Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” để nhận thức và giải quyết vấn đề: Sự thay đổi về nhận thức giữa học sinh phổ thông và sinh viên đại học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.84 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

 BÀI TẬP HỌC KÌ 
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Hương
Mã số sinh viên: 431720

Lớp: 4317A

Gmail:
Số điện thoại: 091 814 2019

HÀ NỘI – 2018


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

 BÀI TẬP HỌC KÌ 
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại” để nhận thức và
giải quyết vấn đề: Sự thay đổi về nhận thức giữa học
sinh phổ thông và sinh viên đại học.

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Hương


Mã số sinh viên: 431720

Lớp: 4317A

Gmail:
Số điện thoại: 091 814 2019

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn
hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự
và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình
thành nên khái niệm "quy luật". Với tư cách là cái tồn tại ngay
trong hiện thực, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên,
phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính
bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau. Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật
nghiên cứu những quy luật phổ biến tác động trong tất cả các
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Các quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật phản ánh sự vận động,
phát triển dưới những phương diện cơ bản nhất. Trong đó phải
kể đến quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Mặt khác, trong cả quá trình phát triển, tích lũy kiến thức

của một con người thì có lẽ giai đoạn thay đổi từ nhận thức
của học sinh trung học phổ thông sang nhận thức của một
sinh viên đại học là một trong những giai đoạn cực kì quan
trọng, góp một phần vào việc quyết định cuộc sống, tương lai
sau này của mỗi người. Chính vì vậy, cần phải có những nhận
thức đúng đắn về vấn đề này để có được những hướng đi,
những sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.
Vậy nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
“từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại” có thể vận dụng như thế nào để nhận thức
và giải quyết vấn đề: Sự thay đổi nhận thức giữa học sinh phổ
thông và sinh viên đại học?

4


NỘI DUNG
I.

Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “từ những sự thay
đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại”.
1. Khái niệm chất và khái niệm lượng.
1.1. Khái niệm chất.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó
chứ không phải là cái khác.
Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính
khách quan vốn có của nó nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khác
niệm thuộc tính. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái,
những yếu tố cấu thành sự vật... Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự

vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ
những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi
những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt
thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan
hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này thì là cơ
bản nhưng trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.
Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi
chất của các yếu tố cấu thành, mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết
giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc
tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương
đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy
thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn

5


tại thuần thúy tách rời sự vật, hiện tượng, biểu hiện tính ổn định tương đối của
nó.
1.2.

Khái niệm lượng.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật

về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
cũng
như các thuộc tính của sự vật. Khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện
tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các
phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện
tượng đó.

Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự
vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai
phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và
lượng trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương
đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan
hệ khác lại là lượng.
2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
2.1. Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và
mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Hai mặt đó không tách rời nhau
mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ
dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải
sự thay đổi bất kì về lượng nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới
hạn nhất định, lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi
cơ bản. Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất định, thì
chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ. Giới hạn đó gọi là độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay
đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là
mối liên hệ giữa lượng và chất, thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của

6


sự vật, hiện tượng. Trong độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển
hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay
đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn tới những
sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự
thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích luỹ đủ về

lượng tại điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới, đó chính là bước nhảy.
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của
sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự
kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai
đoạn phát triển mới.
2.2. Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng.
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới
tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện như: làm
thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng.
Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra nội dung của quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại như sau: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất,
sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay
đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn... Quá trình tác động đó diễn ra
liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi.
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
Vì bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn
tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó,
trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương
diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện của sự vật, hiện tượng.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích
luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con
7


người phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy
luật. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng “tả khuynh”,

chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, "đốt cháy giai đoạn" muốn thực hiện những
bước nhảy liên tục.
Mặt khác, khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có
khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng. Do đó, khi đã tích
luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời
chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những
thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất cách
mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, "hữu
khuynh" thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn
thuần về lượng.
Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình
thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn
những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường
hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, cần phải nâng
cao tính tích cực, chủ động của chủ thể đế thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ
II.

lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật “từ những
thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại” để nhận
thức và giải quyết vấn đề: Sự thay đổi về nhận thức giữa học sinh phổ
thông và sinh viên đại học.
1. Biểu hiện của phạm trù chất và phạm trù lượng trong vấn đề: Sự thay
đổi về nhận thức giữa học sinh phổ thông và sinh viên đại học.
1.1. Biểu hiện của phạm trù chất.
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế
giới khách quan vào bộ óc người (cụ thể ở đây là học sinh phổ thông và sinh
viên đại học) trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới
khách quan. Hay nói cách khác, nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu
kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan,


