Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chương trình môn học Bình sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.78 KB, 8 trang )

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 
Tên môn học: Bình sai
Mã số môn học: MH 18

( Ban hành theo  Thông tư số      / 20    / TT ­ BLĐTBXH
ngày    tháng   năm 20     của Bộ trưởng Bộ Lao động­ Thương binh và Xã hội )


2

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC: BÌNH SAI
Mã số môn học: MH 18
Thời gian môn học: 105 giờ;           

      (Lý thuyết: 33 giờ; Thực hành: 72 giờ)

I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
­ Vị trí: Môn học Bình sai được bố trí học sau các mô đun Xây dựng lưới khống 
chế mặt bằng I, Xây dựng lưới khống chế độ cao I;  và trước các mô đun Đo vẽ 
bình đồ, Đo vẽ mặt cắt phục vụ thiết kế công trình.
­ Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề, thuộc môn học/mô đun đào tạo nghề 
bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC
­ Trình bày được quy trình các bước bình sai gần đúng, bình sai điều kiện lưới  
khống chế trắc địa;
­ Thực hiện tính toán bình sai số liệu trắc địa theo các phương pháp bình sai gần 
đúng, bình sai điều kiện lưới khống chế  trắc địa bằng tay và bằng phần mềm 
trắc địa;
­ Thực hiện đánh giá được độ chính xác kết quả bình sai lưới khống chế trắc địa;
­ Tuân thủ đúng quy phạm trong quá trình tính toán bình sai lưới khống chế trắc  
địa;


­ Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, chính xác trong học tập và làm việc.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Thời gian
Số

Tên chương, mục

TT

I

Giới thiệu môn học

Tổn
g số

Lý 
thuyế
t

1

1

Thực 
hành

Kiểm 
tra*


Bài 
tập

LT  
hoặc  
TH

0

0


3

II

III

IV

15

4

10

1

Bình sai kết quả  một  đại lượng đo trực 

tiếp cùng độ chính xác

7

2

5

0

Bình sai kết quả  đo trực tiếp không cùng 
độ chính xác của một đại lượng

8

2

5

1

Bình sai gần đúng lưới trắc địa.

44

10

31

3


Bình   sai   gần   đúng   lưới   khống   chế   mặt 
bằng

26

6

18

2

Bình sai gần đúng lưới khống chế độ cao

18

4

13

1

Bình sai điều kiện lưới trắc địa

45

15

27


3

Lý thuyết bình sai điều kiện lưới trắc địa

15

10

4

1

Trình tự bình sai điều kiện lưới trắc địa

30

5

23

2

Cộng

105

30

68


7

Bình sai kết quả  đo trực tiếp của một  
đại lượng

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực  
hành được tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:  
Bài mở đầu: Giới thiệu môn học
1. Khái lược về lịch sử phát triển lý thuyết bình sai

Thời gian: 0,5 giờ

2. Ứng dụng bình sai trong nghề khảo sát địa hình

Thời gian: 0,5 giờ

Chương 1: Bình sai kết quả đo trực tiếp của một đại lượng
Mục tiêu : 
­ Hiểu được kết quả bình sai trực tiếp một đại lượng đo.
­ Thực hiện tính được bài bình sai trực tiếp một đại lượng đo.
­ Chấp nhận quy định, quy phạm trong bình sai lưới trắc địa
­ Rèn luyện khả năng tính toán, bình sai trực tiếp một đại lượng đo.
1. Bình sai kết quả  một  đại lượng  đo trực tiếp cùng độ 
Thời gian: 07 giờ
chính xác
2. Bình sai kết quả  đo trực tiếp không cùng độ  chính xác  Thời gian: 08 giờ


4


của một đại lượng.
Chương 2: Bình sai gần đúng lưới khống chế trắc địa
Mục tiêu : 
­ Trình bày được quy trình bình sai gần đúng lưới trắc địa;
­ Thực hiện được bình sai sai gần đúng lưới khống chế  mặt bằng, lưới khống  
chế độ cao trong trắc địa;
­ Chấp nhận quy trình, quy phạm bình sai gần đúng lưới khống chế trắc địa;
­ Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, chính xác trong công việc.
1. Bình sai gần đúng lưới khống chế mặt bằng

Thời gian: 26  giờ

1.1 Lý thuyết về bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ
1.1.1. Binh sai và tính toán đường chuyền khép kín
1.1.2. Bình sai tính toán đường chuyền phù hợp
1.2. Lý thuyết về bình sai gần đúng chuổi tam giác
1.2.1. Bình sai và tính toán chuỗi tam giác đơn
1.2.2. Bình sai và tính toán đa giác trung tâm
1.3. Thực hành bình sai gần đúng lưới khống chế mặt bằng
1.3.1. Binh sai gần đúng đường chuyền khép kín
1.3.2. Bình sai gần đúng đường chuyền phù hợp
1.3.3. Bình sai gần đúng chuổi tam giác
1.3.4. Bình sai gần đúng lưới tứ giác
1.3.5. Bình sai gần đúng lưới đa giác trung tâm
2. Bình sai gần đúng lưới khống chế độ cao
2.1. Lý thuyết về bình sai gần đúng tuyến độ cao
2.1.1. Bình sai gần đúng tuyến độ cao phù hợp
2.1.2. Bình sai gần đúng tuyến độ cao khép kín.
2.1.3. Bình sai gần đúng lưới độ cao có điểm nút

2.2. Thực hành bình sai gần đúng lưới khống chế độ cao
2.2.1. Bình sai gần đúng tuyến độ cao phù hợp
2.2.2. Bình sai gần đúng tuyến độ cao khép kín.

