Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
TIẾT 1: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Rèn kó năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh.
2.Rèn kó năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
-Phiếu học tập.
-Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( Phô tô phát cho từng học sinh).
-VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A / Ổn đònh lớp:
B / Mở đầu : GV nêu yêu cầu và cách học
tiết TLV để củng cố nền nếp học tập cho
HS.
C / Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
Tiếp theo bài tập đọc hôm trước – bài Đơn
xin vào Đội, trong tiết TLV hôm nay, các
em sẽ nói những điều em đã biết về tổ chức
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung
vào một mẫu đơn in sẵn – Đơn xin cấp thẻ
đọc sách. GV ghi tựa bài lên bảng.
2 .Hướng dẫn làm bài tập
a/ Hoạt động 1: bài tập 1/11
-GV dán các câu hỏi bài tập 1 lên bảng.
-GV gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài 1.
-GV : Tổ chức Đội Thiều niên Tiền phong
Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi
nhi đồng (Từ 5 tuổi đén 9 tuổi – sinh hoạt
trong các Sao Nhi đồng ) lẫn thiếu niên ( 9
đến 14 tuổi – sinh hoạt trong các chi đội
Thiếu niên Tiền phong ).
-GV cho HS thảo luận nhóm để trả lời các
-HS nhắc
-HS cả lớp đọc thầm theo.
-HS thảo luận (5’)
-HS báo cáo => Cả lớp nhận xét,bổ sung .
Trang 1
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
câu hỏi.
-GV cho đại diện nhóm thi BC từng về tổ
chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh
-HS bình chọn người am hiểu nhất ,diễn
-GV NX bổ sung.
-Đội thành lập ngày nào ? Ở đâu ?
+Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
+Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
-GV có thể cho HS nói thêm về những lần
đổi tên của đội,huy hiệu đội, khăn quàng, bài
hát, các phong trào của đội…
b/ Hoạt độäng 2: Bài tập 2
-GV cho một HS đọc yêu cầu của bài.
-GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin
cấp thẻ đọc sách (gồm các phần ):
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ ( Cộng hoà …..Độc
lập ….).
+ Đòa điểm,ngày, tháng, năm viết đơn
+ Tên đơn
+ Đòa chỉ người gửi đơn
+ Họ, tên,ngày sinh, đòa chỉ, lớp, trường
của người viết đơn
+ Nguyện vọng và lời hứa
+ Tên và chữ kí của người làm đơn.
-GV cho HS làm bài.
-GV nhận xét.
đạt tự nhiên trôi chảy nhất về tổ chức Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
-(Đội được thành lập ngày 15 – 5 – 1941tại
Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội
Nhi Đồng Cứu Quốc. )
-Lúc đầu, Đội chỉ có 5 đội viên với người
đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền ( bí
danh Kim Đồng ). Bốn đội viên khác là :
Nông Văn Thàn ( bí danh Cao Sơn ), Lý Văn
Tònh ( bí danh Thanh Minh ), Lý Thò Mì (bí
danh Thuỷ Tiên ), Lý Thò Xậu (bí danh
Thanh Thuỷ ).
-Đội được mang tên Đội thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh ngày 30-1- 1970.
-Ý kiến của mỗi HS sẽ giúp cả lớp có hiểu
biết phong phú hơn về tổ chức Đội.
-HS cả lớp đọc thầm bài.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS làm bài vào mẫu đơn in sẵn.
-2 HS đọc bài viết => HS nhận xét .
Trang 2
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
D/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
-GV nêu nhận xét tiết học và nhấn mạnh điều mới biết : Ta có thể trình bày nguyện vọng
của mình bằng đơn.
-GV yêu cầu HS nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp
thẻ đọc sách khi tới các thư viện.
Tiết 2: VIẾT ĐƠN
I/ Mục đích, yêu cầu
Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào đội, mỗi HS viết được một lá đơn xin vào
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh.
II/ Đồ dùng dạy - học
Giấy rời để HS viết đơn (Hoặc VBT).
III/ Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ
-GV kiểm tra vở của 4 đến 5 HS viết đơn xin
cấp thẻ đọc sách.
-Kiểm tra 1 hoạc 2 HS làm lại bài tập 1( Nói
những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh ).
B/ Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong các tiết tập đọc và
TLV tuần trước, các em đã được đọc một lá
đơn xin vào Đội, nói những điều em biết về
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Trong tiết TLV hôm nay, dựa theo mẫu đơn
xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn
xin vào đội của chính mình.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
-GV ghi đề bài lên bảng
-GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài : Các
em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã
học trong tiết đã học trong tiết Tập đọc,
nhưng có những nội dung không thể viết hoàn
toàn như mẫu.
-GV hỏi phần nào trong lá đơn phải viết theo
-2 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS phát biểu => HS nhận xét bổ sung ý
Trang 3
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
mẫu, phần nào không nhất thiết phải hoàn
toàn như mẫu? Vì sao?
-GV nhận xét.
-GV chốt lại :
+ Lá đơn phải trình bày theo mẫu :
-Mở đầu đầu đơn phải viết tên Đội (Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ).
