UBND tỉnh Tiền Giang CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
CẤP TỈNH ---- Năm học 2008 - 2009 ---- Môn : SINH HỌC
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này gồm có BA trang)--------------------------------------------------------------------
Thí sinh trả lời tất cả các câu hỏi sau đây ; mỗi câu 2,0 điểm :
Câu 1.
Cho biết 2n = 6. Trong một cơ thể đực, xét 5 tế bào sinh dục sơ khai (tế
bào mầm) nguyên phân liên tiếp 5 lần để tạo các tinh nguyên bào. Phân nửa số
tinh nguyên bào này tiếp tục giảm phân tạo tinh trùng.
1.1. Tính số tinh trùng được tạo ra.
1.2. Tính tổng số nhiễm sắc thể tự do mà môi trường nội bào phải cung cấp cho
toàn bộ quá trình phát sinh giao tử nói trên.
1.3. Nếu quá trình nói trên xảy ra trong cơ thể cái thì số nhiễm sắc thể tự do cần
thiết sẽ bằng bao nhiêu ?
Câu 2.
Nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit tương ứng có thể được nhận thấy
trong những cấu trúc và cơ chế di truyền nào ? Giải thích (ngắn gọn).
Câu 3.
Một gen tự nhân đôi liên tiếp 4 lần, môi trường nội bào phải cung cấp tất
cả 36.000 nuclêôtit tự do, trong số này có 10.500 nuclêôtit tự do thuộc loại X.
3.1. Tính chiều dài của gen bằng micrômét.
3.2. Trên mạch khuôn (dùng làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN) của gen, số
lượng X = 25% số nuclêôtit của mạch. Tính số lượng từng loại nuclêôtit tự
do mà môi trường nội bào phải cung cấp khi gen sao mã 3 lần. Cho biết số
lượng nuclêôtit loại A của cả gen được phân bố đều trên hai mạch đơn.
Câu 4.
4.1. Từ hai cơ thể cha mẹ bình thường hãy trình bày sự tạo thành một cơ thể tứ
bội do cơ chế nguyên phân (không yêu cầu vẽ hình).
4.2. Thể đa bội có đặc điểm gì ? Do đâu mà nó có những đặc điểm ấy ?
Câu 5.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề chính thức – HSG lớp 9, cấp TỈNH – năm học 2008 – 2009
- trang 2 -
Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính X (không có gen tương ứng trên Y). Một cặp cha mẹ, mà mẹ thì khỏe mạnh
bình thường còn cha thì bị bệnh, sinh được một con trai mắc bệnh.
Con trai đã nhận gen bệnh từ cha hay mẹ ? Giải thích và minh họa bằng sơ
đồ lai.
Câu 6.
6.1. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc
giao phối gần nhằm mục đích :
A) tạo dòng thuần.
B) tạo cơ thể lai.
C) tạo ưu thế lai.
D) làm tăng sức sống cho thế hệ sau.
Chọn câu đúng.
6.2. Trình bày phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi. Cho một thí dụ.
Câu 7.
Nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
vi sinh vật.
Câu 8.
8.1. Đặc điểm thích hợp (thích nghi) làm giảm sự mất nhiệt ở động vật xứ lạnh là
cơ thể :
A) có kích thước nhỏ.
B) ra mồ hôi.
C) có lớp mỡ dày bao bọc.
D) có lớp lông ngắn và thưa.
Chọn câu đúng.
8.2. Một người viết : “Sinh vật thuộc nhóm hằng nhiệt có khả năng chịu đựng
sự thay đổi nhiệt độ của môi trường cao hơn so với sinh vật biến nhiệt”.
a/ Câu viết trên đúng hay sai ? Giải thích.
b/ Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt của nhóm sinh vật hằng nhiệt.
Câu 9.
9.1. Một quần thể sẽ đi đến chỗ bị diệt vong nếu mất đi nhóm tuổi :
A) sinh sản.
B) sinh sản và sau sinh sản.
C) trước sinh sản và sau sinh sản.
D) trước sinh sản và sinh sản.
Chọn câu đúng.
Đề chính thức – HSG lớp 9, cấp TỈNH – năm học 2008 – 2009
- trang 3 -
9.2. Gọi tên, mô tả và vẽ biểu đồ tháp tuổi của quần thể ứng với lựa chọn ở câu
9.1. trên đây.
9.3. Trình bày ý nghĩa sinh thái của các thành phần nhóm tuổi trong quần thể.
Câu 10.
10.1. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về
mặt :
A) nguồn gốc.
B) dinh dưỡng.
C) cạnh tranh.
D) hợp tác.
Chọn và giải thích (ngắn gọn) câu đúng.
10.2. Cho các quần thể sinh vật sau đây cùng sống chung trong một sinh cảnh :
thực vật (cỏ) ; cọp ; cáo ; sâu hại thực vật ; thỏ ; chim ăn sâu ; vi sinh vật
hoại sinh (phân giải) ; ngựa rằn.
Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật nói trên.
HẾT
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý : Không được dùng viết chì đen, viết chì màu hay viết mực khác màu để vẽ hình.