Giáo án Địa lý 10
Tiết 1 - Bài 2 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ
TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ (phương
pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp
bản đồ - biểu đồ).
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
và Atlat.
- Có kỹ năng sử dụng các hệ thống ký hiệu phù hợp với từng đối tượng địa lí khác nhau khi
thực hiện vẽ và điền các bản đồ.
- Có kỹ năng khi sử dụng, đọc các bản đồ.
3. Thái độ : Có ý thức hơn trong sử dụng bản đồ trong cuộc sống và học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ khung Việt Nam.
- Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu VN.
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Bản đồ phân bố dân cư Châu Á.
- Hình vẽ các kí hiệu khác nhau.
2. Đối với học sinh
- Át lát địa lí Việt nam.
- SGK Địa lí 10.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
Khởi động: Giáo viên cho học sinh quan sát một số bản đồ,ví dụ như bản đồ công nghiệp
Việt nam, bản đồ dân cư châu Á, bản đồ khí hậu Việt nam…Sau đó giáo viên nêu câu hỏi : bằng
các nào để biểu hiện các đối tượng địa lí khác nhau trên bản đồ? Chẳng hạn như các trung tâm
công nghiệp, các hướng gió, các khu vực dân cư đông đúc?
Giáo viên kết luận : Với những đối tượng địa lí khác nhau có các phương pháp biểu hiện khác
nhau.Cụ thể có những phương pháp nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học.
Hoạt động 1. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP KÍ HIỆU
1. Mục tiêu
- Kiến thức :
+ Học sinh biết được các đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu.
+ Hiểu được cách biểu hiện của các phương pháp, các dạng kí hiệu chủ yếu được sử dụng
.
- Kĩ năng :
+ Nhận biết được các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu trên bản đồ, Átlat.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở…
- Hình thức hoạt động cá nhân, nhóm
1
Giáo án Địa lý 10
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1: Hình thức cá nhân.
- GV nêu yêu cầu: đọc mục 1 trong SGK và cho biết
bố cục của mục 1 gồm những nội dung nào?
- HS trả lời
- GV gợi mở và chốt kiến thức cả về bố cục và nội
dung
Bước 2. Hình thức cả lớp
- GV cho HS xem các hình vẽ kí hiệu: cặp các kí hiệu
giống nhau nhưng kích thước khác nhau; cặp giống
nhau nhưng màu sắc khác nhau; cặp các kí hiệu khác
nhau.
- GV phát vấn HS có nhận xét gì về các cặp kí hiệu
Nội dung chính
1.Phương pháp kí hiệu
- Đối tượng biểu hiện: Thường biểu
hiện các đối tượng có sự phân bố theo
điểm cụ thể và những kí hiệu được đặt
chính xác vào vị trí phân bố của đối
tượng trên bản đồ.
- Cách biểu hiện trên bản đồ: kí hiệu
thể hiện đối tượng được đặt vào vị trí
mà đối tượng đó phân bố.
- Đặc điểm:
+ Biểu hiện được vị trí phân bố của
đối tượng
+ Biểu hiện số lượng của đối tượng
+ Biểu hiện chất lượng của đối tượng
Hoạt động 2. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ: 2.Phương pháp kí hiệu đường
nhóm 1, 4 nghiên cứu về PP đường chuyển động; chuyển động
nhóm 2, 5 nghiên cứu về phương pháp chấm điểm; - Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di
nhóm 3, 6 nghiên cứu về phương pháp bản đồ-biểu chuyển của các đối tượng,hiện tượng
đồ.
tự nhiên và kinh tế xã hội
Bước 2. GV nêu yêu cầu: Nghiên cứu hình 2.3 trong - Cách biểu hiện dùng các đường nét
SGK hoặc bản đồ Khí hậu VN; hình 2.4 trong SGK; có kích thức khác nhau, màu sắc khác
hình 2.5 và bản đồ Nông nghiệp VN; hình 2.6 trong nhau, kiểu loại khác nhau vẽ theo
SGK hoặc bản đồ Công nghiệp VN nhận xét và phân hướng của đối tượng.
tích về: Đối tượng biểu hiện và cách biểu hiện của - Đặc điểm:
từng phương pháp, đặc điểm.
+ Biểu hiện được hướng di chuyển
Bước 3. GV lần lượt cho 2 nhóm có cùng phương của đối tượng.
pháp biểu hiện treo kết quả và báo cáo, so sánh kết
+ Khối lượng của đối tượng di
quả làm được của hai nhóm. GV tiểu kết và chốt chuyển.
kiến thức.
+ Chất lượng của đối tượng di
chuyển.
3.Phương pháp chấm điểm
- Đối tượng biểu hiện: Phương pháp
chấm điểm biểu hiện các hiện tượng
có sự phân bố lẻ tẻ, phân tán,bằng
những điểm chấm có giá trị như nhau.
- Cách biểu hiện: dùng các chấm điểm
2
Giáo án Địa lý 10
để biểu hiện đối tượng, mỗi chấm đều
có một giá trị khác nhau
- Đặc điểm biểu hiện được:
+ Sự phân bố của các đối tượng.
+ Số lượng của các đối tượng.
4.Phương pháp bản đồ-biểu đồ
- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện giá
trị tổng cộng của một hiện tượng địa
lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách
dùng các biểu đồ để đặt vào phạm vi
các đơn vị lãnh thổ đó .
- Đặc điểm: biểu hiện được số lượng
của đối tượng, chất lượng của đối
tượng, cơ cấu của đối tượng.
Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố
Yêu cầu học sinh dựa vào Atlat địa lí , nhận biết một số phương pháp biểu hiện các đối
tượng địa lí trên một số bản đồ trong Át lat
2. Kiểm tra, đánh giá
So sánh hai phương pháp ký hiệu và phương pháp ký hiệu đường chuyển động hoàn
thành bảng sau
Phương pháp kí hiệu
Phương pháp đường chuyển
động
Giống nhau
Đối
tượng
Khác nhau
biểu hiện
Cách
biểu
hiện
Đặc điểm
3. Dặn dò chuẩn bị bài học tiếp theo: bản đồ, Át lát (nếu có)
Tiết 2 - Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP, ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
Hiểu được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng, hiện
tượng và phân tích các mối quan hệ địa lý.
2. Kĩ năng
Có kỹ năng sử dụng bản đồ, atlat trong học tập và đời sống.
3. Thái độ:
Thấy được vai trò quan trọng của bản đồ và có thói quen sử dung bản đồ trong học tập và
đời sống…
II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên.
