Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐỨC QUYỀN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN ĐỨC QUYỀN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG



Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TSKH Nguyễn Văn Thâm
2. TS. Hà Quang Thanh

HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận án này là do tôi viết, số liệu được thu thập và xử lý một
cách trung thực, đảm bảo tính khoa học.

Học viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................6
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................................6
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu .....................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................9
7. Cấu trúc của Luận án ........................................................................................ 10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ............................... 12
1.1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước
................................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy phạp pháp luật của chính

quyền địa phương cấp tỉnh....................................................................................... 12
1.3. Nhóm những nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ....................................................... 20
1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .. 27
Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 30
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
CẤP TỈNH ............................................................................................................. 31
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương......................... 31
2.1.1. Khái niệm chính quyền địa phương ............................................................ 31
2.1.2. Địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ................................................ 33
2.1.3. Về chính quyền địa phương cấp tỉnh của nước ta........................................ 33
2.1.4. Khái niệm, đặc điểm và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương................................................................................................. 35
2.2. Tác động và đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh ......................................................................... 40
2.2.1. Khái niệm về đánh giá tác động và đánh giá tác động của văn bản quy phạm
pháp luật .............................................................................................................. 40
2.2.2. Nội dung đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ........................... 45
2.2.3. Quy trình đánh giá văn bản quy phạm pháp luật ......................................... 48

i


2.2.4. Chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật .............................. 52
2.2.5. Phương pháp đánh giá tác động chính sách................................................. 52
2.3. Kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ........ 53
2.3.1. Khái niệm và mục tiêu của kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm
pháp luật .............................................................................................................. 56
2.3.2. Nội dung kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ........... 58

2.4. Khung tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương .............................................. 60
2.5. Đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ở một số quốc gia và giá trị
tham khảo cho Việt Nam....................................................................................... 61
2.5.1. Kinh nghiệm của nước New Zealand .......................................................... 61
2.5.2. Kinh nghiệm của bang Western Australia (ở Úc)........................................ 63
2.5.3. Kinh nghiệm thực hiện RIA của Ba Lan ..................................................... 65
2.5.4. Giá trị tham khảo cho Việt Nam trong công tác đánh giá tác động của văn
bản quy phạm pháp luật ....................................................................................... 66
Chương 3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ..................... 69
3.1. Thực tiễn hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay ...................................... 69
3.1.1. Về nội dung đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương cấp tỉnh.............................................................................................. 69
3.1.2. Về phương pháp đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh ................................................................................... 73
3.1.3. Về quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương cấp tỉnh.............................................................................................. 75
3.1.4. Về chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương cấp tỉnh.............................................................................................. 78
3.1.5. Về kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh .......................................................................... 81
3.2 Đánh giá chung về hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ở nước ta hiện nay ........................... 86
3.2.1. Những ưu điểm và nguyên nhân ................................................................ 86
3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 87
Kết luận Chương 3. ............................................................................................... 94
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 95

ii


4.1. Quan điểm đảm bảo hoạt động đánh giá tác động văn bản QPPL của chính
quyền địa phương cấp tỉnh ................................................................................... 95
4.2. Giải pháp đảm bảo hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ........................................................... 97
4.2.1. Nhóm giải pháp về năng lực nhân sự của chính quyền địa phương cấp
tỉnh ......................................................................................................................... 97
4.2.1.1. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho
chính quyền cấp tỉnh ............................................................................................... 98
4.2.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của đánh giá tác động của văn bản quy phạm
pháp luật.................................................................................................................. 99
4.2.1.3. Nâng cao năng lực của chủ thể thực hiện đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của của chính quyền đia phương cấp tỉnh ..................................... 101
4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật của hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương.................................................... 108
4.2.2.1. Hoàn thiện quy định về nội dung và phương pháp đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ..................................... 108
4.2.2.2. Đổi mới quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh..................................................................................... 112
4.2.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ............................................ 114
4.2.3. Giải pháp về hành lang pháp lý ................................................................ 116
Kết luận Chương 4. ............................................................................................. 124
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ............................................................................. 126
1. Kiến nghị ....................................................................................................... 126
1.1. Kiến nghị đối với Trung ương...................................................................... 126

