Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh thái nguyên tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.8 KB, 26 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái
Nguyên đã được triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng
ghi nhận. Tuy nhiên, cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái
Nguyên vẫn còn những hạn chế nhất định, công tác lãnh đạo, chỉ đạo
tại một số đơn vị còn chưa sâu sát; việc rà soát TTHC trong đầu tư
còn chưa được thường xuyên; ứng dụng chính quyền điện tử chưa
hiệu quả, tỷ lệ hồ sơ điện tử thấp; tình trạng doanh nghiệp mất nhiều
thời gian, chi phí trong quá trình thực hiện đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực
đất đai dẫn đến hiệu quả thu hút đầu tư chung của tỉnh còn thấp, cơ
chế “một cửa”, “một cửa liên thông” vẫn còn nhiều hạn chế…
Kết quả xếp hạng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
năm 2018 được công bố bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho
thấy Thái Nguyên xếp vị trí 18/63 địa phương trong cả nước, thấp
hơn 3 bậc so với năm 2017, nằm trong số các tỉnh có chất lượng điều
hành khá, với tổng số điểm đạt 64,24 điểm (giảm 0,21 điểm so với
năm 2017) (VCCI, 2019).
Vì vậy, nghiên cứu thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong
đầu tư, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC
trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên có tính cấp thiết, tính thời sự và ý
nghĩa khoa học sâu sắc. Trên cơ sở những lý lẽ trên, tác giả lựa chọn
đề tài “Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái
Nguyên” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cải cách thủ tục hành chính
trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, luận án đề xuất các giải pháp
nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, từ


đó cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh,
đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại
tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cũng như làm rõ các kinh
nghiệm thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư.
- Phân tích, đánh giá được kết quả cải cách TTHC trong đầu tư
của tỉnh Thái Nguyên, phân tích được mức độ đánh giá của các
doanh nghiệp về cải cách TTHC trong đầu tư, từ đó nhận diện được


2
các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại
tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư
trong thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong đầu
tư tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu
tư bao gồm những vấn đề gì?
(2) Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian vừa qua đã diễn ra như thế nào?
(3) Những yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành
chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua?
(4) Những giải pháp cần thiết để cải cách thủ tục hành chính
trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn

về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu cải cách TTHC
trong đầu tư diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Luận án tiến hành thu thập số liệu trong giai đoạn
2014-2018.
+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan tới
hoạt động cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trong
năm 2019.
- Về nội dung: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận,
kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động đầu tư ở đây bao gồm cả đầu tư
nước ngoài và đầu tư trong nước tại tỉnh Thái Nguyên, từ khâu thực
hiện các thủ tục đầu tư đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp (hoạt động sản xuất kinh doanh sau đầu tư).
5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của Luận án
5.1. Những đóng góp mới
Luận án hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cải cách TTHC
trong đầu tư, cụ thể là làm rõ các khái niệm về cải cách TTHC trong


3
đầu tư, nội dung nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu tư và các
yếu tố ảnh hưởng đến cải cách TTHC trong đầu tư.
Luận án tổng hợp và phân loại các TTHC trong đầu tư tại Việt
Nam theo hai tiêu chí, bao gồm đối với dự án đầu tư và đối với hoạt
động sau đầu tư tại Việt Nam.
Luận án tổng hợp các TTHC trong đầu tư trên cơ sở thẩm quyền
giải quyết thuộc các cơ quan của UBND tỉnh và mô hình hóa thành

quy trình thủ tục thực hiện đầu tư bao gồm nhiều bước và có sự tham
gia của nhiều bên liên quan khác nhau.
Phân tích và làm rõ được thực trạng cải cách TTHC trong đầu tư
tại tỉnh Thái Nguyên trên nhiều khía cạnh khác nhau như: rà soát,
đơn giản hóa TTHC, công bố, công khai TTHC, tiếp nhận, xử lý
thông tin, kiến nghị về TTHC, hoạt động kiểm tra giám sát trong cải
cách TTHC trong đầu tư. Đánh giá mức độ và chiều hướng ảnh
hưởng của 6 yếu tố sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện
TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
Luận án đã đề xuất được những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh
cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nhằm thu hút đầu
tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo việc làm trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong tương lai.
5.2. Ý nghĩa của luận án
Luận án làm sáng tỏ và phong phú hơn những cơ sở lý luận và thực
tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, là nguồn tài liệu tham
khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo về cải cách thủ tục hành
chính nói chung và cải cách TTHC trong đầu tư nói riêng.
Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự hiện tại đối với
tỉnh Thái Nguyên nói riêng và đối với Việt Nam nói chung: cải cách
TTHC trong đầu tư, là một trong những vấn đề vẫn được coi là vấn
đề trọng tâm trong thu hút vốn đầu tư tại các địa phương nói chung,
tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Luận án cung cấp một bản báo cáo chi tiết về thực trạng, công
tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong đầu
tư trong giai đoạn vừa qua. Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện, thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính trong đầu
tư tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới nhằm góp phần thu hút
vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ các quan điểm, chủ trương của

Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên trong cải thiện môi trường đầu
tư, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư. Kết quả nghiên cứu cũng
góp phần truyền tài thông tin, kiến nghị của nhà đầu tư tới lãnh đạo


4
tỉnh Thái Nguyên cũng như các sở ban ngành liên quan đến cải cách
thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
6. Khung phân tích luận án
Chất lượng đội
ngũ cán bộ, công
chức

Tuyên truyền,
phổ biến về cải
cách TTHC trong
đầu tư

Vai trò lãnh đạo
của lãnh đạo địa
phương

Hệ thống thể chế,
pháp lý về TTHC
trong đầu tư

Đầu tư cơ sở vật
chất đối với thực
hiện TTHC trong
đầu tư


CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG ĐẦU TƯ
- Rà soát, đơn giản hóa TTHC trong đầu tư
- Công bố, công khai TTHC trong đầu tư
- Tổ chức thực hiện cải cách TTHC trong
đầu tư
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về
TTHC trong đầu tư
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách
TTHC trong đầu tư

Sự hài lòng
của doanh
nghiệp về
thực hiện
TTHC trong
đầu tư
- Cơ sở vật
chất
- Thái độ
phục vụ
- Thông tin
phản hồi
- Thời gian
giải quyết
- Quy trình
thủ tục
- Chi phí
thực hiện


GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG ĐẦU TƯ

Sơ đồ 01. Khung phân tích cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được chia thành 5
chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành
chính trong đầu tư
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
tại tỉnh Thái Nguyên