-Đòa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
-Tên của đơn :Đơn xin …
-Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
-Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết
đơn ; Người viết là HS của lớp nào …
-Trình bày lí do viết đơn.
-Lời hứa của người viết đơn khi đạt được
nguyện vọng.
-Chữ kí và họ, tên của ngưòi viết đơn.
+Trong các ND trên thì phần lí do viết đơn,
bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những ND
không cần viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có
một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng. HS
được tự nhiên,thoải mái viết theo suy nghó
riêng của mình, miễn là thể hiện đầy đủ
những ý cần thiết.
-GV nhận xét theo các tiêu chí sau:
+Đơn viết có đúng mẫu không? (trình tự của
lá đơn, ND trong lá đơn, bạn đã kí tên trong lá
đơn chưa )
+Cách diễn đạt trong lá đơn ( dùng từ, đặt
câu).
+Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết
về Đội,tình cảm của người viết và nguyện
vọng tha thiết muốn được vào Đội hay
không?
-GV cho điểm, đặc biệt khen ngợi những HS
viết được những lá đơn đúng là của mình.
kiến.
-HS viết đơn vào giấy rời (Hoặc vở).
-Một số HS đọc đơn => HS nhận xét.
C / Củng cố, dặn dò
-GV nêu nhận xét về tiết học và nhấn mạnh điều mới biết: Ta có thể trình bày nguyện vọng
của mình bằng đơn.
Trang 4
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
-Yêu cầu HS ghi nhớ một mẫu đơn ; nhắc những HS viết đơn chưa đạt về nhà sửa lại.
Tiết 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Mục đích yêu cầu
1.Rèn kó năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
2.Rèn kó năng viết: biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Mẫu đơn xin nghỉ học photo đủ phát cho từng HS.
-Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 3 HS đọc lại đơn xin vào Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
GV nhận xét.
B/ Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay các em
sẽ kể về gia đình mình cho một người bạn
mới quen và viết một lá đơn xin nghỉ học
đúng mẫu.GV ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1( miệng)
-GV ghi bài tập 1 lên bảng.
-GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập :
Kể về gia đình cho một người bạn mới ( mới
đến lớp, mới quen …). Các em chỉ cần nói 5
đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em.
VD: Gia đình em có những ai, làm công việc
gì, tính tình thế nào?
-GV cho đại diện mỗi nhóm ( có trình độ
tương đương ) thi kể.
-GV nhận xét.
b/ Hoạt động 2: bài tập 2
-GV ghi bài 2 lên bảng.
-GV nêu yêu cầu của bài.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-HS nhắc tựa bài.
-Một HS đọc yêu cầu của bài.
-HS kể về gia đình mình theo nhóm.
-HS thi kể => Cả lớp nhận xét, bình chọn
những người kể tốt nhất:kể đúng yêu cầu
của bài, lưu loát, chân thật.
-Một HS đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình
tự của lá đơn
Trang 5
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
-GV nhận xét.
-GV nhắc HS chú ý mục lí do nghỉ học cần
điền đúng sự thật.
-GV phát mẫu đơn cho từng HS điền nội
dung.
-GV kiểm tra, chấm bài một số em, nêu nhận
xét.
-3 HS làm miệng bài tập. HS nhận xét.
-HS viết bài.
-HS viết xong .
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhắc nhở HS nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
Tiết 4: NGHE– KỂ : DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kó năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự
nhiên, giọng hồn nhiên.
2.Rèn kó năng viết (điền vào giấy tờ in sẵn ): Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
II/ Đồ dùng dạy – học
-Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi.
-Bảng lớp viết 3 câu hỏi (SGK) làm điểm tựa để HS kể chuyện.
-Mẫu điện báo phô tô đủ phát cho HS.
III/ Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra 2HS làm lại bài tập 1 và 2
-GV nhận xét.
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
-Tiết TLV hôm nay các em nghe và kể lại
câu chuyện Dại gì mà đổi.
-Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
-HS1 kể về gia đình của mình với một
người bạn em mới quen. HS cả lớp lắng
nghe => nhận xét.
-HS2 đọc đơn xin phép nghỉ học.
-HS nhận xét.
Trang 6
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
a.Hoạt động1: Bài tập 1
-GV ghi 3 câu hỏi bài tập 1 lên bảng.
-GV treo tranh minh hoạ cho HS quan sát.
-GV kể chyện lần 1
-GV hỏi HS theo các câu hỏi gợi ý:
+Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+Vì sao cậu nghó như vậy?
-GV kể chuyện lần 2
-GV nhận xét.
-GV hỏi: Truyện này buồn cười ở điểm nào?
b.Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV cho HS mở SGK trang 36.
-GV giúp HS tình huống cần viết điện báo và
yêu cầu của bài. GV hỏi:
+Tình huống cần viết điện báo là gì?
-GV Trước khi em đi, ông bà bố mẹ lo lắng,
nhắc em đến nơi phải gửi điện về ngay. Đến
nơi em gửi điện báo tin cho gia đình biết để
mọi người ở nhà yên tâm.
+Yêu cầu của bài là gì?
-GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào
mẫu điện báo. Chú ý giải thích rõ các phần:
+Họ, tên, đòa chỉ người nhận: Cần viết chính
xác, cụ thể. Đây lá phần bắt buộc phải
có( Nếu không thì Bưu điện sẽ không biết cần
-1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi
gợi ý.
-HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm
các câu hỏi gợi ý.
-HS chú ý lắng nghe.
-Vì cậu rất nghòch… => HSNX
-Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.…
-Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa
con ngoan lấy một đứa con nghòch ngợm.
-HS chăm chú nghe.
-HS nhìn bảng đã chép các câu hỏi gợi ý
tập kể lại nội dung câu chuyệntheo các
bước sau:
+Lần 1: 1HS khá, giỏi kể.
+Lần 2: 6 HS thi kể.
-HS lớp chú ý lắng nghe để NX bổ sung.
-Truyện buồn cười vì cậu bé nghòch ngợm
mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn
đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con
nghòch ngợm.
-Cả lớp bình chọn những bạn kể chuyện
đúng,kể hay nhất,hiểu chuyện nhất.
-Một HS đọc yêu cầu của bài và mẫu điện
báo. Cả lớp đọc thầm theo.
-Em được đi chơi xa (đến nhà cô, chú ở
tỉnh khác, đi nghỉ mát, đi trại hè…).
-Dựa vào mẫu điện báo trong SGK, em chỉ
cần điền đúng nội dung vào mẫu.
Trang 7
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
chuyển tin cho ai).
+Nội dung: Trong phần này nên ghi thật
vắn tắt nhưng phải đủ ý để người nhận điện
dễ hiểu.Bưu điện sẽ đếm chữ tính tiền. Nếu
ghi dài sẽ phải trả nhiều tiền.
+Họ,ï tên, đòa chỉ người gửi: Ở dòng trên
phải trả tiền nên cần chuyển thì ghi không
cần thì thôi. Dòng dưới không chuyển nên
không phải trả tiền nhưng người gửi phải ghi
đầy đủ để Bưu điện tiện liên hệ khi chuyển
điện báo gặp khó khăn. Nếu người gửi không
ghi đầy đủ theo yêu cầu thì Bưu điện không
chòu trách nhiệm.
-GV cho HS nhìn mẫu điện báo SGK, làm
miệng.
-GV nhận xét.
-GV phát mẫu điện báo cho HS.
-GV cho HS làm bài.
-GV kiểm tra, chấm bài một số em, nêu nhận
xét.
-Hai HS làm miệng => Cả lớp nhận xét.
-Cả lớp điền vào mẫu điện báo theo yêu
cầu của bài.
C/ Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện “ Dại gì mà đổi” cho người thân và ghi nhớ cách
điền nội dung điện báo để thực hành khi cần gửi điện báo.
Tiết 5: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I/ Mục đích, yêu cầu:
HS biết tổ chức một cuộc họp tổ. Cụ thể:
-Xác đònh được rõ nội dung cuộc họp.
-Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học.
II/ Đồ dùng dạy – học:
Bảng lớp ghi:
-Gợi ý về nội dung họp ( theo SGK)
-Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp ( viết theo yêu cầu 3, bài Cuộc họp của chữ viết, SGK
Tiếng Việt 3, tập 1 trang 45)
III/ Các hoạt động dạy – học:
Trang 8
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS làm lại bài 1 và bài 2
( tiết tập làm văn tuần 4)
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Các em đã đọc truyện Cuộc họp của chữ
viết, đã biết các chữ cái và dấu câu tổ chức
cuộc họp như thế nào. Hôm nay các em sẽ
tập tổ chức cuộc họp theo đơn vò tổ. Cuối
giờ, các tổ sẽ dự thi để bình chọn người điều
khiển cuộc họp giỏi nhất, tổ họp nghiêm túc
nhất.
-GV ghi tựa bài lên bảng
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: GV giúp HS xác đònh yêu
cầu của bài tập.
-GV hỏi: bài Cuộc họp của chữ viết đã cho
các em biết: để tổ chức tốt 1 cuộc họp, các
em phải chú ý những gì?
-GV nhận xét và chốt lại:
+Phải xác đònh rõ nội dung họp bàn về
vấn đề gì? Có thể là những vấn đề được gợi
ý trong SGK ( giúp nhau học tập, chuẩn bò
các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày
20/11, trang trí lớp học, giữ vệ sinh chung).
Có thể là những vần đề khác do các em tự
nghó ra ( VD: giúp đỡ bạn …). Vấn đề đó cần
có thật sẽ làm cho các thành viên có ý kiến
phát biểu sôi nổi. Không phải chỉ là đóng
kòch.
+Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp
b/ GV cho các tổ làm việc:
-GV yêu cầu HS ngồi theo đơn vò tổ.
-1 HS kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi
-2 HS đọc bức điện báo gửi gia đình.
-HS chú ý lắng nghe.
-2 HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung
họp. Cả lớp đọc thầm.
-HS trả lời => HS nhận xét.
-1 HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp
( nêu mục đích cuộc họp => nêu tình hình
của lớp => nêu nguyên nhân dẫn đến tình
hình đó => nêu cách giải quyết => giao việc
cho mọi người).
