Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân lập một số hợp chất từ dịch chiết Methanol của cành cây máu chó đá Knema Saxtilis de wilde và đánh giá tác dụng gây độc tế bào in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THANH HOA

PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ DỊCH CHIẾT
METHANOL CỦA CÀNH CÂY MÁU CHÓ ĐÁ
KNEMA SAXATILIS DE WILDE VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC
DỤNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO IN VITRO

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THANH HOA

PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ DỊCH CHIẾT
METHANOL CỦA CÀNH CÂY MÁU CHÓ ĐÁ
KNEMA SAXATILIS DE WILDE VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC
DỤNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO IN VITRO
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC LIỆU – DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Nguyễn Thành
2. TS. Nguyễn Quỳnh Chi

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cho luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
tận tình của rất nhiều tập thể và các cá nhân.
Xin cảm ơn “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia” và GS.TS Nguyễn
Văn Hùng chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
một số loài chi Knema và Horsfieldia (Myristicaceae)” mã số 104.01-2017.47, đã cung
cấp kinh phí để thực hiện đề tài này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.
Lê Nguyễn Thành – Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam và TS. Nguyễn Quỳnh Chi – Bộ môn Dƣợc liệu, Đại học Dƣợc Hà Nội đã giao
đề tài và quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Nguyễn Thành, ThS. Trần Hữu Giáp cùng
với các cán bộ Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuốc, Viện Hóa sinh biển – Viện
hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, hết lòng chỉ bảo tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, mang lại cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã luôn
ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng nhƣ trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn. Do những hạn chế về thời gian cũng nhƣ kiến thức nên luận văn không tránh đƣợc
những thiếu sót nên rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô để tôi có thể bổ

sung, hoàn thiện kiến thức phục vụ cho các công việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2019
Học viên
Trần Thanh Hoa


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN..............................................................................................3
1.1

Giới thiệu về họ Myristicaceae (Nhục đậu khấu). .............................................. 3

1.2

Tổng quan về chi Knema (Máu chó). ................................................................. 3

1.2.1

Về vị trí phân loại của chi Knema. ........................................................... 3

1.2.2

Về đặc điểm thực vật và phân bố của chi Knema (Máu chó)................... 4


1.2.3

Về thành phần hóa học của chi Knema. ................................................... 5

1.2.4

Về hoạt tính sinh học của chi Knema. .................................................... 15

1.3

Giới thiệu về cây Máu chó đá (Knema saxatilis). ............................................ 19

1.3.1

Về vị trí phân loại của cây Máu chó đá (Knema saxatilis). ................... 19

1.3.2

Về đặc điểm chung của cây Máu chó đá (Knema saxatilis). ................. 19

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................21
2.1

Đối tƣợng nghiên cứu. ...................................................................................... 21

2.2

Phƣơng tiện nghiên cứu. ................................................................................... 21

2.3


Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 22

2.3.1

Phƣơng pháp chiết xuất và phân lập....................................................... 22

2.3.2

Phƣơng pháp đánh giá tác dụng gây độc tế bào in vitro. ....................... 24

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................................26
3.1

Chiết xuất, phân lập và nhận dạng cấu trúc các hợp chất phân lập. ................. 26

3.1.1

Chiết xuất................................................................................................ 26

3.1.2

Phân lập các hợp chất từ dịch chiết methanol. ....................................... 26


3.1.3

Kiểm tra độ tinh khiết của hợp chất phân lập......................................... 29

3.1.4


Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập ................................................ 32

3.2

Đánh giá tác dụng gây độc tế bào in vitro của các hợp chất phân lập.............. 42

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...............................................................................................44
4.1

Về thành phần hóa học. .................................................................................... 44

4.2

Về tác dụng sinh học ........................................................................................ 45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................52
PHỤ LỤC......................................................................................................................59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CÁC TỪ
VIẾT TẮT
1

H-NMR

13


C-NMR

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Proton Nuclear Magnetic
Resonance
13 Carbon Nuclear Magnetic
Resonance

Phổ cộng hƣởng từ proton
Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 13C
Độ dịch chuyển hóa học của
proton và cacbon

δH, δC
Adenocarcinomic human
alveolar basal epithelial cell line
The American Type Culture
Collection.