- Một số bản đồ về địa lí tự nhiên và địa lí KTXH
3
Giáo án Địa lý 10
- Tập bản đồ thế giới và các châu lục, atlat địa lí Việt nam
2. Đối với học sinh.
- Átlat địa lí Việt nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh thấy được vai trò và sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống đời
sống
- Thái độ: Học sinh có thói quen sử dung bản đồ trong học tập và đời sống…
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở,
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Kỹ thuật phỏng vấn nhanh
3. Các bước hoạt động
Hoạt động 1. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhanh yêu I.Vai trò của bản đồ trong học tập
cầu cả lớp suy nghĩ và phát biểu vai trò của bản đồ và đời sống.
trong học tập và đời sống.
- Trong học tập : bản đồ là phương
tiện để học sinh học tập và rèn luyện
Bước 5:GV chốt kiến thức
các kỹ năng địa lí tại lớp, ở nhà và
kiểm tra…
- Trong đời sống.
+ Xác định đường đi..
+ Phục vụ cho các ngành sản xuất:
công nghiệp ,nông nghiệp và dịch vụ.
+ Phục vụ trong quân sự…
Hoạt động 2. TÌM HIỂU VỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ VÀ ATLAT TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI
SỐNG
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng,
hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lý.
- Kĩ năng: Có kỹ năng sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập và đời sống.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề với các kỹ thuật
dạy học sử dụng các phương tiện trực quan, kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở…
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu và giao 1. Những vấn đề cần lưu ý trong
nhiệm vụ dựa vào các bản đồ 2.2 ;2.3 ;2.4 ;2.5… và trả quá trình học tập địa lí trên cơ sở
lời các câu hỏi:
bản đồ.
- Nhóm 1, 4: Nước ta có những nhà máy nhiệt điện - Chọn bản đồ phù hợp.
4
Giáo án Địa lý 10
nào? Và phân bố ở đâu?
- Nhóm 2, 5: Ở Châu Á, khu vực nào dân cư đông đúc?
- Nhóm 3, 6: Nước ta có những loại gió chính nào?
Thời gian và phạm vi hoạt động?
Bước 2 : HS báo cáo kết quả, GV chốt kiến thức.
Bước 3: GV nêu câu hỏi phụ: hãy nêu các bước để tìm
câu trả lời câu hỏi trên và nêu những lưu ý khi sử dụng
bản đồ để học tập địa lí.
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức.
Bước 5. Trên cơ sở kết quả của các nhóm, GV phát vấn
HS giải thích tại sao?
HS thực hiện theo gợi ý của GV.
Dựa vào phần giải thích GV kết luận về mối quan hệ
giữa các yếu tổ địa lí trong bản đồ
- Đọc bản đồ phải biết tỷ lệ của bản
đồ và kí hiệu trên bản đồ.
- Xác định phương hướng trên bản
đồ.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các
yếu tố địa lí trên bản đồ.
2. Mối quan hệ giữa các yếu tố
địa lí trong bản đồ, trong Atlat.
Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố :
Yêu cầu học sinh đọc một số bản đồ về địa lí tự nhiên và địa lí KTXH : Bản đồ dân cư Việt nam,
bản đồ khí hậu Việt nam
2. Kiểm tra, đánh giá
Câu 1. Một bản đồ có tỉ lệ là 1: 3000 000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với
A. 30 km ngoài thực địa
B. 300 km ngoài thực địa
C. 3 km ngoài thực địa
D. 3000 km ngoài thực địa
Câu 2. Trong bản đồ, đầu trên của đường kinh tuyến chỉ hướng
A. Nam
B. Bắc
C. Đông
D. Tây
Ngoài ra GV có thể hỏi thêm các câu 2,3 trang 16 SGK
3. Dặn dò chuẩn bị bài học tiếp theo: chuẩn bì bài thực hành
Tiết 3 - Bài 4 : THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN CÁC
ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Học sinh phải hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lý và từng phương pháp biểu hiện ở các
loại bản đồ khác nhau.
2. Kĩ năng:
- Xác định được các đối tượng địa lý và phương pháp biểu hiện các đôi tượng địa lý trên
bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Các bản đồ công nghiệp,nông nghiệp Việt Nam.
- Phóng to các hình 2.2, 2.3, 2.4 và 2.5 trong SGK.
5
Giáo án Địa lý 10
2. Đối với học sinh
Ôn tập kỹ kiến thức của bài 2 để làm tốt bài thực hành. Chuẩn bị bản đồ công nghiệp, nông
nghiệp Việt Nam (nếu có).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.
2. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1. TÌM HIỂU CÁCH ĐỌC BẢN ĐỒ
1. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp làm việc theo nhóm
- Đàm thoại gợi mở.
2. Các bước hoạt động
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của bài thực hành
Bước 2: Phân công và giao bản đồ dã chuẩn bị trước cho các nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu bản đồ 2.2.
Nhóm 2: Tìm hiểu bản đồ 2.3.
Nhóm 3: Tìm hiểu bản đồ 2.4.
Nhóm 4: Tìm hiểu bản đồ 2.5.
Bước 3: Hướng dẫn các nhóm đọc bản đồ đã được phân công theo trình tự sau:
Tên bản đồ
Nội dung bản đồ
Phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ
Tên phương pháp
Đối tượng biểu hiện của phương pháp
Khả năng biểu hiện của phương pháp.
Bước 4 : Lần lượt các nhóm lên trình bày về các phương pháp đã được phân công:
- Nhóm 1 : Phương pháp ký hiệu
- Nhóm 2 : Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
- Nhóm 3 : Phương pháp chấm điểm
- Nhóm 4 : Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
Bước 5 : Giáo viên nhận xét nội dung trình bày của các nhóm và tổng kết bài thực hành.
Hoạt động 2. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố: GV nhắc lại một cách khái quát nhất các bước để đọc bản đồ
2. Kiểm tra, đánh giá (một số câu hỏi và bài tập)
Câu 1. Trên hình 2.2 (SGK Địa lí 10), phương pháp dùng để biểu hiện các đối tượng nhà
máy điện trên bản đồ là
A. kí hiệu
B. kí hiệu đường chuyển động
C. chấm điểm
D. bản đồ – biểu đồ
Câu 2. Trên hình 2.3 (trang 11, SGK Địa lí 10), phương pháp dùng để biểu hiện hướng gió
và bão trên bản đồ là
A. kí hiệu
B. kí hiệu đường chuyển động
C. chấm điểm
D. bản đồ – biểu đồ
Câu 3. Trên hình 2.4 (trang 12, SGK Địa lí 10), phương pháp dùng để biểu hiện sự phân bố
dân cư trên bản đồ là
A. kí hiệu
B. kí hiệu đường chuyển động
6
Giáo án Địa lý 10
C. chấm điểm
D. bản đồ – biểu đồ
3. Chuẩn bị bài học tiếp theo:
Sưu tầm những tài liệu, hình hảnh về Vũ trụ, Trấi đất, hệ Mặt Trời
CHƯƠNG II: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ
CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Tiết 4 - Bài 5. VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG
TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được về khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của
Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích hệ quả chuyển động tự quay
quanh trục của Trái Đất.
