Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Hôn nhân của người tày ở vùng biên giới huyện phục hòa, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 185 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ ANH HÒA

HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TÀY Ở VÙNG BIÊN GIỚI
HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ ANH HÒA

HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TÀY Ở VÙNG BIÊN GIỚI
HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Nhân học
Mã số: 9 31 03 02

NGỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ DUY ĐẠI
2. TS. ĐẬU TUẤN NAM

HÀ NỘI, 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Hôn nhân của người Tày ở vùng
biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng là kết quả nghiên cứu của cá
nhân, với các số liệu trung thực, nguồn tư liệu bổ trợ đều được trích dẫn đầy
đủ, chính xác.
Nếu có sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Lê Anh Hòa


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ đề tài: Hôn nhân của người Tày ở vùng
biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự chỉ dạy, động viên, giúp đỡ rất nhiều từ tập thể giáo viên, TS.
Lê Duy Đại và TS. Đậu Tuấn Nam. Mỗi lời chỉ dạy của các thầy là một định
hướng để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Vì vậy, tôi xin trân trọng được bày tỏ
lòng biết ơn đến hai thầy giáo của mình.
Bên cạnh các thầy giáo hướng dẫn trực tiếp, tôi nhận được sự chỉ dạy
tận tình, những giúp đỡ và những lời khích lệ của tập thể các giáo sư, phó giáo
sư, tiến sĩ là giảng viên Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học viện Khoa
học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhất là PGS.TS. Phạm
Quang Hoan, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh, PGS.TS. Đặng Thị Hoa,
PGS.TS. Nguyễn Song Hà. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã
tạo điều kiện cho tôi được học tập, trưởng thành trong nghề mà mình theo
đuổi. Cảm ơn các đồng nghiệp, trong đó phải kể đến PGS.TS. Phạm Văn
Dương, TS. Vi Văn An, TS. Võ Mai Phương, PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu,

những người luôn nhắc nhở, động viên tôi, đồng thời đưa ra những lời khuyên
vô cùng quý giá.
Cuối cùng và vô cùng quan trọng, tôi xin cảm ơn tới một số cán bộ
chuyên trách tại một số phòng ban của UBND huyện Phục Hòa, tỉnh Cao
Bằng và những người dân đã kể cho tôi nghe về câu chuyện hôn nhân, cuộc
sống mưu sinh, những vui buồn của họ ở vùng biên giới huyện Phục Hòa.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU................................................................................................................11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................. 11
1.2. Cơ sở lý thuyết......................................................................................... 25
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu...................................................................34
1.4. Người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa......................................... 40
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TÀY TRUYỀN
THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI................................................................................50
2.1. Đặc điểm hôn nhân truyền thống.............................................................50
2.2. Những biến đổi trong hôn nhân............................................................... 77
CHƯƠNG 3. HÔN NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI....................................... 94
3.1. Đặc điểm vùng biên giới với hôn nhân xuyên biên giới..........................94
3.2. Tình hình hôn nhân xuyên biên giới ở vùng biên giới huyện Phục Hòa . 95
3.3. Những đặc điểm kết hôn xuyên biên giới..............................................102
3.4. Lễ cưới của các cặp hôn nhân xuyên biên giới......................................112
3.5. Mức độ liên lạc gia đình........................................................................ 115

3.6. Một số yếu tố cơ bản tác động đến hôn nhân xuyên biên giới ở vùng biên
116
CHƯƠNG 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI, GIÁ TRỊ
HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA.........................................121
4.1. Những yếu tố tác động đến biến đổi hôn nhân...................................... 121
4.2. Giá trị của hôn nhân...............................................................................131
4.3. Một số vấn đề đăt ra đối với hôn nhân vùng biên giới...........................137
4.4. Một số kiến nghị.................................................................................... 143
KẾT LUẬN..................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU
SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................150


