Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá đáp ứng điều trị của phác đồ Bortezomib Dexamethasone trên bệnh nhân đa u tủy xương: Tổng kết 5 năm 2014-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.44 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ BORTEZOMIB DEXAMETHASONE TRÊN BỆNH NHÂN
ĐA U TỦY XƯƠNG: TỔNG KẾT 5 NĂM 2014-2018 ............................................................................................... 156
Suzanne Monivong Cheanh Beaupha (Thanh Thanh)*, Đào Thị Thắm**, Phan Thị Xinh*, Bùi Lê Cường**,Trần
Thanh Tùng**, Nguyễn Trường Sơn***, Đinh Hiếu Nhân* ........................................................................................... 156
BÁO CÁO CA BỆNH: PHÁT HIỆN SỐ BỆNH CẢNH NHIỄM TRÙNG COXIELLA BURNETII QUA MÔ
BỆNH HỌC TỦY XƯƠNG .......................................................................................................................................... 162
Đỗ Thị Vinh An*, Vũ Minh Tâm* ................................................................................................................................. 162
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ HUYẾT HỌC ÁC TÍNH TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN
MÁU CẦN THƠ ........................................................................................................................................................... 166
Phạm Văn Nghĩa*, Trần Ngọc Châu*, Lê Thị Như Ái*, Nguyễn Xuân Việt*.............................................................. 166
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ TỦY XƯƠNG Ở
BỆNH NHÂN LAO CỘT SỐNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2016-2018.............. 172
Trần Thị Phương Thảo*, Võ Trọng Thành*, Phạm Thị Vượng*, Nguyễn Linh Phương*, Nguyễn Khắc Tráng*, Đỗ
Đăng Hoàn* ................................................................................................................................................................... 172
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LƠ XÊ MI TẾ BÀO TÓC BIẾN THỂ ........................................................................ 176
Bùi Thị Thu Thanh*, Trần Thị Phương Túy*, Nguyễn Thanh Sơn*, Tôn Nữ Trà Mai*, Huỳnh Phước Hạnh*......... 176
NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM THỂ BỆNH CỦA BỆNH NHÂN THALASSEMIA Ở MỘT SỐ DÂN
TỘC MIỀN BẮC VIỆT NAM ....................................................................................................................................... 189
Trần Tuấn Anh*, Nguyễn Thị Thu Hà*, Bạch Quốc Khánh*, Dương Quốc Chính* ................................................... 189
NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ GẠN TÁCH TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỪ MÁU NGOẠI VI CHO NHI
KHOA TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW (2013-2019)......................................................................... 201
Trần Ngọc Quế*, Lê Xuân Thịnh*, Nguyễn Bá Khanh*, Võ Thị Thanh Bình*, Bạch Quốc Khánh* ........................... 201
ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO VÀ MÔ BỆNH HỌC TỦY XƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN HỘI CHỨNG THỰC
BÀO TẾ BÀO MÁU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG .................................................. 208
Nguyễn Thị Mai*, Bạch Quốc Khánh*, Nguyễn Ngọc Dũng*, Phạm Hải Yến*, Trần Thái Hùng*, Vũ Thị Hồng
Phúc*, Nguyễn Vũ Thịnh* ............................................................................................................................................. 208
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH SAU LÀM THỦ THUẬT


CHỌC HÚT DỊCH TỦY XƯƠNG, SINH THIẾT TỦY XƯƠNG TẠI VIỆN HUYẾT HỌC  TRUYỀN MÁU
TRUNG ƯƠNG ............................................................................................................................................................ 214
Nguyễn Đình Tuệ*, Nguyễn Ngọc Dũng*, Nguyễn Thị Mai*, Phạm Hải Yến* ......................................................... 214
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI VÀ TỦY XƯƠNG VỚI MỘT SỐ BIẾN ĐỔI GEN Ở
BỆNH NHI LƠ XÊ MI CẤP DÒNG LYMPHO TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG................... 221
Hoàng Thị Hồng**, Dương Tố Uyên**, Mai Lan*, Nguyễn Quang Tùng**, Nguyễn Triệu Vân*, Bạch Quốc Khánh*
........................................................................................................................................................................................ 221

