Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Loại hình nhân vật hoàng đế – thiền sư – thi sĩ trong văn học Lý – Trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.94 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 66 (6/2019)
No. 66 (6/2019)
Email: ; Website:

LOẠI HÌNH NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ – THIỀN SƯ – THI SĨ
TRONG VĂN HỌC LÝ – TRẦN
Types of emperor - zen master - poet character in Ly – Tran literature
ThS. Trịnh Huỳnh An
Trường Đại học Bình Dương
TÓM TẮT
Văn học Việt Nam thời Lý - Trần vừa có tính chức năng vừa mang giá trị nghệ thuật. Trong đó, việc
truyền tải các yếu tố văn hoá chính trị được xem là nhiệm vụ của văn học giai đoạn này. Từ buổi đầu
độc lập đến giai đoạn Lý – Trần, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo. Các hoàng đế
triều Lý – Trần tôn sùng đạo Phật và trị nước bằng nền văn trị, đức trị. Qua sáng tác văn chương, các
hoàng đế giai đoạn này đã tự hoạ nên mẫu hình nhân vật hoàng đế – thiền sư – thi sĩ.
Từ khóa: nhân vật hoàng đế – thiền sư – thi sĩ, văn học Lý – Trần
ABSTRACT
Vietnamese literature in Lý – Trần dynasty contained not only functionality, but also artistry. Besides,
conveying cultural, social and political features was the task of literature. From the beginning of
independence to Lý – Trần Dynasty, Buddhism developed significantly and became the national
religion. The Emperors of Lý – Trần dynasty adored Buddhism and reigned the people through
literature and morality. The emperors of this period modeled the character of the emperor - Zen master poet through their literature compositions.
Keywords: emperor - Zen master – poet character, literature in Lý – Trần dynasty

đế vương, đồng thời cũng chứa chan những


chiêm nghiệm cuộc đời và đi vào cõi thiền.
Văn học Việt Nam thời Lý – Trần ghi
nhận nhiều hoàng đế tham gia sáng tác văn
học, tiêu biểu phải kể đến Lý Thái Tông,
Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Trần Thái
Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
Trước thời Lý, các hoàng đế hầu như chưa
tham gia sáng tác thơ văn, hoặc có sáng tác
nhưng đã thất truyền theo thời gian. Đầu
thời Lý, hoàng đế Lý Thái Tổ đã viết Thiên
đô chiếu nhưng phải đến Lý Thái Tông
mới định hình tương đối rõ nét kiểu tác gia

1. Đặt vấn đề
Phật giáo đạt cực thịnh ở nước ta dưới
triều đại Lý – Trần với các thiền phái: Tìni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo
Đường, Trúc Lâm Yên Tử. Phật giáo giai
đoạn này được các hoàng đế tôn sùng và đã
trở thành quốc giáo. Bên cạnh vận dụng
đường lối đức trị, thân dân, các hoàng đế
Đại Việt lúc này xem lễ nhạc, văn chương
là phương tiện trị nước. Đó là những căn rễ
hình thành nên loại hình nhân vật hoàng đế
– thiền sư – thi sĩ. Sáng tác của các hoàng
đế trong giai đoạn này mang đậm tiếng nói
Email:

46



TRỊNH HUỲNH AN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

hoàng đế – thiền sư – thi sĩ.
Hoàng đế – thiền sư – thi sĩ là ba loại
hình nhân vật khác nhau. Tuy nhiên trong
giai đoạn Lý – Trần, các loại hình nhân vật
này có sự giao thoa, đan xen nhau trong
chủ thể là hoàng đế. Thời Lý – Trần, các
thiền gia không chỉ là những người tu hành
mà còn tích cực tham gia vào mọi mặt của
đời sống trong đó có hoàng đế. Các hoàng
đế giai đoạn này có sự phân thân một bên
là con người chức năng, một bên là dấu
hiệu của cái tôi cá thể. Với tư cách con
người chức năng, hoàng đế dùng văn
chương vào công cuộc trị quốc và hoằng
dương Phật pháp. Các thể loại hành chính,
công vụ đều được đưa vào văn chương để
phục vụ công việc triều đình như: kệ, bài
giảng, hành trạng, cáo, chiếu, biểu, tấu.v.v.
Cái tôi cá thể của hoàng đế trong văn học
giai đoạn này chưa được thể hiện nhiều.
Tuy nhiên, trước những cảm xúc với thiên
nhiên, những hoàn cảnh của cuộc sống đời
thường đã giúp con người cá nhân trong
hoàng đế có dịp được thể hiện.
2. Các đặc điểm của loại hình nhân
vật hoàng đế – thiền sư – thi sĩ trong văn