Dòng tế bào ung thƣ phổi

br

Broad

Broad


CC

Column Chromatography

Sắc ký cột

A-549
ATCC

Tổ chức tài nguyên và tiêu chuẩn
vật liệu sinh học Mỹ

Cấu trúc hóa học

CTHH
d

Doublet

Doublet

dd

Doublet doublet

Doublet doublet

DMSO

Dimethyl sulfoxide


Dimethyl sulfoxit

DPPH

Diphenyl picril hydrazilhydrate

Diphenyl picril hydrazilhydrat

ED50

50% effective dose

Liều có hiệu quả 50%

EtOAc

Ethyl acetate

Ethyl acetat

ESI-MS
HSV1

Electrospray Lonization- Mass
Spectory
Herpes simplex virus 1

Ion hóa khối phổ
Vi-rút herpes simplex loại 1



HT-29

Human colon cancer cell line

Dòng tế bào ung thƣ đại tràng

HO-8910

Cellosaurus cell line

Dòng tế bào ung thƣ buồng trứng

KB

Epidermoid carcinoma of cavity

Dòng tế bào ung thƣ biểu mô

IC50

50% inhibitory concentration

Nồng độ ức chế ở 50%

m

Multiplet


Multiplet

MCF-7

Human breast carcinoma

Dòng tế bào ung thƣ vú

MeOH

Methanol

Methanol

MIC

Minimal inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu
3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5diphenyltetrazol brom

MTT
MS

Mass Spectroscopy

Phổ khối lƣợng

MDA-MB231

Breast cancer cell line


Dòng tế bào ung thƣ vú

NMR

Nuclear magnetic resonance

Cộng hƣởng từ hạt nhân

NCI-H187

Small cell lung
carcinoma

Dòng tế bào ung thƣ phổi tế bào
nhỏ

OD

Optical Density

Mật độ quang học

OVCAR-3

Ovarian cancer cell line

Dòng tế bào ung thƣ buồng trứng
Sắc ký lớp mỏng

SKLM

s

Singlet

Singlet

SW13

Human adrenal carcinoma cell

Tế bào ung thƣ tuyến thƣợng thận

RPMI

Roswell park memorial institute

Môi trƣờng nuôi cấy do học viện
Roswell Park Memorial phát triển.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Hoạt tính các chất phân lập từ Knema glomerata.

16

Bảng 1.2. Hoạt tính ức chế acetylcholinesterase của các hợp chất từ Knema
laurina.

17


Bảng 3.1. Kết quả SKLM của các chất CDM 10, CDM 13 sau khi hiện màu
bằng thuốc thử Cerisulfat.

30

Bảng 3.2. Kết quả SKLM của các chất CDM 4 sau khi hiện màu bằng thuốc
thử Cerisulfat.

31

Bảng 3.3. Kết quả SKLM của các chất CDM 6, CDM 7 sau khi hiện màu bằng
thuốc thử Cerisulfat.

32

Bảng 3.4. Số liệu phổ của hợp chất CDM 10 và tài liệu tham khảo [10], [16].

33

Bảng 3.5. Số liệu phổ của hợp chất CDM 4 và tài liệu tham khảo [18].

35

Bảng 3.6. Số liệu phổ của hợp chất CDM 6 và tài liệu tham khảo [39].

37

Bảng 3.7. Số liệu phổ của hợp chất CDM 7 và tài liệu tham khảo.


39

Bảng 3.8. Số liệu phổ của hợp chất CDM 13 và tài liệu tham khảo [34].

41

Bảng 3.9. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro với hai dòng tế bào ung
thƣ ngƣời của năm hợp chất phân lập.

43

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Các hợp chất flavonoid phân lập đƣợc từ chi Knema.

7

Hình 1.2. Các hợp chất alk(en)yl phenol phân lập đƣợc từ chi Knema.

9

Hình 1.3. Các hợp chất acid anacardic phân lập đƣợc từ chi Knema.

11

Hình 1.4. Các hợp chất lignan phân lập đƣợc từ chi Knema.

12

Hình 1.5. Các hợp chất terpen phân lập đƣợc từ chi Knema.


