Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nhiệp huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THÀNH LUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THÀNH LUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN ĐÌNH BINH

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN






i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Thành Luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Phan Đình Binh đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập

và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo,
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND
huyện Bình Chánh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh, Văn
phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Bình Chánh, đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận văn./.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Thành Luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ....................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài ...................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phân loại hiệu quả sử dụng đất ..... 4
1.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất ........................................................... 4
1.1.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất ............................................................... 5
1.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ....... 10
1.2.1. Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ..................... 10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............. 13
1.2.3. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ....... 17
1.3. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
thế giới và Việt Nam ....................................................................................... 19
1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 19
1.3.2. Trong nước ............................................................................................ 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 32
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 32
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu ...................................... 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
2.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................... 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Chánh
TP. Hồ Chí Minh ............................................................................................. 35

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ........................................... 35
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ...................................................... 42
3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội và áp lực
đối với đất đai .................................................................................................. 49
3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Chánh ............................... 51
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai .................................................................... 51
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 53
3.2.3. Đặc điểm các loại hình sử dụng đất của huyện Bình Chánh ................ 57
3.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Chánh .................... 61
3.3.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính vùng nghiên cứu ................. 61
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ................................... 66
3.3.3. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 76
3.3.4. Hiệu quả môi trường ............................................................................. 84
3.4. Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng đất ................................................................................................ 93
3.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................. 96
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BVTV

Bảo vệ thực vật

CLĐ

Công lao động

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DC

Chi phí trực tiếp

IE

Chi phí trung gian

DTTN

Diện tích tự nhiên

GM

Lãi thô

GO


Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQMT

Hiệu quả môi trường

HQXH

Hiệu quả xã hội

LUT

Loại sử dụng đất

Ni

Lãi ròng

STT

Số thứ tự


TB

Trung bình

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.

Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 3.23.
Bảng 3.24.

Hệ thống sông, rạch chính của huyện Bình Chánh.................... 37
Thống kê các loại đất huyện Bình Chánh .................................. 38
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế .................................. 44
Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Chánh năm 2016 ............... 51
Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình
Chánh năm 2018 ........................................................................ 53
Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Bình Chánh giai
đoạn 2015 - 2018 ....................................................................... 54
Diện tích gieo trồng nông nghiệp huyện Bình Chánh giai
đoạn 2015 - 2018 ....................................................................... 56
Một số loại hình sử dụng đất chính Xã Bình Lợi ...................... 58
Một số loại hình sử dụng đất chính Xã Tân Nhựt ..................... 59
Một số loại hình sử dụng đất chính Xã Phạm Văn Hai ............. 60
Hiệu quả kinh tế các cây trồng xã Bình Lợi .............................. 62
Hiệu quả kinh tế các cây trồng Xã Tân Nhựt ............................ 64
Hiệu quả kinh tế các cây trồng Xã Phạm Văn Hai .................... 65
Hiệu quả kinh tế các LUT xã Bình Lợi ..................................... 67
Hiệu quả kinh tế các LUT xã Tân Nhựt..................................... 69
Hiệu quả kinh tế các LUT xã Phạm Văn Hai ............................ 72

Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT huyện Bình Chánh ... 74
Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại xã Bình Lợi ....... 77
Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại Xã Tân Nhựt ...... 78
Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại xã Phạm Văn Hai ..... 80
So sánh hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại các
địa phương ................................................................................. 82
Mức độ chấp nhận của người dân với loại hình sử dụng đất
hiện tại ........................................................................................ 83
So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với
hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .......... 86
Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ................... 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Bình Chánh ...................................................... 36
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Bình Chánh năm 2016 .......... 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc
phòng. Đất đai luôn gắn liền với vận mệnh của con người và của dân tộc. Như
vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động
của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như
không có sự tồn tại của chính con người. Trước những yêu cầu của thực tế, Đảng
và nhà nước ta đã nhiều lần thay đổi bổ sung các chính sách pháp luật về đất đai.
Luật đất đai năm 2013 cùng các Nghị định, thông tư, các văn bản hướng dẫn thi
hành luật đất đai đã và đang từng bước đi sâu vào thực tiễn đảm bảo công tác
quản lý nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ và khoa học hơn.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, đất đai không chỉ là đối tượng lao
động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Việc sử dụng đất sản
xuất nông lâm nghiệp không chỉ còn đơn thuần là ngành kinh tế sinh học, tạo
ra lương thực, thực phẩm mà ngày nay được coi là nền kinh tế sinh thái, gắn
liền phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Mặt khác để đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành sản xuất xã hội phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp. Trong quá trình sử dụng, đất đai chịu sự tác động của nhiều yếu tố
kinh tế, tự nhiên và con người. Trong đó, yếu tố con người là quan trọng nhất.
Việc sử dụng đất đai hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng của chiến lược
phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái và bền vững của các quốc gia.
Việt Nam có khoảng 80% dân số sống nhờ chủ yếu vào sản xuất nông,