Thời gian: 18 giờ


5

2.1.3. Bình sai gần đúng lưới độ cao có điểm nút
Chương 3: Bình sai điều kiện lưới trắc địa
Mục tiêu : 
­ Trình bày được quy trình, nguyên tắc, phương pháp bình sai điều kiện lưới 
khống chế trắc địa.
­ Lập được các hệ phương trình để  ứng dụng vào bình sai;
­ Thực hiện bình sai điều kiện được các loại đồ hình lưới trắc địa;
­ Phân loại được độ chính xác kết quả bình sai lưới khống chế trắc địa
­ Chấp nhận quy định, quy phạm sai số trong bình sai lưới khống chế trắc địa;
­ Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong công việc.
1. Lý thuyết Bình sai điều kiện lưới khống chế trắc địa.

Thời gian: 15 giờ

1.1. Khái niệm về bình sai điều kiện
1.2. Lý thuyết bình sai điều kiện
1.2.1. Bình sai điều kiện ­ Công thức tổng quát
1.2.2. Các dạng phương trình số hiệu chỉnh
1.2.3. Giải hệ phương trình chuẩn số liên hệ
1.2.4. Đánh giá độ chính xác hàm số trong bình sai điều kiện
2. Trình tự các bước giải bài toán bình sai điều kiện

2.1. Trình tự các bước bình sai
2.2. Một số ví dụ về bình sai điều kiện
2.3. Thực hành: Bình sai điều kiện lưới khống chế trắc địa
2.3.1. Bình sai điều kiện lưới khống chế mặt bằng
2.3.2. Bình sai điều kiện lưới khống chế độ cao
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:  
­ Vật liệu: Giấy, bút, phấn
­ Dụng cụ và trang thiết bị:
+ Máy tính cá nhân, sổ tay tra cứu.
+ Máy vi tính, máy chiếu projector.

Thời gian: 30  giờ


6

­ Học liệu:
+ Số liệu tính toán, bình sai lưới trắc địa.
+ Quy phạm thành lập bản đồ địa hình.
+ Giáo trình bình sai, giáo trình trắc địa cơ sở
+ Tài liệu hướng dẫn sinh viên học môn bình sai.
­ Nguồn lực khác:
+ Phòng học lý thuyết.
+ Phòng thực hành vi tính (có cài phần mềm bình sai trắc địa).
V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
­ Vấn đáp, trắc nghiệm, viết: Nêu các câu hỏi trọng tâm trong môn học bình sai  
để kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh về quy trình xử lý số liệu đo trắc địa,  
quy trình và phương pháp bình sai lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ 
cao trong trắc địa;

­ Thực hành: kiểm tra kết quả học sinh thực hiện các bài tập bình sai;
2. Nội dung đánh giá
 ­ Kiến thức:
+ Trình bày được quy trình bình sai trực tiếp một đại lượng đo.
+ Mô tả  được quy trình bình sai gần đúng, bình sai chặt chẽ lưới khống 
chế trắc địa.
­ Kỹ năng:
+ Tính được bình sai trực tiếp một đại lượng đo;
+ Tính được bài bình sai gần đúng lưới khống chế trắc địa.
+ Thực hiện bình sai chặt chẽ được các loại đồ hình lưới khống chế trắc 
địa đúng quy phạm. 
­ Thái độ:
+ Có ý thức tự  giác, tích cực học tập; có tinh thần hợp tác, giúp đỡ  lẫn 
nhau; tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, chính xác trong tính toán, bình sai.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC


7

1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
Môn học bình sai được sử dụng để giảng dạy cho trình độ  đào tạo Trung 
cấp nghề Khảo sát địa hình.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
­ Viết phấn nội dung bài giảng và giảng giải trực tiếp cho học sinh hiểu;
­ Chuẩn bị các bài tập phù hợp cho học sinh giải tại lớp và về làm ở nhà;
­ Khi giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng máy vi tính và máy chiếu, áp dụng các 
loại giáo án điện tử. 
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Trọng tâm của môn học là các chương: 2, 3.

4. Tài liệu cần tham khảo:
[1] Ngô Phúc Hưng, Đặng  Hùng Võ.  Lý thuyết bình sai lưới tam giác. 
NXB. Đại học và trung học chuyên nghiệp­Hà Nội 1978
[2[ Vi trường, Phan Văn Hiến, Trương Quang Hiếu. Phương pháp số bình  
phương nhỏ nhất. ĐH mỏ địa chất. Hà Nội 1985
[3] Đặng Nam Chính. Bài giảng bình sai lưới trắc địa ­ ĐH mỏ địa chất.
[4] Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hòa. Trắc địa cơ  sở 
(Tập 2). NXB Xây dựng. Hà Nội 2002 
[5] Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hòa. Trắc địa cơ  sở 
(Tập 1). NXB Giao thông vận tải. Hà Nội 2004.
[6] GS.TS Phạm Hoàng Lân, PGS.TS Đặng Nam Chinh. Giáo trình trắc địa  
cao cấp.Phần IV, Bình sai lưới trắc địa. ĐH mỏ địa chất. Hà Nội 2006.
[7] Nguyễn Tiến Năng. Giáo trình thực tập trắc địa phổ thông. Trường 
ĐH Mỏ địa chất Hà Nội 2007


8



×