Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tai lieu tap huan moi truong phan danh cho tre MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.75 KB, 26 trang )

Giáo dục bảo vệ môi trường
A. Các cơ sở định hướng cho việc xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường (GDBVMT) trong trường mầm non (MN)
Hoạt động 1: Chia nhóm thảo luận về cơ sở xây dựng nội dung
GDBVMT trong trường MN
Theo anh / chị khi xây dựng nội dung GDBVMT trong trường MN cần căn
cứ trên những cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn nào?
Sau khi thảo luận xong anh / chị đọc thông tin phản hồi để so sánh, những
điểm nào anh/chị không nhất trí? Vì sao?
Thông tin phản hồi:
I. Cơ sở pháp lý
1. Luật Giáo dục năm 2005: Mục tiêu; yêu cầu về nội dung, phương pháp
giáo dục mầm non; chương trình giáo dục mầm non (Điều 21, 22, 23, 24., Mục
1., Chương II).
2. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ
v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân”
2. Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020.
4. Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Chỉ thị số 02/2005/CP- BGDĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường (đặc
biệt là các nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 đối với giáo dục mầm non).
6. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
7. Chương trình Giáo dục mầm non thí điểm ban hành kèm theo Quyết định
số 5205/QĐ-BGDĐT ngày 19/9/2006
II. Cơ sở khoa học
1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là sự học
và đặc điểm nhận thức của trẻ.


2. Chương trình giáo dục mầm non và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường mầm non.
3. Một số cách tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục mầm non
và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
III. Cơ sở thực tiễn
1. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay càng ngày càng nghiêm
trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ý thức, hành
vi và thói quen không đsung của con người. Cần thiết phảI đưa nội dung
GDBVMT vào các bậc học, ngay từ bậc học mầm non.


2. Bậc học mầm non trong những năm vừa qua đã có nhiều hoạt động cụ thể
để triển khai thực hiện Quyết định số 1363 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện
chương trình GDBVMT. Các cơ sở đào tạo GVMN đã phối hợp cùng với Vụ
Giáo dục MN, Trung tâm Chiến lược và Phát triển chương trình giáo dục MN
tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn nội dung GDBVMT cho trẻ
MN, biên soạn tài liệu, sách tham khảo cho GVMN về đưa nội dung GDBVMT
vào trường MN, tập huấn về nội dung GDBVMT trong trường MN cho cán bộ
quản lý, giáo viên MN. Tuy nhiên tiến độ còn chậm so với yêu cầu và mang tính
cục bộ, manh mún.
3. Số giáo viên MN được tiếp cận với các tài liệu về nội dung và hướng dẫn
GDBVMT cho trẻ mẫu giáo còn hạn chế.
B. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm lựa chọn và thiết kế nội dung
GDBVMT cho trẻ mẫu giáo
Thông tin cho hoạt động:
I. Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
1. Mục tiêu:
Qua việc thực hiện các nội dung GDBVMT cho trẻ mẫu giáo trong trường
mầm non, trẻ sẽ:
- Có hiểu biết về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người

nói chung;
- Biết sống tích cực và có hiệu quả trong môi trường, biết sống vì môi
trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường;
- Có thái độ nhân văn đối với môi trường.
2. Nhiệm vụ:
Về kiến thức:
- Cung cấp cho trẻ kiến thức phong phú về môi trường: môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, giá trị của môi trường, sự ô nhiễm môi trường.
- Kiến thức về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa động thực vật và môi trường sống,
sự tác động qua lại của con người và môi trường.
Về kỹ năng:
- Hình thành ở trẻ những kỹ năng hành động và hành vi phù hợp với môi
trường sống.
- Hình thành ở trẻ thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, sặch sẽ, tiết kiệm.
- Hình thành ở trẻ một số kỹ năng chăm sóc, bảo vệ môi trường sống gần giũ
với trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ.
Về thái độ:
- Giáo dục trẻ có thái độ tích cực và nhân văn đối với môi trường (hứng thú,
sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết, thiện cảm, tôn trọng, bảo vệ và chăm sóc môi
trường).
II. Quan điểm lựa chọn và thiết kế nội dung GDBVMT cho trẻ mẫu giáo
1. Không xây dựng một chương trình giáo dục BVMT riêng rẽ. Các nội dung
giáo dục BVMT được biên soạn lồng vào các nội dung của chương trình chăm
sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo theo quan điểm đổi mới.


2. Nội dung giáo dục BVMT hướng tới việc hình thành và giáo dục đồng bộ
cả kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với môi trường xuất phát từ nhu cầu, kinh
nghiệm của trẻ, trên cơ sở những gì trẻ đã biết, những gì trẻ muốn biết và những
gì trẻ cần biết.

3. Nội dung giáo dục BVMT được lựa chọn và thiết kế theo quan điểm tích
hợp và lấy bản thân trẻ làm điểm xuất phát với các mối quan hệ con người với
môi trường; con người và văn hoá - xã hội; con người với thế giới động thực vật;
con người và tài nguyên; con người và hiện tượng thiên nhiên.
4. Trên cơ sở các mảng nội dung chính trên, các đơn vị kiến thức, kỹ năng và
thái độ cần hình thành và giáo dục ở trẻ được xây dựng cụ thể cho từng độ tuổi
ở từng lĩnh vực nội dung.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
1. Anh/chị hãy đọc mục tiêu và nhiệm vụ GDBVMT trong trường MN.
2. Theo anh/ chị mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định đúng và đầy đủ chưa? Nhiệm
vụ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
3. Anh / chị có bổ sung hoặc chỉnh sửa gì?
Sau khi các nhóm trình bày, cùng thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ và nhiệm vụ
quan trọng về GDBVMT trong trường MN
4. Anh / chị có thống nhất với các quan điểm về lựa chọn nội dung GDBVMT
trong trường MN. Anh / chị không thống nhất với quan điểm nào? Cho biết lý
do?
III. Lựa chọn và thiết kế nội dung giáo dục BVMT cho trẻ mẫu giáo
Thông tin cho hoạt động.
- HV tự nghiên cứu thông tin
1. Nội dung:
Nội dung giáo dục BVMT cho trẻ mẫu giáo được lựa chọn và biên soạn theo
năm lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực 1: Con người và môi trường.
- Lĩnh vực 2: Con người và thế giới động thực vật.
- Lĩnh vực 3: Con người và hiện tượng thiên nhiên.
- Lĩnh vực 4: Con người và tài nguyên.
- Lĩnh vực 5: Con người và văn hoá - xã hội.
2. Cách thiết kế:
Các mảng nội dung trên được thiết kế thống nhất theo cấu trúc sau:

1. Mục tiêu
2. Nhiệm vụ
3. Yêu cầu cần đạt ở trẻ:
- Yêu cầu về kiến thức
- Yêu cầu về kỹ năng
- Yêu cầu về thái độ, hành vi
4. Các nội dung cụ thể cho từng lứa tuổi
5. Một số hoạt động gợi ý để thực hiện nội dung giáo dục BVMT.
C. Nội dung GDBVMT cho trẻ mẫu giáo


Hoạt động 3.
- Chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 lĩnh vực và thảo luận xác định các nội dung
theo bảng sau:
Các lĩnh vực
Con người và môi trường.

Các nội dung
1. Mục tiêu
2. Nhiệm vụ
3. Yêu cầu cần đạt ở trẻ:
- Yêu cầu về kiến thức
- Yêu cầu về kỹ năng
- Yêu cầu về thái độ, hành vi
4. Các nội dung cụ thể cho từng lứa tuổi

Con người và thế giới động
thực vật.
Con người và hiện tượng
thiên nhiên

Con người và tài nguyên.
Con người và văn hoá - xã
hội
Các nhóm chia sẻ và bổ sung cho nhau để hoàn thiện .
Sau khi trình bày xong học viên so sánh với thông tin phản hồi. Nêu ý kiến
không nhất trí để cùng thảo luận trên hội trường
Thông tin phản hồi:
I. Con người với môi trường
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt và các lĩnh vực nội dung
a. Mục tiêu:
- Hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị đặc biệt quý báu của môi
trường; về sự tác động qua lại của con người với môi trường.
- Trẻ có thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, sạch sẽ, tiết kiệm và một số kỹ
năng tham gia vào việc chăm sóc, cải thiện môi trường sống gần gũi, phù hợp
với khả năng của trẻ.
- Hình thành ở trẻ thái độ thiện cảm, tôn trọng, bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn
môi trường.
b. Nhiệm vụ:
- Củng cố và cung cấp cho trẻ kiến thức về mối quan hệ giữa con người
và môi trường, về sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các điều kiện vệ sinh môi trường: khu vệ sinh, thùng rác.
- Tận dụng các thời điểm sinh hoạt hàng ngày để hình thành ở trẻ thói
quen sống vệ sinh, tiết kiệm.
- Tạo các tình huống để trẻ được tham gia các hoạt động vệ sinh phòng
nhóm, sân vườn.


