Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra trên dê tại huyện Lạng Giang và huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, biện pháp phòng trị (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG NGỌC QUÂN

BỆNH DO SÁN DÂY Moniezia spp. GÂY RA
TRÊN DÊ TẠI HUYỆN LẠNG GIANG VÀ
HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG,
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG NGỌC QUÂN

BỆNH DO SÁN DÂY Moniezia spp. GÂY RA
TRÊN DÊ TẠI HUYỆN LẠNG GIANG VÀ
HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG,
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Ngành: Thú y
Mã ngành: 8.64.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

Thái Nguyên - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi
(NCS Trần Thị Tâm và học viên Dương Ngọc Quân), được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả

Dương Ngọc Quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài
sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý
báu của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan và

NCS Trần Thị Tâm đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian
làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm,
các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Đào tạo (bộ phận quản lý đào
tạo sau đại học) đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và bảo vệ luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới cô giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa, các bạn bè đồng
nghiệp và người thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Học viên

Dương Ngọc Quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chăn
nuôi dê của huyện Lạng Giang và Yên Thế - tỉnh Bắc Giang. ...................... 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................. 4
1.1.3. Tình hình chăn nuôi dê ở huyện Lạng Giang và Yên Thế ............... 5
1.2. Sán dây ký sinh ở đường tiêu hóa ở dê ................................................ 6
1.2.1. Thành phần loài sán dây ký sinh....................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của các loài sán dây ......................... 7
1.2.4. Chu kỳ sinh học (vòng đời) của sán dây........................................... 8
1.3. Bệnh sán dây do sán dây Moniezia spp. gây ra ở dê và biện pháp
phòng trị ....................................................................................................... 10
1.3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở dê ............................................... 10
1.3.2. Cơ chế sinh bệnh ............................................................................. 12
1.3.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh sán dây ở đường tiêu hóa
của dê ........................................................................................................ 12
1.3.4. Chẩn đoán bệnh sán dây ký sinh đường tiêu hóa của dê ................ 14
1.3.5. Phòng và trị bệnh sán dây đường tiêu hóa của dê .......................... 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 25
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ........................................ 25

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 25
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 26
2.3.1. Nghiên cứu xác định loài sán dây ký sinh ở dê tại huyện Lạng
Giang và Yên Thế - tỉnh Bắc Giang ......................................................... 26
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở dê tại huyện Lạng
Giang và Yên Thế- tỉnh Bắc Giang .......................................................... 26
2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây trên dê ... 27
2.3.4. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho dê .. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm sán dây ở đường tiêu
hóa của dê ................................................................................................. 27
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu về nhện đất – ký chủ trung gian của
sán dây Moniezia ...................................................................................... 30
2.4.2. Bố trí thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho dê ................................... 30
2.4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán dây cho dê tại huyện
Lạng Giang và Yên Thế - tỉnh Bắc Giang ................................................ 32
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 33
3.1. Kết quả xác định loài sán dây ký sinh ở dê tại huyện Lạng Giang
và Yên Thế - tỉnh Bắc Giang. ...................................................................... 33
3.1.1. Kết quả mổ khám dê thu thập sán dây Moniezia spp. tại huyện
Lạng Giang và Yên Thế - tỉnh Bắc Giang ................................................ 33
3.1.2. Kết quả định loại qua hình thái, cấu tạo của sán dây..................... 34
3.1.3. Kết quả định loại sán dây ký sinh ở dê bằng kỹ thuật sinh học phân tử .... 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





v
3.2. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở dê tại huyện Lạng
Giang và Yên Thế ........................................................................................ 38
3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê tại một số địa phương ....... 38
3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi dê ............................... 42
3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo giống dê ............................ 45
3.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê theo mùa trong năm .......... 48
3.2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê theo phương thức chăn nuôi ....... 51
3.2.6. Nghiên cứu về ký chủ trung gian của sán dây Moniezia spp. ........ 54
3.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh sán dây ở dê trên
thực địa ......................................................................................................... 58
3.3.1. Triệu chứng lâm sàng của dê bị bệnh sán dây Moniezia spp. ........ 58
3.3.2. Tổn thương đại thể của dê bị bệnh sán dây .................................... 60
3.3.3. Tổn thương vi thể do sán dây gây ra .............................................. 61
3.4. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho dê ........ 63
3.4.1. Thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho dê ............................................ 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 65
1. Kết luận .................................................................................................... 65
2. Đề nghị ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả mổ khám thu thập sán dây ở dê tại huyện Lạng
Giang và Yên Thế ............................................................................. 33
Bảng 3.2. Kết quả định loài sán dây ở dê tại huyện Lạng Giang và Yên
Thế bằng kỹ thuật hình thái học ....................................................... 34
Bảng 3.3. Sự phân bố sán dây Moniezia ở các địa phương nghiên cứu .......... 35
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi dê ............................... 42
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo giống dê (qua xét
nghiệm phân) .................................................................................... 46
Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê theo mùa trong năm .......... 48
Bảng 3.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở dê theo phương thức chăn nuôi ......... 51
Bảng 3.9. Thành phần loài và sự phân bố nhện đất ở các xã của huyện
Lạng Giang và Yên Thế .................................................................... 54
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây ở nhện đất trong tự nhiên ............... 56
Bảng 3.11. Triệu chứng chủ yếu của dê nhiễm sán dây ở các địa phương ...... 58
Bảng 3.12. Tổn thương đại thể của dê bị bệnh sán dây ................................... 60
Bảng 3.13. Tổn thương vi thể ở các cơ quan nội tạng dê do Moniezia spp.
gây ra ................................................................................................. 62
Bảng 3.14. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho dê thí nghiệm ........................ 61
Bảng 3.15. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho dê trên thực địa ........................ 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Cây keo giậu................................................................................... 19
Hình 3.1 : Sản phẩm PCR nhân bản đoạn ITS2 của mẫu sán dây thu từ dê ... 36
Hình 3.2. Kết quả BLAST tìm kiếm trình tự tương đồng trên GeneBank ..... 38
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê tại các xã nghiên cứu ................. 39
Hình 3.4. Biểu đồ cường độ nhiễm sán dây ở dê tại các xã ............................ 40
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây theo tuổi dê ........................................ 43
Hình 3.6. Biểu đồ cường độ nhiễm sán dây theo tuổi dê ................................ 44
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây theo giống dê ..................................... 46
Hình 3.8. Biểu đồ cường độ nhiễm sán dây theo giống dê ............................. 47
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê theo mùa trong năm ................... 49
Hình 3.10. Biểu đồ cường độ nhiễm sán dây ở dê theo mùa trong năm......... 50
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê theo phương thức chăn nuôi .... 52
Hình 3.12: Biểu đồ cường độ nhiễm sán dây ở dê theo phương thức chăn nuôi .. 53
Hình 3.13:. Biểu đồ tỷ lệ dê có triệu chứng bệnh sán dây ở các địa phương . 59
Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ tổn thương đại thể ở dê bị bệnh sán dây .................. 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chăn nuôi dê nói riêng là nghề
sản xuất truyền thống lâu đời ở nước ta. Dê là một trong những động vật được
thuần hoá sớm và hiện nay được nuôi phổ biến ở khắp các châu lục. Dê có
tính thích nghi cao với các điều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu hoá của dê
có thể tiêu hoá nhiều chất xơ. Thịt dê, sữa dê và các sản phẩm khác từ con dê
có giá trị cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê là nguồn protein động vật quan trọng ở

