Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Hoạt động tuyên truyền trong phòng chống bạo lực gia đình tại tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.93 KB, 38 trang )

Mục lục
Trang

Danh mục từ viết tắt…………………………………………………………….3
Phần mở đầu…………………………………………………………………….4
1.

Lý do chọn đề tài…………………………………………………………4

2.

Mục đích và đối tượng nghiên cứu……………………………………...6

3.

Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..6

4.

Bố cục bài tiểu luận……………………………………………………...6

Phần nội dung…………………………………………………………………..7
Chương 1: Cơ sở lý luận……………………………………………………….7
1.1 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan ……………………………………7
1.2 Khái quát chung về bạo lực gia đình……………………………………..10
1.3 Nguyên nhân bạo lực và những tác động của bạo lực gia đình trong đời
sống gia đình……………………………………………………………….......14
1.4 Một số hoạt động, kỹ năng của công tác xã hội thường sử dụng trong lĩnh
vực phòng chống bạo lực gia đình…………………………………………….17
Chương 2 : Thực trạng về hoạt động tuyên truyền trong phòng chống bạo lực
gia đình tại tỉnh Quảng Ninh………………………………………………….21


2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh………………………………...…21
2.2 Thực trạng hoạt động tuyên truyền trong phòng chống bạo lực gia đình tại
tỉnh Quảng Ninh……………………………………………………………….29
2.3 Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình tại tỉnh Quảng Ninh…………….29
2.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động tuyên truyền trong phòng chống bạo
lực gia đình tại tỉnh Quảng Ninh……………………………………………..31

1


3. Đề xuất, giải pháp……………………………………………………………32
Phần kết luận…………………………………………………………………...36
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...37

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BLGĐ
PCBLGĐ
CTXH
NVCTXH
PT-TH
UBND

Từ đầy đủ
Bạo lực gia đình
Phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội
Phát thanh truyền hình
Ủy ban nhân dân

PHẦN MỞ ĐẦU

3


1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các
thành viên, không những thế còn bảo vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống.
Gia đình là một điểm tựa vững chắc, dù ở bên ngoài có mệt mỏi về học tập và làm
việc đến đâu chỉ cần về nhà là tâm hồn cảm thấy thoải mái và thanh tịnh vô cùng.
Thế nhưng không phải gia đình nào cũng là điểm tựa khi mà bạo lực gia đình đang
là vấn đề mang tính chất toàn cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và
trong đó có đất nước Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc có 35% phụ nữ trên thế giới là nạn
nhân của bạo lực gia đình. Cụ thể, từ 100 đến 140 triệu phụ nữ phải gánh chịu
những tổn thương tâm lý . Khoảng 7% nữ giới có nguy cơ bị xâm hại tình dục.Tỷ
lệ bạo hành cao nhất là ở châu Á, với các nước Bangladesh, Đông Timor, Ấn Độ,
Myanmar, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.Theo WHO, bạo lực gia
đình để lại cho phụ nữ những vết sẹo, những vết bầm tím, những vết xương gãy,
chấn thương về mặt tâm lý, trầm cảm.... Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là nguyên
nhân thứ 10 trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho phụ nữ từ độ tuổi
15 đến 44 trong năm 1998 (WHO).
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25 tháng 11
năm 2010 cho thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo lực
tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng kết hôn

cho biết đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua bạo lực thể
chất trong vòng 12 tháng qua. Tỷ lệ bạo lực tinh thần ở mức cao: có 54% phụ nữ
cho biết đã từng bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời và 25% bị bạo lực tinh thần
trong 12 tháng qua.Và cũng theo số liệu thống kê về Bạo lực gia đình của các tỉnh,
thành phố theo Thông tư 23/2011/TT-BVHTTDL cho biết đến trong giai đoạn từ
4