lâm nghiệp. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến
sự phát triển nông - lâm nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
phát triển nông nghiệp làm tiền đề để phát triển các ngành kinh tế quốc dân
khác. Vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đang được Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm, trong thời gian gần đây Quốc hội đang có dự thảo về
nhiều chính sách bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp.
Huyện Bình Chánh là một trong năm huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây
thành phố Hồ Chí Minh, có 15 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên
25.255,99 ha chiếm 12% diện tích toàn Thành phố. Trong đó diện tích đất nông
nghiệp 17.036,24ha chiếm 67.45% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Trong những năm gần đây do tốc độ đô thị hoá nhanh các nhà máy được
xây dựng nhiều thêm, đặc biệt nhu cầu đất ở tăng cao đã làm cho quỹ đất dành cho
sản xuất nông nhiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp nhất là đất nông nghiệp của
các xã đô thị hóa và đất nông nghiệp của các xã xen kẽ gần với khu vực nội thị.
Hơn nữa, trong quá trình sản xuất nông nghiệp con người đã tác động
vào đất bằng một số biện pháp gây ảnh hưởng đến tính chất của đất, làm cho
đất bị suy thoái, giảm hiệu quả sử dụng đất. Bên cạnh đó quỹ đất trên địa bàn
huyện chưa được khai thác hết tiềm năng vốn có. Vấn đề đặt ra là cần phải sử
dụng đất hợp lý, khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai
đồng thời duy trì và bảo vệ đất đai theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo
phát triển kinh tế lâu dài và an ninh lương thực của huyện nói riêng và của
thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Trước những thực trạng đó cần phải nghiên cứu, đánh giá các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp mà huyện Bình Chánh đã và đang thực hiện để từ đó

có những đề nghị loại hình sử dụng đất thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3
2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được thực trạng về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và hiệu
quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Chánh.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất
nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.
2.2. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở định hướng quản lý và sử dụng quỹ
đất trong tương lai, đề xuất các giải pháp khai thác tiềm năng thế mạnh của
địa phương, thông qua việc quản lý, sử dụng các loại đất hợp lý, hiệu quả.
- Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục những bất cập tồn tại
trong sử dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác trong huyện, nâng cao
nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phân loại hiệu quả sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm
bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các
nước trên thế giới.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu
hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà
còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất nông nghiệp (Đào Châu Thu, 1999).
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi
trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng,
vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó
nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh
tranh cao, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều
kiện tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn
định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





5
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách
kinh tế, tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố liên quan. Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất
phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của
lý thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001).
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của
cả cộng đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực khác.
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.
1.1.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3
khía cạnh: Hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và
hiệu quả về mặt môi trường.
1.1.2.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá tính bền vững quản lý sử
dụng đất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng
của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn,
nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng
cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất xã hội.

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản
xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi
hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không
phải là mục đích cuối cùng của sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử
dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ
quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động
sản xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở
những điều kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội.
- Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu
vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị,
ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mục
đích là tiết kiệm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều
nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó hiệu quả kinh tế liên
quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian
lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết
kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động (vật hóa và lao động

sống) giữa các ngành”. Theo quan điểm của C. Mác đó là quy luật “tiết
kiệm”, là “tăng năng suất lao động xã hội”, hay đó là “tăng hiệu quả”. Ông
cho rằng: “ Nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người
lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội”. Như vậy theo quan điểm của Mác,
tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh
tế và xã hội (Doãn Khánh, 2000).
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản
xuất nông nghiệp và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì
thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
Một là: Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết
kiệm thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều
kiện quyết định phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người
qua mọi thời đại.
Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý
thuyết hệ thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã
hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành
giữa con người với con người trong quá trình sản xuất... Hệ thống là một tập
hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và luôn
vận động. Theo nguyên lý đó, khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống
sẽ phát sinh nhiều tính chất mới mà từng phần tử đều không có, tạo ra hiệu
quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử riêng lẻ. Do vậy việc tận dụng khai
thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các bộ
phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài để đạt được khối
lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống. Đó chính là mục tiêu đặt

ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong mọi xã hội.
Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày
càng tăng, vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi
nền sản xuất xã hội.
Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các
hoạt động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo
ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm
nhất định với chi phí tài nguyên ít nhất.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt
đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao
là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư
(Phạm Vân Đình và cs.,1998).
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích
đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với
một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
1.1.2.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế
và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ
tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh
bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao
động, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao
mức sống của toàn dân.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được
xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp mà chỉ
tiêu quan trọng nhất là giá trị của sản phẩm nông nghiệp đạt cao nhất trên một
đơn vị diện tích (Nguyễn Duy Tính, 1995). Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã
hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà
khoa học quan tâm.
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay chủ yếu được xác định bằng
khả năng thu hút lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã
hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng
nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương.
1.1.2.3. Hiệu quả môi trường

Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo
nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù
hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới
tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây
trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính
lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương
lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và
môi trường sinh thái (Đỗ Nguyên Hải, 1999).
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được
đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp.
Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản
xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất
cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại
giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu
việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng
tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu
sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
Bên cạnh cách phân loại hiệu quả nói trên, người ta còn có thể căn cứ
vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế, căn cứ vào các yếu tố cơ bản về sản
xuất, phương hướng tác động vào sản xuất cả về mặt không gian và thời
gian... Tuy nhiên, dù nghiên cứu ở bất cứ góc độ nào thì việc đánh giá hiệu
quả cũng phải xem xét về mặt không gian và thời gian, trong mối liên hệ
chung của toàn bộ nền kinh tế. Ở đó, hiệu quả bao gồm hiệu quả kinh tế, xã
hội và môi trường với một mối quan hệ mật thiết thống nhất và không thể tách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
rời nhau. Có như vậy mới đảm bảo cho việc đánh giá hiệu quả được đầy đủ,

chính xác và toàn diện.
1.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1.1. Đất nông nghiệp

Đất đã có từ lâu nhưng khái niệm về đất mới có từ thế kỷ XVIII. Trong
từng lĩnh vực khác nhau, các nhà khoa học khái niệm về đất khác nhau.
Nhà bác học người Nga Đocutraiep (1846 - 1903) năm 1883 đưa ra
định nghĩa: “Đất là một vật thể thiên nhiên được hình thành do tác động tổng
hợp của 5 yếu tố hình thành đất: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời
gian”. Sau này người ta bổ sung thêm yếu tố thứ 6 là con người, là yếu tố
đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành đất trồng trọt (trích theo Vũ Năng
Dũng, 1997). Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập tới sự tác động của các yếu
tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả
khác đã bổ sung các yếu tố như nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con
người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả người Anh, Wiliam đã đưa
thêm khái niệm về đất như đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo
ra sản phẩm cho cây. Bàn về vấn đề này, Các Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản
xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện
không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài
người kế tiếp nhau” (trích theo Vũ Năng Dũng, 1997). Trong phạm vi nghiên
cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm
tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng
nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (FAO, 1976).
Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng
“Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất
đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái
đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và
dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp
trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong
quá khứ và hiện tại để lại (trích theo Vũ Năng Dũng, 1997).
Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất
của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc
sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đất nông
nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông
nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác
nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ
là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính).
Đất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu,
thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng.
Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các
nhóm đất chính sau: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng
thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
1.2.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có
nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc
bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất
nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và
nâng cao độ phì của đất.
Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả

của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất
thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: Năng suất cây trồng, chi
phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất. Muốn nâng
cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho
xuất khẩu (Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Đài, 2003).
Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự
bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai
phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn cho
thế hệ tương lai. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, môi
trường. Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với
việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài.
Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình
sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần
thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia.
Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smyth A J. Julian Dumaski,
1993 (Smyth A J. Julian Dumaski, 1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan
đến sự sử dụng đất bền vững là:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất.
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự
thoái hoá chất lượng đất và nước.
- Khả thi về mặt kinh tế.

- Được xã hội chấp nhận.
Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về
mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm
nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực
tiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽ
chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam,
theo ý kiến của Đào Châu Thu (1999), (Viện Quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp, 1995), việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và
được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được
thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất
đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời
sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết
sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác vì vậy khái niệm sử dụng đất bền
vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng
vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất
đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở
duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây
trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất
theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường sống của con người và sinh vật.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết
sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại
vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất. Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia thành 4 nhóm:
- Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên: Bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết,
vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước chúng có
ảnh hưởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử
dụng đất (Vũ Ngọc Hùng, 2007).
+ Đặc điểm lý, hoá tính của đất: Trong sản xuất nông lâm nghịêp, thành
phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, quyết
định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu,
có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
+ Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều
kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp
cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
+ Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: Điều kiện địa hình, độ dốc và thổ
nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.
+ Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng,
nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp, sẽ quyết định
đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất
nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có

nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác:
+ Biện pháp kĩ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai,
cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình
sản xuất để hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Đây là những
tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều
kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo (Phạm Vân
Đình, Đỗ Kim Chung và cs., 1998). Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự
nhiên của sinh vật lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách
sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Các nước phát
triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới
hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là
ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế
nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp
nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế.
Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp (Vũ Thị Thanh Tâm, 2007).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15
- Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức:
+ Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Phát triển sản xuất hàng hoá
phải gắn với công tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ sở để
tiến hành quy hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho
từng vùng. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp phải đánh giá, phân tích thị
trường tiêu thụ và gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ

tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế pháp luật về bảo vệ tài nguyên,
môi trường (Vũ Thị Phương Thụy, 2000). Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất,
khai thác các tiềm năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
và phát triển sản xuất hàng hoá.
+ Hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức
khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Hội Khoa học Đất,
2000). Vì thế, cần phát huy thế mạnh của các loại hình sử dụng đất trong từng
cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong nông
nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối
quan hệ giữa các hình thức đó.
+ Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách
rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không
ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Vũ Thị
Thanh Tâm, 2007).
- Nhóm các yếu tố điều kiện kinh tế, xã hội: Bao gồm rất nhiều nhân tố
(chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách,…) các yếu tố này
có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: Trong các yếu tố
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất,
nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu
tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×