các nước đang phát triển. Nghề nuôi dê đang ngày càng được mở rộng và cải
tiến theo xu thế tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.
Theo Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Giang, số lượng dê năm
2018 là 31.852 con, trong đó huyện Lạng Giang là 1081 con, huyện Yên
Thế là 1376 con.
Khi chăn nuôi dê phát triển thì dịch bệnh trong đàn dê cũng xảy ra nhiều
hơn. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở dê như: bệnh viêm loét
mũi truyền nhiễm, bệnh uốn ván, bệnh phó thương hàn… còn có những bệnh
do ký sinh trùng gây ra như: bệnh cầu trùng, bệnh giun đũa, bệnh sán dây,
bệnh sán lá gan, bệnh giun phổi... trong đó bệnh do sán dây Moniezia spp. gây
tác hại rất lớn đối với đàn dê. Khi dê mắc bệnh sẽ ăn kém, gầy yếu, suy
nhược, ỉa chảy dai dẳng, phân lỏng và thường xuất hiện nhiều đốt sán trắng,
có mùi tanh. Dê non từ 1 - 4 tháng tuổi thể hiện các triệu chứng rõ ràng hơn
dê trưởng thành và cũng bị chết nhiều hơn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan (2000), Nguyễn Hữu Hưng (2011)
cho thấy: dê ở nhiều tỉnh trong cả nước nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu
hóa khá phổ biến, giun sán gây tác hại lớn đối với đàn dê của các địa phương.
Theo Dixit A.K. và cs (2017), tỷ lệ nhiễm giun sán ở dê tại Jabalpur, Ấn
Độ là 82,75%, trong đó có các loài thuộc giống Moniezia spp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
Das M. và cs (2017) cho biết: tỷ lệ nhiễm giun sán ở dê tại Meghalaya,
Ấn Độ là 63,60%, trong đó có tỷ lệ nhiễm Moniezia spp. là 10,04%.
Mặt khác, việc nghiên cứu nhiễm giun sán đường tiêu hóa nói chung,
bệnh sán dây Moniezia spp. nói riêng ở dê tại tỉnh Bắc Giang vẫn chưa được

chú ý, vì vậy chưa có biện pháp phòng chống hiệu quả.
Từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe
đàn dê, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi dê ở tỉnh Bắc Giang, chúng
tôi thực hiện đề tài: "Bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra trên dê tại
huyện Lạng Giang và huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, biện pháp phòng trị"
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được loài sán dây ký sinh ở dê, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán
dây ở dê tại huyện Lạng Giang và huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.
- Giám định loài sán dây ký sinh ở dê bằng kỹ thuật sinh học phân tử, xác
định một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh do sán
dây gây ra, đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho dê.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những dẫn liệu khoa học về thực trạng loài sán dây
và những đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh do sán dây gây ra trên dê
tại huyện Lạng Giang và huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, từ đó có cơ sở khoa học
để xây dựng quy trình phòng trị bệnh sán dây cho dê có hiệu quả cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi dê áp dụng các
biện pháp phòng trị bệnh sán dây, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê, hạn
chế thiệt hại do sán dây gây ra, góp phần nâng cao năng xuất chăn nuôi, thúc
đẩy nghề nuôi dê phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chăn nuôi
dê của huyện Lạng Giang và Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Lạng Giang là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh, có 22 xã và 3
thị trấn, Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vôi, phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng
(Lạng Sơn) và huyện Yên Thế, phía Nam giáp thị xã Bắc Giang, phía Đông
giáp huyện Lục Nam, phía Tây giáp huyện Tân Yên.
Địa hình của huyện có thể chia làm 3 vùng chính: i) vùng đồi núi gồm
các xã phía Bắc của huyện có nhiều khả năng phát triển các loại cây ăn quả,
rau màu và cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản: ii) vùng địa hình tương đối bằng
phẳng có khả năng phát triển kinh tế trang trại về cây ăn quả, chăn nuôi đại
gia súc, tiểu gia súc, gia cầm, thuỷ sản; iii) vùng đồng bằng thuộc phía Nam
của huyện có thế mạnh phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và các
ngành dịch vụ.
Lạng Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình 23 - 24oC, lượng mưa trung bình 1.400 - 1.500 mm. Nhìn chung, khí hậu
rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, các loại cây
rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa
hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Diện tích của
huyện trên 303 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu là đồi núi
thấp) là 13.285,11 ha, chiếm 43,36% so với tổng diện tích tự nhiên; Đất nông
nghiệp 25.874,8 ha, chiếm 84,55%; Đất phi nông nghiệp 4.664,8 ha, chiếm
15,2%; Đất chưa sử dụng là 97,44 ha, chiếm 0,32%.
Phía Đông Bắc của huyên Yên Thế giáp huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng
Sơn; phía Đông Nam giáp huyện Lạng Giang; phía Tây Bắc giáp huyện Phú
Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Tân Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4

Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế - xã hội là thị trấn
Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng; có khoảng
10 vạn dân với 14 dân tộc anh em cùng chung sống, gồm: dân tộc Kinh, Tày,
Nùng, Mường, Dao, Cao lan, Hoa, Sán Dìu….
Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4°C. Nhiệt độ trung bình cao nhất
năm là 26,9°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50°C; tháng có nhiệt độ
cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2
(có khi xuống tới 0 - 10°C).
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Huyện Lạng Giang hiện có 5 cụm công nghiệp gồm: cụm công
nghiệp Non Sáo (Tân Dĩnh), cụm công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, cụm công
nghiệp Vôi - Yên Mỹ, cụm công nghiệp Nghĩa Hòa, cụm công nghiệp Đại
Lâm. 100% các xã, thị trấn trên địa bàn đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, trong đó đều dành quỹ đất đáng kể để thu hút các dự án đầu tư.
Trong 5 năm qua, các dự án đầu tư vào địa bàn, các doanh nghiệp, các
hộ sản xuất kinh doanh đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho trên
27.500 lao động trong huyện, tổng thu ngân sách nhà nước từ các doanh
nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 98,4 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung,
hiện nay huyện đã xây dựng cơ chế hỗ trợ và triển khai thực hiện có hiệu quả
các đề án, kế hoạch như: sản xuất nấm, sản xuất lúa chất lượng cao; tổ chức
liên kết nông dân với doanh nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tập

trung khai thác các tiềm năng trong phát triển sản xuất nông nghiệp để hình
thành các vùng sản xuất rau, tập trung vùng trồng cây thuốc lá, vùng trồng
hoa.... Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất
nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
* Huyện Yên Thế: Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện Yên
Thế phát triển khá toàn diện, có nhiều khởi sắc. Sản xuất nông, lâm nghiệp có
bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện; an ninh lương thực được đảm bảo,
nhiều loại cây, con của địa phương có thế mạnh được khai thác hiệu quả như:
cây chè, cây ăn quả, gà đồi… Tốc độ tăng trưởng chung của ngành đạt
8,5%/năm; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ
trọng ngành chăn nuôi đạt trên 65% và từng bước trở thành ngành sản xuất
chính; giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác ước đạt 55 triệu đồng. Tốc độ tăng
trưởng giá trị chăn nuôi đạt 16,8%/năm; năm 2016, giá trị ngành chăn nuôi ước
tính đạt 1.581 tỷ đồng, tăng 610 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó, đàn gia cầm
4.500.000 con, giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng. Yên Thế trở thành huyện
có quy mô tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc, bình quân duy trì 4 triệu đến 4,2
triệu con, giá trị sản xuất đạt trên 1000 tỷ đồng.
Diện tích rừng trồng mới tập trung là 5.218 ha và gần 1,6 triệu cây phân
tán, nâng độ che phủ rừng lên 40%, đạt 100% chỉ tiêu. Kinh tế trang trại, gia
trại tiếp tục phát triển mạnh, đến nay toàn huyện có 1.400 trang trại, gia trại
(21 trang trại theo tiêu chí mới); trong đó có nhiều mô hình cho thu nhập trên
100 triệu đồng/năm.
Ngoài một số sản phẩm chủ lực của địa phương như gà đồi, chè xanh…
những năm gần đây, tận dụng lợi thế sẵn có về đất rừng, nguồn thức ăn tự

nhiên, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thế đã mạnh dạn đầu tư đưa
vào nuôi thành công một số loại vật nuôi đặc sản như dê, hươu sao… mang
lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Những mô hình kinh tế hiệu quả
của nông dân đã góp phần quan trọng vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, phát
triển kinh tế tại địa phương.
1.1.3. Tình hình chăn nuôi dê ở huyện Lạng Giang và Yên Thế
Nghề chăn nuôi dê đã phổ biến từ lâu tại huyện Lạng Giang và Yên Thế.
Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Giang:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
Tại huyện Lạng Giang và huyện Yên Thế, số lượng dê tính đến năm
2018 là 1081 con và 1367 con, trong đó chủ yếu hai giống dê chính là dê cỏ
và dê bách thảo.
Phương thức nuôi dê chủ yếu là chăn thả quảng canh, tận dụng điều kiện
tự nhiên là chính, với quy mô nhỏ, phân tán, chuồng nuôi dê rất đơn giản, tạm
bợ. Các hộ chăn nuôi phần lớn là các hộ nghèo ở khu vực trung du, miền núi
nên mức đầu tư thấp, hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi và thú y còn hạn chế.
Bên cạnh đó, chăn nuôi dê vẫn gặp nhiều khó khăn như: thị trường mua bán
dê còn hạn hẹp, kỹ thuật chăn nuôi dê chưa được phổ biến rộng rãi, tình hình
dịch bệnh và vệ sinh thú y trong chăn nuôi dê chưa được quan tâm…Vì
những nguyên nhân trên mà sự phát triển đàn dê còn chậm.
1.2. Sán dây ký sinh ở đường tiêu hóa ở dê
1.2.1. Thành phần loài sán dây ký sinh
Những nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy: giun sán ký sinh ở động vật
Việt Nam rất phong phú, sán dây là một trong các loài giun, sán ký sinh đã
được phát hiện (Nguyễn Thị Kỳ (1994)).

