ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG VĂN LỢI
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Lạt – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG VĂN LỢI
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC
XÃ HỘI HOÁ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài Chính và Ngân Hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN THÔNG
Đà Lạt – 2012
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HOÁ Y TẾ 7
1.1. Khái quát chung về công tác xã hội hóa y tế. 7
1.1.1. Khái niệm xã hội hóa y tế 7
1.1.2. Nội dung của xã hội hóa y tế. 9
1.2. Các mô hình xã hội hoá y tế trong các bệnh viện công lập phổ biến hiện nay. . 15
1.2.1. Ngân sách Nhà nước cấp, viện phí và bảo hiểm y tế 15
1.2.2. Ngân sách Nhà Nước cấp, Bảo hiểm y tế, Viện phí, Liên doanh liên kết và
dịch vụ theo yêu cầu. 15
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về các phương thức xã hội hóa y tế và các nguồn tài
chính. 16
1.3.1. Bảo hiểm y tế 16
1.3.2. Thu một phần viện phí 21
1.3.3. Về dịch vụ theo yêu cầu và liên doanh liên kết 23
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 24
Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI
CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN 26
ĐA KHOA LÂM ĐỒNG 26
2.1. Giới thiệu khái quát về BVĐK Lâm Đồng 26
2.1.1. Lịch sử hình thành : 26
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ 28
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy 30
2.2. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn tài chính phục vụ công tác xã hội
hóa y tế tại BVĐK Lâm Đồng 31
2.2.1. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Bệnh viện khi
chưa thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác Y tế (giai đoạn 2002 – 2006) 31
2.2.2. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Bệnh viện từ
khi thực hiện chủ trương về xã hội hoá công tác Y tế (giai đoạn 2007 – nay) 39
2.3. Kết quả thực hiện công tác chuyên môn. 70
2.3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giai đoạn 2002-2006. 70
2.3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giai đoạn 2007- nay 71
2.4. Đánh gía chung về huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y
tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng. 72
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÂM ĐỒNG 81
3.1. Quan điểm bảo đảm cho công tác xã hội hóa y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm
Đồng 81
3.1.1. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác xã
hội hóa y tế. 81
3.1.2. Quán triệt quan điểm của tỉnh đối với công tác xã hội hóa của Ngành y tế
Lâm Đồng. 82
3.2. Một số giải pháp cụ thể: 83
3.2.1. Đối với Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng. 83
3.2.2. Đối với Ngành Y tế Lâm Đồng. 84
3.2.3. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng. 84
3.3. Kiến Nghị: 85
3.2.1. Đối với Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng. 85
3.2.2. Đối với Ngành Y Tế Lâm Đồng. 86
3.2.3. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng. 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Phụ lục 1. PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU VỀ XÃ HỘI HÓA Y TẾ 95
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ “đổi mới”, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Kinh tế xã hội đã có những thành tựu đáng kể, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
Nhưng, nền y tế đứng trước những thử thách rất gay gắt: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân được đặt
ra ngày càng cao và đa dạng; Những vấn đề do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại cũng gây một sức ép
mới với ngành y tế như: Quan tâm đến tăng trưởng kinh tế mà ít đầu tư cho sức khỏe. Sự phân hóa giàu
nghèo (từ 5,2 lần năm 1998 lên đến 8,9 lần năm 2008) ảnh hưởng đến việc thực hiện “công bằng” trong
chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều cùng với việc thay đổi lối sống đã ảnh
hưởng không nhỏ đến cơ cấu bệnh tật. Tư tưởng chạy theo lợi nhuận trong cung cấp dịch vụ y tế; các cơ sở y
tế không đủ ngân sách để hoạt động theo cách bao cấp như trước đây.
Đứng trước những thách thức đó, Việt Nam đã có những thay đổi chính sách và cơ chế quản lý nhằm
đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân phù hợp với tình hình mới. Có thể thấy rằng đổi mới lĩnh
vực y tế ở Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch
vụ khám chữa bệnh, như: chính sách thu một phần viện phí, chính sách xã hội hóa công tác y tế, chính sách
về bảo hiểm y tế và chính sách giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập.
Chính sách thu một phần viện phí và chủ trương xã hội hóa công tác y tế cho phép các cá nhân, các
thành phần kinh tế đầu tư ngày càng nhiều vào lĩnh vức chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong lĩnh vực khám
chữa bệnh, đã tạo một nguồn tài chính đáng kể cho hoạt động của các bệnh viện. Điều này đã làm thay đổi cơ
cấu nguồn tài chính cho các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế so với thời bao cấp. Những nguồn tài chính này đã
góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế trong những năm qua.
