Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

luận văn kinh tế luật kích cầu về sản phẩm bao bì của công ty TNHH phúc kiến trên thị trường tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.77 KB, 40 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được bài luận văn này sau thời gian thực tập không chỉ nhờ
vào sự nỗ lực của bản thân bên cạnh đó tác giả còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô trường Đại học Thương Mại cũng như thầy cô thuộc bộ môn kinh tế vi mô
và toàn thể anh chị cán bộ, nhân viên trông công ty Phúc Kiến. Trong đó tác giả xin
chân thành cảm ơn:
T.S Phùng Danh Thắng, trong suốt quá trình đã luôn sát sao quan tâm và tận tình
hướng dẫn em làm báo cáo cũng như luận văn. Cảm ơn thầy đã giúp tháo gỡ những
khó khăn vướng mắc và cho tác giả những đóng góp quý báu để có thể hoàn thành bài
luận của mình một cách tốt nhất.
Qua đây tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ban lãnh đạo và
nhân viên công ty Phúc Kiến đặc biệt là anh Đỗ Hồng Minh - kế toán trưởng và chị Tạ
Thị Lý - nhân viên phòng kế toán đã giúp em có thể tiếp cận được với những con số
thực tế, có cơ hội được thực hành những kiến thức đã được trang bị khi còn ngồi ghế
nhà trường và hiểu biết rõ hơn sản phẩm của công ty và tình hình thực tế về cầu của
sản phẩm bao bì trên thị trường.
Trong quá trình làm bài tuy đã cố gắng nhưng em biết vẫn còn nhiều thiếu sót do
kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế thời gian tiếp cận thực tế không nhiều rất mong
các thầy cô nhận được sự đóng góp của thầy cô.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


TÓM LƯỢC
Thông qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Phúc Kiến tác giả nhận
thấy rằng bao bì là một trong những sản phẩm hết sức quan trọng đóng góp một phần
vào việc làm tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Bao bì hầu như cần thiết với tất cả các
sản phẩm trên thị trường bởi nó không chỉ bảo vệ sản phẩm bên trong mà còn góp
phần làm tăng sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng, tạo ra sự ấn tượng và
dấu ấn cho mỗi sản phẩm bên trong nó. Chính bởi vậy mà các DN những người nhận
thấy tầm quan trọng của bao bì và đang kinh doanh nó luôn nỗ tìm kiếm giải pháp làm


thế nào để kích cầu tiêu dùng hàng hóa mà họ đang kinh doanh.
Dựa trên những kiến thức đã được học tập tại trường Đại học Thương Mại và tình
hình thực tế tại công ty, tác giả nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kích cầu
sản phẩm ảnh hưởng lớn tới doanh thu và sản lượng của DN. Do đó mà tác giả đã chọn
đề tài “Kích cầu về sản phẩm bao bì của công ty TNHH Phúc Kiến trên thị trường
tỉnh Thái Bình”. Trong bài phân tích này tác giả đã chỉ ra một số lý thuyết về cầu và
phân tích cầu đồng thời nêu lên được thực trạng thị trường bao bì tại tỉnh Thái Bình,
bằng các phần mềm phần mềm ước lượng tác giả cũng đã nêu ra thực trạng về tiêu thụ
sản phẩm của công ty trên địa bàn này.
Qua nghiên cứu tác giả đã rút ra những kết luận về ưu nhược điểm và hạn chế
trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Từ đó đề ra một số đề xuất, kiến nghị một số
giải pháp nhằm kích cầu mặt hàng này của công ty trên thị trường tỉnh Thái Bình trong
thời gian tới.


MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
TNHH
DN

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT
Trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp



LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới và
khu vực, từ những năm cuối của thế kỉ XX, Việt Nam có những bước tiến quan trọng
trong hội nhập kinh tế thương mại, năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, gia nhập
APEC năm 1997 và sự kiện quan trọng đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội
nhập kinh tế của Việt Nam chính là sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thuong mại thế giới WTO vào ngày 07/11/2006. Và gần đây nhất Việt Nam đã tiến một
bước sâu hơn nữa khi quyết định kí kết hiệp định thương mại tự do (TPP) vào ngày
04/02/2016. Quá trình hội nhập đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các DN nói riêng.
Hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thế giới cũng như trong nước ảnh
hưởng đến sự tồn tại phát triển và chỗ đứng của các DN trên thị trường. Để có thể đứng
vững và phát triển các DN cần phải tạo ra được mức doanh thu lợi nhuận sao cho công
ty có thể tiếp tục và tái sản xuất mở rộng quy mô. Để có thể làm được điều này thì lượng
tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quyết định hay nói cách khác cầu sản phẩm quyết định sự
sống còn của mỗi DN. Và Phúc Kiến không phải ngoại lệ.
Được chính thức thành lập vào năm 2011, tới nay đã đi vào hoạt động được hơn
5 năm. Là một công ty còn non trẻ Phúc Kiến với thị trường tiêu thụ còn hạn chế, kinh
nghiệm còn ít. Trước tiên công ty cần đẩy mạnh hơn mức độ tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường tỉnh nhà khẳng định được vị trí của mình trên địa bàn tỉnh nhà từ đó mới có thể
dần tiến tới các khu vực lân cận. với môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
công ty đang đứng trước 1 bài toán nan giải: Làm thế nào để có thể thức đẩy tiêu thụ
sản phẩm để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận giúp công ty có thể đứng vững và phát
triển trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Để làm được điều này trước hết
Phúc Kiến cần hiểu rõ được thực trạng cầu sản phẩm của chính mình đang như thế nào
trên thị trường.
Nhận thức được điều này qua quá trình thực tập tại công ty và qua việc nghiên cứu
số liệu thứ cấp của công ty và những gì tác giả quan sát được tác giả thấy rằng phân

tích cầu về sản phẩm bao bì trên thị trường Thái Bình là thực sự cần thiết cho quá trình
phát triển của công ty.