năm 2012 đến năm 2017 trên cả nước xảy ra 139.395 vụ BLGĐ .Trong đó bạo lực
về thân thể chiếm 69.133 vụ,51.227 vụ bạo lực về tinh thần ,bạo lực về kinh tế
14.331 vụ ,bạo lực tình dục là 4.338 vụ.
Bạo lực gia đình xảy ra tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước ,trong đó Quảng
Ninh là một trong các tỉnh có tình trạng BLGĐ xảy ra nhiều và thường xuyên nhất.
Theo số liệu từ các ngành chức năng, chỉ tính riêng từ đầu năm 2016 đến nay, trong
tỉnh đã xảy ra 7 vụ án giết người liên quan đến BLGĐ. Cũng từ năm 2016 đến nay,
trên 60 % các vụ ly hôn trong tổng số hơn 1.000 vụ ly hôn ở Quảng Ninh có liên
quan đến bạo lực gia đình. Hậu quả mà bạo lực gia đình để lại cho gia đình và cộng
đồng cũng hết sức khôn lường như làm giảm sự đóng góp của nạn nhân và người
gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe
thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo. BLGĐ làm gia tăng nguy cơ những hành
vi lệch chuẩn, tội phạm trong xã hội; ảnh hưởng đối với kế hoạch hóa gia đình,
công tác phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS và nỗ
lực phòng chống sự bất bình đẳng giới trong xã hội.
Từ những kết quả nêu trên cho thấy vấn nạn bạo lực gia đình đang trở thành
mối lo ngại, vấn đề nhức nhối trong cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Ninh nói
riêng. Để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình ,công tác xã hội có vai trò quan
trọng trong việc tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp luật,các
biện pháp ngăn ngừa bạo lực gia đình, kỹ năng ứng xử,…Chính vì vậy nên em đã
chọn chủ đề “Hoạt động tuyên truyền trong phòng chống bạo lực gia đình tại tỉnh
Quảng Ninh” làm chủ đề nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi

những lỗi hành văn. Chính vì vậy, em vô cùng biết ơn khi cô có thể giúp em nhìn
nhận những thiếu sót của mình để có thể hoàn thành bài một cách tốt nhất.

5


Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới giảng viên Nguyễn Kim Loan đã tận tình
giảng dạy bộ môn để em có thêm kiến thức hoàn thành bài tiểu luận như ngày hôm
nay.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình đang được áp dụng
tại tỉnh Quảng Ninh hiện nay, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số số kiến nghị,
giải pháp Công tác xã hội nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục, giải
quyết những hạn chế của các hoạt động tuyên truyền này.
b. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình tại tỉnh Quảng Ninh
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này người viết đã sử dụng:
-

Phương pháp điền dã thực địa

-

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

-

Phương pháp phân tích tài liệu


-

Phương pháp thống kê

4. Bố cục bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận – đề xuất.

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
1.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình (BLGĐ) được nhìn nhận theo các góc độ sau đây:
- Từ góc độ giới:
Theo tinh thần của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì bạo lực gia đình còn được
hiểu là “sự phân biệt đối xử về giới, đó là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận
hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và
nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.
- Từ góc độ xã hội:
Đối với người dân, đại bộ phận người dân chưa có cách hiểu đầy đủ và chính xác
về vấn đề này. Đa số người dân cho rằng chỉ những hành vi đánh đập, gây thương
tích, dẫn tới kết quả nạn nhân bị tổn thương hay tử vong mới bị coi là bạo lực gia
đình, còn những hành vi xâm phạm về tinh thần thì không phải bạo lực. Như vậy,
có thể thấy sự nhận thức về bạo lực gia đình còn có nhiều chiều và nhiều hạn chế,

từ sự nghiên cứu và phân tích trên có thể hiểu dưới góc độ xã hội: bạo lực gia đình
là hành động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực của một người đối với một
người khác có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, gây ra hoặc đe dọa
gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế cho những người đó.
- Từ góc độ pháp luật:

7


Khoản 2, Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định: “Bạo
lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong
gia đình. Như vây, bạo lực gia đình không chỉ xảy ra giữa vợ và chồng, giữa cha
mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột với nhau mà còn có thể xảy ra giữa ông bà, cô,
dì, chú, bác…là những người có quan hệ họ hàng thân thích mà theo luật đều là
thành viên gia đình.
Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nên quan điểm về bạo lực gia đình cũng có sự
khác nhau, tuy nhiên nó có một điểm chung đó là: bạo lực gia đình là một dạng của
bạo lực xã hội, là việc dùng sức mạnh để giải quyết các vấn đề về gia đình. Sự
khác biệt giữa bạo lực gia đình với bạo lực xã hội ở chỗ bạo lực gia đình thường
diễn ra giữa những người có cùng quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống. Nhìn
chung, cả hai hình thức bạo lực này đều có sự đồng nhất trong nhận thức như về
hậu quả, sự xâm hại của hành vi bạo lực tới quyền và lợi ích cá nhân.
Một số hành vi bạo lực gia đình thường thấy ở Việt Nam là hành vi bạo lực của
người chồng đối với người vợ,của bố dượng /dì ghẻ với con riêng của vợ/chồng
,của cha mẹ đối với con cái ,của mẹ chồng đối với nàng dâu hoặc của con cái đối
với cha mẹ ….Những người sống chung với nhau như vợ chồng,những cặp đã li
hôn ,li thân có hành vi bạo lực cũng là đối tượng nằm trong khung xử lí của Luật
này.
1.1.2 Khái niệm hoạt động tuyên truyền

Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh
để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người (Theo Giáo
trình Tâm lí học đại cương của tác giả Nguyễn Xuân Thức).

