các gói phân tích càng độc lập với các gói khác nếu có thể.

-

Đảm bảo gói phân tích hoàn thành mục đích của nó là thực thi những lớp miền hoặc
các ca sử dụng nào đó.

-

Mô tả các mối quan hệ phụ thuộc sao cho có thể ước tính được hiệu ứng của các thay
đổi sau này.
Một số nguyên tắc chung của phân tích một gói

-

Xác định và duy trì các mối quan hệ phụ thuộc giữa hai gói có chứa các lớp liên kết
với nhau.

-

Mỗi gói chứa các lớp đúng


-

Hạn chế tối đa các mối quan hệ phụ thuộc tới các gói khác bằng cách bố trí các lớp
chứa trong một gói sang gói khác nếu nó quá phụ thuộc vào các gói khác

3.4.4 Thiết kế
Đầu vào của thiết kế là mô hình phân tích. Khi thiết kế ta sẽ cố gắng bảo tồn
càng nhiều càng tốt cấu trúc của hệ thống được định hình từ mô hình phân tích. Thiết
kế bao gồm các hoạt động sau:
-

Thiết kế kiến trúc

-

Thiết kế một ca sử dụng

-

Thiết kế một lớp

-

Thiết kế một hệ thống con
Mô hình thiết kế là một đối tượng mô tả sự thực thi các ca sử dụng

3.5 Các sơ đồ sử dụng trong phân tích thiết kế hướng đối tượng
 Biểu đồ use case: biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống. Mỗi use case sẽ thể hiện
một tình huống sử dụng hệ thống khác nhau của người dùng. Tập hợp các use case và
17



các tác nhân cùng với quan hệ kết hợp giữa chúng sẽ cho ta một biểu đồ use case dùng
để mô tả yêu cầu hệ thống. Đi kèm với biểu đồ use case là các kịch bản.
4.1

Hình 1.1: Biểu đồ use case của máy rút tiền tự động ATM
 Biểu đồ lớp: là biểu đồ trình bày một tập hợp các lớp, các giao diện cùng với các mối
liên quan có thể có giữa chúng như liên kết, kết nhập, hợp thành, khái quát hóa, phụ
thuộc và thực hiện. Biểu đồ lớp được dùng để mô hình hóa cấu trúc tĩnh của hệ thống (
hay của một phần của hệ thống)
4.2

18


Hình 1.2: Biểu đồ lớp của usecase Rút tiền
 Biểu đồ trạng thái: trình bày các trạng thái có thể của đối tượng và chỉ rõ đối tượng
nào đó vừa được thỏa mãn, mà đối tượng tiếp nhận qua thông điệp gửi tới từ một đối
tượng khác. Một sự thay đổi trạng thái gọi là một dịch chuyển. Có thể có các hành
động xảy ra gắn với trạng thái hay với bước dịch chuyển. Tương ứng với mỗi lớp sẽ
chỉ ra các trạng thái mà đối tượng của lớp đó có thể có và sự chuyển tiếp giữa những
trạng thái đó. Tuy nhiên biểu đồ trạng thái không phải vẽ cho tất cả các lớp, mà chỉ
riêng cho các lớp mà đối tượng của nó có khả năng ứng xử trước các sự kiện xảy đến
tùy thuộc vào trạng thái hiện tại của nó

Hình 1.3 Biểu đồ trạng thái của use case Rút tiền
 Biểu đồ tuần tự: là một trong hai biểu đồ tương tác chính với chủ ý làm nổi bật trình tự
theo thời gian của các thông điệp. Nó trình bày một tập hợp các đối tượng cùng với
những thông điệp chuyển giao giữa chúng với nhau. Các đối tượng này là các cá thể có

tên hay khuyết danh của các lớp, song thế vào chỗ của các đối tượng cũng còn có thể
là các đối tác, các hợp tác, các thành phần, các nút.

19


Hình 1.4: Biểu đồ tuần tự mô tả use case Rút tiền
 Biểu đồ hoạt động: là biểu đồ mô tả một nội dung hoạt động, theo các luồng đi từ việc
này sang việc khác. Nó thường được dùng để diễn tả logic của một ca sử dụng, một
kịch bản, một nhóm ca sử dụng, một quy tắc hay một thao tác phức tạp.

Hình 1.5: Biểu đồ hoạt động trả tiền bằng thẻ tín dụng
4. Biểu đồ thành phần: là biểu đồ mô tả các thành phần và sự phụ thuộc của chúng trong
hệ thống. Giữa các thành phần chỉ có một loại quan hệ phụ thuộc được biểu diễn bằng
đường mũi tên đứt nét.