1.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh ................................... 127
2. Kết luận ......................................................................................................... 128
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 132
Tài liệu bằng tiếng Việt ....................................................................................... 132
Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................ 137
PHỤ LỤC............................................................................................................. 140
PHỤ LỤC 1. ......................................................................................................... 140
PHỤ LỤC 2. ......................................................................................................... 145

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích

PIA

Primary Impact Assessment

RGU

Regulatory Gatekeeping Unit

RIS

Regulatory Impact Statement


TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Uỷ ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2. 1: Hệ thống hoá văn bản QPPL hiện hành ......................................... 37
Bảng 2. 2: Nội dung đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật .... 47
Bảng 2. 3. Quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ............. 50
Bảng 3.1: Nội dung đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật.....................69
Bảng 3 2. Phương pháp thu thập thông tin...................................................... 73
Bảng 3 3. Chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ................. 79
Bảng 3 4. Vai trò của Sở Tư pháp .................................................................. 79
Bảng 3 5. Sự tham gia của Tổ chức phi chính phủ vào đánh giá tác động ...... 80
Bảng 3. 6: Công khai kết quả đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật 82
Bảng 3 7: Nơi công bố kết quả đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật
............................................................................................................... 82
Bảng 3 8. Tài liệu hướng dẫn cho các bên tham gia ....................................... 83
Bảng 3 9. Sẵn sàng trả lời chất vấn................................................................. 84
Bảng 3 10. Tổ chức buổi trả lời chất vấn ........................................................ 85

Sơ đồ 3 1. Quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương trước khi ban hành .............................................................78

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền địa phương có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức bộ máy
nhà nước. Vị trí quan trọng này được ghi nhận qua các Hiến pháp của Việt
Nam. Để thể hiện vai trò quản lý nhà nước của mình, chính quyền địa phương
ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. Chất lượng của văn
bản quy phạm pháp luật, vì vậy, có liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạt
động quản lý nhà nước. Nói cách khác, khi chất lượng văn bản quy phạm pháp
luật do chính quyền địa phương ban hành càng tăng, chất lượng quản lý nhà
nước của chính quyền địa phương càng đảm bảo. Cho nên một trong những
cách thức cải thiện chất lượng hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương là phải làm sao để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật
của cấp chính quyền này.
Theo đó, một trong những việc cần làm là cải thiện chất lượng của hoạt
động đánh giá tác động trước của cơ quan ban hành (RIA). Việc nghiên cứu
hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
cấp tỉnh luôn là vấn đề cấp thiết, xuất phát từ ba lý do: (1) vai trò của chúng
trong hoạt động quản lý nhà nước; (2) thực trạng đánh giá tác động trước văn
bản quy phạm pháp luật chưa đảm bảo; (3) các nghiên cứu về đánh giá tác
động trước văn bản quy phạm pháp luật còn chưa nhiều.
Lý do đầu tiên xuất phát từ vai trò quan trọng của văn bản quy phạm pháp
luật trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Văn bản quy phạm pháp luật là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý
của chính quyền địa phương, trong đó có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân

dân cấp tỉnh. Cùng với công cuộc cải cách hành chính là quá trình nâng cao
năng lực quản lý của cơ quan nhà nước ở các cấp. Quá trình này gắn với việc
nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
cấp tỉnh.
1