- Xác định được các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất.
3. Thái độ:
- Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể, sự tồn tại khách
quan của tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Quả địa cầu
-Tranh ảnh về hệ Mặt trời.
- Đĩa CD, băng hình về Vũ trụ, Trái đất và bầu trời.
- Hình vẽ phóng to sự luân phiên ngày đêm, sự lệch hướng chuyển động của vật thể.
2. Đối với học sinh: Tài liệu, hình hảnh về Vũ trụ, Trái đất, hệ Mặt Trời (nếu có)
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
Khởi động: Em biết gì về Hệ mặt trời, về Trái Đất trong hệ Mặt trời và vũ trụ? Em có
những băn khoăn thắc mắc gì về Vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất mà em cần được giải đáp ? Đây
chính là những nội dung ta sẽ học trong tiết học này..
Hoạt động 1: KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT
TRONG HỆ MẶT TRỜI
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được về khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong
Hệ Mặt Trời
- Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, hiểu và trình bày các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
- Thái độ: Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể, sự tồn tại
khách quan của tự nhiên.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
7
Giáo án Địa lý 10
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Các kỹ thuật dạy học: kỹ thuật động não, kỹ thuật phỏng vấn nhanh, kĩ thuật phòng
tranh, kĩ thuật so sánh.
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1: GV nêu yêu cầu HS xem đoạn băng sau và
cho biết một số quan niệm: dải Thiên hà, Ngân hà là
gì?; quan niệm về Vũ Trụ.
(Trường hợp không có đoạn băng GV cho HS quan
sát tranh và giảng giải, kết hợp với phát vấn)
Bước 2 : HS có thể khai thác thêm kiến thưc trong
SGK để trả lời. GV chốt kiến thức.
Bước 3 : Giáo viên chuẩn kiến thức.
Nội dung chính
1.Vũ trụ.
- Thiên hà là tập hợp gồm nhiều thiên
thể, bụi khí, bức xạ điện từ…
- Dải Ngân hà là một thiên hà trong
vũ trụ có chứa Hệ Mặt trời (gồm Mặt
Trời và các hành tinh của Mặt Trời,
trong đó có Trái Đất). Dải Ngân hà
chỉ là một trong vô số Thiên hà của
vũ trụ.
- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận
chứa hàng trăm tỷ thiên hà.
8
Giáo án Địa lý 10
Bước 4: GV chia HS ra thành 6 nhóm, mỗi nhóm đều
thực hiện yêu cầu sau: dựa vào hình 5.2 và mô tả về
Hệ Mặt Trời: Cấu tạo hệ Mặt Trời; Kể tên các hành
tinh trong Hệ mặt trời theo thứ tự xa dần; Vị trí của
Trái Đất trong hệ Mặt Trời; Trái Đất có những chuyển
động nào?
Thời gian: khoảng 5 phút. Các nhóm thi đua hoàn
thành yêu cầu. Sản phẩm của các nhóm được treo lên
để so sánh kết quả.
Bước 5: GV gọi đại diện 01 nhóm HS lên bảng chỉ
vào tranh và thuyết trình các nhóm khác bổ sung. GV
chốt kiến thức.
GV có thể mở rộng và giảng giải thêm: Khi Trái đất
tự quay quanh trục thì vị trí nào không thay đổi ? Tại
sao Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời
có sự sống?
Trái đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng
ngược chiều kim đồng hồ từ Tây sang đông thời gian
24 h/ 1 vòng quay. Và chuyển động quay quanh Mặt
trời quỹ đạo hình elíp, theo hướng ngược chiều kim
đồng hồ theo thời gian là 365 ngày 5h48phút 46 giây.
Chuyển ý: Vậy các chuyển động của Trái đất đã mang
lại hệ quả gì?
2. Hệ Mặt Trời.
- Hệ Mặt trời là một tập hợp các thiên
thể nằm trong dải Ngân Hà.Hệ Mặt
Trời gồm có Mặt Trời ở vị trí trung
tâm cùng với các thiên thể chuyển
động xung quanh…
- Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh.
Trái Đất ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt
Trời.
3. Trái Đất trong Hệ mặt Trời.
- Trái đất là hành tinh có vị trí thứ 3
tính từ Mặt trời.
- Các chuyển động của Trái Đất
+ Chuyển động tự quay quanh trục.
+ Chuyển động xung quanh Mặt
trời.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY
QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu.
- Kiến thức : Học sinh có thể hiểu và trình bày được các hiện tượng : luân phiên ngày và
đêm trên Trái đất. giờ trên Trái đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái
đất.
- Kĩ năng :
+ Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích hệ quả chuyển động tự
quay quanh trục của Trái Đất.
+ Biết tính giờ của các địa phương trên trái đất..,biết được sự lệch hướng các vật thể trên
trái đất để ứng dụng vào những điều kiện thực tế.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp đàm thaọi gợi mở
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
3. Các bước hoạt động.
9
Giáo án Địa lý 10
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1. Giáo viên sử dụng quả địa cầu, minh hoạ
chuyển động tự quay của Trái Đất. Sau đó GV phát
vấn HS: (1) Trái đất có hình dạng như thế nào? (2)
Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm, ngày đêm
luân phiên nhau ở mọi vị trí trên Trái Đất.
HS trả lời. GV chốt kiến thức
Nội dung chính
1. Sự luân phiên ngày, đêm.
- Hình khối cầu của Trái Đất luôn được
chiếu sáng một nửa, còn một nửa không
được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra hiện
tượng ngày và đêm.
- Trái Đất lại quay quanh trục vì vậy vị
trí được chiếu sáng luân phiên nhau và
sinh ra hiện tượng luân phiên ngày và
đêm ở mọi nơi trên Trái Đất
Bước 2. GV cho từng cặp đôi nghiên cứu SGK và 2.Giờ trên Trái đất và đường chuyển
cho biết: HS hiểu thế nào là giờ địa phương; giờ ngày quốc tế.
múi; giờ quốc tế; đường chuyển ngày quốc tế.
