Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

luận văn tài chính ngân hàng hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phúc thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.61 KB, 61 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Phúc Thọ thành phố Hà Nội và hoàn thành báo cáo thực tập, ngoài sự cố gắng của
bản thân, em được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công nhân viên
phòng giao dịch NHCSXH và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Thị
Kim Nhung, em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của
ngân hàng, giúp em tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu, tiến hành hoàn thiện được
khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội,
các anh chị các phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập công tác
thực tế, học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Các thầy cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng đã trang bị cho em kiến
thức chuyên môn cần thiết cho khóa luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Lê Thị Kim
Nhung, cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình và giúp đỡ em để em hoàn thành
tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình thực tập và nghiên
cứu đề tài này, nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên
Khóa luận của em vẫn còn những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự
nhận xét và đánh giá của các thầy giáo, cô giáo để Khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Phúc Đồng


2



MỤC L
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ.......................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................vi
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................1
1.1. Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động cho vay của ngân hàng chính
sách xã hội................................................................................................................ 1
1.1.1.Ngân hàng chính sách xã hội...........................................................................1
1.1.2. Các hoạt động cho vay của NHCSXH.............................................................4
1.1.3. Vai trò hoạt động cho vay của NHCSXH đối với hiệu quả giảm nghèo của hộ
nghèo......................................................................................................................... 8
1.2.Hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo...............................................11
1.2.1.Khái niệm về hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo............................................11
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo..............................12
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo..................13
1.3.1.Các nhân tố chủ quan của người nghèo.........................................................13
1.3.2.Các nhân tố khách quan của người nghèo.....................................................14
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚC
THỌ........................................................................................................................ 16


3

2.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Phúc Thọ
trong thời gian qua................................................................................................16

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng chính sách xã hội huyện phúc
thọ........................................................................................................................... 16
2.1.2.Mô hình tổ chức bộ máy, đối tượng phục vụ của ngân hàng chính sách xã hội
................................................................................................................................ 20
2.2.Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội
huyện Phúc Thọ.....................................................................................................23
2.2.1.Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo.............................................................23
2.2.2.Tình hình cho vay...........................................................................................28
2.3.Đánh giá chung về cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã
hội Việt Nam nói chung và chi nhánh NHCSXH huyện Phúc Thọ nói riêng....31
2.3.1.Những kết quả đạt được.................................................................................31
2.3.2.Một số tồn tại và nguyên nhân.......................................................................32
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN PHÚC THỌ.............................................37
3.1.Định hướng chung của NHCSXH Việt Nam..................................................37
3.2.Định hướng của NHCSXH về cho vay đối với hộ nghèo...............................41
3.2.1. Bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn điều lệ..................................................41
3.2.2. Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước...............................................................41
3.2.3. Nguồn hình thành từ các tổ chức tín dụng khác............................................42
3.2.4. Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...................42


4

3.3.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD
NHCSXH Huyện Phúc Thọ..................................................................................43
3.3.1.Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với hoạt động của các quỹ XĐGN,
tập trung việc cung ứng vốn cho người nghèo vào một đầu mối là NHCSXH.........45
3.3.2.Hoàn thiện mô hình tổ chức NHCSXH...........................................................46

3.3.3.Tăng trưởng nguồn vốn nhằm mở rộng cho người nghèo..............................48
3.4.Một số kiến nghị...............................................................................................48
3.4.1.Kiến nghị đối với nhà nước............................................................................48
3.4.2.Kiến nghị với UBND các cấp.........................................................................49
3.4.3.Kiến nghị đối với HĐQT – NHCSXH.............................................................49
3.4.4.Kiến nghị với các cấp, các ngành của huyện..................................................49
3.4.5.Kiến nghị đối với phía hộ vay vốn..................................................................51
KẾT LUẬN............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................54Y


