Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ THI dự bị và đáp án GVG TỈNH NGHỆ AN MÔNGIÁO dục CÔNG dân năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.28 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
ĐỀ DỰ BỊ

(Đề gồm có 0 trang)

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM 2019
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC

Môn: Giáo dục công dân

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4.0 điểm).
1. “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” là
một tiêu chí quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Tiêu
chí 6, Tiêu chuẩn 2, Điều 5, Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Anh (chị) cần làm gì để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay?
2. Định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông
2018 có nội dung: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các
phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức,
hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình
huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập,
tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự
học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển ”
(Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Là giáo viên, anh (chị) cần làm gì trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp để
góp phần phát triển khả năng tự học cho học sinh?
Câu 2. (5.0 điểm).
Tài liệu: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,


tháng 1 năm 2016, trang 40, 41:
“3. Tính hai mặt của cạnh tranh
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực
và mặt hạn chế.
a) Mặt tích cực của cạnh tranh
Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Điều đó được biểu hiện ở chỗ:
- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kĩ thuật phát triển và năng suất
lao động xã hội tăng lên.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích
cực nói trên là cạnh tranh lành mạnh. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới thực sự là
động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ngược lại, sự cạnh tranh nào
vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh không lành mạnh và
thường gắn với những mặt hạn chế của cạnh tranh dưới đây.
b) Mặt hạn chế của cạnh tranh
Bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu, cạnh tranh không tránh khỏi những hạn
chế nhất định. Đó là:
- Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự
nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân
bằng nghiêm trọng.


- Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ
những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Tóm lại, cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu
thông hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế, nhưng mặt tích cực là cơ
bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết
thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp”.
Anh (chị) hãy thiết kế hoạt động hình thành kiến thức trên theo định hướng
phát triển năng lực học sinh.
Câu 3. (6.0 điểm).
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi trong bài tập tình huống sau và đề xuất
phương án hướng dẫn học sinh trả lời.
Bài tập tình huống: Chuyện kể: Cụ Mơ (83 tuổi) đạp xe lên phòng chính
sách xã hội của xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa để xin thoát
nghèo. Cụ nói: "Bà già ở một mình thoải mái, thích ăn gì thì ăn, thích tiêu gì thì tiêu,
đất rộng mấy sào, nghèo là nghèo răng? Tôi có 11 người con, mà nói không nơi
nương tựa, nói thế không khác gì bêu con. Tôi có rất nhiều chỗ nương tựa, nhưng
tôi chưa phải nương tựa đến. Tôi xin phép Ủy ban cho tôi trả lại sổ hộ nghèo. Tôi
xin thoát nghèo!".
Trong 2 năm nay, cụ đã nhiều lần đến xã bày tỏ nguyện vọng, rồi gửi đơn
xin ra khỏi hộ nghèo nhưng thấy cụ tuổi cao, sống một mình, nên xã vẫn xét cụ
thuộc diện đó. Ông Lương Xuân Thiêm, Chủ tịch UBND xã Lương Sơn nói: Tôi
chưa từng gặp trường hợp nào hiếm có khó tìm như cụ Mơ. Ở xã, nhiều người bị
cắt sổ hộ nghèo sẽ kiện lên kiện xuống, nếu ai cũng được như cụ thì cán bộ chúng
tôi đỡ khổ.
Hiện tại, cụ Mơ sống một mình trong căn nhà cấp bốn cũ, diện tích chừng
2
20m , vẫn làm hai sào ruộng, nuôi gà, trồng rau đi bán, thường xuyên giúp đỡ các
hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Các con khuyên cụ nghỉ ngơi để giữ sức khỏe
nhưng cụ không đồng ý. Cụ dặn con: không được tham tiền không phải của mình,
phải lao động để kiếm tiền chân chính.
Nguồn: ngày 24/9/2019.
Hỏi: a. Cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc câu chuyện trên?

b. Trình bày sự hiểu biết của em về phạm trù đạo đức “Nhân phẩm,
danh dự” trong chương trình môn GDCD lớp 10.
Câu 4: (5 .0 điểm).
Anh (chị) hãy thiết kế một bài tập tình huống pháp luật yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức, kỹ năng đã học mục 2: Bình đẳng trong lao động, bài 4 chương
trình môn GDCD lớp 12 vào giải quyết vấn đề thực tiễn và xây dựng đáp án cho
bài tập tình huống đó.
---- Hết----Giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên giáo viên dự thi:……………………………………....Số báo danh: ……….………
Chữ ký cán bộ coi thi số 1: ……………..Chữ ký cán bộ coi thi số 2: …….…….………….


