Tải bản đầy đủ (.docx) (180 trang)

25 DE OLIMPIC SINH 11 full moi nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 180 trang )

KỲ THI OLYMPIC

Môn: SINH HỌC- Lớp 11
ĐỀ ĐỀ NGHỊ

Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

Câu I:(4,0 điểm )
1. (1,5 điểm ) .Sự thiếu một trong những nguyên tố Mg, Fe, N ,đều làm cho lá cây bị úa
vàng . Hãy hoàn bảng sau bằng cách đánh dấu ( x ) vào cột (1), (2) và nêu vai trò của
từng nguyên tố vào cột (3)
Lá non vàng trước (1)
Lá già vàng trước (2)
Vai trò (3)
Mg
Fe
N
2.(1,5 điểm ).Tại sao nói sự trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh có liên hệ mật
thiết với nhau?
3.(1,0 điểm) Nếu bạn mua các cành hoa ngoài chợ , tại sao bạn nên cắt đoạn đầu cành
hoa ngâm dưới nước và chuyển đến bình hoa trong khi đầu cắt vẫn đẫm nước ?
Câu II.(4,0 điểm).Các câu sau đúng hay sai ? giải thích ?
1.(1,0 điểm).Chức năng của hệ tuần hoàn châu chấu không làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và
CO2.
2.(1,0 điểm).Người ta dùng khí cacbogen( 5% CO2 và 95% O2 )để cấp cứu người bị ngất
do ngạt thở mà không phải là oxi nguyên chất .
3. (1,0 điểm ).Những người lao động nặng hoặc luyện tập thể thao thì pH trong máu của
động mạch sẽ tăng.
4. (1,0 điểm).Hemoglobin của thú sống dưới nước sâu có ái lực với O2 cao hơn so với
hemoglobin của thú sống ở độ cao.
Câu III.(4,0 điểm)


1.(2,0 điểm). a. Cho một chậu cây, một máy đo cường độ quang hợp, một dung dịch chất ức
chế quang hợp. Có hai nhóm học sinh tiến hành làm thí nghiệm để chứng minh vai trò của
chất ức chế quang hợp
- Nhóm 1: Cho chất ức chế quang hợp vào chất dinh dưỡng rồi tưới trực tiếp vào rễ
cây, sau đó đo cường độ quang hợp
- Nhóm 2: Phun chất ức chế quang hợp lên bề mặt lá, sau đó đo cường độ quang hợp.
Biết có một nhóm đã thành công trong việc chứng minh tác dụng của chất ức chế quang
hợp. Hãy cho biết đó là nhóm nào và giải thích?
b. Giải thích tại sao khi được chiếu sáng, lục lạp nguyên vẹn giải phóng nhiệt và huỳnh
quang ít hơn so với dung dịch chlorophyll tách rời
2.(2,0 điểm). Các chất tham gia và sản phẩm của quá trình quang hợp đi đến lục lạp và ra
khỏi lục lạp bằng những con đường nào?
Câu IV .(2,0 điểm).
1


1.(1,0 điểm). Hoạt động của coenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì
khác nhau?
2.(1,0 ) .Hãy chọn các điều kiện theo thứ tự ưu tiên cần thiết cho hạt giống nảy mầm. Giải
thích?
Câu V.(3,0 điểm)
1.(1,0 điểm).So với động vật ăn thịt thì động vật ăn thực vật có ống tiêu hóa dài hơn và
trong hệ tiêu hóa có sự cộng sinh của vi sinh vật . Nêu 2 ưu điểm của ống tiêu hóa dài và
giải thích vì sao trong hệ tiêu hóa của động vật ăn thực vật lại là nơi hấp dẫn cho vi sinh vật
cộng sinh ?
2. (2,0 điểm).Chuỗi polipeptit dưới đây:
NH3-Gly –Lys –Met –Thr- Phe- Thr –Arg –Pro – Cys- Tyr –Glu –Ser- Gly –Lys- Ala- Val –
COOH
Được phân giải trong dạ dày và ruột .Hãy chỉ ra sản phẩm là các đoạn polipeptit ngắn hơn
được phân giải bởi enzim pepssin trong dạ dày , enzim tripsin và trimotripssin trong ruột

non ?
Câu VI .(3,0 điểm)
1.(1,0 điểm). Tại sao trong hệ tuần hoàn của người , máu lại lưu thông liên tục và chỉ theo 1
chiều ?
2.(2,0 điểm) . Ở người bình thường , huyết áp ở mau mạch phổi là 5-10 mmHg còn huyết
áp ở mau mạch thận là 60 mmHg .Hãy giải thích tại sao có sự khác nhau như vậy .Sự khác
nhau đó có ý nghĩa gì ?

…………………………………..Hết……………………………………………

2


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT OLYMPIC
Câu I
1
(1,5
điểm
)

Điểm
Mg

Lá non vàng trước Lá già vàng trước
x

Fe

x


N
2( 1,
5
điểm
)

3(1,0
điểm
)

x

Vai trò (3)
Thành phần của diệp lục 0,5
hoạt
hóa enzim
0,5
Thành phần của xitocrom,hoạt
hóa enzim tổng hợp diệp lục
0,5 nucleic
Thành phần của protein, axit

Nói sự trao đổi nước và muối khoáng ở cây xanh có liên hệ mật thiết với
nhau vì:
-cây muốn trao đổi được khoáng thì cần phải có nước hòa tan, nước và
muối khoáng thường được vận chuyển đi trong cây song song với nhau
-cây muốn hấp thụ nước vào trong rễ thì cần phải duy trì một nồng độ các
chất tan ,muối khoáng cao bên trong tế bào rễ bằng cách hấp thụ thụ động
nhưng chủ yếu là hấp thụ chủ động
-khi cây thoát hơi nước qua lá làm cô đặc (tăng nồng độ) dung dịch trong

các tế bào thực vật ,điều này xảy ra sự chênh lệch thế nước từ lá đến rễ tạo
động lực đầu trên cho sự hấp thụ nước và muối khoáng vào trong cây .
-sau khi các hoa bị cắt rời , sự thoát hơi nước từ các lá và từ cánh hoa sẽ
liên tục kéo nước lên xylem.Nếu hoa cắt rời được chuyển trực tiếp vào lọ
hoa các bóng khí trong mạch xylem ngăn chặn sự vận chuyển nước từ lọ
đến hoa
-cắt đọan cành hoa ngâm dưới nước một vài cm từ chỗ cắt lần đầu ,sẽ loại
bỏ bóng khí khiến dòng nước đi từ lọ đến cánh hoa được liên tục .