Nói cách khác văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
cấp tỉnh phải chú ý đến đối tượng mà nó điều chỉnh, hoặc tác động của nó đến
các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Theo đó, cần thiết phải đặt
ra vấn đề đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai xuất phát từ thực tiễn hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Ngày 22 tháng 6 năm
2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi
là Luật năm 2015). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016.
Luật bổ sung quy trình xây dựng, đánh giá tác động chính sách đối với luật,
pháp lệnh và một số loại nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh.
Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 chú trọng hơn đến
quy trình phân tích, hoạch định chính sách bằng việc bổ sung những quy định
cụ thể, rành mạch về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính
sách đối với hoạt động đánh giá chính sách. Sự thay đổi này của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật cho thấy tầm quan trọng của đánh giá tác động văn
bản quy phạm pháp luật nói chung và của chính quyền địa phương cấp tỉnh nói
riêng.
Tuy đã khẳng định tầm quan trọng của đánh giá văn bản quy phạm pháp
luật nhưng thực tế cho thấy đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh chưa được tổ chức tốt, còn nhiều hạn chế về
kỹ năng, hiểu biết và kiểm soát quá trình đánh giá tác động của văn bản quy

phạm pháp luật. Chính vì vậy, tác động của văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương thực sự chưa được xem xét đầy đủ.
Một số văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội của địa phương. Một trong
những nguyên nhân là khi ban hành, chưa có sự đánh giá tác động hoặc đánh
2


giá qua loa đại khái. Đây này là lý do tạo ra không ít văn bản kém chất lượng.
Trong quá trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, sự tham
gia của các chủ thể ngoài Sở Tư pháp và cán bộ công chức chuyên môn còn ít.
Các chủ thể tham gia vào hoạt động đánh giá chưa được hướng dẫn một cách
bài bản; kết quả báo cáo đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật chưa
được công khai đầy đủ để cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp và giám
sát; trách nhiệm giải trình của cơ quan đánh giá văn bản quy phạm pháp luật
còn hạn chế là những nguyên tạo nên các hạn chế trong hoạt động đánh giá tác
động VBQPPL.
Những hạn chế này cần được nhìn nhận và luận giải rõ hơn để đưa ra giải
pháp phù hợp giúp cải thiện chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh. Nói cách khác, cần thiết phải tiến hành
nghiên cứu hoạt động đánh giá tác động của chính quyền địa phương cấp tỉnh
để tìm ra các giải pháp để hoàn thiện, nhằm góp phần cải thiện chất lượng, hiệu
quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp
tỉnh.
Không những vậy, vấn đề quan trọng là tác động của văn bản chưa được
xem xét một cách thấu đáo, chưa tạo ra những chuẩn mực mang giá trị tham
khảo cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian dài,
việc đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật còn bị xem nhẹ, chưa
được các cơ quan ban hành quan tâm thoả đáng. Chính điều này đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa

phương ban hành.
Hoạt động đánh giá tác động văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh
chưa được chú trọng đúng mức nên chất lượng chưa cao. Trong thực tế rất
nhiều văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương bị dư luận phản
đối mạnh mẽ ngay khi vừa ban hành, gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nước và
nhân dân. Việc tìm hiểu tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính
3


quyền địa phương cấp tỉnh là vô cùng cần thiết và cấp bách giúp góp phần nâng
cao chất lượng của VBQPPL.
Thứ ba xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Về mặt nghiên cứu
khoa học, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá tác động của văn
bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành. Những nghiên
cứu này, nếu có cũng chỉ đề cập một cách hời hợt, thiếu tổng quát và chưa
mang tính hệ thống.
Đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật là xem xét tác động dự
kiến và thực tế của văn bản đó. Có hai loại đánh giá là đánh giá tác động trước
và đánh giá tác động sau. Đánh giá tác động trước là dự kiến những tác động có
thể có của văn bản quy phạm pháp luật để quyết định lựa chọn phương án tối
ưu. Đánh giá tác động sau là kiểm chứng tác động trên thực tế của văn bản quy
phạm pháp luật. Bản thân hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp
luật vừa quan trọng lại vừa phức tạp. Thế nhưng hiện nay tại Việt Nam ít có
công trình nghiên cứu vấn đề đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Đặc biệt là hệ thống lý
thuyết về đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại Việt Nam không những tản mác mà còn
manh mún, chưa đầy đủ và hệ thống.
Từ những luận giải trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu tác động của

văn bản quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết vừa mang giá trị lý luận và
thực tiễn cao. Đây là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh” để nghiên
cứu và làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