học Lý – Trần
2.1. Nhân cách thiền sư trong hoàng đế
Trong xã hội chịu ảnh hưởng của Phật
giáo, các hoàng đế triều Lý chủ yếu dùng
văn chương để truyền đạo, chú trọng tôn
giáo, đề cao thần quyền, coi nhẹ cuộc sống
trần tục. Mối quan hệ giữa thần quyền và
vương quyền được thể hiện khăng khít
dưới triều Lý. Lý Thái Tông được xem là
người đã đặt nền móng cho loại hình nhân
vật hoàng đế – thiền sư – thi sĩ. Ngoài việc
thực thi các chính sách hướng về đạo Phật,
qua văn chương, Lý Thái Tông còn cho
thấy hình ảnh về một vị hoàng đế gắn bó
với đời sống, có trách nhiệm với đất nước,

một con người hành động và có tinh thần
nhập thế. Tác phẩm của ông có những bài
chiếu, lời bàn luận, kệ, truy tán in đậm dấu
ấn của văn học chức năng và chứa đựng
những nội dung của Phật giáo.
“Bát nhã chân vô tông
Nhân không ngã diệc không
Quá, hiện, vị lai Phật
Pháp tính bản tương đồng”.
(Thị chư thiền lão tham vấn thiền chỉ)
(Viện Văn học, 1977, tr.242).
(Ánh sáng của trí tuệ thật không có
nguồn gốc nào cả
Người là không mà ta cũng là không

Các vị Phật quá khứ, hiện tại và tương lai
Tính Phật vốn giống nhau).
Bát nhã nghĩa là trí tuệ. Hoàng đế Lý
Thái Tông xác định “bát nhã chân vô tông”
tức trí tuệ không có nguồn gốc. Bát nhã là
đỉnh cao của trí tuệ và không gì có thể sánh
bằng. “Không” ở đây được hiểu mọi thứ
đều là hư ảo, mọi sự vật hiện tượng đều có
tính Phật và bình đẳng như nhau. Có thể
thấy đây là tinh thần của Kim cương Bát
nhã La Mật là một trong những bài kinh
quan trọng của Phật giáo Đại Thừa có
nguồn gốc từ Ấn Độ.
Đến thời Trần, các hoàng đế vẫn
chuộng đạo Phật nhưng Nho giáo đã bắt
đầu khởi sắc. Chế độ khoa cử đã sản sinh
ra lớp nho sĩ ngày càng đông đảo và có sức
ảnh hưởng đến cả hệ thống chính trị. Mặc
dù vận dụng Nho giáo vào việc trị nước
nhưng nhiều hoàng đế triều Trần đã dấn
thân vào đường tu hành. Các đế vương đã
nới rộng đường biên tư tưởng thẩm mĩ
bằng việc dùng văn chương để xây dựng
chế độ quân chủ và con đường truyền bá
Phật pháp. Điểm đặc biệt của triều Trần là
xuất hiện nhiều hoàng đế nhường ngôi cho
con để lên làm Thái thượng hoàng và tiếp
47



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 66 (6/2019)

tục con đường tu hành đạo Phật. Tiêu biểu
là hoàng đế Trần Nhân Tông, trên cơ sở kế
thừa những nền tư tưởng trước đó, ông đã
sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
mang đậm dấu ấn và bản sắc Việt Nam.
Các hoàng đế triều Trần đem Phật giáo
gắn với đời sống xã hội, kêu gọi không
thoát ly cuộc đời mà tích cực nhập thế. Mặc
dù Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông đã
đi theo con đường tu hành nhưng khi đất
nước lâm nguy họ sẵn sàng trút áo cà sa để
mặc áo bào xông pha ra trận. Khi đất nước
giành thắng lợi, họ lại quay về với chốn
thiền môn. Tư tưởng này đã đưa Phật giáo
thoát khỏi những yếu tố tư tưởng ngoại lai
như dưới triều Lý. Hoàng đế triều Trần vẫn
tiếp tục phát triển về mẫu hình hoàng đế –
thiền sư – thi sĩ, tiêu biểu như Trần Thái
Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông.
Về văn học, thời Trần nở rộ các sáng
tác mang đậm các nội dung về Phật giáo.
Tiêu biểu trong giai đoạn này là các tác
phẩm: Thiền tông chỉ nam tự và Kim cương
Tam muội kinh tự (của Trần Thái Tông);
Cư Trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền
thành đạo ca và Thượng sĩ hành trạng (của

