Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ QUỐC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN
VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ QUỐC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN
VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG


Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Đỗ Quốc Khánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm của Phòng Đào tạo, Khoa quản lý tài nguyên - Trường Đại
học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý đất đai.
Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
thầy giáo PGS.TS. Lê Sỹ Trung đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo bộ phận Sau đại học phòng Đào tạo, Khoa quản lý tài nguyên - Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cơ quan: UBND huyện
Văn Bàn; các phòng: Tài nguyên và Môi trường; Phòng Thống kê; Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai và UBND các xã trên
địa bàn huyện Văn Bàn; Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí Lãnh đạo
các cơ quan, các đồng chí chuyên viên phụ trách chuyên môn đã tạo điều kiện về thời
gian và cung cấp số liệu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đỗ Quốc Khánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Biểu điều tra sinh trưởng cây rừng................................................... 26
Bảng 3.2. Thống kê diện tích đất rừng theo các xã .......................................... 43
Bảng 3.3. Một số kiểu sử dụng đất chính của huyện Văn Bàn......................... 45
Bảng 3.4. Dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng Mỡ:......................................... 47
Bảng 3.5.Tính doanh thu bình quân cho 1 ha trồng Mỡ thuần loài:................. 48

Bảng 3.6. Tính thu nhập bình quân của 1 ha rừng trồng mỡ thuần loài: .......... 48
Bảng 3.7. Dự toán chi phí cho 1ha rừng trồng Quế thuần loài......................... 49
Bảng 3.8. Tính doanh thu bình quân cho 1 ha trồng Quế thuần loài tại Văn
Bàn: ................................................................................................................... 50
Bảng 3.9. Tính thu nhập bình quân của 1 ha rừng trồng Quế thuần loài: ........ 50
Bảng 3.10. Dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng Xoan: ................................... 51
Bảng 3.11. Tính doanh thu bình quân cho 1 ha trồng Xoan ............................. 52
Bảng 3.12. Tính thu nhập bình quân của 1 ha rừng trồng Xoan: ..................... 52
Bảng 3.14. Tính chất đất dưới ba loại hình kinh doanh ................................... 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Văn Bàn ................................................. 40
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp huyện Văn Bàn .............................. 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài .......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 3
1.1. Khai quát về đất lâm nghiệp và hiệu quả giao đất lâm nghiệp ................... 3
1.1.1. Khái quát về đất lâm nghiệp .................................................................... 3
1.1.2. Quan điểm hiệu quả trong công tác giao đất lâm nghiệp ........................ 3
1.2. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................ 4
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 4
1.2.1.1. Hiệu quả ................................................................................................ 4
1.2.1.2. Sử dụng đất ........................................................................................... 4
1.2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất ............................................................................ 4
1.2.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................................................. 5
1.2.1.5. Đánh giá đất đai .................................................................................... 5
1.2.2. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất ....................................... 5
1.2.2.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 6
1.2.2.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 7
1.2.2.3. Hiệu quả môi trường ............................................................................. 7
1.2.3. Một số cơ chế chính sách có liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp ...... 8
1.3. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................... 9
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





vi

1.3.1.1. Nghiên cứu về đánh giá đất đai ............................................................ 9
1.3.1.2. Nghiên cứu về sử dụng đất nông lâm nghiệp ..................................... 13
1.3.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam ..................................... 15
1.3.3. Quan điểm sử dụng đất nông lâm nghiệp .............................................. 16
1.4. Nhận xét chung ......................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 24
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 24
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.4.1. Cách tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề................................ 24
2.4.2. Phương pháp chọn điểm ........................................................................ 25
2.4.3. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 25
2.4.4. Phương pháp điều tra thực nghiệm ........................................................ 25
2.5. Phương pháp chuyên gia........................................................................... 26
2.6. Công tác nội nghiệp .................................................................................. 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. ......................................................... 29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................... 29
3.1.2. Kinh tế - xã hội ...................................................................................... 34
3.1.3. Kinh tế.................................................................................................... 36
3.2. Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng của huyện huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai ............................................................................................................. 39
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn. ................................................ 39
3.2.3. Đánh giá tình hình phát triển RTSX huyện Văn Bàn ........................... 42
3.2.4. Khó khăn trong phát triển lâm nghiệp tai khu vực nghiên cứu ............. 45
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất rừng trồng sản xuất huyện Văn Bàn ....... 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng trồng
sản xuất tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ....................................................... 57
3.4.1. Tăng cường công tác quy hoạch ............................................................ 57
3.4.2. Giải pháp về tổ chức quản lý ................................................................. 58
3.4.3. Giải pháp về chính sách hỗ trợ TRSX ................................................... 58
3.4.4. Giải pháp về Kỹ thuật - Khoa học Công nghệ....................................... 60
3.4.5. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm ........................................ 63
3.4.6. Giải pháp nguồn nhân lực ...................................................................... 63
3.4.7. Nâng cao công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng ....................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
FAO