5


0.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích cầu có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với các DN. Nó giúp cho
các DN có cái nhìn rõ nét về tình hình thuận lợi và khó khăn trong việc đẩy mạnh tiêu
thụ hàng hóa trong hiện tại cũng như tương lai. Bên cạnh đó, nó còn giúp DN xác định
được những thành tựu và những hạn chế, nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người tiêu
dùng đồng thời dự báo được mức tiêu thụ trong tương lai. Qua đó DN sẽ có những
biện pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động tiêu
thụ, nâng cao doanh số và lợi nhuận của DN. do ya nghĩa to lớn của việc phân tích cầu
đối với DN như vậy nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân tích và dự báo
cầu, về thúc đẩy tiêu thụ như:
Năm 2009 tác giả Ngô Thị Hà có bài viết: “Phân tích cầu và một số giải pháp đẩy
mạnh tiêu thụ dòng xe 4 chỗ nhập khẩu của công ty cổ phần sông la tại các tỉnh phía
bắc” Trong bài này tác giả tập trung nghiên cứu đi sâu từ vấn đề cơ sở lý luận về cầu
và tiêu thụ sản phẩm, tiếp đó đi vào phân tích cầu và thực trạng tiêu thụ dòng xe 4 chỗ
nhập khẩu nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dòng xe này trong bối cảnh
nền kinh tế suy thoái. Tác giả đã phân tích thực trạng cầu về dòng xe 4 chỗ đồng thời
đưa ra những giải pháp rất cụ thể nhằm kích cầu sản phẩm như: Xây dựng chính sách
giá, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hoạt động quảng cáo…. Tác giả cũng có
nững kiến nghị về phái nhà nước tuy nhiên đối với những giải pháp tác giả đưa ra thì
công ty đều đã thực hiện rồi nên các giải pháp này được đưa vào bài không còn tính
thiết thực cao.
Đồ án tốt nghiệp: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả
tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần xi măng Sông Đà” do tác giả Nguyễn Thị Hiền
thực hiện vào năm 2011 đã khái quát cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm thực trạng

công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng Sông Đà. Tác giả còn đưa ra
được những nhận xét về kết quả của từng công tác nhằm đẩy mạnh tiêu thụ tại công ty
(như công tác quảng cáo, hệ thống phân phối,.. ). Qua đó tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao kết quả tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phẩn xi măng Sông Đà.
Tuy nhiên, giải pháp đưa ra chỉ tập trung ở thị trường Hưng Yên.
Trong đề tài: “Kích cầu sản phẩm thép của xí nghiệp Sông Đà 12-2. Thực trạng và
giải pháp” Tác giả Trần Thị Thu Phương thực hiện vào năm 2012 đã nêu ra cơ sở lý
luận về cầu và kích cầu, các phương pháp kích cầu sản phẩm của DN. từ những lý luận
đó, tác giả đã đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phảm thép của xí
nghiệp Sông Đà 12-2 trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2011 thông
qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp và việc sử dụng phần mềm eviews. Từ đó, tác gải đã

6


đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép của các xí nghiệp Sông
Đà đến năm 2015. Tuy nhiên các biến trong mô hình kinh tế được đưa vào phân tích
qua phần mềm eviews còn ít, tác giả chưa đi vào phân tích kết quả mô hình này.
Bài khóa luận tốt nghiệp: “Kích cầu sản phẩm xi măng của công ty TNHH Cường
Thịnh trên thị trường Miền Bắc” tác giả Đặng Thị Nguyệt thực hiện vào năm 2013
cũng đã nêu ra những lý thuyết về cầu phân tích được thực trạng cầu của công ty nêu
ra những ưu nhược điểm và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong công tác kích cầu
sản phẩm xi măng. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất được một số giải pháp và kiến
nghị nhằm kích cầu mặt hàng này tuy nhiên tác giả vẫn chưa phân tích để nêu ra giải
pháp nào mang lại hiệu quả nhất để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Cùng làm về đề tài kích cầu, các tác giả Lê Quốc Hưng (2012), Nguyễn Thu Giang
(2012), Lâm Thị Hằng (2012), đã đề caạp tới những cơ sở lý luận về cầu, kích cầu và
những biện pháp nhằm kích cầu tiêu dùng hàng hóa của DN. dựa trên cơ sở lý luận đó,
cùng với việc tìm hiểu thực tế công tác kích cầu tại đơn vị mà tác giả thực tập, các tác
giả đã đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác kích cầu tại DN mình. Tuy nhiên

vẫn còn một số thiếu sót trong đề tài nghiên cứu của một số tác giả. Ví dụ như, trong
nghiên cứu “kích cầu mặt hàng thực phẩm tươi sống của công ty TNHH một thành
viên thực phẩm Hà Nội trên thị trường Hà Nội. thực trạng và giải pháp” của tác gải Lê
Quốc Hưng thực hiện năm 2012 vẫn chưa đưa ra đưuọc hướng kích cầu cho những
năm tiếp theo
0.3 Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết đã nêu trên và qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực
trạng hoạt động kinh doanh cùng việc nghiên cứu cầu về sản phẩm bao bì của công ty
TNHH Phúc Kiến. Tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Kích cầu về sản phẩm bao
bì của công ty TNHH Phúc Kiến trên thị trường tỉnh Thái Bình” việc lựa chọn đề tài
phân tích cầu này không phải là mới tuy nhiên đối với mặt hàng bao bì thì lại tương
đối mới. Sản phẩm này rất phổ biến nhưng lại được ít người tiêu dùng quan tâm mà
chủ yếu là các DN và việc nghiên cứu về loại sản phẩm này chưa có nhiều. Qua tìm
hiểu các công trình nghiên cứu trước đây tác giả thấy rằng các sản phẩm được đưa vào
phân tích chủ yếu là các sản phẩm có tập khách hàng là người dân bình thường còn đối
vơi các mặt hàng có tập khách hàng là các DN như bao bì thì chưa đưuọc nghiên cứu
nhiều. Do đó, việc tìm hiểu và phân tích là khá cấp thiết nhất là đối với một công ty
còn trẻ và mới gia nhập thị trường như Phúc Kiến.