8


bao gồm các qui trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự lí luận, sự tính toán,
…1. Như vậy, vấn đề về sự thay đổi nhận thức giữa học sinh phổ thông và
sinh viên đại học, phạm trù chất được biểu hiện như sau: Chất thứ nhất chính
là “nhận thức của học sinh phổ thông” và chất thứ hai chính là “nhận thức
của sinh viên đại học”. Hai chất này dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của học sinh phổ thông và sinh viên đại học, là sự thống nhất hữu cơ
của những thuộc tính để phân biệt học sinh phổ thông, sinh viên đại học với
học sinh tiểu học hay học sinh trung học cơ sở…v...v.
Thuộc tính của chất thứ nhất là “nhận thức của học sinh phổ thông” có
thể kể đến như nhận thức ở mức độ cơ bản; phần lớn có được do các thầy cô
giáo hướng dẫn, cung cấp… Còn chất thứ hai là “nhận thức của sinh viên đại
học” thì bao gồm các thuộc tính như nhận thức ở mức độ chuyên sâu; phần
lớn có được do tự tìm hiểu, tự nghiên cứu,… Hầu hết những thuộc tính này
đều được hình thành trong sự vận động và phát triển của học sinh phổ thông
và sinh viên đại học. Trong đó có cả thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Với
vấn đề đang được bàn đến, thì thuộc tính cơ bản của chất thứ nhất là nhận
thức ở mức độ cơ bản và của chất thứ hai là nhận thức ở mức độ chuyên sâu.
1.2. Biểu hiện của phạm trù lượng.
Hai chất là “nhận thức của học sinh phổ thông” và “nhận thức của sinh
viên đại học” có thể có nhiều lượng khác nhau. Chất thứ nhất có thể có lượng
là kiến thức cơ bản về các môn học văn hóa như toán, lí, hóa,…; kiến thức về
xã hội;… Còn lượng của chất thứ hai có thể là số tín chỉ bắt buộc cần tích lũy
hoặc kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể nào đó.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của học sinh phổ
thông và sinh viên đại học. Hai phương diện này đều tồn tại khách quan. Tuy
nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng này chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong

quan hệ về sự thay đổi nhận thức giữa học sinh phổ thông và sinh viên đại học
thì “nhận thức của học sinh phổ thông” được coi là chất thứ nhất, nhưng ví dụ

1 Theo Bách khoa toàn thử mở Wikipedia về “Nhận thức”.

9


đối với chất cụ thể là “học sinh phổ thông” thì khi đó “nhận thức của học sinh
phổ thông” lại là một trong những lượng của chất này, chứ không được coi là
một chất cụ thể nữa.
2. Biểu hiện của quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong vấn đề: Sự
2.1.

thay đổi nhận thức giữa học sinh phổ thông và sinh viên đại học.
Biểu hiện của những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.
Sự thay đổi nhận thức giữa học sinh phổ thông và sinh viên đại học là sự
thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Hai
mặt này không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự
thay đổi về lượng là kiến thức các môn học văn hóa như toán, văn, anh,…hay
là số tín chỉ bắt buộc hoặc kiến thức về một ngành nghề cụ thể tất yếu sẽ dẫn
tới sự chuyển hóa về chất. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi bất kì về lượng
nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, lượng thay
đổi từ kiến thức lớp 10 thành kiến thức lớp 11, nhưng chất là “nhận thức của
học sinh phổ thông” vẫn chưa thay đổi cơ bản. Khi lượng tích luỹ vượt quá
giới hạn nhất định, tức là vượt quá kiến thức của 3 khối học lớp 10, lớp 11 và
lớp 12, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới là “nhận thức của sinh viên đại học” sẽ
thay thế chất cũ. Giới hạn đó gọi là độ, tức là quá trình tích lũy đủ lượng về
kiến thức ở cấp học phổ thông. Trong độ, “nhận thức của học sinh phổ
thông” vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành “nhận thức của sinh viên đại

học”.
Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn tới những sự thay
đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút, hay nói cụ thể chính là Kì thi
Trung học phổ thông quốc gia (Kỳ thi Đại học) được tổ chức hằng năm dành
cho học sinh lớp 12, tức là những học sinh đã tích lũy đủ lượng của chất
“nhận thức của học sinh phổ thông”.
Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất
mới là “nhận thức của sinh viên đại học”, đó chính là bước nhảy. Tức là tại
điểm nút Kì thi Đại học, học sinh phải vượt qua bằng cách làm tốt bài thi của
mình để đạt được điểm số cao nhất có thể. Sau đó, với điểm số trên, sinh viên
10


sẽ lựa chọn trường Đại học phù hợp mà mình đủ điều kiện trúng tuyển và
chính thức
được công nhận là sinh viên của trường khi nhận được giấy báo trúng tuyển
cũng như hoàn thành đủ thủ tục nhập học vào trường. Đây chính là sự kết
thúc của giai đoạn làm học sinh và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát
triển mới – giai đoạn làm sinh viên. Từ đây, chất cũ là “nhận thức của học
sinh phổ thông” chính thức mất đi, nhường chỗ cho sự thay thế của chất mới
là “nhận thức của sinh viên đại học”.
2.2. Biểu hiện của những thay đổi về chất dẫn đến những
thay đổi về lượng.
Khi chất mới là “nhận thức của sinh viên đại học” ra đời lại có sự tác
động trở lại lượng. Lúc này, lượng không còn là kiến thức cơ bản về các môn
văn hóa chung như toán, lí, hóa,…nữa, mà thay vào đó lượng sẽ là 126 tín chỉ
bắt buộc hay nói cách khác là kiến thức chuyên môn về một ngành học, một
lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, với chất là “nhận thức của sinh viên đại học Luật” thì
lượng sẽ là kiến thức liên quan đến ngành luật như kiến thức môn Luật dân
sự, môn Luật đất đai,...; với chất là “nhận thức của sinh viên đại học Y” thì

