Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đông y với việc bồi bổ cơ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.25 KB, 2 trang )

Hạnh đ o tà ốt cho người dương hư.
Đông y với việc bồi bổ cơ thể
Rất nhiều người muốn cơ thể mình khỏe mạnh đã có thói quen bồi bổ. Nhưng xét từ quan điểm y học và dinh
dưỡng thì bồi bổ là để bổ sung những gì còn thiếu. Vì vậy, một người cơ thể khoẻ mạnh nếu không suy yếu mà
bồi bổ là điều không cần thiết. Đông y cho rằng "dược bất đối chứng" (thuốc không đúng bệnh) thì sâm nhung
cũng là độc. Cho nên, bồi bổ nhất định phải chú ý đến đối tượng và mục đích thì mới có tác dụng.
Khi nào cần bồi bổ?
Những người cơ thể suy nhược sau ốm, sản phụ hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ đang
trong thời kỳ phát triển trưởng thành, người già xuất hiện các trở ngại về chức năng cơ thể, chuyển hoá kém và
người trung niên già trước tuổi, không đủ sinh lực để làm việc. Tóm lại, tất cả những người có hư chứng mới nên
bồi bổ.
Dương hư
Dương hư là chỉ một loạt các triệu chứng được biểu hiện do chức năng sinh lý của cơ thể kém hoặc bị suy thoái.
Biểu hiện chủ yếu của người dương hư là: sợ lạnh thích ấm, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, tiểu tiện trong dài,
phân nhão lỏng, mặt mày xanh tái.
Những người dương hư phải bồi bổ bằng món ăn bổ dương hoặc thuốc trợ dương như:
Thức ăn loại bổ dương: Hồ đào, thịt hươu, thịt dê, thịt cừu, tôm he, thịt chim sẻ... những thức ăn này thích hợp
cho những người dương hư bất túc như sợ lạnh, thích ấm, tiểu tiện lâu hoặc nhiều lần, lưng mỏi, liệt dương, phụ
nữ bế kinh...
Thuốc trợ dương, còn gọi là thuốc bổ dương, chính là loại thuốc có thể chữa các chứng bệnh dương hư gồm có:
Nhung hươu, tiên mao, bổ cốt chỉ, hạnh đào, nhục thung dung, thỏ ty tử, đông trùng hạ thảo, hải cẩu thận, đỗ
trọng.
Âm hư
Biểu hiện chủ yếu ở người âm hư là: Dáng vẻ gầy gò, miệng nóng, cổ họng khô, sốt về chiều, sốt nhẹ, ra mồ hôi
trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, đại tiện khô cứng.
Những người âm hư phải bồi bổ bằng thức ăn bổ âm hoặc thuốc bổ âm như dưới đây:
Thức ăn loại bổ âm: Ba ba, thịt rùa, mật ong, yến sào, trứng gà, mộc nhĩ trắng, thịt vịt... Những thức ăn này thích
hợp cho những người âm huyết bất túc như sốt hâm hấp vào chiều tối, ra mồ hôi trộm, phân khô cứng, di tinh, mắt
khô...
Thuốc bổ âm còn gọi là thuốc dưỡng âm, chính là loại thuốc chữa các chứng bệnh âm hư có: mạch đông, thạch
hộc, kỷ tử, ngọc trúc, quy bản, ba ba, bách hợp.


Khí huyết hư
Người bị huyết hư thường kèm theo khí hư, bị khí hư đều có kèm theo huyết hư, những người bị như vậy thường
xuất hiện triệu chứng khí huyết lưỡng hư.
Biểu hiện chủ yếu của khí hư là: Mệt mỏi, chân tay bải hoải, nói năng yếu ớt, thở dốc, đoản hơi, dễ ra mồ hôi trộm,
dễ bị cảm... Tâm khí hư còn có thể biểu hiện là tim đập mạnh, hay lo sợ, tì khí hư còn có biểu hiện là phân loãng,
tiêu hoá kém. Vị khí hư còn có biểu hiện là hứng thú ăn uống giảm, sau khi ăn khoang dạ dày đầy trướng lên.
Biểu hiện chủ yếu của huyết hư là: Mặt vàng, móng tay trắng bệch, đau đầu hoa mắt, phụ nữ kinh nguyệt ít hoặc
bế kinh, chân tay tê, tóc khô cứng, da ngứa... Can huyết bất túc còn có thể thấy tai ù, mặt khô; tâm huyết bất túc
còn có thể thấy đánh trống ngực, mất ngủ.
Thức ăn loại bổ khí: Gạo nếp, lạc, hạt dẻ, hạt sen, đại táo, hải sâm, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt gà, thịt chim bồ
câu, cá diếc, chạch, lươn, chim cút, ếch, nấm hương, cá trắm đen, bí đỏ... Các thức ăn này dùng thích hợp với
những người khí hư bất túc như tinh thần mệt mỏi, nhiều mồ hôi, thở dốc, dễ bị cảm.
Thuốc bổ khí, còn gọi là thuốc ích khí, chính là thuốc chữa các bệnh chứng khí hư. Thuốc thường dùng có: nhân
sâm, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, sơn dược, tử hà xa.
Thức ăn loại bổ huyết: Gan dê, gan cừu, gan lợn, gan gà, cà rốt, vừng, cùi nhãn, nho, gân bò... Thức ăn loại này
thích hợp cho những người huyết hư bất túc như thiếu máu, mất ngủ, phụ nữ kinh ít, tóc khô vàng.
Thuốc dưỡng huyết, còn gọi là thuốc bổ huyết, chính là loại thuốc dùng để chữa các chứng bệnh huyết hư. Trong
thuốc dưỡng huyết, có rất nhiều loại kiêm cả công dụng bổ âm, có thể sử dụng làm thuốc bổ âm. Thuốc thường
dùng có: địa hoàng, thủ ô, đương quy, bạch thược, a giao, quế nhục...
Có nhiều phương pháp bồi bổ, thường được chia ra thành dược bổ (bồi bổ bằng thuốc) và thực bổ (bồi bổ bằng
ăn uống). Đông y nhấn mạnh "dược bổ không bằng thực bổ". Bồi bổ bằng ăn uống là nhờ vào việc điều chỉnh cơ
cấu ăn uống, bồi bổ chức năng của các tạng phủ mà cải thiện tình trạng sức khỏe, sẽ có những tác dụng mà thuốc
không thể có được. Nhìn chung hư chứng rõ (chức năng nào đó trong cơ thể con người bị giảm hoặc thiếu một
loại dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng) hoặc suy nhược cơ thể, lúc đầu nên dùng dược bổ; còn để tăng sức khỏe,
phòng bệnh hoặc sau khi dùng dược bổ, cơ thể suy nhược đã được cải thiện, thì nên dùng thực bổ.
Lương y Vũ Quốc Trung

×