20


Hình 1.6 Biểu đồ thành phần của máy rút tiền tự động ATM
• Biểu đồ triển khai: chỉ ra cấu hình các phần tử xử lý lúc chương trình chạy, các nút
trên mạng và các tiến trình phần mềm thực hiện trên những phần tử đó. Nó chỉ ra mối
quan hệ giữa các phần cứng và phần mềm của hệ thống. Biểu đồ triển khai chỉ ra toàn
bộ các nút trên mạng, kết nối giữa chúng và các tiến trình chạy trên chúng. Mỗi nút là
một đối tượng vật lý (các thiết bị) có tài nguyên tính toán. Chúng có thể là máy tính,
máy in, máy đọc ảnh, thiết bị truyền tin,… Các nút được kết nối với nhau thông qua
các giao thức như giao thức TCP/IP .

Hình 1.7: Biểu đồ triển khai của hệ thống dịch vụ ngân hàng
Giới thiệu về công cụ Rational Rose 2017


21


Rational Rose hỗ trợ để xây dựng các biểu đồ UML mô hình hoá các lớp, các
thành phần và mối quan hệ của chúng trong hệ thống một cách trực quan và thống
nhất.
Nó cho phép mô tả chi tiết hệ thống bao gồm những cái gì, trao đổi tương tác với
nhau và hoạt động như thế nào để người phát triển hệ thống có thể sử dụng mô hình
như kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng hệ thống.
Rational Rose còn hỗ trợ rất tốt trong giao tiếp với khách hàng và làm hồ sơ, tài
liệu cho từng phần tử trong mô hình.
Rational Rose hỗ trợ cho việc kiểm tra tính đúng đắn của mô hình, thực hiện việc
chuyển bản thiết kế chi tiết sang mã chương trình trong một ngôn ngữ lập trình lựa
chọn và ngược lại, mã chương trình có thể chuyển trở lại yêu cầu hệ thống. Rational
Rose hỗ trợ phát sinh mã khung chương trình trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác
nhau như: C++, Java, Visual Basic, Oracle 8, v.v.
Ngoài ra Rational Rose hỗ trợ cho các nhà phân tích, thiết kế và phát triển phần
mềm:
Tổ chức mô hình hệ thống thành một hay nhiều tệp, được gọi là đơn vị điều
khiển được. Cho phép phát triển song song các đơn thể điều khiển được của mô hình,
Hỗ trợ mô hình dịch vụ nhiều tầng (ba tầng) và mô hình phân tán, cơ chế
khách/chủ (Client/Server).
Cho phép sao chép hay chuyển dịch các tệp mô hình, các đơn vị điều khiển được
giữa các không gian làm việc khác nhau theo cơ chế “ánh xạ đường dẫn ảo” (Virtual
Path Map),
Cho phép quản lý mô hình và tích hợp với những hệ thống điều khiển chuẩn,
Rose cung cấp khả năng tích hợp với ClearCase và Microsoft Visual SourceSafe, v.v.
Sử dụng các bộ tích hợp mô hình (Model Integator) để so sánh và kết hợp các mô
hình, các đơn vị điều khiển được với nhau.

Bản thân UML không định nghĩa quá trình phát triển phần mềm, nhưng UML và
Rose hỗ trợ rất hiệu quả trong cả quá trình xây dựng phần mềm.
5. Cơ sở dữ liệu
CSDL là tập hợp các dữ liệu có cấu trúc và liên quan với nhau được lưu trữ trên
máy tính, được nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô hình. ... Trong khái
22


niệm này, chúng ta cần nhấn mạnh, CSDL là tập hợp các thông tin có tính chất hệ
thống, không phải là các thông tin rời rạc, không có liên quan với nhau.
Hệ quản trị CSDL là tập hợp có thứ tự các phần mềm cho phép mô tả lưu giữ
thao tác các dữ liệu trên một CSDL, đảm bảo tính an toàn, bí mật trong môi trường có
nhiều người sửu dụng
Cấu trúc một CSDL cơ bản bao gồm:
-

Thực thể: là đối tượng cố trong thực tế mà chúng ta cần mô tả các đặc trưng của nó,
đối tượng có thể là cụ thể hoặc trừu tượng.

-

Thuộc tính: là các dữ liệu thể hiện các đặc trưng của thực thể.