8


Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một học thuyết, một tư tưởng, một quan điểm
nào đó nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền truyền một thế giới
quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống, thông qua đó mà ảnh hưởng tới
thái độ, tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội. (Theo Bách khoa toàn
thư mở )
Từ hai khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm của hoạt động tuyên truyền chính
là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quần
chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích chủ thể hệ tư
tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động
theo thế giới quan và niềm tin đó.
1.1.3 Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dựng, là một nghề chuyên nghiệp ra
đời vào đầu thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vị trí quan trọng trong đời
sống xã hội của con người, của mỗi quốc gia. Sự ra đời và phát triển công tác xã
hội đã đóng góp đáng kể vào việc ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề xã hội, góp
phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Từ điển bách khoa ngành công tác xã hội (1995) định nghĩa: “Công tác xã hội là
một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra
những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”.
Tại Đại hội liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004,
công tác xã hội được định nghĩa với ý nghĩa tăng cường năng lực và phát triển, giải
phóng con người: “Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự
thay đổi (phát triển) của xã hội. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn

đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường
năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác
9


xã hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn, đem lại cuộc sống
tốt đẹp hơn cho mọi người dân”.
Theo quan niệm của Hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: công tác xã hội là
hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục hồi hay tăng
cường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp để giúp họ thực
hiện được mục đích cá nhân.
Theo quan điểm của Philippin: Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, thông
qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ giữa cá nhân và
môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội.
Từ những khái niệm trên, có thể nhận thấy: Công tác xã hội là một nghề, là một
hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng nâng
cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc
đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân,
nhóm và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo
nền an sinh xã hội.
1.2 Khái quát chung về Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối gây ra nhiều
hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân
phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Bạo lực gia đình
làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục
thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội.
Các dạng bạo lực gia đình : bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần,bạo lực về
tình dục, bạo lực về kinh tế.

10



Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được
Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25 tháng 11 năm 2010 cho
thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo lực tại một thời
điểm nào đó trong cuộc đời. Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã
trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua bạo lực thể chất trong
vòng 12 tháng qua. Tỷ lệ bạo lực tinh thần ở mức cao: có 54% phụ nữ cho biết đã
từng bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời và 25% bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng
qua.
1.2.1 Đặc điểm của gia đình có bạo lực
Gia đình có bạo lực sẽ có một số đặc điểm sau :
a. Đối tượng
Bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên trong gia đình như : giữa chồng và vợ,
giữa cha mẹ và con cái, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, mẹ ghẻ - con chồng,…
b. Các hình thức bạo lực gia đình
- Bạo lực về thể chất : sử dụng hung khí,vũ lực thể chất đánh đập gây thương tích
cho các thành viên trong gia đình,bắt các thành viên gia đình nhịn ăn, nhịn uống,bỏ
mặc không chăm sóc, thường xuyên dọa nạt,..
- Bạo lực về tinh thần: lăng mạ,chửi bới,chì chiết,cấm ra khỏi nhà,không cho tham
gia các hoạt động xã hội,thường xuyên theo dõi vì lí do ghen tuông, có hành vi
khác gây áp lực thường xuyên về tâm lí,…
- Bạo lực về tình dục : buộc thành viên trong gia đình phải chứng kiến cảnh tình
dục,cưỡng ép các thành viên trong gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử
dụng các loại thuốc kích dục,…

11


- Bạo lực về kinh tế: không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục

đích chính đáng,kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính, chiếm đoạt tài sản riêng của
các thành viên gia đình,…
c. Biểu hiện của người bị bạo lực
- Về thể chất : bị bầm tím tay, chân, vết cào xước, móng tay bị gãy,…
- Về tâm lý : hoảng loạn, lo sợ, xấu hổ, ngại ngùng, có ý định tự tử,…
- Về xã hội : điều kiện kinh tế gia đình giảm sút, ngại giao tiếp với mọi người xung
quanh,…
1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của người gây ra bạo lực và nạn nhân bạo lực gia
đình
a. Người gây ra bạo lực gia đình
• Không chịu trách nhiệm về hành vi bạo lực ,tìm cách đổ lỗi : Họ cố gắng
biện minh cho cách xử sự của mình bằng lời bào chữa, hay có xu hướng đổ
lỗi cho người bị bạo lực và đổ lỗi cho ngoại cảnh như áp lực kinh tế, do
rượu,…
• Tìm lí do để giảm nhẹ mức độ bạo lực: người gây bạo lực thường có xu
hướng chối bỏ hoặc làm nhẹ hành vi bạo lực mà mình gây ra. Hầu hết nam
giới đều có thái độ từ chối hay giảm thiểu bạo lực ở một mức độ nào đó.
• Thể hiện và sử dụng thái độ bực bội để biện minh cho hành vi bạo lực
:người gây bạo lực thường cố ý dùng sự bực bội của mình để kiểm soát tình
hình và kiểm soát người khác.Ví dụ như “ Câm miệng lại, nếu không tao vặn
cổ bây giờ.”

12


• Thể hiện và sử dụng quyền lực để kiểm soát người bị bạo lực :đây là thái độ
và hành vi rất phổ biến của người gây bạo lực để đe dọa và cưỡng ép nạn
nhân bị BL. Gia trưởng, tự cho mình là quan trọng và không thừa nhận bất
kỳ lỗi lầm nào về mình.
• Sở hữu : Họ thường rất thích chiếm hữu,họ cho rằng muốn cái gì phải có cái

đó và họ có thể làm gì tùy thích với những gì thuộc quyền sợ hữu của họ.
• “Chia cắt ” tạo sự tách biệt giữa hành vi bạo lực với những hành vi khác
trong cuộc sống hàng ngày : Kẻ hành hung thường tách biệt hành vi bạo lực
của mình với phần cuộc sống còn lại của bản thân họ.
• Tự xem mình là nạn nhân : Đôi khi họ giả bộ như bất lực hay khổ não để dụ
người khác giúp đỡ mình.
• Những trải nghiệm thời thơ ấu của người gây ra bạo lực gia đình ảnh hưởng
tới BLGĐ: một phần lớn trong số họ từng chứng kiến bạo lực gia đình từ khi
còn bé, vì thế đã hình thành quan niệm bạo lực là chuyện được phép sử dụng
trong gia đình.
• Nguy cơ của bạo lực gia đình từ vị thế của người gây bạo lực : Họ có thể
được cộng đồng đánh giá cao về năng lực chuyên môn, vai trò trong cơ
quan/cộng đồng/xã hội.
b. Nạn nhân bạo lực gia đình
Những nạn nhân BLGĐ,đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thường có những đặc điểm
tâm sinh lí sau: lo sợ ,sợ hãi, cảm thấy xấu hổ, cảm thấy giá trị của mình bị thấp đi,
tự ti, mặc cảm, có thể có những ác mộng, dễ bị kích động (nhất là trẻ em), học tập
bị sa sút (với trẻ em ), trí nhớ bị ảnh hưởng,giao tiếp bị hạn chế, xa lánh mọi
người,...
13


Phụ nữ bị bạo hành họ thường :
- Lo sợ cho sự an toàn của bản thân, con cái hoặc các thành viên khác trong gia
đình.Vì người gây bạo lực đe dọa, khống chế nếu họ nói ra câu chuyện sẽ bị bạo
lực nặng hơn
- Bị ràng buộc trong quan hệ với chồng về tình cảm, kinh tế hoặc còn yêu chồng
( không muốn ảnh hưởng đến thanh danh của chồng, không muốn tình cảm vợ
chồng sứt mẻ,..)
- Hy vọng vào sự thay đổi của chồng, bao biện cho hành động của chồng,cho rằng

cam chịu sống với chồng thí sẽ tốt hơn cho các con.
- Xấu hổ, ngượng ngùng khi nói về câu chuyện bạo lực của mình.
- Tin rằng tự mình có thể giải quyết sự việc.
- Cam chịu, tự đổ lỗi cho bản thân và số phận .
- Bị cô lập: quan niệm xã hội vẫn đổ lỗi hoặc không thông cảm với người phụ nữ
bị bạo lực.
- Không tin tưởng vào sự can thiệp, trợ giúp của cộng đồng và chính quyền.
1.3 Nguyên nhân bạo lực và những tác động của BLGĐ trong đời sống gia
đình
1.3.1. Nguyên nhân bạo lực gia đình
Nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình là bất bình đẳng giới.Sự bất bình đẳng
về quyền lực giữa nam và nữ cùng các khuôn mẫu giới,định kiến giới đã làm bạo
lực xảy ra và tiếp tục duy trì .Bên cạnh đó,tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến cho
bộ phận nam giới tự cho phép mình được bạo lực với phụ nữ ,còn người phụ nữ thì
chấp nhận và cam chịu hành vi bạo lực của chồng.
14