13


Hình 1.6. Các hợp chất phân lập từ loài Knema pachycarpa tại Việt Nam.

14

Hình 1.7. Một số hình ảnh về cây Máu chó đá (Knema saxatilis).

19

Hình 3.1. Sắc ký đồ của chất CDM 10, CDM 13 sau khi hiện màu bằng thuốc thử
cerisulfat.

29

Hình 3.2. Sắc ký đồ của chất CDM 4 sau khi hiện màu bằng thuốc thử cerisulfat.

30

Hình 3.3. Sắc ký đồ của các chất CDM 6, CDM 7 sau khi hiện màu bằng thuốc
thử cerisulfat.

31

Hình 3.4. Cấu trúc hợp chất CDM 10.

33


Hình 3.5. Cấu trúc hợp chất CDM 4.

34

Hình 3.6. Cấu trúc hợp chất CDM 6.

36

Hình 3.7. Cấu trúc hợp chất CDM 7.

38

Hình 3.8. SKLM CDM 7 (1); CDM 7 + Taxifolin (2); Taxifolin (3) với hệ dung
môi CH2Cl2/Aceton = 85/15.

39

Hình 3.9. Cấu trúc hợp chất CDM 13.

40

Hình 4.1 Cấu trúc của các hợp chất flavonoid phân lập từ cành cây Knema
saxatilis.

44
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chiết các phân đoạn từ cành cây Máu chó đá.

26


Sơ đồ 3.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cắn chiết methanol.

28


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nguồn tài nguyên cây cỏ là cơ sở quan trọng để sàng lọc và tìm ra
thuốc mới. Nhiều hoạt chất tách chiết từ dƣợc liệu đã đƣợc nghiên cứu xác định cấu
trúc và tác dụng dƣợc lý. Kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại nhiều dƣợc phẩm
mang giá trị cao đã đƣợc ra đời nhƣ viên nang cao Bạch quả (Ginkgo biloba), viên
chứa dịch chiết tỏi có hoạt chất chính là allicin (Allimax), viên nén cao Cúc gai dài
(Cardus marianus) chứa hoạt chất chính là silymarin (Cigenol)... Bên cạnh đó, nhiều
hoạt chất từ dƣợc liệu đƣợc tinh chế đạt đến độ tinh khiết có thể sử dụng làm nguyên
liệu bào chế thuốc tiêm nhƣ paclitaxel từ loài Taxus revifolia (Taxol, Mĩ); vinblastin từ
loài Vinca rosea (Velban, Pháp), artemisinin từ loài Artemisia annua (tạo dẫn chất
artemether, dạng tiêm bắp). Tất cả những điều trên đã nói lên tiềm năng to lớn chƣa
đƣợc khai phá hết của nguồn tài nguyên dƣợc liệu, đặc biệt với một nƣớc có khí hậu
nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho thảm thực vật đa dạng phát triển nhƣ Việt Nam.
Chi Máu chó (Knema) thuộc họ Nhục đầu khấu Myristicaceae là loài cây xanh
quanh năm có ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam [53]. Ở
Việt Nam đã tìm thấy khoảng 13 loài thuộc chi Máu chó phân bố ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ, Nam Bộ. Tên gọi Máu chó xuất phát từ đặc điểm chung của các loài này là thân
cây có nhựa tiết ra màu đỏ. Nhiều loài thuộc chi Knema đƣợc sử dụng trong y học cổ
truyền làm thuốc chữa ghẻ, mụn nhọt. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, chi
Knema có nhiều hoạt tính sinh học nhƣ kháng khuẩn, kháng vi-rút, kháng lao, chống
ung thƣ, chống viêm, chống oxy hóa, độc tế bào và tác dụng ức chế
acetylcholinesterase [42].
Cây Máu chó đá có tên khoa học Knema saxatilis de Wilde là một loài đặc hữu
của Việt Nam phân bố ở các tỉnh miền Trung và vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu về thành

phần hóa học cũng nhƣ tác dụng sinh học [53]. Quá trình sàng lọc cho thấy dịch chiết
của cây có tác dụng ức chế 100% sự phát triển của dòng tế bào ung thƣ tuyến thƣợng
thận SW13 ở nồng độ 5 µg/ml [3]. Chính vì vậy, đề tài: “Phân lập một số hợp chất từ