Rehbein S. và cs. (1998) khi nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán trên dê
tại Germany đã phát hiện ra 2 loài sán dây là: Moniezia expansa và
metacestodes của Taenia hydatigena.
Các loài sán dây phổ biến ở dê, cừu và một số thú nhai lại là: Moniezia
expansa, Moniezia benedeni, Avitellina centripunctata (Elkhtam và
cs.(2016)). Riêng loài Avitellina tatia đã được tìm thấy ở dê Ấn Độ. Loài
Thysaniezia ovilla cũng rất phổ biến (Ndom và cs.(2016)).
Nguyễn Thị Kim Lan (2000) cho biết: có 3 loài sán dây ký sinh ở đường tiêu
hóa của dê tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Moniezia expansa, Moniezia
benedeni và ấu trùng Cysticercus tenuicollis của sán dây Taenia hydatigena.
Khi kiểm tra việc quản lý về tình hình phòng bệnh ký sinh trùng ở 16
trang trại dê sữa ở Tây Nam nước Pháp, Silvestre A. và cs. (2000) đã thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
được sán dây Moniezia spp. ký sinh trên dê. Kết quả trên cũng trùng với kết
quả nghiên cứu của Epe C. và cs (2004) .
Theo Mazyad S. A. và cs. (2004), khi kiểm tra giun sán trên cừu và dê tại
North Sinai Governorate, Ai Cập đã phát hiện ra sán dây Moniezia expansa.
Khi nghiên cứu về tần suất và tỷ lệ nhiễm sán dây của cừu và dê tại Đông
Ethiopia, đã phát hiện ra 4 loài sán dây: Moniezia expansa, Avitellina
centripunctata, Stilesia globipunctata và Stilesia hepatica (Sissay và cs (2008)).
Khan và cs (2010), Trần Văn Khánh (2011), Murthy và cs (2014),
Krishna Murthy và cs (2016), Ojeda-Robertos và cs (2017), MT Adeyemi M.
T. và cs (2017) cũng xác nhận 2 loài sán dây thuộc giống Moniezia spp. ký
sinh ở dê và các thú nhai lại khác.
1.2.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của các loài sán dây

Sán dây ký sinh ở đường tiêu hóa của dê đều mang những đặc điểm
chung của lớp sán dây Cestoda, bộ Cyclophyllidea. Song mỗi loài sán dây đều
có những đặc điểm đặc trưng riêng cho từng loài. Căn cứ vào những đặc điểm
đó khi mổ khám có thể phân biệt sơ bộ các loài với nhau.
* Loài Moniezia expansa
- Sán: dài 1 - 5 m, chỗ rộng nhất có thể tới 1,6 cm. Đầu sán hơi tròn, có 4
giác bám hình bầu dục hơi tròn. Chiều rộng đốt sán lớn gấp khoảng 4 lần chiều
dài đốt sán. Mỗi đốt có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Cơ quan sinh dục đực
gồm nhiều tinh hoàn (300 - 400 cái) hình cầu nhỏ ở giữa đốt sán. Mỗi tinh hoàn
có ống dẫn tinh riêng, hợp thành ống chung thông với túi dương vật hình lê và lỗ
sinh dục đực. Cơ quan sinh dục cái kép, gồm buồng trứng phân thuỳ hình quạt,
tuyến dinh dưỡng, tử cung và âm đạo, âm đạo có lỗ thông ra ở cạnh bên đốt sán.
Phần sau mỗi đốt sán có tuyến giữa đốt hình hoa thị xếp thành hàng ngang. Đốt
sán già có tử cung hình túi chứa đầy trứng sán.
Trứng của Moniezia expansa hình ba cạnh hoặc bốn cạnh hơi tròn, trong
có ấu trùng 6 móc, ấu trùng 6 móc được bao bọc trong cơ quan hình lê. Kích
thước trứng khoảng 0,05 x 0,06 mm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

* Loài Moniezia benedenni
- Sán: dài 2 - 4 m, đốt sán rộng hơn một chút so với đốt của
Moniezia expansa. Đầu có 4 giác bám tròn, sâu. Nhìn chung, hình thái của sán
dây Moniezia benedeni tương đối giống Moniezia expansa. Có một điểm quan
trọng để phân biệt hai loài là sự sắp xếp của tuyến giữa đốt. Ở loài này, tuyến
giữa đốt có dạng vạch, nằm tập trung ở giữa đốt sán.