Trần Nhân Tông).v.v.
Trần Thái Tông là vị hoàng đế mở đầu
cho loại hình tác gia hoàng đế – thiền sư –
thi sĩ triều Trần. Bài Tựa Thiền Tông chỉ
nam tự thể hiện những mối chiêm nghiệm
sâu sắc của hoàng đế Trần Thái Tông về
quan hệ giữa đạo và đời, hữu và vô, sinh và
tử: “Trẫm thầm nhủ: Phật không chia Nam
Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính người có trí
ngu, cũng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì
vậy, phương tiện dẫn dụ đám người mê
muội; con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy
là đại giáo của đức Phật. Đặt mực thước
cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai,
ấy là trách nhiệm của tiên thánh” (Trần Lê

Sáng, 1997, tr.38). Có thể thấy, Trần Thái
Tông đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa
vương quyền và thần quyền, giữa nhập thế
và xuất gia. Ông đã giác ngộ ra chân lí:
“Trong núi vốn không có Phật, Phật ở
ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó
chính là thần Phật” (Trần Lê Sáng, 1997,
tr.40). Bài Tựa Thiền Tông chỉ nam tự của
Trần Thái Tông đã làm nền tảng tư tưởng
của mối liên hệ giữa Phật và tâm.
“Vậy mới hay!
Bụt ở cung nhà;
Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt;

Đến cốc hay chỉn Bụt là ta”.
(Cư trần lạc đạo phú)
(Trần Lê Sáng, 1997, tr.376).
Phật hoàng Trần Nhân Tông trên cơ sở
kế thừa tư tưởng của Tuệ Trung thượng sĩ
và hoàng đế Trần Thái Tông đã sáng lập ra
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông cho
rằng Bụt ngự trị trong bản thân mình chẳng
phải tìm xa. Muốn có được tâm thanh tịnh
hay Phật tính thì phải đạt đến cảnh giới
giác ngộ, giải thoát và quay lại cái gốc của
chính mình.
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xa hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.
(Cư trần lạc đạo phú)
(Viện Văn học, 1977, tr.381)
(Cõi trần vui đạo hãy tuỳ duyên
Đói cứ ăn no, mệt ngủ yên
Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm
Vô tâm trước cảnh, hỏi gì Thiền).
Nội dung bài phú được tóm gọn trong
những câu cuối: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn
thiền” - Thiền là đối cảnh vô tâm. Vô tâm
là trạng thái tâm tĩnh mịch, trống rỗng, đã
diệt trừ tất cả hỷ - nộ - ai - cụ - ái - ố - dục.
48



TRỊNH HUỲNH AN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Đây là một cảnh giới tâm lý cao nhất, nhà
tu hành đạt đạo, giác ngộ. Thế nào là “đối
cảnh vô tâm”? Cảnh là toàn bộ ngoại giới.
Nhà tu hành đạt đạo khi đứng trước cám dỗ
tiền tài, danh lợi, sự mua chuộc hay đe dọa,
trước cái chết… đều bình thản, không mảy
may xúc động, sợ hãi, ham muốn, thế là
“vô tâm”. Phật giáo quan niệm người như
vậy mới có dũng khí, có trí tuệ, có sức
mạnh tinh thần để đảm đương sự nghiệp
lớn. Hơn ai hết, hoàng đế phải đạt đến cảnh
giới “đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.
Theo quan điểm nhà Phật cuộc đời con
người biến đổi như một giấc mộng. Quy
luật của đời người đã được hoàng đế Trần
Thái Tông tóm tắt trong hình ảnh bốn núi:
núi thứ nhất là tướng sinh; núi thứ hai là
tướng lão; núi thứ ba là tướng bệnh; và núi
thứ tư là tướng của sự chết. Tinh thần vô
uý của triết lý nhà Phật đã đưa Trần Thái
Tông đến nhận thức chung về sự hiện hữu
– sinh diệt của đời người. Đó là quy luật
của đời sống mà đạo Phật với tinh thần vô
uý hướng con người sống thuận theo tự
nhiên – một đặc điểm giống với tư tưởng
“vô vi” của Lão Tử. Các hoàng đế triều

Trần quan tâm đến việc giáo dục con
người, hướng con người đạt tới giác ngộ và
giải thoát:
“Dứt trừ nhân ngã thì ra tướng thực
kim cương
Dừng hết tham sân mới lảu lòng mầu
viên giác.