5
Chương 5: Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nhiều vào
cải cách hành chính công (public administrative reform), không có nhiều
các nghiên cứu về cải cách TTHC như của UNDP (2007), Gov (2012),
UN DESA (1997), Wang (2010), OECD (2000).
Nghiên cứu của Morisset và Neso (2002) được thực hiện tại 32
nước đang phát triển về thực trạng các TTHC trong đầu tư. Kết quả cho
thấy có sự khác biệt lớn giữa các nước về chi phí thực hiện TTHC giữa
các nước, trong đó thấp nhất là tại các nước Nam Phi, Zambia và Chile,
ngược lại cao nhất thuộc các nước Mô Zam bích, Thổ Nhĩ Kỳ và

Romania. Tiếp cận về đất đai và phát triển mặt bằng là lĩnh vực mà mất
nhiều thời gian thực hiện nhất đối với nhà đầu tư. Chi phí thực hiện
TTHC có quan hệ cùng chiều với mức độ tham nhũng.
Jacobs và Coolidge (2006) nghiên cứu tổng quan về cải cách
TTHC trong đầu tư trên thế giới. Nghiên cứu nhấn mạnh về chi phí cho
TTHC trong đầu tư ở các nước đang phát triển thương cao hơn rất nhiều
(thường gấp 3 lần) so với các nước phát triển. Những TTHC mà các nhà
đầu tư, doanh nghiệp thường gặp khó khăn là phê duyệt và cấp phép
đăng ký kinh doanh, phát triển mặt bằng và giấy phép môi trường…
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về cải cách TTHC bắt đầu thực hiện vào đầu những
năm 1990 trong bối cảnh nghiên cứu chung về cải cách hành chính trong
quá trình đổi mới đất nước. Một số nghiên cứu chủ yếu liên quan đến đề
tài phải kể đến những công trình như: Nguyễn Văn Thâm (2002), Painter
(2003), OECD (2011), Nguyễn Trần Sỹ (2007), Phạm Thị Lan Hương
(2012), Vũ Quỳnh (2017), Ngân hàng Thế giới (2011), Tạ Thị Bích
Ngọc (2016)… Một số công trình nổi bật như:
Đỗ Minh Trí và Bùi Bằng Đoàn (2014) đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC trong đầu tư ở tỉnh Hưng
Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác cải cách TTHC đã tạo được
sự đột phá trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động của các cơ quan hành chính
được thông suốt, tình trạng làm việc trì trệ giảm mạnh, mang đến nền
hành chính ngày một chuyên nghiệp, góp phần từng bước nâng cao năng
lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tuy
nhiên để cải cách TTHC được triển khai mạnh mẽ hơn, cần phải có sự
chỉ đạo quyết liệt hơn từ lãnh đạo tỉnh, tiếp tục duy trì tốt các bộ phận


6
“một cửa” và thành lập “một cửa liên thông”, tiếp tục tăng cường cơ chế

đối thoại với doanh nghiệp…
Nguyễn Xuân Bang và Trương Xuân Vỹ (2017) nghiên cứu thực
trạng cải cách TTHC trong lĩnh vực đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra 3 kết quả chính về cải cách TTHC là: Rà soát và
ban hành các quy định nhằm đơn giản hóa TTHC, tiến hành công khai
hóa TTHC với nhiều hình thức khác nhau và triển khai nhiều giải pháp
nhằm đổi mới công tác cải cách TTHC
1.3. Đánh giá, nhận xét chung
Qua khảo sát, phân tích các công trình nghiên cứu về cải cách
TTHC nói chung và cải cách TTHC trong đầu tư nói riêng có thể thấy
một số đặc điểm chủ yếu mà tác giả có thể tham khảo, chọn lọc, vận
dụng trong nghiên cứu luận án của mình. Tuy nhiên, tác giả cho rằng
vẫn còn những vấn đề chưa được nghiên cứu, giải quyết về cải cách
TTHC trong đầu tư như số lượng công nghiên nghiên cứu về cải cách
TTHC trong đầu tư còn ít, chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đầy
đủ và toàn diện. Tại Thái Nguyên, chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu tư. Do vậy, luận án tập trung
nghiên cứu những nội dung chính sau đây:
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận về cải cách TTHC trong đầu tư.
- Nghiên cứu làm rõ cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái
Nguyên, tập trung vào các nội dung: rà soát, công khai TTHC trong đầu
tư, xử lý phản ánh, kiến nghị trong quá trình thực hiện TTHC trong đầu
tư, hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện TTHC trong đầu tư...
- Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với quá trình thực hiện
TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC trong
đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
Kết luận chương 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ

2.1. Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính
2.1.1. Một số khái niệm về thủ tục hành chính
2.1.2. Phân loại thủ tục hành chính nhà nước
2.1.3. Đặc điểm của thủ tục hành chính
2.2. Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
Cải cách TTHC trong đầu tư là các biện pháp thực hiện nhằm
hướng tới mục tiêu hoàn thiện một hoặc nhiều khâu của thủ tục hành


7
chính trong đầu tư nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả phục vụ
doanh nghiệp trong quá trình đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh.
2.2.2. Đặc điểm của cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
Thứ nhất, Cải cách TTHC trong đầu tư luôn gắn liền với thẩm
quyền hành chính - pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước quản lý
về đầu tư.
Thứ hai, Cải cách TTHC trong đầu tư là hoạt động phục vụ
cho hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư.
Thứ ba, Mọi đối tượng có quyền ngang nhau trong việc tiếp
cận và sử dụng kết quả cải cách TTHC trong đầu tư.
Thứ tư, Thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư rất đa dạng và
phức tạp, có rất nhiều cơ quan liên quan tham gia vào thực hiện việc
giải quyết.
2.2.3. Phân loại thủ tục hành chính trong đầu tư
Nhóm 1: các thủ tục liên quan đến phê duyệt thủ tục thành lập
doanh nghiệp.
Nhóm 2: các thủ tục liên quan đến tiếp cận đất đai, phát triển hạ
tầng và tiếp cận các tiện ích.
Nhóm 3: các TTHC trong quá trình thực hiện đầu tư như các thủ
tục về kê khai thuế, nộp thuế và các thủ tục về an sinh xã hội (bảo

hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…), thủ tục về kiểm tra y tế, môi trường,
phòng cháy chữa cháy, thủ tục về xuất nhập khẩu hàng hóa, tỷ giá hối
đoái…các thủ tục liên quan đến điều chỉnh lĩnh vực đầu tư, kinh
doanh, điều chỉnh vốn đầu tư, chia tách, chuyển nhượng vốn…
2.2.4. Nội dung về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
- Rà soát, đơn giản hóa TTHC trong đầu tư
- Công bố, công khai thủ tục hành chính trong đầu tư
- Tổ chức thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC trong đầu tư
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong
đầu tư
- Chất lượng cán bộ, công chức
- Công tác tuyên truyền, phổ biến về cải cách TTHC trong đầu tư
- Vai trò lãnh đạo của lãnh đạo địa phương
- Hệ thống thể chế, pháp lý về TTHC trong đầu tư
- Đầu tư cơ sở vật chất đối với thực hiện TTHC trong đầu tư
2.3. Cơ sở thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
2.3.1. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Quảng Ninh
2.3.2. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của tỉnh Bắc Ninh
2.3.3. Kinh nghiệm cải cách TTHC trong đầu tư của thành phố Đà Nẵng


