Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nâng cao kỹ năng truyền tin cho đội viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.52 KB, 13 trang )

Nâng cao kỹ năng truyền tin cho đội viên trong hoạt động Đội
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUY AN
TRƯỜNG THCS TRẦN RỊA
TỔ: NGỮ VĂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO KỸ NĂNG TRUYỀN TIN CHO ĐỘI VIÊN
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỘI


Họ và tên: ĐỖ THANH VĂN

An Chấn, ngày 12 tháng 2 năm 2009
1
Nâng cao kỹ năng truyền tin cho đội viên trong hoạt động Đội
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Với mong muốn đạt hiệu quả cao trong việc đào tạo những con người trong tương
lai của đất nước, trong nhiều năm qua Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa khá nhiều môn
học vào giảng dạy ở trường THCS. Cùng với đó hoạt động đội cũng ngày càng được
quan tâm và giữ vai trò quan trọng trong nhà trường. Bởi hoạt động đội không những
giúp các em năng động, phát triển tư duy, óc phán đoán mà còn góp phần hình thành
nhân cách của học sinh, góp phần vào mục tiêu đào tạo con người của thế hệ mới.
Tuy tầm quan trọng của hoạt động đội là vậy song thực tế hiện nay đa phần các gia
đình cũng như các em học sinh chưa thấy được. Chính vì vậy chất lượng của đội
viên trong hoạt động đội còn thấp, nhất là kỹ năng truyền tin.
Vậy làm gì để nâng cao kỹ năng truyền tin cho đội viên ?
Xuất phát từ những yêu cầu trên tôi nhận thấy cần phải nâng cao kỹ năng truyền
tin cho đội viên là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đội trong
nhà trường. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Nâng cao kỹ năng truyền tin cho đội
viên trong hoạt động đội” làm tên cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.


2. Lòch sử vấn đề nghiên cứu
Truyền tin là một trong những kỹ năng quan trọng của người đội viên và nó được ra
đời từ khá lâu trên thế giới, gồm truyền tin bằng morse, truyền tin bằng semaphore
và mật thư.
Truyền tin bằng morse do ông Samuel Morse một nhân viên bưu chính người Mỹ õ
phát minh năm 1837 gồm bảng hệ thống morse với 26 ký tự chữ cái và 10 chữ số.
Cùng với sự ra đời của bảng morse thì vào những năm đầu của thế kỷ XIX, một
người Pháp có tên là Chipper đã sáng tạo ra một hệ thống truyền tin mới là
semaphore, dùng 2 lá cờ nửa đỏ, nửa trắng để chuyển tải thông tin. Sau khi ra đời cả
morse và semaphore đều được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam truyền tin cũng được sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau, nhất là
hoạt động đội.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Thực trạng về kỹ năng truyền tin của 804 đội viên trường THCS Trần Ròa là đối
tượng và khách thể nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.
4. Mục đích nghiên cứu
- Biết được tình hình thực tế của đội viên về kỹ năng truyền tin qua đó đưa ra những
giải pháp để giúp các em nâng cao được kỹ năng truyền tin của mình. Từ đó
2
Nâng cao kỹ năng truyền tin cho đội viên trong hoạt động Đội
tạo cho các em có sự tự tin, lòng ham thích khi tham gia vào các hoạt động ngoại
khoá của đội nhất là chơi trò chơi lớn.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ xoay quanh kỹ năng truyền tin của đội viên ở
trường THCS Trần Ròa.
6. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết rằng kỹ năng truyền tin của các em đội viên trường THCS Trần Ròa
chưa cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này như:
- Các em thật sự chưa quan tâm đến nội dung này hoặc chưa có phương pháp học
đúng đắn.

- Kiến thức về truyền tin quá khó, tài liệu không đủ cung cấp cho đội viên.
- Năng lực về truyền tin của người phụ trách còn yếu chưa đủ để giúp các em nâng
cao được kỹ năng này…
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Tìm hiểu thực trạng về kỹ năng truyền tin của đội viên trường THCS Trần Ròa.
b. Những nguyên nhân của thực trạng vì sao kỹ năng truyền tin trong Đội viên
chưa cao.
c. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao khả năng truyền tin cho đội
viên.
8. Đòa bàn và khách thể nghiên cứu
- 703 đội viên của trường THCS Trần Ròa cư trú trên đòa bàn xã An Chấn là đòa bàn
và khách thể nghiên cứu của đề tài này
9. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài này tôi thực hiện phương pháp sau:
- Quan sát dự giờ tiết sinh hoạt đội của các chi đội.
- Trực tiếp điều tra bằng việc đánh bản tin cho các em nhận cũng như phát các mật
thư để các em giải sau đó thu lại và đánh giá.
- Nghiên cứu các tài liệu về kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên.
- Phương pháp thống kê.
3
Nâng cao kỹ năng truyền tin cho đội viên trong hoạt động Đội
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ vào điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh ; Kỹ năng truyền tin bậc 1,2 của tác giả
Trần Thời ; Tổ chức trại, đời sống trại của nhóm tác giả Tôn Thất Sam, Trác Phương
Mai, Phạm Văn Nhân ; Sổ tay đội viên và một số cẩm nang tổ chức hoạt động thanh
thiếu niên; Mật thư của tác giả Trần Thời.
2. Cơ sở lý luận
a. Khái niệm truyền tin :