Xét thân tâm rèn tính thức, há rằng
mong quả báo phô khoe
Cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có
sá cầu danh bán chác”.
(Cư trần lạc đạo phú)
(Trần Lê Sáng, 1997, tr.375)
Trần Nhân Tông cho rằng tu hành phải

gắn liền với rèn tính sáng, dứt trừ nhân
ngã, dứt hết tham sân mới trở thành người
đắc đạo. Thực chất của việc tu hành là trải
qua khổ hạnh, tẩy rửa những dục vọng đời
thường để đạt đến thể tâm thanh tịnh. Cũng
giống như các thiền sư Khuông Việt, Ngộ
Ấn, Trần Nhân Tông đọc bài kệ rồi nhập
cõi tịch diệt. Đứng trước cái chết cận kề,
Phật hoàng vẫn ung dung, tự tại truyền
giáo lại những giác ngộ chân lí cho đệ tử.
Đó là trạng thái thiền định, đắc đạo, trái
với trạng thái âu lo, sợ hãi của người bình
thường trước cái chết. Đó là cách mà
hoàng đế - thiền sư đắc đạo ứng xử với

thân thể theo quan điểm đạo Phật.
Điểm chung của Trần Thái Tông và
Trần Nhân Tông là đều xuất gia, đều lui
cung về làm thái thượng hoàng và nghiên
cứu Phật pháp. Trải qua bao chiêm nghiệm
cuộc đời, khi về làm thái thượng hoàng,
Trần Thái Tông và Trần Nhân tông đã viết
ra những tác phẩm lớn có giá trị cao về tư
tưởng Phật giáo, giáo dục nhân dân, thể
hiện được trách nhiệm của hoàng đế đối
với xã hội. Từ đó có thể thấy được sự hoà
hợp giữa Nho giáo và Phật giáo, giữa thần
quyền và vương quyền.
2.2. Nhân cách hoàng đế trong một
thi sĩ
Kiểu nhân vật hoàng đế thường được
thể hiện rõ nét qua các thể loại văn học
hành chính. Các triều đại quân chủ nước ta
xem văn chương là công cụ trị quốc.
Những tác phẩm văn học phục vụ công
việc hành chính thường do các hoàng đế
đích thân thực hiện. Đó là các thể loại: cáo,
chiếu, biểu và thư, thơ bang giao.
Các hoàng đế Đại Việt luôn ý thức
được vai trò, trách nhiệm của một “thiên
tử” thay trời cai quản non sông. Để tranh
đoạt và bảo vệ quyền lực, các vương triều
49



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 66 (6/2019)

Việt lần thứ hai. Giặc đến như lũ tràn bờ, thế
nước mong manh như nghìn cân treo sợi tóc.
Để kịp thời trấn an lòng quân, Trần Nhân
Tông dùng tài năng thi sĩ viết lên thuyền hai
câu thơ bất hủ:
“Cối Kê cựu sự quân tu ký,
Hoan, Ái do tồn thập vạn binh”.
(Quân tu kí) (Viện Văn học, 1988, tr.482)
(Việc cũ ở Cối Kê ngươi nên nhớ
Châu Hoan, Châu Ái đang còn hàng
chục vạn quân).
Trần Nhân Tông nhắc lại điển tích thời
Chiến Quốc để ổn định lòng quân, cổ vũ
tinh thần, nung nấu ý chí cùng chung tay
giết giặc. Hào khí Đông A của đời Trần đã
tạo nên sức mạnh dẹp tan những kẻ thù
hung bạo. Để có được những chiến thắng
vẻ vang đó, nhân dân ta đã đoàn kết một
lòng và sẵn sàng đánh đổi biết bao xương
máu trên trận địa. Bên cạnh đó còn phải kể
đến sự lãnh đạo tài tình của các hoàng đế
Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông. Họ đã
viết nên những trang sử chói lọi, hào hùng
cho dân tộc. Nhìn lại những chiến tích huy
hoàng, Trần Nhân Tông với khẩu khí của
hoàng đế - thi sĩ, dùng thơ để bày tỏ niềm