Lâm Đồng là một tỉnh nam Tây Nguyên, ngân sách tỉnh hàng năm còn phải cần trợ cấp bổ sung ngân
sách từ Trung ương. Vì vậy, việc đầu tư từ ngân sách Tỉnh cho sự nghiệp y tế còn hạn hẹp. Từ khi có chủ
trương của nhà nước về huy động nguồn tài chính của xã hội phục vụ cho công tác y tế. Tại Lâm Đồng, Tỉnh
uỷ, Hội đồng Nhân Dân và Uỷ ban Nhân Dân Tỉnh cũng đã ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về
xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. Thực hiện chủ trương về công tác xã hội
hóa y tế, trong những năm qua Bệnh viện Đa khoa Lâm đồng đã triển khai một số hoạt động nhằm huy động
các nguồn tài chính của xã hội phục vụ cho công tác y tế tại đơn vị dưới những hình thức: Bảo hiểm y tế, thu
viện phí, liên doanh liên kết, khám chữa bệnh theo yêu cầu. Qua đó, đã từng bước nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh và đa dạng hóa loại hình dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của
người dân và cộng đồng.
Chính vì vai trò quan trọng của nguồn lực tài chính trong công tác xã hội hóa y tế mà Tôi đã chọn đề
tài: “Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hoá y tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm đồng” làm
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác xã hội hóa y tế trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề quan trọng được Đảng, Nhà nước
quan tâm chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trong việc tăng cường nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Đây cũng là vấn đề đang được các nhà khoa học quản lý quan tâm nghiên cứu.
Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đề nghị quan niệm “Xã hội hóa y tế là sự mở
rộng trách nhiệm, từ chỗ trước đây coi hoạt động CSSKND là nhiệm vụ của Nhà nước và ngành Y tế thành
1
trách nhiệm của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình, cá nhân, của cả hệ thống y
tế công lẫn y tế tư trong cung ứng dịch vụ CSSK và tài chính y tế” .
Luận án tiến sỹ “Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận - Thực tiễn và giải pháp” của tác giả Đặng Thị
Lê Xuân đã mô tả 4 phương thức xã hội hóa y tế hiện nay tại Việt Nam bao gồm: phương thức thu một phần
viện phí, phương thức liên danh liên kết và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu, phương thức bảo hiểm y tế và
phương thức phát triển y tế tư nhân.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Chúc về mô hình thí điểm XHH gồm các thành phần:
UBND phường, Ban CSSKND, trạm y tế phường, y tế tư nhân và hộ gia đình với các nội dung: củng cố tổ
chức, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của ban CSSK phường; tổ chức KCB cho người có thẻ BHYT
tại trạm y tế phường; thiết lập chế độ quản lý sức khoẻ cho hộ gia đình trên địa bàn phường và tăng cường
hoạt động tuyên truyền, giáo dục về xã hội hoá y tế. Kết quả cho thấy số người dân được KCB và quản lý
sức khỏe, đặc biệt là người nghèo tại trạm tăng lên. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh tại Bắc Cạn
cũng có kết quả tương tự .
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của bệnh
viện; cùng với thực hiện chính sách thu một phần viện phí, nhất là chính sách xã hội hóa, giao quyền tự chủ
cho đơn vị, tỷ trọng ngân sách nhà nước cấp cho bệnh viện ngày càng có xu thế giảm. Tuy nhiên, theo Tổ
chức Y tế Thế giới, khi nguồn tài chính tư chiếm hơn 50% tổng chi cho y tế của toàn xã hội thì đó là dấu
hiệu của một cơ chế tài chính mất công bằng quá mức.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã có những đóng góp rất quan trọng về lý luận cũng như thực
tiễn đối với công tác xã hội hóa lĩnh vực y tế cũng như thực trạng các nguồn tài chính cho các cơ sở khám
chữa bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đánh giá về thực trạng công tác
xã hội hóa y tế cũng như các nguồn tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nói riêng và của ngành Y tế
tỉnh Lâm đồng nói chung. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa y tế và nguồn lực tài chính đản bảo cho
công tác xã hội hóa y tế ở Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng, qua đó đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực
tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng
3.2. Nhiệm vụ của luận văn:
Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Khái quát hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xã hội hóa y tế và huy động nguồn lực
tài chính cho công tác xã hội hóa y tế.
- Đánh giá thực trạng các nguồn tài chính cho bệnh viện và công tác xã hội hóa y tế tại Bệnh Viện
Đa Khoa Lâm Đồng
- Đề xuất những giải pháp huy động nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa
y tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Các nguồn lực tài chính để thực hiện công tác xã hội hóa Y tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
2
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng xã hội hoá y tế, các nguồn tài chính, có nghiên cứu phần
sử dụng các nguồn lực tài chính ở một mức độ nhất định và xây dựng các giải pháp huy động nguồn lực tài
chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá y tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng.
- Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2002 cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Cơ sở phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu căn cứ trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước
trong các văn kiện Đại hội của Đảng về công tác xã hội hoá y tế.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, phân tích
các chính sách liên quan đến công tác xã hội hóa y tế, phỏng vấn sâu về xã hội hóa y tế đối với các lãnh đạo
Bệnh Viện, và lãnh đạo các khoa phòng trong Bệnh Viện.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về về huy động và sử dụng nguồn tài
chính phục vụ công tác xã hội hoá y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Lâm Đồng.
- Từ việc đánh giá chính xác thực trạng của công tác này, luận văn đưa ra các giải pháp cơ bản về
huy động và sử dụng nguồn lực tài chính qua công tác xã hội hóa y tế của Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm các chương sau:
Chương I: Những lý luận chung về xã hội hoá y tế.
Chương II: Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa Y
tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng.