8
2.3.4. Bài học kinh nghiệm về cải cách TTHC trong đầu tư đối với
tỉnh Thái Nguyên
Kết luận chương 2
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp tiếp cận
Các phương pháp tiếp cận hệ thống, công – tư và tiếp cận có

sự tham gia được sử dụng trong luận án.
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án lựa chọn 3 vùng nghiên cứu bao gồm TP Thái Nguyên,
huyện Võ Nhai và Thị xã Phổ Yên để thu thập số liệu với 545 mẫu.
Bên cạnh đó, luận án cũng thu thập ý kiến của chuyên gia cũng như
là số liệu thứ cấp liên quan.
3.3. Tổng hợp số liệu
3.4. Phương pháp phân tích số liệu
Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích dãy
số theo thời gian và phương pháp phân tích nhân tố để phân tích dữ
liệu.
3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.1. Chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng đầu tư, cải cách
TTHC trong đầu tư
3.5.2. Chỉ tiêu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TTHC
trong đầu tư
3.5.3. Chỉ tiêu nghiên cứu về mức độ hài lòng của các nhà đầu tư
về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư
Kết luận chương 3
Chương 4. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.3. Tổng quan các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
4.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh
Thái Nguyên
4.2.1. Rà soát, đơn giản hóa TTHC
4.2.1.1. Kết quả thực hiện rà soát và đơn giản hóa TTHC

Cụ thể trong giai đoạn 2014-2018, UBND tỉnh đã ban hành các
quyết định công bố danh mục TTHC thuộc phạm vi chức năng quản


9
lý của các sở ban hành với 2.155 TTHC, trong đó ban hành mới
1.137 TTHC, bãi bỏ 1.018 TTHC. Bên cạnh đó, UBND tỉnh liên tục
kiểm tra, giám sát thực hiện công tác kiểm soát TTHC trên địa bàn
tỉnh tại các đơn vị cấp Sở, cấp huyện, cấp xã, công khai địa chỉ số
điện thoại, địa chỉ cơ quan tiếp nhận phản ánh kiến nghị thông qua
Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của
cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định.

Sơ đồ: Số lượng TTHC ban hành mới, bãi bỏ trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, giai đoạn 2014-2018
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo về công tác CCHC của UBND tỉnh
Thái Nguyên)
4.2.1.2. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ cải cách TTHC
Đánh giá của doanh nghiệp về “các văn bản liên quan đến
TTHC trong đầu tư”, bao gồm ban hành đầy đủ và chi tiết, niêm yết
công khai và chi tiết, cập nhật đầy đủ và kịp thời, có thấp hơn một
chút (tương ứng với 3,67; 3,66 và 3,64) nhưng đều ở mức khá. Các
doanh nghiệp được khảo sát cũng đánh giá mức độ rõ ràng, dễ hiểu
và mức độ dễ thực hiện của bộ TTHC trong đầu tư cao hơn so với
mức trung bình, nhưng nếu so sánh với các tiêu chí còn lại thì điểm
đánh giá này ở mức thấp nhất. Điều đó cho thấy bộ TTHC trong đầu
tư còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp.
4.2.1.3. Đánh giá của cán bộ công chức địa phương về mức độ cải
cách TTHC
Kết quả khảo sát 65 cán bộ công chức địa phương về mức độ cải

cách TTHC trong đầu tư được thể hiện trong Bảng 4.7. Phần lớn các
đánh giá về mức độ cải cách thủ tục gồm hệ thống văn bản pháp quy,
phân cấp thực hiện TTHC đều được đánh giá ở mức độ tốt (với điểm
trung bình 3,86) và hợp lý (điểm trung bình 3,85). Mặc dù trong quá
trình tổ chức vẫn còn một số vướng mắc do sức ép của việc cải cách


10
TTHC, nhưng cán bộ và công chức địa phương vẫn kịp thời xử lý
những vướng mắc bất cập (điểm trung bình 3,69).
4.2.2. Công bố, công khai thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư
4.2.2.1. Công bố TTHC lĩnh vực đầu tư
Tổng số TTHC trong danh mục đầu tư công bố là 110, cụ thể
như sau:
- (1) Lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam: 22 TTHC;
- (2) Lĩnh vực Hỗ trợ phát triển chính thức ODA: 04 TTHC;
- (3) Lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản: 04 TTHC;
- (4) Lĩnh vực Viện trợ phi chính phủ nước ngoài NGO: 01 TTHC;
- (5) Lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp: 60 TTHC;
- (6) Lĩnh vực thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã:
19 TTHC.
4.2.2.2. Công khai TTHC lĩnh vực đầu tư
Các TTHC thuộc lĩnh vực đầu tư sau khi công bố công khai trên
cổng Thông tin điện tử của ủa Cơ quan, niêm yết công khai tại Bộ
phận một cửa, đều được cập nhật, tích hợp và công khai trên cơ sở dữ
liệu quốc gia về TTHC.
4.2.2.3. Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ tiếp cận thông tin
TTHC trong lĩnh vực đầu tư
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp về tiếp cận thông tin lĩnh vực
đầu tư nói chung, đặc biệt là các dự án đầu tư được thực hiện tại tỉnh

Thái Nguyên (Bảng 4.8) cho thấy điểm đánh giá trung bình chung
dao động từ 3,35 đến 3,60 tương ứng với mức khá, trên trung bình.
Xét về bản chất, tiêu chí “Điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện dễ
dàng” được đánh giá ở mức thấp nhất (3,35) so với các tiêu chí khác
hoàn toàn có thể lý giải được, bởi quá trình nộp hồ sơ dự án đầu tư
cần được chuẩn bị đầy đủ và thực hiện theo quy trình chặt chẽ.
4.2.2.4. Đánh giá của cán bộ công chức về thông tin TTHC trong lĩnh
vực đầu tư
Kết quả đánh giá thể hiện nhóm cán bộ, công chức địa phương
đánh giá cao về tính kịp thời của thông tin cung cấp về TTHC trong
lĩnh vực đầu tư cung cấp trên trang thông tin của UBND tỉnh, thành
phố và Sở kế hoạch Đầu tư với điểm trung bình 3,97.
4.2.3. Tổ chức thực hiện cải cách TTHC
4.2.3.1. Quy trình thực hiện TTHC trong đầu tư
Thời gian thực hiện các TTHC trong đầu tư cũng được niêm yết
công khai. Cụ thể, đăng ký dự án để nhận quyết định chủ trương đầu
tư có thời gian thực hiện là 60 ngày. Đánh giá tác động môi trường
của dự án đầu tư có thời gian thực hiện là 55 ngày. Xác định giá thuê