4


Mục đích nghiên cứu của Luận án là đưa ra những giải pháp giúp hoạt
động tổ chức đánh giá RIA đảm bảo hơn, gián tiếp góp phần nâng cao chất
lượng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Với mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về
đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp
tỉnh.
Thứ hai, hình thành khung lý thuyết về đánh giá hoạt động tồ chức đánh
giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh,
bao gồm:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về văn bản quy phạm pháp luật do
chính quyền địa phương ban hành.
- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết liên quan đến đánh giá hoạt động tổ
chức đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động đánh giá tác động của văn bản
quy phạm luật của chính quyền địa phương.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước liên quan đến hoạt

động đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, phân tích thực trạng hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ đó đưa ra các giải
pháp nâng cao chất lượng của hoạt động này. Theo đó:
- Tiến hành khảo sát hoạt động đánh giá tác động băn bản quy phạm
pháp luật do chính quyền địa phương ban hành.
5


- Nhận định thực trạng hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật địa phương cấp tỉnh.
- Phân tích tìm ra nguyên nhân đã dẫn đến những hạn chế trong việc thực
hiện hoạt động đánh giá tác văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương cấp tỉnh.
Thứ tư, tìm kiếm những giải pháp để cải thiện hoạt động đánh giá tác
động của chính quyền cấp tỉnh để góp phần nâng cao chất lượng của văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động đánh giá tác động trước
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Phạm vi về nội dung: tập trung phân tích làm rõ hoạt động đánh giá tác
động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành khảo sát thu thập số liệu sơ cấp
từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016. Số liệu thứ cấp được thu thập từ
năm 2015 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, quan điểm, đường lối của Đảng. Tác giả sử dụng phương pháp
luận này để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được biện chứng và toàn diện hơn.
Vấn đề nghiên cứu được xem xét trong bối cảnh của nó, trong sự vận động với
môi trường mà nó tồn tại, từ đó có cái nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể.
6


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
Thứ nhất là phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. Ở phương pháp này,
tác giả Luận án tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấp là các báo cáo, nghiên
cứu có liên quan, văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ cho việc xây dựng
khung lý thuyết liên quan đến thực hiện đánh giá tác động trước của văn bản
quy phạm pháp luật.
Thứ hai, phương pháp điều tra xã hội học cũng được sử dụng trong Luận
án này. Tác giả Luận án tiến hành khảo sát cán bộ công chức tại một số địa
phương để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Số liệu thu thập được xử lý
bằng phần mềm SPSS.
Luận án tiến hành khảo sát cán bộ công chức ở một số địa phương gồm
tỉnh Bình Phước, Tp. Cần Thơ, Tp. HCM, Tp. Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hưng
Yên, Bạc Liêu, Phú Yên, Vĩnh Phúc. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên
tác giả lựa chọn một số tỉnh trên. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương,
chính quyền địa phương cấp tỉnh bao gồm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm Văn phòng, các Sở
và phòng Ban. Đối tượng khảo sát của đề tài là công chức đang công tác tại
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh,
Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Ban dân tộc và một số Sở như Sở Giáo dục và Đào
tạo và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó Văn phòng UBND và HĐND chiếm

tỷ lệ cao nhất do đây là hai bộ phận quan trọng tham gia vào việc ban hành và
đánh giá tác động của văn bản trước khi ban hành. Chẳng hạn như vào năm
2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Thành phố đã ban hành tổng cộng 74 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó:
Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành 12 Nghị quyết, Ủy ban nhân dân
Thành phố ban hành 62 Quyết định [45]. Sở Tư pháp và Thanh tra tỉnh cũng có
7