1


dịch chiết methanol của cành cây Máu chó đá (Knema saxatilis de Wilde) và đánh
giá tác dụng gây độc tế bào in vitro” đƣợc thực hiện, với mục tiêu:
1. Phân lập 3-5 hợp chất từ dịch chiết methanol của cành cây Máu chó đá và xác
định cấu trúc hóa học các chất phân lập đƣợc.
2. Đánh giá tác dụng gây độc tế bào in vitro của các hợp chất phân lập đƣợc.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1

Giới thiệu về họ Myristicaceae (Nhục đậu khấu).
Họ Myristicaceae (Nhục đậu khấu) là một họ thực vật có hoa nằm trong bộ

Magnoliidae. Họ này gồm 20 chi và gần 500 loài phân bố ở khắp các vùng nhiệt đới
[20]. Trong

đó các chi đƣợc biết đến nhiều nhất là Myristica, Horsfieldia,

Gymnacranthera, Knema . Các loài thuộc họ Myristicaceae thƣờng sống chủ yếu trong
các rừng mƣa nhiệt đới.
Về đặc điểm thực vật của họ Myristicaceae: Hầu hết những loài thuộc họ

Myristicaceae là cây thân bụi hoặc thân gỗ. Vỏ cây có màu nâu hoặc đỏ. Lá mọc đơn
lẻ, không xẻ thùy, so le, có mùi thơm, màu xanh đen, gân hình lông chim, không có lá
mầm. Hoa nhỏ, đơn tính, mọc ở nách thành chùm, lá bắc rụng sớm và phát ra mùi
hăng. Thùy 3-5, nhị 2-40, bao phấn có 2 ngăn, nhụy hoa không cuống có 1 ngăn, 1
noãn ngƣợc, vòi nhụy ngắn hoặc không có. Quả có lông, vỏ dày nhiều nhựa và chứa
một hạt. Quả thƣờng lớn, khi chín nứt theo chiều dọc một cách tự nhiên thành 2 mảnh
[20].
Về ứng dụng của các cây thuộc họ Myristicaceae: Từ xa xƣa, con ngƣời trên
khắp thế giới đã biết sử dụng các loài cây thuộc họ Myristicaceae làm thức ăn, hƣơng
liệu gia vị và đặc biệt là làm thuốc chữa bệnh. Ví dụ nhƣ loài Myristica fragrans (Nhục
đậu khấu) là một vị thuốc dùng để kích thích tiêu hóa, dùng trong các trƣờng hợp kém
ăn, sốt rét. Loài Knema corticosa, Horsfieldia amygdalina có hạt đƣợc dùng làm thuốc
chữa bệnh ghẻ [1].
1.2

Tổng quan về chi Knema (Máu chó).

1.2.1 Về vị trí phân loại của chi Knema.
Chi Knema thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae), bộ Ngọc lan
(Magnoliales), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).

3


Theo khung phân loại ngành Ngọc Lan, vị trí phân loại của chi Knema đƣợc thể
hiện nhƣ sau [2]:
Giới thực vật: Plantae.
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida
Bộ Ngọc lan: Magnoliales

Họ Nhục đậu khấu: Myristicaceae
Chi Máu chó: Knema
1.2.2 Về đặc điểm thực vật và phân bố của chi Knema (Máu chó).
Bên cạnh các chi Myristica, Horsfieldia, Gymnacranthera thì còn có chi Knema
(Máu chó) cũng là một trong bốn chi thuộc họ Myristicaceae ở Châu Á [53]. Chi
Knema có khoảng 85 loài khác nhau [20]. Ở Việt Nam chi Knema gồm 13 loài:
Knema erratica Sincl. (Máu chó lƣu linh)
Knema globularia Warb. (Máu chó cầu)
Knema elegans Warb. (Máu chó thanh)
Knema lenta Warb. (Máu chó thấu kính)
Knema mixta de Wilde. (Máu chó trộn)
Knema pachycarpa de Wilde. (Máu chó trái dày)
Knema petelotii Merr. (Máu chó Petelot)
Knema pierrei Warb. (Máu chó Pierre)
Knema poilanei de Wilde. (Máu chó Poilane)
Knema saxatilis de Wilde. (Máu chó đá)
Knema sessiliflora de Wilde. (Máu chó hoa không cọng)
Knema squamulosa de Wilde. (Máu chó vảy nhỏ)
Knema tonkinensis de Wilde. (Máu chó Bắc bộ) [4].
Mô tả thực vật: Cây to có thể cao tới hơn 10 m. Cành non có lông tơ màu hung
đỏ. Lá mọc so le, phiến lá mỏng, mặt lá thƣờng có phấn và lông tơ, gân lông chim.

