Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Báo cáo lâm sàng Hóa sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.63 KB, 39 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI

BÁO CÁO
THỰC TẬP
SINH

LÂM SÀNG HÓA

Giáo viên hướng dẫn:

ThS Nguyễn Thị Thơm
Trần Văn Khôi

Sinh viên: Nguyễn Đức Chính
Ngày sinh: 20/02/1989
Lớp: CĐLT Xét nghiệm 6
Địa điểm thực tập: Khoa Xét Nghiệm
Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Hà Nội

Thời gian thực tập:

Từ ngày 06 tháng 01 năm 2020
Đến ngày 17 tháng 01 năm 2020
LỜI CẢM ƠN

Kính thưa ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo!
Vậy là hai năm học tại trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội đã sắp trôi qua, sau nhiều
nỗ lực và rèn luyện của bản thân cùng sự chỉ bảo dẫn dắt của các thầy cô giáo, chúng
em đã nhận được sự chỉ dạy tận tình, tâm huyết của thầy cô cùng với sự đầu tư nhiều
trang thiết bị - cơ sở vật chất hiện đại của nhà trường giờ đây em đã tích lũy được



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

cho bản thân những kiến thức quý báu giúp em có thể tự tin áp dụng kiến thức đó
vào công việc sau này.
Thấu hiểu được rằng “học đi đôi với hành” nhà trường không chỉ tạo điều kiện
cho chúng em được học và thực hành tại trường mà còn cho chúng em cơ hội thực
tập tại Khoa Xét Nghiệm tại Bệnh viện Đống Đa Hà Nội. Nắm bắt cơ hội này em đã
luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc sau này
và em đã thu được nhiều kiến thức bổ ích.
Để có được điều này em xin chân thành cám ơn:
- Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào Tạo - Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội.
- Bộ môn Hóa Sinh - Trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội
- Cô giáo Nguyễn Thị Thơm và thày giáo Trần Văn Khôi đã tận tình giảng bài và
quan tâm khi chúng em đi thực tập.
- BSCKI Trần Thị Bích Thảo, ThS Lê Thu Hà và các anh chị trong khoa đã
hướng dẫn chỉ dạy khi chúng em thực tập tại Khoa Xét Nghiệm của Bệnh viện Đống
Đa, Hà Nội.
Những kinh nghiệm thực tế cùng với những kiến thức đã học em đã viết thành
bản thu hoạch này. Vì kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản thu hoạch không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Nên em mong được thầy cô góp ý chỉnh sửa để bản thu
hoạch của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 20

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Đức Chính

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nắm được cách tổ chức, quản lý một phòng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.
2. Trình bày được nguyên lý hoạt động của các máy phân tích hóa sinh thông
thường dùng trong các phòng xét nghiệm: máy hóa sinh tự động, máy miễn dịch tự
động, máy tổng phân tích nước tiểu.
3. Nắm được quy trình lấy, nhận và trả kết quả xét nghiệm.
4. Biết cách tiến hành thực hiện nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm và đánh giá
kết quả nội kiểm.
5. Viết được báo cáo thu hoạch sau khóa học thực hành bệnh viện, cán bộ bệnh
viện chấm và cho điểm dựa trên báo cáo thu hoạch và tinh thần thái độ học tập.


SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ KHOA XÉT NGHIỆM
1.1. Giới thiệu chung:
Khoa Xét nghiện thành lập vào ngày 20/10/1970.
- Tổng số CBVC hiện nay: 15 (14 nữ, 01 nam) trong đó:
+ Thạc sĩ: 01
+ Bác sĩ chuyên khoa I: 01
+ Bác sĩ chuyên ngành xét nghiệm: 01
+ CN đại học: 02
+ Kỹ thuật viên cao đẳng: 02
+ Kỹ thuật viên trung cấp: 08
+ Điều dưỡng trung cấp: 01
+ Hộ lý: 01
- Ban lãnh đạo hiện nay:
+ BSCK I. Trần Thị Bích Thảo – Trưởng khoa
+ ThS. Lê Thu Hà – Phó trưởng khoa
+ CN. Nguyễn Ngọc Lan – Kỹ thuật viên trưởng
1.2 Các hoạt động của khoa:
- Thực hiện rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau từ xét nghiệm thông thường đến
xét nghiệm đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Hàng ngày thực hiện trên 2000 xét nghiệm nội trú và ngoại trú của bệnh viện.
- Đảm bảo 100% loại XN và máy xét nghiệm được kiểm tra chất lượng hàng
ngày.
- Tham gia ngoại kiểm chất lượng với Bio-rad (Mỹ) hàng tháng.


SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại bệnh viện và tuyến dưới.
- Tham gia thực hiện kiểm tra chất lượng hóa sinh (nội kiểm và ngoại kiểm)
thường xuyên để đảm bảo độ chính xác của các XN.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài khoa học.
1.3. Các xét nghiệm hiện đang được thực hiện tại khoa:
- Xét nghiệm Hóa máu: AST, ALT, Urê, Creatinin, Glucose, Acid Uric,
BilirubinTP, Bilirubin TT, ProteinTP, Albumin, Cholesterol, Triglycerid, LDH, GGT,
HDL-cholesterol, LDL-Cholesterol, Calci ion hóa, HbA1C, CRP, CEA, C-peptid,
Cyfra21-1, SCC, ProGRP, AFP, Insulin, Điện giải đồ (Na+, K+, CL), Lactat, Khí
máu, Alpha1 antitrypsin, IgA, IgG, IgM.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu,Định lượng các chất điện giải,
Định lượng Acid Uric, Định lượng Creatinin, Dưỡng chấp, Định lượng Glucose,
Định lượng Protein, Định lượng Urê.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Định lượng Clo, Định lượng Glucose, Định lượng
Protein, Phản ứng Pandy.
- Xét nghiệm dịch chọc dò: Định lượng Bilirubin TP, Cholesterol, Creatinin,
Glucose, LDH, Protein TP, Triglycerid, Urê, đo tỉ trọng, phản ứng Rivalta, ADA.
1.4. Sơ đồ trong phòng vận hành máy khoa hóa sinh miễn dịch
- Các thiết bị máy móc có trong khoa:
+ Máy li tâm: gồm 2 máy, trong đó 1 máy hãng Centrifuge 5415K; 1 máy hãng
KUBOTA 4000.
+ Máy miễn dịch: Architect plus i1000SR.