Câu
1.đúng .Vì côn trùng có hệ thống ống dẫn khí ,trao đổi khí trực tiếp với tế
II(4,0 bào
)
2. đúng .do CO2 có tác dụng kích thích trung khu hô hấp gián tiếp qua
3

0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
Đúng
hay sai
0,25
điểm,
giải
thích
0,75



nồng độ H+ tác động lên thụ thể ở xoang động mạch cảnh và cung động
(2 mạch chủ làm tăng phản xạ hô hấp ,nên cần một lượng CO2 nhỏ để gây
phản xạ thở .
III
3.sai. pH trong máu sẽ giảm do khi lao động nặng hay luyện tập thể thao
1.
nhu cầu năng lượng cao, phân giải nhiều chất hữu cơ , tạo nhiều CO2 sản
(2,0
sinh nhiều H+ trong máu, pH giảm
điểm 4. sai. Động vật có vú sống lặn sâu cần hemoglobin giải phóng hết O2
)
trong máu nên có ái lực thấp .Động vật có vú ở độ cao cần hemoglobin
gắn chặt O2 trong phổi .nên có ái lực cao.
1.

điểm

0,5
0,5

0,5
1.
a. Nhóm 2 thành công, do hấp thụ qua khí khổng
Nhóm 1 không thành công, do tính thấm chọn lọc của màng TB lông hút 0,5
và TB nội bì
b. - Ở lục lạp, khi các photon tác động, các electron ở lớp ngoài cùng bị
bật ra và được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ bắt giữ khiến cho chúng
không rơi lại trạng thái nền.
- Ở dung dịch chlorophyll tách rời, khi các photon tác động, các electron ở

lớp ngoài cùng bị bật ra và không được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ
bắt giữ, khiến cho chúng rơi lại trạng thái nền → tỏa nhiệt và phát sáng
0,5
2.Các chất tham gia và sản phẩm của quá trình quang hợp đi đến lục
0,5

lạp và ra khỏi lục lạp bằng những con đường :
+ Chất tham gia:
- CO2: Qua khí khổng --> gian bào---> màng kép của lục lạp ---> chất nền
của lục lạp.( đi trực tíêp qua lớp photpholipit kep của lục lạp).
- H2O: Rễ ---> mạch gỗ ---> lá màng kép của lục lạp ---> chất nền của lục
lạp.

0,5
0,5

+ sản phẩm:
màng thilacoit
Câu
IV
(2,0
điểm
)

màng lục lạp

0,5

O2: Xoang thilacoit ---------------> chất nền của lục lạp --------------->
TBC ---------> khí khổng--> ngoài

Glucose: Hình thành tinh bột và dự trữ một phần ở lục lạp
Hình thành đường đôi ( sacarozơ) đi theo mạch rây ---> rễ.
a. Trong hô hấp tế bào, NADH đi vào chuỗi truyền điện tử (e-) để tổng
hợp ATP, chất nhận H+ và e- cuối cùng là oxi.
- Trong quá trình lên men, NADH không đi vào chuỗi truyền e- mà
nhường H+ và e- tới sản phẩm trung gian để hình thành axit lactic hoặc
rượu (0,2đ)
4

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25


Câu
V
3,0
điểm

b. Nước --> nhiệt độ --> ôxi...
0,25
Vì: - Hạt giống khô, độ ẩm thấp --> tế bào chất ở dạng gel--> không trao
đổi được
0,25
- Nhiệt độ ảnh hướng đến hoạt tính enzin
- ôxi là nguyên liệu cho hô hấp
0,5
1. a. Hai ưu điểm của ống tiêu hóa dài :

-Tăng chiều dài đường tiêu hóa giúp làm tăng thời gian chế biến thức ăn
-Tăng chiều dài đường tiêu hóa giúp tăng bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng
b. Trong hệ tiêu hóa của động vật ăn thực vật là nơi hấp dẫn cho VSV
cộng sinh vì
-Chúng được bảo vệ chống lại các VSV khác nhờ nược bọt, dịch vị

0,5

-Có được nhiệt độ ổn định thích hợp cho hoạt động của các enzim
0,5

-Được cung cấp đầy đủ thức ăn
2.a. Sản phẩm là các đoạn polipeptit ngắn hơn được phân giải bởi
enzim pepssin trong dạ dày:
-Gly –Lys –Met –Thr

0,5

-Phe- Thr –Arg –Pro – Cys
- Tyr –Glu –Ser- Gly –Lys- Ala- Val
Vì enzim pepsin chỉ phân cắt các protein thành các đoạn polipeptit ngắn
tại cầu nối peptit được tạo thành bởi nhóm NH2 của các aacos vòng thơm
là ở aa pheninalanin và tirozin vòng;

b. Sản phẩm của đoạn polipeptit do enzim tripsin và trimotripssin 0,5
trong ruột non:

Câu
VI
3,0

điểm

-Gly-Lys
-Met- Thr
-Phe
-Thr-Arg
-Pro-Cys
Tyr
-Glu-Ser –Gly-Lys
-Ala-Val
Vì en zim tripsin cắt các liên kết peptit ở phía trong chuỗi từ đầu CÔH
tại các aa kiểu như Lys, Arg,histidin còn chimotripsin cắt ở đầu COOH
đối với các aa kiểu có vòng thơm như pheninalanin
1.Trong HTH người máu lưu thông liên tục 1 chiều do:
5

0,25
0,25
0,5


-Tim hoạt động co bóp nhịp nhàng và liên tục : sự tuần hoàn máu có được
do lực bơm hút của tim tạo ra.Tim co bóp liên tục làm cho máu lưu thông

2(2,0
điểm
)

liên tục.
-Mặc dù co bóp theo chu kì nhưng máu vẫn chảy liên tục thành dòng là


0,5

nhờ tính đàn hồi của động mạch .
-Máu lưu thông theo 1 chiều là nhờ hệ thống van bao gồm :
+Van nhĩ thất : đảm bảo máu chỉ đi twftaam nhĩ xuống tâm thất

0,25

+ Van tổ chim:đảm bảo máu chỉ đi từ tâm thất sang động mạch
+ Van tĩnh mạch :đảm bảo máu chỉ đi từ các cơ quan về tim
2. a. giải thích sự khác nhau :
-

0,25

Huyết áp ở mao mạch phụ thuộc vào lực đẩy của tim và thể tích
máu trong mao mạch . lực đẩy của tim càng mạnh , huyết áp càng cao , thể

0,25

tích máu trong mao mạch càng ít , huyết áp càng thấp.
-

ở mao mạch phổi huyết áp rất thấp trong khi đó ở thận huyết áp lại

0,25

rất cao do:
-


+Máu đến phổi nhận được lực đẩy từ tâm thất phải, máu đến thận
nhận được lực đẩy từ tâm thất trái . do thành tâm thất trái dày hơn nên lực
đẩy cũng lớn hơn .