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng
2.1

Tên bảng
Kết quả huy động vốn của PGD NHCSXH huyện Phúc Thọ 2014 2016

Trang
26

2.2

Kết quả ủy thác cho vay hộ nghèo đến 31/12/2016

27

2.3


Diễn biến dư nợ cho vay theo các chương trình của NHCSXH
huyện giai đoạn 2014 - 2016

29

Sơ đồ 1

Bộ máy điều hành ngân hàng chính sách xã hội

20

Sơ đồ 2

Bộ máy quản lý ngân hàng chính sách xã hội Huyện Phúc Thọ

21


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

NHNN&PTNT

: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

HĐQT

: Hội đồng quản trị

PGD

: Phòng giao dịch

QĐ –TTg

: Quyết định thủ tướng

UBND

: Ủy ban nhân dân

NHTM


: Ngân hàng thương mại

ĐBSCL

: Đồng bằng sông cửu long

DS

: Danh sách

HN

: Hộ nghèo

QĐ – HĐQT

: Quyết định hội đồng quản trị

HSSV

: Học sinh sinh viên



: Trung ương


7

LỜI MỞ ĐẦU

Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu. Những năm gần đây,
nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời
sống nhân dân đã đươc tăng lên một cách rõ rệt, song một bộ phận không nhỏ dân
cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao vùng xâu vùng xa đang chịu cảnh đói nghèo, chưa
đảm bảo được những điều kiện tối thiếu của cuộc sống. Sự phân chia giàu nghèo
đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa
đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược
phát triển kinh tế xã hội nước ta.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan
trọng đó là thiếu thốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã
xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các
chính sách phát triển kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002 thủ
tướng chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng chính sách xã
hội, trên cơ sở tổ chức tại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện
nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu
quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người
nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn
vay, chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một
vấn đề được xã hội quan tâm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, tôi chọn đề tài: “ Hiệu quả hoạt động cho
vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Phúc Thọ”.Làm khóa luận tốt nghiệp của mình.


1

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động cho vay của ngân hàng
chính sách xã hội.
1.1.1.Ngân hàng chính sách xã hội.
1.1.1.1. Khái niệm, tổ chức, bộ máy, mục tiêu hoạt động của NHCSXH.
*Khái niệm :
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là
phục vụ nguời nghèo, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và các chính
sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các
ngân hàng chính sách xã hội không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ
tối đa về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, ngân hàng chính sách xã hội
không phải là một ngân hàng thương mai hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và không
đáp ứng các tiêu chí trong hoạt động kinh doanh thương mại Ngân hàng chính sách
xă hội là Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, sử dụng một phần nguồn tài chính của
nhà nước. Do vậy, Ngân hàng này phải có sự hiện diện của một số cơ quan nhà
nước có liên quan để tham gia quản trị Ngân hàng, hoạch định các chính sách tạo
lập nguồn vốn, chính sách đầu tư đối với các khu vực, các đối tượng từng thời kỳ do
chỉ định của Chính phủ.
Ngân hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank for
Social Policies, viết tắt: VBSP) là ngân hàng quốc doanh được thành lập theo Quyết
định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo thuộc Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã
hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết
việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ


2


sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,
khu vực II và III.
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất
trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ
sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân
hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được
Nhà nước Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân
hàng bằng 0%. Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và được miễn
thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội đồng quản trị
tại Trung ương, 63 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660
Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
* Đặc điểm :
Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không
vì lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu chủ
yếu là xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay của NHCSXH thấp hơn lãi suất của
NHTM. Các mức lãi suất ưu đãi do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, chênh
lệch lãi suất huy động và cho vay ,những tổn thất trong cho vay, sau khi bù đắp
bằng quĩ dự phòng, chi phí hoạt động của NHCSXH sẽ được bù đắp bởi nguồn ngân
sách của chính phủ. Như vậy đây là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng
(huy động và cho vay) song nguồn chi ngân sách hàng năm một phần do nhà nước
cấp cho hoạt động của NHCSXH. Ngoài nguồn vốn chủ yếu là nhận từ nhà nước
NHCSXH còn nhận vốn uỷ thác của chính quyền địa phương như các quỹ tín dụng
hay quỹ từ thiện cho người nghèo của nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ,
các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn dối với hộ nghèo và các đối tuợng
chính sách khác. Quyền quyết định thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên
chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ. Các quyết định thu chi trong hoạt