+ Máy nước tiểu 10 thông số.
+ Máy khí máu: gồm 1 máy khí máu Cobas b121, 1 máy khí máu Nova
biomedical Stat profile pHOx
+ Máy hóa sinh: gồm 2 máy Olympus AU 400.
+ Máy điện giải: 2 máy Medica Easy Electrolytes.
+ Hệ thống tủ lạnh …
+ Hệ thống máy tính, máy in phục vụ cho công tác nối mạng toàn khoa.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MÁY XÉT NGHIỆM
1. Máy hóa sinh tự động

Máy hóa sinh tự động Olympus AU400.
1.1 Nguyên lí hoạt động
Cũng như những máy xét nghiệm hóa sinh bán tự động, máy xét nghiệm hóa sinh
tự động là máy đo bằng quang kế có nguồn sáng là đèn halogen có nhiều bước sóng
khác nhau hay có thể nói là các máy hóa sinh hoạt động theo nguyên lý phương pháp
đo quang.
Mẫu bệnh phẩm được ly tâm tách huyết tương sau đó trộn với hóa chất,ủ với thời
gian thích hợp theo quy trình, kết quả hình thành 1 chất có độ hấp thụ cực đại ở 1
bước sóng nào đó, bước sóng đó được sử dụng để đo mật độ quang học, từ đó tính ra
nồng độ chất khảo sát dựa vào định luật Lambert – Beer:
It= Io.10-aCL
Trong đó: Io là cường độ ánh sáng chiếu tới,

It là cường độ ánh sáng đã truyền qua môi trường,
a là hằng số hấp thụ,
C là nồng độ chất hấp thụ,

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

L là chiều dày của môi trường.
Từ đó tính được:
Độ thấu quang: T= It/Io = 10-aCL
Độ hấp thụ quang A (hay mật độ quang OD):
A= OD= lg 1/T= lg1/10-aCL= lg 10aCL= aCL
→ Nồng độ C tỷ lệ thuận với mật độ quang OD
- Xây dựng đồ thị chuẩn sự phụ thuộc nồng độ vào mật độ quang của một dung
dịch bằng cách đo mật độ quang của 2 nồng độ biết trước (chất chuẩn và nước cất),
từ đó tính được nồng độ của các mẫu có mật độ quang nằm trong khoảng tuyến tính
(cần pha loãng với NaCl 0,9% nếu nằm ngoài khoảng tuyến tính).
1.2. Nguyên tắc chung khi chạy máy AU 400
1.2.1. Chạy Blank:
- Đặt Test: Vào màn hình chính kích Routine chọn Test Requision, chọn
Calibration, kích vào Start Entry, chọn test cần chạy, lúc đó ô test chọn sẽ có màu
vàng, bấm vào Change Options ô sẽ chuyển sang màu xanh, lúc đó bấm Entry rồi
bấm Exit.
- Đặt Rack: Rach chạy Blank màu xanh da trời, cho nước muối 9‰ vào sample
cup đặt ở vị trí số 1 của rack.
- Chạy Blank phải thực hiện sau những lần bổ sung thêm hóa chất.

1.2.2 Chạy Calibration:
- Đặt Test: Vào màn hình chính kích Routine chọn Test Requision, chọn
Calibration, kích vào Start Entry, chọn test cần chạy, lúc đó ô test chọn sẽ có màu
vàng, lúc đó bấm Entry, để biết vị trí của chất chuẩn đặt trên rack chuẩn bấm vào
Cal, sau khi đã biết vị trí bấm Exit
- Đặt Rack: Rack chạy Calib màu vàng, cho chất chuẩn vào sample cup đặt ở vị
trí (đã xem phần đặt test) của rack.
- Chạy Calib, theo định kỳ hoặc khi thay lô hóa chất.
1.2.3. Chạy QC:

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Đặt Test: Vào màn hình chính kích Routine chọn Test Requision, chọn QC, kích
vào Start Entry, chọn test cần chạy bằng cách kích vào những test không cần chạy
những test này sẽ mất màu xanh, sau đó bấm Entry, để biết vị trí đặt QC bấm vào
QC xem vị trí đặt, rồi bấm Exit.
- Đặt Rack: Rach chạy QC màu xanh lá cây, cho QC vào sample cup đặt ở vị trí



(đã xem phần đặt Test) của rack.
- Chạy QC hàng ngày theo 2 level
1.3. Quy trình bảo dưỡng máy AU400 hàng ngày và hàng tuần
1.3.1. Bảo dưỡng hàng ngày và tắt máy
Đầu giờ

Ấn (M) Maitenance → ANL → F/Prime → Stat (Rotation) ấn nút trắng (giữ tay)
quan sát dòng chảy của 2 kim