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

Chủ tịch

GS

Giáo sư

NK

Nhập khẩu

PGS


Phó giáo sư

PL

Phụ lục

Tc

Tạp chí

Tr

Trang

TS

Tiến sĩ

UBND

Uỷ ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

VDTH

Viện Dân tộc học


XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Dân số các xã, thị trấn vùng biên giới huyện Phục Hòa....................42
Bảng 2. Xuất phát của các cuộc hôn nhân (%)............................................. 109
Bảng 3. Lý do chính quyết định hôn nhân (%).............................................112
Bảng 4. Tỷ trọng mức độ gặp mặt với người nhà ở Cao Bằng (% hộ).........116
Biểu đồ thống kê hôn nhân hỗn hợp tộc người ở thị trấn Tà Lùng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân là vấn đề cơ bản trong nghiên cứu nhân học, một phần quan
trọng trong đời sống xã hội gắn liền với những tập tục, nghi lễ thể hiện sắc
thái văn hóa riêng của mỗi tộc người, qua đó thừa nhận tính hợp pháp của
quan hệ giới tính. Ở chiều cạnh khác,

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về hôn nhân của các tộc người tại
các vùng miền khác nhau nhưng nghiên cứu trường hợp tại vùng biên giới
Việt - Trung, nơi đời sống kinh tế, xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các dòng
chảy qua lại hai bên biên giới gồm: “dòng chảy của hàng hóa, của tư tưởng và
của con người cũng như sự tương tác qua lại và quá trình tạo ra các ranh giới
ở vùng biên” [23, tr. 28] thì chưa nhiều.

Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, kinh tế phát triển nhanh chóng, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, vùng
biên giới xa xôi vốn được xem như vùng ven, vùng đệm không nằm ngoài quy
luật đó, thậm chí đôi chỗ quá trình phát triển, biến đổi còn diễn ra nhanh hơn
nhiều khu vực nằm sâu trong nội địa. Tại đây, những thay đổi đang diễn ra rõ nét

ở hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội tộc người, điển hình là giao lưu, giao
thoa văn hóa tộc người diễn ra nhanh chóng. Ở khía cạnh hôn nhân, các cuộc
hôn nhân hỗn hợp tộc người ngày càng trở nên phổ biến. Hôn nhân xuyên
biên giới giữa các tộc người ở vùng biên giới hai quốc gia đã và đang là vấn
đề có thể gây mất ổn định an ninh xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu về hôn nhân
vùng biên giới bên cạnh góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người còn giải
quyết được các thách thức của cộng đồng nơi đây trên bước đường phát triển,
hội nhập toàn cầu hóa hiện nay.
1


Người Tày là tộc người thiểu số có dân số lớn nhất ở Việt Nam. Theo
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, người Tày có 1.626.392 người, cư trú
tập trung ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Riêng ở tỉnh Cao Bằng, người Tày cư trú
ở 12 huyện và 01 thành phố tỉnh lỵ, trong đó có 7 huyện biên giới, với dân số
207.805 người, chiếm 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam [128, tr. 151]. Họ
có chung nguồn gốc lịch sử và tương đồng văn hóa với người Nùng (Việt Nam)
và người Choang (Trung Quốc), được xem là cư dân sinh sống lâu đời ở các tỉnh
miền núi phía Bắc nhưng đồng thời có quan hệ tộc người liên xuyên biên giới.
Ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, nơi có cửa khẩu quốc
tế Tà Lùng tương đối sôi động, nhờ vậy đời sống kinh tế, xã hội của người Tày

đang có những thay đổi, chuyển biến nhanh chóng. Trong đời sống thường
nhật, họ có mối quan hệ mật thiết với các tộc người cùng cư trú như người

Nùng, người Kinh (Việt Nam) và người Choang ở bên kia biên giới Trung
Quốc. Nghiên cứu về hôn nhân của người Tày tại đây bên cạnh cho thấy các
đặc điểm hôn nhân của tộc người còn thấy bức tranh về đời sống cư dân vùng
biên giới Việt – Trung nói chung, thấy được quá trình phát triển tộc người,
khả năng thích ứng, những biến đổi văn hóa và hiện trạng hôn nhân xuyên
biên giới. Những vấn đề đó là cơ sở đề xuất các chính sách nhằm bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa tộc người trong hôn nhân, các chính sách phát triển
bền vững an ninh xã hội vùng biên giới.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và các giá trị thực tiễn trên, NCS chọn
chủ đề Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh
Cao Bằng làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, phân tích đặc điểm truyền thống và biến đổi hôn nhân của
người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng nhằm góp phần bảo