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

155


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ BORTEZOMIB
DEXAMETHASONE TRÊN BỆNH NHÂN ĐA U TỦY XƯƠNG:
TỔNG KẾT 5 NĂM 2014-2018
Suzanne Monivong Cheanh Beaupha (Thanh Thanh)*, Đào Thị Thắm**, Phan Thị Xinh*,
Bùi Lê Cường**,Trần Thanh Tùng**, Nguyễn Trường Sơn***, Đinh Hiếu Nhân*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đa u tủy xương còn gọi là bệnh Kahler, là một bệnh ác tính dòng tương bào. Tháng 3/2011, Tổ
chức ung thư quốc gia Hoa kỳ (NCCN) đã đưa phác đồ Bortezomib Dexamethasone vào mức khuyến cáo IA
trong điều trị bệnh lý đa u tủy xương. Tại Việt Nam việc áp dụng phác đồ Bortezomib Dexamethasone trong điều
trị bệnh lý đa u tủy xương bắt đầu phổ biến từ năm 2013. Để tìm hiểu thêm về tỷ lệ đáp ứng của bệnh nhân đa u
tủy xương tại Việt Nam chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá đáp ứng điều trị của phác đồ Bortezomib
Dexamethasone trên bệnh nhân đa u tuỷ xương: theo dõi 5 năm”.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đáp ứng của phác đồ Bortezomib Dexamethasone trên bệnh nhân đa u tủy xương ở
thời điểm hoàn thành giai đoạn tấn công. Xác định tỷ lệ sống còn toàn bộ (OS) sau khi chấm dứt giai đoạn tấn
công. Xác định tỷ lệ sống bệnh không tiến triển (PFS) sau khi chấm dứt giai đoạn tấn công.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu, không đối chứng.
Kết quả: trong 5 năm nghiên cứu chúng tôi thu được 54 bệnh nhân (BN). Có 34 BN nam, 20 BN nữ, nam
chiếm 63%, nữ chiếm 37%, tỷ lệ nam: nữ: 1,7:1. Tuổi trung bình là 56 tuổi. Trong đó BN thuộc giai đoạn I
chiếm 25,9 %, giai đoạn II chiếm 25,9 % và giai đoạn III chiếm 48,2%. Loại IgG chiếm nhiều nhất 42,5%, IgA
đứng thứ nhì chiếm 26,1%. Về tỷ lệ đáp ứng có 46,3% đạt lui bệnh hoàn toàn, 87% đạt lui bệnh. Tỷ lệ bệnh
không tiến triển PFS sau 3 năm là 40%, sau 5 năm là 10%. Tỷ lệ sống toàn bộ OS sau 3 năm là 50%, sau 5 năm
là 25%.
Kết luận: Phác đồ Bortezomib Dexamethasone dùng điều trị cho BN đa u tủy xương có tỷ lệ đáp ứng hoàn
toàn là 46,3% và tỷ lệ đáp ứng chung là 87%. PFS sau 3 năm là 40%, sau 5 năm là 10%. OS sau 3 năm là 50%,
sau 5 năm là 25%.
Từ khóa: đa u tủy xương

ABSTRACT
EVALUATION OF THE BORTEZOMIB AND DEXAMETHASONE ON THE MULTIPLE MYELOMA:
A 5-YEAR SUMMARY 2014-2018
Suzanne Monivong Cheanh Beaupha (Thanh Thanh), Đao Thi Tham, Phan Thi Xinh,
Bui Le Cuong,Tran Thanh Tung, Nguyen Truong Son, Dinh Hieu Nhan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 156 – 161
Background: Multiple myeloma are known as Kahler's disease, are a malignant of plasma cell. In
March 2011, NCCN recommended Bortezomib Dexamethasone level I A in the treatment of multiple
myeloma. In Vietnam, since 2013, the application of Bortezomib Dexamethasone regimens used in the
treatment of multiple myeloma. To evaluate response rates of Vietnamese patients with multiple myeloma
used this regiment, we perform the topic: "Evaluation of the bortezomib and dexamethason on the multiple
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Bệnh viện Chợ Rẫy
***Bộ Y tế
Tác giả liên lạc: TS.BS. Suzame Monivong Cheanh Beaupha

ĐT: 0903 917 907
Email:

156

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

Nghiên cứu Y học

myeloma: summary 5 years 2014-2018”.
Objectives: Multiple myeloma patients in Cho Ray Hospital in five years.
Method: Case series report.
Results: In 5 years of study, we obtained 54 patients. There are 34 males, 20 females, male 63%, female
37%, male rate: 1.7:1. The average age is 56 years old. In which, patients in stage I have 25.9%, phase II have
25.9% and phase III have 48.2%. Patients often hospitalized in the late state of the disease. IgG type accounted for
the largest of 42.5%, IgA ranked second with 26.1%. Regarding the response rate, 46.3% achieved complete
remission, 87% achieved remission. The rate PFS after 3 years is 40%, after 5 years is 10%. The overall survival
rate after 3 years is 50%, after 5 years is 25%.
Conclusion: Bortezomib, Dexamethasone regimen used to treat patients with multiple myeloma has a
complete response rate of 46.3% and the overall response rate is 87%. PFS after 3 years is 40%, after 5 years is
10%. OS after 3 years is 50%, after 5 years is 25%.
Keywords: multiple myeloma

ĐẶT VẤN ĐỀ

công (8 chu kỳ).


Đa u tủy xương (ĐUTX) còn gọi là bệnh
Kahler, là một bệnh ác tính dòng tương bào.
Tuổi trung bình mắc bệnh là 62 tuổi. Tỷ lệ bệnh
là 3/100.000 dân, bệnh chiếm 1% trong các bệnh
ung thư và chiếm 10% trong các bệnh ung thư
hệ huyết học. Bệnh có các biến chứng như thiếu
máu, suy thận, đau nhức xương, gãy xương,
tăng canxi máu và thường bị nhiễm trùng(3). Từ
năm 2003, người ta phát hiện ra Bortezomib là
một thuốc ức chế proteasome làm cho tế bào đi
vào chu trình chết tự nhiên. Tháng 3/2011,
khuyến cáo về thực hành lâm sàng của tổ chức
ung thư quốc gia Hoa kỳ (NCCN) đã đưa phác
đồ Bortezomib Dexamethasone vào mức khuyến
cáo cao nhất (IA) trong điều trị bệnh lý đa u tủy
xương cho các bệnh nhân (BN) có chỉ định ghép
tế bào gốc ngoại vi(6). Tại Việt Nam việc áp dụng
các phác đồ có chứa Bortezomib như phác đồ
Bortezomib Dexamethasone trong điều trị bệnh
lý đa u tủy xương bắt đầu phổ biến từ năm 2013.
Để tìm hiểu thêm về tỷ lệ đáp ứng của bệnh đa u
tủy xương khi dùng phác đồ Bortezomib
Dexamethasone chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá đáp ứng điều trị của phác đồ
Bortezomib, Dexamethasone trên bệnh nhân đa
u tuỷ xương” để thực hiện các mục tiêu:

Xác định tỷ lệ sống còn toàn bộ (OS) sau khi
chấm dứt giai đoạn tấn công.


Xác định tỷ lệ đáp ứng của phác đồ
Bortezomib Dexamethasone trên bệnh nhân đa u
tủy xương ở thời điểm hoàn thành giai đoạn tấn

Xác định tỷ lệ sống bệnh không tiến triển
(PFS) sau khi chấm dứt giai đoạn tấn công.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả BN đa u tủy xương được điều trị bằng
phác đồ Bortezomib Dexamethasone nhập Khoa
Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy –TP. Hồ Chí
Minh từ tháng 1/2014 - 12/2018.

Tiêu chí chọn
Tất cả BN đa u tủy xương điều trị với phác
đồ Bortezomib Dexamethasone sau kết thúc điều
trị: 8 chu kỳ đối với bệnh nhân không ghép, sau
khi chấm dứt điều trị củng cố ở nhóm bệnh nhân
được ghép tế bào gốc máu ngoại vi.
Tiêu chí loại
BN đa u tủy xương tái phát.
Không dùng phác đồ Bortezomib Dexamethasone.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu.
Thời điểm đánh giá đáp ứng
Chấm dứt liệu trình hóa trị:
- Nhóm BN không ghép: BN sẽ được đánh

giá đáp ứng ở thời điểm 8 chu kỳ.

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

157


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

- Nhóm BN ghép: BN sẽ được đánh giá đáp
ứng ở thời điểm sau điều trị củng cố (4 chu kỳ +
ghép + 2 chu kỳ củng cố).
Các định nghĩa và tiêu chuẩn sử dụng trong
nghiên cứu

Tiêu chuẩn chẩn đoán đa u tủy xương(9)
Tương bào trong tủy xương ≥10% (hoặc u
tương bào).
Có protein đơn dòng huyết thanh và/hoặc
trong nước tiểu.
Có bằng chứng của tổn thương cơ quan đích
được xem là hậu quả của rối loạn tăng sinh dòng
tương bào:
Tăng canxi máu ≥2,75 mmol/L (≥11,5 mg/dL).
Suy thận: Creatinine ≥2 mg% (≥173 µmol/L).
Thiếu máu: Thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào
(Hb <10 g/dL).