4


Cụm hoa ngắn, không nhánh hoặc chia hai nhánh, hoa mọc thành chùm dày hoặc tán,
lá bắc rụng sớm. Hoa khác gốc, hoa đực thƣờng khá to, hình chuông, cuống dài. Quả
có lớp lông măng dày, khi chín nứt thành hai mảnh, có một hạt, bao bởi lớp áo hạt còn
nguyên hoặc bị rách [20].
Phân bố: Chi Knema đƣợc tìm thấy ở rừng nhiệt đới các nƣớc Đông Nam Á

(Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapo), Trung Quốc, Ấn Độ [53]. Ở nƣớc ta, chi
Máu chó mọc hoang ở khắp miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền
Nam [4].
Thu hái và chế biến: Thời điểm thu hoạch hạt vào tháng 9-10. Ngƣời ta dùng
nguyên cả hạt máu chó hay ép lấy dầu dùng [1].
Công dụng: Hạt máu chó đƣợc dùng làm thuốc chữa ghẻ. Trƣớc đây ngƣời làng
Tiên Hội (Bắc Ninh) đã dùng hạt để sản xuất một loại thuốc chữa ghẻ nổi tiếng gọi là
thuốc ghẻ Tiên Hội [1].
1.2.3 Về thành phần hóa học của chi Knema.
1.2.3.1 Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Knema trên thế giới.
Nghiên cứu về thành phần hóa học chi Knema cho thấy có sự đa dạng hợp chất
tự nhiên nhƣ acetophenon, các dẫn chất terpen, lignan, flavonoid, alkyl/acyl resorcinol
và các dẫn xuất phenylalkylphenol [42].
 Hợp chất flavonoid
Flavonoid là một loại hợp chất đƣợc tìm thấy nhiều trong tự nhiên, có nhiều
hoạt tính sinh học: chống vi-rút/vi khuẩn, chống viêm, tim mạch, chống đái tháo
đƣờng, chống ung thƣ, chống lão hóa, từ lâu đã nhận đƣợc rất nhiều sự chú ý nghiên
cứu [23].
Năm 1993, từ thân cây của loài Knema austrosiamensis, Gonzalez và cộng sự đã
phân lập đƣợc hợp chất (±)-7,4’-dihydroxy-3’-methoxyflavan (1) [43] (Hình 1.1).

5


Năm 1994, các hợp chất nhóm flavonoid nhƣ formononetin (2), 8-Omethylretusin (3), biochanin A (6) từ vỏ thân cây Knema glomerata đã đƣợc phân lập
[38] (Hình 1.1).
Năm 2005, các nhà khoa học đã phân lập đƣợc hai flavan từ cây Knema elegans,
đó là (+)-myristinin A (4) và D (5) [11] (Hình 1.1).
Năm 2009, nhóm tác giả ngƣời Thái Lan và Nhật Bản đã công bố 10 hợp chất từ
loài Knema glauca, trong đó một hợp chất flavan myristinin D (5). Ngoài ra từ lá và vỏ

của cây, còn phân lập đƣợc hợp chất myristinin A (4) và (±)-7,4'-dihydroxy-3'methoxyflavan (1) [27] (Hình 1.1).
Các nhà khoa học này cũng phân lập từ vỏ cây Knema furfuracea đƣợc một
isoflavon đó là biochanin A (6) [28] (Hình 1.1).
Năm 2000, từ loài Knema globularia, Wenly và cộng sự đã phân lập đƣợc hai
hợp chất kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosid (7), quercetin-3-O-β-D-glucopyranosid
(8) [35]. Hai năm sau đó, họ phân lập đƣợc (+)-taxifolin (9), luteolin (10), catechin
(11), sulfuretin (12) [21]. (Hình 1.1).
Năm 2015, từ loài Knema laurina, Ismail và cộng sự phân lập đƣợc năm hợp
chất flavonoid: (±)-7,4'-dihydroxy-3'-methoxyflavan (1), luteolin (10), catechin (11),
(13), (14) [17]. Mƣời năm trƣớc, Gonzalez và cộng sự đã phân lập đƣợc 7-hydroxy3′,4′-methylenedioxyflavan (15) [15]. (Hình 1.1).

