Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.3 KB, 8 trang )

trị tấn công cao nhất ở nhóm có đột biến
gen TEL/AML1 (92%), thấp nhất ở nhóm có đột
biến gen BCR/ABL1 (50%), kết quả tương tự
trong nghiên cứu của tác giả Trần Quỳnh Mai
năm 2016(8). Nhóm có đột biến gen MLL/AF4 và
E2A/PBX1 trong nghiên cứu của chúng tôi có kết
quả đạt lui bệnh hoàn toàn khác so với nghiên
cứu của tác giả Trần Quỳnh Mai, điều này có thể
do số lượng bệnh nhi có đột biến gen này ở cả
hai nghiên cứu còn thấp nên kết quả còn nhiều
hạn chế.
Tỷ lệ sống thêm toàn bộ và sống thêm không
bệnh sau 2 năm
Đánh giá tỷ lệ sống thêm toàn bộ và sống
thêm không bệnh sau 2 năm chúng tôi nhận
thấy: OS 2 năm đạt 73,1%, DFS 2 năm đạt 62,0%
(hình 2 và 4). Tác giả Võ Thị Thanh Trúc nghiên
cứu trên 120 bệnh nhi cho kết quả OS 5 năm đạt
87,5%, EFS 5 năm đạt 80,0%(10). Năm 2012, Andre
Baruchel và các cộng sự đã tổng hợp các kết quả
nghiên cứu của phác đồ FRALLE 2000 A trên
1201 trẻ được chẩn đoán ALL nhóm nguy cơ tiêu
chuẩn từ các nghiên cứu đa trung tâm từ năm
2000-2010(1). Theo các báo cáo ghi nhận, tỷ lệ đạt
lui bệnh hoàn toàn sau điều trị cảm ứng là
99,7%. Tỷ lệ sống thêm 5 năm không sự cố (EFS)
là 91,5%; sống thêm toàn bộ (OS) là 97,4%. EFS
and OS 5 năm của hai nhóm A1 và A3 lần lượt là

Nghiên cứu Y học


93,1% và 61,2% (p <0,0001), 98,3% và 84,2%
(p<0,0001). Đặc biệt, tỷ lệ EFS tại thời điểm 5
năm của nhóm bệnh nhi có tổ hợp gen ETV6RUNX1 là 96,6% (95% CI: 94,4–98,8). Tuy nhiên,
một nghiên cứu so sánh đáp ứng điều trị khi áp
dụng phác đồ FRALLE 2000 giữa trẻ em Việt
Nam và trẻ da trắng (Bỉ) với cùng phác đồ công
bố năm 2014 của tác giả Phuong Thu Vu Hoang
và cộng sự nhận thấy: trẻ lơ xê mi cấp ở Việt
Nam có một số hằng số sinh học xấu hơn so với
trẻ em da trắng (T-ALL có tỷ lệ cao hơn, nhạy
cảm hơn với hoá trị MTX liều cao và 6MP, Lơ xê
mi cấp thể L2 chiếm tỷ lệ cao hơn), vì vậy, so
sánh tỷ lệ sống thêm không tái phát (RFSRelapse free survival) tại thời điểm 18 tháng và 5
năm ở trẻ em Việt Nam thấp hơn có ý nghĩa so
với trẻ da trắng với tỷ lệ lần lượt là 70,4% và
47,8% ở trẻ em Việt Nam so với 95,7% và 83,8%
ở trẻ da trắng(11).
Hình 3 và 5 minh hoạ tỷ lệ sống toàn bộ và
sống thêm không bệnh theo các nhóm biến đổi
gen nhận thấy, nhóm có TEL/AML1 có tỷ lệ OS
và DFS 2 năm cao nhất (OS đạt 90,4±6,6%, DFS
đạt 77,7±11,0%). Nhóm có đột biến gen
BCR/ABL1 tỷ lệ OS 2 năm chỉ đạt 21,2±17,5%,
DFS 2 năm đạt 14,1 ± 12,6%. Theo nghiên cứu
Pui CH trên 467 bệnh nhân nhi thuộc viện
nghiên cứu St, Jude từ năm 1991 đến năm 1999
với các gen ABL/BCR, TEL/AML1, E2A/PBX1,
MLL/AF4 cho kết quả tỷ lệ lui bệnh cũng như
thời gian sống không sự kiện sau 5 năm của
nhóm có gen TEL/AML1, E2A/PBX1 là