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT

HDC DỰ BỊ

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Hướng dẫn chấm gồm có 0 trang)

Câu
1
2

3

NĂM 2019


Nội dung

Điểm
4.0 đ
Anh (chị) hãy thiết kế hoạt động hình thành kiến thức trên theo định 5.0
hướng phát triển năng lực học sinh.
Giáo viên thiết kế hoạt động hình thành kiến thức phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mục tiêu của hoạt động: Phù hợp với thời gian tổ chức hoạt động (10-15 phút)
+ Về kiến thức: hình thành kiến thức cho học sinh về mặt tích cực và hạn chế của 0.5
cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa;
+ Về kỹ năng: hình thành cho học sinh khả năng nhận xét, đánh giá mặt tích 0.25
cực, hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa tại địa phương;
+ Về thái độ: Có ý thức phê phán các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, 0.25
ủng hộ cạnh tranh lành mạnh...
+ Về phát triển năng lực học sinh: phải phù hợp với phương pháp, phương tiện của 0.5
hoạt động do giáo viên thiết kế.
- Tài liệu và phương tiện: Đánh giá việc giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động:
+ Tài liệu: Sử dụng tài liệu phù hợp với phương pháp dạy học: Sách giáo khoa,
0.25
nguồn thông tin từ báo chí, internet, cục Thống kê…
+ Phương tiện: Phù hợp hoạt động: phiếu học tập, giấy A0, A4, bảng phụ, băng
0.25
hình, máy chiếu, tranh ảnh...
- Cách thức tổ chức hoạt động:
+ Khoa học, phù hợp tên hoạt động
0.5
+ Tiến trình tổ chức hoạt động phù hợp với nội dung dạy học: giao nhiệm vụ, báo
0.5
cáo kết quả thực hiện…
+ Nhiệm vụ giao cho học sinh rõ ràng, khoa học, phù hợp với mục tiêu (Học sinh

0.5
làm gì? Làm như thế nào?...)
+ Hình thức hoạt động của học sinh: theo nhóm, cá nhân, cặp đôi…
0.5
+ Phương pháp dạy học phù hợp hoạt động mà giáo viên thiết kế như: PP đóng 0.5
vai, PP thảo luận nhóm, trò chơi..
+ Dự kiến sản phẩm mong muốn…
0.5
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi trong bài tập tình huống sau và đề xuất 6.0
phương án hướng dẫn học sinh trả lời.
1. Yêu cầu giáo viên trả lời câu hỏi dưới hình thức làm đáp án cho đề thi, đảm bảo
đủ các thông tin sau:
a. Cảm xúc, suy nghĩ khi đọc câu chuyện
- Cảm xúc của cá nhân khi đọc câu chuyện: cảm kích, khâm phục, vui…
0.5
- Cảm phục trước hành động của cụ Mơ …
0.5
- Suy nghĩ về việc làm của cụ Mơ trong bối cảnh hiện tại, có sự so sánh với một số 0.5
hiện tượng trong xã hội hiện nay…
- Tác động, ý nghĩa của câu chuyện đối với bản thân, xã hội…
0.5
b. Trình bày sự hiểu biết về phạm trù đạo đức “Nhân phẩm, danh dự” trong
chương trình môn GDCD lớp 10.
- Các kiến thức cơ bản của phạm trù đạo đức "Nhân phẩm, danh dự”:


4

+ Khái niệm nhân phẩm: là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được…
+ Khái niệm danh dự: là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một

người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
+ Ý nghĩa của nhân phẩm và danh dự
- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được kính trọng; người thiếu
nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường
và khinh rẻ.
- Danh dự là sức mạnh tinh thần để mỗi cá nhân làm điều tốt và không làm điều
xấu.
- Phân biệt tự trọng; tự ái
+ Liên hệ:
2. Đề xuất phương án hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi
- Hướng dẫn học sinh xác định dạng câu hỏi:
+ a. câu hỏi mở; câu trả lời từ cảm xúc, quan điểm, nhận thức của cá nhân về các
vấn đề xã hội
+ b. câu hỏi kiểm tra kiến thức, yêu cầu xác định đúng mức độ của câu hỏi, phạm
vi kiến thức chương trình...
- Hướng dẫn học sinh xác định mức độ của đề thi để trả lời:
+ câu a: vận dụng;
+ câu b. nhận biết và thông hiểu;
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài: bám sát yêu cầu, mức độ câu hỏi để trả lời...
Anh (chị) hãy thiết kế một bài tập tình huống pháp luật yêu cầu học sinh
vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học mục 2: Bình đẳng trong lao động, bài 4
chương trình môn GDCD lớp 12 vào giải quyết vấn đề thực tiễn và xây dựng
đáp án cho bài tập tình huống đó.
a. Bài tập tình huống đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hình thức để kiểm tra, đánh giá học sinh: tự luận;
- Mức độ câu hỏi để giải quyết tình huống: vận dụng;
- Phù hợp với kiến thức đã học mục 2: Bình đẳng trong lao động;
- Đảm bảo tính chính xác;
- Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn; tính giáo dục;
- Phù hợp đối tượng học sinh lớp 12;

b. Đáp án của bài tập tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp yêu cầu của câu hỏi trong bài tập tình huống;
- Ngắn gọn, rõ ràng; khách quan;
- Chiết điểm phù hợp yêu cầu mức độ của bài tập;
- Chính xác.
- - Hết - -

0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
2.0
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
5.0 đ

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

0.5



×