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính phục vụ công
tác xã hội hóa Y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng.
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HOÁ Y TẾ
1.1. Khái quát chung về công tác xã hội hóa y tế.
1.1.1. Khái niệm xã hội hóa y tế
1.1.1.1. Khái niệm XHH theo nguồn gốc ngôn ngữ học:
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học: “Xã hội hóa là làm cho trở thành của chung của xã
hội”.
1.1.1.2. Khái niệm XHH dưới góc độ xã hội học
Xã hội hóa là quá trình mỗi người từ khi lọt lòng tới lúc già yếu, thâu nhận những kiến thức, kỹ
năng, địa vị, lề thói, quy tắc, giá trị… xã hội và hình thành nhân cách của mình.
1.1.1.3. Ý nghĩa của cụm từ Xã hội hóa trong các văn bản pháp quy:
Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ đã ghi rõ:
- XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức tham gia rộng rãi của nhân dân,
của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó.
- XHH là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải
thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.
- XHH là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã
hội….,là chính sách lâu dài,…, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà
nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này.
3
1.1.1.4. Khái niệm xã hội hóa Y tế
Như vậy, dưới góc độ đánh giá chính sách, khái niệm xã hội hóa y tế được hiểu như sau:
XHH y tế là hoạt động có sự tham gia bằng các hoạt động và sự đóng góp theo khả năng của mọi
thành phần kinh tế, mọi ngành nghề, các cá nhân và tổ chức xã hội vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
nhằm đạt kết quả cao nhất, công bằng và hiệu quả.
1.1.2. Nội dung của xã hội hóa y tế.
1.1.2.1. Chủ trương chính sách XHH y tế
Theo định hướng của Đảng và các văn bản pháp lý của Chính phủ, XHH y tế bao gồm 5 nội dung cơ
bản sau:
- Củng cố vai trò nòng cốt của ngành y tế:
- Đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ CSSKND dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm cung
cấp dịch vụ y tế ngày càng thuận tiện cho người dân và giảm bớt sức ép về ngân sách cho Nhà nước.
- Tổ chức tốt sự tham gia tích cực của người dân trên cả hai mặt hoạt động và đóng góp.
- Tổ chức phối hợp liên ngành vì mục tiêu sức khoẻ cho mọi người.
- Tổ chức tốt việc KCB cho người nghèo.
1.1.2.2. Đối tượng thực hiện XHH y tế.
Việc CSSKND không chỉ là công việc của ngành y tế mà còn cần có sự phối hợp và vào cuộc của
nhiều ban ngành đoàn thể khác.
1.1.2.3. Các phương thức huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác hiện xã hội hóa y tế.
- Phương thức bảo hiểm y tế:
- Phương thức thu một phần viện phí:
- Phương thức liên doanh liên kết và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu:
1.2. Các mô hình xã hội hoá y tế trong các bệnh viện công lập phổ biến hiện nay.
Căn cứ vào nguồn vốn và khả năng huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác xã hội
hoá y tế có thể phân chia làm 02 mô hình sau:
1.2.1. Ngân sách Nhà nước cấp, viện phí và bảo hiểm y tế.
1.2.2. Ngân sách Nhà Nước cấp, Bảo hiểm y tế, Viện phí, Liên doanh liên kết và dịch vụ theo yêu cầu.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về các phương thức xã hội hóa y tế và các nguồn tài chính.
Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước về phương thức xã hội hoá y tế và các nguồn tài
chính gồm có:
1.3.1. Bảo hiểm y tế
a. Kinh nghiệm BHYT cho người nghèo ở Indonesia:
b. Kinh nghiệm BHYT ở nước Pháp:
c. Bảo hiểm y tế Đức:
1.3.2. Thu một phần viện phí
a. Kinh nghiệm của Trung quốc:
b. Kinh nghiệm của một số quốc gia khác:
1.3.3. Về dịch vụ theo yêu cầu và liên doanh liên kết
Từ kinh nghiệm của các nước trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Về Bảo hiểm y tế:
- BHYT toàn dân là mô hình mà mọi nền y tế trên thế giới hướng tới.
4
- Việc lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế là vấn nạn đối với mọi quốc gia. Đa số các quốc gia dùng hình
thức đồng chi trả để hạn chế lạm dụng từ phía người bệnh, dùng phương pháp thanh toán theo nhóm điều trị
để hạn chế lạm dụng từ phía bệnh viện, quản lý chặt giá thuốc để hạn chế lạm dụng từ các công ty dược.
- Các nước đều có chính sách phát thẻ thẻ BHYT miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y
tế cho người nghèo.
Về phương thức thu viện phí.
- Viện phí không phải là một phương thức tài chính được lựa chọn ở nhiều quốc gia do những lo ngại
về khả năng chi trả của người dân.
- Phương án này có tác động tiêu cực đến tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và
người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Phương thức này thường được hỗ trợ bởi các chính
sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Về phương thức liên doanh liên kết.
- Phương thức liên doanh liên kết hầu như không được sử dụng ở các quốc gia, có một vài hoạt động
ở Trung quốc và Indonesia gần giống với phương án liên doanh liên kết ở Việt Nam. Tuy nhiên, tính hiệu
quả của mô hình này chưa được khẳng định.