liên quan nên cũng là đối tượng khảo sát. Trong các sở chuyên môn, tác giả
nhận thấy Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc có
liên quan đến những văn bản, chính sách quan trọng nên cũng là đối tượng
khảo sát của đề tài.
Số lượng khảo sát là 350 người, số phiếu phát ra là 350, số phiếu thu về là
300, số phiếu hợp lệ là 258 phiếu.
Thứ ba, phương pháp phân tích, tổng hợp. Các tài liệu, thông tin và dữ
liệu thu thập được tác giả phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa
học pháp lý và khoa học chính sách công. Tác giả đồng thời tổng hợp những
kết luận về thực tiễn công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
Hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay chưa được đảm bảo, gián tiếp làm cho
chất lượng văn bản quy phạm pháp luật chưa tốt. Theo đó, cần có các giải pháp
cải thiện chất lượng hoạt động đánh giá này.
Từ giả thuyết chung ở trên, Luận án đưa ra các giả thuyết cụ thể như sau:
- Hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ yếu tập trung vào khía cạnh phù hợp với
hệ thống pháp luật, hệ thống thủ tục hành chính mà xem nhẹ hoặc bỏ qua

những khía cạnh khác như khía cạnh kinh tế, xã hội và giới.
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ yếu sử dụng phương pháp định
tính trong đánh giá tác động văn bản.
- Hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền cấp tỉnh chưa được thực hiện theo một quy trình khoa học và
thống nhất.
8


- Vấn đề kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật chưa
thật sự được xem xét trong hoạt động đánh giá tác động của chính quyền cấp
tỉnh.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu bao quát nhất là: Hoạt động đánh giá tác động trước
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay
như thế nào?
Theo đó, có những câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
Nội dung của đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay có được đảm bảo?
Việc đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh có diễn ra theo quy trình như thế nào?
Chủ thể đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh có đảm bảo?
Phương pháp đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh được sử dụng ra sao?
Vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay như thế nào?
Nguyên nhân nào gây nên những hạn chế của hoạt động đáng giá tác
động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh?
Cần có giải pháp nào để làm cho hoạt động này đảm bảo hơn?

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Luận án có những đóng góp tích cực vào việc hệ
thống hoá lý thuyết về đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp
luật vốn đang còn tản mác trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam; đề xuất tiêu
chí (nội dung) đánh giá hoạt động đánh giá tác động trước của văn bản quy
9


phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp một cái nhìn khách quan về thực
trạng hoạt động đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật ở cấp chính quyền
này trong thời gian gần đây. Từ đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan
nhà nước liên quan ở Trung ương và địa phương về các giải pháp để cải thiện
chất lượng của hoạt động đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh. Không những vậy, Luận án còn là tài liệu
tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy về luật và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật trong các cơ sở đào tạo trong nước.
7. Những điểm mới của Luận án
Qua quá trình nghiên cứu, Luận án có một số điểm mới dưới đây:
Thứ nhất, Luận án không tập trung vào đánh giá tác động văn bản như các
nghiên cứu về RIA mà tập trung vào phân tích, đánh giá quá trình thực hiện
đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật. Đây là nội dung nghiên
cứu mới ít được nghiên cứu ở Việt Nam.
Thứ hai, Luận án xây dựng được khung lý thuyết đánh giá quá trình thực
hiện đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật. Khung lý thuyết này
vừa giúp Luận án phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động này, vừa mang
lại những giá trị mới cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá quá trình thực hiện
RIA của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Thứ ba, Luận án còn đề cập đến một vấn đề rất mới của quá trình thực
hiện đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa

phương cấp tỉnh, đó là vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá. Đây là nội dung
mới, ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Luận án đã trình bày lý thuyết và thực
trạng về kiểm soát hoạt động đánh giá. Đây là giá trị và điểm mới mà Luận án
đạt được.
8. Cấu trúc của Luận án
10


Ngoài phần mở đầu mang tính chất giới thiệu, nội dung chính của Luận
án được kết cấu với bốn chương:
Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về đánh giá tác động trước của văn bản quy
phạm pháp luật do chính quyền địa phương cấp tỉnh
Chương 3. Thực trạng hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Chương 4. Hoàn thiện hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Cuối cùng là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