Trứng sán cũng có hình ba cạnh hoặc bốn cạnh hơi tròn, trong có ấu
trùng 6 móc. Kích thước trứng khoảng 0,063 x 0,086 mm.
1.2.4. Chu kỳ sinh học (vòng đời) của sán dây
Bệnh sán dây do ba loài sán dây trưởng thành gây nên, trong đó có hai
loài thuộc giống Moniezia spp. là Moniezia expansa và Moniezia benedeni,
một loài thuộc giống Avitellina là Avitellina centripunctata.
Moniezia expansa và Moniezia benedeni là hai loài sán dây ký sinh ở
ruột non của gia súc nhai lại (dê, cừu, trâu, bò, hươu và những dã thú nhai lại
khác). Gia súc nhai lại là vật chủ cuối cùng của sán, giúp sán hoàn thành vòng
đời và ký sinh ở giai đoạn thành thục. Để hoàn thành vòng đời, sán dây
Moniezia cần vật chủ trung gian là nhiều loài nhện đất thuộc họ Oribatidae
như: Galumna cunarginata, G. obvius, G. nigara, G. virgniensis, Oribatula
minuta, Peloribates curtipilus, Protoschelobates segettii, Scheloribates
taevigatus, S. latipes... (Nguyễn Thị Kim Lan và cs. 2008).
Vòng đời của sán dây Moniezia spp. diễn ra như sau:
Đốt sán già rụng, theo phân dê ra, đốt sán phân huỷ ở ngoại cảnh, giải
phóng nhiều trứng sán. Trứng sán dây phát tán ở trong đất, được các loài nhện
đất họ Oribatidae ăn phải. Vào đường tiêu hoá của nhện đất, trứng nở thành
ấu trùng 6 móc, rồi phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh (Cysticercoid)
trong cơ thể nhện đất. Thời gian từ khi nhện đất nuốt trứng sán đến khi phát
triển thành Cysticercoid cần khoảng 120 - 180 ngày (Trịnh Văn Thịnh và
PhạmVăn Khuê, 1982).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
Theo Krivolutsky và cs. (1997), nhện đất cũng là vật chủ trung gian của
các loài sán dây họ Anoplocephailidae.

Nhện đất có đặc điểm là ưa sống trên đất bỏ hoang, số lượng rất lớn, mỗi
mét vuông có từ vài nghìn đến hàng chục nghìn con. Nếu đồng cỏ được cải
tạo thường xuyên thì số lượng nhện đất giảm, nhện đất sống ở môi trường có
nhiệt độ, độ ẩm nhất định nếu quá lạnh hoặc quá nóng thì nhện đất di chuyển,
khi nóng (30oC, ánh sáng mạnh) và khô, chúng từ thân cây, cỏ bò xuống rễ,
có khi xuống sâu 4 - 5 cm, khi trời mưa, đất ẩm ướt và không có ánh nắng mặt
trời chúng bò lên thân cây, cỏ. Thường chúng hoạt động vào sáng sớm, buổi
chiều và tối, giữa trưa, ánh sáng mạnh ít thấy nhện đất. Nhện đất Oribatidae
có kích thước nhỏ, thân phủ lớp kitin cứng, màu nâu đỏ.
Xiao L. và cs. (1992) đã gây nhiễm thành công trứng sán dây cho 6 loài
nhện đất Oribatidae: Scheloribates laevigatus (Scheloribatidae), Exoribatula
sp. cf. biundatus (Scheloribatidae), Xylobates capucinus (Haplozetidae) và
Zygoribatula undulata (Oribatulidae) từ Ohio, và Galumna ithacensis
(Galumnidae) và Scheloribates lanceoliger (Scheloribatidae) từ Georgia.
Sau khi thu thập nhện đất trên một bãi cỏ tại Nam Phi, Schuster R. và cs.
(2000) cho biết: đã thu được 6 loài nhện đất trưởng thành (Galumna racilis,
Kilimabates pilosus, Kilimabates sp., Scheloribates fusifer, Muliercula ngoyensis
và Zygoribatula undulate). Sau khi gây nhiễm, thu được cysticercoid trong G.
racilis, K. pilosus, Kilimabates sp., S. fusifer, M. ngoyensis và Z. undulata với tỷ
lệ tương ứng là 7,6; 6,3; 16,4; 66,7; 57,1; 60,0 và 46,7%.
Theo Mazyad S. A. và cs. (2004) đã xác định được 3 loài nhện đất
Oribatidae: Scheloribates zaherii, Zygoribatula tadrosi và Z. sayedi khi cho
chúng ăn phân cừu nhiễm Moniezia expansa. Những nhện đất này được theo
dõi sự phát triển của ấu trùng sán dây trong phòng thí nghiệm. Sau 84, 73 và
69 ngày gây nhiễm, ấu trùng cysticercoid phát triển hoàn thiện trong 3 loài
nhện đất trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





10
Trần Văn Khánh (2011) cho biết: khi xác định thành phần loài nhện đất
Oribatidae ở hai huyện Eakar, M’Đrăk có 6 loài. Trong đó, có 2 loài là ký chủ
trung gian của sán dây Moniezia: Scheloribates laevigatus và Galumna
minuta. Ký chủ cuối cùng là súc vật nhai lại ăn cỏ có lẫn nhện đất. Thời gian
từ lúc súc vật nhai lại nuốt phải nhện đất mang ấu trùng gây bệnh, đến khi
phát triển thành sán dây trưởng thành dài ngắn tuỳ loài sán: Moniezia expansa
cần khoảng 37 - 40 ngày, M. benedeni cần khoảng 50 ngày.
Theo Drozdz J. và Malcrewski A. (1971), Trịnh Văn Thịnh (1978), sau
24 - 48 giờ từ khi trứng sán dây Moniezia spp. được nhện đất nuốt, đã
thấy ấu trùng trong xoang cơ thể nhện. Thời gian ấu trùng phát triển trong cơ
thể nhện đất khoảng 120 - 180 ngày, thời gian sán dây Moniezia spp. phát
triển thành trưởng thành ở cơ thể loài nhai lại khoảng 1 tháng. Sán dây trưởng thành
sống trong cơ thể ký chủ khoảng 75 ngày, có trường hợp kéo dài 5 - 6 tháng.
Thời gian phát triển thành ấu trùng gây nhiễm Cysticercoid ở trong cơ thể
nhện đất - ký chủ trung gian có thể ngắn hơn (1 - 4 tháng) Urquhart và cs. (1996)
1.3. Bệnh sán dây do sán dây Moniezia spp. gây ra ở dê và biện pháp
phòng trị
1.3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở dê
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1997) cho thấy tỷ
lệ nhiễm sán dây ở dê nuôi tại tỉnh Bắc Thái (cũ) chung cho mọi lứa tuổi là 20,4%,
dê nhiễm sán dây tăng dần đến giai đoạn 5 - 8 tháng tuổi, sau đó giảm dần.
Mổ khám 748 dê trưởng thành ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
(Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng), Nguyễn Thị Kim Lan (2000)
thấy tỷ lệ nhiễm sán dây Moniezia expansa là 3,1% (cường độ nhiễm từ 1 - 10
sán/ dê), Moniezia benedeni là 2% (cường độ nhiễm 1 - 3 sán/ dê).
Theo Vũ Đăng Đồng (2007) dê tại 3 khu vực: Hòa Bình, Hà Tây và Hà Nội
nhiễm sán dây rất cao và nặng. Dê nhiễm sán dây Moniezia spp. qua xét nghiệm
phân với tỷ lệ 22,63% và qua mổ khám là 20,37%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

