Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

chuyên đê TLV LOP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.37 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐƠN DƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Tiểu học TuTra Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
CHUYÊN ĐỀ KHỐI 3
“Một số biện pháp giúp học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở lớp ba”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi, phát huy
vốn ngôn ngữ, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng việt.
Học sinh viết một đoạn văn, làm một bài văn theo một chủ đề nào đó là bước
nâng cao mà học sinh đã học ở các phần trước về câu, về vốn từ, về cách xây dựng văn
bản.
Thực tế cho thấy khả năng sử dụng từ, đặt câu, viết văn của học sinh là không đều
nhau. Với chương trình giảng dạy hiện nay môn Tập làm văn được đổi mới với nhiều
thể loại; miêu tả, kể chuyện, thuật, tranh luận trao đổi, xây dựng chương trình hoạt
động, làm môït số văn bản hành chính (đơn từ), biên bản. Điều này giúp học sinh tiến
bộ về nhiều mặt, về khả năng vận dụng, sử dụng ngôn ngữ Tiếng việt. Tuy nhiên, việc
dùng từ ngữ đặt câu, viết văn của các em còn nhiều hạn chế. Các em sử dụng dấu câu
còn lúng túng, sai vò trí cho nên khi đọc câu văn của các em trở nên khó hiểu và tối
nghóa. Việc nói năng của các em với thầy cô và bạn bè diễn ra tương đối tự nhiên.
Nhưng khi gặp một vấn đề nào đó trong việc phải có từ ngữ, hình ảnh mới về một chủ
đề nào đó đang tìm hiểu thì các em lúng túng ngay. Đối với học sinh lớp ba việc diễn
đạt ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn của các em còn rất yếu do vốn từ ngữ còn hạn
chế. Nhiều học sinh lo lắng, sợ sệt khi học tiết Tập làm văn. Học sinh không chủ động
nắm bắt kiến thức, thiếu tự tin trong mỗi tiết học dẫn đêùn kết quả học tập của các em
không đạt chuẩn, ảnh hưởng đến quá trình học tập ở các lớp học cao hơn. Vấn đề trên
là mối trăn trở của tôi và rất nhiều giáo viên đứng lớp. Chính vì vậy mà tôi chọn đề
tài: “Một số biện pháp giupù học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở lớp ba”. Với hi
vọng giúp học sinh tự tin trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tâïp, tiếp tục học tập
ở các lớp cao hơn.
II/ THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
-Nhìn chung tất cả giáo viên trong khối đều trẻ khỏe, nhiệt tình trong giảng dạy.


-Giáo viên nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới.
-Cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy, trong thư viện có nhiều sách
báo, tài liệu đề giáo viên tham khảo, tranh ảnh ở sách giáo khoa đẹp và phong
phú.
-Hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con em mình.
*Bên cạnh những thuận lợi trên, khối chúng tôi cũng gặp một số khó khăn sau:
2. Khó khăn:
*GV: mẫu đơn từ, giấy tờ in sẵn ít không đáp ứng được nhu cầu phục vụ tiết dạy.
-Tranh ảnh phóng to để phục giảng dạy môn Tiếng việt không có.
* Học sinh:
- Học sinh trong khi học tiết Tập làm văn k ém sôi nổi, chưa tập trung.
- Vốn từ ngữ của học sinh còn hạn chế.
- Học sinh chậm hiểu, nhút nhát, bò động trong học tập
+ Đối với dạng bài tập nghe nói: học sinh yếu thường hay ỉ lại cho các bạn học
khá giỏi, ngại giao tiếp, lẩn tránh nhiệm vụ, nói nhỏ không đáp ứng được theo yêu cầu
đặt ra.
+ Đối với dạng bài tập viết: học sinh lúng túng không biết dùng từ đặt câu, lời văn
khô khan đơn điệu, khuôn mẫu, bắt chước, sử dụng lặp từ, không biết sử dụng dấu
chấm, dấu phẩy. Học sinh không biết cách trình bày, sai nhiều lỗi chính tả.
III/ BIỆN PHÁP:
Phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong môn Tiếng việt. Trong quá trình
tham gia vào các hoạt động học tập học sinh với vốn kiến thức hạn chế, phạm vi giao
tiếp hẹp nên các em còn rụt rè, nhút nhát ngại giao tiếp, ngại nói vì sợ sai. Vì vậy để
khắc phục được các tình trạng trên chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp để khắc phục
những hạn chế trong khi dạy Tập làm văn để tiết Tập làm văn ở lớp ba thực sự đạt
hiệu quả.
• Dạy học chú trọng : Tích hợp - lồng ghép.
Khi dạy Tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân
môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết để giảng dạy và tạo đà
cho học sinh học tốt môn Tập làm văn. Điều này thể hiện rõ ở cấu trúc của sách giáo

