Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

skkn sử DỤNG sơ đồ tư DUY GIÚP học SINH học THUỘC bài ở NHÀ môn LỊCH sử lớp 9 TRƯỜNG THCS dĩ AN THỊ xã dĩ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.83 KB, 54 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DĨ AN.
TRƯỜNG THCS DĨ AN.

ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH HỌC
THUỘC BÀI Ở NHÀ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
TRƯỜNG THCS DĨ AN- THỊ XÃ DĨ AN.
Tác giả: Trịnh Thị Kim Hà.
Trường THCS Dĩ An.
Nơi thực hiện: Thị xã Dĩ An- Tỉnh Bình Dương.
MỤC LỤC:
I/ TÓM TẮT
II/ GIỚI THIỆU
III/ PHƯƠNG PHÁP
1-Khách thể nghiên cứu.
2-Thiết kế nghiên cứu
3-Qui trình nghiên cứu
4-Đo lường và thu thập dữ liệu
IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
V/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
VII/ PHỤ LỤC
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH HỌC THUỘC BÀI
Ở NHÀ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9.
TRƯỜNG THCS DĨ AN- THỊ XÃ DĨ AN.
I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI.
Đối với học sinh THCS hiện nay, khi Thầy Cô hỏi các em “Vì
sao các em lại không thích học môn Lịch Sử?”, thì hầu hết đều nhận các
câu trả lời tương tự: bài dài quá, giáo viên dạy xoay quanh sách giáo
khoa không có gì mới lạ, ngày tháng năm nhiều quá….Hoặc có những


câu trả lời thật lòng: “…cô giảng hay tụi em rất thích học nhưng tụi em
sợ học bài !”
Nắm bắt những khó khăn đó , giáo viên dạy Lịch Sử có thể cố
gắng tìm tòi mở mang kiến thức, lien hệ nhiều vấn đề trong thực tế làm
cho bài giảng của mình thêm hấp dẫn thu hút sự chú ý của học sinh.
Còn lại vấn đề quan trọng là các em ngại học bài ở nhà! Bài dài, nhồi
nhét quá nhiều kiến thức trong 1 tiết học chính là thực trạng của
chương trình Lịch Sử trong hiện tại. Vì thế giáo viên cần giúp cho Học
sinh học bài làm sao để chốt lại những vấn đề trọng tâm của bài, để giải
quyết vấn đề này thì học bằng sơ đồ tư duy là giải pháp khả thi có thể
ứng dụng được.
Trước hết trong quá trình giảng dạy giáo viên nên để cho học
sinh làm quen với việc xác định cho được những kiến thức trọng tâm
của bài, từ đó mới hình thành được sơ đồ tư duy.Sau khi làm quen cách
học này ở trên lớp giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà thông
qua sơ đồ tư duy.
Muốn vậy các em phải nắm bài từ khái quát đến chi tiết.Vừa học
bài các em vừa vẽ nháp sơ đồ khái quát bài trước rồi từ từ đi vào các
vấn đề chi tiết hơn.Để kiểm tra xem mình đã thuộc hay chưa thì các em
tự kiểm lại bằng cách tự phác họa sơ đồ tới đâu thì tự trả lời chi tiết đến
đó.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm chính là 2 lớp 9/6 và
lớp 9/7 Trường THCS Dĩ An, lớp 9/7 là lớp thực nghiệm còn lớp 9/6
là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm sẽ được sử dụng phương pháp
thay thế trong 6 tuần của Học kì I. Giáo viên sẽ dùng sơ đồ tư duy để
giảng dạy trong 1 vài phần nội dung bài và cả trong phần củng cố bài
đồng thời ở phần kiểm tra bài cũ cũng có thể cho HS lên bảng hoàn
thành sơ đồ tư duy của bài đã học.
Sau các bài kiểm tra 1 tiết trước và sau tác động dùng phương
pháp kiểm chứng T-Test cho thấy : giá trị TB của lớp đối chứng = 6,5 ,