11
đất, sử dụng đất có thời gian thực hiện là 75 ngày. Cấp giấy chứng
nhận sử dụng đất được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp trong thời
gian 43 ngày. Trong khi đó, cấp giấy chứng nhận đầu tư có thời gian
thực hiện là 10 ngày. Như vậy, để thực hiện một dự án đầu tư trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên, nhà đầu tư cũng mất gần 1 năm để thực hiện
các quy trình thủ tục.
4.2.3.2. Kết quả tổ chức thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư
Kết quả giải quyết các TTHC liên quan tới các doanh nghiệp và
nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014-2018,

có 3.064 thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (bao gồm doanh
nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai
thành viên, và công ty cổ phần). Số thủ tục đăng ký thành lập doanh
nghiệp ngày càng tăng, từ 447 thủ tục vào năm 2014 tăng lên tới 731
thủ tục năm 2018, tập trung chủ yếu tại thành phố Thái Nguyên, thị
xã Phổ Yên.
4.2.3.3. Đánh giá của DN về mức độ thực hiện cải cách TTHC trong
đầu tư
Kết quả cho thấy thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được
đánh giá là tốt nhất, tiếp theo là các thủ tục về thuế (khai thuế, nộp
thuế, hoàn thuế, miễn thuế), thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp,
thành lập/chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Các thủ
tục liên quan tới đất đai và xây dựng bị đánh giá ở mức bình thường,
với giá trị trung bình tương ứng là 3,38 và 3,36.
Bảng: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ cải cách các TTHC
trong đầu tư tại Thái Nguyên
Điểm
Đánh giá
TT
Tiêu chí
trung mức độ cải
bình
cách
1 Đăng ký thành lập doanh nghiệp
3,84
Tốt
Thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,
2
3,79
Tốt

miễn thuế
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:
3
3,66
Tốt
tên, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề
Thành lập/chấm dứt hoạt động chi nhánh,
4
3,57
Tốt
văn phòng đại diện
5 TTHC liên quan đến tiện ích (điện, nước)
3,46
Khá
6 Thủ tục liên quan đến đất đai
3,38
Trung bình
7 Thủ tục liên quan đến xây dựng
3,36
Trung bình
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra


12
Tuy nhiên, đánh giá của doanh nghiệp về mức độ rườm rà,
chồng chéo trong TTHC cũng cho thấy một số vấn đề còn tồn tại.
Mặc dù thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã có sự cải cách
nhất định, nhưng vẫn còn nhiểu rườm rà chồng chéo. Tương tự như
vậy đối với các thủ tục còn lại liên quan tới thuế, thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp, TTHC liên quan đến tiện ích, đất đai và xây

dựng vẫn còn nhiểu rườm rà, ảnh hưởng đến thời gian của các nhà
đầu từ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
4.2.4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC trong đầu tư
4.2.4.1. Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cán bộ công chức
Về đánh giá của lãnh đạo quản lý đối với thái độ phục vụ của
cán bộ công chức khi tiếp nhận và xử lý các TTHC trong đầu tư, lãnh
đạo quản lý đánh giá với điểm số bình quân là 4,0, tương ứng với
mức tốt. Thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh Thái
Nguyên được đánh giá thông qua hai kênh lãnh đạo quản lý, và đồng
nghiệp đều ở mức tốt. Điều cần lưu ý là mức độ xác đáng của những
phản ánh và kiến nghị về cải cách TTHC trong đầu tư từ phía doanh
nghiệp và các nhà đầu tư chỉ ở mức trên trung bình. Điều này lý giải
bởi sự chênh lệch giữa kỳ vọng của các doanh nghiệp và nhà đầu tư
so với khả năng thực tế có thể đáp ứng của cán bộ viên chức quản lý
về đầu tư.
4.2.4.2. Phản ánh kiến nghị thủ tục hành chính trong đầu tư từ phía
doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 545 doanh nghiệp thuộc
đối tượng phỏng vấn, chỉ có 73 DN đã từng gửi ý kiến phản ánh về
các vấn đề liên quan tới việc thay đổi hoặc cải cách TTHC trong đầu
tư đến các cơ quan thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 13,39%.
Các kiến nghị của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên chủ yếu được phản ánh trực tiếp đến cán bộ giải
quyết TTHC (44 lượt) và gửi vào hòm thư góp ý (26 lượt). Các lựa
chọn gửi theo đường bưu điện hoặc gửi email không được nhiều DN
lựa chọn để phản ánh các vấn đề phát sinh liên quan tới TTHC trong
đầu tư.
4.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách TTHC
4.2.5.1. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện cải cách TTHC trong
đầu tư

4.2.5.2. Đánh giá của lãnh đạo quản lý về việc kiểm tra, giám sát
thực hiện cải cách TTHC trong đầu tư


13
Kết quả phỏng vấn các lãnh đạo về mức độ thường xuyên giám
sát, kiểm tra thực hiện các TTHC trong đầu tư tại địa phương sau khi
cải cách với điểm bình quân là 3,40 (thang đo từ 1 đến 5 tương ứng
với mức rất ít đến thường xuyên), tương ứng với mức đánh giá là khá
thường xuyên. Hằng năm UBND tỉnh Thái Nguyên đều ban hành kế
hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện TTHC, thực hiện cơ chế “một
cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC; đồng thời thành
lập nhiều đoàn đánh giá tiến độ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
TTHC của các đơn vị liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong
đầu tư
4.3.1. Chất lượng cán bộ, công chức
4.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến về cải cách TTHC
4.3.3. Vai trò lãnh đạo của lãnh đạo địa phương
4.3.4. Hệ thống thể chế, pháp lý về TTHC trong đầu tư
4.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất trong thực hiện TTHC
4.4. Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cải cách thủ
tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
4.4.1. Thống kê mô tả các thang đo trong mô hình nghiên cứu
4.4.1.1. Cơ sở vật chất
4.4.1.2. Thái độ phục vụ
4.4.1.3. Thông tin phản hồi
4.4.1.5. Quy trình thủ tục
4.4.1.6. Chi phí thực hiện
4.4.1.7. Mức độ hài lòng chung

4.4.2. Kiểm định chất lượng thang đo
Luận án sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm định chất
lượng các thang đo, từ kết quả đánh giá chất lượng của các thang đo
cho thấy, mô hình có thể bao gồm 7 yếu tố, trong đó có 6 yếu tố là
biến độc lập bao gồm: cơ sở vật chất, thái độ phục vụ, thông tin
phản hồi, thời gian giải quyết, quy trình thủ tục và chi phí thực hiện.
Nhân tố mức độ hài lòng chung là biến phụ thuộc của mô hình. Các
yếu tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.4.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám
phá (EFA)
Trước tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm định từng thang đo của
mô hình (bao gồm: cơ sở vật chất, thái độ phục vụ, thông tin phản hồi,