Bạo lực gia đình có thể xuất phát từ các yếu tố sau :
a. Yếu tố nhận thức, quan điểm, văn hóa
• Sự kì vọng về vai trò và trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong các mối
quan hệ.
• Niềm tin rằng nam giới thường nổi trội hơn so với nữ giới.
• Quyền sở hữu của nam giới thường cao hơn so với nữ giới.
• Quan điểm gia đình là mỗi cá thể riêng tư và do nam giới kiểm soát.
• Việc chấp nhận bạo lực như là một cách thức để giải quyết xung đột.
b. Yếu tố kinh tế
• Nữ giới thường phụ thuộc nam giới về lĩnh vực kinh tế.
• Sự tiếp cận hạn chế của phụ nữ đối với vấn đề tiền mặt và tín dụng.
• Sự hạn chế trong tiếp cận việc làm đối với các công việc chính thức và

không chính thức.
• Sự hạn chế của phụ nữ trong việc tiếp cận với giáo dục và đào tạo.
c. Yếu tố luật pháp
• Vị trí pháp lý của phụ nữ và nam giới tuy có được quy định bình đẳng, song
trong thực tiễn vị trí của phụ nữ vẫn thường bị xem là thấp hơn so với nam
giới.
• Luật pháp liên quan đến bạo lực gia đình đã được cụ thể hóa nhưng công tác
giám sát thực thi luật vào cuộc sống chưa được coi trọng. Chính vì vậy, bạo
lực gia đình chưa được quan tâm và giải quyết theo pháp luật.
15


• Sự hiểu biết về pháp luật của cộng đồng còn hạn chế.
d. Yếu tố chính trị
• Số nam giới nhiều hơn số nữ giới tham gia vào lĩnh vực quyền lực ,chính
trị,các phương tiện truyền thông và một số nghề nghiệp liên quan đến y học
và pháp lý còn ít.
• Bạo lực gia đình vẫn chưa được xem xét một cách nghiêm túc và đúng với
bản chất của nó ở nhiều cấp, ngành khác nhau.
• Quan điểm gia đình là một cá thể riêng tư vượt ngoài tầm kiểm soát của nhà
nước.
1.3.2. Tác động của bạo lực gia đình trong đời sống gia đình
• Tốn nhiều tiền vào việc chữa trị và phục hồi sức khỏe cho người phụ nữ.
• Phá hỏng mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha và con.
• Giảm khả năng lao động của phụ nữ.
• Giảm thời gian lao động do phải nghỉ việc.
• Giảm thu nhập của gia đình.
• Không có khả năng làm tròn bổn phận của cha mẹ
• Con cái bị ảnh hưởng xấu về tinh thần khi chứng kiến hành vi bạo lực của
cha với mẹ. Nhiều trẻ em có thể bị ám ảnh hoặc bắt chước hành vi bạo lực

của cha mẹ, người lớn trong gia đình.

16


1.4 Một số hoạt động, kỹ năng của công tác xã hội thường sử dụng trong lĩnh
vực phòng chống bạo lực gia đình
1.4.1 Về hoạt động
1.4.1.1 Hoạt động phòng ngừa
Để thực hiện được hoạt động này, nhân viên CTXH phải phát hiện ra những biểu
hiện bạo lực của gia đình, nghĩa là phát hiện ra các hành vi bạo lực ở giai đoạn
sớm, từ đó, có biện pháp xử lí, giải quyết vụ việc khi còn mới sơ khởi.
Nhân viên CTXH căn cứ vào những biểu hiện bất thường của người gây ra bạo lực
và người bị bạo lực như: Người có tiền sử khó khăn về tâm lý, bị sang chấn tâm lí;
Có biểu hiện: lầm lì, ít nói, “mặt lạnh”, cộc tính, có ít bạn bè thân thiết, giải quyết
các vấn đề bằng bạo lực; Bỗng nhiên xuất hiện các hành vi lệch chuẩn như hút
thuốc, uống rượu, chửi bới, đánh đập vợ con,…;Trên người có nhiều vết bầm tím,
thương tích, khóc lóc, buồn bã, đồ dùng gia đình bị đập phá, mất và người bị bạo
lực có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, sợ hãi,…
Nhân viên CTXH phải tiến hành quan sát, từ đó, xây dựng thành những hồ sơ đánh
giá tổng thể nhằm có cơ sở để khoanh vùng những “đối tượng khả nghi”. Sau đó,
tiến hành tiếp cận thường xuyên, hỏi thăm tình hình của các đối tượng, kịp thời
định hướng, giải quyết những khó khăn cũng như những khúc mắc mà họ đang gặp
phải. Đồng thời, có những phương pháp giúp cân bằng, hài hòa mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình, làm cho họ cảm nhận được sự ấm áp trong mối quan
hệ của mình với gia đình, giải quyết những khúc mắc, lo âu. Song song đó, tiến
hành tham vấn, trị liệu tâm lí đối với những đối tượng có nguy cơ gây ra hành vi
bạo lực gia đình cao, đưa ra những hoạt động can thiệp mang tính định hướng
nhằm tránh để xảy ra những hành vi tiêu cực.
1.4.1.2 Hoạt động truyền thông