3

động kinh doanh của ngân hàng chính sách đều được các thành viên thuộc cơ quan
nhà nước thông qua. Ngân hàng chính sách còn được xem như một bộ phận không
thể thiếu của nhà nước ta, thực hiện và chịu trách nhiệm về việc hỗ trợ cho người
nghèo thay cho nhà nước .
* Tổ chức của NHCSXH gồm :
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.
- Có 64 chi nhánh đặt tại 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có Sở
giao dịch và Trung tâm đào tạo đặt tại Hà Nội.
- Có gần 600 đơn vị NHCSXH cấp huyện thuộc 64 tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Có hơn 8.000 điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại UBND cấp xã trên phạm
vi toàn quốc.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Sở giao dịch, Trung
tâm đào tạo, Chi nhánh và Phòng giao dịch thực hiện theo quy định của Hội đồng
quản trị.
Quản trị NHCSXH là Hội đồng quản trị với 12 thành viên, trong đó có 9 thành
viên kiêm nhiệm là đại diện có thẩm quyền của: Văn phòng Chính phủ, Bộ tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Hội Nông dân
Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện HĐQT do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban và các thành viên là đại diện có thẩm quyền của
các ngành, tổ chức như HĐQT nêu trên do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định.
* Bộ máy hoạt động của NHCSXH :
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành của Hội sở chính:
+ Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc.

+ Ban kiểm soát.
+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
+ Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.


4

- Tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo và các Chi
nhánh bao gồm:
+ Giám đốc, các Phó giám đốc.
+ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc Chi nhánh
NHCSXH cấp tỉnh nơi không có Chi nhánh NHCSXH. Phòng giao dịch có con dấu.
Điều hành Phòng giao dịch là Giám đốc.
* Mục tiêu hoạt động của NHCSXH :
Ngân hàng Chính sách xã hội là một định chế tài chính của Nhà nước, được
thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng
Chính phủ.
NHCSXH hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi
nhuận được Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu 5.000 tỷ đồng và cấp bổ sung hàng
năm phù hợp với quy mô hoạt động, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán,
không phải dự trữ bắt buộc và không phải nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
Nhiệm vụ của NHCSXH là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy
động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi để sản xuất
kinh doanh, tạo việc làm, cải tạo đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
1.1.2. Các hoạt động cho vay của NHCSXH
* Khái niệm tín dụng :
Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc và lãi

trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi vay và
người cho vay. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế, trong đó
mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật
cho một cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức
vay mượn và thu hồi món vay... Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền


5

sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện nền kinh tế còn tồn tại song song hàng hóa và
quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là một tất yếu khách quan.
Trong chiến luợc phát triển kinh tế xã hội, Ðảng và Nhà nuớc ta luôn ưu tiên
quan tâm đến vấn đề xoá dói giảm nghèo. Vì vậy Chính phủ đã hình thành một
chương trình quốc gia về xoá dói giảm nghèo, thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá các
kênh huy dộng vốn và hỗ trợ mọi mặt cho các hộ nghèo.Từ cuối năm 1995, Chính
phủ đã quyết dịnh thành lập riêng một định chế tài chính để hỗ trợ vốn tín dụng cho
nguời nghèo , đó là Ngân hàng phục vụ nguời nghèo Việt nam , có mạng luới chi
nhánh ở tất cả 64 tỉnh thành phố trong cả nuớc .Từ dầu năm 2003 thành lập và đưa
vào hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội , thực hiện chức năng của Ngân hàng
phục vụ nguời nghèo truớc dó , tiếp nhận chương trình cho sinh viên vay vốn học
tập từ Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển sang , tiếp nhận một số chương
trình cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nuớc chuyển sang , triển khai cho
vay vốn di xuất khẩu lao động . Thông qua các hoạt động của nhà nước đề ra và
được Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam thực hiện, chúng ta sẽ đi xem xét nhìn
nhận lại hiệu quả từ các chương trình đó .
Sự ra đời của NHCSXHVN có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách
tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;
tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ
quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Từ

khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18
chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước
ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với
các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính
thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân
hàng Phục vụ người nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và
điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ
đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn


6

hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm. Khác hẳn với các ngân hàng
thương mại, NHCSXH Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được nhà
nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham
gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước vì
mục tiêu hoạt động là phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
trong thời gian qua đã đến với 100% số xã trong cả nước; đã hỗ trợ vốn cho hơn 10
triệu lượt hộ nghèo; số khách hàng còn dư nợ với NHCSXH là gần 8 triệu khách
hàng, tăng gần 6 triệu khách hàng . Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp 2,5 triệu
hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; thu hút được 2,5 triệu lao động có việc làm mới; xây
dựng được gần 4 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 2,8
lượt triệu học sinh, sinh viên; 87 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ ĐBSCL;
hơn 470 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ chính sách chưa có nhà ở; gần 97
nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động; nợ
xấu giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ) xuống còn
1,39% vào tháng 8 năm 2012.
- Huy động vốn: Là một ngân hàng, NHCSXH phải huy động vốn để cho vay.
Ngoài vốn tự có Nhà nước cấp, phần lớn ngân hàng phải huy động từ các nguồn

khác nhau:
+ Huy động tiết kiệm : NHCSXH phải huy động tiết kiệm với mặt bằng
chung của các NHTM khác trên địa bàn. Mức độ huy động phụ thuộc vào mạng
lưới quầy, lãi suất, và dịch vụ khác.
+ Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội : Ngân hàng
chính sách xã hội có thể huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chính trị xã
hội.Tuy nhiên nguồn vốn này luôn gắn với nhu cầu thanh toán tức thời. Điều này
yêu cầu tổ chức huy động phải có khả năng thực hiện công tác thanh toán trên phạm
vi rộng, trong và ngoài nước, phải đảm bảo khả năng thanh khoản .Vì vậy rất khó
huy động từ nguồn này.


7

+ Nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân từ thiện : Rất nhiều tổ chức và
cá nhân muốn hỗ trợ người nghèo. Thông qua NHCSXH, số tiền hỗ trợ được quay
vòng nhiều lần và có hiệu quả. Tuy nhiên qui mô nguồn này không lớn.
+ Nguồn cho vay ưu đãi của Chính phủ và tổ chức tài chính: Những khoản chi
ngân sách cho các chương trình tín dụng của Nhà nước phù hợp với mục tiêu của
NHCSXH sẽ được chuyển về cho NHCSXH; các NHTM Nhà nước phải góp 2%
nguồn tiền về cho NHCSXH.
+ Tài trợ của các chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế cho Chính phủ Việt Nam
phù hợp với mục tiêu của NHCSXH: Một số nguồn được tài trợ của Chính phủ các
nước và các tổ chức quốc tế cho chương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi
trường, trồng rừng...phù hợp với cương lĩnh hoạt động của Ngân hàng chính sách.
- Cho vay ưu đãi: Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các
đối tượng thuộc diện chính sách ,tuy nhiên ngân hàng chính sách xã hội vẫn có
những hoạt động của một trung gian tài chính.
+Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trongvà ngoài nuớc.
+ NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và than gia hệ thống liên NH

trong nuớc.
+ NHCSXH được thực hiện các dịch vụ về thanh toán và ngân quỹ : - Cung
ứng các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nuớc Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt - Các
dịch vụ khác theo quy dịnh của Thống đốc NHNN.
+ Cho vay ngắn hạn trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh tạo
việc làm cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ổn
định xã hội.
+ Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức Quốc tế, Quốc gia, cá nhân
trong nuớc, ngoài nuớc theo hợp đồng uỷ thác. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và
không có tài sản đảm bảo phản ánh tính đặc trưng của NHCSXH. Rủi ro trong cho
vay rất cao do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có, điều kiện làm
ăn không thuận lợi. Với vốn huy động thấp, cộng với qui định chặt chẽ về đối tượng