khoa, các bài được biên soạn theo chủ điểm ở tất cả các phân môn.
Ví dụ dạy chủ điểm Tới trường, khi dạy các môn Tập đọc kể chuyện, Luyện từ và
câu, Tập viết, Chính Tả giáo viên cần chú trọng hướng học sinh theo chủ đề. Khai thác
nội dung các bài học để cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề tới trường, rèn cho học
sinh tính cẩn thận khi viết bài. Cụ thể khi dạy bài Tập đọc “Nhớ lại buổi đầu đi học”
giáo viên cần khai thác nội dung bài theo các câu hỏi sau:
+ Điều gì khiến tác giả nhớ đến kỷ niệm của buổi tựu trường?
+ Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh đang có
sự thay đổi lớn?
+ Những hình ảnh nào trong bài nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới tựu
trường?
+ Em hãy kể ngắn gọn về ngày đầu tiên đi học của em? Qua đó giáo viên đònh
hướng cho học sinh thấy ý nghóa của ngày đầu tiên đi học, nhớ lại ngày đầu tiên đi học
của mình từ đó có cơ sở để chuẩn bò cho tiết tập làm văn “ Kể lại buổi đầu em đi học”
cùng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu cũng cung cấp cho các em những từ
ngữ về trường học, hiểu nghóa các từ ngữ. Qua đó học sinh có thêm vốn từ để trao đổi
giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống. Trong mỗi tiết Chính tả, Tập viết giáo viên
cần chú trọng sửa lỗi chính tả , rèn cho học sinh cách trình bàẹp, tính cẩn thận khi
viết. Ngoài ra ở các chủ điểm giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách sử dụng dấu
câu, giúp học sinh hiểu cấu tạo câu và sử dụng trong quá trình giao tiếp. Như vậy viêïc
dạy tích hợp tất cả các phân môn sẽ tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm
văn.
• Tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng.
- Giáo viên cần chuẩn bò kỹ bài trước khi lên lớp, thuộc lòng nội dung, câu
chuyện cần kể, có điệu bộ, cử chỉ hấp dẫn lôi cuốn học sinh ngay từ những phút đầu.
- Lập kế hoạch cho hình thức dạy học; giáo viên chọn hình thức dạy học phù hợp
nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Giáo
viên có thể tổ chức các hình thức dạy học như: thảo luận nhóm, đôi bạn học tập, đàm
thoại với thầy cô giáo, hoạt động cá nhân về một vấn đề nào đó. Giáo viên linh hoạt tổ
chức cho học sinh học tập qua hình thức : tiếp sức, đóng vai, vận dụng các trò chơi

trong tiết học, các cuộc thi để học sinh có cơ hội thi đua cạnh tranh lành mạnh qua đó
học sinh lónh hội kiến thức tích cực, tự giác theo hình thức “ Học mà chơi - chơi mà
học”. Tạo không khí học tập thoải mái, khiến học sinh mạnh dạn tự tin, khi nói. Từ đó
rèn cho các em có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người thể
hiện suy nghó, cảm xúc, thái độ yêu ghét , trân trọng hay phê phán để các em trở nên
mạnh dạn tự tin tong học tập và giao tiếp.
• Tăng cường luyện tập thực hành
-Trong những tiết học chính, do thời gian có hạn mà học sinh ít được luyện tập
thực hành. Chính vì vậy trong những tiết luyện thêm Tiếng việt, chúng tôi luôn tăng
cường cho học sinh học phân môn Tập làm văn để các em có cơ hội thể hiện mình.
- Trong những tiết luyện thêm tôi luôn hướng dẫn và tạo điều kiện cho tất cả học
sinh luyện nói, đặc biệt là học sinh yếu. Các em sẽ nói về các bài học thuộc chủ đề đã
học. Giáo viên phải tạo không khí gần gũi để học sinh tự nhiên khi nói. Sửa chữa
những lỗi sai của học sinh ngay khi nói. Khen ngợi kòp thời để học sinh yếu cảm thấy
không mặc cảm khi tham gia nói trước lớp. Do vậy học sinh nắm vững kiến thức và
làm tốt dạng bài tập viết.
- Khi học sinh làm bàiviết, giáo viên chấm và chữa bài viết của học sinh ngay tại
lớp giúp học sinh có cơ hội nhận xét bài của bạn và tự rút kinh nghiệm sửa chữa bài
viết của mình.
• Sử dụng tranh ảnh và đồ dùng dạy học
* Trong dạy học ở tiểu học , sử dụng tranh ảnh và đồ dùng dạy học là rất cần
thiết không thể thiếu. Chính vì vậy trong mỗi tiết học, giáo viên cần chuẩn bò đầy đủ
các đồ dùng, nắm vững nội dung của từng tranh, cách sử dụng từng loại đồ dùng. Khai
thác triệt để nguồn tranh trong sách giáo khoa và tranh được cấp phục vụ cho giảng
dạy.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn “ Nghe – kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in
sẵn” Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện : Dại gì mà đổi.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa sách giáo khoa và hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? ( Hai mẹ con một cậu bé đang ngồi nói chuyện).
GV: Mẹ và cậu bé đang nói chuyện gì? Cô mời cả lớp cùng nghe và kể lại câu