tự hào, niềm tin tưởng vào vận mệnh đất
nước:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”.
(Tức sự) (Viện Văn học, 1988, tr.483)
(Trên nền xã tắc hai lần ngựa đá phải
mệt nhọc
Nhưng núi sông nghìn đời được đặt
vững như âu vàng).
Văn học phục vụ hành chính giai đoạn
này không thể không kể đến những tác
phẩm văn chương bang giao. Thông qua
những lá thư, những vần thơ ngoại giao,
các hoàng đế đã thể hiện được trí tuệ, bản
lĩnh và tài năng của mình dưới tâm hồn thi

sẵn sàng thanh trừng hay trấn áp tàn bạo,
thẳng tay với các thế lực chống đối. Năm
1039, sau khi cầm quân đánh dẹp Nùng
Tôn Phúc, hoàng đế Lý Thái Tông đã viết
Bình Nùng chiếu với những lời lẽ mang
đầy khí phách bậc đế vương: “Trẫm từ làm
chủ thiên hạ tới nay, các bề tôi văn võ,
không người nào dám bỏ tiết lớn; phương
xa cõi lạ, không nơi nào không thần
phục… Nay, Tồn Phúc càn rõ, tự tôn tự
đại, tiếm xưng vị hiệu, ban hành chính
lệnh, tụ tập quân ong kiến, làm hại dân
biên thùy. Vì thế, trẫm cung kính thi hành
mệnh trời trách phạt” (Viện Văn học, 1977,

tr.245). Người quân tử trong xã hội quân
chủ cần có tam lập: lập đức, lập công, lập
ngôn. Nhất là hoàng đế - người đứng đầu
quốc gia ngoài có công đức phải có khả
năng lập ngôn. Có thể thấy hoàng đế Lý
Thái Tông đã có những lời tuyên bố hào
hùng, đanh thép khẳng định vai trò của đế
vương là “thi hành mệnh trời trách phạt”.
Những ngôn từ rắn rỏi của bậc đế vương đã
thể hiện trí tuệ, khí phách, đúc kết thành
triết lí sống và hành động.
Qua thơ ca, các hoàng đế Lý – Trần đã
thể hiện được tinh thần dân tộc và ý thức
trách nhiệm của thiên tử đối với đất nước.
Trong lịch sử, triều Trần không chỉ chống
quân Nguyên Mông xâm lược mà còn
không ngừng đối phó với các thế lực
Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp luôn gây
rối loạn nơi biên ải. Ý thức trách nhiệm với
sự tồn vong của đất nước, các hoàng đế
triều Trần tích cực nhập thế để bảo vệ
giang sơn xã tắc. Đặc biệt tinh thần nhập
thế được thể hiện rõ nét trong thơ văn Trần
Nhân Tông. Một số bài thơ của ông mang
tính chiến đấu ngập tràn lòng yêu nước, lồng
lộng hào khí Đông A. Đầu năm 1285, quân
Nguyên Mông tiến hành cuộc xâm lăng Đại
50



TRỊNH HUỲNH AN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

sĩ. Xuất phát từ tư tưởng “dĩ Hoa vi trung”
các hoàng đế Trung Hoa tự coi mình là
“thiên tử”, coi triều đại mình là “thiên
triều” và các nước lân bang là chư hầu,
thuộc quốc. Để khẳng định vị thế “thiên
triều”, các hoàng đế Trung Hoa không
ngừng mở những cuộc viễn chinh để thể
hiện sức mạnh quân sự và thiết lập thể chế
“sách phong”, “triều cống”. Ý thức được vị
thế dân tộc trong cái nhìn đối sánh với
Trung Hoa, nên các hoàng đế Đại Việt luôn
có những sách lược ngoại giao khôn khéo
với chính quyền phương Bắc. Qua những
lần tiếp đón sứ giả, các hoàng đế Đại Việt
đã dùng văn chương, thơ ca để giao kết,
đối đáp, tiễn tặng.
Năm 1265, Trương Hiển Khanh theo
lệnh hoàng đế nhà Nguyên sang nước ta để
tuyên dụ. Hoàng đế Trần Thái Tông đã làm
bài thơ Đường luật để trực tiếp thể hiện
tiếng nói của hoàng đế phương Nam với sứ
thần phương Bắc:
“Cố vô quỳnh báo tự hoài tàm
Cực mục giang cao ý bất kham
Mã thủ thu phong xuy kiếm giáp
Ốc lương lạc nguyệt chiếu thư am.