- Giờ địa phương (Giờ mặt trời): Các
HS đọc SGK và trả lời. GV chốt kiến thức.
địa điểm thuộc các kinh tuyến khác
nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ địa phương không thuận tiện cho
đời sống xã hội do đó người ta chia Trái
Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng
150 kinh tuyến. Các địa phương nằm
Bước 3. GV cho HS làm bài tập tính giờ sau:
cùng một múi sẽ thống nhất một giờ đó
Dựa vào hình 5.3 SGK hãy tính giờ của các địa là giờ múi.
điểm và điền vào bảng sau:
- Giờ quốc tế : Giờ ở múi giờ số 0 được
lấy làm giờ quốc tế hay gọi là giờ GMT.
Địa điểm
Thuộc múi giờ Thời gian lúc
- Đường chuyển ngày quốc tế: là đường
số
tính
quy định để đổi ngày.và được quy định
Hà Nội
7
8 giờ
ở múi giờ số 12, qua kinh tuyến 1800.
Pa-ri
Như vậy nếu đi từ Tây sang Đông qua
Mat-xcơ-va
kinh tuyến 1800 thì phải lùi lại một ngày
Tô-ki-ô
lịch và ngược lại.
Bước 4. GV hướng dẫn HS về nhà đọc phần Sự 3. Sự lệch hướng chuyển động của các
lệch hướng chuyển động của các vật thể:
vật thể.
+ Lực làm lệch hướng là gì?
- Lực làm lệch hướng là lực Coriolit.
+ Tại sao có sự lệch hướng chuyển động của các - Nguyên nhân: Do Trái đất tự quay
vật thể..?
quanh trục theo hướng ngược chiều kim
+ Hệ quả của lực Côriolits?
đồng hồ.
- Biểu hiện : Các vật thể chuyển động ở
nửa cầu Bắc lệch về bên phải, nửa cầu
nam lệch về bên trái.
- Hệ quả: Lực Côriôlit tác động đến sự
chuyển động của các khối khí, dòng
biển, đường đạn bay trên bề mặt Trái
đất.
Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố và kiểm tra đánh giá
10
Giáo án Địa lý 10
a. Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống (…) trong đoạn văn sau:
Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm……………. khu vực giờ. Giờ chung của khu vực là
giờ chính xác của……………………. đi qua giữa khu vực. Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi
qua, được coi
là khu vực giờ…………….. Nước ta nằm ở khu vực
giờ……………………………….
b. Các câu dưới đây đúng hay sai?
1.Do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa được Mặt Trời chiếu
sáng.
O Đúng
O Sai
Nhờ có sự vận động tự quay nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
O Đúng
O Sai
Do Trái Đất tự quay theo hướng từ Đông sang Tây nên hằng ngày ta thấy Mặt Trời cũng
mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.
O Đúng
O Sai
Do Trái Đất tự quay quanh trục nên các vật chuyển động ở nửa cầu Bắc đều bị lệch về bên
trái còn các vật chuyển động ở nửa cầu Nam bị lệch về bên phải (nếu nhìn xuôi theo hướng
chuyển động).
O Đúng
O Sai
2. Chuẩn bị bài học tiếp theo: GV giao HS đọc trước bài ở nhà
Tiết 5 - Bài 6 : HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI
CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời:
Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích hệ quả chuyển động xung
quanh Mặt trời của Trái Đất.
3. Thái độ: Có ý thức tìm kiếm và xử lý thông tin về các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt
trời của Trái Đất.
- Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Phóng to các hình 6.1, 6.2, 6.3 trong SGK
- Mô hình Trái Đất - Mặt trời.
2. Đối với học sinh
- Đọc trước bài ở nhà.
- Chuẩn bị các tư liệu, hình ảnh, video về hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (nếu
có)
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học : Có lẽ không ai trong chúng ta không biết câu ca dao:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
11
Giáo án Địa lý 10
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Vì sao lại có hiện tượng được phản ánh trong câu ca dao trên, các em sẽ tìm thấy lời giải
đáp câu hỏi này qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN
HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh, chuyển động biểu kiến
của Mặt trời giữa 2 chí tuyến.
- Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích chuyển động biểu
kiến hàng năm của Mặt trời giữa 2 chí tuyến.
- Thái độ: Có ý thức tìm kiếm và xử lý thông tin về các hệ quả chuyển động xung quanh
Mặt trời của Trái Đất. Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp sử dụng giáo cụ trực quan
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. GV nêu vấn đề nếu hàng ngày chúng ta quan I. Chuyển động biểu kiến hàng năm
sát Mặt Trời chuyển động, chúng ta có nhận xét gì về của mặt trời
hiện tượng tự nhiên này.
- Chuyển động biểu kiến là chuyển
HS: Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây.
động không có thực của Mặt Trời
GV liên hệ với kiến thức đã học về chuyển động của giữa hai chí tuyến.
Trái Đất quanh Mặt Trời để giải thích rằng chuyển - Nguyên nhân: Trục Trái đất nghiêng
động trên là không có thật và người ta gọi chuyển và không đổi phương khi chuyển
động đó là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. GV động quanh Mặt trời.
chốt kiến thức.
- Mặt trời lên thiên đỉnh (tia sáng mặt
Bước 2. GV cho HS nhận xét hình 6.1 mô tả về trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề
chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và cho biết khu mặt đất) diến ra ở :
vực nào có hai lần, một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Chí tuyến Bắc: vào ngày 22/6
HS thực hiện GV gợi mở và chốt kiến thức
+ Chí tuyến Nam: vào ngày 22/12
+ Xích đạo: vào ngày 21/3 ; 23/9
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC MÙA TRONG NĂM
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh hiểu và giải thích được hiện tượng mùa trong năm, sự trái ngược
nhau về giữa hai bán cầu.
- Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích hiện tượng mùa
trên Trái Đất, sự trái ngược nhau về mùa giữa hai bán cầu.
- Thái độ: Có ý thức tìm kiếm và xử lý thông tin về các hệ quả chuyển động xung quanh
Mặt trời của Trái Đất. Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên,hiên tượng mùa trên trái đất và
liên hệ với hiện tượng mùa và ảnh hưởng của sự phân mùa đến đời sống, sản xuất.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, kết hợp với khai thác kênh hình
12
Giáo án Địa lý 10
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận.
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1: GV cho HS đọc mục II trong
SGK và tóm tắt lại mục II nói về những vấn đề gì?
HS thực hiện. GV chốt lại mục II nói
về Khái niệm về mùa; nguyên nhân sinh ra mùa; các
mùa trong năm.
