Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Tuyển tập 30 đề thi HSG cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 THCS 2019 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 145 trang )

“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 30

(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –PGD&ĐT H. Cẩm Thủy (08/10/2019) Năm học 2019 – 2020)

ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“ Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ
bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con.
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, đi nhanh lên, kẻo nắng đến bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng, vẫn râm ...
... Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên! ”
(Theo vinhvien.edu.vn)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính, đặt nhan đề phù hợp cho văn
bản?
Câu 2. (1,5 điểm) “... Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên!”
Chỉ ra và phân tích và hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên.
Câu 3. (1,5 điểm) Trong văn bản, hình ảnh bóng nắng và bóng râm có ý nghĩa gì?
Câu 4. (2,0 điểm) Thơng điệp sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản trên? Lí giải vì sao em


chọn thơng điệp đó?
II. LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Từ ngữ liệu phần Đọc - hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của em về ý nghĩa sự nỗ lực của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (10,0 điểm)
Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc,
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây.
(Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985)
Hãy làm sáng tỏ ý thơ trên qua thi phẩm Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của
Phạm Tiến Duật, liên hệ với bài thơ Bầu trời vuông của Nguyễn Duy (Tài liệu Ngữ văn
địa phương lớp 8,9) để thấy được hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ.
----------------------------Hết---------------------------------

/>Gmail:

1


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

ĐỀ SỐ: 30

(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –PGD&ĐT H. Cẩm Thủy –Ngày 08/10/2019-Năm học 2019 – 2020)

Phần Câu

1
I
2

3

4

1

HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
ĐỌC HIỂU
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Đặt tên cho văn bản.VD: Bóng râm, bóng nắng; Sự nỗ lực …
( HS có thể đặt nhan đề khác nhưng phải làm nổi bật chủ đề VB)
- Hình ảnh ẩn dụ: Mộ mẹ cỏ xanh, Nhanh
- Mộ mẹ cỏ xanh: Là những trải nghiệm mất mát khi mẹ khơng
cịn. Qua đó nhắn nhủ: hãy biết u thương, trân trọng những
người xung quanh chúng ta, đặc biệt là những người thân yêu, ruột
thịt khi họ hãy còn hiện hữu.
- Nhanh: vừa diễn tả sự khẩn trương vừa ẩn dụ cho sự nỗ lực của
con người trong cuộc sống.
- Biện pháp ẩn dụ giúp cho lời văn lắng đọng, gợi cảm thể hiện
dòng cảm xúc sâu lắng của tác giả.
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ:
- Bóng nắng: tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại,
thách thức và cả những thất bại con người có thể gặp trên đường
đời.
- Bóng râm: tượng trưng cho những cơ hội, thuận lợi, thành cơng

trong cuộc sống.
* Cuộc đời con người có khi “nắng”, có khi “râm” khơng phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của chúng ta, mỗi người cần phải đi
qua những “bóng nắng, bóng râm” để đi trọn con đường đời của
mình.
- Thơng điệp sâu sắc mà câu chuyện gửi đến cho người đọc: Trên
con đường đời, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, may mắn,
bình n mà cịn có những khó khăn, thử thách, gian khổ… , lúc
nào cũng phải nhanh, nỗ lực hết mình để vượt qua; đồng thời biết
yêu thương, trân trọng những người thân yêu, nhất là khi cịn hiện
hữu trên đời.
- Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục lí do chọn thơng điệp.
LÀM VĂN
Qua những điều rút ra từ phần đọc hiểu trên, em hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về sự nỗ lực trong cuộc sống.
a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự nỗ lực trong cuộc sống
c. Triển khai hợp lí nội dung nghị luận
Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau miễn là hợp

/>Gmail:

Điểm
6.0đ
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5

0,5

0,5
0,5
0,5

1,0

1,0
14.0đ
4.0
0.25
0.25
3.0
2


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

lí và có sức thuyết phục, trên cơ sở hiểu đúng nội dung câu chuyện
và yêu cầu của đề. Sau đây chỉ là một số gợi ý:
* Dẫn dắt và nêu vấn đề: Cuộc sống có rất nhiều những cơ hội
cũng như những thử thách đang chờ đợi trên con đường vươn tới 0.5
thành công. Do vậy, lúc nào cũng phải nhanh, nỗ lực hết mình
phải đi qua những của cuộc đời.
1,5
* Giải thích, bàn luận:
0,5
- Nỗ lực là sự cố gắng phấn đấu để biến những điều tốt đẹp mà
mình mong muốn trở thành sự thật. Nỗ lực trong cuộc sống chính

là một nét đẹp trong cách sống của con người.
* Bàn luận: Vai trò, ý nghĩa, giá trị của sự nỗ lực trong cuộc sống.
- Cuộc sống ln có nhiều khó khăn thử thách, bất trắc khơn lường mà 0,5

II

con người phải đối diện, trải qua như những thăng trầm. Điều quan
trọng là con người phải luôn giữ vững niềm hi vọng, niềm tin vào
những điều tốt đẹp để nỗ lực vượt qua. Sự nỗ lực giúp con người sức
mạnh tinh thần to lớn vượt qua những khó khăn thử thách để thành 0,5
cơng.
- Sự nỗ lực không đồng nghĩa với những mơ ước hão huyền, viển vông,
thiếu thực tế. Sự nỗ lực phải gắn liền với hành động thiết thực mới biến
ước mơ thành hiện thực.
- Có nhiều tấm gương trong học tập, lao động,… nhờ nỗ lực kết hợp
với việc nắm bắt cơ hội, giữ vững niềm tin, mục tiêu phấn đấu đã đạt
những thành công nhất định. (Dẫn chứng) Trái lại cần phê phán lối
sống an phận, thụ động, buông xuôi, bi quan, … khiến con người dễ
tuyệt vọng, gục ngã, đầu hàng số phận…

2

* Bài học nhận thức và hành động:
- Phải hiểu vai trò quan trọng của sự nỗ lực trong cuộc sống. Sự nỗ
lực mang lại sự động lực, mang đến niềm tin, niềm vui trong
những thăng trầm gian khó.
- Rèn luyện bản lĩnh, nghị lực, lịng kiên trì để giữ đựơc ngọn lửa
của sự nỗ lực, kiên trì, lịng tin, niềm hi vọng, trong cuộc sống
đầy khó khăn bất trắc, có như vậy mới có thể đạt đến thành cơng
trong cuộc sống.