chuyện vui: Dại gì mà đổi.
- Sau khi giáo viên kể chuyện , cho học sinh tìm hiểu truyện theo các câu hỏi gợi
ý. Giáo viên cho học sinh nhìn tranh kể lại câu chuyện theo nhóm như vậy học sinh sẽ
có điểm tựa để nhớ nội dung câu truyện.…
* Ngoài ra giáo viên cần phải sưu tầm thêm tranh ảnh, làm đồ dùng phục vụ tiết
dạy đặc biệt là các mẫu đơn từ, bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý. Có như vậy giáo viên
mới làm chủ được thời gian, học sinh có thời gian luyện tập thực hành thể hiện mình
trong mỗi tiết học.
IV. KẾT QUẢ:
Với những biện pháp dạy học như đã nêu ở trên, học sinh ham mê học tập, tự tin,
mạnh dạn trước đông người. Học sinh lónh hội kiến thức nhanh và chắc. Trình độ học
sinh dần dần được nâng cao.
Trong giờ học chăm chú nghe giảng ,hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và chẩn
bò bài tốt trước khi đến lớp.
-Nhờ có sự rèn luyện cùng với khả năng cảm thụ văn học ,từ đó giúp các em ham thích
học môn TLV hơn , giúp các em hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn.
V. KẾT LUẬN:
Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trừơng
học thân thiện, học sinh tích cực” Mỗi thầy, mỗi cô đều là người cha, người mẹ, là anh
chò và cũng là những người bạn của học sinh.Học sinh vui vẻ tự tin học tập. Bên cạnh
đó chúng ta vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không “Nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Nói không với vi phạm đạo đức nhà
giáo”. Chính vì vậy để thực hiện tốt cuộc vận động trên chúng ta luôn tìm tòi học hỏi
qua sách báo, các đồng nghiệp gần xa, tìm hiểu về nhu cầu và khả năng nhận thức của
học sinh để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
-Mỗi gv phải thật sự yêu nghề ,mến trẻ, yêu thích môn dạy, đem hết nhiệt tình để
hướng dẫn lèn luyện học sinh từ đó mới dành thời gian đầu tư tranh ảnh hoặc các đồ
dùng khác phục vụ cho tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn.
-Thường xuyên liên hệ chặt chẽ giữa GV-HS-PH để có biện pháp rèn kòp thời .
-Đúc rút kinh trong quá trình giảng dạy.

-Lắng nghe ý kiến mà đồng nghiệp góp ý trong quá trình giảng dạy.
-Sư dụng các phươpng pháp phù hợp với đặc trưng môn học.
Dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác học tập, tự chiếm
lónh kiến thức mới. Vận dụng kiến thức cũ để chiếm lónh kiến thức mới. Với sự gần gũi
nhiệt tình của giáo viên, học sinh sẽ yêu trường, yêu lớp hăng say học tập. Từ đó chất
lượng dạy và học được nâng cao góp phần xây dựng một nền giáo dục thân thiện và
hiệu quả.
VI.QUY TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/Bài cũ: (3-4’)
2/Bài mới: (32-33’)
• Giới thiệu bài
• Luyện tập
Bài 1:
Bài 2:
3/ Củng cố –Dặn dò (2-3’)
*Minh hoạ chuyên đề : Triệu Thò Sơn
*Báo cáo chuyên đề : Nguyễn Thò Vân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×