Tổn thương xương: Loãng xương, hủy
xương, gãy xương bệnh lý(3).

Xếp giai đoạn bệnh đa u tủy xương
Bảng 1. Xếp giai đoạn(2)
Giai đoạn
I
II
III

Tiêu chí
β2m < 3,5 mg/L, Albumin máu ≥ 3,5 g/dL
Giữa I và III
β2m > 5,5 mg/L

Phân dưới nhóm
Giai đoạn A: Creatinine máu: <2 mg%.
Giai đoạn B: Creatinine máu: ≥2 mg%.
Phân tầng nguy cơ
Bảng 2. Xếp loại nguy cơ(8)
Loại

Nguy cơ cao

Nguy cơ
Nguy cơ thấp
trung bình

Bất thường
gen


- del 17p
- t(14;16)
- t(14;20)
- Thêm 1q21

- Mất NST
- t(4;14)
- del 13q

- Tăng NST
- t(11;14)
- t(6;14)

Phác đồ điều trị đa u tủy xương
Bảng 3.Phác đồ Bortezomib, Dexamethasone (Phác đồ VD)(3)
Tên thuốc
Liều
Ngày dùng
Đường dùng
2
Bortezomib (Velcade) 1,3 mg/m
N 1, 4, 8,11
Tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch nhanh
Dexamethasone
40 mg Chu kỳ 1,2: N1- 4, N 9-12. Chu kỳ 3,4: N1, 4, 8, 11
Uống
Chu kỳ: 21 ngày
BN có chỉ định ghép: dùng 4 chu kỳ sau đó ghép.
BN không có chỉ định ghép: dùng 8 chu kỳ.


Tiêu chí đánh giá đáp ứng
Bảng 4.Tiêu chí đánh giá đáp ứng(5)
Đáp ứng

Tiêu chuẩn
- Không phát hiện M-Protein trong máu và nước tiểu* (bằng điện di miễn dịch cố định: ĐDMDCĐ)
- Không thấy u tương bào
- Tủy đồ < 5% tế bào tương bào trong tủy
- Giảm ≥ 90% M-protein trong máu (ĐDMDCĐ)
Đáp ứng một phần rất tốt
- Giảm ≥ 90% M-protein trong nước tiểu hoặc
(Very good partial
response:VGPR)
M-protein < 100 mg/24 giờ.
- Giảm≥ 50% M-protein trong máu (DMDCĐ)
Đáp ứng một phần
- Giảm ≥ 90% M-protein trong nước tiểu hoặc
(Partial response: PR)
M-protein < 200 mg/24 giờ
Không tiêu chuẩn nào trong:
- Đáp đứng hoàn toàn chặt chẽ
Bệnh không thay đổi
- Đáp đứng hoàn toàn
(Stable disease: SD)
- Đáp ứng một phần rất tốt
- Đáp ứng một phần
- Tiếp tục phá hủy các cơ quan dù đang điều trị
Bệnh tiến triển
- Tăng ≥ 25% M-protein trong máu

(Progressive disaese: PD)
- Hoặc tăng M- protein trong nước tiểu (> 200 mg/24 giờ)
Đáp đứng hoàn toàn
(Complete response: CR)

(*) Tại TP. Hồ Chí Minh, tất cả các phòng xét nghiệm của các bệnh viện đều chưa thực hiện điện di miễn dịch cố định trong
nước tiểu nên chúng tôi không dựa vào chỉ số nước tiểu để đánh giá đáp ứng

158

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019

IgG
IgA
IgE
Chuỗi nhẹ
I
II
III
A
B

Số BN
N = 54
34/20, 1,7:1
56 ± 8
Loại đa u tủy

23
14
02
05
Giai đoạn bệnh (ISS)
14
14
26
41
13

%
63%/37%

42,5
26,1
3,2
9,2
25,9
25,9
48,2
76
24

Có 54 bệnh nhân (BN) được đưa vào nghiên
cứu. Tuổi trung bình là 56 tuổi. 54 BN được chẩn
đoán đa u tủy xương bằng tiêu chuẩn theo hội
nghiên cứu đa u tủy thế giới. Loại Ig chiếm
nhiều nhất là IgG (Bảng 5).
Bảng 6. Kết quả bất thường nhiễm sắc thể (kết quả FISH)