7


Trong bài này tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Đề tài đưa ra các khái niệm cơ bản về cầu và lượng cầu và cách phân tích cầu đối với
-

sản phẩm bao bì.
Đánh giá định lượng các yêu tố ảnh hưởng đến cầu và hệ số về độ co dãn. Đồng thời


-

chỉ ra được những ý nghĩa kinh tế hay ứng dụng của các con số kinh tế này đối với
việc quyết định kinh doanh. Từ đó xác định yếu tố nào ảnh hưởng nhiều tới cầu về sản
phẩm bao bì của công ty.
Thực trạng công tác phân tích dự báo cầu của công ty. Tác giả sẽ sử dụng phần mềm

-

Eviews để chạy mô hình, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, đây cũng là một
phương pháp phân tích và dự báo cầu mà nhiều tác giả nghiên cứu sử dụng.
Dự báo cầu của sản phẩm bao bì đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thái Bình để thấy
được sự biến động của cầu trong tương lai. Việc phân tích để dự báo cầu trong tương
lai là vô cùng quan trọng, giúp công ty hoạch định được các chính sách trong thời gian
tới. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm kích cầu sản phẩm bao bì .
0.4. mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm bao bì của công ty TNHH Phúc Kiến, và
cụ thể trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty với số liệu tại phòng kinh doanh tác
giả nhận thấy rằng các doanh nghiệp chủ yếu ưu sử dụng loại sản phẩm bao bì 5 lớp.
Do đó trong bài này tác giả tập trung nghiên cứu về sản phẩm bao bì 5 lớp, đồng thời
nghiên cứu công tác phân tích và dự báo cầu của công ty

 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu lý luận:
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cầu, phân
tích, dự báo cầu và các phương pháp phân tích, dự báo cầu. Từ đó, vận dụng các vấn
đề lý luận đã nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn. Cụ thể là phân tích cầu về sản
phẩm bao bì của công ty TNHH Phúc Kiến.


-

Mục tiêu thực tiễn:
Trên cơ sở lý luận đó thì nghiên cứu thực tiễn cần đạt được những vấn đề sau:
Đánh giá thực trạng tình hình phát triển của công ty. Tìm hiểu và phân tích những nhân
tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm của sản phẩm bao bì sau đó xây dựng nên hàm cầu từ
đó định lượng được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cầu mặt hàng này

8


- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác phân tích và dự báo cầu của công ty. Để thấy

-

được nhưng thành tựu đã đạt được và những hạn chế trogn công tác phân tích và dự
báo cầu của Công ty trong thời gian qua.
Dự báo cầu về mặt hàng này của công ty trong tương lai. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến

nghị một số giải pháp nhằm kích cầu sản phẩm bao bì của công ty trên thị trường Thái
Bình. Đồng thời, qua nghiên cứu đề tài đưa ra được những kết luận và những phát hiện
mới về vấn đề nghiên cứu.
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Về nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích ngoài ra còn dự báo cầu trong
tương lai. Sản phẩm tác giả lựa chọn để phân tích là sản phẩm bao bì của công ty TNHH
Phúc Kiến từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong tương
lai.
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cầu về sản phảm bao bì của công ty

TNHH Phúc Kiến trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cầu sản phẩm bao bì trong giai đoạn
2012 -2014 và đưa ra những dự báo về cầu tới năm 2017.
0.5. phương pháp nghiên cứu
Việc phân tích và dự báo cầu là một việc liên quan đến nhiều yếu tố bởi vậy nó đòi
hỏi kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp thu thập
Tác giả thu thập thông tin từ các nguồn sách báo, tạp chí, mạng internet có liên
quan tới đề tài nghiên cứu. Đó có thể là những thống kê dữ liệu tại các phòng ban của
công ty, báo cáo kinh doanh, khối lượng hàng hóa phân phối trên thị trường. Các thông
tin trên các trang báo, mạng internet sẽ giúp cho người nghiên cứu nắm được tình hình
chung của nền kinh tế và những biến động của nó ảnh hưởng như thế nào tới hoạt
động kinh doanh cũng như công tác phân tích dự báo cầu của công ty.
 Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu sẽ gồm nhiều thông tin nhiễu chưa đầy
đủ và tính chính xác chưa cao. Tác giả cần phải phân tích tổng hợp để có thể sàng lọc
những thông tin cần thiết, so sánh các dữ liệu thu được để phục vụ tốt cho quá trình
nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích kinh tế lượng
Phương pháp phân tích kinh tế lượng là phương pháp hóa các mối quan hệ giữa
cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, nhằm đưa ra được mô hình tổng thể từ đó có
thể phân tích, dự báo trong tương lai đối với sản phẩm bao bì. Sử dụng các phương
pháp hồi quy, phần mềm Eviews để ước lượng mô hình hồi quy. Phương pháp kinh tế

9


lượng là phương pháp duy nhất cho các nhà kinh tế học nghiên cứu định lượng. sau
khi thu thập và phân tích đầy đủ các thông tin và số liệu cần thiết tác giả sử dụng
phương pháp này này thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố và sự tác động của chúng

tới cầu sản phẩm.
Trên cơ sở kiểm định sự phù hợp độ chính xác của mô hình để đưa ra những đánh
giá về sự ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình bao
gồm các bước:
Bước 1: Xây dựng mô hình hàm cầu thực nghiệm
Bước 2: Ước lượng hàm cầu cho sản phẩm
Bước 3: kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Bước 4: công tác dự báo

 Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng, quá trình
kinh tế với các dạng khác nhau của đồ thị: biểu đồ so sánh, biểu đồ theo dãy số thời
gian, đồ thị tương quan, đường cong phân phối, biểu đồ thống kê… sử dụng phương
pháp đồ thị có nhiều ưu điểm trong một số nội dung phân tích nhất định. Đồ thị biểu
thị một cách rõ ràng, trực giác các chỉ tiêu nghiên cứu, các mối quan hệ của các chỉ
tiêu, các kết quả phân tích, sự diễn biến của các hiện tượng, quá trình kinh tế. Do có
tính khái quát cao, phân tích bằng đồ thị đặc biệt có tác dụng khi mô tả và phân tích
các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừu tượng.
Tác giả sử dụng phương pháp đồ thị tại phần thực trạng chương 2 nhằm đưa đến
những vấn đề so sánh trực tiếp. Các số liệu doanh thu của công ty hay thị hiếu của
khách hàng đối với sản phẩm bao bì được xây dựng trên biểu đồ hình.

 Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu. So sánh các chỉ tiêu này qua các
năm hay giữa các thời kì với nhau để thấy được thực trạng hoạt động kinh doanh của
công ty trong các thời kì khác nhau và đưa ra được những đánh giá mang tính chủ
quan từ phía tác giả.