giá trị TB của lớp thực nghiêm=7,5 .Kết quả kiểm chứng p= 0,002
Qua kết quả kiểm chứng cho thấy sơ đồ tư duy giúp các em học
bài dễ nhớ hơn, nắm được các kiến thức căn bản của bài giúp các em
đạt điểm trên TB của các bài kiểm tra.
II/GIỚI THIỆU.
Thực trạng dạy và học Lịch Sử hiện nay đã được báo chí, truyền
thông phản ánh khá nhiều, chất lượng học môn Lịch Sử ngày càng sa
sút, thái độ học sinh ngày càng thờ ơ với môn Lịch Sử.Nói đến nguyên
nhân của thực trạng này thì có nhiều: nào là chương trình nặng quá, thái
độ học lệch coi môn Lịch Sử là môn phụ, học bài nhiều quá học sinh
ngán ngẩm rồi buông lỏng luôn … Là giáo viên giảng dạy môn Lịch
Sử lớp 9 nhiều năm , phải nhìn nhận một điều nếu giải quyết về khía
cạnh thu hút sự chú ý của học sinh với bộ môn Lịch Sử thuộc về phần
lớn trách nhiệm của người thầy, của ngành nhưng làm sao để học sinh
chịu học bài ở nhà thì giáo viên phải tìm cách hổ trợ các em học sao cho
dễ nhớ, mau thuộc.
Trong thực tế giảng dạy Tôi để ý một điều là những câu hỏi kiểm
tra dù là kiểm tra miêng, 15 phút hay 1 tiết thì phần câu hỏi liên quan
đến giải thích, hiểu thì các em không thuộc bài nhưng nếu có nghe
giảng thì vẫn có thể trả lời được. Nhưng nếu câu hỏi nào thuộc nội dung
bài học mà không học bài thì các em bó tay.Hiện nay chúng ta đang
thực hiện yêu cầu cấp trên là ra đề kiểm tra theo ma trận, mà đối với lớp
9 phần “biết” có nghĩa là phần học bài số điểm chiếm từ 50 đến 60%
còn phần “hiểu” thì ít hơn , vậy nếu các em ngại học bài thì khó mà đạt
điểm TB .
GIẢI PHÁP THAY THẾ
Từ khi được bồi dưỡng về phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học, giáo viên đã hướng dẫn các em cách hệ thống hóa kiến
thức từ khái quát đến chi tiết nội dung bài học thông qua sơ đồ đó.Nếu
có thời gian trong phần củng cố bài học, tập cho học sinh vẽ lại sơ đồ tư

duy hệ thống kiến thức căn bản của cả bài.Đó là vấn đề giáo viên chỉ
mới sử dụng ngay trên lớp học, còn khi về nhà , khi học bài các em đã
biết dùng sơ đồ tư duy kiểm tra lại xem mình nhớ được bao nhiêu vấn
đề trọng tâm của bài hay chưa thì giáo viên cần phải hướng dẫn các em
và khi kiểm tra trên lớp giáo viên cũng nên chú ý cho học sinh trả bài
dựa trên sơ đồ tư duy.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bài học Lịch Sử 9 dài , nhiều sự kiện, muốn cho học sinh chịu
học bài, giáo viên cần hổ trợ cho các em cách học sao cho dễ thuộc bài ,
nhớ lâu đây chính là vấn đề giáo viên luôn mong muốn giải quyết cho
bằng được nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng
học tập môn Lịch sử trong nhà trường.Vậy khi sử dụng sơ đồ tư duy để
học sinh học bài ở nhà liệu có giúp các em học bài dễ thuộc hơn không?
Liệu các em có học bằng sơ đồ tư duy hay không?
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Khi học sinh biết tự hình thành sơ đồ tư duy cho bài học sẽ giúp
các em đi vào trọng tâm , biết gói gọn kiến thức nên học bài sẽ dễ thuộc
hơn, khi các em vừa học, vừa vẽ làm cho các em nhớ bài lâu hơn . Và
nếu học như vậy mà có kết quả tốt thì các em sẽ sử dụng phương pháp
này.
III/ PHƯƠNG PHÁP.
1/ Khách thể nghiên cứu:
Tôi là giáo viên của Trường THCS Dĩ An nên thực hiện đề tài
nghiên cứu tại trường để có những điều kiện thuận lợi trong quá trình
nghiên cứu.
*Giao viên:
Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử đã nhiều
năm luôn tâm huyết với nghề mình đã chọn, nên luôn trăn trở khi
thấy bộ môn mình giảng dạy không được học sinh chú tâm, yêu
thích , vì thế nếu làm được gì để lấy lại niềm vui học bộ môn