-Từng tổ làm việc.
-Các tổ làm việc dưới sự điều khiển của tổ
trưởng để chọn nội dung họp.
Trang 9
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
-GV theo dõi, giúp đỡ.
c/ GV cho các tổ thi tổ chức cuộc họp trước
lớp:
-GV nhận xét.
-Từng tổ thi tổ chức cuộc họp. Cả lớp nhận
xét. Bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất ( tổ
trưởng điều khiển cuộc họp đàng hoàng tự
tin, các thành viên phát biểu ý kiến tốt.)
C/ Củng cố dặn dò:
-GV khen ngợi các cá nhân và tổ làm tốt bài tập thực hành.
-Nhắc HS cần có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp. Đây là năng lực cần có từ
tuổi HS, càng cần khi các em trở thành người lớn.
Tiết 6: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I/ Mục đích, yêu cầu
1.Rèn kó năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
2.Rèn kó năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7
câu), diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy – học
HS: VBT
III/ Các hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2HS:
-HS1 trả lời câu hỏi: Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú ý những gì? ( Phải xác
đònh rõ nội
dung cuộc họp và nắm được trình tự công việc trong cuộc họp.)
-HS2 nói về vai trò của người điều khiển cuộc họp. ( Người điều khiển cuộc họp phải nêu
mục đích cuộc họp rõ ràng; dẫn dắt cuộc họp theo trình tự hợp lí; làm cho cả tổ sôi nổi phát
biểu; giao việc rõ ràng).
B/ Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Trong tiết học trước, các em đă thực hành để biết tổ
chức một cuộc họp. Trong tiết học hôm nay, gắn
với chủ điểm Tới trường, mỗi em sẽ kể về buổi đầu
Trang 10
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
đén trường của mình, sau đó, viết lại những điều đã
kể.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
a/ Hoạt động1: bài tập1( miệng)
-GV ghi bài1 lên bảng
-GV yêu cầu HS: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của
mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất
thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày
khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp.
-GV ghi câu hỏi gợi ý lên bảng:
+ Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng
hay buổi chiều?
+Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường?
+Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc
thế nào?
+Nêu cảm xúc của em về buổi học đó?
-GV gọi 2 HS khá, giỏi kể mẫu.
-GV nhận xét.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
-GV gọi bốn HS thi kể trước lớp.
-GV nhận xét.
b/ Hoạt động2: bài tập 2 (viết)
-GV ghi bài 2 lên bảng.
-GV nhắc HS chú ý viết giản dò, chân thật,đúng đề
tài,đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
-HS viết xong,gọi 6 em đọc bài.
-GV nhận xét,rút kinh nghiệm.
Một HS nêu yêu cầu của bài.
-HS lớp nhận xét.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe
về buổi đầu đi học của mình.
-HS cả lớp nhận xét.
-Một HS nêu yêu cầu của bài
( Viết lại những điều em vừa kể
thành một đoạn văn ngắn từ 5
đến 7 câu).
-HS cả lớp nhận xét.
-HS bình chọn những bạn viết
hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp,những HS đă viết
xong bài về nhà viết lại cho bài văn hay hơn.
Trang 11
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
Tiết 7: NGHE – KỂ: KHÔNG NỢ NHÌN.
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kó năng nghe và nói: Nghe kể câu chuyện Không nỡ nhìn,nhớ nội dung trưyện, hiểu
điều câu chuyện muốn nói, kể lại đúng.
2.Tiếp tục rèn kó năng tổ chức cuộc họp: Biết cùng các bạn trong tổ mình tổ chức cuộc họp
trao đổi một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa.
-Bảng lớp viết:
+Bốn gợi ý kể chuyện của bài tập 1.
+Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III/ Các hoạt động dạy - học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra 3 HS đọc bài viết kể về buổi đầu đi học của em.
-GV nhận xét.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết tập làm văn hôm nay, cô sẽ kể cho
các em nghe một câu chuyện khôi hài khuyên
con người phải biết xử sự có văn hoá ở nơi
công cộng. Sau đó, các em sẽ tiếp tục được
rèn kó năng tổ chức cuộc họp qua một bài tập
có nội dung mới.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ
truyện, đọc thầm lại 4 câu hỏi ngợi ý để dễ
ghi nhớ câu chuyện khi nghe cô kể.
-GV kể chuyện lần 1( giọng vui, khôi hài)
-GV hỏi HS:
+Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe
buýt?
+Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
+Anh trả lời thế nào?
-GV kể chuyện lần 2.
-1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập.
-Anh ngồi hai tay ôm mặt.
-Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa
không?
-Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và
phụ nữ phải đứng.
-HS chăm chú nghe.
Trang 12
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
-GV gọi 1 HS giỏi kể lại câu chuyện.
-GV cho HS tập kể chuyện.
-GV gọi 4 HS nhìn bảng chép các câu hỏi gợi
ý, thi kể lại chuyện.
-GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi 4: Em có
nhận xét gì về anh thanh niên?
-GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện:
Anh thanh niên trên chuyến xe đông khách
không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ,
lại che mặt và giải thích rất buồn cười là
không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải
đứng.