Cuối mỗi ngày
- Cho dung dịch rửa extran 1% vào vị trí W1 trong khay STAT.
- Kích vào biểu tượng SYSTEM STATUS/W1/START. Máy sẽ tự động rửa cóng
trong vòng 9 phút.
- Sau khi rửa xong, đậy nắp lọ hóa chất.
- Sử dụng gạc sạch có thấm cồn, lau đầu kim.
- Vệ sinh máy sạch sẽ.
- Tắt máy như sau: ấn phím END - chọn YES- máy sẽ tự động tắt.
1.3.2. Bảo dưỡng máy hàng tuần
- Đặt dung dịch rửa: NaOH (tuần 1 và 3)
HCl (tuần 2 và 4)
- Vào vị trí W2 trong khay STAT và vị trí DILUTION
- Kích vào biểu tượng SYSTEM STATUS/ W2/ START- Máy tự rửa trong vòng
25 phút
- Sau đó chạy PHOTOCAL: Vào SYSTEM/ STATUS/PHOTOCAL/START- Máy
sẽ chạy trong vòng 20 phút.
- Kích vào CHECK START/ START → CUVETTE STATUS → SAVE.
1.4. Phiếu xét nghiệm hóa sinh máu:
Tên
xét
nghiệm

Trị số
bình thường


Urê

2,5-7,5 mmol/L

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Kết quả

Page 9

Tên
xét nghiệm

Trị số
bình thường

Sắt

Nam: 11-27 µmol/L
Nữ : 7-26 µmol/L

Kết quả


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Glucose
Creatinin
Acid Uric


3,9- 6,4 mmol/L
Nam: 62- 120 µmol/L
Nữ : 53- 100 µmol/L
Nam:180- 420 µmol/L
Nữ : 150- 360
µmol/L

BilirubinT.
P
BilirubinT.
T
BilirubinG.
T
ProteinT.P

Magiê

0,8- 1,00 mmol/L

AST (GOT)

≤ 37 U/L- 370 C

ALT (GPT)

≤ 40 U/L- 370 C

≤ 17 µmol/L

Amylase


≤ 4,3 µmol/L

CK

Nam: 24-190U/L- 370
Nữ: 24- 167 U/L- 370

≤ 12,7 µmol/L

CK-MB

≤ 24 U/L- 370

65- 82 g/L

LDH

Albumin

35- 50 g/L

GGT

Globulin

24- 38 g/L

230- 460 U/L- 370
Nam: 11- 50 U/L- 370

Nữ : 7- 32 U/L- 370
5300- 12900 U/L- 370

Tỷ lệ A/G

1,3-1,8

Fibrinogen
Cholesterol

2- 4 g/L
3,9- 5,2 mmol/L

Triglycerid

0,46- 1,88 mmol/L

HDL- cho.
LDL- cho.
Na+
K+
ClCalci
Calci ion
hoá

≥ 0,9 mmol/L
≤ 3,4 mmol/L
135- 145 mmol/L
3,5- 5 mmol/L
98- 106 mmol/L

2,15- 2,6 mmol/L

Phospho

Cholinesterase
Phosphatase
kiềm
Các xét nghiệm khí máu
pH động mạch
7,37- 7,45
Nam: 35- 46 mmHg
pCO2
Nữ : 32- 43 mmHg
pO2 động mạch
71- 104 mmHg
HCO3 chuẩn
21- 26 mmol/L
Kiềm dư
-2 đến +3 mmol/L
Các xét nghiệm khác
-

1,17- 1,29 mmol/L

-

TE: 1,3- 2,2 mmol/L
NL: 0,9- 1,5 mmol/L

-


1.5. Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
1.5.1. Ure máu:
Ure là sản phẩm thoái hóa của protein và được lọc qua cầu thận để đào thải qua
nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi
các bệnh lý về thận. Giá trị bình thường: 2,5 - 7,5 mmol/l
Tăng trong các bệnh lý như viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, sỏi
niệu quản, suy tim sung huyết, mất nước do sốt cao, tiêu chảy,...Ure máu giảm do
chế độ ăn ít protein, truyền nhiều dịch, suy giảm chức năng gan dẫn tới giảm tổng
hợp ure.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.5.2. Creatinin huyết thanh:
Là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatinin phosphat ở cơ và được lọc hoàn
toàn qua thận. Chỉ số creatinin huyết thanh được dùng để đánh giá chức năng
thậnGiá trị bình thường đối với nam là từ 62 - 120 mmol/l và nữ là từ 53 - 100
mmol/l.Creatinin huyết thanh tăng trong bệnh lý suy thận, gout, cường giáp,..; giảm
trong trường hợp phụ nữ có thai, teo cơ, liệt, sử dụng thuốc chống động kinh,...
1.5.3. AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT:
Các chỉ số AST, ALT, GGT được dùng để đánh giá các bệnh về gan như viêm gan
cấp, mạn, tổn thương nhu mô gan (viêm gan siêu vi trùng, viêm gan do uống rượu...)
Giá trị bình thường của cả ba chỉ số này là khoảng < 35 U/L.
1.5.4. ALP:
ALP còn gọi là phosphatase kiềm, hiện diện chủ yếu ở gan và xương. ALP tăng

trong các bệnh lý gan mật và bệnh về xương như rối loạn chuyển hoá xương, còi
xương, nhuyễn xương, tắc ống mật, ung thư tiền liệt tuyến,...Chỉ số ALP bình
thường là khoảng <120 U/L.
1.5.5. Bilirubin:
Chỉ số bilirubin được dùng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp vàng da do:
tan huyết, viêm gan, tắc mật.Có 3 trị số bilirubin gồm: Bilirubin toàn phần; Bilirubin
trực tiếp; Bilirubin gián tiếp. Chỉ số Bilirubin toàn phần bình thường là khoảng <21
umol/L.
1.5.6. Albumin:
Đây là protein được tổng hợp ở gan và chiếm khoảng 60% tổng protein toàn phần
trong huyết thanh. Chức năng của Albumin là tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển một
số chất chuyển hóa, ion kim loại, bilirubin, acid béo tự do, hormon, thuốc... và cung
cấp acid amin cho tổng hợp protein ở mô.Albumin là một chỉ số dùng trong đánh
giá chức năng gan. Giá trị Albumin bình thường là khoảng 35 - 50 g/L.
1.5.7. Chỉ số xét nghiệm đường huyết:
Gồm xét nghiệm Glucose máu và xét nghiệm HbA1-C. Hai xét nghiệm này nhằm
chẩn đoán bệnh đái tháo đường, theo dõi điều trị bệnh nhân bị đái tháo đường; hạ
đường huyết.Bình thường nồng độ glucose máu vào khoảng 3,9- 6,4 mmol/, nồng độ
HbA1-C vào khoảng 4 – 5,6%.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.5.8. Chỉ số xét nghiệm mỡ máu:
* Cholesterol toàn phần
- Xét nghiệm Cholesterol toàn phần được chỉ định trong các trường hợp rối loạn

lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, người béo phì, hoặc khám sức khỏe
định kỳ cho những người trên 40 tuổi...
- Nồng độ Cholesterol toàn phần bình thường vào khoảng 3,9 - 5,2 mmol/L.
Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái
tháo đường, vàng da tắc mật,... Cholesterol giảm trong các trường hợp: cường giáp,
suy gan, suy dinh dưỡng,...
* HDL-C:
- Đây là xét nghiệm lipi máu giúp đánh giá các rối loạn lipid máu. HDL-C có
vai trò vận chuyển cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu quay trở về gan, giúp
ngăn ngừa quá trình tạo mảng xơ vữa, nhờ đó nó còn được gọi là cholesterol tốt.
- Nồng độ HDL-C bình thường là từ 0,9 mmol/L trở lên. Nồng độ HDL-C giảm
trong các trường hợp xơ vữa động mạch, béo phì, hút thuốc lá, lười vận động,...
* LDL-C:
- Xét nghiệm LDL-C nhằm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, xơ vữa động
mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,... LDL-C vận chuyển cholesterol tới mạch
máu và là tác nhân chính gây nên các mảng xơ vữa.
- Nồng độ LDL-C bình thường là từ 3,4mmol/l trở xuống. LDL-C tăng trong
các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, béo phì..., giảm trong các
trường hợp: xơ gan, suy kiệt, kém hấp thu,...
* Triglycerid:
- Chỉ số này được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, xơ vữa
động mạch, tăng huyết áp, người béo phì, lười vận động...
- Giá trị Triglycerid bình thường vào khoảng 0,46 - 1,88 mmol/l. Triglycerid
tăng do rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì, đái tháo đường... và giảm khi
do kém hấp thu, suy kiệt, sau hoạt động thể lực mạnh,...
1.5.9. Xét nghiệm ion đồ:
* Na+

SVTH: Nguyễn Đức Chính


Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Na+ là cation chính của dịch ngoại bào, có tác dụng giữ nước. Khi thừa Na+
trong dịch ngoại bào thì nước được tái hấp thu nhiều ở thận.
- Nồng độ Na+ bình thường là 135 - 145 mEq/l. Na+ tăng trong trường hợp
cường aldosteron, dùng corticoid, , mất nước,...giảm trong trường hợp ứ dịch do suy
tim, suy thận, xơ gan hoặc mất natri do nôn ói, xuất huyết, tiêu chảy, bỏng.
* K+
- K+ là chất điện giải của dịch nội bào
- Bình thường nồng độ K+ khoảng 3,5 - 5 mEq/l. K+ trong máu tăng cao do suy
thận hoặc do sử dụng các thuốc tăng giữ kali như thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc
ức chế men chuyển,...; giảm do mất qua đường tiêu hoá (tiêu chảy - ói mửa,...), mất
qua đường tiểu, lượng K+ cho vào không đủ hoặc K+ từ ngoại bào vào nội bào.
* Cl- Cl- là một anion chủ yếu của dịch ngoại bào. Ion Cl- cùng với ion HCO3- có
vai trò duy trì cân bằng kiềm-toan trong cơ thể. Cl- còn có một số chức năng như
tham gia duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì tình trạng trung hòa về điện tích và góp
phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Giá trị Cl- bình thường là khoảng 98 - 106 mmol/l. Nồng độ Cl- tăng trong
trường hợp ăn mặn, toan chuyển hoá, suy thận cấp, shock phản vệ, hôn mê tăng áp
lực thẩm thấu...; giảm do ăn nhạt, mất nước cấp gây nhiễm kiềm chuyển hoá, nôn
kéo dài (hẹp môn vị), dùng thuốc lợi tiểu, tiêu chảy,...
* Ca+
- Ca++ khuếch tán được, nồng độ tăng khi nhiễm toan & giảm khi nhiễm kiềm.
- Nồng độ Ca++ bình thường vào khoảng 4,4 - 5,2 mEq/l. Na++ tăng trong
trường hợp dùng nhiều vitamin D, cường cận giáp, nhiễm độc giáp..; giảm trong
trường hợp thiếu vitamin D, nhược cận giáp,...
1.5.10. Xét nghiệm Acid Uric:

- Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,...
- Bình thường nồng độ acid uric trong máu ở nam giới là 180 - 420 mmol/l, đối
với nữ là 150 - 360 mmol/l.
- Acid uric tăng trong trường hợp bệnh gout, suy thận, bệnh vẩy nến,... Giảm
trong trường hợp thương tổn tế bào gan, bệnh Wilson,...
SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2. Máy miễn dịch tự động