Lịch Sử thì bản thân tôi cũng sẽ cố gắng thật nhiều.
*Học sinh:
Tôi chọn học sinh 2 lớp 9 tại trường có trình độ học vấn
tương đương, hạnh kiểm tương đồng.
Bảng 1:
Trình độ học vấn, hạnh kiểm, giới tính của học sinh 2 lớp 9.
Lớp Số HS các nhóm HỌC LỰC HẠNH KIỂM
SS Nữ Nam Giỏi khá TB Yếu Tốt Khá TB
9/6 41 18 23 11 17 13 37 4
9/7 43 18 25 15 8 20 39 4
Đối với môn Lịch Sử, điểm TB của 2 lớp khá tương đương.
2/ Thiết kế:
Chọn 2 lớp 9 nguyên ven: lớp 9/7 là lớp thực nghiệm và lớp 9/6
là lớp đối chứng. Sau khi dạy 9 tuần đầu tiên của HK I cho 2 lớp làm
bài kiểm tra 1 tiết trước khi thực hiện tác động.Dùng phép kiểm chứng
T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số TB của 2 nhóm trước khi
tác động.
-Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
TBC 6,5 7,5
P 0,005 0,002
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm KT Trước tác TÁC ĐỘNG KT Sau tác động
động
9/7 O 1 Dạy, học bằng sơ đồ
tư duy.
O 3
9/6 O 2 X O 4
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.

3/ Qui trình nghiên cứu:
- Chuẩn bị bài của giáo viên:
Đối với lớp đối chứng dạy theo các phương pháp bình
thường không thực hiện phương pháp tác động.
Đối với lớp thực nghiệm: sau khi kiểm tra trước tác động
xong, từ tuần thứ 10 của học kì I bắt đầu hướng dẫn các em học
theo phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học trên lớp
và học bài ở nhà.
- Tiến hành dạy thực nghiệm:
Ứng dụng trong các tiết dạy bình thường theo thời khóa
biểu của trường trong 7 tuần tiếp theo của học kì I.
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm:
Môn,
lớp
Thứ,ngày Tiết
PPCT
Tên bài dạy
LỊCH
10 Bài 8: NƯỚC MĨ.
11 Bài 9: NHẬT BẢN.
12 Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU.
13 Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CTTG II.
14 Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ
YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ
THUẬT
16 Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
17 Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH

MẠNG VIỆT NAM TỪ SAU CTTG
I
4/Đo lường:
Cho 2 lớp thực nghiệm và đối chứng làm cùng 1 bài kiểm
tra 1 tiết với chung đề trước tác động, nội dung 4 bài học trong
10 tuần đầu năm.
- Bài kiểm tra sau tác động là kiểm tra 1 tiết của học kì I
gồm 6 câu trắc nghiệm (3đ), tự luận (7đ). Nội dung gồm 7 bài
dạy thực nghiệm.(Có đề bài, đáp án kèm theo trong phần phụ
lục).
- Tiến hành kiểm tra chấm bài:
Sau khi dạy xong 7 tuần thực nghiệm, tôi sẽ cho học sinh 2
lớp làm bài kiểm tra HK I cùng với các lớp khác trong khối vì
đây là thi HK I.
Chấm bài xong và lên bảng điểm.
IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5:
SO SÁNH ĐIỂM TB BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG.
ĐỐI CHỨNG THỰC NGHIỆM
Điểm TB 6,5 7,5
Độ lệch chuẩn 1,8 1,3
Giá trị p của T-Test 0,005 0,002
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn
0,6
Qua phân tích dữ liệu, kết quả trung bình kiểm tra giữa 2
nhóm thực nghiệm và đối chứng là 2 nhóm tương đương trước khi
tác động.
Sau khi hướng dẫn cách học bài bằng sơ đồ tư duy trên lớp và
cả học bài ở nhà thì kết quả bài thi sau tác động sau khi dùng phép