8

cho vay và tư tưởng bình quân hoá, NHCSXH chỉ có thể cho vay món nhỏ, chi phí
cho vay cao.
- NHCSXH huy động vốn theo kế hoạch hàng năm được Chính phủ phê duyệt
để tạo lập nguồn vốn cho vay.
- Nhận vốn uỷ thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức
tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức
phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn đối với hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác.
- Cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy
định của Chính phủ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
1.1.3. Vai trò hoạt động cho vay của NHCSXH đối với hiệu quả giảm nghèo
của hộ nghèo.
* Vai trò của hoạt động cho vay đối với hộ nghèo

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và cơ
bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa
khóa” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. Do không đáp ứng đủ vốn
nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng
lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng
ngày, nhueng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa họ. Mặt khác do thiếu
kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mơi tư duy làm ăn,bảo thủ với phương thức làm
ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho
sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản
lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo. Khi giải
quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực.
* Là động lực giúp người nghèo vượt qua đói nghèo
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân như : già yếu, ốm đau, không có sức
lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lười lao
động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên bất thuận


9

lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn... trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản
chất của những người nông dân là tiết kiệm cần cù, nhưng nghèo đói là do không có
vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh. Vì vậy, vốn đói với họ là
điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi
đói nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng
chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân
bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng suất và sản
phẩm hàng hóa cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
* Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt
động kinh tế được nâng cao hơn
Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc đẻ duy trì cho cuộc sống

họ là những người chịu sự bóc lột bằng thóc hoặc bằng tiền nhiều nhất của nạn cho
vay nặng lãi hiện nay. Chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo
với số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường
hoạt động.
* Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho
sản xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc
những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như
thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ
thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho tính năng động sáng tạo
trong lao động sản xuất, tích lũy được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế.
Mặt khác, khi số đông người nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa thông
qua việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một
cách trực tiếp.


10

* Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội
Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất
hàng hóa lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản
xuất. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loại giống mới có
năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện
rộng. Để làm được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... những người nghèo phải được đầu tư vốn
họ mới có khả năng thực hiện. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho
người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề

dịch vụ mới trong nông nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việc phân công lại lao
động trong nông nghiệp và lao động xã hội.
* Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới
Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, của các cấp, các
ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể
của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các
tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính
trị xã hội, của cấp ủy, chính quyền đã có tác dụng :
- Tăng cường hiệu lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế
ở địa phương.
- Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của
mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý
kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thông qua việc vay vốn.
- Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có cùng
hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau tăng cường
tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, Nhà Nước.


11

- Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an
ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra
được bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông thôn.
1.2.Hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo
1.2.1.Khái niệm về hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo
Hiệu quả cho vay là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về
kinh tế, chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo là sự thỏa
mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể ngân hàng và người vay vốn, những lợi
ích kinh tế mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Xét về mặt kinh tế :

- Cho vay hộ nghèo giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo sau một quá trình
XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng
vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, phục vụ cho sự
phát triển và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác
khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản
xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng cho vay và tăng trưởng kinh tế.
- Giúp cho người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay
mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu
nhập để trả nợ ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm cho vay là cấp phát.
Xét về mặt xã hội :
- Cho vay cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc
sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những
mặt tiêu cực. Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của
mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý
kinh tế gia đình... Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng
cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà Nước.
- Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông


12

nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động
xã hội.
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo
Chất lượng cho vay và hiệu quả cho vay là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt
động cho vay của ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu
phản ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và ngân hàng về mặt
kinh tế. Nhưng hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính toán được giữa lợi ích thu