Máy miễn dịch tự động Architect plus i1000SR
Xét nghiệm miễn dịch là loại xét nghiệm có độ nhạy cao theo nguyên lý điện hóa
miễn dịch.
2.1. Nguyên tắc chung khi chạy máy Miễn dịch tự động Architect plus i1000SR:
2.1.1 Đặt bệnh phẩm vào cửa lấy mẫu.
Từ màn hình Snapshot chọn Orders trên Menu bar, chọn Patient Order với các
tham số sau:
Order type: chạy một mẫu riêng lẻ hoặc từng mẻ nhiều mẫu (single/batch).
Sampling priority: chạy mẫu với chế độ thường hoặc cấp cứu (routine/stat).
C: carrier chứa mẫu cần test, P: vị trí của mẫu trên Carrier.
SID: mã bệnh phẩm (mã số trên barcode).
Sample manual dilution factor: hệ số pha loãng của mẫu (nếu mẫu có pha loãng
trước khi test).
Chọn Sample detail để cung cấp thêm thông tin (họ tên bệnh nhân, tuổi, bác sỹ
v.v)


SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.1.2. Sau khi máy hiển thị kết quả, in kết quả:
Từ màn hình Snapshot chọn Results, chọn Results Review (hoặc stored results),
chọn kết quả cần in, chọn Print, chọn mẫu in, chọn Done.
* Chú ý:
- Đèn hiển thị ở cửa lấy mẫu hiển thị:
Màu xanh: sẵn sàng đưa mẫu vào.
Màu vàng: cánh tay robot đã đưa mẫu lên vị trí hút mẫu
Màu vàng (nhấp nháy): đã thực hiện xong, bỏ mẫu ra ngoài.
- Khi mất điện quá 4 tiếng cần cất hóa chất vào tủ lạnh.
3. Máy phân tích nước tiểu tự động.

Máy xét nghiệm nước tiểu U-AQ SMART
Độ nhạy/ Giới hạn nhận biết
Kết quả
Vùng kiểm tra
Hồng cầu

Số hồng
cầu/ ul

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Âm

tính
(-)

Vết
()

0

Page 15

Dương tính
+

++

+++

10

50

250

++++


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bilirubin


mg/dl

0

0.5

1

3

Urobilinogen

mg/dl

0.1

Bình
thường

1

4

8

Ketone

mg/dl

0


5

10

50

100

Protein

mg/dl

0

10

30

100

300

1000

Nitrite

mg/dl

0


Glucose

mg/dl

0

500

1000

2000

12

Dương tính 0.5
100

250

Giá trị
5.0
6.0
6.5
7.0
7.5
8.0
9.0
pH
Giá trị tỉ 1.00

Tỉ trọng
1.005
1.010
1.015
1.020
1.025
trọng
0
Số bạch
Bạch cầu
0
25
75
500
cầu/ ul
10 thông số nước tiểu: (Thành phần hoạt tính, nguyên lý hóa học của quy trình,
pH

những giá trị trông đợi và hạn chế của phép kiểm tra).
- Tỷ trọng nước tiểu:
+ 1 que thử chứa: 18 ug bromothymol xanh.
+ Kiểm tra này phản ánh nồng độ ion trong nước tiểu và có liên quan đến
phương pháp đo khúc xạ. Sự xuất hiện các ion, proton được giải phóng bởi một hợp
chất làm thay đổi màu của chất chỉ thị bromothymol xanh từ xanh lơ sang xanh lá
cây đến vàng cam.
+ Kiểm tra này cho phép xác định tỉ trọng nước tiểu từ 1.000 đến 1.030.
+ Tính chất hóa học của thanh SD color có thể làm cho kết quả tỉ trọng hơi khác
biệt so với các phương pháp đo tỉ trọng khác khi hàm lượng các thành phần trong
nước tiểu tăng. Nước tiểu có tính kiềm mạnh có thể làm giảm kết quả đọc so với
phương pháp khác. Protein có hàm lượng cao trong nước tiểu (500mg%) có thể làm

kết quả đọc tỉ trọng tăng lên.
- pH nước tiểu:
+ 1 que thử chứa: 1,3 ug đỏ methyl, 9ug bromothymol xanh.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Kiểm tra này dựa trên chất chỉ thị có dải màu bao phủ toàn bộ dải pH của
nước tiểu. Màu của chỉ thị thay đổi từ da cam sang xanh lá cây, xanh ngọc.
+ Cả nước tiểu bình thường và bệnh lý đều có dải pH từ 5 đến 9. pH nước tiểu
là một chỉ số quan trong về chuyển hóa, chức năng thận, dạ dày-ruột, hô hấp.
- Các bạch cầu:
+ 1 que thử chứa: 9ug dẫn xuất của phenylpyrrole, 7ug muối diazonium.
+ Bạch cầu hạt chứa esterase xúc tác cho phản ứng thủy phân liên kết este của
dẫn xuất pyrrole amino acid để giải phóng 3-hydroxy-5-phenyl pyrrole. Pyrrole này
sau đó tiếp tục phản ứng với muối diazonium tạo sản phẩm có màu đỏ tía.
+ Bình thường không có bạch cầu trong nước tiểu. Kết quả vết hoặc dương tính
đều có ý nghĩa lâm sàng.
+ Nếu mẫu nước tiểu có màu (do có bilirubin hoặc nitrofurantoin), phản ứng
màu có thể tăng lên do tác động cộng gộp. Glucose nồng độ ≥ 2g%, protein nồng độ
≥ 500mg% có thể gây âm tính giả. Bilirubin nồng độ ≥ 1 mg% gây phản ứng màu
không điển hình.
- Nitrit:
+ 1 que thử chứa: 56 ug axit p-arsanilic, 10 ug 1, 2, 3, 4tetrahydrobenzoquinolin-3-ol.
+ Kiểm tra này dựa trên phản ứng diazo hóa của nitrite với một amin thơm tạo
muối diazo. Màu của sản phẩm diazo tạo nên sự thay đổi màu từ trắng đến hồng.