17


Truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ các thông tin, kiến thức, thái độ, tình
cảm và kỹ năng tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền thông và thân chủ
được truyền thông để dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành
động. Hoạt động truyền thông trong công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia
đình gồm những hình thức truyền thông sau:
Sử dụng thông tin đại chúng như loa đài của địa phương để phát thanh các nội
dung liên quan tới bạo lực gia đình cho tất cả người dân trong địa phương với các
phương pháp truyền thông đa dạng như: kể chuyển, đọc thông tin đơn thuần, diễn
kịch truyền thanh,… Xây dựng một nhóm phát thanh viên gồm những cá nhân có
khả năng đọc tin, diễn kịch, sắm vai để chuyển tải các nội dung cần truyền thông.
Đưa các nội dung cần được tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt thôn, xóm, các
buổi giao lưu văn nghệ. Bản thân nhân viên CTXH trực tiếp tuyên truyền hoặc có
thể kết hợp với các tổ chức xã hội, phòng ban chuyên môn khác. Đa dạng các hình
thức tuyên truyền khi tổ chức các buổi sinh hoạt, có thể thông qua thuyết trình, tổ
chức thi trả lời các câu hỏi về các nội dung truyền thông.
Một hình thức truyền thông thường thu hút được sự quan tâm và có tác động
nhanh, tích cực tới đối tượng truyền thông, đó là việc chuyển tải các thông điệp
muốn truyền thông qua các hoạt động văn nghệ như ca hát, múa kịch, thơ ca và
truyền thông qua phát tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu…
1.4.1.3 Hoạt động tham vấn
Hoạt động tư vấn tham vấn không chỉ là hoạt động lắng nghe những tâm sự của các
gia đình để có thể hiểu được tâm tư, mong muốn hay những lo lắng băn khoăn của
mỗi đối tượng là nạn nhân của BLGĐ, hỗ trợ họ tìm ra hướng đi và tự giải quyết
được vấn đề của mình. Nhân viên CTXH ở đây sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn
đến bạo lực giữa các đối tượng để tháo gỡ nhưng mâu thuẫn giữa các thành viên.
18



Người tham vấn sẽ phải đánh giá được mức độ tổn thương của các thành viên,
cùng thành viên đó lên kế hoạch trị liệu tâm lý, xử lý khủng hoảng mà nạn nhân
đang gặp phải.Và nếu nạn nhân cần trị liệu tâm lý thì sẽ phải trị liệu như thế nào và
nhà tham vấn sẽ cùng với nạn nhân tham vấn phục hồi tâm lý, hoà nhập với cộng
đồng. Ngoài tham vấn về tâm lý, NVXH có thể khích lệ, động viên, tư vấn thêm về
các dịch vụ y tế, về pháp luật, có thể tham vấn cho các đối tượng những cách bảo
vệ bản thân, kiến thức xử lý tình huống, phòng tránh cho bản thân khỏi rơi vào tình
huống bị bạo lực.
Hoạt động tham vấn có vai trò rất lớn trong việc phục hồi tâm lý không chỉ cho
những nạn nhân của bạo lực mà cả những người có hành vi bạo lực gia đình.
Không chỉ dừng lại ở việc tham vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên công
tác xã hội cũng cần tham vấn cho mọi người trong gia đình về cách chăm sóc sức
khoẻ, để mọi người theo dõi và có cách xử lý kịp thời. Đặc biệt, nhà tham vấn cần
chú trọng đến việc tham vấn,tư vấn, hướng dẫn cụ thể chăm sóc, ứng xử, hiểu biết
đặc điểm tâm sinh lý, xã hội… cho nạn nhân để người nhà có thể chăm sóc về cả
tâm lý và thể chất cho nạn nhân bị BLGĐ.
1.4.2 Về kỹ năng
• Kỹ năng thu thập thông tin :
Việc thu thập thông tin có nhiều cách thức khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực
tiếp là trường hợp nhân viên CTXH trực tiếp phát hiện sự việc thì chủ động thu
thập thông tin. Gián tiếp là trường hợp nhân viên CTXH nhận được tin báo,trong
trường hợp người báo chỉ nắm được một vài thông tin thì cần tìm hiểu đầy đủ các
thông tin. Hình thức xác minh thông tin :đến địa bàn,gọi điện,…Các thông tin cần
thu thập như: diễn biến chi tiết của sự việc, thông tin về người gây bạo lực,tình
trạng của người bị bạo lực,..
19