Epe C. và cs. (2004) cho biết: kiểm tra 118 mẫu phân dê thì có 3,4% số
mẫu bị nhiễm Moniezia spp..
Ở cừu, theo điều tra của Munib (2004) tỷ lệ nhiễm sán dây có sự khác
biệt giữa các loài sán dây trên đàn cừu ở Pakistan: tỷ lệ nhiễm
Moniezia expansa là 71,3%, trong khi Moniezia benedeni là 2,17%; số lượng
trứng/gam phân tương ứng là 388,85 và 11,8 trứng. Cũng trên đối tượng cừu,
kết quả điều tra của Eeroanska và cs (2005) tại Slovakia là 19,2%.
Theo Nguyễn Thị Loan (2011): tỷ lệ nhiễm sán dây ở gia súc nhai lại tại
các tỉnh Đắc Lắc, Ninh Thuận và Khánh Hòa lần lượt là 13,41%; 13,97%;
15,31% và tỷ lệ nhiễm chung ở 3 tỉnh là 14,33%.
Thu thập và xét nghiệm 293 mẫu phân gia súc (97 bò và 196 dê) tại hai
huyện Eakar và M‘Đrăk của tỉnh Đắk Lắk, Trần Văn Khánh (2011) cho biết:
tỷ lệ nhiễm sán dây ở bò là 5,15% và ở dê là 19,39%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hưng (2011), tỷ lệ nhiễm giun sán
đường tiêu hóa của dê tại tỉnh Trà Vinh tương đối cao, chiếm 73,67%. Trong
đó, dê nhiễm sán dây chiếm tỷ lệ 14,18%.
Theo Ratanapob N. và cs. (2012), dê được nuôi tại tỉnh Nakhon Pathom
nhiễm sán dây Moniezia spp. chiếm tỷ lệ 4,2% trong số mẫu nghiên cứu.
Kumar s. và cs. (2015) cho biết: xét nghiệm 25 mẫu phân cừu thì có 5/25
mẫu nhiễm Moniezia spp. chiếm 20%.
Theo ElKhtam và cs. (2016) tỷ lệ nhiễm sán dây tại huyện Sadat, Ai Cập
là 9%, trong đó: Moniezia expansa (4,28%), Moniezia benedeni (0,71%) và
Avitellina centripunctata (4%).

Saravanan S. và cs. (2017) cho biết: tỷ lệ nhiễm sán dây trên dê tại
Diarrhoeic Goats là 11,6%.
Ngoài ra, những công trình của Ratanapob và cs. (2012), Choubisa và cs.
(2013), Koinari và cs. (2013), Bansal và cs. (2015), Singh và cs. (2015) cũng cho
thấy tỷ lệ nhiễm sán dây trên dê là rất phổ biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
1.3.2. Cơ chế sinh bệnh
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), trong quá trình ký sinh,
sán dây Moniezia spp. gây những tác hại lớn cho súc vật nhai lại, biểu hiện ở
những tác động sau:
- Tác động của chất độc: trong quá trình sống, sán dây sinh ra các chất
độc, chất độc kích thích trực tiếp vào ruột, hạch lâm ba, màng treo ruột, thận...
gây nên những tổn thương, làm cho súc vật rối loạn tiêu hoá, giảm khả năng
thải trừ chất cặn bã của quá trình đồng hoá. Súc vật non chậm lớn, sức đề
kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm mãn tính và các bệnh ký sinh
trùng khác. Độc tố của sán còn đầu độc thần kinh ký chủ, làm cho ký chủ có
triệu chứng thần kinh.
- Tác động cơ giới: đầu sán dây Moniezia spp. có 4 giác bám rất khoẻ,
sán dùng 4 giác bám này bám chặt vào niêm mạc ruột, gây tổn thương, xuất
huyết ở niêm mạc ruột. Sán có kích thước lớn (dài 1 - 5 m, chiều rộng có thể
tới 1,6 cm) cho nên chỉ vài con sán đã có thể gây tắc ruột. Một vật chủ
có thể bị vài chục con sán ký sinh, chúng tập trung ở ruột non, làm ruột phình
to, tắc hoặc lồng ruột, có khi vỡ ruột.
- Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ: sán dây Moniezia
spp. lấy dinh dưỡng là dưỡng chất ở ruột non ký chủ bằng phương thức thẩm