Mạc không nan trụ yến quy Bắc.
Địa noãn sầu văn nhạn biệt Nam
Thử khứ vị tri khuynh cái nhật
Thi thiên liêu vị đáng thanh đàm”.
(Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh)
(Trần Lê Sáng, 1997, tr.31)
(Nhìn lại không có ngọc quỳnh báo
tặng, lòng lấy làm thẹn
Rán mắt nhìn cùng sông, suy nghĩ day
dứt
Trước ngựa gió thu thổi bao kiếm
Trên rường nhà trăng soi lọt am sách.
Màn trống khó ngăn chim én về Bắc
Đất ấm buồn nghe cánh nhạn từ Nam
Chia tay lần này chưa biết bao giờ mới

gặp lại
Bài thơ này gọi là thay chút lời riêng).
Qua lời thơ có thể thấy được sự tinh tế
và khéo léo trong ngoại giao của hoàng đế
Trần Thái Tông. Tác giả dùng thơ thay
“kiếm” để nhắc nhở nền giao hảo trên tinh
thần hoà giải, không dùng vũ lực. Những
câu từ thể hiện thái độ trân trọng đối với sứ
giả nhưng Trần Thái Tông vẫn giữ được
khẩu khí của bậc đế vương. Hình ảnh chim
én phương Bắc và cánh nhạn phương Nam
như nhấn mạnh vị thế và nền độc lập tự
chủ của Đại Việt.
Sau khi giành thắng lợi trước các thế

lực ngoại xâm hùng mạnh, Trần Nhân tông
trị vì đất nước và chủ trương theo con
đường hoà hiếu. Những nội dung thơ văn
bang giao của ông đã cho thấy được một
hoàng đế mưu lược, tài trí, dùng văn
chương để tạo nên sức mạnh chống lại kẻ
thù. Những bài thơ tiếp sứ giả của Trần
Nhân Tông đều thể hiện được khát vọng
hoà bình:
“Phiêu phiêu hành lý lĩnh vân nam
Xuân nhập mai hoa chỉ lưỡng tam
Nhất thị đồng nhân thiên tử đức
Sinh vô bổ thế trượng phu tàm”.
(Hoạ Kiều Nguyên Lãng vận)
(Trần Lê Sáng, 1997, tr.362)
(Đường đi nhẹ nhàng như mây ngàn về
phương Nam
Vào xuân, hoa mai chỉ mới vài ba
bông.
Coi nhau như cùng thương yêu là đức
của Thiên tử
Sống không bổ ích cho đời là điều thẹn
của trượng phu).
Hoàng đế Trần Nhân Tông gửi lời
nhắn nhủ đến “thiên triều”: “Nhất thị đồng
nhân thiên tử đức” là bày tỏ khát vọng hoà
bình cho đất nước. Ông nhấn mạnh “đồng
51



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 66 (6/2019)

nhân” nghĩa là hoàng đế phương Bắc hãy
thi hành những điều nhân đức và lòng yêu
thương không chỉ dành riêng cho dân mình
mà còn dành cho dân lân bang. Là trượng
phu phải sống tốt đời, đẹp đạo. Lòng nhân
của thiên tử là thi hành những chính sách
đức trị, thân dân mà trước hết là để nhân
dân sống trong cảnh hoà bình.
2.3. Thi sĩ – Thiền sư trong hoàng đế
So với các hoàng đế triều Lý thì các
hoàng đế triều Trần đã bộc lộ ngày càng rõ
nét cái tôi trữ tình, những cảm xúc, suy tư
trước cuộc đời qua thơ văn. Qua ngòi bút
của thi sĩ, cái tôi trữ tình đã thể hiện được
những nhân cách lí tưởng của hoàng đế thiền sư. Tiêu biểu phải kể đến những tác
phẩm đặc sắc của Trần Nhân Tông.
Thiên nhiên trong thơ thiền có hai
dạng. Một là hình ảnh thiên nhiên siêu
phóng, mang tính chất biểu tượng, bày tỏ
tư tưởng triết lý Phật giáo. Hai là hình ảnh
thiên nhiên hiện thực với vẻ đẹp sinh động
khiến tác giả đã rung cảm và đưa vào thơ
ca thông qua cảm quan thiền học. Nếu như
thiên nhiên siêu phóng, biểu tượng đã được
thể hiện dưới góc độ hoàng đế – thiền sư
thì thiên nhiên hiện thực xây dựng nên hình