2


lưu giá trị văn hóa tộc người, thấy được quá trình phát triển tộc người, quan
hệ tộc người trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội vùng biên đã và đang có
nhiều thay đổi.
Làm rõ xu hướng và những vấn đề đặt ra trong hôn nhân của người Tày
ở đây, nhất là vấn đề hôn nhân xuyên biên giới, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm phát huy các giá trị của hôn nhân trong mục tiêu bảo tồn các giá trị văn
hóa tộc người.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng và làm rõ cơ sở lý luận, ý nghĩa khoa học, thực tiễn nghiên
cứu về hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới.
- Nghiên cứu, trình bày quan niệm, nguyên tắc, hình thức hôn nhân, các

bước trong nghi lễ hôn nhân, cư trú sau hôn nhân và hôn nhân xuyên biên giới
để thấy đặc điểm hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới.
- Chỉ ra những biến đổi trong hôn nhân, các yếu tố tác động, những vấn đề
và xu hướng hôn nhân, đồng thời nêu ra các giải pháp để bảo lưu, phát huy các

giá trị truyền thống trong cuộc sống đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên của luận án là hôn nhân của người Tày ở vùng biên
giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Trong đó, đề tài chú trọng nghiên cứu các đặc điểm, những biến đổi của
hôn nhân và một khía cạnh đặc biệt khác là những người kết hôn qua biên giới
Việt - Trung (hôn nhân xuyên biên giới).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: tìm hiểu quan niệm, tập quán, các hình
thức, nghi lễ hôn nhân, những biến đổi hôn nhân truyền thống và thực trạng
hôn nhân xuyên biên giới của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa.
3


- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã (Triệu Ấu, Cách
Linh, Đại Sơn, Mỹ Hưng) và hai thị trấn (Hòa Thuận, Tà Lùng) của huyện Phục
Hòa, tỉnh Cao Bằng. Đó là những địa phương có đường biên giới quốc gia giữa

nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, dân cư phần lớn là người Tày, Nùng và có mối quan hệ mật thiết
với những người đồng tộc ở bên kia biên giới.
- Phạm vi thời gian: Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc “Đổi mới”
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giúp kinh tế đất nước phát

triển nhanh, ổn định, từ đó văn hóa, xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc. Nhiều
nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội vì vậy chọn năm 1986 làm dấu mốc để
so sánh sự thay đổi các vấn đề cần nêu.
Cuộc sống của người Tày ở vùng biên giới Việt - Trung nằm trong bối
cảnh chung của đất nước nhưng có những đặc điểm riêng. Một mốc thời gian đặc
biệt quan trọng, đem đến nhiều thay đổi hơn là năm 1991, khi Việt Nam và
Trung Quốc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh biên giới kéo dài 10 năm
(1979-1989). Kể từ đây, việc thông thương, qua lại biên giới hai quốc gia được
khôi phục; các sản phẩm, vật nuôi của cư dân vùng biên không chỉ được bán ở
địa phương mà còn được bán cho người Trung Quốc và ngược lại. Điều đó góp
phần không nhỏ giúp đời sống kinh tế của cư dân vùng biên khởi sắc, đem đến
những chuyển biến, thay đổi trong đời sống văn hóa, xã hội trong đó có hôn nhân
và hình thức kết hôn xuyên biên giới gia tăng. Bởi vậy, NCS chọn năm 1991 là
mốc thời gian đánh dấu sự biến đổi trong hôn nhân và các khía cạnh xã hội khác
của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận

4


Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án, mặc dù hôn nhân được xác
định là mục tiêu nghiên cứu nhưng NCS không xem đó là một thành tố độc lập
mà được đặt trong bối cảnh văn hóa, xã hội của người Tày ở vùng biên giới
huyện Phục Hòa, cũng như trong mối quan hệ với cộng đồng các tộc người khác
để thấy rõ những nét riêng biệt hoặc tương đồng trong hôn nhân của người Tày.