-GV nhắc HS cần có nếp sống văn minh nơi
công cộng: Bạn trai phải biết nhường chỗ cho
bạn gái, nam giới khoẻ mạnh phải biết
nhường chỗ cho những người già yếu.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV cho HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc
họp.
-GV ghi bảng trình tự 5 bước tổ chức cuộc
họp.
-GV nhắc HS:
+Cần chọn nội dung họp là vấn đề được cả
tổ quan tâm. Đó có thể là nội dung được gợi ý
trong SGK, cũng có thể là những vần đề mỗi
tổ tự đề xuất.
+Chọn tổ trưởng là những bạn lần trước
chưa được đóng vai điều khiển cuộc họp. Mỗi
cuộc họp nên bàn 1 việc.
-GV theo dõi, hướng dẫn các tổ họp.
-GV gọi 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp
của tổ mình trước lớp.
-GV nhận xét.
-HS từng cặp tập kể.
-Lớp bình chọn những bạn kể chuyện hay
nhất và hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
-HS có thể có những ý kiến khác nhau.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý về
nội dung họp.
-1 HS đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc
họp.
-Từng tổ làm việc nhanh theo trình tự :
+Chỉ đònh những người đóng vai tổ
trưởng.
+Tổ trưởng chọn nội dung họp.
+Họp tổ.
-HS cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV yêu cầu HS nhớ cách tổ chức, điều khiển cuộc họp để tổ chức tổt các cuộc họp của tổ,
lớp.
Trang 13
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
-GV nhắc HS chuẩn bò trước nội dung tiết TLV tuần sau (kể về 1 người hàng xóm mà em
quý mến).
Tiết 8: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kó năng nói: HS kể lại tự nhiên chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
2.Rèn kó năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7
câu), diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi kể về 1 người hàng xóm.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-2 HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi yêu cầu của đề bài và 4 câu hỏi bài
tập 1 lên bảng.
-GV nhắc HS: 4 câu hỏi trên gợi ý để các em
kể về 1 người hàng xóm. Em có thể kể 5 đến
7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể
kó hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm, hình
dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia
đình em với người đó, tình cảm của người đó
với gia đình em không hoàn toàn lệ thuộc của
4 câu hỏi gợi ý.
-GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
-GV cho HS thi kể.
-GV nhận xét.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV nhắc HS chú ý viết giản dò, chân thật
những điều em vừa kể, có thể viết 5 đến 7
-1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi
gợi ý ( kể về 1 người hàng xóm mà em
quý mến). Cả lớp đọc thầm theo.
-1 HS khá, giỏi kể mẫu một vài câu.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
-4 HS thi kể => HS nhận xét
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
-HS viết bài.
Trang 14
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
câu hoặc nhiều hơn 7 câu.
-GV gọi 5 đến 7 em đọc bài.
-GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
-HS viết xong.
-HS nhận xét.
-HS bình chọn những bạn viết hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV nhắc HS về nhà viết lại bài văn cho hay hơn.
Trang 15
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
Tiết 9: KIỂM TRA
CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
(Thời gian làm bài 40 phút)
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Chính tả: HS viết đúng chính tả một đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài khoảng 50 chữ,
viết trong thời gian khoảng 12 phút.
2.Tập làm văn: HS viết được một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7câu) có nội dung liên quan
đến những chủ điểm đã học. Thời gian làm bài khoảng 28 phút.
II/ Chuẩn bò:
GV chuẩn bò đề kiểm tra cho HS.
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Giới thiệu bài: Kiểm tra ( Chính tả – Tập làm văn).
2.GV nhắc HS cách làm bài kiểm tra.
a/ Chính tả: GV đọc cho HS viết trong thời gian 12 phút.
b/ Tập làm văn: GV phát đề bài cho HS làm bài trong thời gian 28 phút.
HS làm bài đúng thời gian quy đònh. GV thu bài.
GV nhận xét giờ kiểm tra.
Tiết 10: TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình thức – nội dung thư, biết viết một
bức thư ngắn ( khoảng 8 đến 10 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
2.Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư ; ghi rõ nội dung trên
phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
II/ Đồ dùng dạy – học
-Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở BT1( SGK).
-Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
-Giấy rời và phong bì thư ( HS tự chuẩn bò) để thực hành ở lớp.
III/ Các hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra một HVđọc bài thư gửi bà, nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư:
-Dòng đầu bức thư ghi những gì? ( Đòa điểm, thời gian gửi thư)
-Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? ( với người nhận thư – bà).
Trang 16
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
-Nội dung thư (Thăm hỏi sức khoẻ của bà; Kể chuyện về mình và gia đình,nhớ kỉ niệm
những ngày ở quê. Lời chúc và hứa hẹn.)
-Cuối thư ghi những gì? (Lời chào, chữ kí và tên)
GV nhận xét.
B/ Dạy bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
a/ Hoạt động1: bài tập 1
-GV cho HS đọc thầm BT1.
-GV gọi HS đọc lại phần gợi ý.
-GV gọi 5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai?
-GV gọi 1 HS làm mẫu.
+Em sẽ viết thư gửi ai?