14
thời gian giải quyết, quy trình thủ tục, chi phí thực hiện, mức độ hài
lòng chung) bằng phân tích nhân tố khám phá. Trong phân tích này,
luận án sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Axis Factoring
với phép xoay Promax do phương pháp này phản ánh cấu trúc dữ liệu
chính xác hơn phương pháp trích Principal Components với phép
xoay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥
50%. Kết quả thu được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng: Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến
Biến quan sát
Cơ sở vật chất
Thái độ phục vụ
Thông tin phản hồi
Thời gian giải quyết
Quy trình thủ tục
Chi phí thực hiện

Mức độ hài lòng

KMO
0,789
0,816
0,701
0,791
0,868
0,832
0,862

Eigenvalue
3,323
3,554
2,074
2,854
3,281
2,896
3,035

Phương sai trích
58,511
51,332
53,756
61,801
57,477
63,362
50,936

Ghi chú

Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp)
Sau khi kiểm định từng thang đo, nghiên cứu tiến hành phân tích
nhân tố khám phá cho tổng thể mô hình (bao gồm 7 thang đo). Kết quả
được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO)
0,820
Chi bình phương
8754,96
Kiểm định Bartlett's
Bậc tự do
496
Ý nghĩa
0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp)
Hệ số KMO có giá trị = 0,820 thỏa mãn điều kiện là 0,5 ≤ KMO ≤ 1.
Kết quả này cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu thu thập trong
thực tế. Kiểm định Barllett có mức ý nghĩa bằng 0,000 <0,05. Do vậy, ta có
thể kết luận có tương quan giữa các biến quan sát ở mỗi nhóm nhân tố.
Như vậy, có tất cả 32 quan sát được sử dụng để đo lường 7 nhân
tố. Giá trị phương sai trích được xác định tại yếu tố thứ 7 với giá trị
Eigenvalue (7) = 1,324 lớn hơn 1 và tổng giá trị phương sai cộng dồn

của các yếu tố là 57,663% >50% đáp ứng tiêu chuẩn. Điều này có
nghĩa là các biến quan sát (nhân tố) giải thích được 57,66% sự thay
đổi của biến phụ thuộc (sự hài lòng chung).


15
Bảng: Bảng hệ số Eigenvalues
Thành
phần
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Tổng
5,999
3,480
2,987
2,783
2,517
2,234
1,324
0,763
0,752
0,742
0,646
0,624
0,572
0,553
0,522
0,495
0,474

0,434
0,425
0,404
0,380
0,361
0,324
0,310
0,287
0,277
0,268
0,254
0,252
0,226
0,203
0,128

Giá trị Eigenvalues
% Biến
% Tích
thiên
lũy
18,748
18,748
10,875
29,623
9,334
38,957
8,698
47,655
7,866

55,522
6,980
62,501
4,138
66,640
2,386
69,025
2,349
71,375
2,320
73,695
2,018
75,712
1,951
77,663
1,787
79,450
1,730
81,180
1,631
82,811
1,546
84,357
1,481
85,838
1,357
87,195
1,330
88,524
1,262

89,786
1,187
90,973
1,127
92,100
1,014
93,114
0,968
94,082
0,897
94,980
0,865
95,845
0,836
96,681
0,795
97,476
0,787
98,263
0,706
98,969
0,633
99,601
0,399
100,000

Tổng bình phương tích lũy
% Tích
Tổng
% Biến thiên

lũy
5,568
17,401
17,401
3,036
9,486
26,888
2,603
8,133
35,021
2,424
7,576
42,597
2,140
6,688
49,285
1,798
5,619
54,904
0,883
2,759
57,663

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp)
Có 7 nhân tố thích hợp đại diện cho các thang đo trong mô
hình nghiên cứu. Các biến quán sát được rút trích vào các yếu tố đều
có trọng số tải yếu tố (factor of loading) lớn hơn 0,5.
Bảng: Bảng kết quả ma trận xoay nhân tố
Biến
quan sát

TDPV2
TDPV1
TDPV3
TDPV6
TDPV5
TDPV4
CSVC5
CSVC2
CSVC1
CSVC4
CSVC3
QTTT1

1
0,791
0,775
0,749
0,689
0,688
0,593

2

3

0,898
0,821
0,744
0,705
0,649

0,864

Nhân tố
4

5

6

7


16
Biến
quan sát
QTTT4
QTTT2
QTTT3
QTTT5
CPHC3
CPHC2
CPHC1
CPHC4
TGGQ4
TGGQ3
TGGQ1
TGGQ2
MDHL5
MDHL3
MDHL1

MDHL4
MDHL2
TTPH2
TTPH1
TTPH3

1

2

3
0,820
0,800
0,693
0,582

Nhân tố
4

5

6

7

0,876
0,793
0,770
0,753
0,801

0,795
0,784
0,762
0,814
0,781
0,701
0,598
0,595
0,783
0,718
0,700
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp)

Trên cơ sở kết quả từ ma trận xoay nhân tố, các hệ số tải nhân tố
của các biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện khi phân tích nhân tố
bởi hệ số Factor loading ≥0,5 và có 7 nhân tố với 32 biến quan sát
được tạo ra. Các nhân tố này được đặt tên như sau:
Bảng: Bảng phân tích và đặt tên các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của doanh nghiệp đối với TTHC trong đầu tư
Nhân
Đặt tên
Biến
tố
nhân tố
Nhân Cán bộ, công chức có thái độ lịch sự khi tiếp nhận và trả kết quả Thái độ
tố 1
hồ sơ TTHC
phục vụ

Cán bộ, công chức có thái độ thân thiện, nhiệt tình khi trả lời các (TDPV)
câu hỏi, thắc mắc của doanh nghiệp
Cán bộ, công chức không gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh
nghiệp
Cán bộ, công chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ một cách công bằng
với tất cả doanh nghiệp
Cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực phụ
trách giải quyết
Tinh thần, trách nhiệm cao đối với hồ sơ của doanh nghiệp
Nhân Phòng tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ rộng rãi, khang trang, đáp Cơ sở vật
tố 2
ứng yêu cầu
chất
Cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ (bàn ghế chờ, bãi giữ xe, (CSVC)
quạt, nước uống, nhà vệ sinh…) được trang bị đầy đủ, có chất

Ký hiệu
biến
TDPV1
TDPV2
TDPV3
TDPV4
TDPV5
TDPV6
CSVC1
CSVC2


17
Nhân

tố

Nhân
tố 3

Nhân
tố 4

Nhân
tố 5
Nhân
tố 6

Biến
lượng
Sơ đồ hướng dẫn TTHC được bố trí rõ ràng, dễ quan sát
Nội dung các TTHC được niêm yết công khai, đầy đủ, rõ
ràng
Cách bố trí, sắp xếp nơi tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hợp lý
Yêu cầu về thành phần hồ sơ TTHC hợp lý
Các quy trình TTHC được công khai, minh bạch
Các quy định pháp luật về TTHC là phù hợp
Hồ sơ trả lại cho người dân, doanh nghiệp không bị thiếu, sai sót
Người dân không phải đi lại nhiều lần
Các loại phí, lệ phí được niêm yết công khai, đầy đủ tại nơi làm
việc
Thu phí, lệ phí đúng quy định (có đầy đủ biên lai)
Mức thu phí, lệ phí cho các dịch vụ TTHC là hợp lý
Mức chi thêm các khoản phí ngoài quy định
Thời gian chờ đợi nộp hồ sơ TTHC hợp lý