• Kỹ năng đặt câu hỏi :

Là việc đặt câu hỏi sao cho có thể thu thập,khai thác thông tin một cách đầu đủ
,chính xác nhất ,qua đó nhân viên CTXH hiểu sâu hơn ,cặn kẽ và đầy đủ sự việc,từ
đó sẽ có những định hướng phù hợp với sự việc.Kỹ năng này nhân viên CTXH sử
dụng trong toàn bộ quá trình giải quyết một vụ việc BLGĐ, từ việc xác nhận thông
tin vụ việc ở ngay bước một cho đến các bước tiếp theo.
• Kỹ năng lắng nghe:
Kỹ năng này sử dụng trong nhiều bước của quá trình giải quyết vụ việc.Kỹ năng
lắng nghe giúp nhân viên CTXH hiểu sự việc,những điều mà thân chủ muốn
nói.Lắng nghe là nắm bắt được nội tâm của họ ,hiểu họ trong khung cảnh ,quan
điểm của họ.
• Kỹ năng tham vấn:
Tham vấn là quá trình giao tiếp,trao đổi giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm mục
đích giúp thân chủ nâng cao nhận thức về BLGĐ, lựa chọn được giải pháp cho vấn
đề của họ và tự tin khi hành động theo những quyết định của họ.

Chương 2 : Thực trạng về hoạt động tuyên truyền trong phòng chống bạo lực
gia đình tại tỉnh Quảng Ninh.
2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên - lịch sử của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào
núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ
biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận
giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có
20


các huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn
Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc
Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải
Phòng. Bờ biển dài 250km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến

ngày 1-10-1998 là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất
chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.Quảng
Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn
đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.Vùng núi chia làm hai miền: Vùng
núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là
vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là
đông bắc - tây nam.Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp
bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần
xuống các triền sông và bờ biển, vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng
địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/
2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Có
những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ.
Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ
Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị
nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những
hang động kỳ thú. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù
sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm
nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời
(như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...). Địa hình đáy biển Quảng
Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là di tích
các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất
đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng
loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành
21


lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất
lớn. (Theo thư viện điện tử tỉnh Quảng Ninh)
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan

trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có
nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật
tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.
Quá trình xây dựng cuộc sống mới là một cuộc cách mạng có tính chất cải biến xã
hội sâu sắc, là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã
hội chủ nghĩa mặc dù có những gian truân, Quảng Ninh đã hoàn thành tốt việc cải
cách xã hội chủ nghĩa ở nông thôn và thúc đẩy sản xuất phát triển. Nông thôn đã có
những thay đổi kỳ diệu trên các lĩnh vực chính đặc biệt là kinh tế - xã hội. Năng
động, sáng tạo, nhạy bén, kịp thời chuyển đổi theo đường lối đổi mới của Đảng,
những thập kỷ cuối thế kỷ XX nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chứng tỏ sự chuyển
đổi nhanh nhạy và vững chắc của mình. Từng bước đột phá trong sản xuất nông
nghiệp từng bước phát huy năng lực sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh
của địa phương. Nhờ đó tỉnh đã có sự bứt phá trong nền kinh tế, từ nền kinh tế
mang tính thuần nông là cơ bản đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, từ năm 1990
trở lại đây, Quảng Ninh đã đạt được những thành tích khả quan kinh tế phồn thịnh
đời sống nhân dân ngày một ấm no, sung túc…Đây cũng chính là tiền đề cơ bản để
nhân dân vững vàng bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê
hương ngày càng giàu mạnh văn minh.
2.1.3 Tình trạng bạo lực gia đình tại tỉnh Quảng Ninh
Công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được triển
khai đều khắp từ quận đến cơ sở, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành
22


