Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.43 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi
học sinh trung học phổ thông........................................................3
1. Khái niệm tuổi thanh xuân..........................................................3
2. Đặc điểm cơ thể..........................................................................4
3. Điều kiện xã hội của sự phát triển...............................................6
3.1. Hoạt động xã hội.....................................................................7
3.2. Trong gia đình.........................................................................8
II. Quan hệ giao tiếp giữa thanh niên với người lớn...................8
1. Mối quan hệ giữa thanh niên và người lớn..................................8
2. Cách cải thiện mối quan hệ giữa thanh niên và người lớn ..........11
III. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên mới lớn.........12
1. Vấn đề và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp.................................12
2. Nhược điểm lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.......13
3. Cách khắc phục nhược điểm trong việc lựa chọn nghề...............14

1


NỘI DUNG
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ;
QUAN HỆ GIAO TIẾP GIỮA THANH NIÊN VỚI NGƯỜI LỚN;
VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT

I. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học
sinh trung học phổ thông
1. Khái niệm tuổi thanh xuân
Trong tâm lí học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh xuân là
giai đoạn phát triển bắt đầu phát triển từ lúc dậy thì và kết thúc khi bắt
đầu vào tuổi người lớn.


Như vậy, giới hạn thứ nhất là giới hạn sinh lí, giới hạn thứ hai là
giới hạn xã hội chỉ ra nhiều tính chất phức tạp và nhiều mặt của lứa
tuổi thanh niên
Vì vậy, tâm lí học Mác – xít cho rằng, cần phải nghiên cứu tuổi
thanh niên một cách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lí học xã
hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển. Đó là
một vấn đề phức tạp và khó khăn vì không phải lúc nào nhịp điệu và
các giai đoạn của sự phát triển tâm, sinh lí cũng trùng hợp với các giai
đoạn trưởng thành về mặt xã hội.
So với hai, ba thế kỉ trước đây, sự dậy thì bắt đầu và kết thúc
sớm hơn hai năm. Nên tuổi thiếu niên ngày nay hạ thấp và kết thúc
vào khoảng 14, 15 tuổi. Dẫn đến tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm
hơn.
2


Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi chuẩn bị bước sang người lớn,
nên lứa tuổi thiếu niên phải chuẩn bị những nội dung về mặt tâm lí, xã
hội, tri thức. Nhưng nội dung cụ thể của thời kì phát triển này được
quy định không đơn giản chỉ bởi tuổi mà là những điều kiện xã hội
( vị trí của thanh niên trong xã hội, khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo mà họ nắm bắt được và hàng loạt những nhân tố khác phụ thuộc
vào những điều kiện xã hội đó).
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động xã hội, lao động ngày càng
phức tạp nên thờ kì chuẩn bị cũng được kéo dài một cách đáng kể. Cụ
thể như thời gian học chưa phải lao động được kéo dài. Như vậy đã
kéo dài sự trưởng thành thật sự về mặt xã hội. Nên có sự kéo dài tuổi
thanh niên và dẫn đến việc khó xác định của giới hạn lứa tuổi.
Song hiện nay người ta cho rằng, đối với đa số thanh niên thì
tuổi thanh niên là thời kì từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi. Trong đó chia làm

2 thời kì chính:
- Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên
(còn gọi là thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh).
- Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên
(học sinh, sinh viên)
Những phân tích trên cho thấy: Tuổi thanh niên là một hiện
tượng tâm lí xã hội.
2. Đặc điểm cơ thể
Tuổi đầu thanh niên là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt
thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể

3


của người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đối êm
ả về mặt sinh lí.
Cơ thể các em có sự phát triển với những đặc điểm sau:
- Hệ xương phát triển hoàn thiện. Cơ bắp tiếp tục phát triển, nhịp
độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại.
Các em gái đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào
khoảng tuổi 16, 17 (± 13 tháng), các em trai khoảng 17, 18 tuổi (± 10
tháng).
- Trọng lượng, chiều cao của các em trai đuổi kịp các em gái và
đã tiếp tục vượt lên. Sức mạnh cơ bắp tăng rất nhanh. Lực cơ của em
trai 16 tuổi vượt lên gấp hai lần so với lực cơ của em lúc 12 tuổi. Đại
đa số các em đều đã qua thời kì phát dục.
Sự phát triển của hệ thần kinh có nhưng thay đổi quan trọng do:
- Cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não
phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như
trong cấu trúc tế bào não của người lớn.

- Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên kết các thành phần
khác nhau của vỏ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần tiền đề cần thiết cho
sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp… của vỏ bán cầu đại
não trong qúa trình học tập.
Sự hoàn thiện về bộ máy thần kinh và hoạt động thần kinh bậc
cao nói chung đã làm cho những phản ứng được chính xác hơn, các
động tác được kết hợp khéo léo và hoàn thiện hơn. Nên lứa tuổi này

4


có khả năng đạt được những thành tích cao trong hoạt động thể thao
như: bơi lội, quần vợt, trượt băng nghệ thuật, thể dục dụng cụ,…
Hoạt động của tuyến nội tiết trở lại hoạt động bình thường hơn
so với lứa tuổi trước.
Hệ tuần hoàn hoạt động bình thường. Mất dần sự không cân đối
giữa hệ huyết quản và tim mạch.
Lứa tuổi thanh niên vẫn còn dễ bị kích động như ở thiếu nhi,
nhưng ở thiếu niên ngoài nguyên nhân do sinh lí còn do cách sống như
hút thuốc, vui chơi,… không điều độ. Có thể nói đây là thời kì phát
triển thuận lợi về mặt cơ thể (thời kì ít mắc bệnh, dễ khỏi bệnh…).
Tuy nhiên, lứa tuổi thiếu niên các em luôn xây dựng cho mình
một hình tượng về cơ thể của bản thân. Các em luôn chú ý đến hình
thức và bên ngoài, nếu các em không ưng ý về mình thì các em luôn
muốn và ao ước mình được như thế này, mình phải như thế kia.
Ví dụ: Các em thường hay lo lắng khi thấy mình quá lùn hay quá
to béo,… dẫn đến việc các em hay bi quan, bi kịch hình thức,…
Tóm lại, lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi các em có cơ thể phát
triển cân đối, khỏe và đẹp. Các em có thể đạt khả năng và thành tích
về cơ thể, sự khéo léo như người lớn.

3. Điều kiện xã hội của sự phát triển
3.1. Hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội và hứng thú xã hội được mở rộng cả phạm vi
biến đổi cả về mặt chất lượng; xuất hiện nhiều vai trò của người lớn

5


và thực hiện vai trò của người lớn một cách độc lập và có trách nhiệm
như tham gia các hoạt động thông tin, tuyên truyền,…
Đến 18 tuổi, các em đã tham gia bầu cử, có nghĩa vụ lao động,
nghĩa vụ quân sự,…
Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của các em trong thời kì này là chọn
nghề. Việc chọn nghề quyết định đến đương đời của mỗi em.
Tất cả các chế độ chính trị, pháp chế, pháp luật, đạo đức quan hệ
của con người đều tác động đến thanh niên.
Tuy vậy, ở thanh niên cũng chưa thực sự trở thành người lớn vì:
- Các em hầu hết vẫn còn là học sinh.
- Các em chưa có nghề nghiệp và sự lao động thực sự.
- Các em còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Học sinh trung học
phổ thông còn phụ thuộc vào người lớn, người lớn quy định nội dung,
xu hướng hoạt động của các em.
- Các em vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ.
3.2. Trong gia đình
Thanh niên đã có vị trí khá quan trọng trong gia đình vì:
- Các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn.
- Các em giúp nhiều việc trong gia đình, tham gia nhiều việc của
người lớn (nhất là các gia đình nông thôn, ngoài giờ học các em còn
giúp bố mẹ cày bừa, gặt hái, lao động trong nông nghiệp).
- Các em đã được bố mẹ trao đổi một số ý kiến trong gia đình,

quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình như kế hoạch làm ăn,
chi tiêu,… thay thế bố mẹ quản lí, chăm sóc các em nhỏ,…
6