- Thu thập và làm đồ dùng, đồ chơi từ những vật liệu đã qua sử dụng, có
sẵn và dễ làm.
- Dạy trẻ sử dụng giấy hai mặt, làm đồ dùng đồ chơi từ những vật đã sử

dụng.
c. Yêu cầu cần đạt:
Kiến thức:
- Biết con người sử dụng các tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng các nhu
cầu sống của mình.
- Biết môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức
khoẻ của con người.
- Biết một số nguồn làm ô nhiễm môi trường
- Phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn và các hành động
ảnh hưởng tốt xấu đến môi trường.
Kỹ năng:
- Lau bụi bằng khăn ẩm, thu gom rác ở trong và xung quanh nhà.
- Bịt mũi, mồm khi đi qua khu vực môi trường bị ô nhiễm.
- Thực hiện quá trình lao động một cách hoàn chỉnh, nắm vững các hành
động lao động hợp lý,tự kiểm tra chất lượng kết quả lao động ( ví dụ còn
bụi bẩn nữa hay không, lau đã khô chưa).
Thái độ:
- Có thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường: cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ,
ngăn nắp; không vứt rác bừa bãi; đi vệ sinh đúng nơi quy định .
- Cảm giác sung sướng được tham gia lao động.
- Vui sướng vì sự sạch sẽ và gọn gàng
2. Các nội dung
a. Vệ sinh môi trường:
- Trẻ có hiểu biết ban đầu về vệ sinh môi trường (vệ sinh môi trường trong
phòng nhóm và môi trường gia đình): không có khói bụi, mùi hôi, nấm mốc,
tiếng ồn; có nhiều cây xanh và đủ ánh sáng...
- Trẻ biết thực hiện một số công việc liên quan đến vệ sinh môi trường phù
hợp với khả năng như thu dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ học/chơi, lau bụi bẩn rửa đồ
chơi, chăm sóc góc thiên nhiên.
- Biết và thực hiện lịch vệ sinh phòng nhóm ở trường/lớp.

b. Hiểu biết để sống trong môi trường ô nhiễm:
- Trẻ có hiểu biết ban đầu về tác hại của môi trường ô nhiệm.
- Biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: bụi, khói, phân, nước
tiểu, rác, thuốc trừ sâu...
- Biết một số cách thức để tránh tác hại của môi trường ô nghiễm như
phòng tránh bụi, khói..,(đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, ăn chín, uống
sạch...).
c. Sống tiết kiệm:
- Trẻ biết sống tiết kiệm: giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm điện, nước
trong sinh hoạt ở trường và ở nhà.
- Có thái độ yêu quí, giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc các đồ dùng cá nhân và đồ
chơi, đồ dùng của tập thể.


d. Quan tâm bảo vệ môi trường:
- Trẻ hiểu rằng môi trường rất cần thiết cho con người. Con người sử dụng
các yếu tố của môi trường để thoả mãn các nhu cầu, thực hiện các hoạt động lao
động, vui chơi, giải trí.
- Trẻ biết đánh giá hiện trạng môi trường gần giũ với bản thân.
- Biết được một số yếu tố ảnh hưởng tốt hay sấu đến môi trường như cây
xanh, bụi, khói xe ôtô...Từ đó có thái độ và hành vi bảo vệ môi trường: không
vứt rác bừa bãi, tiết kiệm trong sinh hoạt.
e. Quan tâm bảo tồn thiên nhiên, sinh thái:
- Trẻ có hiểu biết ban đầu về sự dần mất đi của một số động, thực vật do tác
động của con người.
- Hiểu và có thái độ đúng với việc bảo tồn thiên nhiên: không chặt phá cây,
rừng, không săn bắn động vật hoang dã.
3. Nội dung cụ thể cho từng độ tuổi
a. Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
b. Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)

a. Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
II. Con người và hiện tượng thiên nhiên
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt và các lĩnh vực nội dung
a. Mục tiêu:
- Hình thành ở trẻ biểu tượng về một số hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu, về
tác động của các hiện tượng thiên nhiên đối với con người và môi trường, về ảnh
hưởng của con người đối với một số hiện tượng thiên nhiên.
- Trẻ có ý thức, thái độ sống tích cực trong môi trường và hành động thích
nghi với các hiện tượng thiên nhiên cụ thể.
b. Nhiệm vụ:
- Cung cấp, củng cố cho trẻ kiến thức về một số hiện tượng thiên nhiên tiêu
biểu, về sự tác động tích cực và tiêu cực của các hiện tượng thiên nhiên đối với
con người và môi trường vàcủa con người đối với một số hiện tượng thiên
nhiên.
- Rèn luyện cho trẻ có thói quen bảo vệ sức khỏe của bản thân trước tác
động tiêu cực của các hiện tượng thiên nhiên.
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sống, bước đầu biết tận dụng
mặt có lợi của các hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống.
c. Yêu cầu cần đạt:
Kiến thức:
- Biết những biểu hiện của một số hiện tượng thiên nhiên: gió, mưa, nắng,
hạn hán, lũ lụt.
- Phân biệt các mức độ khác nhau của: gió, mưa, nắng.
- Biết tác hại to lớn của hạn hán, lũ lụt đối với đời sống con người và môi
trường.
- Biết con người cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ
lụt (chặt phá rừng, sử dụng tài nguyên dất, nước không hợp lý).
Kỹ năng:



- Biết quan sát và bước đầu biết dự đoán một số hiện tượng thiên nhiên
quen thuộc có thể xảy ra: trời nắng, trời sắp có cơn giông, trời sắp mưa v.v...
- Biết sử dụng một số đồ dùng để tránh nắng, tránh mưa, tránh gió.
- Biết thực hiện hành động phòng chống khi trời sắp có mưa, gió, giông bão:
cất quần áo, đồ dùng, đóng cửa, không chạy ra ngoài đường v.v...
Thái độ:
- Biết bộc lộ cảm giác thoải mái, sung sướng trước những hiện tượng thiên
nhiên có lợi cho con người: trời nắng đẹp, gió mát, sau cơn mưa rào v.v...
- Có thái độ tích cực đối với môi trường sống: tiết kiệm nước dùng, chăm
sóc cây cối, giữ gìn vệ sinh môi trường v.v...
2. Các nội dung:
a. Gió:
- Trẻ có hiểu biết ban đầu về gió: gió là một hiện tượng thiên nhiên, nhưng
con người cúng có thể tạo ra gió; Các loại gió khác nhau như gió nhẹ, gió mạnh,
gió rất mạnh, gió mát, gió lạnh; Các thời điểm xuất hiện các loại gió khác nhau;
Lợi ích và tác hại của gió.
- Trẻ biết rằng con người có thể cảm nhận được gió qua sự rung, bay của
các sự vật như lá cây, cờ... qua cơ thể (cảm thấy mát, tóc bay...).
- Trẻ biết một số biện pháp tránh gió: ra đường phải đội mũ, bịt khăn, mặc
ấm khi có gió rét, khi có giông bão phải đóng kín cửa.
b. Nắng và mặt trời:
- Hiểu biết ban đầu về mặt trời, mặt trăng: mặt trời, mặt trăng ở trên cao,
chỉ có một mặt trời và một mặt trăng, chu kỳ xuất hiện của mặt trời.
- Hiểu biết về nắng: phân biệt trời có nắng và trời không có nắng, các loại
nắng khác nhau (nắng to, nắng dịư, không có nắng); mối quan hệ giữa nắng và
mặt trời; lợi ích và tác hại của nắng.
- Biết một số các biện pháp tránh nắng: không chơi ngoài nắng, ra đường
đội mũ, nón, trồng cây xanh.
c. Hạn hán:
- Biết các biểu hiện cơ bản của hạn hán: sông, hồ cạn nước, đồng ruông nứt

nẻ, cây cối khô héo...
- Nguyên nhận dẫn đến hạn hán: Trời nóng, nắng lâu ngày không có mưa.
- Tác hại to lớn của hạn hán đối với con người, loài vật và cây cối, cuộc
sống: con người không có nước phục vụ sinh hoạt, lao động, sản xuất, đi lại
bằng đường thuỷ... Con vật không có nước uống. Cây cối, hoa mầu khô héo, mất
mùa.
- Trẻ biết một số biện pháp chống hạn của con người: Trồng cây, trồng rừng
để giữ nguồn nước, đào hồ để chứa nước, khoan giếng, tiết kiệm nước...
d. Mưa:
- Nhận biết và đoán được trời mưa qua quan sát bầu trời , các hiện tượng
thiên nhiên xung quanh và cảm nhận của cơ thể.
- Biết các loại mưa khác nhau: mưa phùn, mưa rào. Lợi ích và tác hại của
các loại mưa.
- Các hoạt động tránh mưa: cất quần, áo đang phơi, mặc áo mưa, đội mũ
nón khi đi ra ngoài đường...