ảnh hoàng đế – thi sĩ. Với cảm hứng thiên
nhiên thuỷ nguyệt điền viên, thơ Trần
Nhân Tông hiện lên với ánh trăng lung linh
và dòng nước trong yên ả. Ánh trăng trong
thơ Phật hoàng hiện lên trong trẻo và hoà
nhập với cảnh sắc thiên nhiên:
“Bán song đăng ảnh mãn sàng thư,
Lộ trích thu đình dạ khí hư.
Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ,
Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ”.
(Nguyệt) (Trần Lê Sáng, 1997, tr.347).
(Bóng đèn soi nửa cửa sổ, sách đầy
giường
Sương thu rơi ngoài sân, hơi đêm nhẹ

Thức giấc nghe tiếng chầy đập vải đâu đó
Trăng vừa mọc đến ngọn hoa quế).
Màn đêm vắng vẻ, tĩnh lặng đến mức
thi nhân có thể lắng nghe được cả tiếng
sương thu rơi trên sân. Tiếng động từ
sương rơi dù rất nhẹ nhàng nhưng đã phá
vỡ cái yên ắng của của màn đêm và khoảng
không bao la của vũ trụ. Sự đối lập giữa
động - tĩnh cho thấy tâm hồn thi sĩ rất nhạy
bén, rung cảm và giao hoà với thiên nhiên,
tạo vật. Ở hai câu thơ cuối, cảnh bắt đầu
chuyển động. Tiếng chày đập vải là âm
thanh của cuộc sống trần thế. Dù khi thức
dậy đã không còn nghe tiếng chày, nhưng
ở đâu đó trong tiềm thức, dường như nó

còn âm vang trong tâm tưởng thi sĩ. Phải
có một tình yêu thiên nhiên, một sự tĩnh
lặng cao độ, một tâm hồn cởi mở muốn
giao hoà với vạn vật mới cảm nhận được
hết những chuyển biến tinh tế của thiên
nhiên trong khung cảnh bao la, huyền diệu.
Yêu thiên nhiên, giao hoà với thiên
nhiên nhưng hoàng đế – thi sĩ không quên
gửi vào thơ ca tình yêu thương dành cho
con người. Các hoàng đế Lý – Trần lựa
chọn nền đức trị, thân dân nên những suy
nghĩ của họ đều gần gũi và hướng về số
phận những con người trong xã hội.
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền”.
(Thiên Trường vãn vọng)
(Trần Lê Sáng, 1997, tr.346)
(Sau thôn trước thôn lờ mờ đường
khói phủ
Nửa không nửa có bên bóng chiều
Mục đồng đều đã dẫn trâu về trong
tiếng sáo
Từng đôi cò trắng cất cánh dưới đồng).
Trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp
52


TRỊNH HUỲNH AN


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

của đất nước, Phật hoàng đứng ở phủ
Thiên Trường nhìn ra ruộng đồng mênh
mông, xóm thôn trù phú. Trong bóng
chiều, cảnh vật như được phủ một lớp khói
sương mờ ảo, lúc ẩn lúc hiện, dường có,
dường không. Không gian làng quê như
bức tranh tuyệt mĩ hoà cùng âm thanh tiếng
sáo của mục đồng hiện lên trong cảnh
chiều của làn khói phủ. Khung cảnh như
mờ ảo trong cõi hư không, cảnh thực được
lồng ghép trong cảm quan tôn giáo. Không
phong, hoa, tuyết, nguyệt, không gác tía
cung son, Trần Nhân Tông với tấm lòng
thân dân đã lắng nghe âm thanh của cuộc
sống nơi thôn dã. Bài thơ đã cho thấy sự
giao hoà giữa cảm – tâm – tài trong một
hoàng đế – thiền sư – thi sĩ.
“Thuỵ khởi câu liêm khán truy hồng
Hoàng li bất ngữ oán đông phong
Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại
Hoa ảnh chi đầu tận hướng Đông”.
(Khuê oán) (Trần Lê Sáng, 1997, tr.342)
(Ngủ dậy cuốn rèm thấy hoa hồng rụng
Chim hoàng anh chẳng hót giận gió
xuân
Bỗng dưng mặt trời lặn ngoài lầu Tây
Bóng hoa đầu cành đều hướng về phía