thấu qua bề mặt cơ thể.
Theo Kates K. C. và cs. (1975), trường hợp nhiễm nặng Moniezia spp.
ruột non có rất nhiều sán, sán dây gây tổn thương ở ruột, làm con vật rối loạn
tiêu hóa (ỉa chảy và mất nước), có thể gây tắc ruột non.
1.3.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh sán dây ở đường tiêu hóa của dê
* Triệu chứng:
Biểu hiện lâm sàng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ nhiễm. Súc vật
ăn ít, khát nước, phân từ bình thường chuyển sang nhão rồi lỏng, có lẫn máu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
và chất nhầy, trong phân có lẫn những đốt sán. Một số trường hợp thân nhiệt
tăng, hay nằm, lười vận động. Con vật gầy yếu dần, lông xù và mất độ bóng.
Thiếu máu do thiếu dinh dưỡng thể hiện rất rõ ở màu sắc nhợt nhạt, xanh tái
của niêm mạc. Một số trường hợp súc vật nhai lại bị bệnh thể hiện triệu chứng
thần kinh (run rẩy, lảo đảo, xoay tròn, đầu lúc lắc…).
Theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1975), dê ở trại X
(Nam Hà) bị bệnh sán dây Moniezia spp. rất nặng, 80-90% số dê chết ở lứa
tuổi dưới 1 năm. Dê chết trong tình trạng gầy sút rõ rệt, bụng ỏng, ỉa chảy,
phân dính bê bết, co rặn đau đớn và chết. Một số con có biểu hiện thần kinh:
đi vòng quanh, run rẩy….
Nguyễn Thế Hùng (1996) và Phan Lục (2005) cũng nhận xét tương tự về
triệu chứng của dê bị bệnh sán dây Moniezia spp..
Nguyễn Thị Kim Lan (2000) đã theo dõi 32 dê lứa tuổi 4 - 12 tháng
nhiễm sán dây Moniezia spp. với cường độ nhiễm nặng và rất nặng (qua xét
nghiệm phân). Tác giả cho biết, 100% số dê theo dõi có triệu chứng gầy yếu,
cơ thể suy nhược nặng do mất dinh dưỡng; 53,12% số dê thiếu máu, niêm

mạc mắt nhợt nhạt, mắt lờ đờ; 100% số dê có biểu hiện rối loạn tiêu hóa,
trong đó có 71,87% số dê ỉa chảy nặng, phân dính bê bết ở phần dưới hậu
môn, đuôi và kheo chân; 28,13% số dê ỉa phân nhão không thành viên; 100%
số dê theo dõi thấy có nhiều đốt sán trong phân, có thể thấy cả đoạn sán dây
lủng lẳng ở hậu môn.
* Bệnh tích:
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs. (1978), Phạm Văn Khuê và Phan Lục
(1996), bệnh tích thể hiện rõ ở súc vật nhai lại còn non (dê, cừu non và bê). Ở
súc vật trưởng thành và già bệnh tích không rõ, điều này hoàn toàn phù hợp
với tình trạng nhiễm sán dây Moniezia spp. (bò, dê non nhiễm nhiều và nặng,
trong khi những con trưởng thành nhiễm ít hơn và nhẹ hơn). Các tác giả đều
thống nhất là bệnh tích thấy rõ nhất ở ruột non, ruột non viêm cata, niêm mạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
có những điểm xuất huyết, trong ruột non chứa nhiều sán, có khi tắc ruột.
Ngoài ra, có thể thấy hiện tượng tích nước ở lồng ngực, bụng và xoang bao tim.
Nguyễn Thị Kim Lan (1998, 2000) đã mổ khám 748 dê 1 - 4 năm tuổi,
thấy 38 dê nhiễm sán dây Moniezia spp. trong 38 dê này có 7 dê có bệnh tích
rõ rệt (5 - 10 sán dây/dê). Tác giả đã quan sát và mô tả những bệnh tích đại
thể lặp đi lặp lại ở những dê mổ khám như sau: nhìn bên ngoài ruột non cũng
thấy nhiều sán dây màu trắng đục nằm dọc chiều dài của ruột, có cảm giác
như xếp kín lòng ruột. Niêm mạc ruột non viêm cata, có nhiều điểm xuất
huyết, nhất là ở chỗ niêm mạc mà đầu sán dây bám vào. Xung quanh những
chỗ đó, niêm mạc ruột hơi sùi lên và đỏ hơn những vùng khác. Có nhiều chất
nhầy màu nâu phủ trên niêm mạc ruột non.
Khi mổ súc vật bị nhiễm sán thấy xoang ngực, xoang bụng, xoang bao