10



CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CẦU HÀNG HÓA CỦA DN

1.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CẦU HÀNG HÓA
1.1.1 Khái niệm về cầu và luật cầu
 Khái niệm về cầu
“Cầu (D) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người muốn mua và có khả năng
mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, các yếu tố khác không
đổi”.
“Lượng cầu (QD) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn
mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định”.
“Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch
vụ nhưng có thể không có khả năng thanh toán”. (Phan Thế Công và Ninh Thị Hoàng
Lan, 2011, tr.39-40)
Theo một cách khác nhưng ý nghĩa thì tương tự cầu, lượng cầu và nhu cầu còn
được định nghĩa: “Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định” và “nhu cầu
là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. sự khan hiếm làm cho
hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn”, “lượng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ
mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian
nhất định”. (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2009)
Như vậy khi nhắc đến cầu ta phải hiểu hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ý
muốn sẵn sàng mua hàng hóa dịch vụ cụ thể đó. Người ta thường nhầm lẫn đôi khi là
đồng nhất giữa cầu và nhu cầu. Tuy nhiên, cầu và nhu cầu là hai khái niệm khác nhau.
Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. như vậy, sự
khác nhau cơ bản giữa cầu và nhu cầu là khả năng và sự sẵn sàng thanh toán để có
được sản phẩm của người tiêu dùng.
Cầu cũng khác với lượng cầu. Lượng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người
mua sẵn sàng mua hoặc có khả năng mua ở các mức giá đã cho trong một thời gian

nhất định. Như vậy, chúng ta thấy cầu là mối quan hệ giữa lượng cầu và giá (Bộ giaó
dục và đào tạo, 2009,tr.33).

11


 Luật cầu
“Luật cầu là số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên
khi giá của hàng háo đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi:
P=>QD” (Phan Thế Công, Ninh Thị Hoàng Lan, 2011)
Khi giá hàng hóa tăng lên thì cầu về hàng hóa đó giảm vì mỗi một hàng hóa có thể
được thay thế bằng hàng hóa khác. Khi giá của hàng hóa đó tăng lên người ta có thể
mua các hàng hóa thay thế để sử dụng. Ví dụ, khi giá bao bì Phúc Kiến tăng lên người
ta có thể chuyển sang bao bì Tân Việt Hưng hay bất kì công ty bao bì nào khác có giá
thành hợp lý hơn.

1.1.2 Cầu cá nhân và cầu thị trường
 Cầu cá nhân
Cầu cá nhân là số lượng hàng hóa dịch vụ mà một cá nhân mong muốn mua tại các
mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giải định các yếu tố khác
không đổi (Bộ giáo dục và đào tạo,2009)

 Đường cầu
Đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa mức giá và lượng cầu, khi những điều kiện
khác không đổi (David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch,2011,tr.34)

Đồ thị 1.1: Đồ thị biểu diễn đường cầu cá nhân




Cầu thị trường

“Cầu thị trường bằng tổng bằng tổng các mức cầu cá nhân Đường cầu thị trường là
sự cộng theo chiều ngang đường cầu cá nhân tương ứng tại mỗi mức giá. Do đó, độ
dốc của đường cầu thị trường thoải hơn đường cầu cá nhân” (Phan Thế Công, Ninh
Thị Hoàng Lan, 2011).

12


Đồ thị 1.2: đồ thị biểu diễn cầu thị trường
Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và
có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho (Bộ giáo dục
và đào tạo, 2009). Như vậy, cầu thị trường là tổng hợp cầu cá nhân trong xã hội.
1.1.4 Các yếu tố tác động đến cầu
Khái niệm cầu của David Begg (2011) đưa ra bên trên với giả định, các yếu tố
khác ngoài giá không đổi. Tuy nhiên, trên thực tế cầu của hàng hóa không chỉ chịu tác
động của giá bản thân hàng hóa mà nó còn chịu sự tác động của các yếu tố khác như:
Giá của hàng hóa liên quan, thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu,….

 Giá của bản thân hàng hóa
Theo luật cầu, khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng cầu hàng hóa đó giảm đi và
ngược lại (trừ hàng hóa Giffen: giá tăng thì lượng cầu tăng, giá giảm thì lượng cầu
giảm) với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

 Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của người tiêu
dùng, là yếu tố quan trọng xác định cầu. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu có khả năng
thanh toán của người tiêu dùng tăng lên. Như vậy, thu nhập tăng làm cho nhu cầu hàng
hóa có xu hướng tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào

loại hàng hóa đó. Nhưng hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập tăng được gọi là các
hàng hóa thông thường, còn các hàng hóa mà cầu giảm khi thu nhập tăng lên được gọi
là các hàng hóa thứ cấp (ngô, sắn….) khi thu nhập tăng người tiêu dùng sẽ mua thịt,
cá…. Nhiều hơn và giảm mua ngô, sắn….

13


 Giá của các loại hàng hóa liên quan
Giá hàng hóa kiên quan đối với hàng hóa đang xét được chia làm 2 loại là hàng
hóa bổ sung và hàng hóa thay thế. Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay
cho hàng hóa khác. Ví dụ, mì tôm và phở là hai loại hàng hóa thay thế. Khi giá cả của
hàng hóa này thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi. Chẳng hạn như khi
giá phở tăng lên thì người tiêu dùng sẽ chuyển từ dùng phở sang dùng mì tôm vì thế
cầu mì tôm tăng lên và ngược lại. Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng
thời với hàng hóa khác. Ví dụ như ga và bếp ga là hai hàng hóa bổ sung cho nhau. Đối
với hàng hóa bổ sung, khi giá của một hàng hóa tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ
sung kia giảm và ngược lại.

 Số lượng người tiêu dùng (hay quy mô thị trường)
Thị hiếu cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới cầu hàng hóa. Thị hiếu là
sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ, được hình thành
bởi sự thuận tiện, thói quen hay thái độ xã hội. Trào lưu thích váy ngắn đã làm giảm
cầu về nguyên liệu dệt vải. sự tập trung vào sức khỏe và sự cân đối đã làm tăng cầu về
dụng cụ chạy bộ, thức ăn dinh dưỡng và những tiện nghi cho thể thao đồng thời làm
giảm cầu về bánh kem, bơ và thuốc lá.