kiểm chứng ttest độc lập cho ra kết quả p= 0,002 cho thấy chênh
lệch giá trị trung bình giữa nhóm thực nghiệm(9/7) và nhóm đối
chứng (9/6) là có ý nghĩa.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn:
SMD=(7,5- 6,5): 1,8= 0,6.
Theo bảng tiêu chuẩn Cohen, chênh lệch trung bình là 0,6 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của học bài bằng sơ đồ tư duy là trung bình.
BÀN LUẬN:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm
có giá trị trung bình là 7,5.Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm
đối chứng là 7,0 vậy trung bình chênh lệch điểm số của 2 nhóm là
1,0 cho thấy sự khác biệt khá rõ rệt giữa nhóm thực nghiệm và lớp
đối chứng. Lớp được tác động có trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra sau tác
động là 0,6 cho thấy mức ảnh hưởng của việc học bài bằng sơ đồ tư
duy là trung bình.
Bằng phép kiểm chứng Ttest ta tính được giá trị p của trung
bình bài kiểm tra trước tác động của hai nhóm là p=0,005< 0,05 cho
thấy chênh lệch đó không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.
Giá trị p của 2 bài kiểm tra 2 nhóm sau tác động là p=0,002<
0,05 vậy kết quả cho thấy chênh lệch này có ý nghĩa.
HẠN CHẾ:
Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học thuộc bài ở nhà chỉ
giới hạn ở mức học sinh chỉ học thuộc ý chính, nội dung cơ bản là
phần lớn còn nắm hết toàn bộ nội dung chi tiết của bài đòi hỏi học
sinh phải học nhiều thêm ngoài những cái đưa lên sơ đồ.
Dùng cách học bài bằng việc hoàn tất sơ đồ tư duy của bài học
giáo viên chỉ mong học sinh đạt được mức điểm trung bình trở lên
mà thôi.
V/KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

• Kết luận:
Việc hệ thống hóa kiến thức bài học trên lớp và hướng dẫn
cho học sinh học bài mau thuộc bằng việc hoàn tất sơ đồ tư duy
của bài đã tác động phần nào đến việc nâng cao chất lượng học
tập của bộ môn. Vừa học, vừa vẽ , vừa viết sẽ giúp học sinh nhớ
lâu được bài học.
.Khuyến nghị:
Mong sao Bộ giáo dục đào tạo sớm phát hành bộ sách mới
với bài học cô đọng kiến thức, không nhồi nhét quá nhiều kiến
thức như trước đây góp phần làm cho học sinh đỡ ngán học bài.
Phân phối lại chương trình học cho hợp lí hơn có tiết bài tập, tiết
ôn bài mổi chương tạo điều kiện dạy và học thuận tiện hơn.
Các thầy cô muốn sử dụng phương pháp này phải kiên trì
một chút và chịu khó lúc đầu phải in các phiếu học tập có sơ đồ
tư duy câm cho học sinh học dần thành thói quen.
VI/TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Dạy học bằng sơ đồ tư duy trên Violet
Phần mềm iMindMap 4.0.
VII/PHỤ LỤC:
1/ KẾ HOẠCH BÀI HỌC:
Bài 8: NƯỚC MĨ.
I/ Mục tiêu bài học:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ có bước nhảy vọt:
thành tựu,hạn chế.
Chính sách đối ngoại của Mĩ. Mối quan hệ Việt Nam và Mĩ.
Rèn kĩ năng tổng hợp, đánh giá sự kiện, hệ thống hóa kiến thức
bằng sơ đồ tư duy.
Thiết bị dạy học: bản đồ Bắc Mĩ, hình ảnh, tư liệu liên quan đến
nước Mĩ.
II/Các hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG
HĐ 1:Trực quan bản đồ nước Mĩ:
giới thiệu vài nét về nước Mĩ
HĐ 2: khăn trãi bàn
Chia 4 nhóm
Chủ đề:
Vì sao nước Mĩ giàu lên nhanh
chóng sau chiến tranh?( 2 nhóm)
Nước Mĩ mạnh như thế tại sao lại
có lúcsuy giảm?(2 nhóm)
Vì sao Mĩ không bị chiến tranh tàn
phá?(GDMT)
1/TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC
MĨ SAU CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ HAI
Sau chiến tranh thế giới thứ hai,
Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư
bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ
thống TBCN. Trong những năm
1945- 1950, Mĩ chiếm hơn một
nửa sản lượng công nghiệp thế
giới( 56,4%), ¾ trữ lượng vàng
của thế giới. Mĩ có lực lượng quân
sự mạnh nhất thế giới tư bảnvà
độc quyền vũ khí nguyên tử
Trong những thập niên tiếp sau,
kinh tế Mĩ đã suy yếu tương đối và
không còn giữ ưu thế tuyệt đối
như trước kia. Điều đó do nhiều
nguyên nhân như: sự cạnh tranh