tim có tích nước đục hoặc hơi trong, sợi cơ nhợt nhạt, có những điểm xuất
huyết ở niêm mạc ruột, màng bao tim. Ruột viêm cata, phổi thường tích nước.
Trong ruột non chứa nhiều sán dây, có khi ruột bị vỡ (Phan Lục, 2005) .
Biến đổi vi thể ở ruột non do sán dây Moniezia spp. dưới kính hiển vi đã
được Nguyễn Thị Kim Lan (2000) ghi lại như sau: ở độ phóng đại 10 × 15, lông
nhung ruột bị tổn thương, đỉnh lông nhung tù, một số chùn lại, một số lông
nhung bị đứt nát. Mao quản trong các lông nhung ruột bị sung huyết do tác động
cơ học và độc tố của sán dây. Ở độ phóng đại 15 × 40, thấy sự tăng sinh của
nhiều tế bào viêm, đặc biệt là tương bào (plasmocyte) ở hạ niêm mạc ruột non.
1.3.4. Chẩn đoán bệnh sán dây ký sinh đường tiêu hóa của dê
Để chẩn đoán bệnh do sán dây Moniezia spp. gây ra, có thể dựa vào triệu
chứng lâm sàng, kết hợp với xét nghiệm phân tìm đốt sán. Những triệu chứng
đáng chú ý là: gầy yếu, suy nhược, thiếu máu, tiêu chảy, phân có nhiều đốt sán.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ để chẩn đoán. Xét nghiệm
phân tìm đốt sán theo phương pháp lắng gạn, cần phân biệt đốt sán dây
Moniezia spp. với Avitellina và Thysanieza. Ở sán dây Avitellina và
Thysaniezia, mỗi đốt chỉ có một cơ quan sinh dục, không có tuyến giữa đốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15
Trứng không có khí quan bao bọc hình lê, ở đốt già trứng được bao bọc trong
những capsule. Ở Thyaniezia mỗi bọc có nhiều trứng, ở Avitellina mỗi bọc chỉ
có một trứng; trong khi đó Moniezia spp. mỗi đốt có hai cơ quan sinh dục có
tuyến giữa đốt, trứng được bao bọc bởi khí quan hình lê.
Nếu số lượng đốt sán trong phân nhiều thì có thể trực tiếp tìm đốt sán
trong phân. Trường hợp súc vật nhiễm nhẹ, chỉ có ít đốt sán thì xét nghiệm
phân tìm đốt sán bằng phương pháp lắng cặn (Benedek, 1943), cho cặn lên

giấy tìm đốt sán. Có thể dùng phương pháp Fulleborn tìm trứng sán khi đốt
sán già vỡ ra (Mckenna P. B, 1981). Trứng sán dây Moniezia spp. hình ba
cạnh hoặc bốn cạnh hơi tròn, trong có ấu trùng 6 móc bao bọc trong khí quan
hình lê. Cần chú ý là, có khi trong ruột có sán dây ký sinh nhưng không tìm
thấy trứng vì tử cung của sán dây Moniezia spp. khép kín, vì vậy theo phân ra
ngoài là đốt sán chứ không phải trứng sán dây.
Khi sán dây chưa thành thục, đốt sán già chưa thải theo phân, có thể điều
trị để chẩn đoán (gọi là chẩn đoán bằng điều trị). Theo Phạm Văn Khuê và cs
(1996), có thể dùng dung dịch Sulfat đồng 1%, liều 2 - 2,5 ml/kg thể trọng
cho con vật uống, sau 7 - 10 giờ sán bị tẩy ra.
Cũng bằng phương pháp điều trị để chẩn đoán bệnh do Moniezia spp.
gây ra ở dê, Phan Lục (2005) cho biết: có thể dùng praziquantel,
niclozamide… để tẩy sán dây sau đó kết luận sự nhiễm sán của gia súc.
Theo Phan Địch Lân và cs. (2002), có thể dùng thuốc Niclosamid Tetramisol B liều 1 viên (5000 mg) cho 75 - 80 ml/kg TT dê, sau 8 - 10 giờ
nếu có sán sẽ bị tẩy ra theo phân.
Đối với súc vật chết, mổ khám kiểm tra bệnh tích và tìm sán dây ở ruột
non. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2015), để chẩn đoán bệnh do sán dây
Moniezia spp. gây ra, có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp với xét
nghiệm phân tìm đốt sán, hoặc dùng phản ứng miễn dịch Elisa.
1.3.5. Phòng và trị bệnh sán dây đường tiêu hóa của dê
* Trị bệnh
Điều trị bệnh sán dây Moniezia spp. có thể dùng các thuốc sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16
- Dung dịch sulfat đồng 1%, cho uống theo liều lượng 15 - 150 ml tuỳ

theo tuổi và loại vật chủ.
Đối với bê: dùng liều chung là 2 - 3 ml/kg
Bê 3 - 6 tháng tuổi: 120 - 150 ml
Đối với dê: dùng liều chung là 1,5 - 2 ml/kg
Dê trưởng thành: không quá 60 ml
Dung dịch sulfat đồng 1% dùng tẩy sán dây Moniezia spp. có ưu điểm:
hiệu quả cao, giá thành hạ, dễ áp dụng. Khi pha dung dịch sulfat đồng 1% cần
chú ý pha bằng nước cất hoặc nước mưa sạch, không dùng dụng cụ kim loại.
Có thể dùng đồ thuỷ tinh pha xong dùng ngay. Cho uống qua ống cao su, một
đầu gắn với phễu để đổ thuốc vào, không để thuốc lọt vào khí quản. Nếu súc
vật trúng độc, cho ăn 1 - 3 quả trứng gà sống hoặc uống 5 - 10 gam Oxyt
magie (MgO).
- Niclosamid
Niclosamid là dẫn chất của Salicylanilid, thuốc có dạng bột kết tinh màu
vàng nhạt, không tan trong nước. Thuốc không hấp thu qua niêm mạc đường
tiêu hoá nên dùng để tẩy giun, sán đường tiêu hoá rất tốt.
Niclosamid được bào chế ở dạng bột, viên nén, viên nhộng, cốm và nhũ
tương.Thuốc niclosamid được chỉ định dùng điều trị bệnh sán dây Moniezia
spp. thuốc có hiệu lực rất cao.
Liều lượng: cho gia súc nhai lại uống một trong các dạng bào chế ở trên với
liều 70-80 mg/kg. Tốt nhất là chế thuốc thành dạng nhũ tương rồi cho uống ngay.
- Niclosamid - Tetramisol B
Niclosamid - Tetramisol B là một biệt dược kết hợp hai loại thuốc trị ký
sinh trùng đường tiêu hoá, có tác dụng tẩy sán dây và các loài giun tròn.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên to, màu vàng nhạt. Mỗi viên có:
Niclosamid tinh khiết: 4 gam
Tetramisol hydroclorua: 940 mg

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×