Số lần đi lại nộp và nhận hồ sơ TTHC hợp lý
Thời gian trả kết quả nhanh
Lịch làm việc của cơ quan giải quyết TTHC phù hợp
Người dân, doanh nghiệp có điều kiện để phản ánh, kiến nghị về
TTHC
Cán bộ, công chức luôn tiếp thu những phản ánh, kiến nghị
Cán bộ, công chức luôn phản hồi lại những phản ánh, kiến nghị

Đặt tên
nhân tố

Ký hiệu
biến
CSVC3
CSVC4

Quy trình
thủ tục
(QTTT)
Chi phí
thực hiện
(CPHC)
Thời gian
giải quyết
TTHC
(TGGQ)
Thông tin
phản hồi
(TTPH)


CSVC5
QTTT1
QTTT2
QTTT3
QTTT4
QTTT5
CPHC1
CPHC2
CPHC3
CPHC4
TGGQ1
TGGQ2
TGGQ3
TGGQ4
TTPH1
TTPH2
TTPH3

(Nguồn: Tác giả xây dựng)
Đối với thang đo sự hài lòng kết quả phân tích EFA chỉ ra kết
quả một nhân tố và đặt tên là sự hài lòng chung.
Bảng 4.29. Bảng phân tích và đặt tên đối với thang đo sự hài lòng
Nhân
tố 7

Hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ, công chức
Hài lòng về quá trình thực hiện TTHC
Hài lòng khi thực hiện các TTHC trong đầu tư
Hài lòng về thời gian thực hiện TTHC trong đầu tư
Hài lòng về chi phí thực hiện TTHC trong đầu tư


Mức độ MDHL1
hài lòng MDHL2
(MDHL) MDHL3
MDHL4
MDHL5

(Nguồn: Tác giả xây dựng)
4.4.4. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Phân tích CFA của 7 thang đo với 32 biến quan sát thỏa mãn điều
kiện được thực hiện bằng phầm mềm AMOS. Trên cơ sở kết quả phân
tích EFA có 7 nhân tố đủ điều kiện để được đưa vào phân tích CFA
nhằm xem xét sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập được. Kết
quả phân tích CFA được trình bày ở sơ đồ dưới đây:


18

Sơ đồ: Kết quả phân tích CFA của các thang đo trong mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp)
Từ kết quả phân tích CFA, tiến hành thực hiện một số kiểm định
sau: Kiểm định sự phù hợp của mô hình; Đánh giá độ tin cậy thang
đo; Kiểm định giá trị hội tụ; Tính đơn nguyên; Giá trị phân biệt.
* Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu
nghiên cứu
Các chỉ số đánh giá
CMIN/DF
GFI
TLI

CFI
RMSEA

Giá trị
2,070
0,910
0,937
0,945
0,044

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp)
Bảng trên cho kết quả CMIN/DF=2,070 (<3), GFI = 0,91, TLI =
0,937, CFI = 0,945 đều lớn hơn 0,9, RMSEA= 0,044 (< 0,05). Với
các thông số nêu trên, có thể kết luận rằng mô hình phù hợp với dữ
liệu thu thập được.
* Đánh giá độ tin cậy thang đo


19
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, luận án sử dụng 3 chỉ số
bao gồm hệ số Cronbach’s Alpha, độ tin cậy tổng hợp (CR) và tổng
phương sai trích (AVE).
Đối với hệ số Cronbach’s Alpha: Kết quả kiểm định độ tin cậy
thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đã được phân tích và
đánh giá với giá trị hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7, có nghĩa các
thang đo sử dụng có độ tin cậy.
Đối với độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability) và tổng
phương sai trích (Average Variance Extracted), luận án tiến hành tính
toán 2 chỉ số này, kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích các nhân tố

Nhân tố
TDPV
CSVC
QTTT
CPHC
TGGQ
MDHL
TTPH

Độ tin cậy tổng hợp
(C)
0,851
0,852
0,870
0,874
0,852
0,838
0,776

Phương sai trích
(VC)
0,490
0,548
0,575
0,634
0,592
0,509
0,537

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp)

Khi giá trị của độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,5 và phương sai trích
có giá trị trên 0,5, các thang đo được coi là tin cậy. Với tiêu chuẩn như
vậy, ta có thể thấy đa phần các độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,7 và
phương sai trích của tất cả các thang đo đều lớn hơn hoặc gần bằng 0,5.
Do đó, các thang đo lường nhìn chung là đáng tin cậy.
* Kiểm định giá trị hội tụ (Convergent validity)
Kiểm định giá trị hội tụ trên cơ sở xem xét các hệ số đã chuẩn
hóa của các thang đo phải ≥ 0,5 và có ý nghĩa thống kê. Dựa trên kết
quả phân tích tại Bảng 4.32 cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa
của các mối quan hệ giữa thang đo và nhân tố đều lớn hơn 0,59, do
vậy các nhân tố nghiên cứu đều đạt giá trị hội tụ.
* Kiểm định tính đơn nguyên (Unidimesionality)
Mô hình có độ phù hợp với dữ liệu thu thập được là điều kiện
cần và đủ để tập biến quan sát đạt tính đơn hướng trừ trường hợp sai
số của các biến quan sát có tương quan nhau (Steenkamp và Van
Trijp, 1991). Từ kết quả nghiên cứu, mô hình được xem là phù hợp
với dữ liệu thu thập được và không có tương quan giữa các sai số đo
lường nên có thể kết luận mô hình mang tính đơn nguyên.
* Kiểm định giá trị phân biệt (Discriminant validity)
Giá trị phân biệt được đánh giá dựa trên 2 kết quả phân tích dưới đây:
(1) Hệ số tương quan giữa các nhân tố có khác với 1 hay không
và có ý nghĩa thống kê.