+ Bình thường không có nitrite trong nước tiểu. PHản ứng phát hiện sự có mặt
của nitrite, do vậy không trực tiếp chỉ ra sự có mặt của vi khuẩn sinh nitrite trong
nước tiểu. Thông thường vi khuẩn gây viêm nhiễm thận, niệu quản, bàng quang.
Màu phớt hồng hoặc hồng nhạt không nên khẳng định là kết quả dương tính.
+ Axit ascorbic nồng độ ≥ 25 mg% có thể gây âm tính giả.
- Protein:
+ 1 que thử chứa: 2 ug Tetrabromophenol xanh.
+ Kiểm tra này dựa trên sự thay đổi màu của chất chỉ thị với protein. Màu thay
đổi từ vàng cam là kết quả âm tính đến xanh lá cây là kết quả dương tính.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Bình thường trong nước tiểu có một lượng nhỏ protein. Vì vậy, có một lượng
lớn protein trong nước tiểu chứng tỏ có tổn thương ở thận hoặc đường tiết niệu. Chỉ
cần kết quả protein niệu vết cũng cần tiến hành những kiểm tra xa hơn.
+ Nước tiểu có tính kiềm mạnh có thể gây dương tính giả. Chlorohexidine nồng
độ 0,25% (v/v) có thể gây dương tính giả.
- Glucose:
+ 1 que thử chứa: Glucose oxydase 1.1 unit, Peroxydase 0.13 unit, Potassium
Iodide 0.3 mg.
+ Kiểm tra này dựa trên phản ứng đặc hiệu glucose-oxydase / Peroxydase
Glucose + O2 Axit glucuronic + H2O2
H2O2 + chromogen

oxidized chromogen + H2O


+ Bình thường không có glucose trong nước tiểu mặc dù thận bài tiết một lượng
nhỏ.
+ Những chất tẩy rửa có tính oxy hóa như hypochlorite có thể gây kết quả
dương tính giả. Axit ascorbic nồng độ ≥ 50 mg% có thể gây âm tính giả. Các thể
ketone làm giảm độ nhạy của phản ứng. Khả năng phản ứng của glucose tăng khi tỉ
trọng nước tiểu tăng.
- Các thể cetonic:
+ 1 que thử chứa: 0.19 mg Sodium nitroprusside.
+ Kiểm tra này dựa trên sự tăng màu từ nâu nhạt đối với kết quả âm tính đến đỏ
tía khi axit acetoacetic phản ứng với nitroprusside.
+ Với que thử này, nước tiểu bình thường không có các thể ketone. Phản ứng
này kiểm tra axit acetoacetic hoặc aceton trong nước tiểu, không cho biết sự có mặt
của axit -hydroxybutyric.
+ Kết quả dương tính giả có thể xảy ra khi mẫu nước tiểu có chất màu đậm.
Axit 2-mercaptoethane sulfonic nồng độ 10 mg%, Captopril nồng độ 50 mg%, axit
phenylpyruvic nồng độ 100mg% và phenylsufophtalein nồng độ 0.05 mg% có thể
gây phản ứng dương tính giả.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Urobilinogen:
+ 1 que thử chứa: 26 ug 4-Diethylaminobenzaldehyde.
+ Kiểm tra này dựa trên phản ứng Ehrlich cải biến, trong đó 4Diethylaminobenzaldehyde kết hợp với urobilinogen trong môi trường axit mạnh tạo
sản phẩm có màu hồng. Màu phản ứng thay đổi từ nâu nhạt đến hồng

+ Bình thường urobilinogen trong khoảng từ 0.1 đến 1.0 đơn vị Ehrlich/dl. Nếu
kết quả nồng độ vượt quá 2.0 mg/dl, người bệnh và mẫu nước tiểu nên được nghiên
cứu xa hơn.
+ Formandehyde nồng độ 1% (v/v) có thể gây kết quả âm tính giả. Khi có axit
p-aminosalicylic nồng độ 1000 mg%, màu của phản ứng có thể không điển hình.
Axit p-aminobenzoic nồng độ 100 mg% có thể gây phản ứng dương tính giả.
- Bilirubin:
+ 1 que thử chứa: 13 ug Sodium nitrite, muối aniline diazonium vừa đủ.
+ Kiểm tra này dựa trên phản ứng diazo giữa bilirubin với muối diazo trong môi
trường axit tạo thành một azodyl. Sản phẩm có màu từ trắng đến hồng đậm.
+ Bình thường không phát hiện được bilirubin trong nước tiểu, thậm chí bằng
các phương pháp nhạy nhất. Kết quả bilirubin chỉ cần vết cũng đòi hỏi phải kiểm tra
thêm.
+ Axit ascobic nồng độ ≥ 25mg%, nitrite ≥ 0.1mg% có thể gây kết quả âm tính
giả.
- Hồng cầu:
+ 1 que thử chứa: 12 ug tetramethylbenzidine, 5 ul Cumene hydroperoxide.
+ Kiểm tra này dựa trên hoạt tính peroxydase của hemoglobin xúc tác cho phản
ứng của hydroperoxide hữu cơ và TMB. Sản phẩm có màu từ da cam đến xanh lục.
+ Khi có hemoglobin trong nước tiểu chứng tỏ có bệnh về thận hoặc tổn thương
ở đường tiết niệu. Trên vùng phản ứng xuất hiện các đốm xanh lá cây (không ảnh
hưởng đến bạch cầu) hoặc có màu xanh lá cây trong vòng 60 giây thì cần nghiên cứu
thêm. Thử nghiệm này rất nhạy với hemoglobin, vì vậy cần kểm tra thêm về vi sinh.
+ Axit ascorbic nồng độ ≥ 50mg%, Catopril nồng độ ≥ 100mg% có thể gây kết
quả âm tính giả. Các chất tẩy rửa có tính oxy hóa như hypochlorite có thể dây dương