Bước 2. GV cho từng cặp thảo luận với yêu cầu: Dựa
vào hình 6.2 xác định thời gian từng mùa. Liên hệ
với Việt Nam về thời gian và đặc điểm thời tiết, khí
hậu.
Bước 3 : Giáo viên chuẩn kiến thức.
Nội dung chính
II. Các mùa trong năm:
- Mùa là một phần thời gian của năm
có những đặc điểm riêng về thời tiết và
khí hậu.
- Mỗi năm có 4 mùa, tuy nhiên có cách
tính theo dương lịch, có cách tính theo
âm-dương lịch khác nhau. Nhưng cách
tính theo dương lịch ở Bắc Ban cầu lấy
4 ngày là ngày khởi đầu của mùa (Nam
bán cầu ngược lại)
+ Xuân phân: 21/3
+ Hạ chí: 22/6
+ Thu phân: 23/9
+ Đông chí: 22/12
- Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam
bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất
nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của
Trái Đất và trong suốt năm trục này
không đổi phương khi chuyển động
nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần
lượt ngả về phía mặt trời, nhận được
lượng nhiệt khác nhau và thời gian
chiếu sáng khác nhau, sinh ra mùa.
Tiết 5 - Bài 6 : HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI
CỦA TRÁI ĐẤT (tiếp theo)
Hoạt động 3: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN
THEO MÙA VÀ VĨ ĐỘ
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của trái đất xung quanh
mặt trời: ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ (Biểu hiện và nguyên nhân)
- Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích hiện tượng ngày
đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Thái độ: Có ý thức tìm kiếm và xử lý thông tin về các hệ quả chuyển động xung quanh
Mặt trời của Trái Đất.Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp nêu vấn đề
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
13
Giáo án Địa lý 10
Bước 1: GV nhắc lại nguyên nhân sinh ra ngày
đêm dài ngắn khác nhau (ND ở hoạt động trên).
Bước 2. GV chia lớp thành 6 nhóm, nhóm 1,2,3
hoàn thành phiếu học tập 1, nhóm 4,5,6 hoàn
thành phiếu học tập 2.
Bước 4 : Giáo viên kết luận và chốt kiến thức.
III- Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo
vĩ độ
- Nguyên nhân do trục trái đất nghiêng và
không đổi phương khi chuyển động, tùy vị
trí trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài
ngắn khác nhau (theo vĩ độ) và theo mùa.
- Mùa xuân, mùa hạ: Ngày dài hơn đêm.
- Mùa thu, mùa đông: Ngày ngắn hơn đêm
- Xích đạo ngày đêm dài bằng nhau.Càng
xa xích đạo thời gian ngày đêm càng
chênh lệch nhiều.
- Vùng gần cực, vùng cực có ngày đêm dài
24 giờ. Vùng cực có 6 tháng ngày và 6
tháng đêm.
Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố và kiểm tra, đánh giá.
a. Chọn câu đúng sai
1. Nửa cầu nào là mùa hạ thì ở đó có ngày dài đêm ngắn, còn nửa cầu nào là mùa đông thì
ở đó có ngày ngắn đêm dài.
A. Đúng
B. Sai
2. Các địa điểm nằm trên Xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau.
A. Đúng
B. Sai
3. Các địa điểm nằm càng gần Xích đạo thì sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng biểu hiện
rõ.
A. Đúng
B. Sai
4. Hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24h chỉ có ở miền cực.
A. Đúng
B. Sai
b. Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau
1. Ở vĩ độ 66o33' Bắc và Nam, những ngày có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ là
A. 21 tháng 3 và 22 tháng 6.
B. 22 tháng 6 và 23 tháng 9.
C. 23 tháng 9 và 22 tháng 12.
D. 22 tháng 12 và 22 tháng 6.
2. Ở cực Bắc có 6 tháng toàn là ngày (không có đêm), đó là thời gian:
A. từ 22 tháng 12 đến 22 tháng 6.
B. từ 21 tháng 3 đến 23 tháng 9.
C. từ 22 tháng 6 đến 22 tháng 12.
D. từ 23 tháng 9 đến 21 tháng 3.
3. Ở cực Nam có 6 tháng toàn là đêm (không có ngày), đó là thời gian:
A. từ 22 tháng 12 đến 22 tháng 6.
B. từ 21 tháng 3 đến 23 tháng 9.
C. từ 22 tháng 6 đến 22 tháng 12.
D. từ 23 tháng 9 đến 21 tháng 3.
14
Giáo án Địa lý 10
3. Dặn dò học bài và chuẩn bị bài ở nhà.
PHỤ LỤC
Phiếu học tập 1
Đặc điểm thời gian ngày đêm
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa Đông
Thông tin phản hồi
Đặc điểm thời gian ngày đêm
Mùa xuân
- Ngày dài hơn đêm. Song ngày càng dài, đêm càng ngắn khi Mặt Trì gần chí
tuyến Bắc
- Số ngày có thời gian ngày đêm bằng nhau (12h) 1 ngày, ngày 21/3
Mùa hạ
- Ngày dài hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần,
đêm càng dài dần
- Ngày 22/6 có thời gian ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất
Mùa thu
- Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng xuống dần chí tuyến Nam, ngày càng
ngắn, đêm càng dài.
- Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm (12h)
Mùa Đông
- Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần xích đạo thì ngày dài dần, đêm ngắn
dần.
- Ngày 22/12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất.
Phiều học tập 2.
a. Hãy nhận xét ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ.
b. Dựa vào bảng số liệu sau
Vĩ độ Bắc
66033'
700
750
800
850
900
Số ngày có ngày
1
65
103
134
161
186
dài 24 giờ
- Em có nhận xét gì về số ngày có ngày dài suốt 24 giờ từ 66033' B đến 900 B.
- Tại sao có sự thay đổi đó ?
Thông tin phản hồi
a. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ
- Ở Xích đạo quanh năm có ngày đêm bằng nhau
- Càng xa xích đạo thời gian ngày đêm càng chênh lệch nhiều
- Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm suốt 24 h. Càng gần cực số
ngày, đêm đó càng tăng. Ở cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
b.
- Số ngày có ngày dài suốt 24 giờ tăng dần.
- Trục Trái Đất nghiêng 66033’ và không đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời.
Càng lên vĩ độ cao thì vào mùa hạ càng ngả về phía Mặt Trời, phần đạt được chiếu sáng càng
nhiều, số ngày có ngày dài suốt 24 giờ càng tăng.
CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
15
Giáo án Địa lý 10
CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ
Bài 7 : CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT, THẠCH QUYỂN.
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành
phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái
- Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo Mảng và vận dụng thuyết kiến tạo
mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái Đất qua hình vẽ, vị trí và độ dày của các lớp cấu trúc
Trái Đất.
- Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng.
3. Thái độ :
Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học trong công việc nghiên cứu cấu
trúc của Trái Đất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Hình vẽ về cấu tạo của Trái Đất
- Hình vẽ về các cách tiếp xúc của các mảng Kiến tạo.
2. Đối với học sinh
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cấu trúc của Trái Đất (nếu có)
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu
- Kiến thức :
+ Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của TĐ về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành
phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái
+ Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất
- Kĩ năng :
Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái Đất qua hình vẽ, vị trí và độ dày của các lớp cấu
trúc Trái Đất.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp thuyết trình
3. Các bước hoạt động
16
Giáo án Địa lý 10
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1. GV Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 7.1
SGK và cho biết Trái Đất được cấu trúc bao gồm các
lớp nào theo thứ tự từ ngoài vào trong
HS trả lời GV chốt thông tin
Bước 2. GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và giao
nhiệm vụ cho các nhóm theo phiếu học tập, các nhóm
được giao nhiệm vụ như nhau.
HS thực hiện và treo kết quả của nhóm để so sánh các
nhóm với nhau. GV gọi đại diện 01 nhóm trình bày
các nhóm khác bổ sung. GV chốt kiến thức bằng bảng
thông tin phản hồi (Phụ lục)
GV có thể mở rộng thêm kiến thức:
+ So sánh sự khác nhau của lớp vỏ lục địa và lớp vỏ
đại dương (Khác nhau về độ dày, về cấu tạo…)
+ Vai trò của lớp Man ti đối với bề mặt địa hình Trái
Đất ?
Bước 3 : GV giảng giải cho HS về thạch quyển
Nội dung chính
I. Cấu trúc Trái Đất
- Trái đất được cấu tạo gồm 3 lớp :
Lớp Vỏ Trái đất
Lớp Man ti
Lớp nhân Trái đất.
Khái niệm Thạch quyển :
Thạch quyển bao gồm vỏ trái đất và
phần trên của lớp manti (đến độ sâu
100km) được cấu tạo bởi các loại đá
khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng ở
ngoài cùng của trái đất.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU THUYẾ KIẾN TẠO MẢNG
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo Mảng và vận dụng thuyết
kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi
lửa.
- Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, kết hợp với sử dụng tranh ảnh để minh họa, giảng giải
- Phương pháp thuyết trình.
3. Các bước hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. GV cho HS hoạt động theo cạp II. Thuyết kiến tạo mảng:
đôi: quan sát hình 7.3, 7.4, 7.5 trả lời các - Khái niệm : Vỏ trái đất trong quá trình hình
câu hỏi sau:
thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy
- Nêu tên 7 mảng kiến tạo lớn
và tách ra một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị
- Các mảng kiến tạo có mấy kiểu tiếp xúc? là một mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.
Các kiểu tiếp xúc đó hình thành nên các dạng - Có 7 mảng kiến tạo lớn.
địa hình gì?
- Các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:
+ Tiếp xúc dồn ép: Hình thành các dãy núi,
- Các mảng kiến tạo gồm những bộ phận lục vực sâu.
địa nổi trên bề mặt trái đất và những bộ phận + Tiếp xúc tách dãn: Tạo ra các dãy núi ngầm
lớn của đáy đại dương.
ở đại dương.
- Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được - Những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo
17
Giáo án Địa lý 10
trên lớp manti do hoạt động của các dòng đối sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa.
lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong
tầng manti trên.
Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố và kiểm tra đánh giá
Câu 1. Cấu trúc của Trái Đất từ ngoài vào trong là
A. nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti
B. nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất
C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất
D. lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất
Câu 2. Ở Đại Tây Dương có sống núi ngầm dưới đại dương chạy theo hướng Bắc – Nam,
đó là kết quả của
A. mảng Bắc Mĩ và Á - Âu xô vào nhau
B. mảng Bắc Mĩ và Á - Âu tách rời nhau
C. mảng Bắc Mĩ và Á - Âu hút chờm lên nhau
D. mảng Philipin và Thái Bình Dương xô vào nhau
3. Chuẩn bị bài học tiếp theo
PHỤ LỤC
Phiếu học tập
Cấu tạo của Trái Đất
Yếu tố
Đặc điểm lớp Vỏ Đặc điểm lớp Manti
Trái Đất
Vị trí
Độ dày
Cấu tạo
Trạng thái
Đặc điểm lớp nhân
Trái Đất
Thông tin phản hồi phiếu học tập
Cấu tạo của Trái Đất
Yếu tố
Đặc điểm lớp Vỏ Đặc điểm lớp Manti
Trái Đất
Vị trí
Ngoài cùng,
Dưới vỏ Trái Đất
Độ dày
Có độ dày 5 – 70km
Có độ dày gần 2900
km
Cấu tạo
Gồm 3 tầng:
Có 2 tầng:
- Tầng trầm tích
- Manti trên
- Tầng granit
- Man ti dưới
- Tầng badan
Đặc điểm lớp nhân
Trái Đất
Ở trong cùng
Độ dày 2470 km
Gồm 2 nhân:
- Nhân ngoài
- Nhân trong
18
Giáo án Địa lý 10
Trạng thái
Rất cứng
Manti trên ở trạng Nhân ngoài ở trạng
thái quánh dẻo, manti thái lỏng, nhân trong
dưới ở trạng thái rắn
ở trạng thái rắn.
Tiết 8 - Bài 8 : TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm nội lực. Nguyên nhân của chúng
- Biết được tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét được tác động của nội lực qua tranh ảnh. Quan sát tranh để nhận xét một số
dạng địa hình được tạo thành do tác động của nội lực như các nếp uốn, đứt gãy; một số hiện
tượng sinh ra do tác động của nội lực như hiện tượng núi lửa, động đất.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, chỉ và giải thích các đối tượng địa lí trên bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Một số tranh ảnh thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất: Các hình
vẽ uốn nếp, địa hào, địa luỹ
- Bản đồ Tự nhiên thế giới, Tự nhiên Việt nam.
2. Đối với học sinh
- Sưu tầm một số tranh ảnh thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Ôn lại kiến thức về nội lực (chương trình lớp 6 )
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM NỘI LỰC, NGUYÊN NHÂN
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm nội lực.