11


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh nói riêng thường
được đề cập trong những công trình khoa học liên quan đến quyền lập quy,
công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành
chính nhà nước, hoặc trong một số nghiên cứu về chính quyền địa phương.
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy phạp pháp

luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, và thường tập trung vào
các nội dung quan trọng.
Những nghiên cứu về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Từ kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, trong quá trình
tìm hiểu đề tài này ở Việt Nam, tác giả đã có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu
một số tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố.
Trong cuốn “Kỹ thuật lập quy” của Lưu Kiếm Thanh [50], Nhà xuất bản
Lao động năm 1998, tác giả nhấn mạnh đến những quy định và cách thức ban
hành những văn bản pháp luật. Những nội dung được trình bày trong nghiên
cứu này có ích cho cơ quan hành chính nhà nước trong việc ban hành văn bản
phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước.
Cuốn “Một số vấn đề lập pháp, lập quy” của Viện Nghiên cứu Khoa học
pháp lý - Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Lao động năm 1995 [55], trên cở sở phân
tích những bất cập về lập pháp và lập quy ở Việt Nam hiện nay, các tác giả đã
đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn hoàn thiện vấn đề lập pháp và lập quy.
12


Cuốn “Thẩm quyền hành chính nhà nước”, dùng cho chương trình đào tạo
cử nhân hành chính tại Học viện Hành chính, do Vũ Trọng Hách chủ biên [25],
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2011 trình bày một cách sâu
sắc về thẩm quyền hành chính của các cơ quan nhà nước.
Luận án Tiến sĩ Luật học với đề tài: “Quyền lập quy của Chính phủ”, của
tác giả Nguyễn Đình Hào [26], Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội đề
cập đến cơ sở lý luận về quyền lập quy của Chính phủ (khái niệm, bản chất,
đặc điểm, hình thức, nội dung…quyền lập quy của Chính phủ), thực trạng

quyền lập quy của Chính phủ ở Việt Nam, quan điểm và giải pháp hoàn thiện
quyền lập quy của Chính phủ ở Việt Nam. Luận án là một công trình khoa học
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao giúp tác giả luận án nghiên cứu làm rõ
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh [21] trong nghiên cứu: Thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương có viết hệ thống
pháp luật hiện hành ghi nhận thẩm quyền lập quy của chính quyền địa phương
với tính chất là văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư…
nhưng không thừa nhận địa phương được phép quy định về những gì mà luật,
văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương chưa quy định. Bên cạnh
đó, pháp luật lại không giới hạn, không hạn chế phạm vi nội dung văn bản của
các cấp chính quyền địa phương có thể quy định về vấn đề gì nên làm cho
công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật trở nên hình thức, vừa thừa,
vừa thiếu. Mặt khác, giữa các cấp chính quyền địa phương còn có sự trùng lặp
về thẩm quyền quản lý và lĩnh vực điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp
luật đã dẫn đến nhiều bất cập trên thực tế. Địa phương không có thẩm quyền
ban hành quy định riêng cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên
có hiện tượng “vượt rào” và thường đề xuất cơ chế thí điểm, ban hành quy chế
đặc thù cho từng địa phương, thậm chí chấp nhận “vi phạm pháp luật”. Tác giả
13


cho rằng, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương chưa được quy định một cách khoa học và hợp lý. Cụ thể là: (1)
Quy định hiện hành chưa trao cho mỗi cấp chính quyền địa phương một phạm
vi thẩm quyền quản lý riêng nên mỗi cấp cũng không có thẩm quyền riêng về
ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (2) pháp luật cũng chưa phân định được
rõ ràng sự khác nhau trong thẩm quyền ban hành văn bản của các cấp tỉnh,
huyện, xã; nội dung thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm của địa phương,