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG
TÁC XÃ HỘI HÓA Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÂM ĐỒNG
2.1. Giới thiệu khái quát về BVĐK Lâm Đồng
2.1.1. Lịch sử hình thành:
Ngày 3.4.1975, Đà lạt được giải phóng, Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa đuợc tiếp quản, đưa vào hoạt
động. Trong hoạt động, Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng cũng đã vượt qua những khó khăn, vươn lên, xây
dựng Bệnh viện trở thành bệnh viện Hạng 2 của Tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Thực hiện theo quy chế bệnh viện được Bộ Y Tế ban hành kèm theo quyết định số 1895/1997/QĐY-
QĐ.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy
Bệnh viện có 01 Giám đốc 03 Phó Giám đốc, 05 phòng chức năng và 24 khoa chuyên môn thực
hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh.
2.2. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại BVĐK
Lâm Đồng.
2.2.1. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Bệnh viện khi chưa thực hiện chủ
trương xã hội hoá công tác Y tế (giai đoạn 2002 – 2006)
Qua phân tích cho thấy: Việc huy động và sử dụng nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động của Bệnh
viện giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa
bệnh của Bệnh viện.
2.2.2. Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của Bệnh viện từ khi thực hiện chủ
trương về xã hội hoá công tác Y tế (giai đoạn 2007 – nay)
Với việc thực hiện chủ trương về xã hội hoá công tác y tế. Giai đoạn này, việc huy động và sử dụng
nguồn tài chính đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.
5
2.3. Kết quả thực hiện công tác chuyên môn.
Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn huy động được qua công tác xã hội hoá y tế. Chất lượng khám
chữa bệnh của Bệnh viện cũng dần được cải thiện.
2.4. Đánh gía chung về huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại BV Đa Khoa
Lâm Đồng.
Trong những năm qua Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng đã bước đầu thực hiện chủ trương xã hội hóa
y tế có hiệu quả thể hiện ở một số nội dung sau:
- Công tác xã hội hóa đã từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đa dạng hóa loại hình
dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu của người dân. Thông qua các hình thức đầu tư từ xã hội hóa một số trang thiết
bị được đầu tư lắp đặt đưa vào sử dụng như: Máy CT-Scanner, Máy tán sỏi ngoài cơ thể, Thận nhân tạo, Hệ
thống nội soi tai mũi họng….đã giải quyết tình trạng thiếu hụt về trang thiết bị y tế hiện đại, góp phần đưa kỹ
thuật y tế của Lâm Đồng đáp ứng được với tiêu chuẩn của bệnh viện hạng II và dần theo kịp với các bệnh
viện tuyến trên.
- Tiềm năng và nguồn lực xã hội đã bước đầu được huy động để phục vụ công tác chăm sóc sức
khỏe người dân, tạo việc làm và ổn định đời sống cho cán bộ ngành y tế.
- Người bệnh (kể cả người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế) dễ dàng tiếp cận và hưởng thụ kỹ thuật y tế
hiện đại, hạn chế việc phải chuyển viện lên tuyến trên. (số liệu chuyển viện năm 2007: 1.135 lượt/ 254.836
lượt KCB = 0,44%; Năm 2011: 1.180 lượt/ 370.448 lượt KCB = 0,32%). Bác sỹ được cập nhật và làm chủ
được kỹ thuật y tế tiên tiến để phục vụ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Xã hội hoá đã góp phần thực hiện công bằng xã hội thông qua việc tạo thêm cơ hội tiếp cận và
hưởng thụ các dịch vụ y tế cho mọi người bệnh.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được nêu, việc thực hiện cơ chế xã hội hóa tại Bệnh viện Đa
Khoa Lâm Đồng trong thời gian qua cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề như sau:
- Quá trình xã hội hóa thực hiện còn chậm so với những chỉ đạo của Tỉnh, việc sắp xếp, đổi mới cơ
chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định
43/NĐCP ngày 25/4/2006 còn mang nặng hình thức, chất lượng chưa cao; từ việc xây dựng đề án, đến thẩm
định xác định tỷ lệ ngân sách trợ cấp.
- Các hình thức hợp tác liên doanh liên kết với tư nhân trong Bệnh viện còn diễn ra tự phát, chưa có
những quy định, định hướng của cơ quan quản lý cấp trên về giá dịch vụ, khấu hao tài sản và tỷ lệ phân chia
thu nhập làm cơ sở để Bệnh viện thực hiện, các cơ quan quản lý giám sát.
- Một trong những mục tiêu của xã hội hóa y tế là nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ, đáp ứng tốt
nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa thực sự đạt được trong mô hình khám chữa bệnh theo
yêu cầu.