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 19



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

tính giả. Những vi khuẩn peroxydase liên quan đến viêm nhiễm đường tiết niệu cũng
có thể gây dương tính giả.
4. Máy đo khí máu:

Máy đo khí máu Cobas b121
4.1. Nguyên lý:
- Khí máu được định lượng bằng phương pháp đo điện thế (potentionmentry) dựa trên sự đo lường hiệu điện thế giữa 2 điện cực nhúng trong 1 dd ion.
+ PO2 sử dụng nguyên lý đo Clark – đo cường độ dòng điện tạo nên bởi sự khử
oxygen.
+ PCO2 sử dụng nguyên lý đo severinghouse – đo điện thế thay đổi pH ở điện
cực gây nên bởi CO2
+ pH, Na+, K+, Cl-, Ca++: giá trị tính toán dựa trên sự tính toán giữa điện cực
đo và điện cực tham chiếu.
+ tHb/SO2: giá trị được tính toán dựa trên ánh sáng hấp phụ trong máu toàn
phần được đo ở bốn bước sóng.
+ Hematocrit: giá trị được tính toán dựa trên độ dẫn điện của mẫu được đo.
+ Các thông số khác được máy tính tính toán dựa trên các kết quả đo được.
4.2. Nguyên tắc chung:
* Đo mẫu:
1. Lăn nhẹ nhàng xylanh để trộn mẫu hoàn toàn. Ở màn hình “Ready”
2. Chọn/ loại bỏ thông số theo mong muốn

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 20



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3. Cẩn thận mở nắp đến vị trí nạp của xilanh và gắn xilanh vào
4. Đến khi xuất hiện lệnh “Close flap” trên màn hình thì lấy xilanh ra và đóng
nắp lại.
5. Nhập loại mẫu thử đưa vào. Khai báo mẫu sai thì sẽ dẫn đến kết quả sai.
* Kiểm tra chất lượng:
1. Để ống QC đạt 25oC rồi lăn nhẹ nhàng ống.
2. Ở màn hình “Ready” ấn “additional functions”, “QC measurement” chọn loại
QC và mức nồng độ.
3. Cẩn thận mở nắp đến vị trí nạp của xilanh và gắn ống QC vào
4. Đến khi xuất hiện lệnh “Close flap” trên màn hình thì lấy ống QC ra và đóng
nắp lại.
5. Đảm bảo đã nhập đúng mã người vận hành máy (nếu cần) để tối ưu hóa việc
theo dõi kiểm tra chất lương.
* Bảo trì:
- Hằng ngày:
+ Kiểm tra mực chất lỏng trong bình và giấy in.
+ Lau chùi bề mặt.
- Hằng tuần: Lau chùi kim và cổng nạp mẫu.
- Mỗi 6 tháng: Thay bơm nhu động.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

5. Máy điện giải:


Máy điện giải tự động EASY ELECTROLYTES
5.1. Nguyên lý:
Máy sử dụng phương pháp đo điện cực chọn lọc, bằng cách sử dụng màng có khả
năng chọn lọc các ion cần định lượng rồi đem so sánh với điện cực chuẩn thường
dùng là Ag+/Ag.
5.2. Một số điện cực chọn lọc thông dụng:
* Điện cực chọn lọc Na+: Dùng một màn ngăn cách rắn bằng một loại thủy tinh
đặc biệt ( oxyt Al, anhytric boric, Na oxyt ) chỉ để thấm qua ion Na+.
* Điện cực chọn lọc ion Cl-: Dùng một màng rắn chắc tinh thể bạc clorua bằng
cách ép nén những viên vê nhỏ bạc clorua ( pellet ) có tính dẫn điện rất cao.
* Điện cực chọn lọc K+: Dùng một màng lỏng là một dung dịch Valinomycine
trong dipheny ether – Valinomycine là một petit vòng có nguồn gốc vi khuẩn và là
một chất ức chế sự oxi – photphoryl hóa của ty lạp thể bằng cách “thâu tóm” đặc
hiệu các ion K+. Như vậy sẽ hình thành một phức hợp ổn định do phản ứng qua lại
giữa ion K+ và nguyên tử oxi của chất “thâu tóm”, phức hợp này tan trong pha hữu

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

cơ. Như vậy ion K+ được tách biệt và chỉ chúng chịu trách nhiệm về điện thế của
điện cực chỉ thị tức là điện cực đo.
5.3. Định lượng các chất điện giải trên máy tự động EASY ELECTROLYTES:
1. Chuẩn bị mẫu cần phân tích: Huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng
lithium heparin, máu không vỡ hồng cầu, dịch não tủy, nước tiểu, …
2. Chuẩn máy, chạy QC, khi máy sẵn sàng thì trên màn hình hiển thị “READY”.

3. Để phân tích một mẫu thông thường, chọn “NO” cho tới khi màn hình xuất hiện
“Standard Sample” thì chọn “YES”.
4. Mở nắp kim hút, đưa mẫu vào một cách cẩn thận tránh gãy kim.
5. Sau khi hút đủ bệnh phẩm máy sẽ tự động phân tích kết quả.
6. Sau khi phân tích xong kết quả, in kết quả và tiếp tục tiến hành mẫu tiếp theo.

PHẦN III: QUY TRÌNH LẤY, NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
I. Quy trình lấy máu làm xét nghiệm.

1. Chuẩn bị dụng cụ
* Dụng cụ vô khuẩn:
- Bơm tiêm (tùy số lượng máu làm xét nghiệm)
- Kim tiêm.
* Những dụng cụ sạch:
- Bông tẩm cồn 70, bông khô.
- Găng tay sạch đảm bảo lấy máu mỗi bệnh nhân một đôi.
- Ống nghiệm dán nhãn có đánh số thứ tự, họ tên, tuổi bệnh nhân, có chất chống
đông hay không tùy loại xét nghiệm, ghi rõ giờ trả kết quả vào giấy xét nghiệm và
đồng thời thông báo để bệnh nhân biết.
- Dây ga rô.
- Khay quả đậu sạch.
- Gối nhỏ bọc nylon, khay xếp để ống máu, trụ cắm panh, panh
2. Chuẩn bị bệnh nhân.