6


Hình 1.1. Các hợp chất flavonoid phân lập đƣợc từ chi Knema

7


 Hợp chất alk(en)yl phenol
Năm 1990, nhóm nghiên cứu của Gonzalez công bố thành phần hóa học có
trong vỏ thân ba loài Knema thu thập tại Thái Lan: Knema elegans, Knema furfuraceae
và Knema tunuinervia, trong đó có ba cardanol (16-18), một acetophenon (19) [41]
[47]. (Hình 1.2).
Năm 1993, Zahir và cộng sự đã phân lập đƣợc hai hợp chất phenylacylphenol
mới từ lá cây Máu chó lá to Knema furfuracea đó là knerachelin A (20) và B (21) [37].
(Hình 1.2).
Năm 1994, từ vỏ thân cây Knema glomerata đã phân lập đƣợc một hợp chất
phenylalkylphenol mới: kneglomeratanol (22), hai hợp chất acetophenon mới:
kneglomeratanon A (23) và B (24), cùng với năm hợp chất đã biết: 5pentadecylresorcinol (25); 3-(10'-phenyldecy1)-phenol (26); 5-(10'-phenyldecyl)

resorcinol

(27);

5-(12'-phenyldodecyl)-resorcinol

(28);

2,4-dihydroxy-6-(10'-

phenyldecyl) acetophenon (19) [38]. (Hình 1.2).
Năm 2000, hai hợp chất phenol từ Knema hookeriana đã đƣợc phân lập bởi
Alen và cộng sự: undecylphenol (29) và 3-(8z-tridecenyl)-phenol (30) [7] (Hình 1.2).
Năm 2009, nhóm tác giả ngƣời Thái Lan và Nhật Bản đã công bố các hợp chất
từ loài Knema glauca là malabaricon A (31), dodecanoylphloroglucinol (32) và (33)
[27] (Hình 1.2).
Năm 2011, từ vỏ cành của Knema laurina, một nhóm khoa học Malaysia đã
phân lập đƣợc dẫn xuất cardanol: 3-pentadec-10-(Z)-enylphenol (34) và 3-heptadec-10(Z)-enylphenol (35) [6] (Hình 1.2).

8


Hình 1.2. Các hợp chất alk(en)yl phenol phân lập đƣợc từ chi Knema

9


Năm 2015, từ lá của cây Knema stellata, Ragasa và cộng sự đã phân lập đƣợc
các hợp chất: 3-(heptadec-8-enyl) phenol (36), 3-(pentadec-8-enyl) phenol (37) và 3pentadecyl phenol (38) [48] (Hình 1.2).
Năm 2016, nhóm nghiên cứu của Sriphana đã công bố các hợp chất từ rễ của