-

+Số lượng mao mạch ở phổi nhiều hơn rất nhiều so với mao mạch
ở thận , do đó lượng máu bơm vào mỗi mao mạch ở phổi ít hơn , dẫn đến
huyết áp thấp hơn.
b. ý nghĩa sự khác nhau :
-Huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp, thấp hơn áp suất keo của máu , nhờ
đó nước và các chất dinh dưỡng không bị đẩy vào phế nang ,ảnh hưởng
đến hoạt động trao đổi khí
-Ngoài ra , huyết áp thấp làm cho máu lưu thông qua mao mạch phổi
chậm , đủ thời gian để trao đổi khí diễn ra hoàn toàn
-Huyết áp ở mao mạch thận rất cao , cao hơn áp suất keo , do đó tạo ra
một lực đẩy nước và các chất tan vào nang bowman đảm bảo sự lọc nước
tiểu diễn ra bình thường

6

0,5


ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI OLYMPIC
MÔN: SINH HỌC 11.
Thời gian: 180 phút.
Câu 1(4 điểm)
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? Số

lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
b. Tại sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa ?
Câu 2(2 điểm)
Vì sao nói cây xanh “tắm mình trong biển khí nitơ” nhưng cây vẫn có thể thiếu đạm?
Làm thế nào để nitơ trong không khí biến đổi thành dạng nitơ mà cây có thể sử
dụng?Nêu cơ chế và điều kiện nào để thực hiện quá trình này?
Câu 3(4 điểm)
a.Người ta làm thí nghiệm như sau:Đặt hai cây thực vật C3 và C4 ( kí hiệu cây A và
B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ
CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ oxi từ 0% đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ
quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng như sau:
Hàm lượng O2(%)
Cường độ quang hợp(mg CO2/dm2.giờ)
Cây A
Cây B
21%
25
40
0%
40
40
Hãy cho biết cây A thuộc thực vật C3 hay C4? Giải thích?
b.Nếu khí hậu trong một vùng địa lý tiếp tục nóng và khô hơn thì thành phần của các
loại thực vật C3, C4 và CAM ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào?
c. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa
bóng khác nhau như thế nào? Giải thích?
d. Điểm bão hoà CO2 là gì?Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nhiên không?
Câu 4(2 điểm)
Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích
giảm thiểu cường độ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?


Câu 5 (3 điểm)
1.Hãy chú thích vào sơ đồ quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại.

7


Cỏ
1

4

2

3

5

6

7

8

2. Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.
a. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng
nhất.
b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non.
c. Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày.
d. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong dịch

mật không có chứa enzym tiêu hoá
câu 6(2 điểm)
a.Vì sao nói hô hấp của chim đạt hiệu quả quả cao nhất so với động vật trên cạn?
b.Tại sao mang cá chỉ thích nghi với hô hấp dưới nước? Tại sao khi lên cạn cá sẽ bị
chết?
Câu 7(4 điểm)
a. Giải thích vì sao ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ thường có
nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn ?
b. Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau
đó?
c. Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao . Hãy
cho biết những thay đổi về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có
thể xảy ra trong cơ thể người đó? Giải thích?
Câu 8: ( 1 điểm)
Cảm giác khát sẽ xảy ra khi nào? Tại sao khi uống nhiều rượu thường cảm thấy khát
nước và mất nhiều nước qua nước tiểu?
------------------------------------------HẾT------------------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ SINH HỌC
8


KHỐI 11
Câu
Câu 1
(2điểm)
.

Câu 2.
(2điểm)


HƯỚNG DẪN CHẤM.
Nội dung đáp án
a. Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu
lớn
* Số lượng lông hút thay đổi khi:
Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi
b.Không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa vì:
+ Nhiệt độ, ánh sáng cao, cây hô hấp mạnh, cần nhiều O2, nếu
tưới nước, đất sẽ bị chặt→cây không lấy được O2→ hô hấp kị
khí → năng lượng giảm và không tạo được các chất trung gian
đồng thời sinh ra sản phẩm độc làm cây hút nước không được
trong khi đó lá thoát hơi nước mạnh.
+ Những giọi nước đọng lại trên lá như một thấu kính hấp thụ
năng lượng ánh sáng mặt trời→đốt nóng cây.
*Cây xanh “tắm mình trong biển khí nitơ” nhưng cây vẫn có
thể thiếu đạm vì:
Nitơ tồn tại trong không khí chiếm đến 78% nhưng cây không
hấp thụ được vì chúng ở dạng N 2 với 3 liên kết giữa 2 nguyên tử
N rất bền vững.
*Để nitơ trong không khí biến đổi thành dạng nitơ mà cây có
thể sử dụng:Ở một số vi khuẩn sống tự do (Azotobacter,
Clostridium,Nostoc…),vi khuẩn cộng sinh(Rhizobium,Anabaena
azollae….) có khả năng cố định nito khí quyển nhờ có enzim
nitrogenaza.
*Cơ chế:


0,5đ


0.5đ

0.5đ

0.5đ

*Điều kiện:
- Có lực khử mạnh.
- Có ATP
- Có enzim nitrogenaza
- Thực hiện trong điều kiện kị khí.
Câu 3
(4điểm)

Điểm
0.5đ

a. Cây A là thực vật C3, cây B là thực vật C4 vì:
- Cây C3 có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ oxi thì ảnh
9

0.5đ




hưởng đến hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp.Thực

vật C4 không có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ oxi thì
không ảnh hưởng đến cường độ quang hợp
- Cây A ở 2 lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau là
do nồng độ oxi 0% đã làm giảm hô hấp sáng đến mức tối đa
do đó cường độ quang hợp tăng lên (từ 25 đến 40 mg
CO2/dm2.giờ)
b.Khí hậu trong một vùng địa lý tiếp tục nóng và khô hơn thì
thành phần của các loại thực vật C3, C4 và CAM ở vùng đó
sẽ thay đổi
-Nếu khí hậu một vùng bị nóng và khô hơn thì chọn lọc tự
nhiên sẽ làm gia tăng số lượng các loài cây C 4 và CAM vì
những cây này có các cơ chế quang hợp thích hợp với điều
kiện khô nóng.
-Ngược lại, số lượng cây C3 giảm vì trong điều kiện khô nóng
hiệu quả quang hợp của chúng sẽ giảm làm cho sức sống kém
và dần dần bị các loài C4 và CAM cạnh tranh loại trừ.
c.*Điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà ở đó
cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
* Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng,
vì: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa
sáng -> hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh
sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu.
d.* Điểm bão hoà CO2 là: nồng độ CO2 để cường độ quang
hợp đạt mức cao nhất.
* Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO2, vì:
hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0,03% rất thấp
so với độ bão hoà CO2( 0,06% - 0,4%).
Câu 4.
(2 điểm)