của các nước đế quốc khác, khủng
hoảng chu kì, những chi phí khổng
Bằng thực tế cho thấy những thành
công và thất bại trong chính sách
đối nội và đối ngoại của Mĩ?
Liên hệ Việt Nam
lồ cho việc chạy đua vũ trang và
các cuộc chiến tranh xâm lược
3/ Chính sách đối nội, đối ngoại
của Mĩ sau chiến tranh
Sau chiến tranh, Mĩ ban hành hàng
loạt các đạo luật phản động chống
Đảng cộng sản Mĩ, chống phong
trào dân chủ
Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu
nhằm ngăn chặn sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc và
của XHCN
Củng cố bài:
Hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy như sau:
* Dùng sơ đồ tư duy khuyết để hướng dẫn học sinh về nhà học bài:
Các em dựa vào mẩu học từng bước từ nội dung chính của bài thể
hiện qua các đề mục (Từ nhánh lớn ra đến nhánh nhỏ…) sau đó chốt lại
thành hệ thống các kiến thức căn bản của bài.
Sau khi học các em dùng sơ đồ tư duy còn trống, kiểm tra bài học
lại bằng cách điền vào từng nhánh một cách ngắn gọn.
Giáo viên sẽ dùng sơ đồ tư duy đó để kiểm tra bài cũ học sinh
trong giờ tới.
Tiết 11: Bài 9: NHẬT BẢN.
I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức
HSnắm được tình hình Nhật sau chiến tranh và quá trình cải cách
dân chủ của Nhật. Cho HS nắm được chính sách đối ngoại của Nhật
Bản
2/ Tư tưởng
Sự phát triển thần kì của Nhật có nguyên nhân quyết định là ý chí
tự cường, lao động hết mình, tôn trọng kĩ luật
Sự hợp tác giữa Nhật và nước ta đang phát triển
3/ Kĩ năng
Rèn kĩ năng bản đồ
Phát triển tư duy logich trong phân tích đánh giá sự kiện.So sánh
và liên hệ thực tế
II/ Thiết bị dạy học
Bản đồ và hình ảnh về Nhật
III/DẠY BÀI MỚI
Hoạt động dạy và học Nội dung
HĐ 1 Trực quan Bản đồ Nhật
Giới thiệu một số nét về nước Nhật
Tại sao nhật lại bị Mĩ chiếm đóng?
Điều kiện tự nhiên Nhật gặp những
khó khăn lớn nào?(GDMT)
1/ Tình hình Nhật Bản sau chiến
tranh
Là nước bại trận,bị tàn phá nặng
nề, xuất hiện nhiều khó khăn lớn,
bao trùm đất nước: nạn thất
nghiệp trầm trọng( 13 triệu
người), thiếu thốn lương thực,thực
phẩm và hàng tiêu dùng
Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ,

Những cải cách dân chủ của Nhật
có ý nghĩa như thế nào?
HSđọc SGK tìm hiểu những thành
tựu của Nhật từ 1950 1970
Nguyên nhân nào Nhật làm được
như thế?
Tại sao dùng từ “thần kì” để nói về
kinh tế Nhật?
nhiều cuộc cải cách dân chủ đã
được tiến hành: ban hành Hiến
pháp mới 1946, thực hiện cải cách
ruộng đất, xoá bỏ chủ nghĩa quân
phiệt và trừng trị các tội phạm
chiến tranh, ban hành các quyền
dân chủ Những cải cách này giúp
Nhật phát triển mạnh

2/ Nhật Bản khôi phục và phát
triển kinh tế sau chiến tranh
Từ những năm 50 đến đầu những
năm 70 TK XX,kinh tế Nhật pát
triển mạnh mẽ , coi là thần kì
Thành tựu: tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân là 15 %, tổng
sản phẩm quốc dân 1950 là 20 tỉ
USD1968 LÀ 183 tỉ USD đứng
thứ hai thế giới
Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm
kinh tế tài chính của TG
Nuyên nhân : con người Nhật

được đào tạo chu đáo và có ý chí
vươn lên, sự quản lí có hiệu quả
các công ti, vai trò điều tiết và đề
ra các chiến lược của chính phủ
Nhật
So sánh chính sách đối ngoại của
Nhật trước và sau chiến tranh?
LẬP BẢNG SO SÁNH
Trước
1945
Sau 1945
Chính trị
Xã hội
Quan hệ Nhật Việt hiện nay ra sao?
Trong thập kỉ 90 kinh tế Nhật bị
suy thoái kéo dài, có năm tăng
trưởng âm. Nền kinh tế Nhật đòi
hỏi cải cách theo hướng áp dụng
khoa học- công nghệ
3/Chính sách đối ngoại của Nhật
sau chiến tranh
Đối ngoại
Sau chiến tranh thi hành chính
sách lệ thuộc Mĩ , kí Hiệp ước an
ninh Mĩ- Nhật(9/1951)
Từ nhiều thập kỉ qua , Nhật thi
hành chính sách mềm mỏng về
chính trị, phát triển quan hệ kinh
tế đối ngoại, vươn lên thành
cường quốc về chính trị