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Bất thường nhiễm sắc thể
Không bất thường
Đa bội
t(4;14)
t(6;14)
t(11;14)
t(14;16)
t(14;20)
Del 13q14-34
Del 17p13
Đa bội + Del 13
Đa bội + t(4;14)

Đa bội + t(6;14)
Del13+t(4;14)
Del 13+ t(11;14)
Del 13+ Del 17p13+ đa bội
Tổng cộng

Số BN
18
05
04
01
01
00
00
07
04
02
02
01
03
01
01
51

Tỷ lệ %
35,2
9,8
7,8
1,96
1,96

00
00
13,7
7,8
3,9
3,9
1,96
5,8
1,96
1,96
100

Số BN ghép
Số BN không ghép
Tổng cộng

14/ 51 BN
05/51 BN
04/51

Tỷ lệ %
38,9
61,1
100

- Nhóm ghép tế bào máu gốc tự thân: sau khi
củng cố.
Bảng 10. Đánh giá đáp ứng sau kết thúc đợt hóa trị
Mức độ đáp ứng


Số BN

Tỷ lệ %

Đáp ứng hoàn toàn

25

46,3

Đáp ứng một phần rất tốt
Đáp ứng một phần
Tiến triển
Tổng cộng

07
20
02
54

12,9
37,0
3,7
100

Tỷ lệ %
87

Sau kết thúc hóa trị có 25/54 BN đáp ứng
hoàn toàn chiếm 46,3 %. Tỷ lệ BN có đáp ứng là

87%. 2 BN bệnh tiến triển chiếm 3,7% (Bảng 10).
Bảng 11. Phác đồ duy trì
Phác đồ
Thalidomide 100mg
TMP
VMP
Velcade
Lenalidomide
Không tái khám
Tổng cộng

Số BN
27
12
02
09
03
01
54

Tỷ lệ %
50
22,2
3,7
16,6
5,5
1,8
100

Kaplan-Meier survival estimate


0.00

Tỷ lệ %
27,4
9,8
7,8

Số BN
21
33
54

- Nhóm không ghép: 8 chu kỳ.

Bảng 7. Các bất thường nhiễm sắc thể thường gặp
Có Del13q14-34
Có Del 17p13
Có t(4;14)

Tỷ lệ %
49
21,5
29,4
100

Bảng 9. Số BN có ghép tế bào gốc tự thân

1.00


Đặc điểm
Tổng số BN
Nam/Nữ, Tỷ lệ
Tuổi trung bình

Số BN
25
11
15
51

0.75

Bảng 5. Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu

Loại nguy cơ
Nguy cơ chuẩn
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ cao
Tổng cộng

0.50

Sau 5 năm nghiên cứu, từ 1/2014-12/2018
chúng tôi thu thập được 54 BN đa u tủy xương
được dùng phác đồ Bortezomib Dexamethasone.

Bảng 8. Phân nhóm nguy cơ theo bất thường nhiễm
sắc thể


0.25

KẾT QUẢ

Nghiên cứu Y học

0

1

2

3

4

5

analysis time

Hình 1. Tỷ lệ sống bệnh không tiến triển: PFS sau 3
năm, 5 năm

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

159


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019


Nghiên cứu Y học

PFS sau 3 năm là 40%, sau 5 năm là 10%
(Hình 1).
OS sau 3 năm là 50%, sau 5 năm là 25% (Hình 2).