+ Nguyên nhân sinh ra nội lực
- Kĩ năng:
+ Nhận xét được tác động của nội lực, ngoại lực qua tranh ảnh.
+ Xác định trên bản đồ các vùng núi trẻ, các vùng có nhiều động đất, núi lửa và nêu nhận
xét.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở.
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. GV có thể phát vấn HS hiểu thế nào về hai từ I. Nội lực
"nội lực". Và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh
HS trả lời và GV cắt nghĩa hai từ đó, chốt kiến thức
từ bên trong Trái Đất.
Bước 2. GV giảng giải thêm: trên bề mặt Trái Đất, - Nguyên nhân: Nguồn năng lượng
nơi có các lục địa, đại dương; nơi có núi, đồng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng
19
Giáo án Địa lý 10
bằng... Có rất nhiều sự tác động tạo nên những dạng lượng ở trong lòng đất.
địa hình này, trong đó quan trọng nhất là nội lực.
Hoạt động 2. TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Biết được tác động của nội lực đến đại hình bề mặt Trái Đất thông qua các
vận động kiến tạo: Vận động theo phương thẳng đứng, vận động theo phương nằm ngang, các
hiện tượng động đất, núi lửa.
- Kĩ năng:
+ Nhận biết được các dạng địa hình do nội lực tạo thành qua tranh ảnh, bản đồ
+ Rèn luyện kỹ năng đọc, chỉ và giải thích các đối tượng địa lí trên tranh ảnh và bản đồ
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. GV kết luận rằng tác động của nội II. Tác động của nội lực
lực đến địa hình bề mặt Trái Đất là thông qua Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái
các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa Đất là thông qua các vận động kiến tạo, làm
được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống,
bị uốn nếp hay đứt gãy, gây ra hiện tượng các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy, gây ra
động đất, núi lửa.
hiện tượng động đất, núi lửa.
Bước 2. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi 1- Vận động theo phương thẳng đứng
bàn một nhóm và giao nhiệm vụ các nhóm - Đặc điểm: Là vận động nâng lên hay hạ
như nhau:
xuống của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng.
Xem các hình sau đây, kết hợp với nội dung Diễn ra trên một diện tích lớn và diễn ra chậm.
SGK hãy hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Biểu hiện: Bộ phận lục địa nơi này được
HS thực hiện
nâng lên, nơi kia bị hạ xuống sinh ra hiện
Bước 3. GV cho HS treo kết quả lên tường tượng biển tiến và biển thoái.
lớp học và tự so sánh quan sát, bổ sung. - Ví dụ:
Riêng phần ví dụ liên hệ với VN GV cho HS 2- Vận động theo phương nằm ngang
báo cáo kết quả kế hợp với chỉ bản đồ
- Đặc điểm: Làm cho vỏ trái đất bị nén ép ở
GV bổ sung và chốt kiến thức.
khu vực này, tách dãn ở khu vực kia gây ra
hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
- Biểu hiện ở các hiện tượng uốn nếp hoặc đứt
gãy:
+ Hiện tượng uốn nếp
Hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp nhưng
không bị phá vỡ tính liên tục do lực nén ép
theo phương nằm ngang. Chỉ xảy ra ở vùng đá
có độ dẻo cao.
20
Giáo án Địa lý 10
Kết quả: Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi
uốn nếp.
Ví dụ:
+ Hiện tượng gãy:
Hiện tượng các lớp đá bị đứt gãy do vận động
kiến tạo theo phương nằm ngang. Xẩy ra ở
vùng đá cứng.
Kết quả: Đá bị gãy và chuyển dịch, tạo ra các
địa hào, địa lũy, thung lũng. Xảy ra ở vùng đá
cứng.
Ví dụ:
Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố và kiểm tra, đánh giá
Câu 1. Hãy ghép các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lí
A. Loại vận động kiến tạo
B. Hệ quả
1. Vận động theo phương thẳng đứng
a. Uốn nếp
b. Biển tiến
2. Vận động theo phương nằm ngang
c. Biển thoái
d. Đứt gãy
Câu 2. Đứt gãy nào sau đây là đứt gãy điển hình ở Việt Nam:
A. sông Chảy
B. sông Mã
C. sông Gianh
D. sông Hồng
Câu 3. Trong các dãy núi sau, dãy núi nào là địa luỹ điển hình ở Việt Nam?
A. Dãy núi Con Voi
B. Dãy núi Tam Điệp
C. Dãy núi Hoành Sơn
D. Dãy núi Bạch Mã
3. Chuẩn bị bài học tiếp theo: Sưu tầm một số tranh ảnh về hang đông Caxtơ, về sạt lở dất,
trượt đất .lở núi…của nước ta (nếu có)
PHỤ LỤC
Phiếu học tâp 1
Hãy hoàn thành bảng sau
Vận động theo phương thẳng
đứng
Đặc điểm
Biểu hiện
Ví dụ ở Việt Nam
Vận động theo phương nằm
ngang
Tiết 9 - Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
21
Giáo án Địa lý 10
- Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân của chúng.
- Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất: các quá trình ngoại lực: phong
hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
2. Kĩ năng:
Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt trái đất
qua tranh ảnh, hình vẽ.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn hơn đối với việc bảo vệ môi trường, hạn chế những tác động của
ngoại lực đến địa hình bề măt Trái Đất theo chiều hướng xấu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Hình vẽ, tranh ảnh về quá trình tác động của ngoại lực
- Bản đồ tự nhiên Việt nam, bản đồ tự nhiên thế giới.
2. Đối với học sinh
- Ôn lại kiến thức về ngoại lực đã học ở lớp 6
- Sưu tầm một số tranh ảnh về hang động Caxtơ, sạt lở, trượt đất ở nước ta.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM NGOẠI LỰC, NGUYÊN NHÂN
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra chúng.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở, thuyết trình.
- Kĩ thuật so sánh
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động cả lớp.
I. Ngoại lực:
Bước 1. Như bài trước, GV có thể phát vấn HS - Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn
hiểu thế nào về hai từ "ngoại lực". Và nguyên gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
nhân sinh ra chúng.
- Nguyên nhân : Do nguồn năng lượng
HS trả lời và GV cắt nghĩa hai từ đó, chốt kiến của bức xạ mặt trời. Gồm các tác nhân
thức
chủ yếu như: khí hậu, các dạng nước, sinh
Bước 2: GV có thể cho HS phân biệt nội lực và vật và con người.
ngoại lực:
Loại lực
Khái niệm
Nguyên nhân
Nội lực
Ngoại lực
Bước 3 : Giáo viên chốt kiến thức và giảng giải
thêm: hoạt động của gió, mưa, nước chảy sinh ra
nguồn năng lượng tác động lên bề mặt Trái Đất.