- Ở khía cạnh khác, xã hội hóa y tế (dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu) còn làm cản trở việc áp
dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong việc khám và điều trị. (tiến bộ kỹ thuật mới = Tốn thời gian + chi phí điều trị
cao => ngại sử dụng kỹ thuật cao khi không có yêu cầu)
- Tạo ra sự cách biệt về thu nhập của cán bộ y tế ngay trong Bệnh Viện giữa các chuyên khoa. (Khoa
ngoại, sản với nội tim mạch lão khoa)
- Việc quy định trích 35% nguồn thu viện phí; 40% nguồn thu các dịch vụ khác để bù vào nguồn
tăng lương cho cán bộ y tế dẫn đến tình trạng lạm dụng kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị để tận thu, tạo
gánh nặng về tài chính cho người bệnh. Đồng thời, chưa có cơ chế tài chính xử lý kết dư từ nguồn cải cách
lương dẫn đến tình trạng có nguồn kinh phí cải cách lương thì thừa nhưng nguồn cho đầu tư nâng cấp trang
6
thiết bị lại thiếu cản trở sự phát triển của Bệnh viện (số liệu kết dư từ nguồn cải cách lương 2007-2012:
16.507 triệu đồng.)
- Việc triển khai các dịch vụ theo yêu cầu và liên doanh liên kết với tư nhân để nâng cấp trang thiết
bị y tế ở Bệnh viện mà không hình thành các khu vực dịch vụ riêng biệt dẫn tới tình trạng lẫn lộn công tư
trong sử dụng nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Xu hướng này sẽ thúc đẩy hình thức phí theo dịch vụ và trả
trực tiếp từ tiền túi của người bệnh và là nhân tố chính làm tăng thêm tình trạng mất công bằng tong tiếp cận
dịch vụ y tế.
Nguyên nhân của các hạn chế: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề tồn tại nêu trên. Trong đó,
đáng chú ý là một số nguyên nhân chủ yếu sau :
- Về nhận thức: Chủ trương XHH bao gồm quá nhiều nội dung hoạt động rất khác nhau, từ phát triển
bảo hiểm y tế đến hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, liên doanh liên kết, thực hiện tự chủ bệnh
viện, thu viện phí …; tuy nhiên, một số trường hợp còn hiểu xã hội hóa là phần huy động vốn góp của các tổ
chức, cá nhân đầu tư vào Bệnh viện. Vì vậy, chưa tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện xã hội hóa.
- Việc thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ khám chữa bệnh còn thiếu căn cứ khoa học, giá dịch vụ
khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được phê duyệt chỉ bằng 80% trên chi phí thực tế phát sinh của
dịch vụ khám chữa bệnh, trong khi định hướng của Chính Phủ đến năm 2016, Bệnh viện Đa Khoa Lâm
Đồng phải cơ cấu toàn bộ chi phí tiền lương cơ bản, chi phí duy tu và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định
vào giá dịch vụ y tế. Điều này dẫn đến tình trạng chuyển dịch những dịch vụ khám chữa bệnh sang điều trị
theo yêu cầu.
- Tỉnh Lâm Đồng chưa có cơ chế chính sách về thu hút nguồn lực. Do vậy, việc thu hút nguồn nhân
lực về làm việc tại Bệnh Viện trong những năm qua gặp nhiều khó khăn (năm 2007 số bác sỹ tại Bệnh Viện:
100 người, năm 2011: 103 người. So với quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV số bác
sỹ cần phải có để phục vụ 500 giường bệnh là: 225 người (500giường bệnh x 1,5) x 30%. Như vậy, thiếu 122
bác sỹ). Vì vậy, việc triển khai các hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu theo các khu khám bệnh riêng bị
hạn chế bởi nguồn nhân lực của Bệnh Viện.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LÂM ĐỒNG
3.1. Quan điểm bảo đảm cho công tác xã hội hóa y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng
3.1.1. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác xã hội hóa y tế.
Chúng ta đang xây dựng một nền y tế sao cho mọi người dân không phân biệt giàu nghèo, không
phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số, không phân biệt sống ở nông thôn hay thành thị, miền xuôi hay
miền núi, đều được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh và phục hồi
chức năng và con đường để đến mục đích đó đã được Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính Phủ đã
chỉ rõ. “Thực hiện XHH các hoạt động giáo dục, văn hoá cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính
sách công bằng xã hội…. phải ưu tiên đối với người có công, phải trợ giúp người nghèo, vùng nghèo; người
có công, có cống hiến nhiều hơn, được xã hội và Nhà nước chăm lo nhiều hơn… Công bằng xã hội trong
việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động văn hóa, xã hội.”
7
3.1.2. Quán triệt quan điểm của tỉnh đối với công tác xã hội hóa của Ngành y tế Lâm Đồng.
Quan điểm của UBND Tỉnh Lâm đồng đối với công tác xã hội hóa y tế được thể hiện rõ trong Quyết
định 1159 /QĐ-UBND về phê duyệt đề án xã hội hóa y tế giai đoạn 2011 – 2015 cụ thể như sau:
- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng
đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội, trong đó ngành
y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ
chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, góp phần xây dựng nền y tế toàn diện trên cơ sở kết hợp y tế
công lập và y tế ngoài công lập;
- Thực hiện xã hội hóa để phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực
của xã hội chăm lo sự nghiệp y tế và tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người
nghèo được thụ hưởng thành quả y tế ở mức độ ngày càng cao.
3.2. Một số giải cụ thể.
3.2.1. Đối với Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng.