của từng cấp địa phương vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phân định rõ ràng nhưng lại cho
phép địa phương cụ thể hóa, hướng dẫn văn bản của cấp trên một cách “vô giới
hạn”, miễn là không trái với văn bản cấp trên; (3) quy định hiện hành không
xác định được trách nhiệm của địa phương khi nào thì phải quy định và quy
định về những vấn đề gì để đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương; làm cho
chính quyền địa phương thụ động trong việc ban hành văn bản để xử lý những
vấn đề phát sinh hoặc lúng túng trong việc ban hành các quy định để thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; (4) các quy định của trung ương đã trở
thành một khuôn khổ chật chội, hạn hẹp để đáp ứng với yêu cầu phát triển rất
khác nhau ở các địa bàn, vùng, miền khác nhau. Vì lẽ đó, dẫn đến xu hướng
“vượt rào” của các địa phương, bứt phá khỏi khung pháp luật chung của trung
ương; (5) quy định của pháp luật hiện nay đã làm cho chính quyền địa phương
luôn ở thế bị động, khó khăn và lúng túng trong hoạt động ban hành VBQPPL.
Cùng bàn về chủ đề này, tác giả Hoàng Ngọc Hải [24] phân tích một cách
sâu sắc thẩm quyền ban hành của chính quyền địa phương từ ba hướng: chủ
thể ban hành, thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung. Tác giả phân tích
những điểm mới trong Luật ban văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 đồng
thời chỉ ra một số vấn đề cần hoàn thiện thêm. Thứ nhất, việc Luật năm 2015
trao quyền cho HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành văn bản để quy định chi tiết
điều, khoản, điểm được giao trong VBQPPL của cấp trên không thực sự phù
hợp. Bởi có thể đưa ra lý do cho việc ủy quyền này là xuất phát từ sự đặc thù
riêng biệt về địa lý, dân cư, điều kiện kinh tế, xã hội… của từng địa phương
14


nên cơ quan nhà nước cấp trên trao quyền chủ động cho địa phương quy định
cụ thể. Thứ hai, trên thực tế, thông thường Quốc hội chỉ giao việc quy định
những vấn đề chi tiết cho Chính phủ hoặc các bộ, do đó việc giao cho chính
quyền địa phương cấp huyện, xã quy định văn bản chi tiết là điều khó xảy ra.
Những năm trở lại đây nhu cầu ban hành VBQPPL của cấp huyên, xã là hoàn

toàn có thực, mặc dù không lớn. Bên cạnh đó, vấn đề tự quản, tự chịu trách
nhiệm của cấp huyện, xã được bàn đến sôi nổi và là khuynh hướng xây dựng
chính quyền địa phương hiện nay. Vì vậy, rất nên quy định chính quyền cấp
huyện, xã có thẩm quyền ban hành VBQPPL nhưng cần quy định rõ ràng hơn,
cụ thể hơn. Thứ ba, hiện nay Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015 thì HĐND và UBND đều được tổ chức ở 3 cấp (tỉnh,
huyện, xã), còn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đến nay các văn bản pháp
luật chưa quy định cụ thể. Chính vì vậy, cần có quy định cụ thể về thẩm quyền
ban hành và hình thức văn bản của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Thứ
tư, khoản 4 Điều 27 Luật năm 2015 quy định HĐND ban hành quyết định quy
định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, Điều 14 Luật năm 2015 lại nghiêm cấm quy
định thủ tục hành chính trong VBQPPL của chính quyền địa phương. Việc quy
định như vậy sẽ gây khó khăn cho HĐND khi quy định các biện pháp đặc thù
cho địa phương mình, vì thông thường địa phương sẽ có những hướng dẫn về
trình tự, thủ tục thực hiện khi ban hành một biện pháp đặc thù nào đó trong khi
Luật lại quy định HĐND không được quyền đặt ra thủ tục hành chính.
Hà Hùng Cường [10] có nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Trong nghiên
cứu này, tác giả đề xuất một số giải pháp quan trọng liên quan đến hoàn thiện
hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến
những yêu cầu đối với hệ thống pháp luật như tính ổn định của pháp luật; tính
chuẩn mực hay còn gọi là tính quy phạm; tính nhất quán hay còn gọi là tính hệ
thống; tính không hồi tố và tính minh bạch. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra
15


giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam. Thứ nhất, cần chú
trọng đến bình đẳng xã hội. Và thứ hai là phải thể hiện được ý chí và nguyện
vọng của nhân dân trong pháp luật.
Những nghiên cứu về ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp

luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Về vấn đề này có nghiên cứu của tác giả Hà Quang Thanh [49] về "Ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của
chính quyền địa phương cấp tỉnh". Nội dung của đề tài đề cập tới cơ sở pháp lý
và lý luận của việc ban hành và thực hiện văn bản của chính quyền địa phương
cấp tỉnh với các nội dung cụ thể như việc xác định địa vị pháp lý của chính
quyền địa phương cấp tỉnh, việc ban hành và thực hiện tại địa phương cấp tỉnh,
đặc điểm pháp lý của việc ban hành văn bản này cũng như quy trình ban hành
và thực hiện văn bản quy phạm của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Đồng
thời trên cơ sở khảo sát thực trạng tình hình ban hành của chính quyền một số
địa phương ở Việt Nam, tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình ban hành và thực hiện của chính quyền địa phương. Tác giả đã chỉ ra việc
tổ chức thực hiện và xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa
phương cấp tỉnh trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, tuy
nhiên đề tài chưa đi sâu vào đánh giá sự tác động của nó đến sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội trong bối cảnh lúc bấy giờ.
Đề tài “Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương”, của tác giả Trương Đắc Linh [35], nghiệm thu năm 2001.
Trong đề tài này, tác giả cũng chỉ nêu lên những hoạt động ban hành văn bản
quy phạm pháp luật trong giai đoạn đầu của công cuộc cải cách hành chính,
chưa đi sâu vào phần đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật do
chính quyền địa phương ban hành và các giải pháp chưa mang tính khả thi, còn
chung chung.
Đề tài luận án tiến sỹ "Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý
16


nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố trực thuộc Trung ương" của Đỗ
Đức Hồng Quang [41] cũng đã đề cập nhiều nội dung và nghiên cứu sâu ở
nhiều lĩnh vực, có những đóng góp nhất định cho việc hoàn thiện pháp luật về

ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân
Thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ sở đề tài là các qui định về ban hành
văn bản cũng đã được nghiên cứu nhưng vẫn còn bất cập trong quá trình triển
khai thi hành trong thực tế, chưa giải quyết được những vấn đề bức xúc hiện
nay. Đặc biệt vấn đề đánh giá tác động của hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền cấp tỉnh chưa được đề cập đến.
Cuốn “Sổ tay về nghiệp vụ soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân” do Nguyễn Quốc Việt - Vụ
trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp làm chủ biên, Nhà xuất
bản Tư pháp năm 2007 [56]. Tác giả này tập trung nghiên cứu vấn đề soạn
thảo và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân. Vấn đề nghiệp vụ và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ở
hai cơ quan này được trình bày khá chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, phần lớn nội
dung, tác giả bám sát vào các quy định của pháp luật mà chưa chỉ ra những hạn
chế của vấn đề soạn thảo, thẩm định.
Không trực tiếp trình bày về ban hành và thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương, nhưng tác giả Nguyễn Thị Minh Hà
[20] cũng có nghiên cứu về “Pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản quy
phạm pháp luật” có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho luận án này. Nghiên
cứu hướng đến mục đích là nghiên cứu pháp điển hoá pháp luật với cách tiếp
cận là phương diện hoạt động của cơ quan nhà nước, về pháp luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật; về quan điểm, yêu cầu và các giai đoạn tiến hành
pháp điển hoá pháp luật về lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghiên cứu tìm hiểu hoạt động pháp điển hoá ở Việt Nam từ năm 1945 đến
nay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu xây dựng mô hình một đạo
17


×