e. Bão lũ:
-Trẻ biết được một số dấu hiệu của bão, lũ lụt: Khi có bão mưa, gió to, cây
đổ nghiêng ngả, con người và xe cộ đi lại vất vả. Lũ: nước từ trên cao tràn
xuống mạnh. Lụt: cây cối, nhà cửa bị đổ, nước cuốn trội. Nước mênh mông.
- Có thể nhận biết được tin bão, lũ lụt qua đài, vô tuyến, qua quan sát bầu
trời, quang cảnh xung quanh.
- Biết nguyên nhân gây ra báo, luc lụt: do mưa to. lâu ngày, do con người
chặt phá cây rừng, san lấp hồ ao, sông ngòi...
- Biết được những tác hại của bão, lũ lụt và cách phàng tránh bão, lú lụt.
3. Nội dung cụ thể cho từng độ tuổi
a. Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
b. Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
a. Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

III. con người và thế giới động vật - thực vật
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt và các lĩnh vực nội dung
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết được lợi ích của con vật, cây cối đối với con người, cần chăm
sóc bảo vệ con vật, cây cối.
- Trẻ yêu thế giới thiên nhiên, mong muốn và thực hiện những hành động
tốt để chăm sóc bảo vệ con vật, cây cối.
b. Nhiệm vụ:
- Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động về môi
trường, bảo vệ môi trường bằng các giác quan và các cách thức khác nhau (qua
giờ học, qua vui chơi, qua các thí nghiệm đơn giản, qua các câu chuyện, bài thơ,
qua xử lý các tình huống có thật hoặc giả định....)
- Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành những điều đã học được qua chơi,
qua lao động, qua hoạt động tạo hình...
- Quan tâm không chỉ đến việc hình thành các kiến thức, kỹ năng mà còn
phát triển tình yêu của trẻ đối với môi trường xung quanh.
c. Yêu cầu cần đạt:
Kiến thức:
- Trẻ có kiến thức về động vật, thực vật: đó là các cơ thể sống, cần có các
điều kiện và môi trường sống phù hợp (cây cần nước, ánh sáng, không khí, nhiệt
độ phù hợp, đất tốt; con vật cần nước, thức ăn, không khí, chăm sóc bảo vệ...).
- Mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, mối quan hệ giữa
các động vật và thực vật.
- Sự biến đổi theo thời gian của con vật, cây cối (sinh sản, phát triển, chết).
Kỹ năng:
- Biết thu thập các thông tin về môi trường.
- Biết quan sát và nhận ra những thay đổi trong môi trường thiên nhiên.
- Có khả năng phán đoán, đánh giá một số hiện tượng, giải quyết vấn đề
đơn giản và trực quan trong môi trường thiên nhiên.
- Biết đặt câu hỏi, tìm nguyên nhân - kết quả của các hiện tượng trong môi

trường thiên nhiên gần gũi.
- Biết so sánh, đo đạc, phân loại, xếp trình tự một số hiện tượng đơn giản.


- Biết ghi các sự kiện bằng các hình thức phù hợp: vẽ tranh, vẽ sơ đồ.
Thái độ và các giá trị đạo đức:
- Yêu quí và bảo vệ cây cối, con vật.
- Tự giác thực hiện những yêu cầu về chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên.
Hệ thống hành vi:
- Tham gia chăm sóc, bảo vệ cây cối, con vật.
- Thực hiện các qui định về chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên
2. Các nội dung:
a. Đặc điểm của cây cối, con vật:
Có nhiều cây cối và con vật khác nhau: Sống ở các môi trường khác nhau
và ăn các loại thức ăn khác nhau
b. Sự thich s nghi của cây cối, con vật với môi trường sống:
Con vật, cây cối là những cơ thể sống: Cây cối và con vật cần nơi sống
thích hợp, cần nhiệt độ thích hợp, cần ánh sáng, cần nước, cần thức ăn.
c. Sự phát triển và sinh sản của cây cối, con vật:
Tất cả các con vật, cây cối đều sinh ra, lớn lên, sinh sôi và chết đi.
d. Lợi ích của cây cối, con vật đối với con người và môi trường:
Cây cối và con vật cung cấp thức ăn, đồ để mặc, nhà ở, ô xy... cho con
người, bảo vệ con người giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại...
e. Chăm sóc, bảo vệ cây cối con vật:
- Con người bảo vệ cây cối và các con vật
- Tác hại của việc chặt phá rừng, giết hại các loài thú: Chặt phá rừng nhiều
động vật sẽ bị chết. Mèo, rắn bị giết hết thì chuột sẽ phát triển nhiều. Dơi bị chết
hết thì muỗi sẽ sinh sôi nảy nở nhiều.
- Trẻ tham gia các công việc vừa sức để chăm sóc, bảo vệ thế giới thiên
nhiên: Chăm sóc cây cối: tưới cây, cuốc - xới đất, lau rửa lá cho sạch bụi, làm

cỏ, vun gốc cây cối trong vườn, trong chậu cảnh. Trồng một số cây bằng hạt,
bằng củ, bằng cành, trồng cây giống... và chăm sóc chúng. Quan tâm đến con
vật: cho ăn, uống, làm vệ sinh chuồng, tạo điều kiện gần giống với thiên nhiên
cho con vật nuôi, cùng với người lớn thay rửa bể cá...
3. Nội dung cụ thể cho từng độ tuổi
a. Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
b. Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
a. Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

IV. con người và văn hoá xã hội
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt và các lĩnh vực nội dung
a. Mục tiêu:
- Cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về môi trường xã hội( bản thân, gia
đình, trường mầm non, một số nghề, phương tiện giao thông và một số nơi công
cộng khác như trạm y tế, bệnh viện, bưu điện, nhà văn hoá, công viên) và một số
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; mối quan hệ giữa con người với môi trường
về sự ô nhiẽm môi trường và địa danh đó.
- Giáo dục ở trẻ một số kỹ năng hành động phù hợp, thái độ tích cực chăm
sóc, bảo vệ môi trường và có tình cảm tốt với bản thân, với những người xung
quanh, một số nghề, phương tiện giao thông và mố số địa danh.


b. Nhiệm vụ:
- Giúp trẻ hiểu biết về vị trí, nhu cầu, vai trò của bản thân và các thành viên
trong môi trường gia đình, trường mầm non.
- Hình thành ở trẻ tình cảm đối với bản thân, đối với các thành viên trong
gia đình và những người gần gũi xung quanh trẻ.
- Giúp trẻ có hiểu biết về các địa danh gần gũi, có liên quan đến bản thân và
những người xung quanh trẻ.
- Giáo dục, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực: bản thân

biết sống hoà mình, chia sẻ, giúp đỡ, sống có kỷ luật, tổ chức theo yêu cầu của
xã hội chung; biết bảo vệ, giữ gìn môi trường và các địa danh.
c. Yêu cầu cụ thể cần đạt ở trẻ:
Kiến thức:
- Trẻ biết tên, quá trình lớn lên của bản thân, vị trí và nhu cầu của bản thân .
- Trẻ biết tên, vị trí, vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong gia
đình, trong trường mầm non và một số ngành nghề, địa danh.
- Trẻ biết về phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn
hoá đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Trẻ biết một số đồ dùng cần thiết và biết sử dụng nó một cách hợp lý , tiết
kiệm trong gia đình, trong trường mầm non.
- Trẻ biết các phương tiện giao thông, luâtk đii bộ, con người cần làm gì với
các phương tiện gia thông để làm giảm ô nhiễm môi trường.
Kỹ năng:
- Biết quan sát và nhận ra môi trường sạch và môi trường bẩn( môi trường
bị ô nhiễm).
- Kỹ năng phán đoán, đặt câu hỏi, tìm nguyên nhân của một số hiện tượng
trong môi trường xã hội.
- Kỹ năng trao đổi, thoả thuận và kỹ năng sống trong nhóm bạn bè.
- Các kỹ năng nhận thức: so sánh, phân loại, đong đếm...
- Kỹ năng thể hiện suy nghĩ, tình cảm, thái độ bằng các hình thức khác
nhau: vẽ, nặn, kể chuyện, làm sách tranh, miêu tả bằng lời, trò chơi...
Thái độ:
- Trẻ biết biểu hiện hoặc thể hiện các sắc thái tình cảm khác nhau của bản
thân: vui, buồn, yêu, ghét, thích, không thích đối với mọi người xung quanh và
các địa danh ...
- Giáo dục trẻ biết sống hoà mình, chia sẻ, giúp đỡ, sống có tổ chức, kỷ
luật, theo yêu cầu chung của xã hội; chấp nhận sự khác biệt giữa mọi người.
- Trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn môi trường và các địa danh.
Hành vi:

- Thực hiện các quy định chung của tập thể, sống có kỷ luật.
- Thể hiện sự quan tâm bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực:
không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, chăm sóc, giữ gìn
cảnh đẹp...
2. Các lĩnh vực nội dung:
a. Trẻ biết tên, sơ bộ quá trình lớn lên của bản thân, vị trí và nhu cầu
của mình trong gia đình:


- Trẻ được sinh ra và lớn dần qua năm tháng: nằm ngửa -> biết bò -> biết
ngồi -> biết đi..... Trẻ cũng như các thành viên trong gia đình cần được ăn, uống
đầy đủ mới lớn lên được -> các thức ăn(lúa, gạo, rau, thịt, cá, trứng...), các đồ
dùng( áo, quần, dép...) do con người làm ra và không phải là vô tận, do đó cần
phải tiết kiệm.
- Trẻ biết cấu tạo, nhu cầu của cơ thể và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. ý thức
tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
- Trẻ biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến
bảo vệ môi trường như: điều gì sẽ xẩy ra nếu như không có cây xanh? Điều gì sẽ
xảy ra nếu như không có bố, không có mẹ trong gia đình? Làm thế nào để cây
không bị héo? Điều gì sẽ xẩy ra nếu như mọi người đều vứt rác ra đường?...
- Trẻ biết cách thể hiện tình cảm với cha mẹ , anh chị em trong gia đình, với
người thân gần gũi xung quanh và biết cảm nhận được tình cảm của mọi người
xung quanh đối với mình.
- Kính trọng tổ tiên, ông bà và những người xung quanh.
b. Trẻ biết tên, vị trí, vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong gia
đình, trong trường mầm non và một số ngành nghề, địa danh.
- Trong gia đình: cha mẹ, ông bà, chú, bác, anh chị... Mỗi người đều có
trách nhiệm lẫn nhau và cùng nhau thực hiện sống theo nếp chung của gia
đình( đi về phải chào hỏi, khi đi về muộn phải báo, ra khỏi phòng phải tắt điện,
dùng cốc đánh răng, rửa mặt để tiết kiệm nước...), của trường mầm non.

- Tất cả mọi người phải lao động, có một nghề, họ sống, làm việc và quan
tâm giúp đỡ lãn nhau.
- Các thành viên gia đình cần tuân thủ nếp sinh hoạt của khu dân cư: không
la hét, quấy rầy người khác, giữ vệ sinh chung, không gây gổ, không làm người
khác đau.
- Tên gọi, đặc điểm cơ bản và chức năng của các địa danh đối với đời sống
hàng ngày; các địa danh đó đáng trân trọng và cần phải được bảo vệ; đảm bảo
mối quan hệ qua lại giữa con người với môi trường(trạm ytế, bệnh viện, bưu
điện, đình làng, cầu cống đường sá, trường tiểu học, khu buôn bán...thậm chí kể
cả kênh mương tưới nước cho đồng ruộng).
- Phân biệt các địa danh thông qua thơ, chuyện, câu đố, tranh ảnh...
- Giới thiệu một số ngành nghề như: trồng rừng, quét rác, thú y, trồng cây
cảnh, cắt tóc...Hoạt động ngày và đêm của một số nghề trên và liên hệ trẻ có thể
làm gì để họ đỡ vất vả.
- Tại nơi công cộng( ra đường, trên các phương tiện giao thông, chợ, trong
các cửa hàng, nơi khám bệnh...) trẻ biết:
+ Không nói to, la hét, không kéo bàn ghế hoặc vứt ném đồ chơi lung tung.
+ Không chửi bậy.
+ Bỏ rác vào nơi quy định
+ Kính trọng tổ tiên, ông bà và những người xung quanh.
+ Chăm bón và bảo vệ các con vật, cây cối, về đẹp các địa danh.
+ Chăm sóc, giữ gìn và làm đẹp mảnh vườn của trường, của gia đình hoặc
nơi công cộng.
- Trẻ thể hiện tình cảm:


+ Vui; yêu các cây cối, con vật người lao động, sạch sẽ, gọn gàng.
+ Buồn; ghét người hay phá cây, chặt cây, bẩn, lộn xộn (các câu chuyện,
thơ, trò chơi, trò chuyện, ghép hình, ...)
c. Giáo dục, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực về

các địa danh và môi trường:
- Giáo dục trẻ biết sống hoà mình, chia sẻ, giúp đỡ, sống có kỷ luật, tổ chức
theo yêu cầu của xã hội chung; biết bảo vệ, giữ gìn môi trường và các địa danh:
- Giáo dục trẻ biết yêu quí, bảo vệ và duy trì các nghề truyền thống của địa
phương.
- Biết một số giai điệu, bài hát, truyện cổ tích đặc trưng của từng vùng.
- Biết được danh nhân ( mọi người cần giữ gìn những kỷ niệm về những
người nổi tiếng như nhà thơ, nhà văn, nhà bác học, nhạc sỹ nổi tiếng).
d. Trẻ biết về phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn
hoá đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người:
- Tập quán tốt, xấu của địa phương ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên:
+ Trồng cây xanh vào dịp xuân ở nơi công cộng, nhà nhà trồng cây xanh
làm đẹp khu vườn.
+ Làm vệ sinh hàng tuần, hàng tháng; làm chuồng gia súc cạnh nhà ở, sử
dụng hoá chất nhiều trong sản xuất.
+ Đốt phá rừng bừa bãi để trồng trọt....
e. Trẻ biết tên gọi, sử dụng và sắp xếp gọn gàng các đồ dùng trong gia
đình, trong trường mầm non một cách hợp lý; tiết kiệm điện, nước hàng
ngày, đảm bảo vệ sinh.
g. Trẻ biết các phương tiện giao thông cần cho cuộc sống, luật đi đường
và biết các phương tiện giao thông gây ô nhiễm như thế nào, con người cần
làm gì để giảm ô nhiễm môi trường.
- Các phương tiện giao thông đa dạng, chúng hoạt động trên không, đường
bộ, đường thuỷ.
- Nhiều phương tiện giao thông sử dụng động cơ môtơ, do vậy gây tiếng
ồn, xả khói làm bẩn môi trường( nhận biết bằng ngửi thấy mùi xăng dầu, thấy
khói, bụi). Mọi người nên sử dụng các phương tiện xe buýt để giảm lượng xe
máy trên đường.
- Không nên bóp còi inh ỏi để giảm tiếng ồn.
- Khi đi trên các phương tiện giao thông không nên vứt rác dọc đường hoặc

trên xe, mà phải vứt vào chỗ để rác.
3. Nội dung cụ thể cho từng độ tuổi
a. Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
b. Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
a. Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
D. hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
mẫu giáo
I. Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho theo
chương trình giáo dục mẫu giáo
Hiện nay các trường mầm non đang thực hiện chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ theo các chủ điểm và các hoạt động, do đó các hoạt động chăm sóc giáo


dục môi trường sẽ được thiết kế là những hoạt động bổ trợ, xen kẽ với những
hoạt động chăm sóc giáo dục đang thực hiện ở các trường mầm non.
Các hoạt động chủ yếu là các hoạt động thực hành để củng cố các kiến thức
về môi trường, bảo vệ môi trường.
1. Thực hiện nội dung GDBVMT theo chủ đề và hoạt động
a. Thực hiện nội dung GDBVMT theo các chủ đề
Thông tin cho hoạt động 4
Hiện nay chương trình CSGD trẻ và chương trình GDMN mới thực hiện theo
chủ đề. Nhiều nội dung về môi trường đã được đưa vào chương trình. Song nội
dung GDBVMT còn ít được đề cập đến. Để không làm quá tải chương trình GD
trẻ, nôi dung GDBVMT sẽ được lồng ghép vào từng chủ để; chỉ đưa them những
HĐ liên quan đến GDBVMT.
Hoạt động 4:
Anh / chị hãy lựa chọn 1 chủ đề để thiết kế các hoạt động GDBVMT cho trẻ
MG 5 tuổi. Ví dụ:
Chủ đề