 Các chính sách kinh tế của chính phủ
Chính phủ có công cụ hữu hiệu để điều tiết cầu đó chính là thuế và trợ cấp. Chính
phủ muốn cầu giảm thì sẽ đánh thuế vào người tiêu dùng và chính phủ trợ cấp người

tiêu dùng khi muốn cầu tăng….

 Các kì vọng về thu nhập và giá cả
Kỳ vọng là sự mong đợi của người tiêu dùng, ảnh hưởng tới cầu hàng hóa. Nếu
người tiêu dùng hi vọng giá của hàng hóa đó sẽ giảm xuống và ngược lại. Các kỳ vọng
cũng có thể về thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng… đều tác động đối với cầu
hàng hóa.

 Các nhân tố khác: thời tiết, quảng cáo,…
1.1.3 Độ co giãn co giãn của cầu
 Khái niệm độ co giãn của cầu
Độ co giãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho phần trăm của
các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá hàng hóa đang xem xét, thu nhập hoặc giá

14


hàng hóa khác) với điều kiện các yếu tố khác không đổi. (Bộ giáo dục và đào tạo,
2009, tr.79).
Độ co giãn đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi
lượng cầu khi giá hàng hóa, thu nhập của người tiêu dùng, giá của các hàng hóa có liên
quan thay đổi. Do đó độ co giãn của cầu có thể chia ra làm ba loại:
Gọi lượng cầu hàng hóa X là Q Dx, mức thay đổi tuyệt đối của lượng cầu hàng hóa
đó là  QDx và mức thay đổi phần trăm là % QDx. Đặt tên các biến giá hàng hóa X là Px,
giá hàng hóa Y là PY… và thu nhập là M. mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa X và
các yếu tố ảnh hưởng tới nó bằng phương trình: QDx= a + bPX + cPY + dM
Độ co giãn của cầu đối với giá hàng hóa đó:
Độ co giãn của cầu theo giá đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng biểu hiện
qua sự thay đổi lượng cầu khi giá hàng hóa thay đổi.
Độ co giãn là tỷ lệ phàn trăm thay đổi tronng lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi

1% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá:
=b
là độ co giãn của cầu đối với hàng hóa đó, có giá trị âm phản ánh sự dốc xuống của
đường cầu với giả định giá trị của các yếu tố khác không đổi. âm cũng cho thấy khi giá
hàng hóa tăng, các yếu tố khác không đổi thì cầu của hàng hóa giảm và ngược lại.
<0 do quan hệ giữa P và Q là nghịch biến
không có đươn vị tính
< -1 cầu co giãn nhiều
> -1 cầu co giãn ít
= -1 cầu co giãm 1 đơn vị
= -∞ cầu co giãn hoàn toàn
= 0 cầu hoàn toàn không co giãn
Có giãn chéo của cầu đối với giá hàng hóa đó
Độ co giãn chéo của cầu theo giá là phần trăm thay đổi của lượng cầu mặt hàng
này khi giá của mặt hàng kia thay đổi 1% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

15


hàng hóa khác ở đây có thể là hai mặt hàng không liên quan đến nhau, có thể là hàng
háo bổ sung hay thay thế.
Công thức tính độ co giãn chéo của cầu theo giá.
== = c
=0: hai mặt hàng không liên quan.
>0: X Y là hai mặt hàng thay thế cho nhau.
<0 X Y là hai mặt hàng bổ sung cho nhau.
Co giãn của cầu đối với thu nhập
Độ co giãn của cầu theo thu nhập là phần trăm thay đổi của lượng cầu khi thu nhập
thay đổi 1% với điều kiệnc ác yếu tố kahcs không đổi

Công thức tính độ co giãn của cầu với thu nhập:
=d
có gia trị khác nhau phụ thuộc vào viêc sản phẩm thuộc loại hàng hóa nào.
<0: X là hàng hóa thứ cấp
>0: X là hàng hóa thông thường
< 1: X là hàng hóa thiết yếu
>1: X là hàng hóa cao cấp

1.2 PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU
1.2.1 Phân tích cầu
1.2.1.1 Khái niệm
Phân tích là hoạt động phân nhỏ, tách nhỏ chủ thể cần nghiên cứu nhằm mục đích
nắm được bản chất, mối quan hệ với chủ thể, ảnh hưởng của các nhân tố tới chủ thể,
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chủ thể. Như vậy, có thể nói phân tích cầu là
một giai đoạn trong nghiên cứu cầu, giúp người nghiên cứu hiểu được bản chất của
cầu, các nhân tố tác động đến cầu….
Theo lý luận đã được đưa ra bên trên thì cầu hàng hóa phụ thuộc vào giá của bản
thân hàng hóa, giá hàng hóa liên quan, thu nhập của người tiêu dùng, quy mô dân số,
thị hiếu… Như vậy ta phải nghiên cứu, phân tích các nhân tố này để biết được các
nhân tố này tác động tới cầu hàng hóa như thế nào nhằm mục đích phục vụ cho công
tác kích cầu hàng hóa.

16


1.2.1.2 Các phương pháp phân tích cầu
Phương pháp phân tích cầu thông qua độ co giãn: Như phần 1.1.3 đã nêu lên công
thức và ý ngĩa của độ co giãn của cầu ta có thể nhận định co giãn của cầu chính là
công cụ để đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng trước sự thay đổi của thị
trường.Việc nghiên cứu thông qua nghiên cứu độ co giãn có vai trò quan trọng trong