được với chi phí ra trong quá trình đầu tư tín dụng thông qua các chỉ tiêu :
1 – Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn ngân hàng : Chỉ tiêu này cho biết số
hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ nghèo của toàn quốc,
đây là chỉ tiêu đánh giá về số lượng. Chỉ tiêu này được tính lũy kế từ hộ vay đầu
tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
Tổng số hộ
lượt hộ nghèo =
được vay vốn

Lũy kế số lượt hộ
được vay đến

Lũy kế số lượt hộ
+

cuối kỳ trước

được vay trong
kỳ báo cáo

2 – Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn : Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối
với công tác tín dụng, bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo
đói theo chuẩn mực được công bố.
Tỷ lệ hộ
nghèo được =
vay vốn

Tổng số hộ nghèo được vay vốn
------------------------------------------------------ x 100
Tổng số hộ nghèo đói trong danh sách


3 – Số tiền vay bình quân 1 hộ : Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ
ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được
nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.


13

Số tền cho vay

Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo

bình quân =

-------------------------------------------------------Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo

4 – Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói : Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh
giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng
nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực
nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn
lên hòa nhập với cộng đồng.
Tổng số HN

Số HN

Số HN

Số HN trong

đã thoát khỏi = trong DS - trong DS - DS đầu kỳ

ngưỡng nghèo

đầu kỳ

cuối kỳ

Số HN
+ mới vào

di cư đi nới khác trong kỳ báo cáo

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo
1.3.1.Các nhân tố chủ quan của người nghèo
- Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ
yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm
không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng
ngày. Có thể nói: thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển
sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo.
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã
ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung, tự cấp là chính, thường sống ở những nơi
hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện thông tin, con cái thất học…
Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không
có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và
trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả.
- Do sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, không đủ sức làm kinh tế. Bình quân nhân
khẩu lớn nhưng lao động ít.


14


- Đất đai canh tác ít, thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng,
mắc các tệ nạn xã hội. Mặt khác do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người
dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị goá phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu
lao động trẻ, khoẻ có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc.
- Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi
hẻo lánh xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ
lụt, dịch bệnh… Cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại
khó khăn mà hàng hoá của họ sản xuất ra thường bị bán rẻ (do chi phí giao thông)
hoặc không bán được, chất lượng hàng hoá giảm sút do lưu thông không kịp thời.
* Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách:
- Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho
các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn
cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục - đào tạo, y tế, giải
quyết đất đai, định canh, định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế…
* Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên xã hội:
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động đến sản xuất nông nghiệp của các
hộ gia đình nghèo, ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,
dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp, giao thông đi lại
khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả của chiến tranh để lại, cơ sở hạ tầng
thiếu hoặc không có là những vùng có nhiều hộ nghèo đói nhất.
1.3.2.Các nhân tố khách quan của người nghèo
- Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo là hoạt động có tính rủi ro cao. Ngoài
những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật
nuôi...thường xảy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên nhân khác từ
bản thân hộ nghèo như : Thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ
được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.
-Do cơ sở hạ tầng kém phát triển ở cùng sâu, vùng xa, có những xã chưa có
đường giao thông đến xã nên nhiều hộ nghèo chưa có điều kiện sử dụng vốn ngân



15

hàng, hơn nữa trình độ dân trí chưa cao là những cản trở cho việc thực hiện các
chính sách tín dụng đối với hộ nghèo.
-Vốn tín dụng ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị
trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn
nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn nên điều kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn
tại, vốn và hiệu quả đầu tư thấp.
-Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ chế phải là
hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình nghị và xét chọn từ ủy ban
nhân dân xã do ban XĐGN lập danh sách đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó
nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ
xã hội hoặc có những hộ không thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách được vay vốn,
điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo.
- Phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục
đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn.