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với những tiêu
chuẩn về giá trị của niềm hi vọng, niềm tin trong cuộc sống.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp,
ngữ nghĩa tiếng Việt.
*Làm rõ ý kiến của Chế Lan Viên:
Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc,
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây”.
Qua “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” củaPhạm Tiến Duật,
liên hệ với bài thơ “Bầu trời vuông” của Nguyễn Duy.

/>Gmail:

0,5

0.25
0.25
10.0

3


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hành trình sáng tạo của người
nghệ sĩ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp

chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng.
Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
1. Giải thích sơ lược ý kiến của Chế Lan Viên:
- Ý kiến của Chế Lan Viên bàn về hành trình sáng tạo của người
nghệ sĩ.
-Từ khi hình thành và phát triển, Văn học luôn lấy đời sống xã hội
và con người làm đối tượng phản ánh. Không một tác phẩm nào
không được xây nên từ chất liệu hiện thực cuộc sống. Không một
người nghệ sĩ nào không chắt chiu mật ngọt dâng đời.
+ “Ong” là nhà thơ; “hoa” là hiện thực đời sống; “giọt mật” là tác
phẩm thơ ca.
+ Với so sánh trên, tác giả nêu lên hai vấn đề quan trọng của q
trình sáng tạo thơ nói riêng và văn học nói chung: Thơ là kết tinh
của chủ thể sáng tạo và hiện thực cuộc sống. Nếu như có mật ngọt,
cần có sự lao động cần cù của ong và trăm ngàn bơng hoa, thì để
có được thơ cũng cần có tài năng của nhà thơ và hiện thực cuộc
sống muôn màu, muôn vẻ.
Giống như con ong muốn làm mật ngọt, phải bay đi khắp bốn
phương trời “Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn xoài xứ Bắc...”
để hút mật trăm lồi hoa, thì q trình sáng tạo nên tác phẩm là
một quá trình lâu dài gian khổ của người nghệ sỹ, là tiếng lịng, là
tư tưởng tình cảm, là kết tinh của hiện thực cuộc sống thông qua
tài năng sáng tạo của nhà thơ.
2. Chứng minh:
2.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
2.2. Chứng minh qua “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”
Lđ1: “ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” kết tinh của hiện thực
cuộc sống thông qua tài năng sáng tạo của nhà thơ.
- Bài thơ sáng tác năm 1969, phản ánh khơng khí ác liệt của cuộc
kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Tinh thần chiến đấu quật cường của quân và dân Việt Nam, đặc
biệt là thế hệ trẻ, sẵn sàng hi sinh quên mình vì miền Nam ruột thịt.
- Dù tuyến đường Trường Sơn bị giặc Mĩ bắn phá ác liệt hòng chặt
đứt sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam nhưng những chiếc
xe không kính của những người lính lái xe và chính nhà thơ vẫn
băng băng vượt chiến trường. Bởi vậy, hành trình sáng tạo nghệ
thuật của nhà thơ cũng bắt nguồn từ sự trải nghiệm thực tế đó.
Lđ2. *“Hành trình sáng tạo” của Phạm Tiến Duật qua “Bài thơ
/>Gmail:

0.25
0.25
8.0

1.0

0,5
4.0
0.5

4


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

về tiểu đội xe phơng kính” được bắt đầu từ việc khám phá vẻ độc,
lạ của những chiếc xe khơng kính( làm rõ hai dịng đầu khổ 1, 2
dịng đầu khổ cuối để làm rõ đặc điểm, nguyên nhân, bút pháp tả
thực để thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và chất thơ bay
bổng toát lên từ hiện thực – vẻ đẹp của những người lính lái xe

Trường Sơn).
Lđ3. *“Hành trình sáng tạo” của Phạm Tiến Duật tiếp tục được
thể hiện qua vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn.
- Tư thế ung dung, cái nhìn lạc quan, lãng mạn, yêu đời. (phân
tích, chứng minh)
- Hành động vượt lên gian khổ với thái độ hiên ngang, dũng cảm,
bất chấp khó khăn, gian khổ bằng giọng điệu ngang tàng, tếu táo.(
phân tích, chứng minh).
- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn (phân tích, chứng minh).
- Lịng u nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. ( phân tích, chứng minh).
Lđ4. *“Hành trình sáng tạo” của Phạm Tiến Duật được khẳng
định qua phương diện nghệ thuật đặc sắc.
- Nhan đề bài thơ thể hiện sự sáng tạo độc đáo ; khai thác chất liệu
từ thực tế chiến trường, làm giàu chất liệu thi ca; bút pháp tả thực
kết hợp lãng mạn bay bổng; thể thơ tự do phù hợp mạch cảm xúc
người viết; giọng điệu khỏe khoắn, hồn nhiên, sôi nổi, tinh nghịch
mà sâu sắc; ngơn ngữ đậm tính khẩu ngữ.
-> Đánh giá về “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến
Duật là hành trình đi từ hiện thực chiến trường vào thơ ca, thể hiện
quá trình tìm tịi, chắt lọc của người nghệ sĩ gom trăm mật cho đời
mới có một giọt mật thơ ca…
3. Liên hệ bài thơ Bầu trời vng của Nguyễn Duy
*Phân tích ngắn gọn nội dung bài thơ
- Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, ác liệt
- Hình ảnh người lính sau trận đánh “ thọc sâu”:
+Tâm trạng
phấn khởi, tâm hồn bình thản, lạc quan trong phút nghỉ ngơi hiếm
hoi sau trận đánh ( tâm tư yên tĩnh, khối nào bằng…).
+Tình cảm người lính gắn bó sâu nặng với gia đình, quê hương,

những người thân yêu nhất qua hành động mở trang thư; các hình
ảnh mặt trời, mặt trăng… biểu tượng nồng ấm của tình u đơi
lứa.
- Hình ảnh” mái tăng” – bầu trời vng đối với người lính
+ Đó là khoảng trời n bình chở che người lính; biểu tượng của
quê hương, dân tộc, tương lai tươi sáng.
+ Gắn với kỉ niệm dấu yêu của anh lính nơi q nhà
+ Là người bạn gắn bó tri kỉ, động lực, sức mạnh, đồng hành với
/>Gmail:

0.5

0.5
0.5

0.5
0.5
1.0

0.5

5


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

người lính suốt hành trình gian khổ.
*Điểm gặp gỡ về sự sáng tạo:

0.5


- Đều viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Mĩ,

cả hai tác giả đã thể hiện hành trình sáng tạo nghệ thuật từ những
hình ảnh cụ thể, chân thực, gắn bó với đời sống chiến trường ác
liệt ( mái tăng, chiếc xe khơng kính), qua đó làm nổi bật vẻ đẹp
của những người lính trẻ sẵn sàng với tinh thần “ Chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh”.
*Điểm sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ:
0.5
- Bầu trời vuông của Nguyễn Duy đã khắc họa thành công vẻ đẹp
mái tăng – bầu trời vuông gắn với hình ảnh người lính quả cảm,
tâm hồn bình thản, tâm tư n tĩnh, tình cảm u q, gắn bó sâu
nặng với quê nhà, với mái tăng trong suốt hành trình chiến đấu.
Tình cảm đó được tái hiện qua thể thơ lục bát truyền thống; sử
dụng thành công nghệ thuật đối, cách hiệp vần, hình ảnh ẩn dụ…
đặc sắc.
- Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính: Sáng tạo hình ảnh những
chiếc xe khơng kính hổng hơng hốc từ chiến trường đưa vào thơ
ca. Qua đó tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lính lái xe
Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ dũng cảm, lạc quan, hiên
ngang, bất khuất. Sự sáng tạo đó cịn được thể hiện ở thể thơ tự
do, cấu trúc điệp từ, điệp ngữ, ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ…
1.0
4. Đánh giá, nâng cao
- Khẳng định ý kiến của Chế Lan Viên là hoàn toàn đúng..
- Hai bài thơ, vừa có những nét tương đồng, vừa có những nét khác
biệt: thơng qua “hành trình sáng tạo” của người nghệ sĩ để gửi
thông điệp đến người đọc người nghe về tình yêu Tổ quốc qua
những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

- Bài học cho người cầm bút về khả năng sáng tạo, bắt nguồn từ
hiện thực đời sống, thơng qua việc xây dựng hình ảnh, tình cảm,
cảm xúc, tài năng nghệ thuật… để thể hiện tư tưởng tình cảm.
- Đối với bạn đọc: hiểu sâu sắc hơn hiện thực được phản ánh trong
tác phẩm đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nghệ
thuật, thơng điệp mà người nghệ sĩ muốn nhắn nhủ qua tác phẩm.
D. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp.
0.25
E. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25
nghĩa tiếng Việt.

---------------------------------Hết-------------------------.

/>Gmail:

6


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 29

(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –PGD&ĐT H.Thiệu Hóa-Ngày 08/12/2018–Năm học 2018 – 2019)

ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi
Lặng im bên nấm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm
Khơng cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời
Không vầng cỏ ấm tay người
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân
Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa...
(Trích Bên mộ cụ Nguyễn Du, Vương Trọng)
Câu 1. (1,0 điểm) Văn bản được viết bằng thể thơ gì? Nêu hiểu biết của em về thể thơ
này.
Câu 2. (1,0 điểm) Những từ ngữ nào trong đoạn thơ gợi nhớ đến tiểu sử Nguyễn Du và Truyện
Kiều?
Câu 3. (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.
Câu 4. (2,0 điểm) Nhà thơ Vương Trọng muốn nói điều gì qua hình ảnh “trái tim lớn” ?
II. Phần II: Tập Làm văn (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về việc tưởng nhớ vĩ nhân trong đời sống dân tộc hôm nay.
Câu 2 (10 điểm): Andre Chenien đã từng nói:
"Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ."

Từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Liên hệ với bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh để thấy điểm gặp gỡ trong trái tim của
hai nhà thơ này.
------------------ Hết -------------------- />Gmail:

7


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 29
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –H.Thiệu Hóa - Ngày 08/12/2018 -Năm học 2018 – 2019)
I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy
móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến thức cơ
bản, giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi
(kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt,
diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự
sáng tạo, có phong cách riêng.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả
bài, không đếm ý cho cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương
diện: kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám
khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý,
có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác,
khoa học, khách quan, cơng bằng.
- Tổng điểm tồn bài là 20 điểm.

II. Hướng dẫn cụ thể:
Phần Câu
Nội dung
Điểm
1

2
ĐỌC
HIỂU
3

HS nhận diện đúng thể thơ và nêu được đặc trưng cơ bản của thơ
lục bát: Số câu mỗi bài, số tiếng mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt 1,0
nhịp…
- Từ ngữ trong đoạn thơ gợi nhớ đến tiểu sử Nguyễn Du: Nghi
Xuân (quê hương nhà thơ)
- Những từ ngữ trong đoạn thơ gợi nhớ đến Truyện Kiều: thanh 1,0
minh; câu Kiều; tảo mộ; phong trần.
- Biện pháp tu từ : điệp ngữ “Không”; ẩn dụ “lá cỏ héo hon”- nỗi
0,5
buồn xót xa của tác giả.
- Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh và khắc hoạ khung cảnh hoang
sơ, thiếu vắng hơi ấm bàn tay chăm sóc của con người. Nơi yên
1,5
nghỉ của đại thi hào dân tộc lại hoang vắng, hoang sơ, khiến tác
giả chạnh lịng, xót xa.

/>Gmail:

8



“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

4

1
TẬP
LÀM
VĂN

Hình ảnh “trái tim lớn” nói về Nguyễn Du- Đại thi hào dân tộc,
nhà thơ lớn bởi tấm lòng nhân ái bao la, mà tác phẩm là những
tiếng khóc thương cho thập loại chúng sinh, cho những thân phận 2,0
đau khổ, bất hạnh dưới chế độ phong kiến. Qua đó, Vương Trọng
thể hiện sự cảm thơng, ngưỡng mộ và ca ngợi tấm lòng nhân đạo
cao cả của Đại thi hào Nguyễn Du.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cần tưởng nhớ vĩ nhân trong
đời sống dân tộc hôm nay
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết
đoạn văn theo hướng sau :
*Giải thích:
- Vĩ nhân là những con người vĩ đại, có cơng lao đóng góp trên
một hoặc một vài lĩnh vực; tầm vóc lớn; có tầm ảnh hưởng sâu
rộng, lâu dài, được ghi công danh trong lịch sử;
- Tưởng nhớ vĩ nhân là việc mỗi người hiểu biết, ghi nhớ, biết ơn
công lao của những con người vĩ đại, có vai trị quan trọng góp
phần làm nên lịch sử dân tộc.