Nội dung tích hợp

Phương
1. Phân loại tranh các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi
tiện và luật trường và các phương tiện GT không gây ô nhiễm.
giao thông
Thông tin phản hồi:
Thông tin dưới đây có tính chất tham khảo
Chủ đề

Nội dung tích hợp

Bản thân

Hiểu biết về bản thân trong môi trường gia đình:
1. “Kể về bé”: Trẻ kể cho cô giáo nghe về bản thân mình Giáo
viên ghi lại lời kể của trẻ và cùng với trẻ làm sách “Chuyện kể về
chúng tôi”. Sau đó có thể để trẻ tự vẽ, cắt. dán minh họa.
2. “Con rối bản thân”: Cung cấp các nguyên vật liệu khác
nhau và hướng dẫn trẻ làm con rối thể hiện bản thân mình. Các
vật liệu có thể là giấy, vải , tất chân, găng tay, màu vẽ...
3. “Vẽ đường viền cơ thể”: Yêu cầu trẻ nằm ngửa trên một tờ
giấy khổ to. Vẽ theo đường viền cơ thể trẻ sau đó cho trẻ tự trang
trí, thể hiện hình vẽ bản thân bằng các nguyên liệu khác nhau.
4. “Gia đình của bé”: Tập trung trẻ thành từng nhóm nhỏ.
Hướng dẫn mỗi trẻ thể hiện sơ đồ gia đình mình. Thí dụ: Mẹ hình người màu xanh, bố - màu vàng, bà nội - màu xanh lá cây,
anh trai - màu đỏ, em gái - màu vàng, người khác màu hồng...
5. “Truyện về gia đình bé”: Mỗi trẻ làm một quyển sách nhỏ
(với sự giúp đỡ của cô giáo) về gia đình của mình - Kể về nhà ở
của mình, các thành viên trong gia đình.

Giáo dục tình cảm:


Trường
mầm non

Gia đình

1. “Màu hạnh phúc”: Vẽ và minh hoạ một câu truyện về các
màu sắc làm cho bé vui sướng, hạnh phúc.
2. “Những gì bé yêu - những gì bé ghét”: Trẻ kể và vẽ (hoặc
cắt, dán) về những gì mình yêu ghét.
3. “Chiếc túi hạnh phúc”: Làm một chiếc túi nhỏ bằng giấy,
phía ngoài vẽ một khuôn mặt vui sướng, hạnh phúc. Làm những
thẻ nhỏ, trên đó ghi một việc làm có thể đem lại niềm vui sướng
cho người khác. Bỏ các thẻ đó vào túi. Mỗi trẻ rút một thẻ trong
túi và làm việc gì đó (theo điều ghi trên thẻ) cho một bạn trong
lớp. thí dụ: “hãy hát một bài cho bạn nghe”
4. “Ghép hình khuôn mặt”: Làm một khuôn mặt bằng nỉ (có
kích thước tương đối lớn) và cắt hình mắt, mồm bằng nỉ, thể hiện
các sắc thái tình cảm khác nhau của con người. Trẻ sẽ rất thích thú
ghép hình mắt, mồm vào khuôn mặt để có được khuôn mặt với
các sắc thái tình cảm khác nhau: Vui, buồn, tức giận, ngạc
nhiên....
“Biểu đồ tình cảm”: Làm biểu đồ tình cảm để giúp trẻ biết cảm
nhận tình cảm của bản thân và của bạn bè trong những hoàn cảnh
cụ thể (được cô khen: Vui sướng, phát hiện ra điều gì, ngạc
nhiên..).
1. Quan sát môi trường của trường mầm non, thảo luận:
- Những khu vực nào của trường trẻ thích chơi nhất, lý do?

- Nhận xét các khu vực chưa được sạch, các nguyên nhân thực tế
gây ô nhiễm môi trường của trường mầm non.
2. Quan sát, thảo luận về việc làm của các cô, các bác ở trường
mầm non để môi trường sạch sẽ.
3. Cho trẻ trải nghiệm, mô tả nếu trong lớp có những âm thanh
quá to thì cảm thấy thế nào? (ô nhiễm tiếng ồn)
4. Cùng với cô và dưới sự hướng dẫn của cô xếp đồ chơi đúng nơi
quy định, để quần áo, giày dép đúng chỗ.
5. Chuẩn bị các đồ vật cần thiết để giữ gìn vệ sinh khi quét dọn,
lau chùi nhà cửa....
6. Cùng cô quét dọn sân trường.
7. Cùng cô hàng tuần rửa đồ chơi, lau tủ, bàn ghế...
8. Thảo luận về câu tục ngữ: "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon
cơm".
9. Thảo luận: chúng ta dùng điện, nước ở lớp học như thế nào?
10. Thảo luận vì sao chúng ta phải ăn hết xuất?
11. Thực hành tiết kiệm các nguyên vật liệu học tập và chơi: Sử
dụng các giấy vẽ cả 2 mặt, sử dụng phong bì đã dùng rồi, sử dụng
các giấy đã dùng rồi để gấp thủ công…
1. Chơi trò chơi phân vai: bố trí các phòng của gia đình (phòng
ngủ, ăn, bếp, vệ sinh...).
2. Chơi trò chơi: Dọn dẹp gia đình vào ngày thứ Bẩy.
3. Kể chuyện: Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa.


Một số
nghề

Thế giới
động vật


4. Phân loại các việc làm tốt, các việc làm không tốt đối với môi
trường.
5. Trò chơi: Phân loại rác trong gia đình.
6. Nghe kể chuyện: "Biết đi đâu?", "Xấu hổ với chim sơn ca".
7. Đọc thơ: "Bác quét rác".
8. Thảo luận về tác hại của túi ni lông, tìm các vật trong gia đình
để thay thế túi ni lông trong các hoạt động sinh hoạt
9. Làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải từ sinh hoạt gia
đình.
10. Thảo luận về việc sử dụng nước ở gia đình (nước ăn, tắm giặt,
rửa ráy, vệ sinh nhà cửa, tưới cây…).
11. Đàm thoại về tiết kiệm điện, đồ dùng trong gia đình (thức ăn,
quần áo, giày dép, các đồ dùng khác…).
12. Tham gia cùng bố mẹ làm vệ sinh đường phố, ngõ xóm… vào
ngày thứ Bảy.
1. Nói chuyện về những người rồng cây gây rừng.
2. Lao động chăm sóc cây trong công viên cùng với công nhân
môi trường/các cụ phụ lão.
3. Trồng cây lưu niệm trong trường cùng với bố mẹ và cô giáo.
4. Nói chuyện về những công nhân vệ sinh môi trường.
5. Thu thập tranh ảnh và làm sách về những nghề bảo vệ môi
trường.
6. Thu thập tranh ảnh và làm sách về những nghề tổn hại đến môi
trường.
7. Vẽ / xé / dán / tô màu về các nghề phổ biến.
8. Trò chuyện:Vì sao chúng ta phải tiết kiệm trong tiêu dùng.
9. Tham gia dọn vệ sinh môi trường phòng, nhóm, trường/lớp.
1. Thảo luận về thức ăn của con vật.
2. Chơi trò chơi tìm thức ăn cho con vật.