Tổ chức nông - lương thế giới

KTLN


Kinh tế lâm nghiệp

KSDĐ

Kiểu sử dụng đất

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai

LN

Lâm nghiệp

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

LUT

Loại hình sử dụng đất

RĐD

Rừng đặc dụng

RPH

Rừng phòng hộ


RSX

Rừng sản xuất

RTSX

Rừng trồng sản xuất

SDĐ

Sử dụng đất

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TRSX

Trồng rừng sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ix

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trái đất. Đối với mỗi quốc gia,
đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực, và là yếu tố hàng đầu vào rất quan trọng
không thể thiếu. Đất đai được sử dụng cho nhiều ngành kinh tế khác nhau và cho cả
cuộc sống con người. Trên thế giới và đối với mỗi một quốc gia, đất đai là nguồn tài
nguyên và nguồn lực có hạn, việc sử dụng tài nguyên đất đai và và việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước một cách tiết kiệm để đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề vô
cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn.
Trong nông – lâm nghiệp đất có vị trí hết sức quan trọng, đất không chỉ là chỗ
đứng, chỗ dựa của lao động như các ngành khác mà còn cung cấp nước, thức ăn cho
cây trồng và thông qua sự phát triển của cây trồng tạo thức ăn cho chăn nuôi phát
triển. Với ý nghĩa đó trong nông – lâm nghiệp, đất là tư liệu sản xuất, là cơ sở tự
nhiên sinh ra mọi của cải vật chất cho xã hội.
Văn Bàn là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai. Theo đánh giá
hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Bàn tính đến năm 2015 thì tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện là 142.345,46 ha. Trong đó diện tích đất Nông nghiệp là 105.277,41
ha, tổng diện tích đất có rừng của huyện Văn Bàn là 89.525,02 ha, chiếm 62,89% tổng
diện tích tự nhiên. Tỷ lệ che phủ của rừng năm 2018 đạt 64,5% cũ. Trong đó: Đất rừng
sản xuất là 41.045,59 ha; đất rừng phòng hộ là 26.397,84 ha; đất rừng đặc dụng là
22.081,59 ha. ( Nguồn: Thống kê đất đai huyện Văn Bàn năm 2018)