* Bàn luận mở rộng vấn đề:
- Việc tưởng nhớ vĩ nhân là cần thiết vì nó cho thấy hiểu biết của
thế hệ sau về quá khứ, lịch sử, về những người đã làm nên lịch
sử; đồng thời thể hiện lẽ sống đẹp: uống nước nhớ nguồn, lòng
biết ơn…( có thể dùng thơ Tố Hữu dẫn chứng cho sự tưởng nhớ
vĩ nhân về Nguyễn Du, về Bác Hồ…)
- Là một dân tộc có truyền thống ân nghĩa thuỷ chung, nhân dân
ta đều coi trọng việc tưởng nhớ vĩ nhân, thể hiện bằng thái độ và
việc làm cụ thể (tuyên truyền, tái dựng cuộc đời; xây dựng tượng
đài, bia mộ để ghi cơng…)
- Tưởng nhớ vĩ nhân cịn là một cách để rèn đức tu chí luyện tài,
hình thành lối sống đẹp, khát vọng vươn tới những tầm vóc lớn
để nâng cao giá trị sự sống của mỗi người;
- Tuy nhiên, vẫn cịn có những người chưa có ý thức, thái độ,
hành động thể hiện sự tưởng nhớ vĩ nhân chân thành, đúng đắn
( không hiểu biết về lịch sử, nhầm lẫn, hiểu sai…; ích kỉ, bội bạc
với quá khứ…)
* Rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Mỗi người cần có hiểu biết sâu sắc về các bậc vĩ nhân, tự hào về
lịch sử.
- Biết sống đúng, sống đẹp để xứng đáng với công lao của những
bậc vĩ nhân.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được

/>Gmail:

0,25
0,25

0,5


2,0

0,5

0,25

0,25

9


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý
phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp,
ngữ nghĩa Tiếng việt
2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có đầy đủ 3
phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị
luận; Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định;
Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề thành các
luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác
lập luận, có sự kết hợp giữa các lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có
thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau:
C1. Giải thích ý kiến:

- "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ": Nghệ thuật ở đây có thể hiểu
là các yếu tố như: biện pháp tu từ, hình thức ngôn ngữ, các
phương tiện biểu đạt...làm nên cái vỏ bên ngoài của câu thơ.
- "Trái tim mới làm nên thi sĩ": Trái tim có thể hiểu là thế giới
tâm hồn, tình cảm, tâm tư của người sáng tác đã gửi gắm trong
TP nghệ thuật nói chung, trong thơ ca nói riêng. Chính tâm
hồn, tình cảm, xúc cảm của thi sĩ mới làm nên cái nội dung bên
trong của câu thơ.
→ Có đủ 2 yếu tố "nghệ thuật" và "trái tim" thì câu thơ (tác phẩm
văn học) mới tồn tại. Chỉ có hình thức nghệ thuật mà khơng có
trái tim của thi sĩ thì khơng thể thành thơ. Chỉ có trái tim mà
khơng có nghệ thuật thì khơng thể có thơ hay được. Hai yếu tố
này kết hợp hài hòa với nhau. Đây là ý kiến nhằm khẳng định, đề
cao thiên chức của nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ thuật.
C2. Làm sáng tỏ quan điểm của Andre Chenien qua bài thơ
Đồng chí của Chính Hữu.
* Trái tim của nhà thơ Chính Hữu là những tình cảm, cảm xúc
về tình đồng chí, đồng đội của người lính trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
- Nhà thơ phát hiện những cơ sở hình thành tình đồng chí thiêng
liêng, cao đẹp từ chính trái tim của người lính
+ Cùng xuất thân từ những người nơng dân đến từ những miền
q nghèo khó; họ cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấú bảo
vệ nền độc lập tự do của dân tộc; cùng chia sẻ mọi khó khăn, gian
lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính.
+ Dịng thơ đặc biệt, chỉ có một từ, hai tiếng và một dấu chấm
than : Đồng chí đã kết tinh cảm xúc, như một nốt nhấn, một sự
phát hiện về tình cảm thiêng liêng của những người lính; câu thơ
/>Gmail:


0,5

1,0

1,0

1,5

10


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

cũng như một bản lề khép mở hai dòng cảm xúc...
- Nhà thơ cảm nhận sâu sắc những tình cảm cao đẹp làm nên sức
mạnh của người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp vô cùng khó khăn, thiếu thốn bằng cả trái tim của
người trong cuộc.
+ Họ cảm thơng chia sẻ tâm tư, nỗi lịng thầm kín cùng nhau: đó
là nối nhớ nhà, nỗi nhớ quê, lo lắng cho người thân nơi quê nhà;
từ “mặc kệ” chỉ sự quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn; hình ảnh của ca
dao bến nước, gốc đa làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
+ Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng
khốc liệt của cuộc đời người lính: những chi tiết đời thường, từng
cặp chi tiết thơ sóng đơi thể hiện sự gắn bó, động viên nhau vượt
qua gian khổ.
+ Tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng được dồn nén vào câu thơ
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay: tình đồng chí truyền hơi ấm
cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật.
- Trái tim của tình đồng chí cịn được thể hiện thật lãng mạn, thơ

mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc
+ Trong cảnh rừng hoang, sương muối khắc nghiệt, người lính sát
cánh bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu,
chủ động trong tư thế chờ giặc.
+ Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng Đầu súng trăng treo như
bức tượng đài kết tinh vẻ đẹp của người lính vừa hiện thực vừa
lãng mạn
-> Đó là bức tranh đẹp của tình đồng chí đồng đội, biểu tượng
đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
* Nghệ thuật làm nên câu thơ:
- Bài thơ mang vẻ đẹp giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu thủ
thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, sử dụng cấu trúc song hành. Tác
phẩm có nhiều chi tiết phản ánh hiện thực mà vẫn đậm chất lãng
mạn.
- Nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi thân
thuộc, với biện pháp sóng đơi, đối ngữ được sử dụng rất thành
cơng, Chính Hữu đã viết nên một bài ca với những ngơn từ chọn
lọc, bình dị mà có sức ngân vang.
C3. Liên hệ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
- Trái tim yêu thiên nhiên mãnh liệt đã giúp Bác quên đi cảnh
thiếu thốn đọa đày nơi tù ngục (2 câu đầu)
+ Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: “Ngục trung vô tửu diệc vô
hoa” (Trong tù không rượu cũng không hoa). Người xưa uống
rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, đối thơ, cịn Bác ngắm trăng
trong ngục tù, nơi ấy khơng có “tửu”, khơng có “hoa”, mà chỉ có
/>Gmail:

1.0

1,0


1,0

1,0

1,0

11


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

xiềng xích và bóng tối.
+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời
của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói
được thân thể Bác chứ khơng thể ngăn được tâm hồn thi nhân
bay đến với thiên nhiên rộng lớn – Đây có thể được coi là cuộc
vượt ngục về tinh thần lần lần thứ nhất.
- Trái tim của sức mạnh tinh thần kỳ diệu, phong thái ung dung,
ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ vượt lên cảnh ngục
tù( 2 câu sau)
- Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, 0,5
nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, khơng vướng
bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hịa mình vào thiên nhiên
0,25
dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích
- Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho
thấy dù trong bất cứ hồn cảnh nào, Bác vẫn ln đau đáu hướng
về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng
ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến

sĩ cách mạng một long muốn giải phóng dân tộc – và đây có thể
được coi là cuộc vượt ngục về tinh thần lần lần thứ hai của Bác.
* Điểm tương đồng và khác biệt:
- Cả hai bài thơ đều xuất phát từ trái tim của lòng yêu nước nồng
nàn, cháy bỏng. Người chiến sĩ trong thơ Chính Hữu ra trận đối
mặt mn vàn gian khó vẫn quyết tâm gác lại tình riêng, chiến
đấu bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc. Trước đó, người chiến
sĩ cách mạng trong thơ Hồ Chí Minh lại ln sẵn sàng tinh u
thiên nhiên, sự giao hòa giữa tâm hồn người chiến sĩ với thiên
nhiên. Tạo nên một phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên
cường của người chiến sĩ vượt lên cảnh ngục tù. Hai bài thơ đều
xuất phát từ tình cảm chân thành, bộc lộ trực tiếp bằng những
hình ảnh giàu chất hiện thực.
- Điểm khác biệt là Ngắm trăng của Hồ Chí Minh ra đời trước
cách mạng (1942), khi dân tộc ta cịn chìm đắm trong đêm đen nơ
lệ. Bác vẫn hịa mình với thiên nhiên, vẫn lạc quan vượt lên
những khó khăn của tù ngục. Cịn Đồng chí ra đời sau không bao
lâu (1948), nhưng người chiến sĩ đã bước sang một thời đại khác.
Họ đã là công dân của một dân tộc có chủ quyền, đang chiến đấu
hết mình để bảo vệ chủ quyền đó.
+ Mỗi nhà thơ lại lựa chọn một cách thể hiện riêng từ thể thơ đến
giọng điệu, hình ảnh, ngơn từ.
/>Gmail:

0,25

12


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”


d. Đánh giá:
- Đồng chí và Ngắm trăng là những bài thơ vừa đặc sắc về nghệ
thuật, vừa tiêu biểu cho “trái tim” của nhà thơ.
- Ý kiến của Andre Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc và trân
trọng tài năng, trái tim của người nghệ sĩ…
- Ý kiến cũng đã nêu lên tiêu chí đánh giá một tác phẩm đạt tới
cái đẹp, có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng sáng tác cho
người nghệ sĩ: tác phẩm nghệ thuật cần xuất phát từ trái tim của
nhà văn và được sáng tạo bởi những giá trị nghệ thuật; đồng
thời định hướng cho người tiếp nhận cảm và hiểu được cái đẹp
của tác phẩm nghệ thuật.
đ. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề
nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng việt
* Lưu ý:1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng
quát, tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể khơng giống đáp án, có
những ý ngồi đáp án, nhưng phải có căn cứ sác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
-------------------------------------Hết-------------------------

/>Gmail:

13



“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 28
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –PGD&ĐT Huyện Đông Sơn -Năm học 2018 – 2019)
ĐỀ BÀI
I. ĐỌC-HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sông, để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi, vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào, để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng, để thấy đời mênh mông
Và sao khơng là gió, là mây, để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa, dâng mỡ màu cho hoa
Sao khơng là bài ca, của tình u đơi lứa
Sao không là mặt trời, gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống, xanh đất mẹ bao dung
Sao khơng là đàn chim, gọi bình minh thức giấc
Sao khơng là mặt trời, gieo hạt nắng vô tư.
Câu 1 (1.0 điểm): Đặt tiêu đề cho đoạn trích?
Câu 2 (1.0 điểm): Nêu chủ đề đoạn trích? Tìm những từ ngữ, hình ảnh liên quan đến chủ
đề?
Câu 3 (2.0 điểm): Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và nêu giá
trị biểu đạt?
Câu 4 (2.0 điểm): Thông điệp của tác giả thể hiện qua đoạn trích (viết ngắn gọn)?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm)

“Sống là phải có khát vọng để vươn tới tầm cao” - Từ nội dung đoạn trích ở phần
Đọc-hiểu hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của em
về ý kiến trên.
Câu 2 (10 điểm)
Trong một lần tâm sự về nghề, nhà văn Bùi Hiển đã rất tâm huyết bày tỏ khát vọng
qua những trang viết: “ mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người”
(theo - Nhà văn nói về tác phẩm )
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai truyện ngắn: “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn
8-tập 1) và “Làng” của Kim Lân (Ngữ văn 9-tập 1).
----------------------Hết---------------------

/>Gmail:

14


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 28
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
( Đề thi HSG Ngữ văn 9 –PGD&ĐT Huyện Đông Sơn -Năm học 2018 – 2019)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
ĐỌC- Câu Học sinh đặt được một trong các tiêu đề thể hiện được nội
1,0 đ
HIỂU
1 dung đoạn trích, ví dụ:

- Khát vọng
- Khát vọng cao đẹp
- Khát vọng sống
- Sống phải có khát vọng……
Câu - Học sinh nêu được ý chính của chủ đề : Lối sống có trách 1,0 đ
0,75
2 nhiệm và ước mơ cao đẹp của con người.
- Học sinh tìm đúng các từ, ngữ liên quan đến chủ đề như: Hãy
sống, yêu nguồn cội, vươn tầm cao, sao không, không là ...
0,25
Câu
2,0 đ
3 - Học sinh tìm được các biện pháp tu từ sau : liệt kê, điệp ngữ, 0,75
câu hỏi tu từ...
- Học sinh nêu được giá trị biểu đạt : Các biện pháp tu từ trên 1,25
nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của tác giả, đặc biệt còn
khiến lời ca như giục giã, nhắc nhở con người về lẽ sống tốt
đẹp...
Câu
2,0 đ
4 - Học sinh trình bày được thơng điệp chính của tác giả qua 1,5
đoạn trích đó là: Sống phải có khát vọng, khát vọng sống bắt
nguồn từ tình yêu quê hương, nguồn cội, sống phải biết cống
hiến, dựng xây cuộc đời.
- Học sinh liên hệ quan niệm sống của thế hệ trẻ hiện nay : 0,5
sống có hồi bão, hướng đến tương lai tươi đẹp, làm những
việc có ích cho bản thân, gia đình xã hội... đáng học tập, nêu
gương.
TẠO Câu Học sinh viết được đoạn văn nghị luận trình bày được quan 4,0 đ
điểm cá nhân về nhận định “Sống là phải có khát vọng để