3. Chơi trò chơi nói tên con vật và thức ăn của nó.
4. Nối / tô màu thức ăn của con vật và con vật tương ứng.
5. Thảo luận: con vật cần nước uống, cần không khí để thở.
6. Khám phá xem con vật nào cần nhiều nước nhất, con vật nào
cần ít nước.
7. Khám phá qua tranh ảnh, tài liệu, chuyện kể về chủ đề Con vật
cần chỗ ở / nơi trú ngụ.
8. Chơi trò chơi con nào? ở đâu?
9. Chơi trò chơi vận động mô tả vận động và cách kiếm mồi của
con vật.
10. Chơi trò chơi Tìm xem nhà con vật ở đâu:nối con vật với nhà
của nó.
11. Khám phá nơi sống thích hợp của con vật (mỗi con vật đều có
nơi sống thích hợp: con vật sống ở nơi nóng, lạnh).
12. Phân loại con vật xứ nóng, con vật xứ lạnh.
13. Tìm hiểu qua tranh ảnh, tài liệu và chuyện kể về ảnh hưởng


Tết và mùa
xuân

Thế giới
thực vật

của môi trường ô nhiễm đối với con vật (môi trường ô nhiễm con
vật sẽ chết: ao hồ bẩn những con vật sống dưới nước sẽ chết, cháy
rừng chặt cây con vật không có chỗ ở).
14. Khám phá vòng thức ăn của con vật.
15. Tìm hiểu ảnh hưởng của cuộc sống của các con vật đối với
nhau: Có con vật chết nhiều sẽ kéo theo con khác sẽ chết hoặc

nhiều lên (mèo, rắn chết chuột nhiều...).
16. Trao đổi về lợi ích của con vật đối với con người (con vật
cung cấp thức ăn, da... cho con người, con vật giúp con người làm
việc (trâu, bò, ngựa...).
17. Trò chuyện về lợi ích của một ssó loài vật đối với cây cối.
18. Những con vật có hại cho con người (ruồi, muỗi, chuột...).
19. Tìm hiểu về việc con người chăm sóc và bảo vệ con vật (vườn
bách thú, cứu hộ những con vật bị thương...).
20. Trò chuyện, vẽ về việc con người phá rừng và giết hại con vật
(thu thập tranh và làm sách tranh về việc phá hại và làm bẩn môi
trường sống của các con vật, vẽ tranh theo chủ đề: các con vật
trong tương lai...).
21. Kể chuyện: Con voi, Không quên chủ cũ, Tiểu đồng, Mỗi
người mỗi việc, Biết đi đâu? Mỗi người mỗi việc...
22. Cho cá, chim, vật nuôi trong nhà ăn, uống.
23. Làm chuồng, ổ cho vật nuôi.
1. Trò chuyện về môi trường trong những ngày Tết, lễ hội.
2. Vẽ / xé dán / tô màu phong cảnh ngày Tết, lễ hội.
3. Trò chuyện và thực hành tiết kiệm thức ăn trong ngày Tết:
không bỏ phí thức ăn, bánh kẹo…
4. Trò chuyện về tục lệ đi hái lộc đầu Xuân.
5. Tham gia trồng cây sau Tết.
6. Tham quan các danh lam thắng cảnh địa phương trong ngày lễ
hội (đền, chùa, đình).
7. Tham gia chăm sóc, giữ gìn các danh lam thắng cảnh địa
phương (dọn vệ sinh, nhặt cỏ).
1. Làm thí nghiệm cây cần nước, ánh sáng, không khí, phân bón,
chăm sóc.
2. Trò chuyện về chủ đề Cây sống ở những nơi khác nhau.
3. Làm thí nghiệm: điều kiện nảy mầm của hạt.

4. Theo dõi sự lớn lên của cây bằng cách đánh dấu vào que và vẽ
sơ đồ.
5. Tham quan công viên vào các mùa trong năm.
6. Vẽ cây cối thay đổi theo mùa.
7. Tìm hiểu qua trò chuyện, tranh ảnh về chủ đề Có những cây chỉ
sống ở những nơi thích hợp với nó (xứ nóng, xứ lạnh...).
8. Thảo luận lợi ích của cây, của rừng.
9. Kể chuyện: Hạt đỗ sót, Con hãy đợi rồi sẽ biết, Nỗi đau của Lá.
10. Khám phá về lợi ích của cây cối đối với con người: Cây cối


Phương
tiện
và luật lệ
giao thông

cung cấp thức ăn cho người: rau, củ, quả, hoa, lá làm thức ăn,
nước uống.
11. Làm các bài tập tìm nguồn gốc của sản phẩm (vải, giấy từ đâu
ra…).
12. Đàm thoại về lợi ích của cây cối đối với môi trường: Cây cối
cho bóng mát, không khí trong lành, chắn bụi.
13. Tham gia hoặc quan sát việc trồng cây làm cho đẹp và môi
trường trong lành.
14. Làm đồ chơi từ cây: lá, cành, rễ, hoa, quả, hạt…
15. Tìm hiểu về tác hại của việc phá rừng: Con người phá rừng
gây ra lụt lội, hạn hán và con vật không có thức ăn, chỗ ở.
16. Trẻ tự chăm sóc cây mình gieo.
18. Tưới cây ở nhà, ở trường.
19. Lau lá, bón phân, bắt sâu cho cây

1. Thảo luận về:
- Nguyên nhân các phương tiện giao thông làm ô nhiễm môi
trường:
+ Phương tiện giao thông thải ra khói: ôtô các loại, xe máy,
tàu hoả
+ Tiếng ồn của các động cơ, tiếng còi xe máy, ôtô, tầu hoả,
máy bay.
+ Nhiều ôtô, xe máy trên đường làm tắc nghẽn giao thông.
+ Các phương tiện chở hàng cồng kềnh cũng gây cản trở, gây
tắc nghẽn giao thông, gây ra tai nạn.
+ Trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giao thông.
- Làm thế nào để giảm bớt ô nhiễm MT do giao thông gây ra?
+ Khuyến khích mọi người đi bộ, chỉ đi xe máy hoặc các ôtô
khi cần thiết.
+ Khuyến khích sử dụng xe đạp, ôtô buýt.
+ Các phương tiện đi trong thành phố hạn chế mức tối đa
không dùng còi, chỉ dùng còi khi thật cần thiết, không sử dụng còi
to quá.
+ Chọn chỗ chơi ở đâu cho an toàn.
2. Sưu tầm tranh ảnh về: Các phương tiện GT gây ô nhiễm môi
trường, gây mất an toàn.
3. Làm album về các hành động bảo vệ môi trường: sử dụng xe
công cộng để đi lại, các xe ôtô, tầu hoả không bóp còi inh ỏi.
Đường phố không có xe máy.
4. Vẽ tranh về các hành vi góp phần bảo vệ môi trường:
- Không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các xe
cộ hoặc thuyền bè.
- Không sử dụng xe máy, sử dụng xe buýt và đi bộ.
5. Trò chơi:
- Phân loại tranh các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi

trường và các phương tiện GT không gây ô nhiễm.


- Phân loại và phát hiện những hành vi góp phần bảo vệ môi
trường: đi bộ, đi xe đạp, đi xe buýt, không vút rác ra đường,
không chen lấn khi lên xuống xe, tầu.
6. Quan sát: cảnh đi lại của người và phương tiện GT gần trường
MN và thảo luận có điều gì làm ô nhiễm môi trường, điều gì tốt
cần làm tiếp.
7. Xem băng về cảnh tắc nghẽn giao thông ở trường phố và thảo
luận cần làm gì để đường phố không bị tắc bởi các phương tiện
giao thông.
8. Tham quan: Quan sát quang cảnh các bến xe, nhà ga, bến phà
hoặc sân bay... Gợi ý cho trẻ nhận xét về môi trường sạch / bẩn; lý
do và làm thế nào để khắc phục.
9. Lao động: vệ sinh phòng, lớp, lau chùi đồ chơi, đồ dùng trong
lớp, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
10. Cùng cô giáo làm đồ chơi các phương tiện GT từ các hộp các
tông, ni lông,... từ các vật liệu đã sử dụng.
Quê hương, 1. Thảo luận và khơi gợi ở trẻ niềm tự hào về:
đất nước,
- Địa danh nơi trẻ sống, tình cảm quan hệ hàng xóm, dòng tộc
trường tiểu họ hàng, người thân.
học
- Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ngành nghề truyền
thống, trường tiểu học của địa phương.
- Đất nước Việt Nam có lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh, có Thủ đô
thân yêu là Hà Nội và Bác Hồ Kính yêu.
- Có nhiều ngày lễ hội vui.
2. Sưu tầm tranh ảnh và làm album về:

- Cảnh đẹp, ngành nghề, di tích lịch sử của địa phương.
- Hình ảnh Bác hồ với các cháu nhỏ
- Hình ảnh đặc trưng củaThủ đô Hà nội.
- Hoạt động làm vệ sinh sân trường, thôn xóm.
- Các ngày hội, tết ở quê hương.
3. Vẽ tranh về các hành vi góp phần bảo vệ môi trường:
- Bé yêu cảnh đẹp của quê hương.
- Ngành nghề của quê hương.
- Ngày hội bé thích
4. Trò chơi:
- Chơi theo kịch bản " Về Thủ đô viếng Bác"
- Chơi đóng vai: " Làm cô giáo", " Bác chủ tịch xã"
- Cùng cô giáo xây dựng trường tiểu học, lăng Bác Hồ từ các
nguyên liệu, vật liệu đã sử dụng.
5. Tham quan và thảo luận:
- Cảnh đẹp, di tích lịch sử, nơi sản xuất sản phẩm đặc sản của
địa phương và quang cảnh sân trường tiểu học. Gợi ý cho trẻ nhận
xét về môi trường sạch / bẩn; lý do và làm thế nào để khắc phục.
6. Nghe dân ca đoán vùng, miền.