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


- Báo và giải thích cho bệnh nhân biết rõ về mục đích, việc làm (nếu bệnh nhân
tỉnh), bệnh nhi và bệnh nhân hôn mê phải giải thích cho người nhà bệnh nhân.
- Tay bệnh nhân phải sạch, nếu bẩn thì trước khi lấy máu phải rửa tay bệnh nhân
bằng xà phòng.
- Cho người bệnh nhịn ăn, trước khi lấy máu không vận động thể lực mạnh. Lấy
máu xong mới đi làm các kỹ thuật khác (XQ, điện tim, nội soi...)
3. Tiến hành
- Cho bệnh nhân ngồi thoải mái, nếu là trẻ nhỏ phải có người giữ để trẻ khỏi giãy.
- Đối chiếu số thứ tự, họ tên, tuổi của bệnh nhân phù hợp giữa giấy xét nghiệm và
ống xét nghiệm.
- Chọn tĩnh mạch thích hợp, thường lấy ở nếp gấp khuỷu tay, đặt gối ở dưới chỗ
định lấy máu, trẻ nhỏ thường lấy ở tĩnh mạch vùng đầu, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch
vùng cẳng chân, tĩnh mạch thấy rõ mà không di chuyển
- Kiểm tra bơm kim tiêm theo yêu cầu về số lượng máu làm xét nghiệm.
- Buộc dây garo cách chỗ lấy máu 5cm về phía trên.
- Sát khuẩn da thật kĩ và để khô.
- Đưa kim vào tĩnh mạch, kéo nhẹ nhàng đủ số máu cần thiết tránh tạo bọt khí.
- Tháo dây garo, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi tiêm, bảo bệnh nhân gấp tay lại.
- Tháo kim ra, bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm, đậy nút lại.
- Đặt bơm chếch với thành ống nghiệm góc 450.
- Bơm từ từ máu theo thành ống để tránh làm vỡ hồng cầu
- Bơm đủ số lượng máu vào từng ống nghiệm theo thứ tự:
+ Ống xét nghiệm đông máu (chống đông bằng Natri Citrat 3,8%)
+ Ống xét nghiệm công thức máu (chống đông bằng EDTA),
+ Ống xét nghiệm Hóa sinh máu (chống đông bằng Heparin).
- Lắc nhẹ nhàng 5 - 10 lần để trộn đều máu và chất chống đông.
- Gửi bệnh phẩm và giấy xét nghiệm lên phòng xét nghiệm.
4. Những điểm cần lưu ý:
- Chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận trước khi lấy máu.

- Phải xác định lại thông tin bệnh nhân và đối chiếu thông tin bệnh nhân giữa ống
xét nghiệm và giấy xét nghiệm…
- Kiểm tra và lắc ống máu tránh hiện tượng đông dây
II. Quy trình nhận mẫu xét nghiệm.

1. Mục đích, yêu cầu:

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nhằm đảm bảo chất lượng xét nghiệm, ngay từ khi nhận mẫu các bệnh phẩm phải
được đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng theo đúng quy cách mà xét nghiệm
đã yêu cầu.
2. Nội dung quy trình:
2.1. Kiểm tra thông tin người bệnh: Tên, tuổi, giới tính, buồng, khoa, địa chỉ, mã số
xét nghiệm của bệnh nhân phải rõ ràng và trùng khớp giữa giấy xét nghiệm và các
ống máu xét nghiệm của bệnh nhân.
2.2. Kiểm tra số lượng bệnh phẩm mà xét nghiệm yêu cầu:
- Đối với xét nghiệm máu: lấy máu đúng ống, đúng vạch số lượng yêu cầu của
từng ống.
- Đối với xét nghiệm nước tiểu: lấy ít nhất 2/3 lọ nước tiểu (lọ được khoa xét
nghiệm phát).
- Đối với xét nghiệm phân: lượng phân được lấy ít nhất 5g.
2.3. Kiểm tra chất lượng bệnh phẩm xét nghiệm:
- Đối với xét nghiệm huyết học: Bệnh phẩm máu không được đông dây, không bị
vỡ hồng cầu.

- Đối với xét nghiệm sinh hóa: tuyệt đối lấy máu không được vỡ hồng cầu, không
được đổ chuyển máu từ ống nghiệm có chất chống đống sai sang ống tiêu chuẩn sinh
hóa (ống có chất chống đông heparin, ống nhựa nắp đỏ, nắp trắng).
* Khi bệnh nhân không đạt tiêu chuẩn trên (đối với từng xét nghiệm) thì khoa xét
nghiệm sẽ từ chối không nhận và đề nghị các khoa lấy lại bệnh phẩm theo đúng yêu
cầu.
III. Quy trình nhận và trả kết quả xét nghiệm.

1. Nhận bệnh phẩm:
- Nhân viên phòng lấy bệnh phẩm xét nghiệm có trách nhiệm lấy, nhận bệnh
phẩm của người khám chữa bệnh ngoại trú và mang lên bàn giao cho khoa xét
nghiệm.
- Bàn giao bệnh phẩm cho khoa xét nghiệm: vào sổ bàn giao, có chữ kí của người
giao và người nhận.
2. Trả kết quả xét nghiệm:
2.1. Trả kết quả xét nghiệm khối phòng khám: gồm 4 đợt:

SVTH: Nguyễn Đức Chính

Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×