Câu 5.
(3 điểm)



0.5đ
0.5đ

0.5đ
0.5đ


* Vì: Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng
cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản.
- Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hô hấp, tạo điều kiện cho vi
sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm
- Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản
-> O2 giảm nhiều -> môi trường kị khí –sản phẩm sẽ bị phân
hủy nhanh chóng.

* Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống,
củ giống.

1. Chú thích sơ đồ:
1. Miệng
2. Thực quản
3. Dạ cỏ
4. Dạ tổ ong
5. Dạ lá sách

6. Dạ múi khế
10


Câu 6.
(2 điểm)

Câu 7:
(4 điểm)

7. Ruột non
8. Manh tràng
2.Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng 2đ
a. Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này
biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ
được vào cơ thể.
b. Sai. Lông nhung hấp thụ chất dinh dưỡng.
c. Sai. Quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở ruột non vì ruột có
đủ các loại enzym để biến đổi tất cả thức ăn về mặt hoá học.
d. Đúng. Mật do gan tiết ra. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không
tiết mật. Mật giúp phân nhỏ các giọt mỡ để biến đổi mỡ nhanh
hơn thành axit béo và glixerol.
(HS trả lời đúng mỗi ý được 0.25đ)
Hô hấp của chim đạt hiệu quả quả cao nhất so với động vật 1đ
trên cạn:
+ Phổi chim có đầy đủ đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
+Phổi chim được cấu tạo bởi các ống khí , các ống khí nằm dọc
trong phổi và được bao bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc ,
phổi được thông với hệ thống túi khí trước và sau
+ Khi hít vào và thở ra phổi chim không thay đổi thể tích chỉ có

túi khí thay đổi thể tích, phổi luôn có không khí giàu oxy để
trao đổi khí với máu trong mao mạch phổi.
+ Phổi chim cũng có dòng chảy song song và ngược chiều với
dòng không khí lưu thông trong các ống khí .
+ Không có khí cặn →chênh lệch oxi luôn cao
*Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp dưới nước vì:
0.5đ
- Ở dưới nước do lực đẩy của nước làm các phiến mang xòe ra
làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô
hấp: sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đóng của
miệng làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua
mang.
- Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp
cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song và
ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất
trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu oxy đi qua mang.
* Ở trên cạn cá sẽ bị chết vì:
0.5 đ
- Khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang
và các cung mang xẹp lại, dính chặt với nhau thành một khối
làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ.
-Hơn nữa khi các lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp
được và cá sẽ chết trong thời gian ngắn .
a.Ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ 1 đ
11


Câu 8
(1 điểm)


thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có
khối lượng cơ thể lớn vì:
- Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng
cao, tiêu tốn ôxi để giải phóng năng lượng cho duy trì thân
nhiệt càng nhiều do đó nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng.
- Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim
yếu nên tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời cung cấp máu
cho cơ thể.
b. Vận tốc máu chảy trong hệ mạch:
- Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch.
- Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh
mạch đến tĩnh mạch chủ.
* Giải thích:
- Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
- Trong hệ động mạch tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ
đến tiểu động mạch-> tốc độ máu giảm dần.
- Trong hệ tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch
đến tĩnh mạch chủ-> tốc độ máu tăng dần.
- Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch-> máu chảy với vận tốc
chậm nhất.
c. Những thay đổi về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp,
tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể người là:
+ Nhịp thở nhanh hơn, tăng thông khí→ có thể tăng thể tích
phổi
+ Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu→ có thể tăng
thể tích tâm thất.
+ Máu nhiều hồng cầu hơn.
* Giải thích:
- Ở vùng núi cao, không khí loãng, ít oxy hơn→cơ thể có

những thay đổi để thích nghi.
Cảm giác khát xảy ra khi: áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp
giảm hoặc do mất nước hoặc do lượng NaCl đưa vào nhiều, làm
nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào tăng gây tăng áp suất thẩm
thấu máu. Tất cả những thay đổi trên sẽ kích thích trung khu
điều hòa cân bằng nước ở vùng dưới đồi gây nên cảm giác khát.
Biểu hiện rõ nhất của cảm giác khát là khô miệng, nước bọt tiết
ít và quánh
- Cảm giác khát một mặt sẽ dẫn tới nhu cầu uống nước cao, mặt
khác sẽ có cơ chế giảm lượng nước tiểu bài xuất để điều chỉnh
áp suất thẩm thấu máu trở lại bình thường
*Khi uống nhiều rượu thường cảm thấy khát nước và mất
nhiều nước qua nước tiểu:
- Hoocmon ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp
12

0.5đ





0.5đ
0.5đ

0.5đ


thu nước trở về máu.
- Rượu làm giảm ADH →giảm hấp thu nước ở ống thận→kích

thích đi tiểu và mất nước nhiều qua nước tiểu
- Mất nước→áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao→kích thích
vùng dưới đồi gây cảm giác khát.

ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI OLYMPIC
MÔN SINH HỌC KHỐI 11
Câu 1: ( 2 đ)
a. Rễ cây có chức năng gì? Trình bày đặc điểm cấu tạo của rễ thích nghi với chức
năng hút nước và muối khoáng?
b. Tại sao nói: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”?
Câu 2: ( 2 đ )
a. Vì sao đất chua thường nghèo dinh dưỡng?
b. Nitơ cung cấp cho cây có thể được lấy từ những nguồn nào?
c. Thực vật hô hấp hiếu khí nhưng VSV cộng sinh lại cố định nitơ trong điều kiện
kị khí. Cây khắc phục hiện tượng này như thế nào?
d. Nồng độ NH4+ cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?
Câu 3:( 4 đ )
Cho hình vẽ:

a. Hình vẽ trên mô tả cấu trúc lá của nhóm thực vật nào? Giải thích?
b. Ghi chú thích cho các chữ cái và chữ số ở hình vẽ trên.
c. Phân biệt cấu trúc của lục lạp ở tế bào A và B.
13


Câu 4 : Tiến hành thí nghiệm như sau: Chọn hai lá cây cùng loại đã để 48 giờ trong
tối, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc
màu xanh tím. Sau đó, nhuộm màu cả hai lá bằng iốt. Hãy cho biết
a, Mục đích của thí nghiệm.
b, Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm?

c, Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
Câu 4: ( 2 đ )
a. Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt
hướng dương trong quá trình nảy mầm?
b. Tính năng lượng thu được trong các giai đoạn của quá trình hô hấp khi oxi hóa
hết 18g Glucozo?
Câu 5:
a. Vận tốc dòng máu, huyết áp khác nhau như thế nào ở các loại mạch? Vẽ đồ thị
thể hiện.
b. Hồng cầu có cấu tạo hình đĩa, lõm hai mặt . Đặc điểm này mang lại những lợi
thế gì?
c. Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút, thể tích tâm thu là 70ml.
Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tần số tim của người đó là 60 nhịp/phút. Hãy
xác định thời gian một chu kì tim, thời gian hoạt động và thời gian nghỉ của tim trong
1 phút trong hai trường hợp (trước và sau luyện tập thể thao).
d. Để tăng lưu lượng tim thì tăng nhịp tim hay tăng thể tích tâm thu có lợi cho cơ
thể hơn?
Câu 6: ( 2 đ )
a. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú?
b. Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời
gian sẽ bị chết?
c. Các bề mặt trao đổi khí có đặc điểm gì?
Câu 7 : (3đ)
a. Tại sao thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như
trâu, bò vẫn phát triển bình thường ?
b. Dạ dày của gà có bao nhiêu túi? Trình bày đặc điểm biến đổi thức ăn ở dạ dày
gà ?
c.Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá
ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ
chế của hiện tượng trên.

Câu 8 : (1 đ ) Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 7,45

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: ( 2 đ 0
a. – Chức năng của rễ:

0,5đ
14


+ Hấp thụ nước và muối khoáng
+ Dẫn truyền chất dĩnh dưỡng từ bề mặt hấp thụ
+ Níu chặt cây, cố định cây vào đất để nâng đỡ cây và giúp cây đứng vững trong
không gian
+ Giữ hạt đất, chống rửa trôi, xói mòn đất,...
- Cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng:
+ Hệ rễ phân nhánh nhiều và có nhiều lông hút
+ Rễ phát triển theo hướng đâm sâu và lan rộng hướng về phía nguồn nước, số
lượng lông hút nhiều => tăng bề mặt hấp thụ
+ Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng: thành tế bào mỏng, không thấm
cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm thấu cao do hoạt động
hô hấp của rễ mạnh
b. – Tai họa: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, cây phải mất đi một
lượng nước quá lớn (99%) => cây phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng
nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.
- Tất yếu:
+ Thoát hơi nước tạo động lực đầu trên cho quá trình vận chuyển nước
+ Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá
+ Tạo điều kiện cho CO2 đi vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
Câu 2: ( 2 đ )

a. Đất chua thường nghèo dinh dưỡng vì:
+ Trong đất, các hạt keo âm giữ các cation – là nguồn dinh dưỡng của cây
trồng, tránh được sự rửa trôi
+ Đất chua chứa nhiều ion H+ nên chúng thay thế vị trí của các cation trên bề
mặt keo đất
+ Các cation giảm dần do cây sử dụng và bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo
dinh dưỡng
b. Các nguồn nitơ cung cấp cho cây:
+ Nguồn vật lí – hóa học: Các tia lửa điện trong các cơn giông biến nito
phân tử thành dạng nitrat cho cây sử dụng.
+ Các vi sinh vật sống tự do và cộng sinh có khả năng cố định nito khí quyển
cung cấp cho cây
+ Nguồn nito do các vi khuẩn phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất
+ Nito từ phân bón
c. Cây khắc phục bằng cách:
+ Tăng cường độ hô hấp
+ Trong cây có protein hem Leghemoglobin có ái lực cao với oxi, protein
này cho phép hô hấp mà không ức chế nitrogenaza.
d. - Nồng độ NH4+ cao làm chậm sinh trưởng của cây, có thể gây ngộ độc
cho cây, làm giảm khả năng hấp thụ K+ của cây,...
- Cây khắc phục bằng cách: tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện
amit hóa để làm giảm NH4+ trong cây.
Câu 3:
15

0,5đ

0,5đ
0,5đ


0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ


b. Đây là cấu trúc lá của thực vật C4 vì:
0,5 đ
- Có lớp tế bào bao bó mạch phát triển, các tế bào nhu mô bao quanh các tế

bào bao bó mạch
- Có quá trình cố định CO2 diễn ra theo 2 giai đoạn ở hai loại tế bào khác
nhau
c. Ghi chú thích
- A – tế bào nhu mô lá
B – tế bào bao bó mạch
1 – CO2 ; 2 – OAA ; 3 – A.malic ; 4 – A.pyruvic ; 5 – PEP
6 – Glucozo ( chất hữu cơ) ; Enzym 1 – PEP cacboxylaza ; Enzym2 –
Rubisco ( RiDP cacboxylaza)
c. So sánh cấu trúc 2 loại lục lạp
Lục lạp tế bào nhu mô
Lục lạp tế bào bao bó mạch
- Grana phát triển
- Grana kém phát triển, chứa ít
- Enzym cố đinh CO2 là
PSII
PEPcacboxylaza, ít hoặc không có

- Enzym cố định CO2 là RiDP
rubisco
cacboxylaza
- Chứa nhiều hạt tinh bột
Câu 4 : ( 1 đ )
a. Mục đích: Chứng minh ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng
xanh tím.
b. Để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm để lá sử dụng hết tinh bột.
c, Hiện tượng: cả hai lá đều chuyển màu xanh đen nhưng lá cây được chiếu ánh
sáng đỏ có màu thẫm hơn.
- Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn → lá cây được chiếu ánh sáng đỏ
quang hợp mạnh hơn → tổng hợp nhiều tinh bột hơn → màu thẫm hơn.
Câu 5:
a. - Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO 2 thải ra và số phân tử oxi
cây lấy vào khi hô hấp.
- Trong quá trình nảy mầm của cây họ lúa, chất dự trữ chủ yếu là đường
thì hệ số hô hấp gần bằng 1.
+ Ở hạt cây hướng dương giàu chất béo, sự biến đổi của hệ số hô hấp
phức tạp: ở giai đoạn đầu hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng
đường để hô hấp, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống còn 0,3 – 0,4 do hạt sử
dung nguyên liệu là chất béo, tiếp theo đó hệ số hô hấp lại tăng lên gần
bằng 1 do đường bắt đầu được tích lũy.
b. Tính hệ số hô hấp
18g glucozo ứng với 0,1mol => có 0,1 * 6,02.1023 phân tử
- Đường phân từ 1 phân tử glucozo tạo ra 2 ATP
- Nếu không có oxi thì từ 1 glucozo tạo 2ATP
- Nếu có oxi thì ở chu trình Creps tạo ra 2 ATP
- Chuỗi chuyền electron tạo ra 34 ATP
HS nhân kết quả trên với số phân tử Glucozo là được
Câu 5:

16

1,5đ



0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


(mỗi
giai
đoạn
0,25đ)


a.
- Vận tốc dòng máu tỉ lệ nghịch với tiết diện mạch ( máu chảy trong động
mạch là nhanh nhất, chậm hơn ở tĩnh mạch và chậm nhất ở mao mạch vì tổng
tiết diện mao mạch lớn nhất)
- Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm dần ở mao mạch và thấp nhất ở
tĩnh mạch
- HS vẽ đồ thị
b. Ưu điểm của cấu tạo hồng cầu hình đĩa, lõm 2 mặt
- Khó vỡ, giảm tiêu hao oxi khi vận chuyển
- Tăng S/V
- Có thêm chỗ để chứa hêmoglobin
- Tăng thêm số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích

c. - Khi chưa luyện tập thể thao:
+ Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 75 = 0,8 (giây)
+ Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây)
+ Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây)
- Sau khi luyện tập thể thao:
+ Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 60 = 1 (giây)
+ Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 60 = 24 (giây)
+ Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 - 24 = 36(giây)
d. Tăng thể tích tâm thu có lợi hơn.
- Nếu tăng nhịp tim, thời gian nghỉ của tim giảm → tim chóng mệt, dễ
dẫn đến suy tim.
Câu 6:
a. Trao đổi khí ở chim: có sự tham gia của các túi khí giúp không khí qua
phổi luôn là khí giàu oxi, không có khí cặn, trong phổi chiều của dòng
máu song song và ngược với chiều dòng khí trong ống khí
- Ở thú khi hô hấp còn chứa nhiều khí nghèo oxi trong phổi
b. – Trao đổi khí ở cá xương
+ Cử động thở vào: thềm miệng hạ xuống làm giảm áp lực của nước trong
khoang miệng, nắp mang phình ra, riềm mang khép lại => nước chảy vào
+ Cử động thở ra: miệng ngậm lại, nền hầu nâng lên, , nắp mang mở ra =>
nước chảy ra qua khe mang
+ TĐK diễn ra ở các phiến mang: số lượng phiến mang nhiều, chiều dòng
nước ngược với chiều dòng máu chảy trong các mao mạch mang => tăng
hiệu quả trao đổi khí.
- Cá chết vì: + Các phiến mang dính lại => giảm diện tích bề mặt
+ Bề mặt không ẩm ướt
Câu 7 : 3 đ)
a. Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng nhưng các động vật nhai
(2đ lại vẫn phát triển bình thường do:
) - Thức ăn ít chất nhưng số lượng thức ăn lấy vào nhiều nên cũng đủ bù nhu

cầu protein cần
17

0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ

0,75đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ

0,25


thiết.................................................................................................................
........
- Trong dạ dày động vật nhai lại có 1 số lượng lớn vi sinh vật sẽ tiêu hóa ở

dạ múi khế là nguồn cung cấp cho cơ
thể............................................................................................
- Chúng tận dụng triệt để được nguồn nito trong ure:
+ Ure theo đường máu vào tuyến nước
bọt.....................................................................
+ Ure trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ dày sử dụng để tổng hợp
protein, cung cấp cho cơ thể động vật nhai
lại..............................................................................
b.
* Dạ dày gà có 2 túi: dạ dày tuyến và dạ dày
cơ..............................................................
* Đặc điểm biến đổi thức ăn ở dạ dày gà:
- Thức ăn từ thực quản chuyển xuống dạ dày tuyến rồi qua dạ dày cơ để
biến đổi 1
phần.................................................................................................................
.................
- Ở dạ dày tuyến có lớp niêm mạc chứa tuyến vị tiết dịch tiêu hóa thấm lên
thức
ăn ....................................................................................................................
.......................
- Ở dạ dày cơ có cấu tạo từ lớp cơ dày, khỏe, chắc giúp nghiền nát hạt đã
thấm dịch tiêu hóa tạo 1 phần chất dinh
dưỡng..........................................................................................
c. - Chủ yếu là biến đổi Prôtêin thành các chuỗi polipeptit ngắn dưới tác
dụng của enzim pepsin với sự có mặt của HCl.
- Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ:
+ Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một , tạo
môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có
NaHCO3 từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ cao).
+ Để các enzim từ tuỵ và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn

đó+ Để các enzim từ tuỵ và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn
đó
+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng
Câu 8 : ( mỗi ý đúng 0,25 đ )
pH của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp là nhờ các hệ đệm:
- Hệ đệm bicacbonat
CO2 + H2O ⇔ H2CO3 ⇔
HCO3- + H+
- Hệ đệm phốt phát.
H2PO4- ⇔ HPO42- + H+
18

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25


- Hệ đệm protêin là hệ đệm quan trọng trong dịch cơ thể nhờ khả năng điều chỉnh cả

độ toan lẫn kiềm.
- Điều chỉnh độ kiềm nhờ gốc –COOH và điều chỉnh độ toan nhờ gốc –NH 2 của
prôtêin.