20
(2) So sánh giá trị căn bậc 2 của phương sai trích với các hệ số
tương quan của một nhân tố với các nhân tố còn lại.
Từ kết quả phân tích trên phần mềm AMOS, nghiên cứu tính
toán được các giá trị cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp nhân tố
đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Tiếp theo, luận án tính giá trị căn bậc 2 của phương sai trích và
các hệ số tương quan của một nhân tố với các nhân tố còn lại, kết quả
ta có thể khẳng định rằng các nhân tố đạt giá trị phân biệt.
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá mô hình tới hạn
của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh
nghiệp đối với quá trình thực hiện các TTHC trong đầu tư đã
khẳng định tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt cũng
như độ tin cậy và phù hợp với dữ liệu điều tra.
4.4.5. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng
mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
4.4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết

Sơ đồ: Kết quả kiểm định SEM mô hình lý thuyết
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra trên AMOS)
Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp với dữ liệu, giá trị
Chi bình phương = 900,535, bậc tự do = 435, CMIN/df =2,070 (< 3),
giá trị P =0,000. Các chỉ tiêu đo lường khác cũng đạt giá trị yêu cầu:


21
TLI =0,937, CFI =0,945, GFI = 0,910 (> 0,9), RMSEA = 0.044 (<0,05).
Tất cả các trọng số của các biến đều đạt > 0,5, các giá trị P = 0,000 nên
có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu
điều tra nghiên cứu.
Sau khi xem xét độ phù hợp của mô hình, vấn đề tiếp theo
nghiên cứu sẽ đánh giá kết quả phân tích SEM.
Bảng: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Mối quan hệ
giữa các nhân tố
MDHL

<--TDPV
MDHL
<--CSVC
MDHL
<--QTTT
MDHL
<--CPHC
MDHL
<--TGGQ
MDHL
<--TTPH

Estimate

S.E.

C.R.

P

Standardized

0,247
0,067
0,261
-0,137
-0,167
0,294

0,046

0,026
0,044
0,035
0,036
0,041

5,351
2,578
5,998
-3,972
-4,667
7,120

0,00
0,01
0,00
0,00
0,00
0,00

0,236
0,103
0,269
-0,167
-0,202
0,351

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
Kết quả ướ c lượng chuẩn hóa của các tham số cho thấy, các
y ếu t ố Thái độ phục vụ (TDPV), Cơ sở vật chất (CSVC), Quy trình

thủ tục (QTTT) và Thông tin phản hồi (TTPH) có tác động cùng
chiều đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với quá trình thực
hiện các TTHC trong đầu tư, trong khi đó, các yếu tố Chi phí thực
hiện (CPHC) và Thời gian giải quyết (TGGQ) lại có tác động ngược
chiều. Kết quả này cho thấy tất cả các mối quan hệ được giả thuyết
trong mô hình nghiên cứu đều được chứng minh thông qua kết quả
phân tích của mô hình SEM.
4.4.5.2. Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
Kiểm định Bootstrap được sử dụng để ước lượng lại các tham số
trong mô hình lý thuyết đã được ước lượng bằng phương pháp ước lượng
tối ưu (Maximum Likelihood).
Bảng: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1800
Nhân tố
MDHL
MDHL
MDHL
MDHL
MDHL
MDHL

<--<--<--<--<--<---

TDPV
CSVC
QTTT
CPHC
TGGQ
TTPH

SE


SE-SE

0,046
0,043
0,047
0,046
0,049
0,046

0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001

Giá trị
TB
0,237
0,103
0,272
-0,165
-0,201
0,349

Độ
chệch
0,001
0,000

0,002
0,002
0,000
-0,002

SE-Bias

CR

0,001
0,001
0,001
0,001
0,001
0,001

1
0
2
2
0
-2

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
Ghi chú: SE: Sai lệch chuẩn, SE - SE: Sai lệch chuẩn của sai
lệch chuẩn, Mean: Giá trị ước lượng trung bình, Bias: Độ chệch, SE
- Bias: Sai lệch chuẩn của độ chệch, CR: Giá trị tới hạn.
Nghiên cứu này thực hiện phương pháp Bootstrap với số
lượng mẫu lặp lại N = 1800. Kết quả ước lượng tính trung bình
cùng với độ chệch được thể hiện ở bảng 4.37 cho thấy độ chệch



22
(Bias) và sai số lệch chuẩn của độ chệch (SE- Bias) tuy xuất hiện
nhưng không lớn. Giá trị của CR ≤ 2 nên có thể khẳng định độ
chệch rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Như
vậy, các ước lượng trong mô hình là đáng tin cậy.
4.4.5.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Sau khi mô hình cấu trúc tổng thể được phân tích và kiểm định,
bước tiếp theo là xem xét các giá trị ước lượng để kiểm tra các mối
quan hệ nhân quả.
Thông qua bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa mô hình lý thuyết, ta
thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh
nghiệp đối với quá trình thực hiện các TTHC trong đầu tư: thứ nhất
là nhân tố thông tin phản hồi (trọng số chuẩn hóa là 0,294), thứ hai
là nhân tố quy trình thủ tục (trọng số chuẩn hóa là 0.261, tác động
cùng chiều), nhân tố thứ ba là thái độ phục vụ (trọng số chuẩn hóa
là 0,247, tác động cùng chiều), thứ tư là nhân tố thời gian giải quyết
(trọng số chuẩn hóa là -0,167, có tác động ngược chiều tới mức độ
hài lòng), sau đó đến nhân tố chi phí thực hiện (trọng số chuẩn hóa
là -0,137, cũng tác độ ngược chiều tới mức độ hài lòng) và cuối
cùng là nhân tố cơ sở vật chất (có trọng số chuẩn hóa là 0,067 và
tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với
quá trình cải cách các TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên).
Bảng: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết
Giả
thuyết
H1
H2
H3

H4
H5
H6

Tương quan
Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng
Mức độ hài lòng

Estimate

<--Cơ sở vật chất
0,067
<--- Thái độ phục vụ
0,247
<--- Thông tin phản hồi 0,294
<--- Quy trình thủ tục
0,261
<--- Thời gian giải quyết -0,167
<--- Chi phí thực hiện
-0,137

S.E.

C.R.

P


0,026
0,046
0,041
0,044
0,036
0,035

2,578
5,351
7,12
5,998
-4,667
-3,972

0,01
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
4.5. Đánh giá chung về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh
Thái Nguyên
4.5.1. Những kết quả đạt được
4.5.1.1. Kết quả chung về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư của tỉnh
Thái Nguyên
Hoạt động cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC trong
đầu tư nói riêng của tỉnh Thái Nguyên là một trong những khâu đột

phá, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy chính quyền các
cấp.
Nhận thức của cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức
các đơn vị, địa phương được nâng lên rõ rệt, hoạt động hiệu quả hơn.
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết
TTHC được thực hiện nghiêm túc, chất lượng giải quyết TTHC cho
các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
Bộ máy được sắp xếp tinh gọn, chất lượng đội ngũ cán bộ,