0.00

0.25

0.50

0.75

1.00

Kaplan-Meier survival estimate

0

1

2

3

4

5


analysis time

Hình 2. Tỷ lệ sống còn toàn bộ: OS sau 5 năm

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tất cả là
54 bệnh nhân ĐUTX mới chẩn đoán được nhận
vào nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm
(tháng 1/2014 - 12/2018). Tất cả 54 bệnh nhân đều
đạt tiêu chí chẩn đoán ĐUTX theo nhóm làm
việc quốc tế về đa u tủy xương (IMWG)(9).BN
được xếp giai đoạn theo phân loại quốc tế về đa
u tủy (ISS) (Bảng 1), được thực hiện xét nghiệm
sinh học phân tử, xếp nhóm nguy cơ theo bất
thường nhiễm sắc thể (Bảng 2) và được điều trị
bằng phác đồ Bortezomib Dexamethason (còn
gọi là phác đồ VD: Bortezomib (velcade),
Dexamethason) (Bảng 3).
Trong 54 BN có 34 nam, chiếm 63%, 20 nữ
chiếm 37%, tỷ lệ nam: nữ: 1,7:1. Tuổi trung bình
là 56 tuổi. Theo tác giả Rajkumar SV, bệnh
ĐUTX thường xảy ra ở người lớn tuổi, thường
sau 60 tuổi(7). BN của nhóm nghiên cứu trẻ hơn
do chúng tôi dùng phác đồ VD dành cho nhóm
BN có khả năng ghép tế bào gốc tự thân, tiêu
chuẩn được ghép là BN <60 tuổi. Vào lúc chẩn
đoán đa số BN ở giai đoạn III, chiếm 48,2%. Bệnh
đa u tủy xương mà được chẩn đoán sớm thì thời
gian sống còn lâu hơn. Theo tác giả Greipp PR
BN ở giai đoạn I có thời gian sống trung bình là

62 tháng; giai đoạn II thời gian sống trung bình
là 44 tháng; và giai đoạn III có thời gian sống
trung bình là 29 tháng(2). Trong nghiên cứu của

160

chúng tôi có 14 BN (25,9%) ở giai đoạn I, 14 BN
(25,9 %) ở giai đoạn II, và 26 BN (48,2%) ở giai
đoạn III của bệnh. Đây là tình trạng thực tế ở
nước chúng ta, BN thường nhập viện trong tình
trạng trễ của bệnh(4) Trong các loại kháng thể
đơn dòng, loại IgG chiếm nhiều nhất chiếm
42,5%, IgA đứng thứ nhì chiếm 26,1%, điều này
tương tự như tác giả Rajkumar thì loại IgG
chiếm đa số, thứ nhì là IgA(9).
Về sinh học phân tử, có 51/54 BN được thực
hiện xét nghiệm FISH để tìm đột biến nhiễm sắc
thể. Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận BN có
bất thường t(4;14), t(6;14), t(11;14), del 13 q14-34,
del17p13, đa bội (Bảng 6). Trong đó del 13 q14-34
chiếm tỷ lệ cáo nhất 27,4% (Bảng 7). Nhóm nguy
cơ chuẩn chiếm ưu thế 49% (Bảng 8).Theo tác giả
Rajkumar nhóm nguy cơ chuẩn có tỷ lệ sống còn
là 50 tháng, nhóm nguy cơ trung bình có tỷ lệ
sống còn là 42 tháng, nhóm nguy cơ cao tỷ lệ
sống còn là 25 tháng(8).
Về điều trị chúng tôi có 2 nhóm là nhóm BN
ghép tế bào gốc máu tự thân chiếm 38,9%, nhóm
hóa trị đơn thuần chiếm 61% (Bảng 9). Đối với
nhóm ghép chúng tôi hóa phác đồ VD 4 đợt và

sau đó thu thập tế bào máu gốc(1,7). Sau khi thu
thập tế bào gốc máu ngoại vi chúng tôi cho BN
nghỉ ngơi 2 tuần, rồi chúng tôi ghép tự thân cho
BN. Sau ghép BN được điều trị củng cố thêm 2
chu kỳ VD. Đối nhóm không ghép chúng tôi
dùng 8 chu kỳ VD. Chúng tôi theo hướng dẫn
của hội tìm hiểu ung thư hoa kỳ [NCCN].
Về mặt đánh giá đáp ứng, theo đánh giá đáp
ứng của Nhóm làm việc quốc tế về đa u tủy
xương (IMWG) 2006 (Bảng 4)(5) thì mức độ đáp
ứng hoàn toàn là: không phát hiện M-protein
trong máu và nước tiểu trên điện di miễn dịch cố
định, không thấy u tương bào, tủy đồ <5% tế bào
tương bào trong tủy xương(2). Có một điều đáng
tiếc là các bệnh viện trong TP. Hồ Chí Minh
không thực hiện xét nghiệm tìm M-protein trong
nước tiểu trên điện di miễn dịch cố định (Bảng
4). Do đó chúng tôi không dựa vào tiêu chí Mprotein trong nước tiểu trên điện di miễn dịch cố
định mà chỉ dựa vào 3 tiêu chí còn lại để xét đáp