+Dòng đầu thư, em sẽ viếtthế nào?
+Em viết lời xưng hôvới ông như thế nào để
thể
hiện sự kính trọng?
+Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm ông
điều gì, báo tin gì cho ông?
+Ở phần cuối bức thư, em chúc ông điều gì,
hứa hẹn điều gi?
+Kết thúc lá thư, em viết những gì?
-GV nhắc nhở HS chú ý trước khi viết thư:
+Trình bày thư đúng thể thức (rõ vò trí dòng
ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào…).
+Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với
đối tương nhận thư (kính trọng người trên,
thân ái với bạn bè…).
-GV cho HS viết bài.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện
những HS viết thư hay.
-GV gọi một số em đọc thư trước lớp. GV
nhận xét, chấm điểm những lá thư hay, rút
-HS cả lớp.
-1HS đọc lại phần gợi ý viết trên bảng
phụ.
-1HS làm mẫu,nói về bức thư mình sẽ
viết.( theo gợi ý).
-Ông,bà…
-Thái BÌnh, ngày…tháng … Năm…
-Ông kính yêu./…
-Hỏi thăm sức khoẻ của ông,báo cho ông
biết kết quả học tập…
-Em sẽ chúc ông luôn vui vẻ, mạnh
khoẻ….
Em hứa với ông sẽ chăm học và nhất đònh
đến hè sẽ về thăm ông…
-Lời chào ông, chữ kí và tên của em.
-HS thực hành viết bức thư trên giấy rời.
-HS viết bài xong.
Trang 17
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
kkinh nghiệm chung.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV gọi 1 HS đọc bài tập 2.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
-GV quan sát và giúp đỡ thêm.
-GV gọi 5 HS đọc kết quả.
-1HS nêu yêu cầu bài tập 2.
-HS trao đổi về cách trình bày mặt trước
phong bì thư.
-Cả lớp nhận xét => GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-2 HS nhắc lại cách viết 1 bức thư.
-1 HS nhắc lại cách viết trên phong bì thư.
-GV nhắc HS vế nhà chép lại bức thư cho sạch, đẹp hơn, dán tem rồi bỏ vào hòm thư bưu
điện, gửi cho người nhận.
Tiết 11: NGHE – KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU!
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG.
I/ Mục đích, yêu cầu:
Rèn kó năng nói:
1.Nghe – nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui Tôi có đọc đâu!.
Lời kể rõ, vui, tác phong mạnh dạn, tự nhiên.
2.Biết rõ về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (Quê
hương em ở đâu? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm
của em với quê hương như thế nào? ); dùng từ, đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ
ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.
II/ Đồ dùngdạy – học:
-Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện (BT1).
-Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương (BT2).
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 4 HS đọc lá thư đã viết (tiết TLV tuần 10). GV nhận xét, chấm điểm. Hỏi cả lớp đã
thực hiện yêu cầu gửi thư như thế nào.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động cuảa HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Trang 18
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
2.Hướng dẫn làm bài tập:
a/Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi bài tập 1 và gợi ý kể chuyện lên
bảng. GV cho cả lớp đọc quan sát tranh minh
hoạ trên bảng.
-GV kể chuyện (giọng vui, dí dỏm. Hai câu
người viết thêm vào thư kể với giọng bực bội.
Lời người đọc trộm thư ngờ nghệch, thật thà).
-Sau khi kể xong lần 1, GV hỏi HS theo câu
hỏi gợi ý:
+Người viết thư thấy người bên cạnh làm
gì?
+Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
-GV kể chuyện lần 2.
-GV gọi HS kể lại chuyện.
-GV cho HS tập kể chuyện theo nhóm đôi.
-GV gọi HS thi kể lại nội dung câu chuyện
trước lớp.
-GV hỏi câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
(phải xem trộm thư, mới biết dòng chữ người
ta viết thêm vào thư. Vì vậy, người xem trộm
thư cãi là mình không xem trộm đã lộ đuôi
nói dối một cách tức cười.)
-GV nhận xét và nhắc nhở HS thư từ là tài
sản riêng của mỗi người chúng ta không được
phép xem trộm.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV treo bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê
hương.
-GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: Quê
hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi cha mẹ,
ông bà, họ hàng em sinh sống,…Quê em có
thể ở nông thôn, làng quê, cũng có thể ở
thành phố lớn. Nếu em biết ít về quê hương,
-1 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
-Cả lớp đọc thầm gợi ý và quan sát tranh
minh họa.
-Ghé mắt đọc trộm thư của mình.
-Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì
hiện có người đang đọc trộm thư.
-Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh
đâu!
-HS chăm chú nghe.
-1 HS giỏi kể lại chuyện.
-Từng cặp HS kể lại chuyện cho nhau
nghe.
-5 HS nhìn bảng đã viết các gợi ý, kể lại
nội dung câu chuyện.
-HS nhận xét người hiểu câu chuyện, biết
kể chuyện với giọng khôi hài.
-1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
Trang 19
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
em có thể kể về nơi em đang ở cùng cha mẹ.
-GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi gợi ý trên
bảng, tập nói trước lớp.
-GV cho HS thảo luận nhóm.