Khi dạy bài 9 giáo viên có thể dùng sơ đồ tư duy hình thành
từng bước nội dung bài từng phần ngay trên bảng. Giáo viên cứ sử
dụng các phương pháp giảng dạy cho từng ý theo giáo án còn nội
dung ghi bài cho học sinh thì nằm trên sơ đồ tư duy.
Tiết 12 Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU.
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
HS cần nắm nét khái quát nhất của các nước tây Âu từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai. Xu thế liên kết giữa các nước trong khu vực đang
phát triển trên thế giới, tây Âu là khu vực đi đầu
2/ Tư tưởng
Cho HS nhận thức quan hệ, nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu
vực giữa các nước Tây Âu
Mối quan hệ giữa tây Âu và Mĩ từ sau chiến tranh
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Tây Âu
3/ Kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phương pháp tư duy tổng hợp
II/ Thiết bị dạy học
Lược đồ các nước trong liên minh châu Âu
III/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra
3/ Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG
Trực quan bản đồ châ Âu: giới
thiệu về các nước Tây Âu?
Vì sao Tây Âu lại là những nước
phát triển mạnh hơn Đông Âu?
(GDMT)
Tình hình của Tây Âu trong và sau

chiến tranh như thế nào?
Vì sao Mĩ lại ra sức giúp đỡ cho
các nước tây Âu?
Bằng các sự kiện thực tế cho thấy
chính sách đối ngoại của Tây Âu
như thế nào?
I/ TÌNH HÌNH CHUNG
- Về kinh tế: để khôi phục nền
kinh tế bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, các nước tây Âu đã
nhận viện trợ kinh tế của Mĩ
theo kế hoạch Macsan( 16
nước được viện trợ 17 tỉ
USD từ 1948 đến 1951).
Kinh tế được phục hồi nhưng
các nước tây Âu bị lệ thuộc
vào Mĩ
- Về chính trị: chính phủ các
nước tây Âu tìm cách thu
hẹp các quyền tự do dân chủ,
xoá bỏ các cải cách tiến bộ,
ngăn cản các phong trào
công nhân và dân chủ, củng
cố thế lực của giai cấp tư sản
cầm quyền
- Về đối ngoại, nhiều nước tây
Âu tiến hành cuộc chiến
Thảo luận: 4 nhóm 2 câu
Vì sao các nước tây Âu tham gia
vào khối Nato của Mĩ?

Quan hệ giữa tây Âu với Mĩ sau
chiến tranh là như thế nào?
Các nước tây Âu liên kết dựa vào
những điểm chung nào?
- chung nền văn minh
- trình độ không chênh lệch
nhiều
- quan hệ lâu đời
tranh tái chiếm thuộc địa.
Trong bối cảnh chiến tranh
lạnh , các nước tham gia
khối quân sự Bắc Đại Tây
dương( NATO) nhằm chống
lại Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu
- Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, nước Đức bị chia cắt
thành hai nhà nước: cộng
hoà Liên bang Đức và cộng
hoà dân chủ Đức, với các
chế độ chính trị đối lập nhau.
Tháng 10/1990, nước Đức
thống nhất trở thành một
quốc gia có tiềm lực về kinh
tế quân sự mạnh nhất tây Âu
- II/ SỰ LIÊN KẾT KHU
VỰC
Sau chiến tranh, ở tây Âu xu
hướng liên kết khu vực ngày
càng nổi bật và phát triển