23
công chức cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư được thực hiện có hiệu quả,
tạo sự thuận lợi trong giải quyết các TTHC.
4.5.1.2. Cải thiện xếp hạng về chỉ số cải cách hành chính trong toàn quốc
4.5.1.3. Tăng thu hút đầu tư trên địa bàn
4.5.2. Những hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chính
trong đầu tư
- Công tác lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC tại
một vài địa phương và cơ quan ban ngành còn chưa thực sự được
quan tâm đúng mức.
- Quy trình TTHC trong đầu tư còn rườm rà, phức tạp bởi có
nhiều đơn vị liên quan tham gia vào quá trình giải quyết các TTHC.
- Việc rà soát TTHC trong đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều thủ
tục bị kéo dài thời gian.
- Việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” còn
một vài bất cập, gây khó khăn cho không chỉ cá nhân mà các doanh
nghiệp, tổ chức đang hoạt động trên địa bàn. Một số nơi còn thực
hiện mang tính hình thức, đối phó.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
chưa đồng bộ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết
TTHC và công khai TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Nhiều văn bản pháp quy còn chưa đồng bộ. Một số văn bản
quy phạm pháp luật mới có hiệu lực nên cần thời gian để điều chỉnh,
bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành và văn bản pháp luật liên
quan nhằm đảm bảo tính đồng bộ.
- Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án về cải cách
TTHC nói chung và TTHC trong lĩnh vực đầu tư nói riêng còn thấp.
Nhất là kinh phí đầu tư cho hệ thống trang thiết bị ứng dụng CNTT
trong cơ quan hành chính nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Trình độ đội ngũ cán bộ công chức nói chung, kể cả cấp huyện
và cấp xã, còn có những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt
là các huyện vùng cao, giao thông đi lại khó khăn và ở vị trí xa trung
tâm thành phố như Võ Nhai. Kỹ năng giao tiếp của công chức làm
việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa đồng đều.
- Hoạt động kiểm tra giám sát thực thi công vụ đối với cán bộ,
công chức chưa được thường xuyên và liên tục.
Ngoài ra, còn chưa có nhiều sáng kiến, giải pháp đột phá trong
cải cách TTHC nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và có ý nghĩa thực
tiễn, chưa xây dựng được phong trào hiến kế, sáng kiến, giải pháp
trong cải cách hành chính.
4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế


24
Nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác cải cách
TTHC trong đầu tư của một số lãnh đạo các sở, ngành còn chưa toàn
diện, trách nhiệm đối với cải cách TTHC trong đầu tư của một bộ
phận lãnh đạo còn chưa cao, chưa xác định và hiểu rõ về cải cách

TTHC trong đầu tư có tác động mạnh mẽ và lan tỏa đến sự phát triển
kinh tễ xã hội tại địa phương.
Một số sở, ngành còn chưa rà roát triệt để được các TTHC trong
đầu tư, dẫn đến các TTHC trong đầu tư còn rườm rà, kéo dài thời
gian. Sự phối kết hợp giữa các sở, ngành còn chưa thật sự ăn khớp,
liên thông. Việc triển khai đưa Trung tâm HCC của tỉnh vào hoạt
động còn chưa kịp thời, dẫn đến việc thực hiện các TTHC còn mất
nhiều thời gian, chi phí thực hiện, dẫn đến mức độ hài lòng của các
nhà đầu tư, doanh nghiệp còn chưa cao.
Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công
tác thực hiện TTHC trong đầu tư còn chưa cao. Một bộ phận cán bộ,
công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, ứng xử chưa đúng mực,
chuyên môn nghiệp vụ còn chưa đáp ứng được áp lực công việc nên
phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, gây khó khăn cho doanh
nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa”,
“một cửa liên thông” tại địa phương. Ngoài ra, còn chưa có cơ chế cụ
thể, rõ ràng để cá nhân và tổ chức tham gia giám sát đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức thực thi công vụ. Kỹ năng, năng lực về CNTT
của đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thực hiện TTHC trong
đầu tư còn chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của nhà đầu tư,
doanh nghiệp. Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, hệ thống CNTT
còn chưa tương xứng với yêu cầu cải cách TTHC trong đầu tư.
Chưa có nhiều cơ chế, chính sách thỏa đáng, cụ thể để khuyến
khích, động viên đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác liên quan
đến thực hiện TTHC trong đầu tư nhằm thúc đẩy đội ngũ này thực
hiện tốt và có nhiều sáng kiến đưa ra nhằm cải cách các TTHC trong
đầu tư hiện nay.
Kết luận chương 4
Chương 5. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
5.1. Quan điểm và định hướng cải cách thủ tục hành chính trong
đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
5.1.1. Quan điểm
5.1.2. Định hướng cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh
Thái Nguyên


25
5.2. Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu
tư tại tỉnh Thái Nguyên
5.2.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo tỉnh
5.2.2. Cải cách thể chế hành chính
5.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác thủ tục
hành chính trong đầu tư
5.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin
5.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về cải cách TTHC
trong đầu tư
5.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách thủ tục
hành chính trong đầu tư cho cán bộ, công chức và doanh nghiệp
5.2.7. Đổi mới, đơn giản hóa quy trình TTHC trong đầu tư
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh
Thái Nguyên” luận án đã đạt được các kết quả sau:
Thứ nhất, từ việc tổng hợp các công trình nghiên cứu được đăng tải
trên các tạp chí, luận án, công trình nghiên cứu của các tổ chức… cả trong
và ngoài nước có liên quan đến cải cách TTHC và cải cải TTHC trong đầu
tư có thể khẳng định việc nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu tư tại
tỉnh Thái Nguyên là có tính thời sự và ý nghĩa khoa học, đặc biệt là ý
nghĩa thực tiễn trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính công để xây

dựng chính phủ kiến tạo như yêu cầu của Chính phủ hiện nay.
Thứ hai, từ các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn
về cải cách TTHC trong đầu tư các khái niệm liên quan đến TTHC và
cải cách TTHC trong đầu tư như cải cách hành chính, cải cách TTHC,
cải cách TTHC trong đầu tư được đưa ra làm cơ sở để tác giả bám sát
thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ luận án. Các cơ sở lý luận và thực
tiễn cũng giúp làm rõ đặc điểm, phân loại TTHC trong đầu tư; xác định
và xây dựng được 5 nội dung nghiên cứu về cải cách TTHC trong đầu
tư và đưa ra 5 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cải cách TTHC
trong đầu tư.
Thứ ba, từ những kinh nghiệm thực tiễn về cải cách TTHC trong
đầu tư ở 3 tỉnh, thành phố có tính tương đồng nhưng có mức độ cải
cách và thu hút đầu tư lớn tại Việt Nam là Quảng Ninh, Bắc Ninh và
Đà Nẵng, giúp rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên trong
đó nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo địa phương trong quá trình cải
cách TTHC trong đầu tư. Bên cạnh đó, việc thành lập Trung tâm Hành
chính công của tỉnh và các huyện là một trong những giải pháp đột phá
để cải cách quá trình thực hiện TTHC trong đầu tư cho các tỉnh.
Thứ tư, vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương
pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Đồng thời từ việc
vận dụng các phương pháp phân tích định lượng để làm rõ mức độ


×