-GV nhận xét.
-1 HS trả lời => Cả lớp nhận xét, rút kinh
nghiệm về nội dung và cách diễn đạt.
-HS tập nói theo cặp, sau đó xung phong
trình bày bài nói trước lớp => cả lớp bình
chọn những bạn nói về quê hương hay
nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt.
-GV yêu cầu HS về nhà viết lại những điều vừa kề về quê hương; sưu tầm tranh ảnh về
một cảnh đẹp ở nước ta để chuẩn bò cho tiết TLV tuần 12.
Tiết 12: NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kó năng nói: Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta,
HS nói được những điều đã biềt về cảnh đẹp đó 9theo gợi ý trong SGK). Lời kể rõ ý, thái độ
mạnh dạn, tự nhiên.
2.Rèn kó năng viết: HS viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu).
Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh (ảnh).
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Ảnh biển Phan Thiết trong SGK (pphóng to). Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước (GV, HS
sưu tầm).
-Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý ở bài tập 1.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra:
-1 HS kể lại chuyện vui Tội có đọc đâu.
-2 HS làm lại bài tập 2 ( Nói về quê hương).
GV nhận xét
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV cho HS mở sách trang 102.
-Trước khi nói về cảnh đẹp của mình, cô và
-1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi
gợi ý trong SGK.
Trang 20
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
các em nói về cảnh đẹp của Phan Thiết.
-GV treo tranh cảnh đẹp biển Phan Thiết lên
bảng.
-GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi về bức
ảnh biển Phan Thiết.
-GV gọi HS làm mẫu.
-GV gọi một số HS nói lại toàn bộ cảnh đẹp
theo gợi ý.
-GV yêu cầu HS mang tranh đã sưu tầm ra.
-GV yêu cầu HS nêu tên cảnh đẹp trong tranh
của mình.
-GV nhận xét về sưu tầm tranh ảnh.
-GV cho HS thảo luận nhóm: nói về cảnh đẹp
bức tranh của mình cho bạn nghe.
-GV gọi một số HS nói về cảnh đẹp trong
tranh của mình cho cả lớp nghe.
-GV chấm điểm cho một số em.
-GV nhận xét và khen ngợi những HS nói về
tranh, ảnh của mình đủ ý, biết dùng từ gợi tả,
sử dụng hình ảnh so sánh khi tả, bộc lộ được
ý nghó, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất
nước.
b/ Hoạt dộng 2: Bài tập 2
-GV gọi HS đọc bài tập 2.
-GV cho HS làm bài. GV nhắc HS không nhất
thiết phải viết theo thứ tự câu hỏi gợi ý. Chú
ý về nội dung, cách diễn đạt (dùng từ, đặt
câu, chính tả…)
-GV theo dõi HS làm bài. Phát hiện những
HS viết bài tốt.
-GV gọi 5 HS đọc bài viết của mình.
-GV nhận xét, chấm điểm một số bài viết
hay.
-1 HS làm mẫu nói đầy đủ về cảnh đẹp
của biển Phan Thiết trong ảnh.
-HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Từng HS treo tranh của mình lên bảng và
nói cho cả lớp nghe => cả lớp nhận xét, bổ
sung ý kiến.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập 2.
-HS lấy vở làm bài.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhắc HS về nhà viết lại đoạn văn nói về cảnh đẹp đất nước.
-GV nhắc HS chuẩn bò bài sau Viết thư.
Trang 21
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
Tiết 13: VIẾT THƯ
I/ Mục đích yêu cầu
Rèn kó năng viết:
1.Biết viết một bức thư cho một người bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Bắc (hoặc
miền Trung, miền Nam) theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức một bức thư (theo
mẫu bài thư gửi bà, tiết TLV tuần 10 trang 81).
2.Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn
mình viết thư.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư (SGK).
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 4 HS đọc đoạn văn viết về cảnh đẹp đất nước ta. GV nhận xét, chấm điểm.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Kết thúc chủ điểm Bắc – Trung – Nam, trong
tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài tập
thú vò: viết một bức thư cho một người bạn
cùng lứa tuổi ở miền Nam (hoặc miền Trung,
miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi
đua học tốt.
2.Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn.
a/ Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS phân tích
đề bài để viết lá thư đúng yêu cầu:
-GV hỏi HS:
+Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?
-GV nói nếu là người miền Bắc, em sẽ viết
thư cho 1 bạn miền Trung hoặc miền Nam.
Nếu là miền Nam, em sẽ viết thư cho 1 bạn
miền Trung hoặc miền bắc…
-GV nhắc HS việc đầu tiên các em cần xác
đònh rõ: Em viết thư cho bạn tên là gì? Ở tỉnh
nào? Ở miền nào?
-GV lưu ý HS: Nếu các em không có 1 người
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu
hỏi gợi ý.
-Cho 1 bạn HS ở một tỉnh thuộc một miền
khác với miiiền em đang ở.
Trang 22
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
bạn ở miền khác của đất nước thì có thể viết
thư cho 1 người bạn mình đươc biết qua đọc
báo, nghe đài… hoặc 1 người bạn em tưởng
tượng ra.