Tóm lại, vị trí của thanh niên trong gia đình được nâng lên rõ rệt,
các em cũng nhận thấy trách nhiệm của mình trong gia đình. Điều này
ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lí tuổi thanh niên mới lớn.
Lưu ý rằng, đối với thanh niên mới lớn, người lớn cần phải thực
hiện tính hai mặt với thanh niên:
Thứ nhất, nhắc nhở các em đã là người lớn nên đòi hỏi ở các em
tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lí.
Thứ hai, đòi hỏi các em thích ứng với cha mẹ, giáo viên, phục
tùng cha mẹ, thầy cô.
Như vậy, vị trí của thanh niên có tính chất không xác định, mặt
này được coi là người lớn, mặt khác lại không. Tính chất đó và những
yêu cầu đề ra cho thanh niên được phản ánh một cách độc đáo vào tâm
lí thanh niên. Vị trí “không xác định” của thanh niên là một tất yếu
khách quan.
Kết luận sư phạm: Trong giáo dục cần lưu ý tạo điều kiện xây
dựng một phương thức sống phù hợp với mức độ phát triển chung của
thanh niên bằng cách khuyến khích ý thức trách nhiệm của thanh niên
và khuyến khích giáo dục lẫn nhau trong tập thể thanh niên mới lớn.
II. Quan hệ giao tiếp giữa thanh niên với người lớn
1. Mối quan hệ giữa thanh niên và người lớn
Để giáo dục thanh niên, trước hết cần chú ý xây dựng mối quan
hệ tốt giữa thanh niên và người lớn.
Cảm nhận về “tính người lớn” của chính bản thân mình là một
trong những nét tâm lí đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ
7



lứa tuổi thiếu niên sang thanh niên. Thực tiễn cho thấy rằng sự nảy
sinh cảm nhận đó ở lứa tuổi thanh niên là một trong những yếu tố tâm
lí góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và
con cái, làm cho tần số giao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm xuống
và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp của thanh niên với bạn đồng trang
lứa tăng lên.
Quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người và người ở đất
nước ta hiện nay là điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tốt đẹp
giữa thanh niên mới lớn và người lớn. Tuy vậy vẫn khó tránh khỏi
những xung đột giữa thanh niên và người lớn. Điều đó một phần do
thanh niên và người lớn sống và phát triển ở hai giai đoạn khác nhau
của đất nước. Mặt khác nó phụ thuộc nhiều vào thái độ của cả hai
phía đối với nhau, quan điểm của cả hai phía về nhau.
Bước sang tuổi thanh niên các em có cảm nhận rõ rệt rằng mình
đã lớn hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn.
Ranh giới giữa tuổi thanh niên và tuổi người lớn trong con mắt của
thanh niên không phải bao giờ cũng hiện lên một cách rõ ràng. Trong
quan hệ với trẻ nhỏ tuổi hơn hay trong quan hệ với các bạn đồng lứa
thanh niên có xu hướng cố gắng thể hiện mình như những người đã
lớn. Các em hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với
người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề
của riêng mình. Tuy nhiên thực tiễn cuộc sống đã đưa thanh niên vào
một hoàn cảnh đầy mâu thuẫn. So sánh mình với người lớn, học sinh
cấp III hiểu rằng mình vẫn còn nhỏ, còn phụ thuộc. Nếu như lứa tuổi
trước đó sẵn sàng chấp nhận quan hệ người lớn - trẻ con, thì đối với
thanh niên tính chất như vậy trong quan hệ giữa các em với người lớn
8