KỲ THI OLYMPIC
Môn thi: SINH HỌC 11
Câu 1: (2,0 điểm)
1.1.Chọn phương án trả lời đúng và giải thích phương án đó?
Giả sử một cây bị thiếu vòng đai caspari ở rễ. Cây này sẽ
a.không có khả năng cố định nitơ.
b.không có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá.
c.không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thu.
d.có khả năng tạo áp suất rễ cao hơn so với các cây khác.
1.2. Sản phẩm nào của quá trình quang hợp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi
nitơ?Sản phẩm nào của quá trình hô hấp có thể tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thụ
muối khoáng?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Trên cùng một cây, thế nước ở tế bào lá và thế nước ở tế bào rễ khác nhau như thế
nào? Giải thích.
b. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích
thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian đầu
mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao?
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Ở thực vật C4, lục lạp của tế bào bao bó mạch có gì khác so với lục lạp của tế bào mô
giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao bó mạch như thế nào?
b. Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO 2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí ôxi lại nổi lên
nhiều hơn?
c. Tại sao phycôbilin là sắc tố quang hợp không thể thiếu được của các nhóm tảo (trừ tảo
lục)?
Câu 4: (2,0 điểm)

Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm sau: Đặt 2 cây A và B vào một phòng kính có
chiếu sáng và có thể điều chỉnh hàm lượng O 2 trong phòng này từ 0% đến 21% (các nhân tố
khác đều ở giá trị tối ưu). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm
Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ)
Cây A
Cây B
18
55
Thí nghiệm 1
29
56
Thí nghiệm 2
a. Nêu mục đích và giải thích nguyên lí của thí nghiệm trên.
19


b. Cách bố trí thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

D
+
E

Câu 5: (2,0 điểm)
Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các
bào quan của một tế bào thực vật.
A

ATP


1

Kí hiệu:
- Bào quan I:

2

C
- Bào

quan II:

- A, B, C, D: giai đoạn/ pha

ATP

- 1, 2, 3: các chất tạo ra
B

3
Câu hỏi:
a. Tên gọi của bào quan I và II là gì?
b. Tên gọi của A, B, C, D, E ?
c. Tên gọi của các chất 1, 2, 3?
d. Trình bày diễn biến của giai đoạn C trong sơ đồ ?
Câu 6: (2,0 điểm)
a. Cho các động vật sau: Trai, Cua, cá chép, cá hồi, cá heo, chim bồ câu. Hãy sắp xếp

các loài động vật phù hợp vào các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
(1) Hệ tuần hoàn hở

(2) Hệ tuần hoàn đơn
(3) Hệ tuần hoàn kép
b. Một học sinh nhận định rằng: “ Cá xương trao đổi khí hiệu quả nhất trong các động

vật sống ở nước”. Nhận định này đúng hay sai? Hãy giải thích?
Câu 7: (2,0 điểm)
a. HCl và enzim pepsin được tạo ra ở dạ dày như thế nào? Vai trò của HCl và pepsin
trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Vì sao thành dạ dày không bị phân giải bởi dịch vị?
b. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân li HbO2, giải thích tại sao khi lao động
cơ bắp thì cơ vân nhận được nhiều O2 hơn so với lúc cơ thể nghỉ ngơi.
Câu 8: (2,0 điểm)
20


a. Tim của động vật có vú có áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau.
Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó và tác dụng đối với hệ tuần hoàn.
b. Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay
không? Vì sao?
c. Vì sao những người bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính thường dẫn đến
suy tim?
Câu 9: (2,0 điểm)
a. Em hãy kể tên và nêu mục đích của một số biện pháp bảo quản nông sản an toàn mà

em biết.
b.

Khi con người ăn cơm, quá trình tiêu hóa từ khoang miệng đến ruột non diễn ra như
thế nào?

Câu 10: (2,0 điểm)

Người ta sử dụng một loại thuốc gây ức chế hoạt động của thùy sau tuyến yên để
tiêm cho một con thỏ thí nghiệm. Các chỉ số sinh lí dưới đây ở con thỏ này sẽ như thế nào?
Giải thích
a. Huyết áp.
b. Áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.
c. Áp suất lọc của cầu thận.
d. Nhịp hô hấp.
……….. HẾT ……

KỲ THI OLYMPIC
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 11
Câu
Câu

Nội dung
1.1.Chọn phương án trả lời đúng và giải thích phương án đó?
Giả sử một cây bị thiếu vòng đai caspari ở rễ. Cây này sẽ
1 (2,0
a.không có khả năng cố định nitơ.
điểm) b.không có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá.
c.không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thu.
d.có khả năng tạo áp suất rễ cao hơn so với các cây khác.
Trả lời: - Câu trả lời đúng: c
- Giải thích: Vòng đai caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước và kiểm tra
các chất khoáng hòa tan trong nước.
1.2.Sản phẩm nào của quá trình quang hợp có thể tham gia trực tiếp vào
quá trình trao đổi nitơ?Sản phẩm nào của quá trình hô hấp có thể tham
gia trực tiếp vào quá trình hấp thụ muối khoáng?
Trả lời: -Sản phẩm của quang hợp có thể tham gia trao đổi nitơ là ATP,
NAD(P)H, Feredoxin khử (0,25đ)

21

Điểm

0,5
0,5


Câu
2
(2,0

+ NAD(P)H tham gia vào quá trình biến đổi NO3- → NO2NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e- → NO2- + NAD(P)+ + H2O
+Feredoxin khử tham gia chuyển NO2- thành NH4+
NO2- + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e- → NH4+ + 2H2O
(Viết đủ 2 phương trình được 0,25đ)
-Những sản phẩm của quá trình hô hấp có thể tham gia vào sự hấp thu muối
khoáng là:
+Các sản phẩm trung gian, CO2, H2O tham gia vào cơ chế hấp thu khoáng bị
động. VD: CO2 liên quan đến hút bám trao đổi, các chất hữu cơ do hô hấp tạo
ra làm tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu cao.
+Một số sản phẩm trung gian, ATP tham gia quá trình hấp thu chủ động.
a. Trên cùng một cây, thế nước ở tế bào lá và thế nước ở tế bào rễ khác

0,5

0,25
0,25

nhau như thế nào? Giải thích.

- Thế nước ở tế bào lá thấp hơn so với thế nước của tế bào rễ.

0,25

điểm) - Giải thích: Do ở lá xảy ra quá trình thoát hơi nước nên các tế bào lá có nồng

0,25

độ dịch bào lớn hơn tế bào rễ là nơi không có sự thoát hơi nước.
b. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang),
khi phân tích thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có
tăng hơn so với thời gian đầu mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao?
* Các cơ chế làm tăng lượng đạm trong đất:
- Qua quá trình cố định nitơ theo con đường điện hóa (do có sự phóng tia lửa

0,25

điện trong không khí khi mưa dông):
N2 + 2O2  NO2-  NO3-

0,25

- Quá trình cố định nitơ khí quyển bởi các nhóm vi sinh vật (nhờ có hệ enzim

0,25

nitrogenaza):
2H

2H


2H

0,25

N=N ---------> HN=NH --------> H2N-NH2 --------> 2NH3.
- Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ bởi các vi sinh vật đất:
+ Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (xác, chất thải của sinh vật) nhờ hoạt

0,25

động của các vi khuẩn mùn hóa và các vi khuẩn khoáng hóa (VK nitrit hóa và
nitrat hoá) đã biến nitơ ở dạng hữu cơ thành nitơ dạng vô cơ.
+ Sơ đồ tóm tắt:

Chất hữu cơ
chứa nitơ

VK mùn hóa

0,25

NH3

VK nitrit hóa
22

NO2-

VK nitrat hóa


NO3-


Câu

a. Ở thực vật C4, lục lạp của tế bào bao bó mạch có gì khác so với lục lạp

3

của tế bào mô giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao

(2,0

bó mạch như thế nào?