Trong khi chưa thể tổ chức thành các khu khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng, để hạn chế những
nhược điểm do phương án Liên doanh liên kết và khám chữa bệnh theo yêu cầu mang lại là: Lẫn lộn công tư
trong khám chữa bệnh, Lợi dụng phương án này để tổ chức thu phí thêm của người bệnh Trong thẩm
quyền của mình, Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng cần phải: Tổ chức đánh giá đề án xã hội hóa y tế; Đồng
thời, xây dựng lại đề án xã hội hóa y tế theo hướng công khai rõ gói dịch vụ khám chữa bệnh trọn gói để
người bệnh được biết toàn bộ chi phí của gói dịch vụ khám chữa bệnh.
Xây dựng đề án từng bước hình thành các đơn vị trực thuộc khám và điều trị theo yêu cầu riêng biệt,
hạch toán độc lập theo cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp, dần loại bỏ phương án liên doanh liên kết
và khám chữa bệnh theo yêu cầu đang thực hiện trong Bệnh Viện.
Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người bệnh thông qua hình thức: Liên
kết các Bệnh viện công lập trong khu vực, với các tổ chức y tế từ thiện như: Hội phổi Pháp – Việt , xây
dựng mô hình Bệnh viện vệ tinh của của các bệnh viện tuyến trên.
3.2.2. Đối với Ngành Y tế Lâm Đồng.
Việc tính và trích khấu hao tài sản, tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong phương án Liên doanh liên kết và
khám chữa bệnh theo yêu cầu hiện nay đối với đặc thù của Ngành Y Tế chưa nghiên cứu cũng như hướng
dẫn cụ thể nào. Vì vậy, Ngành Y tế cần thiết có văn bản quy định về vấn đề này.
3.2.3. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng.
Ngân sách Nhà Nước và nguồn thu từ khám chữa bệnh cho người có thẻ Bảo hiểm y tế được coi là
tài chính công phục vụ cho khám chữa bệnh, qua kinh nghiệm của các nước và nghiên cứu của tổ chức y tế
thế giới, khi nguồn tài chính của các cơ sở khám chữa bệnh từ nguồn này thấp hơn nguồn tài chính từ tiền túi
của người bệnh (Người bệnh trực tiếp trả phí khi đi khám chữa bệnh) thì đang tồn tại một cơ chế tài chính y
tế mất công bằng. Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP có hiệu từ 01 tháng 12 năm 2012, từ năm 2016 Bệnh viện
Đa Khoa Lâm Đồng phải cơ cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp và
chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. Như vậy, để đảm bảo có một nền y tế công bằng, cần thiết
phải duy trì tỷ lệ nguồn thu từ tài chính công khi ngân sách nhà nước rút bớt từ nguồn này. Vì vậy, cần phải
sớm triển khai bảo hiểm y tế hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân. Đồng thời, có chính sách tăng mức hỗ trợ
mua thẻ bảo hiểm cho đối tượng cận nghèo, có chính sách hỗ trợ cho người nghèo khoản chi phí cùng chi trả
khi đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế;
8
Phê duyệt giá dịch vụ y tế đúng với thực tế chi phí phát sinh và tính dần chi phí lương, phụ cấp và
sửa chữa thường xuyên tài sản cố định vào giá theo quy định tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP. Đồng thời, để
giảm chi phí điều trị cho người bệnh cần tập trung quản lý giá thuốc và vật tư tiêu hao phục vụ cho người
bệnh. Chuyển dần việc cấp kinh phí Ngân sách Nhà Nước cho Bệnh Viện (đối tượng cung cấp dịch vụ) sang
cho người bệnh (người thụ hưởng dịch vụ);
Chỉ đạo cho Ngành Y tế, Tài Chính và cơ quan Bảo hiểm xã hội Tỉnh Lâm Đồng xây dựng mức
thanh toán chi phí điều trị theo nhóm chẩn đoán; Đồng thời, thường xuyên cập nhật bổ sung các dịch vụ kỹ
thuật mới trong điều trị cho người bệnh vào gói quyền lợi cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
3.3. Kiến Nghị:
Để thực hiện được những giải pháp trên, cần thiết phải thực hiện một số nội dung sau:
3.2.1. Đối với Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng.
- Tuyên truyền cho cán bộ công chức trong Bệnh Viện hiểu rõ hơn chủ trương, quan điểm của Đảng
về xã hội hóa y tế;
- Một trong những hạn chế của Bệnh Viện hiện nay làm hạn chế Phương án bảo hiểm y tế là: Người
bệnh phải chờ đợi lâu, thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế với người bệnh từ đó người bệnh có xu thế chuyển
sang sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu. Vì vậy, cần phải tổ chức quản lý chặt chẽ việc khám và
điều trị theo yêu cầu.
- Bệnh Viện cần xây dựng kênh thông tin kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hỗ trợ
chi phí điều trị cho người nghèo, tổ chức bếp ăn từ thiện phục vụ cho người nghèo.
3.2.2. Đối với Ngành Y Tế Lâm Đồng.
Việc phân chia đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và quy định danh mục thuốc được phép sử dụng tại
từng cấp cơ sở khám chữa bệnh gây khó khăn cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh.
Vì vậy, cần bãi bỏ nội dung này.