Knema globularia, bao gồm hai diaryloctan mới, acid kneglobularic A (39) và B (40);
một dẫn xuất acetophenon mới, kneglobularon A (41) và các hợp chất đã biết: 3- (12phenyldodecyl)-phenol (16), 3-undecylphenol (29) và kneglomeratanon A (23) [49]
(Hình 1.2).
 Hợp chất acid anacardic
Năm 1980, các nhà khoa học công bố hai dãy chất acid alk(en)yl anacardic (44,
45, 46-50) và acid phenylalkyl anacardic (42, 43) đƣợc phân lập từ hạt của cây máu
chó Knema elegans [32] (Hình 1.3).
Knema elegans, Knema furfuraceae và Knema tunuinervia là 3 loài Knema đƣợc
Gonzalez và cộng sự thu thập ở Thái Lan, qua quá trình nghiên cứu họ đã công bố
thành phần hóa học có trong vỏ thân của ba loài này trong đó có một acid anacardic
(42) [49-50] (Hình 1.3).
Từ vỏ cây Knema furfuracea, nhóm tác giả ngƣời Thái Lan và Nhật Bản đã
phân lập đƣợc acid 2-hydroxy-6-(12-phenyldodecen-8′-Z-yl)-benzoic (51) [28] (Hình
1.3).
Năm 2011, một nhóm tác giả ngƣời Malaysia đã phân lập đƣợc các acid
anacardic từ vỏ cành của Knema laurina (49, 50, 52) [6] (Hình 1.3).
Ragasa và cộng sự đã phân lập đƣợc hai acid anacardic từ lá cây Knema stellata
là acid 2-[(Z)-heptadec-8-enyl]-6-hydroxybenzoic (53) và acid 2-[(Z)-pentadec-8enyl]-6-hydroxybenzoic (54) [48] (Hình 1.3).
Năm 2016, từ loài cây Knema hookeriana, các nhà khoa học đã phân lập đƣợc
ba dẫn xuất của acid anacardic (55 - 57) [14] (Hình 1.3).

10


Hình 1.3. Các hợp chất acid anacardic phân lập đƣợc từ chi Knema

11


 Hợp chất lignan

Năm 1978, Joshi Viswanathan và cộng sự đã phân lập đƣợc một hợp chất lignan
mới từ cành cây Knema attenuata là attenuol (58). Hợp chất này có cấu hình tuyệt đối
là 2S, 3R-dimethyl-1S-(p-hydroxyphenyl)-6,7-methylenedioxytetralin [44] (Hình 1.4).
Vào năm 2009, Rangkaew và cộng sự đã công bố đƣợc hai hợp chất lignan từ
loài Knema glauca là sesamin (59) và asarinin (60) [27] (Hình 1.4).
Máu chó lá to (Knema furfuracea) là loài cây đƣợc tìm ở bán đảo Malaysia,
Singapo và Thái Lan. Từ lá cây loài này, một nhóm tác giả Thái Lan và Nhật Bản đã
phân lập đƣợc furfuracin (61) và (+)-trans-1,2-dihydrodehydroguaiaretic (62) [28]
(Hình 1.4).

Hình 1.4. Các hợp chất lignan phân lập đƣợc từ chi Knema

12


 Hợp chất terpen
Từ quả của loài Knema glauca, Rangkaew và cộng sự đã phân lập đƣợc một
chất acid acyclic diterpen mới đƣợc đặt tên là acid glaucaic (63) [27] (Hình 1.5).
Gần đây, một hợp chất sesquiterpen mới là 3β, 6β, 8α, 10β-tetramethylwiddran2(3)-en-10α-ol (64) đƣợc phân lập từ dịch chiết vỏ thân Knema patentinervia [50]
(Hình 1.5).

Hình 1.5. Các hợp chất terpen phân lập đƣợc từ chi Knema
1.2.3.2 Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Knema tại Việt Nam.
Năm 2017, nhóm nghiên cứu của TS. Lê Nguyễn Thành đã tiến hành nghiên
cứu thành phần hóa học cây máu chó trái dày. Từ quả của cây đã phân lập đƣợc các
hợp chất lignans gồm pinoresinol (65), epipinoresinol (66), piperitol (67), pluviatilol
(68) [51]. (Hình 1.6).
Từ vỏ cây máu chó trái dày (Knema pachycarpa de Wilde) đã phân lập và xác
định cấu trúc của ba hợp chất: (2S)-7-hydroxy-3',4'-methylendioxidflavan (69), (2S)7,4'-dihydroxy-3'-methoxyflavan (1) và acid lignoceric (71). Đây là công bố đầu tiên
về các hợp chất phân lập từ vỏ cây máu chó trái dày. Hai hợp chất (2S)-7-hydroxy3',4'-methylendioxidflavan (69) và acid lignoceric (71) lần đầu tiên đƣợc phân lập từ

chi Máu chó (Knema) [5] (Hình 1.6).

13


Hình 1.6. Các hợp chất phân lập từ loài Knema pachycarpa tại Việt Nam.