+tháng 4/1951 cộng đồng than
thép châu Âu thành lập gồm 6
nước: Pháp, Đức , Ý, Bỉ, Hà
Lan, Luc-xăm-bua
3/1957 cộng đồng năng lượng
mục đích của sự liên kết tây Âu là
gì?
Những quyết định quan trọng của
Hội nghị Ma-a-tơ-rich có tác dụng
như thế nào đến tây Âu?
nguyên tử châu Âu và cộng
đồng kinh tế châu Âu(EEC)
được thành lập gồm 6 nước
trên. EEC chủ trương xoá bỏ
hàng rào thuế quan, thực hiện tự
do lưu thông hàng hoá , nhân
công,tư bản giữa 6 nước
7/1967 cộng đồng châu Âu (EC)
ra đời trên cơ sở sát nhập 3 cộng
đồng trên
12/1991 các nước EC họp hội
nghị Ma-a-tơ-rich(Hà Lan). Hội
nghị đã thông qua hai quyết
định quan trọng: xây dựng một
Liên minh kinh tế và một Liên
minh chính trị, tiến tới một nhà
nước chung châu Âu. Theo đòi
hỏi của sự phát triển, cộng đồng
châu Âu EC đổi thành Liên
minh EU .Từ 1/1/1999 đồng

tiền chung của Liên minh được
phát hành( đồng Euro). Tới nay
Liên minh châu Âu là Liên
minh kinh tế chính trị lớn nhất
thế giới gồm 25 nước( 2004)
Củng cố bằng sơ đồ tư duy như sau:
Tiết 13 Bài 11:
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Hs hiểu được về chiến tranh lạnh, trật tự 2 cực Ianta. Sự ra đời
của Liên hợp quốc
Tình hình của thế giới sau chiến tranh lạnh và các xu thế phát
triển của thế giới ngày nay
Cuộc đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu của loài người: hoà
bình độc lập dân tộc,, dân chủ và hợp tác
2/ Tư tưởng
Thây rõ những diễn biến phức tạp của thế giới nữa sau thế kỉ XX.
Đó là cuộc đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu của loài người: hoà
bình độc lập dân tộc,, dân chủ và hợp tác
3/ Kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích , nhận định về các sự kiện
lịch sử
II/ Thiết bị dạy học
Bản đồ thế giới, tranh ảnh tài liệu về Liên hợp quốc
III/ Tiến trình lên lớp
1/ ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Dạy bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG
HS đọc mục I sgk
Hoàn cảnh nào đưa đến hội nghị I-
an-ta?
Dùng hình ảnh cho HS nhận biết 3
nguyên thủ của Anh, Mĩ, Liên Xô?
Bản đồ thế giới: chỉ các khu vực
phân chia ảnh hưởng bởi Mĩ và
Liên Xô?
1/ Sự hình thành trật tự thế giới
mới
Vào giai đoạn cuối của chiến tranh
thế giới thứ hai, nguyên thủ của 3
cường quốcLiên Xô, Mĩ và Anh
gặp gỡ tại I-an-ta từ ngày 4 đến
11/2/1945, Hội nghị đã thông qua
những quyết định quan trọng về
phân chia các khu vực ảnh hưởng
ở châu Âu và châu Á giữa 2 cường
quốc Liên Xô và Mĩ
Những thoả thuận trên đã trở
thành khuôn khổ của trật tự thế
giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự
Liên hợp quốc thành lập nhầm làm
gì?
Giới thiệu thêm về Liên hợp quốc:
Từ 25/4 đến 26/6/1945 hội nghị
San-Franxixco(Mĩ) gồm đại biểu
50 nước tuyên bố thành lập Liên
hợp quốc

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
9/1977
Liên Hợp quốc có vai trò như thế
nào trong bảo vệ môi trường thế
giới?(GDMT)
Khăn trãi bàn: chia 4 nhóm
Chủ đề: chiến tranh lạnh có biểu
hiện như thế nào? Hậu quả ra sao?
thế giới 2 cực I-an-ta
2/ Thành lập Liên hợp quốc
Liên hợp quốc được chính thức
thành lập vào tháng 10/ 1945,
nhằm duy trì hoà bình an ninh thế
giới, phát triển mối quan hệ hữu
nghị giữa các quốc gia dân tộc,
thực hiện sự hợp tác quốc tế về
kinh tế, văn hoá, xã hội…
Trong hơn nữa thế kỉ qua, Liên
hợp quốc đã có vai trò quan trọng
trong việc duy trì hoà bình, an
ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ
nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước
phát triển kinh tế xã hội….
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
vào tháng 9/1977 và là thành viên
149
3/ Chiến tranh lạnh
Sau chiến tranh thế giới thứ hai
diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa

2 siêu cường Mĩ và Liên Xô và 2
phe TBCN và XHCN, mà đỉnh
điểm là chiến tranh lạnh

×