Tăng cường tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án XHH ở các cơ sở khám chữa bệnh, có
biện pháp xử lý kịp thời việc lạm dụng hình thức Liên doanh liên kết khám và điều trị theo yêu cầu để thu
thêm phí của người bệnh;
Xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội, ngành giáo dục trong việc thực hiện bảo
hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên.
3.2.3. Đối với UBND Tỉnh Lâm Đồng.
Nhu cầu của Bệnh Viện về đầu tư trang thiết bị để phục vụ cho bệnh nhân là rất lớn, trong khi đó
nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương phải trích để lại phục vụ cho đề án tăng lương của Chính Phủ
lại còn thừa, không sử dụng được. Vì vậy, UBND Tỉnh cần có cơ chế sử dụng nguồn tài chính phục vụ cho
cải cách tiền lương của Chính Phủ còn chưa sử dụng tại Bệnh Viện cũng như các cơ sở khám chữa bệnh khác
trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng phục vụ cho việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Nhân lực phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh hay đội ngũ bác sỹ là nhân tố quyết định đến sự
phát triển của Bệnh Viện. Tuy nhiên, hiện tại đội ngũ Bác sỹ của Bệnh Viện so với tiêu chuẩn định mức của
Nhà Nước còn thiếu rất nhiều ( 122 bác sỹ ) làm cho việc quản lý đội ngũ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó,
thu nhập cho đội ngũ này còn ở mức thấp ( bác sỹ mới ra trường thu nhập bình quân 3,7 triệu
đồng/người/tháng ). Đồng thời, nếu thiếu bác sỹ thì việc triển khai các khu điều trị theo yêu cầu riêng tránh
lẫn lộn công tư trong phương án liên doanh liên kết và khám chữa bệnh theo yêu cầu không thể thực hiện
được. Chính vì vậy, UBND Tỉnh cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực về làm việc tại Tỉnh Lâm Đồng.
9
Người có thẻ bảo hiểm y tế chưa thấy rõ tính ưu việt của hình thức Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
và quyền lợi của họ khi đi khám chữa bệnh. Vì vậy, UBND Tỉnh cần chỉ đạo cho Bảo hiểm xã hội Tỉnh Lâm
Đồng ban hành sổ tay thông tin cụ thể cho từng đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện và
người dân biết được quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi đi khám chữa bệnh.
Việc quy định đấu thầu thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế hiện nay rất
bất cập và hình thức ở chỗ: Hồ sơ đấu thầu thực hiện từ tháng 8 năm trước, tổ chức đấu thầu vào đầu năm.
Trong khi đó, mặt hàng thuốc các đơn vị cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh theo giá thị trường nên khi
đấu thầu thường phải làm đi làm lại nhiều lần. Mặt khác, giá thuốc thường bị yếu tố thị trường độc quyền chi
phối, do đó tính cạnh tranh trong đấu thầu không cao và làm cho giá thuốc tăng cao và nhiều giá. Vì vậy,
UBND tỉnh có kiến nghị với Bộ Y Tế bãi bỏ hình thức đấu thầu thuốc vật tư phục vụ cho các cơ sở khám
chữa bệnh. Đồng thời, đề nghị Bộ Y Tế thường xuyên công khai giá thuốc, vật tư y tế. Căn cứ vào giá thuốc
được Bộ Y Tế công bố, các cơ sở khám chữa bệnh có thể sử dụng để ký hợp đồng với các nhà phân phối để
thực hiện mua sắm phục vụ cho người bệnh.
KẾT LUẬN
Sức khỏe là vốn qúy nhất của con người, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn là lĩnh vực được
nhiều nước quan tâm bởi bì tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển của một
đất nước. Cải tổ lĩnh vực y tế là một vấn đề khó đối với những nước đang phát triển bởi vì sự mâu thuẫn giữa
nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân với khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn lực. Để giải quyết vấn đề này,
Việt nam thực hiện một chủ trương, một giải pháp mang tính tổng thể là xã hội hoá y tế với bốn phương thức
huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác XHH cơ bản cùng được thực hiện song song đó là: Thu
viện phí bảo hiểm y tế; Thu một phần viện phí và Khám chữa bệnh theo yêu cầu nhằm mục tiêu hỗ trợ cho
các khiếm khuyết của nhau.
Luận văn đã nghiên cứu phân tích các nguồn tài chính và các phương pháp huy động nguồn lực tài
chính phục vụ công tác xã hội hóa thực tế tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng để chỉ ra những ưu, nhược điểm
của chúng. Từ cơ sở này, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện thành công chủ trương xã hội hoá
tại Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng. Cụ thể, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
- Giới thiệu cơ bản về các phương thức xã hội hoá y tế và huy động các nguồn lực tài chính đang
thực hiện hiện nay cũng như kinh nghiệm quốc tế về xã hội hoá y tế.
- Luận văn phản ánh một cách toàn diện thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính
phục vụ công tác xã hội hóa y tế của Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng thông qua phân tích các phương thức
huy động và sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác xã hội hoá cơ bản: Ngân sách nhà nước, Bảo
hiểm y tế, thu một phần viện phí và hoạt động liên doanh liên kết khám chữa bệnh theo yêu cầu. Mỗi phương
thức có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng.