viẹc định giá sản phẩm. qua nghiên cứu độ co giãn cầu DN có thể quyết định được
việc tăng giảm doanh thu (với cầu co giãn giá hay không co giãn theo giá, đẻ tăng
doanh thu doanhnghiệp nên tăng hay giảm giá bán)
Phân tích cầu qua mô hình kinh tế lượng: là phương pháp nhằm lượng hóa các
mối quan hệ giữa cầu với các nhân tố ảnh hưởng tới cầu, qua mô hình và kết qua phân
tích biết yếu tố nào có ảnh hưởng đến cầu, mức độ ảnh hưởng và độ chính xác của mô
hình khi giải thích các mối quan hệ đó. Ngoài ra cũng nhờ phương pháp này có tể dự
đoán đưuọc cầu trong tương lai từ đó có những kế hoạch, chính sách sản xuất kinh
daonh hợp lý và hiệu quả hơn.
1.2.2 Đặc điểm chung của dự báo
1.2.2.1 Khái niệm
Dự báo những vấn đề xảy ra trong tương lai dựa vào những số liệu hiện tại, xu
hướng.
Dự báo nhu cầu: dự kiến, đánh giá nhu cầu trong tương lai của các sản phẩm, giúp
DN xác định được các chủng loại, số lượng sản phẩm cần sản phẩm và hoạch định
nguồn lực cần thiết đáp ứng.
1.2.2.2 đặc điểm chung của dự báo
Khi tiến hành dự báo cần giải quyết: hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của
đại lượng dự báo trong quá khứ sẽ tiếp tục cho ảnh hưởng trong tương lai. Không có
dự báo hoàn hảo 100%.
Dự báo dựa trên diện đối tượng khảo sát càng đa dạng thì càng nhiều khả năng cho
kết quả chính xác hơn. Ví dụ dự báo về giá xăng dầu trong thời gian tới. Độ chính xác
của dự báo tỷ lệ nghịch với khoảng thời gian dự báo. Dự báo ngắn hạn thường chính
xác hơn dự báo trung và dài hạn.

17


1.3 NỘI DUNG CÁC BƯỚC ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU
1.3.1 Ước lượng cầu

Đối với doanh nghiêp mà tôi nghiên cứu trong bài là một hãng định giá với đặc
điểm giá do người quản lý quyết định và giá cả là biến ngoại sinh nên trong phần lý
thuyết này tôi xin được trình bày về nội dung ước lượng cầu về mặt hàng A cho hãng
định giá:
Bước 1: xác định mô hình hàm cầu
Để xác định được mô hình hàm cầu về mặt hàng A trước hết cần phải xác định các
yếu tố tác động đến cầu của mặt hàng A.Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lựa
chọn các yếu tố có thể lượng hóa được để đưa vào mô hình. Ngoài ra đối với các yếu
tố có ảnh hưởng lớn mà không thể lượng hóa được thì sẽ đưa vào mô hình thông qua
các biến giả. Thông thường mô hình hàm cầu có dạng:
QD= a + bP + cM + dPR + eD (dạng hàm tuyến tinh) hoặc Q D = a.Pb.Mc.Pdr.De (dạng
phi tuyến tính)
D là biến giả đại diện cho các yếu tố khó có thể lượng hóa như thị hiếu, dân số, kỳ
vọng về giá…
Bước 2: Thu thập số liệu
Thu thập số liệu tương ứng với các biến trong mô hình chú ý thu thập càng nhiều
số liệu càng đảm bảo tính tin cậ của mô hình. Nguồn dữ liệu thu thập chia làm 2 loại:
Dữ liệu thứ cấp: là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn
thời gian tiền bạc trong quá trình thu thập.
Dữ liệu sơ cấp: các dữ liệu so cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu,
có thể là người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng, … nó còn được gọi là các dữ liệu
gốc, chưa được xử lý. Vì vậy các dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối
tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách hàng, phát hiện các quan hệ trong đối
tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên độ chính xác cao, đảm
bảo tính cập nhật nhưng lại mất thời gian và tốn kém chi phí đẻ thu thập. dữ liệu sơ
cấp có thẻ thu thập từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều
tra, cũng có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp.
Bước 3: Tiến hành ước lượng cầu
Với các số liệu đã thu thập được có thể tiến hành ước lượng hàm cầu thông qua
phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường, để có được kết quả chính

xác nhất DN nên sử dụng các phần mềm ước lượng như EVIEW.

18


Mô hình hàm cầu ước lượng dưới dạng tuyến tính như sau:
Dấu dự tính của các hệ số ước lượng:
mang dấu âm nếu là hàng hóa thiết yếu, thứ cấp, mang dấu dương nếu là hàng
hóa xa xỉ,
mang dấu dương đối với hàng hóa thông thường và mang dấu âm đối với hàng
hóa thứ cấp
mang dấu dương nếu là hàng hóa thay thế, mang dấu âm nếu là hàng hóa bổ sung.
Tính toán độ co giãn của cầu
- Độ co giãn của cầu theo giá:
Khi cầu co giãn giá tăng lên 1 % sẽ làm cho lượng cầu tăng lên 1%. Nếu cầu co
giãn đơn vị thì 1% thay đổi về giá làm 1% thay đổi về lượng cầu. trong khi đó nếu cầu
kém co giãn thì 1% thay đổi của cầu sẽ làm cho lượng cầu thay đổi nhỏ hơn 1%.
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập:
biểu thị tỷ lệ phần trăm tăng (giảm) lượng cầu khi thu nhập tăng (giảm) 1%
- Độ co giãn chéo của cầu theo giá: =.PR/Q
biểu thị tỷ lệ phần trăm tăng (giảm) lượng cầu khi giá cả hàng hóa có liên quan
tăng (giảm) 1%
Bước 4: kiểm tra đánh giá kết quả
Kiểm tra dấu của các hệ số ước lượng xem các hệ số góc có ý nghĩa kinh tế hay
không
Đánh giá ý nghĩa thống kê của toàn bộ mô hình với mức ý nghĩa cho trước
Nếu ước lượng không phù hợp với ý nghĩa kinh tế hoặc thống kê, tiến hành thay
đổi mô hình và quay lại bước 1
Kết quả của độ co giãn là cơ sở để các nhà quản trị DN đưa ra các chính sách giá
bán cho DN

1.3.2 Dự báo cầu
Bước 1:Ước lượng hàm cầu của hãng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
OLS
Bước 2:Dự đoán giá trị tương lai của các biến làm dịch chuyển đường cầu.
Cầu dịch chuyển khi một hoặc nhiều biến trong số các biến M, P R, T, N, Pe thay
đổi. lúc đó định vị đường cầu trong tương lai sẽ được quyết định bởi sự thay đổi của
các nhân tố làm dịch chuyển cầu. Do đó nhà dự báo phải dự đoán giá trị tương lai của

19


các nhân tố M, PR, để dự đoán giá trị của cầu trong tương lai. Có thể dự đoán giá trị
trong tương lai sử dụng phương pháp chuỗi thời gian hoặc mô hình kinh tế lượng, dự
đoán theo mùa vụ - chu kì.
Bước 3:Tính toán vị trí hàm cầu trong tương lai
Sau khi có được các dự đoán về các yếu tố làm dịch chuyển cầu, ta có thể xác định
được vị trí hàm cầu trong tương lai bằng cách thay giá trị cá biến làm dich chuyển cầu
đã được dự đoán vào hàm cầu được ước lượng. Phương trình thu đưuọc chính là hàm
cầu dự đoán được của DN.