Truyền tin ( bao gồm Semarphore, Morse, mật thư ) là những thông tin được
truyền đạt từ một đối tượng này đến một đối tượng khác nhưng không được chuyển
tải bằng phương tiện ngôn ngữ bạch văn rõ ràng mà bằng hệ thống mã hoá người
nhận phải tư duy mới nhận ra.
b. Vai trò, vò trí của truyền tin
Truyền tin có một vai trò, vò trí hết sức quan trọng đối với con người. Trong chiến
tranh nhờ truyền tin mà nhiều thông tin bí mật được đảm bảo một cách an toàn góp
phần làm nên những chiến thắng oanh liệt. Đặc biệt trong môi trường hoà bình,
trong xã hội phát triển như ngày nay truyền tin không những là phương tiện tập hợp
thanh thiếu niên mà còn góp phần hình thành tư duy, óc phán đoán, khả năng suy
luận, nhạy bén trước mọi vấn đề cho các em đội viên.
3. Cơ sở thực tiễn
Quả thật truyền tin không phải là vấn đề gì to lớn, khó hiểu nhưng nó thực sự rất
cần thiết đối với mọi người, nhất là trong môi trường thanh thiếu niên. Thông qua
những trò chơi sử dụng truyền tin các em hình thành tư duy, óc phán đoán, khả năng
suy luận, nhạy bén cũng như hình thành cho các em bản lónh tự tin, dám vượt qua
khó khăn. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay số học sinh nói chung, đội viên nói riêng
khả năng về truyền tin rất hạn chế nếu không muốn nói là yếu kém. Chính điều này
nên tôi cho rằng đề tài này là cần thiết giúp các em đội viên nâng cao hơn về khả
truyền tin của mình để rồi tạo sự hứng thú thu hút các em tham gia hoạt động đội
một cách tốt nhất.

4
Nâng cao kỹ năng truyền tin cho đội viên trong hoạt động Đội
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1. Thực trạng của đề tài
Như chúng ta biết trong số những yêu cầu, kỹ năng của đội viên thì truyền tin là kỹ
năng khó nhất và có vai trò gần như quan trọng nhất. Nhưng qua thực tế thông qua
các cuộc thi, trò chơi lớn do các cấp tổ chức số em hiểu biết, có kỹ năng vững về
truyền tin chiếm số lượng không nhiều. Hầu như chỉ khoảng một phần rất nhỏ các

em có được kỹ năng trên. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến kỹ năng truyền tin trong
đội viên thấp ?
2. Nguyên nhân của thực trạng
Qua quá trình kiểm tra, đánh giá tôi nhận thấy kỹ năng truyền tin trong đội viên
chưa cao là do một số nguyên nhân sau:
- Do sự tác động của phụ huynh học sinh. Đa phần phụ huynh đều cho rằng nên tập
trung tất cả thời gian và sức lực, khả năng vào việc việc học văn hoá chứ không cần
tham gia sinh hoạt đội. Họ cho rằng việc dành thời gian, khả năng cho sinh hoạt đội
như: sinh hoạt đònh kỳ, học morse, semaphore, mật thư… là vô bổ không có tác dụng.
Chính vì thế phụ huynh không muốn con em mình tham gia hoạt động đội hay học
truyền tin. Điều này phần nào hạn chế sự hiểu biết của học sinh về kỹ năng này dẫn
đến chất lượng hoạt động đội trong nhà trường không cao.
- Hầu hết các em học sinh chưa có phương pháp học truyền tin đúng đắn. Thông
thường một môn học nào cũng vậy muốn học tốt phải có phương pháp học đúng đắn.
Truyền tin cũng vậy muốn học tốt, muốn có kỹ năng vững về nó cũng cần có
phương pháp phù hợp nhất đònh. Song các em học sinh hiện nay học mà chưa biết
cách nên dù có dành nhiều thời gian cho việc học truyền tin thì vẫn không có đựơc
kỹ năng này.
- Anh chò phụ trách về công tác đội chưa có được kỹ năng thành thạo về truyền tin.
Chính kỹ năng không vững nên không thể giúp các em nâng cao được kỹ năng trên.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh tập luyện của phụ trách đội chưa phù hợp với
trình độ từng em. Từ trước đến nay mỗi khi tập huấn, sinh hoạt đònh kỳ ta thường tập
trung cả khối, lớp… học chung nhưng rõ ràng trình độ các em không giống nhau. Có
em khá, giỏi, có em yếu, kém do đó khi tập huấn anh chò phụ trách đưa ra nội dung
đơn giản, dễ quá thì những em khá, giỏi sẽ nhàm chán. Dần dần tạo tâm lý ỷ lại, tự
cho mình giỏi mà không cố gắng nên dẫn đến kỹ năng của các em này không những
ngày càng đựơc nâng cao mà sẽ giảm đi.
5

×