được các em coi như là không bình thường. Thanh niên cố gắng khắc
phục kiểu quan hệ đó. Chính vì vậy xuất hiện một mâu thuẫn giữa ý
muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớn
song thanh niên ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn
này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực tình cảm của lứa tuổi
thanh niên. Những nghiên cứu về tính cách thanh niên bằng các trắc
nghiệm TAT và Rorschach cho thấy rằng tính hay lo lắng đã tăng từ độ
tuổi 12 đến độ tuổi 16. So với các lứa tuổi trước đó mức độ lo lắng
trong giao tiếp với mọi người (với bạn bè, thầy cô giáo, người lớn…)
ở lứa tuổi thanh niên cao hơn hẳn và đặc biệt cao trong giao tiếp với
bố mẹ hay với những người lớn mà thanh niên cảm thấy bị phụ thuộc.
Theo thói quen thông thường trong quan hệ với con cái đã bước vào
tuổi thanh niên, các bậc cha mẹ vẫn thường xem họ như những đứa trẻ
mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của họ. Kiểu quan hệ mang tính sai
khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ - con thái
quá đối với lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả không mong
đợi. A.E.Litrco - một chuyên gia tâm thán học nổi tiếng của Liên bang
Nga về lứa tuổi thanh niên nhận định rằng, lứa tuổi từ 14 đến 18 là lứa
tuổi khủng hoảng đối với tâm thần học. Ở lứa tuổi này các biểu hiện
rối loạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp,
chúng có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ cha mẹ - con cái, quan
hệ thầy - trò không thuận lợi.
Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình
phát triển các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người
lớn của bản thân mình ở thanh niên không phải là một cảm nhận
chung chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mình vào một
9



giới nhất định. Từ nhận thức đó ở thanh niên nam (nữ) dần dần hình
thành những nhu cầu, động cơ, định hướng giá trị, các quan hệ và các
kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.
2. Cách cải thiện mối quan hệ giữa thanh niên và người lớn
Quan hệ thanh niên mới lớn với người lớn có thể tốt đẹp nếu
người lớn thực sự tin tưởng vào các em, tạo điều kiện để các em được
thỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động, tạo điều kiện để nâng
cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên.
Người lớn giúp đỡ tổ chức Đoàn một khéo léo, tế nhị để hoạt
động Đoàn được phong phú, hấp dẫn, độc lập. Người lớn không được
quyết định thay, làm thay trẻ. Nếu người lớn cứ thì ”đỡ đầu” (làm
thay) thì các em sẽ mất hứng thú và cảm thấy phiền toái khi có người
lớn. Thái độ “đỡ đầu” quá cặn kẽ của người lớn sẽ củng cố thanh niên
tính trẻ con, tình cảm thờ ơ, vô trách nhiệm khi nhắc đến người lớn.
Còn thanh niên nào quen với sự “đỡ đầu” thường xuyên thì sẽ trở nên
rụt rè, không dám quyết định không có khả năng nhận trách nhiệm về
mình, kể cả khi cần thiết.
Người lớn cần tổ chức hoạt động của thanh niên như thế nào đó
để có thể lôi kéo mỗi học sinh vào hoạt động chung, kích thích được
tinh thần, trách nhiệm của tất cả các em, kích thích được sự tự giáo
dục và giáo dục lẫn nhau của các em.

10


III. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên mới lớn
1. Vấn đề và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Việc lựa chọn nghề nghiệp là công việc quan trọng và đã trở
thành công việc vô cùng khẩn thiết của học sinh cuối cấp THPT.
Vì hoàn cảnh của các em sắp bước vào đời đã thôi thúc thanh

niên mới lớn có xu hướng nghề nghiệp. Các em đã hiểu rõ ý nghĩa của
sự lựa chọn nghề nghiệp đối với cuộc sống tương lai của chính mình.
Các em luôn đặt ra câu hỏi “Mình sẽ làm gì?”, “Mình sẽ làm như thế
nào?”,… Tất cả đã trở thành mối băn khoăn, lo nghĩ thường xuyên của
các em. Vì vậy, các em rất quan tâm và suy nghĩ nghiêm túc trong khi
chọn nghề.
Càng cuối cấp học thì sự lựa chọn nghề của các em càng rõ ràng,
cụ thể, ổn định và việc quyết định chọn nghề của các em đã có căn cứ
hơn.
Các em hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ mình
có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay không. Dù có vô
tâm đến đâu thì thanh niên mới lớn cũng phải quan tâm, có suy nghĩ
khi chọn nghề.
Nhiều em không chỉ dựa vào hứng thú, sở thích của mình vào
một nghề nào đó mà đã biết so sánh những đặc điểm riêng về thể chất,
tâm lí, khả năng của mình đối với yêu cầu nghề nghiệp đó xem có phù
hợp hay không (tuy hiểu biết của các em về yêu cầu của nghề nghiệp
là chưa đầy đủ).