Ngân sách nhà nước: Ưu điểm lớn nhất của nguồn ngân sách nhà nước là nó nằm trong tay Nhà nước
và Nhà nước có quyền dùng nó vào các công việc khác nhau để thể hiện bản chất, ý định của Nhà nước. Mặc
dù có ưu điểm như vậy, nhưng do nguồn ngân sách thường hạn hẹp, trong khi kỹ thuật y tế phát triển không
ngừng, chi phí đầu tư cao, ngân sách không đủ kinh phí để có thể bao cấp toàn bộ cho y tế.
Bảo hiểm y tế: Quyền lợi của người có thẻ BHYT theo quy định của luật BHYT được cho là toàn
diện, linh động, hạn chế được rủi ro tài chính khi phải đối diện với bệnh tật. Tuy nhiên, đơn gía dịch vụ
khám chữa bệnh chưa phù hợp với chi phí thực tế, làm cản trở việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho
bệnh nhân có thẻ BHYT và dễ dẫn đến tình trạng người có thẻ bảo hiểm y tế bị tư vấn chuyển sang thu phí
10
dịch vụ theo yêu cầu. Đây là phương án nhiều ưu điểm nhất. Vì vậy, cần được mở rộng. Đồng thời cần có
những giải pháp khắc phụ khuyến điểm do phương án tạo ra.
Thu một phần viện phí: Viện phí là một nguồn thu không nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của Bệnh Viện
trong điều kiện Nhà nước chưa có đủ ngân sách để chi trả cho các hoạt động của Bệnh viện. Tuy nhiên, tính
công bằng và hiệu quả của phương án thu viện phí bị tác động nhiều nhất xét ở một số khía cạnh sau: Thu
viện phí làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của những người có mức sống thấp. Thu viện phí dẫn
đến gia tăng khoảng cách phân hoá xã hội, biến xứ mệnh của Bệnh viện là phục vụ lớp người giàu và trung
lưu hơn là người nghèo. Thu viện phí không phải là cách thức chia sẻ chi phí giữa người giàu với người
nghèo mà nó chỉ làm tăng thêm sự mất công bằng trong chăm sóc y tế giữa hai nhóm này, là cái bẫy của
nghèo đói. Vì vậy, từng bước phương án này cần được thay thế.
Liên doanh liên kết khám chữa bệnh theo yêu cầu: Phương án này đã đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của người dân về chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí về thời gian chờ đợi của người bệnh, hạn chế
hiện tượng phí ngầm trong Bệnh viện. Đồng thời, giải quyết được sự khó khăn của việc phát triển các dịch
vụ kỹ thuật cao trong khám và điều trị bệnh và về đời sống cho cán bộ y tế. Tuy nhiên, tác động không mong
muốn của phương án này tới định hướng của ngành y tế về tính công bằng và hiệu quả trong khám chữa bệnh
thể hiện: Sự nhập nhằng tài sản công - tư này đã làm thất thoát một phần nguồn thu, tài sản của nhà nước.
Cũng với những mục tiêu như doanh thu, lợi nhuận, đồng tiền đặt giữa mối quan hệ bác sỹ và bệnh nhân nên
khiến quan hệ này có khả năng méo mó khi bác sỹ có quyền quyết định bệnh nhân phải chi bao nhiêu trong
khi quan hệ thông tin bệnh tật giữa bệnh nhân và người bệnh là quan hệ bất đối xứng. Xuất hiện hiện tượng
phân tầng trong cung cấp dịch vụ cho người bệnh ngay trong bệnh viện trong khi cơ sở vật chất đều của nhà
nước. Nhìn chung, dịch vụ theo yêu cầu cung cấp các dịch vụ đặc biệt là một cách tăng viện phí hợp pháp
của Bệnh Viện. Vì vậy, phương án này cần phải quản lý chặt chẽ và hạn chế sử dụng.
- Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra các giải pháp, cơ chế huy động nguồn tài chính phục vụ cho công tác
xã hội hoá tại Bệnh Viện Đa Khoa Lâm Đồng. Nhóm giải pháp xoay quanh hững vấn đề: Về Ngân sách Nhà
Nước: Chuyển dần việc cấp kinh phí Ngân sách Nhà Nước cho Bệnh Viện (đối tượng cung cấp dịch vụ) sang
cho người bệnh (người thụ hưởng dịch vụ). Về phương án Viện phí Bảo hiểm y tế: Xây dựng đơn giá thu
dịch vụ đúng với thực tế phát sinh, nâng mức hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, quản lý
giá thuốc tập trung tại Bộ Y Tế, tăng khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người có
thẻ Bảo hiểm y tế, thúc đẩy tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân. Với phương án Liên doanh liên kết khám chữa
bệnh theo yêu cầu: Kiểm tra giám sát chặt việc thực hiện phương án này tại các cơ sở khám chữa bệnh, bãi
bỏ việc triển khai phương án này trong các bệnh viện công, thành lập các đơn vị độc lập hoạt động dịch vụ
khám chữa bệnh riêng biệt. Những giải pháp này nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hóa y tế của
Đảng và Nhà nước ta.