lượng sẽ là kiến thức liên quan đến ngành y học như kiến thức về môn Đại
cương Giải phẫu,...
Từ những phân tích trên có thể thấy: “Sự thay đổi về nhận thức giữa
học sinh phổ thông và sinh viên đại học” cũng giống như các hiện tượng
khác, đều có sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về
lượng tới điểm nút là Kì thi Đại học sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất từ chất
cũ là “nhận thức của học sinh phổ thông” thành chất mới là “nhận thức
của sinh viên đại học” thông qua bước nhảy là việc trúng tuyển và nhập
học chính thức vào trường Đại học; chất mới là “nhận thức của sinh viên
đại học” ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới là 126 tín chỉ bắt
buộc, lại có chất mới cao hơn là “nhận thức của cử nhân”... Quá trình tác
11


động đó diễn ra liên tục làm cho “nhận thức” của con người không ngừng
biến đổi.
3. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “từ những thay đổi về
lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại” để giải quyết vấn đề:
Sự thay đổi về nhận thức giữa học sinh phổ thông và sinh viên đại học.
Vì quá trình “thay đổi nhận thức giữa học sinh phổ thông và sinh viên
đại học” có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau,
tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần
phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn
diện.
Trong quá trình học tập, học sinh phải biết từng bước tích luỹ về lượng
để làm biến đổi về chất theo quy luật. Tức là phải chăm chỉ học tập, rèn luyện
để có đủ kiến thức về các môn học cần thiết cho Kì thi Đại học. Cần phải
tránh tư tưởng “tả khuynh”, muốn thực hiện những bước nhảy liên tục. Chính
là việc chưa có đủ kiến thức, đủ “lượng” cần thiết nhưng vẫn được “tạo điều
kiện” để đỗ vào các trường Đại học. Đây chính là biểu hiện của việc “chạy

theo thành tích”, không học mà vẫn đỗ, là mặt trái của chính ngành giáo dục
nước ta hiện nay; đồng thời, sẽ để lại hậu quả xấu là tạo tính “ỷ lại” cho học
sinh.
Mặt khác, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành
bước nhảy. Tức là phải nỗ lực hết mình, vận dụng tốt nhất tất cả kiến thức đã
tích lũy được trong suốt ba năm phổ thông để vượt qua Kì thì Đại học. Phải
khắc phục được tư tưởng "hữu khuynh", tức là chỉ chú trọng đến “lượng” mà
không chú trọng đến “bước nhảy”, học kiến thức một cách tràn lan nhưng
không biết vận dụng vào bài thi hoặc không quyết tâm hết mình để ôn thi thật
tốt.
Trong hoạt động học tập, học sinh còn phải biết vận dụng linh hoạt các
hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng
đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng
12


trường hợp, điều kiện hay quan hệ cụ thể. Ví dụ, nếu là một học sinh khá giỏi
hoặc hoàn cảnh gia đình tốt thì nên cố gắng nhất có thể để được vào học ở
một ngôi trường Đại học chất lượng đúng với đam mê của bản thân, tức là
thực hiện bước nhảy bằng việc trúng tuyển vào Đại học; nếu là một học sinh ở
mức độ nhận thức trung bình hay do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn thì có
thể đi học nghề, tức là thực hiện bước nhảy bằng việc đăng ký vào các trường
dạy nghề Mặt khác, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chính học
sinh đế thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả
nhất.

KẾT LUẬN
Tóm lại, quy luật chuyển hóa “từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại” là quy luật cơ bản, phổ biến về
phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã

hội và tư duy. Việc nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt quy
luật này sẽ giúp ích rất nhiều cho con người, đặc biệt là trong các hoạt động
thực tiễn của bản thân, mà cụ thể ở đây là trong sự thay đổi về nhận thức giữa
học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Đại học là một trong những lựa chọn
tốt để gây dựng, tạo tiền đề cho tương lai của mỗi học sinh. Sau khi đã là sinh
viên, cần phải tiếp tục vừa chú trọng tích lũy về “lượng”, lại vừa tạo điều kiện
thực hiện “bước nhảy” để có thể trở thành cử nhân, tiến gần hơn với ước mơ
của bản thân và thực hiện tiếp quá trình nhận thực không ngừng của con
người.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2018.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018.
3. Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia: www.wikipedia.org (truy cập ngày
10/12/2018)

14



×