11


Có em còn tìm hiểu cả nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề
khác nhau và mức độ đào tạo của các nghề đó để lựa chọn cho mình
một nghề phù hợp và có triển vọng phát triển.
Nhìn chung khi chọn nghề, thanh niên thường có xu hướng chọn
các lĩnh vực tri thức và các loại lao động mới, được xã hội đặc biệt
chú ý quan tâm. Số đông các em đặc biệt là các em nam có hứng thú
đối với các ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, kĩ thuật,... Còn
các em nữ hướng về các ngành như kế toán, quản trị kinh doanh,….

Số ít các có xu hướng theo nghề sư phạm.
Xu hướng chọn nghề như vậy có tác dụng đáng kể trong việc
điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động của các em. Nghề nghiệp tương lai chi
phối hứng thú môn học, chi phối sự rèn luyện năng lực, tính cách và
toàn bộ đời sống tâm lí tương ứng với yêu nghề nghiệp mà các em đã
lựa chọn.
2. Nhược điểm lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
Hiện nay thanh niên học sinh còn định hướng một cách phiến
diện vào việc học tập đại học. Đa số các em hướng dần vào các trường
đại học hơn là các trường nghề để học nghề. Tâm thế chuẩn bị bước
vào trường đại học như thế sẽ dễ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các
em, nếu dự định của các em không được thực hiện. Điều đó cũng cho
thấy các em (hoặc vô tình, hoặc cố ý) không chú ý đến yêu cầu xã hội
đối với các ngành nghề khác nhau và mức độ đào tạo các nghề khi
quyết định đường đời.
Những điều đó phần lớn là do công tác hướng nghiệp của nhà
trường và đoàn thể còn thiếu sót.
12


Nhìn chung công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
hiện nay chưa tốt. Nhà trường có quan tâm đến đến vấn đề này nhưng
chưa thực sự đầy đủ, chưa có phòng tư vấn về công tác hướng nghiệp.
Một số giáo viên cũng đã giúp đỡ thanh niên mới lớn khi chọn nghề,
nhưng không phải ai cũng nhận thức được đây là một trong những
nhiệm vụ của nhà giáo dục nên chưa làm hết trách nhiệm khi hướng
dẫn các em chọn nghề, chưa đưa ra cho các em được những lời
khuyên thực sự phù hợp với các em.
3. Cách khắc phục nhược điểm trong việc lựa chọn nghề
Để giúp việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên được đúng

đắn, phù hợp mỗi cá nhân, tập thể cần có những biện pháp cụ thể
hướng nghiệp cho các em như:
- Bộ giáo dục cần biên soạn những tài liệu tư vấn ngề nghiệp cho
học sinh cuối cấp. Trong đó cần có tài liệu nói về yêu cầu của từng
ngành nghề, cũng như triển vọng phát triển ngành đó trong xã hội hiện
nay và trong tương lai sắp tới.
- Nhà trường phổ thông cần phải xác đinh đây là một trong
những nhiệm vụ của mình, cần cung cấp nhiều hơn thông tin cần thiết
cho các em chọn nghề phù hợp với khả năng và lực học của chính
mình.
- Giáo viên phải nắm vững trình độ học lực của từng em trong
các môn học kết hợp với xem xét nguyện vọng, sở thích của các em để
khuyên từng em lựa chọn được ngành nghề phù hợp với mình và nhu
cầu xã hội.

13


- Bản thân gia đình các em cũng cần quan tâm đến việc chọn
ngành nghề của các em để các em nhận thực đúng đắn hơn trong quyết
định lựa chọn ngành nghề cùa mình từ những lời khuyên của gia đình.

HỌC LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lí học đại cương, NXB
Đại học sư phạm, 2006.
14


2. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), Giáo trình Tâm lí học đại
cương, NXB ĐHSP, 2006.

3. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm,
NXB GD, 1997.

15



×