Ngoại lực được sinh ra do những nguồn năng
lượng ở bên ngoài Trái Đất. Nguyên nhân chủ yếu
là do năng lượng bức xạ của Mặt Trời.
22
Giáo án Địa lý 10
Hoạt động 2. TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa
lý học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học
- Kĩ năng: Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt
trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Kĩ thuật đọc văn bản
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. GV giải thích: Các quá trình ngoại II. Tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái
lực gồm: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và Đất
bồi tụ. Nội dung bài hôm nay chỉ tìm hiểu về 1. Quá trình phong hóa
quá trình phong hóa.
Khái niệm phong hóa (SGK)
Bước 2. GV nêu khái niệm về phong hóa và a. Phong hóa lí học
quá trình phong hóa gồm: phong hóa lí học, b. Phong hóa hóa học
hóa học và sinh học.
c. Phong hóa sinh học
Bước 3. GV yêu cầu cả lớp đọc SGK và hoàn (Nội dung trong thông tin phản hồi, phần phụ
thành phiếu học tập 1.
lục)
HS thực hiện (thời gian khoảng 10 phút).
Bước 4. GV gọi 01 HS báo cáo, một số HS
khác phát biểu bổ sung, sửa lỗi nếu có.
GV chốt kiến thức, các HS khác so sánh đối
chiếu kết quả và sửa lỗi của mình bằng bút
màu đỏ.
Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. Củng cố và kiểm tra, đánh giá
Câu 1. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là:
A. sự phân huỷ các chất phóng xạ
B. sự chuyển dịch của các dòng vật chất theo qui luật của trọng lực
C. các phản ứng hoá học
D bức xạ của Mặt Trời
Câu 2. Quá trình phong hoá là quá trình:
A. phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật
B. làm các sản phẩm phong hoá rời khỏi vị trí ban đầu của nó
C. làm cho các vật liệu di chuyển từ nơi này đến nơi khác
D. tích tụ các vật liệu bị phá huỷ
Câu 3. Dạng địa hình nào sau đây là dạng địa hình đặc biệt của quá trình phong hoá hoá
học?
23
Giáo án Địa lý 10
A. Địa hình mài mòn
B. Địa hình khoét mòn
C. Địa hình hàm ếch
D. Địa hình cacxtơ
Câu 4. Quá trình nào góp phần phá huỷ đá, tuy phạm vi không rộng khắp, nhưng cường
độ xảy ra mạnh mẽ?
A. Phong hoá sinh học
B. Phong hoá hoá học
C. Phong hoá lí học
D. Tác động của con người
3. Chuẩn bị bài học tiếp theo: Sưu tầm các hình ảnh về các thiên tai ở nước ta như: dòng sông
bị sạt lở, xói mòn đất…
PHỤ LỤC.
Phiếu học tập số 1
Nội
Phong hoá lí học
Phong hóa hóa học
Phong hóa sinh học
dung
Đặc
điểm
Tác
nhân
Kết quả
Liên hệ
với Việt
Nam
Thông tin phản hồi
Nội
Phong hoá lí học
Phong hóa hóa học
Phong hóa sinh học
dung
Đặc
Là sự phá hủy đá thành Là quá trình phá hủy đá, và - Là sự phá hủy đá và
điểm
các khối vụn có kích khoáng vật, làm biến đổi khoáng vật dưới tác động
thước to nhỏ khác nhau thành phần, tính chất hóa của sinh vật: Vi khuẩn,
mà không làm biến đổi học của đá và khoáng vật.
nấm, rễ cây. Làm cho đá
màu sắc, thành phần
và khoáng vật vừa bị phá
khoáng vật và hóa học
hủy về mặt cơ giới, vừa
của chúng.
phá hủy về mặt hóa học.
Tác
Sự thay đổi nhiệt độ.
Tác động của chất khí, Do sự lớn lên của các rễ
nhân
Sự đóng băng của nước, nước, những khoáng chất cây, do sinh vật bài tiết ra
sự kết tinh của các chất hòa tan trong nước, khí khí CO2 , các axít hữu cơ.
muối. Tác động va đạp cacbonic, ôxi và axít hữu
của gió, sóng, nước chảy, cơ của sinh vật thông qua
con người.
các phản ứng hoá học.
Kết quả Làm cho đá bị rạn nứt, Đá và khoáng vật bị phá Đá và khoáng vật bị phá
vỡ thành tảng và mảnh huỷ, biến đổi thành phần hủy về mặt cơ giới.
vụn.
tính chất hoá học.
Đá và khoáng vật bị phá
Những nơi đá dễ thấm hủy về mặt hóa học.
nước và hòa tan như: đá
24
Giáo án Địa lý 10
vôi, thạch cao tạo thành
dạng địa hình cacxtơ
Liên hệ
Tiết 10 - Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ tác động đến sự hình thành bề mặt
Trái Đất.
- Phân tích được mối quan hệ giữa 3 quá trình: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
2. Kĩ năng
Qua tranh ảnh quan sát và nhận xét được tác động của 3 quá trình đến địa hình bề mặt
Trái Đất.
3. Thái độ
Qua bài học nhận thức được các nhân tố ngoại lực tác động làm thay đổi địa hình theo
chiều hướng tiêu cực, học sinh cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên.
- Một số tranh ảnh, hình vẽ về các dạng địa hình do tác động của gió, nước, sóng biển,
băng hà tạo thành…
- Một số băng đĩa hình ảnh về một số thiên tai do tác động của ngoại lực như : sạt lở đất
đá, lũ quét…(nếu có)
2. Đối với học sinh.
- Ôn lại kiến thức cũ đã học ở bài trước.
- Sưu tầm các hình ảnh về các thiên tai ở nước ta như : dòng sông bị sạt lở, xói mòn đất…
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH BÓC MÒN
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Biết được đặc điểm của quá trình bóc mòn, các dạng địa hình tạo thành do
bóc mòn.
- Kĩ năng: Qua tranh ảnh quan sát và nhận xét được tác động của quá trình bóc mòn đến
địa hình bề mặt Trái đất.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải thích, minh họa, trực quan.
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học 2. Quá trình bóc mòn
ở bài trước. Sau đó GV nối mạch liên tục với kiến 3. Quá trình vạn chuyển
thức bài học này .
4. Quá trình bồi tụ
Bước 2. GV chia lớp thành 6 nhóm, dựa vào nội (Nội dung xem thông tin phản hồi)
25