20


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM BAO BÌ CỦA CÔNG TY TNHH PHÚC
KIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 -2014

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÚC KIẾN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI CẦU SẢN PHẨM BAO BÌ CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG
THÁI BÌNH.

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Phúc Kiến
Công ty TNHH Phúc Kiến chính thức được thành lập năm 2011. Nhà máy tại cụm
Công Nghiệp Vũ Quý, xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trên tổng diện
tích trên 2 ha.
Tên giao dịch thương mại: CÔNG TY TNHH PHÚC KIẾN
Tên giao dịch quốc tế: PHUCKIEN COMPANY LIMITED
Địa chỉ trụ sở chính: Cụm công nghiệp Vũ Quý, Kiến Xương, Thái Bình.
Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điện thoại: 0943334445
Web:
Email:
Mã số thuế: 1000710202
Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và công ty đã nhanh chóng phát triển và
khẳng định được thương hiệu của mình trong đó có lĩnh vực sản xuất bìa carton.
Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề được đào tạo bài bản từ các
trường đại học và các trường công nhân kĩ thuật công ty đã chủ động đầu tư dây
chuyền công nghệ hiện đại được nhập từ các nước tiên tiến như: nhật bản, đài loan…
và không ngừng nâng cao hiện đại hóa nhà xưởng, phương tiện vận chuyển. Tất cả
các quá trình sản xuất, quản lý đều được thực hiện nghiêm chỉnh theo tiêu chuẩn chất
lượng ISO 9000 – 2008 với phương châm: “chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý, hoàn
hảo trong dịch vụ”

 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty.
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Phúc Kiến có chức năng chính là sản xuất bao bì
carton cho các công trong như: Công ty Cổ Phần Kĩ Thuật Thương Thiên Hoàng,
công ty Cổ Phần gạch ôp lát Thái Bình, công ty TNHH Pha Lê Việt Tiệp, công ty sản
xuất nước khoáng Tiền Hải, công ty Cổ Phần Gạch Thế Giới, công ty Cổ Phần Gạch
Hacera, công ty Cổ Phần Mikado Hưng Yên. Ngoài một số khách hàng chính trên


21


công ty TNHH Phúc Kiến còn một số khách hàng khác trong lĩnh vực: thủy tinh, gốm
sứ, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, mỹ phẩm….
Nhiệm vụ của công ty :
- Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh theo đúng nội dung
công ty đã đề ra.
- Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký, tuân thủ đúng trình tự quy định theo
đúng như giấy phép kinh doanh .
- Thực hiện phân công lao động một cách hợp lý, đào tạo đội ngũ nhân viên có
chuyên môn cao, nghiệp vụ tốt, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công
việc.
- Nâng cao năng lực, chuyên môn trình độ quản lý của cán bộ quản lý.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước: công ty phải chịu trách nhiệm trước nhà
nước về kết quả của hoạt động kinh doanh.
- Công ty phải luôn tạo niềm tin cho khác hàng, luôn cố gắng tìm hiểu và đáp ứng
nhu cầu sử dụng của các DN một cách tốt nhất.

 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Do công ty TNHH Phúc Kiến là một công ty có quy mô tương đối nhỏ trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh bao bì nên cơ cấu tổ chức của công ty cũng đơn giản hơn so với
các công ty lớn cùng ngành khác (xem phụ lục I: sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
TNHH Phúc Kiến). Các phòng kinh doanh, tài chính kê toán do ban giám đốc quản lý
và sẽ báo cáo trực tiếp lên ban giám đốc. phòng tổ chức hành chính có vai trò tổ chức
bộ máy nhân sự, quản lý lao động, xử lý các thủ tục hành chính đồng thời kiêm thêm
việc nghiên cứu thị trường
2.1.2 Các nhân tố tác động đến cầu sản phẩm bao bì của công ty trên thị
trường thái bình


2.1.2.1

Nhân tố khách quan

Sản phẩm bao bì của công ty TNHH Phúc Kiến với đặc điểm khách hàng có nhu
cầu không phải là người dân mà là các DN và đối với sản phẩm này các nhân tố khách
quan ảnh hưởng tới cầu của nó gồm: môi trường kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa,
khoa học kĩ thuật công nghệ, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh

 Môi trường kinh tế
Một trong số những yếu tố tác động đến cầu sản phẩm bao bì có thể kể đến là
chính sách tiền tệ với việc gắn với điều chỉnh tỷ giá. Những biến động kinh tế khiến

22


cho tỷ giá tăng hay giảm sẽ đều tác động đến giá sản phẩm của Phúc Kiến bởi một số
nguyên liệu làm bao bì của công ty được nhập khẩu từ nước ngoài do đó tỷ giá thay
đổi sẽ làm cho giá của sản phẩm thay đổi. và cũng như các sản phẩm khác giá thay đổi
sẽ ảnh hưởng tới cầu sản phẩm. Đồng thời môi trường kinh tế phát triển ổn định tạo
điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển khiến cầu của các đối tác khách hàng với
Phúc Kiến tăng lên điều này cũng sẽ làm tăng cầu cho mặt hàng bao bì.

 môi trường chính sách pháp luật
Cũng như các DN khác trong nền kinh tế, công ty có trách nhiệm tuân thủ các quy
định, pháp luật: luật DN, luật đầu tư… hệ thống pháp luật giúp cho DN có môi trường
kinh doanh lành mạnh hơn. Nắm bắt được các chính sách, các định hướng kinh tế vĩ
mô của nhà nước giúp DN định hướng chiến lược kinh doanh cho DN mình trong
tương lai.


 Khoa học kĩ thuật công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất
làm cho năng suất tăng lên và chi phí sản xuất giảm xuống. đièu này sẽ tác động đến
làm giảm giá thành sản phẩm do giá thành thường được xác định dựa trên chi phí. Giá
thành sẽ khuyến khích tiêu dùng hàng hóa.