LẬP 1
vươn tới tầm cao”, thể hiện rõ các ý:
VĂN
- Sống có khát vọng là sống cao đẹp, ln có ước mơ, hồi
1,0
BẢN
bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác.
- Ước vọng sống, khát vọng sống phải được thể hiện bằng 1,5
những việc làm cụ thể để cống hiến cho đời, giúp ích cho
người: làm các việc tốt, học giỏi để cống hiến, dựng xây quê
hương, đất nước, khi cần sẽ là tình nguyện viên tích cực, tuyên
truyền viên cho các hoạt động phong trào, tham gia các
chuyến đi thiện nguyện ... để chia sẻ với cộng đồng
/>Gmail:

15


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

- Phê phán, bài trừ lối sống đua đòi, thiếu bản lĩnh, thờ ơ, thực
1,0
dụng, vô cảm, thiếu trách nhiệm... với bản thân, gia đình, xã
hội
0,5
- Đoạn văn viết có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, liên hệ
thực tế cuộc sống và bản thân
Câu 1. Về kĩ năng : Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài .
1,0 đ
- Đảm bảo là một văn bản nghị luận văn học có bố cục 3

0,5
2
phần rõ ràng , kết cấu chặt chẽ. Biết phân tích dẫn chứng, so
sánh , đánh giá để làm sáng tỏ vấn đề. Hành văn trơi chảy, văn
viết có cảm xúc.
- Những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng,
0,5
sáng tạo.
2. Về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách
8,0đ
khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
2.1. Giải thích nhận định :
2,0 đ
- Truyện ngắn: thể loại tự sự có dung lượng ngắn, cơ đọng, 0,25
hàm súc nhưng có sức biểu hiện lớn lao nhờ việc lựa chọn
những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa.
- Con người : là đối tượng trung tâm của văn học, là chủ thể 0,25
sáng tạo, vừa là đối tượng phản ánh, lại vừa là đối tượng tiếp
nhận. Cho nên sứ mệnh cao cả của văn chuơng là phản ánh
một cách sinh động, trung thực về con người.
- Những phát hiện bất ngờ về con người : đó là sự phát hiện 0,5
vẻ đẹp tính cách, những phẩm chất tiềm tàng, đáng quý trong
con người. Nhưng vẻ đẹp ấy nhiều khi bị số phân, hoàn cảnh,
vẻ bề ngoài hoặc hiểu lầm mà che khuất.
- Muốn phát hiện những điều bất ngờ về con người, nhà văn
0,5
cần phải có tấm lịng đồng cảm, thấu hiểu, có cái nhìn u
mến, trân trọng….Vẻ đẹp của con người cần phải nhìn nhận ở
“bề sâu, bề sau, bề xa”.
T => Ý nghĩa câu nói : Nhận định của nhà văn Bùi Hiển đề cập 0,5

đến sú mệnh, nhiệm vụ quan trọng của văn học nói chung và
của truyện ngắn nói riêng. Văn chương trước hết là câu
chuyện con người với muôn mặt phong phú, phức tạp, với tất
cả chiều sâu của nó. Đây là những định hướng tích cực cho cả
người sáng tác và người tiếp nhận văn bản.
2.2. Chứng minh nhận định :
6,0 đ
HS có thể khái quát thành các luận điểm chung rồi chứng
minh qua từng tác phẩm; hoặc làm ngược lại: phân tích từng
tác phẩm rồi khái quát điểm chung, điểm sáng tạo của từng tác
phẩm.

/>Gmail:

16


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

a. Khái quát về hai tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, chủ đề …
1,0
+) Lão Hạc viết 1943: Hình ảnh người nơng dân nghèo khổ,
0,25
đáng thương, giàu lịng nhân hậu, tự trọng và yêu thương con.
+) Làng viết 1948: Hình ảnh người nơng dân sau Cách mạng 0,25
u làng, yêu nước, có tinh thần ủng hộ kháng chiến.
=> Khái quát điểm gặp gỡ của hai tác giả khi viết về Con 0,5
người.
b. Chứng minh qua từng văn bản :
5,0 đ

2,5
b.1. Lão Hạc ( Nam Cao)
- Nam Cao đã có những “khám phá bất ngờ về con người” –
vẻ đẹp của con người trong vẻ bề ngoài lẩm cẩm, gàn dở,
0,5
trong tình cảnh cùng cực, trớ trêu. Tiêu biểu là nhân vật Lão
0,5
Hạc.
+) Hoàn cảnh cùng cực (dẫn chứng : Vợ chết, con bỏ đi…)
1,0
+) Vẻ đẹp tâm hồn : HS biết chọn một số chi tiết nổi bật về
nhân vật để phân tích, đánh giá vấn đề như :
- Đau khổ, dằn vặt khi bán chó …
=> nhân hậu
- Từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo;
- Gửi tiền lại để làm ma cho mình
=> tự trọng
- Khơng chịu bán vườn, chọn cách chấm dứt cuộc
sống nghèo khổ, túng quẫn bằng bả chó
=> Yêu 0,5
con.
=> Như vậy, bi kịch của Lão Hạc là bi kịch của con người
phải từ bỏ sự sống để bảo tồn nhân tính, tình thương và lịng
tự trọng. Nó cho thấy sự chủ động của con người trước hoàn
cảnh tăm tối cùng cực, dẫu cho có chết thì vẻ đẹp của tính 0,5
người và sự lương thiện vẫn tỏa sáng.
=> NC yêu thương, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của
2,5đ
con người “ Chao ơi, … cố tìm mà hiểu họ…”.
0,5

b.2. Làng – Kim Lân:
- Kim Lân đã có những “khám phá bất ngờ về con người” –
vẻ đẹp mới mẻ trong nhận thức, tình cảm của người nơng dân 0,5
sau Cách mạng. Tiêu biểu là nhân vật ơng Hai.
+) Khái qt: Hình tượng người nơng dân mới, có nhiều quyền
lợi do Đảng, cách mạng đem lại khác hẳn với những người
nông dân thời đại trước như Lão Hac, chị Dậu…
+) HS biết chọn một số nét nổi bật về nhân vật để phân tích, 0,5
đánh giá vấn đề như :
- Ơng Hai – người nơng dân có sự phát triển mới mẻ, bất
ngờ trong nhận thức so với trước cách mạng (nêu dẫn
chứng, cảm nhận )
+) Cách ông Hai khoe làng trước và sau Cách mạng…
/>Gmail:

17


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

+) Ông Hai được sống đời sống kháng chiến : Được học
bình dân học vụ, Tập quân sự, nghe tình hình thời sự, chính trị
của đất nước , tin tưởng tuyệt đối vào cụ Hồ vào kháng
chiến…
=> Người nông dân được giải phóng, đựợc đổi đời, làm chủ
cuộc sống , điểm này người nông dân trong xã hội cũ khơng
có được.
- Đặc biệt là sự đổi mới trong tình cảm, tư tưởng của ông
Hai khi nghe tin thất thiệt về làng Dầu ?(nêu dẫn chứng,
cảm nhận )

+) Lúc nghe tin dữ (biểu hiện tâm trạng, tình cảm , thái
độ…)
+) Lúc phải quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo
tây thì phải thù”, lúc trị chuyện với con trai, lúc cất lời thề son
sắt với kháng chiến, với cụ Hồ…?
+) Lúc khoe nhà bị Tây đốt.
=> tình yêu nước rộng lớn, bao trùm lên tình u làng q. Đó
là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Nó thâu tóm mọi thứ
tình cảm khác, địi hỏi ơng Hai phải hi sinh khi có mâu thuẫn.
=> Kim Lân đã phát hiện ra bước ngoặc trong nhận thức của
nhân vật là kết quả của quá trình đấu tranh nội tâm gay gắt, chỉ
có ở những người nơng dân sau cách mạng => sự trân trọng
của Kim Lân với thế hệ người dân cày Việt Nam hồn hậu,
thuần phác
b.3. Đánh giá nét sáng tạo riêng của hai nhà văn :
- Vốn sống, sự trải nghiệm của mỗi nhà văn: Nam Cao: người
nông dân trước cách mạng bị áp bức; Kim Lân: người nông
dân sau cách mạng được giải phóng, đổi đời…
- Tài năng miêu tả, khắc họa nội tâm nhân vật: Sự am hiểu tâm
lí nhân vật, sử dụng ngơn ngữ, cách kể chuyện…

0,5

0,5

1,0 đ

* Lưu ý:
- Nếu HS không hiểu đề bài, đi phân tích diễn xi văn bản theo lối thơng thường,
không hướng vào trọng tâm: những phát hiện bất ngờ của hai nhà văn khi xây dựng nhân

vật; khơng có luận điểm rõ ràng, thì cho tối đa khơng q nửa số điểm của cả câu
- Giám khảo cần linh hoạt, căn cứ cụ thể vào bài làm của HS để đánh giá.
-----------------------Hết --------------------------

/>Gmail:

18


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 27
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –TP. Sầm Sơn (24/10/2018)- Năm học 2018 – 2019)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, cịn phải phấn đấu thêm, trau
dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn khơng bao
giờ chịu chấp nhận sự thành cơng của cá nhân mình trong hồn cảnh hiện tại, lúc nào cũng
cho sự thành cơng của mình là tầm thường, khơng đáng kể, ln ln tìm cách để học hỏi
thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu
tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những
giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so
sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn
phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hồn tồn biết mình, hiểu người, khơng

tự đề cao vai trị, ca tụng chiến cơng của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận
một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường
đời”
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế - Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: (1,0 điểm)Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là
quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”?
Câu 3: (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn
văn thứ nhất?
Câu 4: (2,0 điểm) Đoạn trích nói về lịng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối
với em?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (14.0 điểm)
Câu 1: (4.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
ý kiến được nêu trong đoạn trích phần Đọc- hiểu: “Khiêm tốn là một điều khơng thể thiếu
cho những ai muốn thành công trên đường đời”
Câu 2: (10.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ Việt
Nam xưa qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ” (Ngữ văn 9,
tập I)
......................................Hết............................
/>Gmail:

19


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 27
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN- NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –TP. Sầm Sơn (24/10/2018)-Năm học 2018 – 2019)
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Nghị luận
(1.0 điểm)
Câu 2: Ý kiến: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những
giọt nước bộ nhỏ giữa đại dương bao la”có nghĩa là: tài năng, hiểu biết của mỗi con người
tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bộ nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới vơ hạn “đại
dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi
(1.0 điểm)
Câu 3: Biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất:
- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn
đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm…
(1.0 điểm)
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện
của lòng khiêm tốn.
(1.0 điểm)
Câu 4: Học sinh rút ra ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích: Có thể trình bày theo hướng:
- Đoạn tricch là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: Khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý
của mỗi con người.
(1.0 điểm)
- Muốn thành công trên con đường đời, được mọi người tin yêu, quý mến mỗi chúng ta
cần trang bị - rèn luyện cho mình lịng khiêm tốn…
(1.0 điểm)
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (14.0 điểm)
Câu 1: (4.0 điểm)
1/ Yêu cầu về hình thức:
(0.5 điểm)
- Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dựng từ, đặt câu…

Lưu ý: Cần đảm bảo hình thức đoạn văn, nếu khơng đúng hình thức đoạn văn trừ 0.5
điểm.
2/ Yêu cầu về nội dung. Học sinh cần đảm bảo một số ý sau:
a/ Giải thích:
(0.5 điểm)
- Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, khơng đề cao cái mình có và ln tơn
trọng người khác.
- Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.
/>Gmail:

20


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

=> Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống.
b/ Lập luận:
(1.5 điểm)
Con người cần phải ln khiêm tốn vì: cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những
giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi.
- Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người:
+ Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn xa trơng rộng, được mọi
người yêu quý.
+ Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người.
c/ Bàn luận, mở rộng: Khiêm tốn khơng có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin.
(0.5 điểm)
d/ Bài học và liên hệ:
(1.0 điểm)
- Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu khiêm tốn: ln tự cao,
tự đại, coi mình là nhất mà coi thường người khác.

- Học lối sống khiêm tốn đẻ ngày càng hồn thiện mình và khơng ngừng phấn đấu vươn
lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu 2: (10.0 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng: (1.0 điểm)
1/ Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các
ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn
thận; không mắc lỗi dùng từ cơ bản...
2/ Phải huy động những hiểu biết về văn học, đời sống, kĩ năng tạo lập văn bản và khả
năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
B. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể khai thác vấn đề theo nhiều hướng, nhưng cần làm rõ
các ý cơ bản sau: (9.0 điểm)
1/ Mở bài: Nêu khái quát nhận xét về đề tài, số phận và cuộc đời người phụ nữ trong văn
học. Tiếng nói cảm thơng,bênh vực thể hiện tấm lịng nhân đạo của tác giả, tiêu biểu qua
“Chuyện người con gái Nam Xương “của Nguyễn Dữ.
(0,5 điểm)
2/ Thân bài: Trình bày cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa qua tác
phẩm: “Chuyện người con gỏi Nam Xương”
a. Vũ Nương là người có phẩm chất trong sán , giàu đức hạnh, mang những nét đẹp
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
(4,0 điểm)
- Trong cuộc sống vợ chồng nàng ln “giữ gìn khn phép ,khơng từng để xảy ra
thất hồ. Nàng ln là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết.
(1,0 điểm)
- Lòng hiếu thảo của nàng khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, bệnh
tật nàng đã hết lịng chăm sóc, thuốc thang như đối với cha mẹ đẻ của mình. Nên khi
/>Gmail:

21



“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

trăng trối bà đã nói rằng “Sau này, trời xét lòng lành […], xanh kia quyết chẳng phụ
con”. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất.
(1,5 điểm)
- Nàng là người trọng danh dự , nhân phẩm: Khi bị chồng vu oan, nàng một mực
tìm lời lẽ phân trần để chồng hiểu rõ tấm lịng mình. Khi khơnglàm dịu được lịng ghen
tng mù qng của chồng nàng chỉ cịn biết thất vọng đau đớn, đành tìm đến cái chết với
lời thề nguyền thể hiện sự thuỷ chung trong trắng. Đến khi sống dưới thuỷ cung nàng vẫn
nhớ về chồng con, vẫn mong muốn được rửa mối oan nhục của mình..
(1,5 điểm)
b. Cc đời Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác trong xã hội xưa từng gặp nhiều
oan trái , bất hạnh là do họ không được xã hội coi trọng:
(4,0 điểm)
- Vũ Nương bị chồng nghi oan: Cuộc hơn nhân của nàng với Trương sinh khơng
bình đẳng, có sự cách bức giữa kẻ giàu và người nghèo. Trương Sinh gia trưởng phong
kiến, là người có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, lại thêm tâm trạng của
chàng khi trở về khơng vui vì mẹ mất. Lời nói của con trẻ như vơ tình đổ thêm dầu vào
lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tng, chàng “đinh ninh là vợ mình hư ”; Cách xử sự hồ
đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử
mà kẻ bức tử lại hồn tồn vơ can.
(2,0 điểm)
- Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo XHPK chỉ xem trọng quyền uy của kẻ
giàu và người đàn ơng trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối
với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây khơng được bênh
vực che chở mà cịn bị đối xử một cách bất công,vô lý… phải tự kết liễu cuộc đời mình
một cách oan nghiệt.
(2,0 điểm)
3/ Kết bài: (0,5 điờm)
- Đánh giá chung: Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và khơng có quyền

định đoạt cuộc sống của mình. Tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực
người phụ nữ, đ là một chủ đề mang tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.
-Liên hệ với số phận, cuộc sống của người phụ nữ hiện nay để thấy rõ hơn ý nghĩa của
tác phẩm
Lưu ý:
- Giám khảo linh hoạt khi chấm, căn cứ vào bài làm của học sinh để đánh giá.
-----------------------Hết----------------------------

/>Gmail:

22


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 26
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –H.Thiệu Hóa (24/10/2017)-Năm học 2017 – 2018)
ĐỀ BÀI
Câu 1: (4.0 điểm).
Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
“Đồng chiêm phả nắng lên khơng,
Cánh cị dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)
Câu 2: (6.0 điểm) Euripides đã từng tâm niệm:
“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương

của số phận”.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3: (10.0 điểm).
Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường – nhà bình luận văn
học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xun sáu cõi, có tấm
lịng nghĩ suốt nghìn đời”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua đoạn trích Kiều ở lầu
Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2010, trang
93 – 94).
-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

/>Gmail:

23


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 26
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
(Đề thi HSG Ngữ văn 9 –H.Thiệu Hóa (24/10/2017)-Năm học 2017 – 2018)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức
văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận
dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết
có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc
quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì khơng cho q nửa số

điểm của mỗi câu.

B. YÊU CẦU NỘI DUNG
.

Câu
Câu 1

Nội dung
* HS tìm được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Nhân hóa: đồng chiêm phả nắng; cánh cị dẫn gió; gió nâng tiếng
hát; lưỡi hái liếm ngang.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang
- Đảo trật tự từ: long lanh lưỡi hái
- Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
(Nếu HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ
thể, cho 0,25 điểm)
* Phân tích tác dụng: HS phân tích cụ thể để hướng tới ý chính
- Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh
đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc
đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu.
- Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khống đạt, có niềm
vui, sự lạc quan, hăng say của người lao động.
- Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con người
lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ.
 Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông
dân trước vụ mùa bội thu.

Câu 2
/>Gmail:


Điểm
4,0 đ
0,25
0,25
0,25
0,25

0,75

0,75
0,75
0,75
6,0 đ
24


“Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi cấp huyện mơn Ngữ văn 9 – THCS 2019 (có đáp án chi tiết)”

I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội : Bố cục và hệ thống ý
sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn
trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo những ý cơ bản sau :
* MB : Giới thiệu và dẫn vào vấn đề nghị luận.
* TB :
1. Giải thích ý kiến

- Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị
nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn nhân và quan hệ
huyết thống. Gia đình thường gồm có : vợ chồng, cha mẹ, con cái...
- Chốn nương thân là nơi ở nhờ để tìm sự che chở.
- Tai ương : điều không may mắn, mang lại nhiều đau khổ, tổn thất lớn
cho con người.
=> Ý kiến trên đề cao vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với cuộc
sống của mỗi con người.
2. Bàn luận về ý kiến
- Đây là một ý kiến đúng vì đã cho chúng ta nhận thấy vai trị của gia
đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
- Gia đình có giá trị bền vững và vơ cùng to lớn khơng có bất cứ thứ gì
trên cõi đời này sánh được, cũng như khơng có vật chất hay tinh thần nào
thay thế nổi. (Dẫn chứng)
- Gia đình là cái nơi ni dưỡng, che chở cho ta khôn lớn, là cái nôi hạnh
phúc của con người từ bao thế hệ, đùm bọc, cưu mang, nâng đỡ, giúp ta
vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. (Dẫn chứng)
- Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có sự ảnh hưởng
giáo dục từ truyền thống gia đình, là nền tảng để con người vươn lên
trong cuộc sống. (Dẫn chứng)
- Tuy nhiên, câu nói trên chưa hồn tồn chính xác. Bởi trong thực tế
cuộc sống có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự che
chở, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở
thành người có ích cho xã hội.
- Phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng trong gia đình.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người và xã hội cần phải nhận

/>Gmail:


0,25
5,0
0,25

0,25
0,25
0,25

0,5
0,75

0,75

0,5

0,5

0,5
0,5

25


×