điểm) * Lục lạp của tế bào bao bó mạch khác với lục lạp tế bào mô giậu:
– Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn

0,25

– Chỉ có PSI, không có PSII

0,25

* Đặc điểm này phù hợp với tế bào bao bó mạch:
– Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn phù hợp với chức năng

0,25


thực hiện pha tối (chu trình Calvin) của tế bào bao bó mạch.
– Không có PSII → không có O 2 trong tế bào → tránh được hiện tượng O 2

0,25

cạnh tranh với CO2 để liên kết với enzim Rubisco.
b. Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO 2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt
khí ôxi lại nổi lên nhiều hơn?
- Khi tăng nồng độ CO 2 trong dung dịch nuôi tảo đã kích thích pha tối của

0,5

quang hợp hoạt động tốt hơn. Pha tối hoạt động tốt sẽ cần nhiều sản phẩm
của pha sáng (ATP và NADPH), do đó pha sáng phải hoạt động tốt hơn, phân
li H2O xảy ra mạnh hơn, ôxi thải ra nhiều hơn.
c. Tại sao phycôbilin là sắc tố quang hợp không thể thiếu được của các
nhóm tảo (trừ tảo lục)?
- Phycôbilin có cấu trúc mạch thẳng, tan được trong nước, gồm 2 dạng là

0,25

phycôerythrin và phycôcyanin.
- Phycôbilin có cực đại hấp thụ ánh sáng ở vùng tia lục, là loại tia mà các
thực vật và tảo lục không hấp thụ được, năng lượng mà chúng hấp thụ được
truyền cho chlorophyll

23

0,25



Câu

Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm sau: Đặt 2 cây A và B vào một

4

phòng kính có chiếu sáng và có thể điều chỉnh hàm lượng O 2 trong

(2,0

phòng này từ 0% đến 21% (các nhân tố khác đều ở giá trị tối ưu). Kết

điểm) quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm
Thí nghiệm 1

Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ)
Cây A
Cây B
18
55

29
56
Thí nghiệm 2
a. Nêu mục đích và giải thích nguyên lí của thí nghiệm trên.
b. Cách bố trí thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết
luận.
a. - Mục đích của thí nghiệm: Xác định cây C3 và cây C4.

- Nguyên lý của thí nghiệm: Vì cây C 3 phân biệt với cây C4 ở một đặc điểm
sinh lý rất quan trọng là: Cây C 3 có hô hấp ánh sáng, trong khi đó cây C 4

0,25
0,5

không có quá trình này. Hô hấp ánh sáng lại phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ
O2 trong không khí. Nồng độ O2 giảm thì hô hấp ánh sáng giảm rõ rệt và dẫn
đến việc tăng cường độ quang hợp.
b. - Cách bố trí 2 thí nghiệm:
+TN 1: Đo cường độ quang hợp của cây A và cây B ở điều kiện nồng độ ô xi
bằng 21%.
+TN 2 Đo cường độ quang hợp của cây A và cây B ở nồng độ ôxi bằng 0%.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy: Cây A ở 2 TN có cường độ quang hợp khác
nhau nhiều là do ở thí nghiệm 2 nồng độ ôxi 0% đã làm giảm hô hấp sáng

0,25
0,25
0,5

đến mức tối đa và do đó cường độ quang hợp tăng lên. Trong khi đó cây B ở
2 lần TN cường độ quang hợp hầu như không đổi, có nghĩa là ở cây B không
có quá trình hô hấp ánh sáng, như vậy nồng độ ôxi thay đổi không ảnh hưởng
đến cường độ quang hợp.
- Kết luận: Cây A là cây C3, cây B là cây C4

24

0,25



Câu

a.

5

b.

(2,0

Bào quan I: Ti thể; Bào quan II: Lạp thể

A: pha sáng; B: pha tối; C: đường phân; D: chu trình Crep; E: chuỗi 0,5

chuyền electron.

điểm) c.

1: CO2; 2: O2; 3: đường glucozơ

0,5

d. Nêu được diễn biến của giai đoạn C trong sơ đồ.
Câu
6

0,5

0,5


a. Sắp xếp các động vật phù hợp với các dạng tuần hoàn:
(1) Hệ tuần hoàn hở: Trai, Cua

(2,0

(2) Hệ tuần hoàn đơn: Cá chép, cá hồi

điểm)

(3) Hệ tuần hoàn kép: Cá heo, chim bồ câu
b. Nhận định “ Cá xương trao đổi khí hiệu quả nhất trong các động vật

0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ

sống ở nước” là đúng.
Vì:
+ Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy 1 chiều
và gần như liên tục từ miệng qua mang
+ Cách sắp xếp của mao mạch mang giúp dòng máu chảy trong mao mạch
Câu

song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang
a. HCl và enzim pepsin được tạo ra ở dạ dày như thế nào? Vai trò của

7


HCl và pepsin trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Vì sao thành dạ dày

(2,0

0.5đ
0.5đ

không bị phân giải bởi dịch vị?

điểm) - HCl: Tế bào đỉnh (TB viền) bơm ion H vào xoang dạ dày với nồng độ rất

0,25

cao. Những ion này kết hợp với ion clo vừa khuếch tán vào xoang qua các
kênh đặc hiệu trên màng để tạo thành HCl.
- Các TB chính tiết ra pepsinogen. HCl chuyển pepsinogen thành pepsin bằng

0,25

cách xén bớt một phần nhỏ của phân tử pepsinogen làm lộ ra trung tâm hoạt
động của enzim. (Đây có thể là một cơ chế điều hòa ngược dương tính)
Như vậy: cả HCl và pepsin đều được tạo ra ở trong xoang dạ dày.
- Vai trò của HCl:

0,5

+ Phá vỡ chất nền ngoại bào dùng để liên kết các tế bào với nhau trong thịt
và trong rau.
+ Tạo môi trường axit làm prôtêin bị biến tính duỗi thẳng ra và dễ bị enzim
phân cắt.

+ HCl chuyển pepsinogen thành pepsin.
25


×