Hoạt động 5:
Anh / chị hãy liệt kê những nội dung GVBVMT có thể thực hiện trong các hoạt
động sau (mỗi nhóm có thể thảo luận 2 hoạt động ):
Hoạt động

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Làm quen với MTXQ
Sinh hoạt - Vui chơi

Lao động ở góc thiên nhiên
Văn học
Tạo hình
Âm nhạc – vận động
Khám phá khoa học
Tiếp xúc với các con vật
sống
Sau khi các nhóm chia sẻ, bổ sung. Học viên đọc thông tin phản hồi và bổ sung
thêm những nội dung mới không có trong thong tin phản hồi
Thông tin phản hổi
b. Thực hiện nội dung giáo dục BVMT thông qua các hoạt động
Hoạt động

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Làm quen
với

- Môi trường xã hội: Hiểu biết về bản thân, gia đình, trường
mầm non, phương tiện giao thông, một số nghề quen thuộc, một
số địa danh.


MTXQ

Sinh hoạt Vui chơi

Lao động
ở góc thiên
nhiên

Văn học

Tạo hình

Âm nhạc –
vận động
Khám phá
khoa học

- Môi trường tự nhiên: Tìm hiểu một số cây - con của thế giới
động thực vật. Hiểu về những quan hệ phụ thuộc giữa con ngời
với tự nhiên. Yêu thế giới thiên nhiên, mong muốn bảo vệ con vật
và cây trồng.
- Tìm hiểu hiện tượng: gió nắng, mặt trời, mây, mưa, nhiệt độ.
- Hình thành biểu tượng về một số tài nguyên, mối quan hệ
giữa con người với tài nguyên, thực trạng của tài nguyên hiện nay
(các nội dung về ô nhiễm: Nước, ánh sáng, tiếng ồn, đất)
- Phát triển sự nhạy cảm với vẻ đẹp của MT thiên nhiên.
- Hình thành thói quen sống vệ sinh, ngăn lắp, sạch sẽ, tôn
trọng và giữ gìn môi trường sạch.
- Vui sướng vì sự sạch sẽ, gọn gàng.
- Biết bày tỏ thái độ đối với những hành vi tích cực hoặc tiêu
cực trong bảo vệ môi trường.
- Có ý thức, thái độ sống tích cực trong môi trường và hành
động thích nghi với các hiện tượng thiên nhiên: nắng, mưa, nóng,
lạnh, gió.
- Tiết kiệm điện, nước, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi, vật liệu
học tập. Bảo vệ tài sản chung.
- Hình thành một số kỹ năng chăm sóc, bảo vệ cây, vật nuôi.
- Cảm giác sung sướng được tham gia lao động, yêu thế giới

thiên nhiên. Tự giác thực hiện những yêu cầu và quy định về
chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên.
- Những hiểu biết về cuộc sống xã hội và thiên nhiên.
- Hình thành ở trẻ những thái độ nhân văn đối với môi trường. Biết yêu ghét, những gì nên và không nên làm đối với
MTXQ.
- Giáo dục ý thức BVMT.
- Vẽ thiên nhiên, cuộc sống của con người trong thiên nhiên,
con người bảo vệ thiên nhiên.
- Trang trí làm đẹp phòng nhóm, làm bưu thiếp tặng mẹ, tặng
cô giáo và bạn bè.
- Xé, dán, nặn các con vật yêu thích.
- Phát triển sự nhạy cảm với vẻ đẹp của MT xanh - sạch.
- Mô phỏng dáng điệu các con vật, sự lớn lên của cây, của
hoa mà trẻ yêu thích.
- Hát các bài hát về thiên nhiên.
- Nhảy, múa với những nội dung thể hiện tình yêu, sự quan
tâm chăm sóc BVMT của trẻ và người lớn.
- Trẻ hiểu cây lớn lên như thế nào khi tham gia gieo hạt, trồng
hành, cây con
- Phát hiện được các đặc điểm của cây.
- Nhận ra sự quan trọng và khó khăn của việc chăm sóc cây.
- Pháp triển tính tiết kiên nhẫn.


Tiếp xúc
với các
con vật
sống

- Kích thích tính tò mò và kỹ năng quan sát của trẻ, trẻ nhạy

cảm hơn và đặt nhiều câu hỏi hơn từ đó dẫn đến phát triển tư duy
khoa học.
- Thông qua việc tiếp xúc, chăm sóc và chơi với vật sống sẽ
phát triển sự chăm sóc và thái độ tình cảm của trẻ, phát triển thái
độ ứng xử có trách nhiệm.
- Qua các trải nghiệm về cảm xúc và hành động như ngạc
nhiên, bị kích thích, ấn tượng, sờ mó, thúc đẩy ở trẻ sự quan tâm
và tò mò đối với khoa học tự nhiên.
- Thông qua việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong việc
chăm sóc các động vật nhỏ, trẻ trong một nhóm trở nên gắn bó, có
tình cảm bạn bè với nhau hơn.

2. Hình thức thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Hoạt động 6: Thảo luận nhóm
Anh / chị hãy cho biết có những hình thức nào để thực hiện nội dung GDBVMT
cho trẻ trong trường MN.
Theo anh / chị những hình thức nào có hiệu quả nhất? Vì sao?
Thông tin phản hồi
Nội dung giáo dục BVMT trong trường mầm non được thực hiện chủ yếu qua
các hình thức sau:
- Thông qua các hoạt động giáo dục và dạy học có sự hướng dẫn trực tiếp
của giáo viên như hoạt động chung, hoạt động vui chơi; hoạt động quan sát; hoạt
động thực tiễn; thí nghiệm; hoạt động tạo hình, âm nhạc; hoạt động ngôn ngữ và
làm quan với tác phẩm văn học; tham quan và xử lý tình huống... Những hoạt
động này có thể tổ chức với cả lớp hoạc theo từng nhóm nhỏ.
- Hoạt động tự chọn của trẻ trong các góc như góc thiên nhiên, góc tạo
hình, góc sách, góc học tập... Trẻ có thể hoạt động theo từng nhóm nhỏ hay hình
thức cá nhân.
a. Hoạt động vui chơi:
HĐVC được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Nội dung giáo

dục BVMT có thể được thực hiện thông qua các trò chơi sau của trẻ.
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề: trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của
người làm công tác BVMT.
- Trò chơi học tập: phân nhóm, phân loại, tìm hiểu về các hiện tượng
trong môi trường (các hành vi tốt hay xấu đối với môi trường, môi trường sạch
và môi trường bẩn, động vật và điều kiện sống...).
- Trò chơi ngôn ngữ: đặt và giải các câu đó về môi trường (các loài động
vật khác nhau, các loại cây...).
- Trò chơi vận động: về giữ gìn, bảo vệ môi trường, hành vi của các con
vật (tiếng kêu, vận động....).
b. Hoạt động quan sát:


Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát môi trường bằng các giác quan khác
nhau, giúp trẻ tiếp nhận các thông tin về thiên nhiên, môi trường và các hoạt
động của con người trong môi trường. Có thể tổ chức các hoạt động quan sát
sau:
- Tổ chức cho trẻ quan sát các hiện tượng tự nhiên và xã hội gần gũi đối
với trẻ như quan sát môi trường lớp học, sân trường, khu vực trường mầm non,
quan sát nguồn nước, bụi, khói trong không khí...;
- Quan sát các hiện tượng thiên nhiên, động thực vật và điều kiện sống
của các vật nuôi, cây trồng;
- Quan sát các hoạt động lao động BVMT của người lớn như trồng và
chăm sóc cây trông, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh làm sạch đẹp môi trường xung
quanh.
c. Hoạt động thực tiễn:
- Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn như vệ sinh, bảo
vệ môi trường lớp học, chăm sóc cây, con trong góc thiên nhiên cũng như các
hành động tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt.
- Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ lòng

tự hào và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi
trường sạch đẹp (trồng và chăm sóc cây ở vườn trường, chăm sóc cây cảnh ở
trong lớp, chăm sóc các con vật nuôi trong trường, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh
trường, đồ dùng, đồ chơi, thu gom rác ở sân trường...).
- Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên và các vật liệu đã
qua sử dụng từ đó giáo dục cho trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động.
d. Thí nghiệm và thực nghiệm nhỏ:
Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản như thí nghiệm
về cây trông cần nước và ánh sáng, thí nghiệm lọc nước và làm ô nhiễm nước
bằng rác, không khí ô nhiễm do bụi, khói...
e. Hoạt động tạo hình: Tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cát dán các sản phẩm tạo
hình, ca hát và vận đông thể hiện các ấn tượng về môi trường.
g. Hoạt động ngôn ngữ, âm nhạc và làm quen với tác phẩm văn học:
- Tổ chức cho trẻ đàm thoại, thảo luận, trao đổi, trò chuyện các kinh
nghiệm về môi trường như các nhu cầu sống của con người, cây cối, con vật; các
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại của môi trường ô nhiễm đối với
sức khoẻ của con người, sự sống của động vật và cây cối...
- Tổ chức cho trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về môi trường
và bảo vệ môi trường.
h. Tham quan dã ngoại:
- Tổ chức cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh nơi trẻ sống, các
cơ sở sản xuất, nguồn nước, trang trại, vườn cây... nhằm làm phong phú thêm
kinh nghiệm của trẻ về môi trường và hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với
môi trường.
i. Xử lý tình huống:
Đây là một dạng của hoạt động thực hành. Bao gồm:
- Xử lý các tình huống thực: giáo viên tận dụng các tình huống xẩy ra
trong thực tiễn cuộc sống của trẻ để giáo dục BVMT như xử lý giấy vụn sau khi



hoạt động tạo hình, khi thấy cây bị héo, khi trên bề mặt đồ dùng có bụi, khi còn
thức ăn thừa...
- Xử lý tình huống giả định: giáo viên đưa ra các tình huống giả định và
trẻ đưa ra các phương án giải quyết như “Cháu sẽ làm gì khi thấy nước chảy tràn
ra ngoài? Khi cháu muốn vứt vỏ chuối mà không thấy có thùng rác? Khi đi qua
nơi có nhiều khói, bụi phải làm thế nào?...”.
3. Đánh giá.
Việc đánh giá nhằm xác định sự tiến bộ của trẻ đồng bộ cả về nhận thức, kỹ
năng và thái độ theo các nội dung giáo dục BVMT đã đề ra cho từng độ tuổi.
Việc đánh giá được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như qua quan sát
hành vi và thái độ của trẻ, qua các sản phẩm hoạt động của trẻ, phỏng vấn cha
mẹ, các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
II. Những hoạt động của nhà trường và lớp học nhằm giáo dục bảo vệ
môi trường.
Hoạt động 7: Thảo luận nhóm (chia nhóm theo vùng miền)
Hiệu quả của GDBVMT cho trẻ ở lứa tuổi MN sẽ không bền vững nếu không có
sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Theo anh / chị nhà trường, gia đình và cộng đồng cần có những hoạt động gì
nhằm góp phần GD trẻ bảo vệ môi trường
Đối tượng
Nhà trường
Gia đình
Cộng đồng

Các hoạt động

Sau khi các nhóm trình bày và cả lớp góp ý. Học viên đọc và bổ sung thêm hoặc
chỉnh sửa những hoạt động phù hợp với địa phương mình
Thông tin phản hồi
Môi trường xung quanh trẻ có ảnh hưởng lớn đến việc hành thành ở thái độ

tích cực đối với môi trường. Trong phần này hướng dẫn nhà trường và giáo viên
có những hoạt động phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn các nội dung giáo dục môi trường như:
- Xây dựng môi trường thiên nhiên trong trường phong phú.
- Tiết kiệm trong tiêu dùng tại trường lớp.
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, ngăn nắp:
- Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ.
- Thu hút trẻ tham gia bảo vệ môi trường của trường và lớp học.
1. Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú
- Trồng nhiều loại cây khác nhau: cây bóng mát, cây ăn quả, cây bụi, cây
hoa, cây cỏ.
- Có những khoảng đất ở sân trường, góc thiên nhiên ở các lớp học để trẻ
gieo hạt, trồng cây, chăm sóc cây và làm các thí nghiệm với cây xanh.
- Có khu nuôi một số con vật để trẻ quan sát, chăm sóc các con vật.
2. Tiết kiệm trong tiêu dùng


- Làm một số đồ chơi ngoài trời để trẻ hoạt động từ những vật liệu dễ tìm,
rẻ tiền ( lốp xe cũ, dây thừng, tấm ván, gạch....).
- Sưu tầm các đồ vật đã qua sử dụng, các nguyên vật liệu thiên nhiên để trẻ
hoạt động, vui chơi, tạo ra sản phẩm (giấy đã in một mặt, lõi giấy vệ sinh, phong
bì, bưu ảnh cũ, quần áo cũ, các viên sỏi,cành, lá cây....).
- Có thùng, hộp để bảo quản đồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng.
3. Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, ngăn nắp
- Đặt thùng rác ở nhiều nơi khác nhau để phụ huynh và trẻ vứt rác được
thuận tiện. Thùng rác phải có nắp đậy và được đổ rác, rửa sạch hàng ngày.
- Cống rãnh phải có nắp đậy và được quét dọn hàng ngày.
- Mở cửa thông thoáng lớp học.
- Vệ sinh trường, lớp theo định kỳ.
- Các đồ dùng trong lớp được sắp xếp gọn gàng, thuận tiện.

4. Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ
- Có nước sạch, đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc vệ sinh của trẻ (chậu,
khăn mặt, lược, gương...).
- Quy định địa điểm và phương tiện bảo quản đồ dùng cá nhân của trẻ.
5. Thu hút trẻ tham gia bảo vệ môi trường của trường và lớp học
- Tổ chức cho trẻ được cùng tưới cây với người lớn vào các buổi sáng và
chiều. Giải thích cho trẻ lớn biết, nên tưới cây vào các thời điểm này sẽ tiết kiệm
được nước.
- Tổ chức cho trẻ lớp 5-6 tuổi tham gia thu gom rác ở sân trường, vệ sinh
nhóm hàng tuần ( rửa đồ chơi, lau tủ, bàn nghế....).
III. Các hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm GDBVMT
Những kiến thức và kỹ năng sẽ không thể hình thành vững chắc ở trẻ nếu
chúng không được tiếp tục phát triển ở gia đình của trẻ. Bố mẹ và những thành
viên trong gia đình là tấm gương tốt nhất cho trẻ noi theo. Bố mẹ có thể thực
hiện điều đó khi họ có hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường và thực
hiện các việc làm bảo vệ môi trường một cách có ý thức. Cụ thể:
- Truyền thông một số kiến thức về môi trường và sự ô nhiễm môi trường
hiện tại trên thế giới, ở Việt Nam và địa phương.
- Các hoạt động cụ thể.
1. Truyền thông một số kiến thức về môi trường và sự ô nhiễm môi
trường hiện tại trên thế giới, ở Việt Nam và địa phương.
- Nguồn nước, việc sử dụng nước, các bệnh liên quan đến nguồn nước và
sự ô nhiễm nước tại địa phương. các biện pháp tiết kiệm nguồn nước.
- Môi trường sống tai địa phương và sự ô nhiễm môi trường, nguyên nhân
và cách khắc phục.
- Đất đai và sự ô nhiễm đất, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Nguồn năng lượng và việc sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm trong sinh hoạt hành ngày.
- Rác và việc tái sử dụng.
- Nạn phá rừng và giết hại động vật.

- Làm đồ chơi cho trẻ từ các vật liệu bỏ đi.
2. Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường


- Tổ chức ngày thứ bảy dọn vệ sinh nhà cửa và MTXQ nhà.
- Phân công công việc chăm sóc cây, con vật cho trẻ ở nhà.
- Có các sọt đựng rác để phân loại rác ở gia đình.
- Cùng trẻ làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu bỏ đi.
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước, thức ăn và những thứ khác trong gia đình.
- Tham gia ngày lao động làm xanh, sạch đẹp trường lớp của trẻ.
- Góp những vật có thể sử dụng lại để trẻ học và chơi (sách báo cũ, vỏ
hộp, giấy 1 mặt, bánh xe cũ...
- Tổ chức ngày cha mẹ và trẻ cùng làm sạch đẹp cho lớp và cho trường
mầm non.


×