14


1.2.4

Về hoạt tính sinh học của chi Knema.
Qua các nghiên cứu trên thế giới về chi Knema cho thấy các loài thuộc chi này

có nhiều hoạt tính sinh học phong phú nhƣ chống ung thƣ, kháng khuẩn, kháng lao,
chống oxy hóa, ức chế enzym acetylcholinesterase, chống tiểu đƣờng [42].
 Hoạt tính chống ung thƣ
Trong các hợp chất đã đƣợc nghiên cứu, hợp chất có hoạt tính chống ung thƣ
chủ yếu là các hợp chất alkyl/alken phenol và flavonoid.
Furfuracin (61) đƣợc phân lập từ lá cây của loài Knema furfuracea, thể hiện khả
năng gây độc tế bào trên ba dòng tế bào ung thƣ đƣợc thử nghiệm: tế bào ung thƣ biểu
mô KB, tế bào ung thƣ vú MCF-7 và ung thƣ phổi tế bào nhỏ NCI-H187. Từ vỏ cây
Knema furfuracea, hợp chất acid (+)-trans-1,2-dihydrodehydroguaiaretic thể hiện hoạt
tính gây độc trên dòng tế bào KB (62) (IC50 17,7 μg/mL); hợp chất biochanin A (6) thể
hiện hoạt tính diệt tế bào trên dòng NCI-H187 (IC50 19,0 μg/mL) [28].
Các hợp chất có trong rễ của Knema globularia đƣợc công bố năm 2016: acid
kneglobularic A (39); acid kneglobularic B (40); kneglobularon A (41) và các hợp chất
(16, 29, 23) có khả năng gây độc với tế bào NCI-H187 với IC50 từ 8,23 tới 13,07
μg/mL [49].

Kneglomeratanol (22), kneglomeratanon A (23) và B (24), cùng với các hợp
chất:

5-pentadecylresorcinol

(25);

3-(10'-phenyldecy1)

phenol

(26);

5-(10'-

phenyldecyl) resorcinol (27); 5-(12'-phenyldodecyl) resorcinol (28); formononetin (2),
8-O-methylretusin

(3);

biochanin

A

(6),

2,4-dihydroxy-6-(10'-phenyldecyl)

acetophenon (19), đã đƣợc phân lập từ vỏ thân Knema glomerata, thể hiện hoạt tính
gây độc tế bào trung bình đối với ba dòng tế bào ung thƣ trên ngƣời (A-549, MCF-7,

HT-29) [38].

15


Bảng 1.1. Hoạt tính các chất phân lập từ Knema glomerata [38].

22
23
24
25
26
27
28
19
Formononetin (2)
Biochanin A (6)
8-O-methylretusin (3)

A-549
5,99
3,89
2,30
2,37
35,01
3,49
3,26
3,22
2,87
19,77

27,15

ED50 (µg/ml)
MCF-7
2,32
3,44
1,12
2,41
7,76
2,69
1,84
2,87
1,96
5,49
21,3

HT-29
9,33
18,84
6,56
3,25
28,59
3,24
2,87
4,47
6,43
28,38
26,34

Adriamycin


1,4810-3

1,4710-1

6,6910-3

Hợp chất

(+)-Myristinins A (4) và D (5) phân lập từ Knema elegans thể hiện hoạt tính gây
độc tế bào tốt, có giá trị IC50 là 12 μM và 4,3 μM [11].
 Hoạt tính kháng khuẩn
Nghiên cứu cho thấy dịch chiết chloroform của áo hạt và dịch chiết hexan của
nhân hạt Knema attenuata có tác dụng kháng khuẩn cao nhất với dòng vi khuẩn
Staphylococus aureus với giá trị MIC (mg/ml) tƣơng ứng là 12,563 và 12,541; có tác
dụng chống nấm trung bình với loài Candida albicans [52].
Knerachelin A (20) và B (21) từ lá của cây Knema furfuraceae có tác dụng
kháng khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae với giá trị MIC
tƣơng ứng là 8,0 và 4,0 μg/mL [37].
 Hoạt tính kháng lao
Các hợp chất acylphenol (31, 32, 33) phân lập từ loài Knema glauca thể hiện
hoạt tính kháng lao với dòng Mycobacterium tuberculosis với giá trị MIC lần lƣợt là
25, 50 và 100 µg/mL [27].

16


×