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
ứng hoàn toàn. Chúng tôi đánh giá đáp ứng sau
8 chu kỳ hóa trị đối với nhóm bệnh nhân không
ghép và sau khi củng cố với nhóm ghép. Chúng
tôi nhận thấy có 25/54 BN đạt lui bệnh hoàn
toàn, chiếm 46,3%. 52/54 BN đạt lui bệnh chiếm
87% (bao gồm đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một

phần rất tốt, đáp ứng một phần).
Về mặt điều trị duy trì, sau khi đánh giá đáp
ứng, đối với nhóm đáp ứng hoàn toàn và nguy
cơ chuẩn chúng tôi điều trị duy trì bằng
thalidomide 100 mg/ngày. Đối với nhóm đáp
ứng hoàn toàn nhưng BN thuộc nhóm nguy cơ
cao thì chúng tôi duy trì bằng bortezomib, hoặc
lenalidomide. Đối với nhóm đáp ứng một phần
rất tốt hoặc đáp ứng một phần chúng tôi duy trì
bằng phác đồ VMP, TMP (Bảng 11).

3 năm là 40%, sau 5 năm là 10%. Tỷ lệ sống toàn
bộ OS sau 3 năm là 50%, sau 5 năm là 25%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

Về theo dõi bệnh nhân sau hóa trị, chúng tôi
khám bệnh nhân mỗi 1 tháng và làm các xét
nghiệm theo dõi bệnh.

6.


Tỷ lệ sống bệnh không tiến triển PFS sau 3
năm là 40%, sau 5 năm là 10% (Hình 1). Tỷ lệ
sống toàn bộ OS sau 3 năm là 50%, sau 5 năm là
25% (Hình 2).

7.

8.

KẾT LUẬN
Đa u tủy xương là một bệnh ung thư của
dòng tương bào. Bệnh biểu hiện rất đa dạng như
thiếu máu, đau nhức xương, suy thận, viêm
phổi, tăng canxi máu. Phác đồ Bortezomib
Dexamethasone (VD) có thể áp dụng cho các BN
đa u tủy xương tại Việt Nam. Phác đồ cho tỷ lệ
đáp ứng hoàn toàn 46,3%, đáp ứng với điều trị là
83,3 %. Tỷ lệ sống bệnh không tiến triển PFS sau

Nghiên cứu Y học

9.

Bạch Quốc Khánh, Nguyễn Anh Trí (2015). Nghiên cứu kết quả
ghép TBGNV tế bào gốc tự thân bệnh đa u tủy xương và u
lympho tại Viện HHTMTW giai đoạn 2006-2014. Y học Việt Nam,
429:158-64.
Greipp PR (2005). International Staging System for Multiple
Myeloma. J Clin Onc. Journal of Clinical Oncology,23(15):3412-20.
Harousseau JL, et al (2004). Bortezomib (Velcade) plus

dexamethasone as induction treatment prior to autologous stem
cell transplantation in patients with newly diagnosed multiple
myeloma: preliminary results of an IFM phase II study.
Haematologica, 91(11):1498-505.
Huỳnh Văn Mẫn, Nguyễn Tấn Bỉnh (2014). Hiệu quả phương
pháp ghép tự thân tế bào gốc tạo máu trên bệnh nhân đa u tủy.
Y học Thành phố Hồ chí Minh, 18 (S1):256-262.
Kumar S, et al (2016). International Myeloma Working Group
consensus criteria for response and minimal residual disease
assessment in multiple myeloma. Lancet Oncology, 17(8):e328e346.
Rajkumar SV (2018). Staging and prognostic studied im
Multiple
myeloma.
Uptodate,
/>Rajkumar SV (2019). Multiple myeloma: Selection of initial
chemotherapy
for
symptomatic
disease.
Uptodate,
/>Rajkumar SV (2019). Overview of the management of multiple
myeloma.
Uptodate,
/>Richardson PG, et al (2005). Bortezomib or high-dose
dexamethasone for relapsed multiple myeloma. N Eng J Med,
352(24):2487-98.

Ngày nhận bài báo:

15/087/2019


Ngày phản biện nhận xét bài báo:
15/08/20192
1/08/2019
Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học

15/10/2019

161



×