động của cán bộ và nhân dân. Công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia
đình được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu
hút đông đảo nhân dân tham gia. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình vẫn còn rất nghiêm trọng, vẫn còn nhiều người, nhiều gia đình là nạn

nhân của bạo lực gia đình, họ còn phải sống trong bạo lực mà người gây ra những
nỗi đau cho họ chính là những người gần gũi, thân yêu nhất. Nhiều vụ án đau lòng,
thương tâm gây bức xúc trong xã hội về bạo lực gia đình, các cơ quan chức năng
còn thờ ơ với trách nhiệm của mình, còn bao che, bỏ qua, xử lý chưa đúng pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Những người đứng ngoài chứng kiến bạo
lực gia đình xảy ra thì né tránh, không tố cáo, thậm chí còn có người kích động, xúi
giục, giúp sức tạo điều kiện cho hành vi bạo lực gia đình được thực hiện. Từ thực
tế cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở mức báo
động.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Công tác gia đình tỉnh, năm 2019, trên
địa bàn tỉnh đã xảy ra 182 vụ BLGĐ (tăng 3 vụ so với năm 2018). Cụ thể, đã có
121 vụ bạo lực về tinh thần, 56 vụ bạo lực về thân thể, 5 vụ bạo lực về tình dục.
Nạn nhân bị BLGĐ chủ yếu là nữ giới, chiếm 81,3%; trong đó, nạn nhân nữ từ 16 59 tuổi chiếm 83,5%; nạn nhân dưới 16 tuổi chiếm 14,8%. Vì thế, để giảm thiểu
những hành vi về BLGĐ, BCĐ Công tác gia đình tỉnh cũng như ở địa phương đã
đề cao việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về kỹ năng
xử lý tình huống giữa các thành viên trong gia đình.
Biểu đồ 2.1: Số vụ BLGĐ diễn ra trên địa bàn tỉnh trong vòng 10 năm qua

23


(Nguồn: Phòng Văn hóa -Thông tin tỉnh Quảng Ninh)

Bảng 2.1: Số vụ ly hôn do bạo lực gia đình
Số vụ ly hôn
Năm

Số vụ được

được thụ lý


giải quyết

Tỷ lệ (% ) vụ ly hôn
do bạo lực gia
đình

2013

203

201

39%

2014

205

208

34%

2015

259

256

49%


2016

348

342

35%

2017

351

348

38%

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
24


Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình tại tỉnh Quảng Ninh:
Theo nhận định của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có nhiều nguyên nhân
dẫn đến BLGĐ, phần lớn các vụ BLGĐ là những mâu thuẫn nội bộ gia đình chưa
được xử lý dứt điểm; trình độ nhận thức và sự hiểu biết pháp luật của một số người
dân còn hạn chế; những người có hành vi BLGĐ cho rằng, đây là chuyện riêng của
gia đình, không liên quan tới ai và cũng không ai có quyền can thiệp; khó khăn về
kinh tế; các tệ nạn xã hội; lạm dụng rượu, bia làm thay đổi suy nghĩ và mất đi tính
tự chủ, làm con người trở nên thô bạo hơn. Trong đó, nguyên nhân đáng chú ý nhất
là đa số nạn nhân BLGĐ thường cam chịu, không dám trình báo với các cơ quan

chức năng vì nhiều lý do, từ đó làm cho hành vi BLGĐ có cơ hội tiếp diễn với tính
chất và mức độ nguy hiểm hơn.
2.2 Thực trạng hoạt động tuyên truyền trong phòng chống bạo lực gia đình tại
tỉnh Quảng Ninh.
2.2.1 Hình thức tổ chức
Tỉnh Quảng Ninh đã phát động phong trào tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm, hội
thảo,….Thông qua các buổi hội nghị, tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nói chuyện
chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, Chi/tổ hội, giao lưu văn nghệ, thể thao sinh hoạt
cộng đồng, hội thi.. Chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình gắn
với cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, trong đó có tiêu chí gia đình
không có bạo lực gia đình: Mọi thành viên trong gia đình yêu thương, tôn trọng lẫn
nhau, cùng nhau chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm; không có bạo lực
gia.
Các chi, tổ hội đã tổ chức các buổi sinh hoạt lồng ghép tuyên truyền cho hội viên
phụ nữ về kỹ năng ứng xử, xây dựng lối sống văn hoá trong gia đình, vận động các
thành viên trong gia đình nâng cao vai trò trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng
giới và phòng, chống bạo lực gia đình nhất là các gia đình thuộc nhóm có nguy cơ
25


×