+Mục đích viết thư là gì?
+Những nội dung cơ bản trong thư là gì?
+Hình thức của lá thư như thế nào?
-GV gọi 4 HS nói tên, đòa chỉ người các em
muốn viết thư.
b/ Hướng dẫn HS làm mẫu – nói về nội dung
thư theo gợi ý.
-GV nhận xét.
c/ Hoạt động 2: HS viết thư.
-GV theo dõi, giúp đỡ từng em.
-GV gọi 7 em đọc thư.
-GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết
đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc.
-Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học
tốt.
-Nêu lí do viết thư => tự giới thiệu => hỏi
thăm bạn => hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
-HS trả lời…
-1 HS làm mẫu phần lí do viết thư, tự giới
thiệu. HS nhận xét.
-HS viết thư vào vở.
-HS viết xong bài.
-Cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV biểu dương những HS viết thư hay.
-GV nhắc HS về nhà viết lại lá thư sạch, đẹp ; gửi qua đường bưu điện nếu người bạn em
viết thư là có thật.
Tiết 14: NGHE – KỂ: TÔI CŨNG NHƯ BÁC
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
I/ Mục đích, yêu cầu:
Rèn luyện kó năng nói:
1.Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui Tôi cũng như bác.
2.Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong
tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua. Làm cho HS thêm yêu mến nhau.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác trong SGK.
-Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui Tôi cũng như bác ; gợi ý làm bài tập 2.
-Bảng lớp (hoặc giấy khổ to) viết các gợi ý của bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 3 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác.
Trang 23
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
-GV nhận xét, chấm điểm.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm 2
BT:
-BT1: Để rèn kó năng nghe và kể, các em sẽ
nghe 1 truyện vui, nghe chăm chú để kể lại
đươc truyện đó với giọng vui, khôi hài.
-BT2: Các em sẽ tập giới thiệu mạnh dạn,
tự tin với 1 đoàn khách đến thăm lớp về tổ
em, đặc điểm của mỗi bạn trong tổ, hoạt
động của tổ trong th1ng vừa qua.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi bài tập 1 lên bảng.
-GV treo tranh minh họa.
-GV kể chuyện lần 1.
-GV hỏi HS:
+Câu chuyện này xảy ra ở đâu?
+Trong câu huyện có mấy nhân vật?
+Vì sao nhà văn không đọc được bản
thông báo?
+Ông nói gì với người đứng cạnh?
+Người đó trả lời ra sao?
+Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
-GV kể chuyện lần 2.
-GV gọi một số HS kể chuyện.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS nhớ
truyện, kể phân biệt được lời các nhân vật:
lời nhà văn lòch sự, lời bác đứng cạnh buồn
rầu một cách chân thành.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc lại
3 câu hỏi gợi ý.
-HS cả lớp lắng nghe.
-Ở nhà ga.
-2 nhân vật: nhà văn già và người đứng
cạnh.
-Vì ông quên không mang theo kính.
-Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này
với!
-“ Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé
không được học nên bây giờ đành chòu mù
chữ”.
-Người đó tưởng nhà văn cũng không biết
chữ như mình.
-HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu
chuyện => HS nhận xét.
Trang 24
Giáo án phân môn tập làm văn Cao Thò Ngọc
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý, nhắc
HS:
+Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu
với 1 đoàn khách tới thăm về các bạn trong
tổ mình. Khi giới thiệu về tổ mình, các em
cần dựa vào càc gợi ý a, b, c đã nêu, cũng
có thể bổ sung thêm nội dung…
+Nói năng đúng nghi thức với người trên:
Lời mở đầu (thưa gửi), lời giới thiệu các bạn
(lòch sự, lễ phép), có lời kết (VD: Cháu đã
giới thiệu xong về tổ cháu ạ.).
+Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ
theo đầy đủ các gợi ý, giới thiệu một cách
mạnh dạn, tự tin, nói được những điểm tốt
và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn,
những việc tốt các bạn làm được trong
tháng vừa qua. Rất đáng khen nếu lời giới
thiệu của em ấn tượng và hấp dẫn được
người nghe.
-GV gọi HS làm mẫu.
-GV cho HS làm việc theo tổ.
-GV cho đại diện các tổ thi giới thiệu.
-GV cho 1 nhóm HS đóng vai các vò khách
đến thăm lớp để tạo tình huống tự nhiên.
-GV nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2
-1 HS làm mẫu.
-HS làm việc theo tổ – từng em (dựa vào
các câu hỏi gợi ý tiếp nối nhau đóng vai
người giới thiệu).
-Các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
-Cả lớp nhận xét.
-HS cả lớp bình chọn người giới thiệu chân
thật, đầy đủ, gây ấn tượng nhất về các bạn
trong tổ mình.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV: hôm nay các em đã học giới thiệu về tập thể của mình. Các em cần chú ý thực hành
tốt bài tập này trong học tập và đời sống.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt, nhắc nhở những em làm bài chưa tốt
cần cố gắng hơn ở bài sau.
-GV nhắc HS chuẩn bò bài sau Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
Tiết 15: NGHE – KỂ: GIẤU CÀY
Trang 25