-

Ràng buộc: là các mối quan hệ logic của thực thể.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HTTT
TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH
DOANH ARTEMIS

1. Tổng quan về công ty cổ phần phát triển kinh doanh Artemis
1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
Công ty cổ phần cổ phần Phát triển kinh doanh Artemis tiền thân là phòng kinh
doanh 4 của Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại Quốc Tế EWORLD thành lập
năm 2014
Tên chính thức: Công ty cổ phần phát triển kinh doanh Artemis
Tên giao dịch: Artemis Business Development Joint Stock Company
Mã số thuế: 0108320848
Lĩnh vực kinh doanh: tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
Hotline: 0868593566
Website: />
23


Địa chỉ trụ sở : Toà nhà Audi, số 8 đường Phạm Hùng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà
Nội
Chi nhánh: Tầng 2 ,Blue diamond y2-y4 Hồng Lĩnh Cư Xá Bắc Hải, Phường 15,
Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Tầm nhìn:
Xây dựng công ty cổ phần phát triển kinh daonh trở thành một công ty hàng đầu
Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh order hàng TQ, cung cấp dịch vụ sale .Mở rộng
và phát triển thêm nhiều lĩnh vực có liên quan.
Sứ mệnh:
Một công ty trẻ với nhiều tham vọng đang trên đường hoàn thành sứ mệnh khẳng
định mình trong ngành kinh doanh dịch vụ order hàng TQ trên các trang thương mại
điện tử lớn như Alibaba, Taobao, 1688…hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất tới khách
hàng, tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất tới tay người tiêu dùng
1.2 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
Artemis được tổ chức theo đúng mô hình công ty cổ phần.
Số nhân viên: 150 nhân viên ở cả công ty chính và chi nhánh

Artemis được chia thành các phòng ban sau:
-Phòng kinh doanh:
+) Nhân viên phòng kinh doanh có nhiệm vụ tìm nguồn hàng cho khách
+) Hỗ trợ khách tạo đơn hàng ,hỗ trợ khách khiếu nại
-Phòng CSKH:
+)Nhân viên CSKH có nhiệm vụ báo giá
+) Phối hợp với kho TQ để kiếm hàng cho khách ,giải quyết khiếu nại của khách
hàng,tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng
-Phòng đặt hàng:
+) Nhân viên có nhiệm vụ giao dịch với shop đặt mua hàng theo yêu cầu của
khách hàng trên 3 trang web taobao.com,1688.com,tmall.com
+) Phối hợp với kho TQ và phòng CSKH để xử lý đơn kiểm đếm,nhân viên xử lý
mã vận đơn .
-Phòng TMQT: NV đặt hang cho khách trên các trang web: alibaba.com; 1688.
com( khi được yêu cầu),Đặt Và theo dõi đơn hàng thương mại
24


-Phòng Kế toán:
+) Nhân viên có nhiệm vụ nạp tiền cho khách hàng
+) Thanh toán cho shop TQ
+) Hoàn tiền khiếu nại
+) Tiếp nhận giải quyết việc khách hàng yêu cầu rút tiền
+) Theo dõi chi tiêu công ty ,thực hiện tính toán lương cho nhân viên
-Bộ phận kho hàng:
-Phòng hành chính nhân sự:
+) Theo dõi chấm công nhân viên, giám sát việc thực hiện nội quy của NV và các
phòng ban trong Công ty
+) Tiếp nhận thông tin xin nghỉ phép, nghỉ ốm, xin phép ra khỏi văn phòng, trong
giờ làm việc

+) Tiếp nhận phản hồi của NV về chế độ chính sách của công ty và báo cáo BGĐ
+) Tiếp nhận phản hồi của NV về các vấn đề sai lệch lương trong tháng
+) Quản lý con dấu
+) Quản lý tài sản của công ty
+) Tuyển dụng nhân sự
Hiện nay Công ty cổ phần phát triển kinh doanh Artemis có khoảng 150 nhân
viên chính thức cùng với nhiều cộng tác viên để tìm kiếm khách hàng
1.3 Ngành nghề kinh doanh
Nhận thấy rằng: -100% dân bán hàng online mua hàng Trung Quốc về bán
-99% thành công bán hàng online phụ thuộc vào sản phẩm độc lạ giá gốc
-Nhập hàng tại Việt Nam thông qua các mối buôn khác, giá cao hơn 30-50%
-Hay người bán hàng chưa tìm được cách vận chuyển hàng về Việt Nam, không
thể kết nối được với xưởng sản xuất
Chính vì thế Công ty cổ phần Phát triển kinh doanh Artemis đã lấy nền tảng là
nhập hàng kinh doanh online từ xưởng sản xuất Trung Quốc ,kết nối hàng nghìn shop
và người tiêu dùng Việt Nam đến với gốc gác của hàng hóa.Sử dụng ngôn ngữ và công
nghệ ,xóa bỏ rào cản về địa lý và phương thức mua hàng .Nhà sản xuất ,doanh nghiệp
thương mại ,cá nhân buôn bán không cần đến chợ lớn chợ truyền thống ,đi Quảng
Châu nhập hàng .Bởi thông qua Alibaba group ,website thương mại điện tử lớn nhất
25


×