Đông)
Với đối tượng sáng tác phần lớn là các
nhân vật chính trị, văn học trung đại Việt
Nam thời Lý – Trần mang “hơi thở chính
trị” từ không gian đến nội dung thể hiện.
Vì thế vấn đề nữ quyền trong văn học giai
đoạn này rất hiếm hoi bởi văn học bị “trói
buộc” theo quan niệm Nho giáo. Người
phụ nữ hầu như không có tiếng nói cá
nhân. Họ bị giam lỏng trong những quy
chế: tam tòng tứ đức, phu xướng phụ tuỳ…
Với nhân cách một hoàng đế đức cao vọng
trọng nhưng Trần Nhân Tông đã mở lòng
mình để bày tỏ niềm thương cảm cho

người chinh phụ.
Tinh thần trọng dân, thân dân của Trần
Nhân Tông còn được thể hiện qua tình yêu
thương, lòng trân trọng của ông dành cho
người lính già:
“Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong”.
(Xuân nhật yết Chiêu Lăng)
(Trần Lê Sáng, 1997, tr.335).
(Quân sĩ có người đầu bạc vẫn còn
Thường thường kể chuyện thời
Nguyên Phong).
Trong gió xuân phơi phới, trước Chiêu
Lăng sừng sững, tôn nghiêm, người lính
già vẫn trung thành ngày đêm canh gác giữ

gìn lăng tẩm. Dù năm tháng đã trôi xa
nhưng người lính già vẫn say sưa kể
chuyện thời vua Trần Thái Tông tại vị. Ký
ức và thực tại đan xen làm sống lại một
thời hào hùng trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất.
Bên cạnh lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn
tổ phụ, hoàng đế Trần Nhân Tông còn thể
hiện tình thương, lòng nhân ái, trân trọng
những con người nhỏ bé.
Với vai trò là một thi sĩ, các hoàng đế
mượn lời thơ để bày tỏ tâm hồn hướng nội,
phản tỉnh để soi xét lại bản thân, đánh giá
lại những gì đã qua trong cuộc đời mình.
Với tư cách một con người của cộng đồng,
các hoàng đế Lý – Trần tích cực nhập thế,
nhất là dưới triều Trần. Nhưng với con
người cá nhân, qua lời thơ các hoàng đế đã
bộc lộ sự chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở:
“Thu khí hoà đăng thất thự minh
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh
Tự tri tam thập niên tiền thác
Khẳng bá nhàn sầu đối vũ thanh”.
(Dạ vũ) (Trần Lê Sáng, 1997, tr.519)
(Hơi thu lồng bóng đèn mờ đi trước
ánh ban mai
53


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 66 (6/2019)

Tàu chuối xanh ngoài cửa sổ điểm
canh tàn
Tự biết sai lầm ba mươi năm trước
Đành ôm sầu mà nghe tiếng mưa rơi)
Là một quân vương nắm trong tay
quyền sinh sát nhưng Trần Minh Tông
mượn lời thơ để bày tỏ sự phản tỉnh, ray
rứt về sai lầm ba mươi năm trước đã giết
oan người vô tội. Dường như thi nhân đã
trăn trở suốt đêm để đối diện với chính
mình. Tạm gác lại con người cộng đồng –
hoàng đế, con người cá nhân – thi sĩ đã
dũng cảm nhận lỗi lầm và tự ray rứt lương
tâm. Trần Minh Tông đã đặt lương tâm
của một con người lên trên uy quyền của

hoàng đế.
3. Kết luận
Có thể thấy ba mẫu hình hoàng đế,
thiền sư, thi sĩ tưởng chừng không có sự
gắn kết nhưng lại có mối quan hệ mật thiết
trong mẫu hình hoàng đế Phật giáo Lý –
Trần. Qua văn chương tự hoạ, các hoàng
đế có khi đóng vai trò là một thiền sư đắc
đạo, có khi là một nhà chính trị kiệt xuất và
cũng không ít lần nhập vai thi sĩ để bày tỏ
những tâm tư đậm chất trữ tình. Tuy nhiên

nhìn chung điều các hoàng đế muốn đạt
đến là văn trị, đức trị, dùng văn chương để
giáo hoá, thuyết giảng, phục vụ công cuộc
trị vì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Sĩ Liên. (2013). Đại Việt sử ký toàn thư (Cao Huy Giu dịch). Hà Nội: NXB
Thời Đại.
Trần Lê Sáng (chủ biên). (1997). Tổng tập văn học Việt Nam, tập II. Hà Nội: NXB
Khoa học Xã hội.
Văn Tân. (Chủ biên). (1997). Tổng tập văn học Việt Nam, tập I. Hà Nội: NXB Khoa
học Xã hội.
Viện Văn học. (1977). Thơ văn Lý – Trần, tập I. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.
Viện Văn học. (1988). Thơ văn Lý – Trần, tập II. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.

Ngày nhận bài: 17/5/2019

Biên tập xong: 15/6/2019

54

Duyệt đăng: 20/6/2019



×