Hiện nay, huyện Văn Bàn đã lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020. Tuy nhiên việc lập quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất lâm
nghiệp nói riêng hiệu quả chưa cao, thiếu tính bền vững. Chủ yếu chuyển mục đích
sử dụng sang đất phi nông nghiệp như đất ở, sản xuất kinh doanh, khoáng sản,... Do
diện tích rừng lớn, việc tận thu nguồn lợi từ rừng kết hợp khoanh nuôi, bảo về tại
một số địa phương, đặc biệt là các xã xa, có giao thông khó khăn chưa được chặt
chẽ; Việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng đôi khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nhận thức của người dân. (Nguồn: Báo cáo
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Văn Bàn)
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất Lâm nghiệp tại huyện Văn
Bàn tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Phân tích, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp sử dụng
đất lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của huyện.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin số liệu, tài liệu điều tra trung thực,
chính xác đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng, mới thực trạng sử dụng đất trên địa
bàn nghiên cứu. Việc phân tích xử lý số liệu phải dựa trên cơ sở khoa học, có tính
định lượng bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Đề xuất các giải pháp phải có tính thực tiễn, có tính khả thi xuất phát từ kết
quả nghiên cứu.
4. Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các dẫn liệu khoa học một cách hệ thống về:
hiện trạng quỹ đất dành cho kinh doanh Lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế, xã hội của
các loại hình kinh doanh hiện có và những tiềm năng, thế mạnh trong phát triển
Lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở cho quy hoạch và lập kế hoạch
sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững cho huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Các giải pháp đề xuất là thông tin quan trọng giúp các bên liên quan tham
khảo áp dụng vào quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Khai quát về đất lâm nghiệp và hiệu quả giao đất lâm nghiệp
1.1.1. Khái quát về đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp được xác định là đất có rừng và đất không có rừng hoặc là đất
trống, đồi núi trọc được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp. Để
có cơ sở quản lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững đất lâm nghiệp việc phân loại sử
dụng đất cần phải được tiến hành đầu tiên. Có 2 hệ thống phân loại chủ yếu sau:
+ Phân loại tổng quát đất lâm nghiệp bao gồm:
- Đất có rừng trong đó có rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Đất chưa có rừng, đất không còn rừng và thảm thực vật tự nhiên được quy
hoạch cho mục đích lâm nghiệp.
+ Phân loại chi tiết đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng bao gồm:
- Rừng đặc dụng: loại rừng này được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên
nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa
học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
- Rừng phòng hộ: loại rừng này được xác định với mục đích sử dụng chủ yếu để
xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, hạn chế thiên tai (chống gió bão,cản sóng bảo vệ đê ngăn nước mặn
vùng ven biển…) điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.
- Rừng sản xuất: loại rừng này được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển
rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại
đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái.
(Nguồn: Luật Lâm nghiệp Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2017)
1.1.2. Quan điểm hiệu quả trong công tác giao đất lâm nghiệp
Ngày nay nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng trong khi quỹ đất
chỉ có hạn. Đất đai đang là nguồn tài nguyên được con người khai thác với nhiều
mục đích khác nhau. Do đó, cũng như các nước trên thế giới thì mục tiêu giao đất
lâm nghiệp ở nước ta cũng là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội tăng cường nguyên
liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất lâm nghiệp trong sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so
sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những
nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài
nguyên đất đai. Chính vì vậy, đất lâm nghiệp cần được giao hợp lý, hiệu quả phù hợp

với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.
1.2. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Hiệu quả
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con người còn
hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, khi nhận
thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả
và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của
công việc mang lại Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra là kết quả mà con
người chờ đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả
có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận.
Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá
bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số
lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
1.2.1.2. Sử dụng đất
Sử dụng đất (Land use) là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả
mong muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau trong đó có các kiểu
sử dụng đất chủ yếu như cây trồng hàng năm, lâu năm, trồng rừng, đồng cỏ,… Ngoài
ra còn có sử dụng đất đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng đất chủ yếu trên
cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là hiện tại nhưng cũng có thể trong
tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học
công nghệ thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất nông lâm nghiệp thường gắn với các
cây trồng cụ thể.
1.2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất
Riêng đối với ngành lâm nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu
quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt
hiện vật là khối lượng lâm sản khai thác được để ổn định kinh tế xã hội của đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





5
Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ
chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục
các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn
gắn sản xuất lâm nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần
gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.
Sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng
là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó
không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách,
các nhà kinh doanh mà còn là mong muốn của người dân – những người trực tiếp
tham gia sản xuất.
1.2.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng: vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất
không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên
tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
1.2.1.5. Đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều mục
đích sử dụng được lựa chọn. Phân loại đất (Land classification) đôi khi được hiểu đồng
nghĩa với đánh giá đất đai nhưng có tính chuyên sâu hơn, chủ yếu là phân loại đất đai
thành các nhóm. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai
trong đó cơ sở phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất.
1.2.1.6. Kiểu sử dụng đất (KSDĐ)
Kiểu sử dụng đất là một loại hoặc một nhóm cây trồng được sản xuất trong
điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật hiện hành.
KSDĐ là một dạng sử dụng đất (SDĐ) được mô tả chi tiết hơn so với loại
hình sử dụng đất. Trong đánh giá đất đai một cách định lượng, dạng SDĐ nào cũng
chứa những KSDĐ, KSDĐ thực ra không phải là một đơn vị phân loại rõ ràng trong
SDĐ đai, nhưng nó chỉ ra được một sự SDĐ xác định thấp hơn loại hình sử dụng đất.