89,5±7,3% và 88,5±4%, tốt hơn so với nhóm có
gen MLL/AF4 và BCR/ABL là 26,7±11,4% và
28,6±10,8%(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
các nhóm đột biến gen MLL/AF4 có tỷ lệ OS và
DFS sau 2 năm tương tự nhóm không có đột
biến gen (xấp xỉ 70%). Nhóm E2A/PBX1 chưa có
bệnh nhi nào sống sót qua 2 năm. Tuy nhiên, do
cỡ mẫu của 2 nhóm này còn ít nên kết quả chưa
thực sự đại diện cho quần thể.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 179 bệnh nhi lơ xê mi cấp
dòng lympho điều trị tại Viện Huyết học Truyền

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

221


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

máu Trung ương từ 1/8/2016 đến 30/5/2018,
chúng tôi nhận thấy:
Tỷ lệ phát hiện các biến đổi gen trong nhóm
bệnh nhi là 27,8% (TEL/AML1 14,0%; BCR/ABL1
7,8%; MLL/AF4 2,8% và E2A/PBX1 2,8%).
Tỷ lệ nhạy cảm với corticoid và nhạy cảm
hoá trị đạt 75,4% và 74,3%, thấp nhất ở nhóm

BCR/ABL1 (28,6% và 35,7%).
Tỷ lệ đáp ứng lui bệnh hoàn toàn sau điều trị
tấn công đạt 79,3%, cao nhất ở nhóm TEL/AML1
(92,0%), thấp nhất ở nhóm BCR/ABL1 (50%).
OS 2 năm đạt 73,1%, DFS 2 năm đạt 62,0%,
cao nhất ở nhóm TEL/AML1 (OS đạt 90,4 ± 6,6%,
DFS đạt 77,7 ± 11,0%), thấp nhất ở nhóm
E2A/PBX1 (0%), và nhóm BCR/ABL1 (OS 21,2
±17,5% và DFS 14,1 ± 12,6%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

Baruchel A, et al (2012). Leukemia (SR-BCP-ALL): The
Randomized Fralle 2000-A Protocol, . Blood: , pp.120-135.
Bùi Ngọc Lan (2008). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng bệnh
lơ xê mi cấp dòng lympho và điều trị thể nguy cơ không cao ở
trẻ em. Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Y Hà nội.
Kamps WA, et al (2010). Long-term results of Dutch Childhood
Oncology Group studies for children with acute lymphoblastic
leukemia from 1984 to 2004. Leukemia, 24:309-319.
Nguyễn Thị Mai Hương (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng

222


lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961.
Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Phan Thị Duy An (2011). Khảo sát đặc điểm về di truyền tế bào
và sinh học phân tử trên bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ
em tại khoa lâm sàng Nhi Bệnh viện Truyền Máu & Huyết Học
từ 03/2010 đến 03/2011. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Dược Hồ
Chí Minh.
6. Pui CH, et al (2009). Long-term results of St Jude Total Therapy
Studies 11, 12, 13A, 13B, and 14 for childhood acute
lymphoblastic leukemia. Leukemia, 24:371-382.
7. Pui CH, et al (2011). Biology, risk stratification, and therapy of
pediatric acute leukemias: an update. J Clin Oncol, 29(5): 551-65.
8. Trần Quỳnh Mai (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét
nghiệm và đáp ứng điều trị tấn công lơ xê mi cấp dòng lympho
trẻ em có một số biến đổi di truyền tại Viện Huyết học Truyền
máu Trung ương. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội.
9. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (2014). Lơ xê mi cấp
dòng lympho trẻ em - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý
Huyết học. Nhà xuất bản Y học, pp.23-45.
10. Võ Thị Thanh Trúc (2010). Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch
cầu cấp dòng lympho ở trẻ em bằng phác đồ FRALLE 2000.
Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh.
11. Vu Hoang Thu Phuong, et al (2014). Comparison of long-term
outcome between White and Vietnamese children treated for
acute lymphoblastic leukemia according to the FRALLE 2000
protocol. Pediatric Hematol Oncology, 36(7): 94-100.


Ngày nhận bài báo:

15/07/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

11/08/2019

Ngày bài báo được đăng:

15/10/2019

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học



×