Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Xây dựng “môi trường sinh thái” cho sản phẩm của một thương hiệu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.76 KB, 8 trang )


Xây dựng “môi trường sinh thái” cho sản phẩm
của một thương hiệu –phần2
Bạn tạo ra sản phẩm nổi tiếng của mình
Bạn đã phát triển được tài sản thương hiệu và sự công nhận
thương hiệu đến từ người tiêu dùng của sản phẩm này


2. Tạo ra những sản phẩm nhạy cảm với thực tế và phù
hợp với chiến lược tổng quát của công ty bạn

Tạo ra được những dòng thương hiệu đúng với nhu cầu thị
trường: Nếu bạn không chắc chắn về việc liệu mình có đang tung
ra được một thương hiệu mới phù hợp với thị trường hay không
thì hãy phân tích chu trình của người tiêu dùng. Chẳng hạn như
tôi sẽ minh họa một chu kỳ cơ bản của giới tiêu dùng cho một
công ty bán giày thể thao quần vợt dưới đây, bằng cách khởi đầu
với chính người tiêu dùng.


Như trong hình vẽ mô tả, công ty sản xuất giày đã tận dụng được
giai đoạn “Put shoes on” trong chu kỳ tiêu dùng qua việc tạo ra
được một loại giầy và có được một cơ sở khách hàng nhất định
cho sản phẩm đó. Để dựng nên được một môi trường sinh thái
cho thương hiệu, hãy chú ý đến tất cả các bước trong chu kỳ và
phải nhận thức được các phương thức nhằm hỗ trợ khách hàng
trong từng giai đoạn một.

Khi mà thương hiệu của bạn đã bắt đầu, hãy khởi đầu những sản
phẩm mới với những sản phẩm khác, và điều đó sẽ tỏ ra có ích
cho cả người tiêu dùng lẫn những nhóm chuyên hỗ trợ sản phẩm


như tiếp thị và bán hàng…Trong một số trường hợp thật khó để
có thể tạo ra được những sản phẩm khả thi, phụ thuộc trong tất
cả các bước nêu trên, tuy nhiên đôi khi trong nhiều bước vẫn có
thể tồn tại cơ hội cho bạn tung ra được những sản phẩm phù hợp
với thương hiệu sẵn có.

Phải xác định rõ mục đích của thương hiệu để có thể đo lường
được mức độ thành công của chúng.

Bài tập này cũng quan trọng như việc xác định khách hàng mục
tiêu của bạn. Liệu bạn có đang cố tạo ra doanh thu lâu dài, xây
dựng việc nhận thức thương hiệu cho những sản phẩm cốt lõi
hay bạn đang cố gia tăng cơ sở khách hàng của mình?

Chính điều này sẽ giúp bạn xác định được hệ thống những điểm
để có thể đi đến thành công. Nhắc lại cho bạn nhớ rằng nếu mục
đích của bạn là làm tăng cơ sở khách hàng thì khi đó doanh thu
sẽ không còn là thước đo chính xác nữa.

3 Tìm ra và sử dụng một cách thích hợp các mô hình kinh
doanh khác nhau

Một trong những rào cản chính thường gây khó khăn cho việc tạo
ra được các sản phẩm phụ thuộc chính là biên độ sinh lãi của
doanh nghiệp. Bởi vì những sản phẩm phụ thuộc không thường
đem lại mức biên độ sinh lãi có thể mang lại thành công cho công
ty, vì thế các sản phẩm thường bị bỏ qua và họ lại cố đi tìm
những ý tưởng mới lớn hơn. Do đó đừng để biên độ lãi trong
công ty của bạn gây ảnh hưởng đến và trở thành một chững ngại
vật đến sự thành công.


Thông thường thì công ty phải xác định một mức độ lợi nhuận
nhất định. Chẳng hạn như công ty CPG xác định một mức lời
khoảng 10-13%. Trong khi nhận thấy rằng sản phẩm bột giặt của
mình đang có lời thì hầu hết những công ty sẽ không tập trung
vào việc chế tạo các sản phẩm khác như móc treo quần áo, tã
giấy dành cho trẻ em, hay các thiết bị tẩy rửa…

Điều này xảy ra do các ý tưởng về sản phẩm mới không phù hợp
với phạm vi biên độ lời của công ty, tuy nhiên cũng đừng vì thế
mà từ bở những sản phẩm đó ngay lập tức. Các công ty phải
xem xét những mô hình kinh doanh khác nhau như cấp phép, cho
những loại hình sản phẩm phụ thuộc này.

Bằng cách xem xét một mô hình kinh doanh như cấp phép, các
công ty có thể không đạt được biên độ sinh lời mà họ vẫn thường
có được nhưng thay vào đó họ vấn nhận được những nguồn
doanh thu ngoài luồng khác và quan trọng hơn nữa là tạo ra
được hệ thống sinh thái cho thương hiệu nhằm hỗ trợ cho các
sản phẩm và thương hiệu cốt lõi của mình.

Việc tiến hành điều này không những cần rất ít vốn mà nó còn có
thể giúp các công ty thu hút thêm được nhiều khách hàng mới và
khiến họ bị phụ thuộc vào thương hiệu như trong các bước trong
chu kỳ của người tiêu dùng.

Tóm lại bạn phải nhớ rằng việc xây dựng môi trường sinh thái
cho thương hiệu của bạn không đơn thuần chỉ là mở rộng và kéo
dài dòng sản phẩm của bạn nhưng là xây dựng được các sản
phẩm phụ thuộc và qua đó hỗ trợ cho các sản phẩm với thương

hiệu cốt lõi.

Và bạn chỉ thành công trong việc xây dựng được “môi trường
sinh thái” cho thương hiệu của mình khi nó đã được nhận biết
rộng rãi không chỉ trong phạm vi của chủng loại sản phẩm nổi
tiếng của mình mà còn trong tất cả các chủng loại sản phẩm khác
trong môi trường của thương hiệu.

Quá trình phát triển sản phẩm mới của công ty có thể chỉ cho ta
biết được thời điểm công ty sẽ dùng đến môi trường sinh thái của
thương hiệu để chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn như khi một
công ty chế tạo hàng tiêu dùng đang triển khai các quá trình trong
công ty, thì sự tiến triển từ một ý tưởng cho đến khâu phân phối
sản phẩm thường sẽ mất không dưới 3 năm.

Trong trường hợp này việc xem xét các mô hình kinh doanh khác
sẽ trở nên rất phù hợp trong việc phát triển những sản phẩm này
ví dụ như thuê gia công bên ngoài hay cấp phép thương hiệu cho
một công ty khác, bạn chỉ tập trung vào việc mở rộng thương
hiệu. Hơn nữa, điều này sẽ làm giảm đáng kể rủi ro và thời gian
tung sản phẩm ra thị trường của một công ty.


Cần phải luôn nhớ trong đầu rằng mục đích của việc xây dựng
môi trường sinh thái cho thương hiệu là để đảm bảo rằng khách
hàng của bạn sẽ phải phụ thuộc vào thương hiệu của bạn trong
tất cả các giai đoạn của chu kỳ tiêu dùng của họ khi họ bị cuốn
vào các thương hiêu chủ chốt của bạn.

Hãy dựa vào lòng tin và tài sản thương hiệu mà bạn vừa tạo

được cho sản phẩm chính của mình để thiết lập nên một mối
quan hệ vững mạnh hơn với khác hàng của bạn.


×