1.2.2. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất
Ngày nay, mọi hoạt động sản xuất của con người đều hướng đến mục tiêu là
kinh tế. Tuy nhiên, để sản xuất đạt được hiệu quả thì nhất thiết không chỉ đạt mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
tiêu về kinh tế mà đồng thời phải tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống xã hội
và môi trường của con người.
Những kết quả đó có thể là:
- Cải thiện điều kiện sống và làm việc của con người, nâng cao thu nhập;
- Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân;
- Cải tạo môi trường sinh thái, tạo ra một sự phát triển bền vững trong sử dụng đất.
Bên cạnh đó, cần chú ý kết hợp hiệu quả lâu dài với hiệu quả trung gian và
hiệu quả trước mắt. Mọi giải pháp kinh tế - xã hội đều phải chú ý kết hợp giữa lợi ích
lâu dài, lấy lợi ích lâu dài làm trọng tâm, đồng thời không xem nhẹ lợi ích trước mắt.
Căn cứ vào những mục tiêu có thể đạt được người ta chia hiệu quả thành 3 loại:
1.2.2.1. Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành
sản xuất khác nhau.
Theo Samuel – Nordhuas “Hiệu quả là không lãng phí”.
Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) ‘hiệu
quả kinh tế là chỉ tiêu so sách mức độ tiết kiệm chi phí trong 1 đơn vị kết quả hữu ích
và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ góp
phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội”.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau, Vì thế hiệu

quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật
“tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của
con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải
vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
1.2.2.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và
tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau và là một phạm trù thống nhất.
Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân
dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được
phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác
nhau. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phương thì việc

sử dụng đất bền vững hơn.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông
nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích
đất nông nghiệp.
1.2.2.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang được
chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa
là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải pháp về quản
lý... được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác động xấu
đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí cũng như không làm
ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Có được điều đó mới đảm bảo cho
một sự phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng
đồng quốc tế.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ
được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất bảo vệ môi trường
sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
sinh học biểu hiện qua thành phần loài ; trong thực tế, tác động của môi trường sinh
thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển
tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình
sản xuất dưới tác động của hoạt động sản xuất, quản lý của con người thì hệ thống
cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi
trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm hiệu quả hóa học môi trường,
hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường.

Trong lâm nghiệp, có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nhưng
chưa có tài liệu hay nghiên cứu nào đưa ra khung chuẩn các chỉ tiêu và phương pháp
đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất lâm nghiệp nói chung cũng như đất rừng
trồng sản xuất nói riêng. Vì vậy, đề tài đã đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá có khả
năng thực hiện được.
1.2.3. Một số cơ chế chính sách có liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp
Luật bảo vệ và phát triển rừng, công bố theo pháp lệnh số 58/L-CT-HĐNN
ngày 19/8/1991 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hiện nay
Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi số 29/2004/QH11
ngày 03 tháng 12 năm 2004. Luật quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng
rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, Trong đó, có quy định nguyên tắc phát triển,
sử dụng rừng sản xuất…
Nghị định 01/1995/NĐ-CP ngày 04/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ Quy
định về giao khoán đất và sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định có đưa ra các loại đất được giao
khoán trong đất lâm nghiệp có đất rừng trồng sản xuất.
Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp.
Quyết định này nhằm quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp có thẩm
quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp, góp phần ngăn chặn những hành vi hủy hoại
tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, tạo điều kiện để mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn

định lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất lâm
nghiệp trong đó có rừng sản xuất.
Luật đất đai năm 2013.
Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng
sản xuất).
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. Quy chế này quy định về việc tổ
chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng
sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước
giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp.
Quyết định số 57/2011/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng năm 2011 -2020.
Quyết định số 886/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai
đoạn 2016-2020;
1.3. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Nghiên cứu về đánh giá đất đai
* Đánh giá đất đai của FAO:
Muốn sản xuất khối lượng lương thực lớn cho nhân loại, Liên Hợp Quốc cần
phải quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý nhất. Để thực hiện
được mục tiêu đó Liên Hợp Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác
đánh giá đất đai. Ngay từ những năm 1970, các nhà khoa học đất của nhiều nước trên
thế giới đã tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng một phương pháp đánh giá đất đai
có tính khoa học cao, đồng thời khắc phục được tình trạng không thống nhất về
phương pháp. Đến năm 1972, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp
quốc (FAO) đã phác thảo đề cương đánh giá đất đai và công bố năm 1973. Hai năm
sau tại hội nghị về đánh giá đất đai ở Rome, dự thảo đó được các chuyên gia hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





10
đầu trong lĩnh vực này biên soạn, bổ sung và công bố tài liệu chính thức đầu tiên về
phương pháp đánh giá đất đai năm 1976. Tài liệu này được coi như cẩm nang cho
nhiều nước trên thế giới nghiên cứu vận dụng, thử nghiệm và được coi là phương
tiện tốt nhất để đánh giá đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Bên cạnh những tài liệu tổng quát của FAO về đánh giá đất đai, một số hướng
dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO
ấn hành như:
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nhờ mưa.
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (Land Evaluation for Rainfed
Agriculture, 1985).
- Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (Land Evaluation for
Extensive Grazing, 1989).
- Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (Land Evaluation for
Devenlopment, 1990).
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng
đất (Land Eveluation and Farming System Anaylyis for Land Use Planning, 1990).
Như vậy, theo FAO mục tiêu chính của việc đánh giá đất đai là đánh giá khả
năng thích nghi của các dạng đất đai khác nhau đối với các loại hình sử dụng đất
riêng biệt đã lựa chọn.
Nguyên tắc đánh giá đất đai của FAO là đánh giá đất đai phải gắn với loại hình
sử dụng đất xác định, có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được với đầu tư cần thiết.
Đánh giá đất liên quan chặt chẽ tới các yếu tố môi trường tự nhiên của đất và các
điều kiện kinh tế, xã hội.
Tiến trình tổng quát trong đánh giá đất của FAO gồm các bước sau:
- Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục

tiêu phát triển, điều kiện về sinh thái tự nhiên, tập quán sử dụng đất và các hạn chế
sử dụng đất đặc biệt của khu vực nghiên cứu.
- Xác định yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại hình sử dụng đất đã được lựa chọn.
- Khoanh định và mô tả được các đơn vị bản đồ đất đai dựa trên kết quả điều
tra tài nguyên đất (khí hậu, dạng đất, loại đất, thực vật…). Mỗi một LMU trong số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
các LMU có số lượng các đặc tính như độ dốc, lượng mưa, phẫu diện đất, thoát
nước, thảm thực vật,… khác với các LMU kề bên.
- Mô tả tính chất và chất lượng của các đơn vị đất đai, những yếu tố có tác
động trực tiếp đến khả năng thực hiện các loại sử dụng đất được lựa chọn.
- So sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của mỗi LUT với chất lượng đất đai của
từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất gồm khả năng thích hợp trong
điều kiện hiện tại và khả năng thích hợp trong tương lai.
- Phân tích những tác động môi trường có thể xảy ra các vấn đề kinh tế - xã
hội trong quá trình thực hiện các loại sử dụng đất được đánh giá. Qua đó đưa ra phân
loại cuối cùng của khả năng thích hợp đất đai.
Tuỳ theo mục tiêu, quá trình đánh giá phân hạng đất có thể tiến hành theo
phương pháp hai bước hoặc phương pháp song song.
- Phương pháp 2 bước: gồm có đánh giá đất tự nhiên và phân tích kinh tế - xã hội.
- Phương pháp song song: Các bước đánh giá đất tự nhiên cùng đồng thời
với phân tích kinh tế - xã hội. Phương pháp này thường được đề nghị để đánh giá
đất chi tiết và bán chi tiết.
Trên thực tế hai phương pháp này khác nhau không rõ ràng nên khi áp dụng
cần lựa chọn phương pháp thích hợp, tuỳ thuộc và điều kiện cụ thể.