 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng nguyên liệu cũng như cung cấp máy móc thiết bị cho công ty trong
quá trình sản xuất sẽ tác động trực tiếp đến giá sản phẩm cũng như chất lượng thành
phẩm. điều đó ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng kích thích khách hàng
tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng.

 Đối thủ cạnh tranh
Giá và chất lượng sản phẩm là 2 trong số những yếu tố cạnh tranh của các DN sản
xuất bao bì hiện nay. Tập khách hàng của các DN này chính là các DN khác. Họ cần
phải tối thiểu hóa chi phí nhưng cũng cần phải đảm bảo được chất lượng. họ sẽ so sánh
chất lượng và giá thành của các hãng. Một khi đã xác định được chất lượng họ sẽ ưu
tiên sử dụng hàng hóa có mức phí thấp hơn.

2.1.2.2

Nhân tố chủ quan
 Giá bán sản phẩm
Cũng như hầu hết các sản phẩm khác, cầu sản phẩm bao bì của công ty cũng chịu
ảnh hưởng của nhân tố giá cả. việc tăng (hay giảm) giá bao bì sẽ làm giảm (hoặc tăng)
lượng cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa này. Tuy nhiên, việc tăng giảm của

23



hàng hóa này còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan như: bào bì Tiến Đạt, bao
bì Tân Việt Hưng….

 Chất lượng sản phẩm
Hiện nay, trên thị trường Thái Bình Có khá nhiều thương hiệu bao bì đang cạnh
tranh với nhau. Vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi chất lượng sản
phẩm của DN phải được đảm bảo. Chất lượng là một yếu tố quan trọng để khách hàng
đến với sản phẩm của công ty, làm tăng lượng cầu hàng hóa không những thế mà còn
tạo được uy tín đối với khách hàng

 Khả năng cung ứng hàng hóa
Tập khách hàng của công ty là các DN họ cần nhà cung ứng phải đảm bảo cung
ứng được hàng hóa đúng thời gian, số lượng để có thể không bị gián đoạn chu trình
luân chuyển hàng hóa tránh làm ảnh hưởng xấu tới doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Chính vì vậy nếu như công ty không cung ứng được hàng hóa kịp thời sẽ làm mất
khách hàng và làm giảm mức tiêu thụ sản phẩm.

2.2

THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM BAO BÌ CỦA CÔNG TY TNHH PHÚC KIẾN
TRÊN THỊ TRƯỜNG THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2012 -2014
2.2.1 Tổng quan về thị trường Thái Bình
Thái Bình tuy không phải là một thị trường lớn nhưng cũng không phải quá nhỏ
đối với một DN mới thành lập chưa được lâu như Phúc Kiến. theo thống kê trên trang
thongtincongty.com thì trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang có khoảng hơn 4000 DN
thuộc tất cả các lĩnh vực hoạt động. Như vậy có thể thấy đây cũng là một thị trường
tiềm năng lớn có sức tiêu thụ mạnh mẽ.
Nền kinh tế Thái Bình cũng đang có những bước tiến tích cực. theo trang thông tin
điện tử Thái Bình thaibinh.gov.vn cho hay trong năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội
đã đạt kết quả khá toàn diện là năm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế

hoạch đề ra.
Theo báo cáo của UBND tỉnh tổng sản phẩm GRDP trong tỉnh ước đạt 42.816,5 tỷ
đồng, tăng 9,76% so năm 2014, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 20112015 và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Sản xuất công nghiệp,
thương mại dịch vụ có chuyển biến tích cực, tăng trưởng cao hơn mức tăng của 4 năm
trước. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,68%. Các ngành thương mại – dịch vụ tăng
trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.275,4 triệu USD tăng 9,3%. Công tác cải

24


cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư được được chỉ đạo thường xuyên, quyết
liệt và đạt kết quả tốt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN và người dân.
Qua những số liẹu mà tác giả thu thập được như trên có thể thấy Thái Bình phát
triển khá nhanh với số lượng DN không phải nhỏ cho thấy đây là một thị trường đầy
tiềm năng và đồng thời là một môi trường tốt tạo cơ hội cho tất cả các DN phát triển
công bằng.

2.2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Công ty có thị trường tiêu thụ nội địa trải khắp khu vực phía Bắc và không có thị
trường nước ngoài. Thị trường chủ yếu của công ty là Thái Bình với 61% thị phần.
Biểu đồ 2.2.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty TNHH phúc kiến
( Nguồn: Phòng kinh doanh – công ty tnhh phúc kiến)
- Như biểu đồ thể hiện, ta có thể thấy công ty đã khai thác khá tốt lợi thế địa lí của
mình khi lấy Thái Bình là thị trường chủ yếu chiếm tới hơn một nửa thị phần. Tuy
nhiên, điều này lại làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khá hẹp chỉ là
trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh,… chưa vươn xa
được tới những thị trường tiềm năng khác.

Biểu đồ 2.2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tại thị trường Thái Bình
từ năm 2012 đến năm 2014

(nguồn: phòng kế toán công ty Phúc Kiến)
- Hiện tại trên địa bàn thái Bình công ty đang là nhà cung cấp chính thức và uy tín
sản phẩm bao bì cho hơn 10 công ty với các sản phẩm chủ yếu là bào bì carton 3 lớp, 5
lớp và 7 lớp. Theo như báo cáo từ phòng kế toán được thể hiện ở biểu đồ trên có thể
thấy doanh thu mà thị trường Thái Bình đem lại cho Phúc Kiến ước tính khoảng 1.728
triệu đồng lợi nhuận công ty thu về sau thuế là 42 triệu trong năm 2012 và tăng dần lên
2014 là 66 triệu đồng với tổng doanh thu là 2551 triệu đồng. Điều thể hiện rõ nét nhất
qua biểu đồ này là các chỉ tiêu đù tăng khá ổn định qua các năm. Đặc biệt là doanh thu
tăng rõ rệt nhất. Đây có thể được coi là khởi đầu tốt đối với công ty. Và vào thời điểm
này, công ty đang tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường đầy tiềm năng này.
2.2.3 Thực trạng cầu sản phẩm bao bì của công ty Phúc Kiến tại tỉnh Thái Bình

25


×