16

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚC THỌ
2.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Phúc
Thọ trong thời gian qua
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng chính sách xã hội
huyện phúc thọ
2.1.1.1. Tổng quan về phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện
Phúc Thọ

- Tên đơn vị : Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phúc Thọ.
- Trụ sở : Cụm 3 thị trấn Phúc Thọ, Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
- Số điện thoại : 0433.641.394 – Fax : 0433.641.394
- Vốn điều lệ : 10.000.000.000.000 đồng
Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Phúc Thọ được thành lập theo
quyết định số 342/2003/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003. Quyết định của chủ tịch hội
đồng quản trị NHCSXH, được khai trương đi vào hoạt động từ tháng 7/2003. Sau
khi tỉnh hà tây hợp nhất với thành phố Hà Nội thì hội đồng quản trị NHCSXH ban
hành quyết định 03/QĐ-HĐQT ngày 02/01/2009 về việc thành lập phòng giao dịch
NHCSXH huyện Phuc Thọ thuộc chi nhánh NHCSXH Hà Nội nhằm thực hiện
chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác,
phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện phúc thọ có trụ sở đặt tại cụm 3 thị trấn
Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Trong những ngày đầu thành lập
NHCSXH huyện Phúc Thọ, chủ yếu nhận bàn giao nợ từ NHNN&PTNT huyện
Phúc Thọ về dư nợ cho vay hộ nghèo từ ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây,
nhận bàn giao chương trình cho vay giải quyết việc làm từ kho bạc nhà nước với dư
nợ của 2 chương trình là : 17.501 triệu đồng.


17

NHCSXH chủ yếu thực hiện cho vay bán phẩm từ các tổ chức chính trị - xã
hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn được xem là cánh tay vươn dài của NHCSXH. Đối
với những xã có khoảng cách từ trụ sở UBND xã đến trụ sở phòng giao dịch
ngân hàng trên 3km đều có một điểm giao dịch ngân hàng và định kỳ hàng tháng
tổ giao dịch lưu động của ngân hàng sẽ về giao dịch tại các điểm giao dịch cố
định tại xã. Tổ giao dịch lưu động thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, nhận tiền
gửi tiết kiệm của dân cư, chi trả hoa hồng cho các tổ tiết kiệm và vay vốn, phí ủy
thác cho các đơn vị ủy thác cấp xã và chi thù lao cho cán bộ xã phường, chi trả

tiền gửi tiết kiệm của tổ theo định kỳ vào ngày 30/06 và 31/12 hàng năm hoặc
khi tất toán tiền gửi tiết kiệm của tổ.
Hiện nay NHCSXH huyện Phúc Thọ có 14 điểm giao dịch xã trên tổng 24 xã,
thị trấn trên toàn địa bàn huyện nên nó tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác khi giao dịch ngân hàng.
Hiện nay phòng giám đốc NHCSXH huyện Phúc Thọ đang thực hiện các
chương trình tín dụng :
1. Cho vay hộ nghèo
2. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường
3. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn
4. Cho vay các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở
nước ngoài
5. Cho vay giải quyết việc làm
2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Phúc Thọ
NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự
chịu trách nhiệm về hoạt động về tín dụng của mình trước pháp luật, thực hiện bảo
tồn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng.NHCSXH không
tham gia bảo hiểm tiền gửi có tỷ lệ dự trữ bằng 0%, được miễn thuế và các khoản
phải nộp ngân sách nhà nước.


18

Vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng và được cấp bổ sung phù hợp
với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Đến ngày 31/12/2010, vốn điều lệ của
NHCSXH là 10.000.000.000.000 đồng.
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của
NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của
chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho
người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, hộ

nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền
ở địa phương, giúp cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Từ khi thành lập chỉ có 3
chương trình tín dụng, nay đã được chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong
nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào
cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì
họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của nhà nước, nhất là
dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động ngân hàng phục vụ.
Hoạt động của NHCSXH đã và đang được tiếp tục xã hội hóa, ngoài số cán bộ
trong biên chế thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ trung ương đến tỉnh,
huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể. Thực hiện nhiệm vụ
ủy thác cho vay vốn thông qua trên 24 tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã trong huyện.
Đối tượng cho vay là các hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó
khăn, thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các NHTM, các
đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn.


×