- Phân hạng định tính: Kết quả được trình bày trong phạm vi tính chất mà
không có sự đánh giá riêng biệt ở đầu vào và đầu ra.
- Phân hạng định lượng: Kết quả được trình bày bằng số, Nếu kết quả chỉ đề
cập đến số lượng đầu tư chi phí ở đầu vào và khối lượng sản xuất ở đầu ra thì đó là
phân hạng định lượng thông thường, còn nếu kết quả đề cấp tới chi phí, giá thành ở
đầu vào và giá cả, lợi nhuận ở đầu ra thì đó là phân hạng thích hợp kinh tế.
Trong đánh giá đất đai thì cần sử dụng cả hai phương pháp phân hạng thích
hợp trên.
Theo FAO, phân hạng thích hợp đất đai đựơc phân chia thành 4 cấp:
Bậc (order) Lớp (class) Lớp phụ (subclass) Đơn vị đất (unit)
Trong bậc thích hợp chia làm 2 cấp: Bậc thích hợp (suitability order) và bậc
không thích hợp (not suitability order), Trong một số trường hợp có dùng thêm pha
thích hợp có điều kiện (conditionally suitable).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
Trong bậc thích hợp thường chia làm 3 lớp:
+ Thích hợp cao (S1)
+ Thích hợp trung bình (S2)
+ Kém thích hợp (S3)
Trong bậc không thích hợp được chia làm 2 lớp:
+ Không thích hợp hiện tại (N1)
+ Không thích hợp vĩnh viễn (N2)
Trong lớp phụ chia ra các đơn vị đất thích hợp
Như vậy, theo phương pháp đánh giá của FAO vừa có thể phân hạng đất
đai ở mức độ khái quát vừa phân hạng được ở mức độ chi tiết cho một vùng cây
chuyên canh.

* Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Ở Liên Xô cũ, đánh giá đất đai bắt đầu xuất hiện từ trước thế kỷ XIX, cho đến
những năm 60 của thế kỷ này thì việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan
tâm và tiến hành trên cả nước theo phương pháp phân loại đất theo phát sinh.
Cơ sở của phương pháp này là theo học thuyết phát sinh đất của nhà bác học
Nga Docutraep (1846 - 1903) đưa ra năm 1883, bao gồm 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất
tự nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu
tố khí hậu, độ ẩm, địa hình …).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất
đai). Đây là phương pháp quan tâm chủ yếu đến khía cạnh tự nhiên của đất đai, chưa
xem xét đầy đủ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đai.
Quan điểm đánh giá đất của Docutraep áp dụng phương pháp cho điểm các
yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa trên quan
điểm khoa học của ông, các học trò của ông đã bổ sung hoàn thiện dần phương pháp
này và phương pháp đánh giá đất của ông đã được thừa nhận và phổ biến rộng rãi ra
các nước đặc biệt là những nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên phương pháp này còn có một số hạn chế như quá đề cao khả năng
tự nhiên của đất hay không có khả năng dung hoà quy luật tối thiểu với phương pháp
tổng hợp các yếu tố riêng biệt… Mặt khác phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
thể chỉ đánh giá được đất đai hiện trạng mà không đánh giá được đất đai trong tương
lai, tính linh động kém vì các chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác
nhau là khác nhau do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng

với nhau.
1.3.1.2. Nghiên cứu về sử dụng đất nông lâm nghiệp
Từ những thế kỷ trước, khoa học về đất đã được các nước phát triển bắt đầu
quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên lĩnh vực này liên tục phát triển
cả về mặt số lượng và chất lượng. Những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản
đồ đất đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất
đai một cách có hiệu quả. Mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đất được phát
quang để canh tác trong một thời gian ngắn (Conklin H, C, 1957). Gần đây, du canh
vẫn còn được vận dụng trên các rừng Vân sam ở Bắc Âu (Cox K, và Atlinss, 1979;
Ruddle K, và Manshard W,, 1981). Loại hình quảng canh và du canh trên toàn thế
giới chiếm tới 45% diện tích đất nông nghiệp (FAO, 1980…). Du canh còn đang
được xem xét như một góc nhìn để quản lý tài nguyên rừng, trong đó có đất đai được
luân canh nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - đất của
hiện trường canh tác (Mc Grath, 1987) (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) . Tuy
nhiên, du canh không được nhiều Chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi sự phí
phạm về sức người, tài nguyên đất đai, nguyên nhân chính gây nên xói mòn và thoái
hoá đất, dẫn đến tình trạng sa mạc hoá xảy ra nghiêm trọng.
Phương thức Taungya được ra đời sau phương thức du canh ở vùng nhiệt đới
(Blanford H, R,, 1958). Đây là phương thức được Pankle U, đề xuất năm 1806, theo đó
đã trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch (Tectona grandis) chưa khép
tán. Sau này, hệ thống Taungya cải tiến dần và được coi như là một hệ thống sử dụng
đất có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái trên thế giới (Nair P,K,R, 1987).
Phương thức Nông – Lâm kết hợp (NLKH) được King S, (1977) đưa ra thay
thế phương thức Taungya ở Myanmar trên điều kiện đất dốc đồi núi. Đây là phương
thức sử dụng đất hợp lý theo một hệ canh tác: trồng cây nông nghiệp xen với cây lâm
nghiệp và cây làm thức ăn gia súc trên cùng một khoảnh đất (Landgreen và Raintree
T,B,, 1983; King S,, 1979; Hurley, 1983; Nair P,K,R, 1989; Chun K,L, 1991) (Dẫn
theo Nguyễn Văn Hùng, 2002), . Tuy nhiên, ở mỗi nơi, mỗi châu lục việc áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





14
phương thức này có khác nhau, ví dụ: Châu Á, trồng xen cây nông nghiệp dưới tán
rừng mới trồng trong mấy năm đầu; Newzealand và Australia, dưới dạng rừng và
đồng cỏ; Châu Phi và Châu Mỹ la tinh, dưới dạng trồng xen rừng phòng hộ, cây lấy
củi và cây nông nghiệp, ...
Mặt khác, nhu cầu lương thực của con người ngày càng gia tăng, theo dự
đoán của FAO vào năm 2025 nhu cầu sẽ xấp xỉ 4,5 tỷ tấn (FAO, 1990) [32], cùng
với đó là nhiều vấn đề về môi trường cần phải giải quyết, Một trong những cơ sở
khoa học để giải quyết vấn đề này là đánh giá tổng hợp tiềm năng của đất đai cho
các mục tiêu sử dụng bền vững, Đã có nhiều nghiên cứu thành công trong lĩnh vực
này như: xác định được hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử
dụng đất dốc bền vững của Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao Philipin năm 1970, xây dựng được 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông
nghiệp bền vững trên đất dốc đó là mô hình SALT1, SALT2, SALT3, SALT4, Đây
là những mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất
lương thực - kỹ thuật canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi trên đất dốc
(Dẫn theo Nguyễn Xuân Quát, 1996). Ngoài ra, mỗi quốc gia còn nghiên cứu và đề
xuất các mô hình thích ứng riêng như: ở Ấn Độ, phương thức sử dụng đất chủ yếu
là mô hình trồng xen giữa các loài cây công nghiệp, lương thực, gỗ, tre nứa theo hệ
thống nông lâm kết hợp được bố trí rất khoa học và chặt chẽ có xem xét đến điều
kiện kinh tế - xã hội cụ thể nơi gây trồng, Ở Inđônêxia, Công ty Lâm nghiệp nhà
nước chọn đất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm
nông dân sử dụng sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Công ty, mô hình
làng lâm nghiệp “Ladang” rất được chú ý.
Các mô hình SALT, mô hình nông lâm kết hợp được phát triển nhiều trong
thực tiễn sản xuất với cơ cấu cây trồng đa dạng vừa thu được nhiều sản phẩm, vừa
bảo vệ được môi trường sinh thái. Tiêu biểu như mô hình cam + ngô ở Yên Sơn
(Tuyên Quang), ở Vĩnh Phú có mô hình cây ăn quả + lạc + đậu tương + khoai lang; ở

Yên Bái có mô hình quế + sắn + chè,... Các tác giả Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm
(2002) đã có công trình nghiên cứu “Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở
Việt Nam”. Một số công trình nghiên cứu khác như: Các biện pháp canh tác tổng
hợp để sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và sử dụng lâu bền đất đồi thoái hoá vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×