Luận án dựa vào quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận, xem xét sự vật và hiện tượng. Hôn

nhân được đặt trong bối cảnh lịch sử phát triển tộc người, cộng đồng, theo
dòng thời gian và không gian xã hội. Xem xét hôn nhân trong sự vận động,
biến đổi của tổng hòa các nhân tố từ kinh tế, chính trị, xã hội, hoàn cảnh cá
nhân để lý giải những nguyên do căn bản, cội nguồn tạo nên sự thay đổi trong
hôn nhân của người Tày ở huyện Phục Hòa hiện nay.
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề hôn nhân
như Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới...; các chính sách dành cho
các tộc người thiểu số cư trú khu vực miền núi, biên giới hải đảo, chính sách
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người làm cơ sở trong đánh giá, nhìn
nhận về hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa hiện nay.
Các quan điểm, tư tưởng trên là cơ sở định hướng và phát triển tư duy
nghiên cứu, giúp NCS nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, chân xác hơn các vấn đề
trong hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa.

5


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án thực hiện trong khoảng thời gian tương đối dài, từ năm 2012
đến nay, nhờ vậy, các thông tin, nhận định có thêm thời gian kiểm chứng. Để
có được nguồn tư liệu và hoàn thiện luận án, NCS sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu khác nhau, gồm: điền dã dân tộc học, phương pháp chuyên
gia, phương pháp phân tích, so sánh. Trong đó, điền dã dân tộc học là phương
pháp chính cho phép có được nguồn tư liệu phản ánh chân thực, sinh động
thực tiễn vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điền dã dân tộc học
Điền dã dân tộc học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành Dân
tộc học, Nhân học. Ở đây, quá trình tham gia trực tiếp, hòa nhập của người
nghiên cứu vào cộng đồng nghiên cứu, với các thao tác cơ bản: quan sát tham

dự, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Trong thời gian từ năm 2012 đến nửa
đầu năm 2019, NCS đã có nhiều chuyến điền dã tại địa bàn nghiên cứu, mỗi
chuyến thường kèo dài từ một tới hai tuần. Chuyến điền dã gần nhất diễn ra
vào cuối tháng 4 năm 2019 trong thời gian một tuần. Địa bàn nghiên cứu
tương đối rộng, có 4 xã và 2 thị trấn biên giới, vì vậy, mỗi chuyến điền dã,
NCS thường chỉ có thể tìm hiểu tại 2 hoặc 3 đơn vị hành chính trong số đó.
Việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu phụ thuộc vào dạng thông tin cần khai thác
với mục tiêu cơ bản có được đa dạng giọng nói của chủ thể, bên cạnh phản
ánh hoàn cảnh, quan điểm cá nhân về vấn đề hôn nhân còn thấy được đặc
điểm chung của cộng đồng cùng cư trú tại từng địa bàn riêng biệt. Có những
chuyến điền dã chỉ đơn thuần tham dự đám cưới của một đôi bạn trẻ. Nhìn
chung, mỗi chuyến điền dã, các thao tác nghiên cứu: phỏng vấn sâu, quan sát
tham dự, thảo luận nhóm đều được NCS sử dụng.
+ Phỏng vấn sâu: giữ vai trò quan trọng nhất trong nghiên cứu này bởi nó
cho phép NCS có được đa dạng góc nhìn, quan điểm của các đối tượng nghiên

6


cứu. Đối tượng lựa chọn phỏng vấn sâu rất đa dạng, có những người làm công
tác quản lý tại cấp huyện, cấp xã và phần nhiều là dân ở các xóm/bản ở nhiều
lứa tuổi, trình độ khác nhau.
Tại cơ quan cấp huyện và xã, đối tượng phỏng vấn là các cán bộ quản lý
về kinh tế, dân tộc, văn hóa, thống kê, tư pháp, công an nhằm thu được các báo
cáo, số liệu và đánh giá về các vấn đề kinh tế, xã hội, hôn nhân và an ninh tại địa
phương. Vì vậy, tính ở cấp huyện và 06 đơn vị hành chính thuộc cấp xã, thị trấn
vùng biên, NCS phỏng vấn khoảng 30 người làm công tác quản lý. Tại các
thôn/xóm/bản của người Tày, đối tượng phỏng vấn đa dạng hơn, thường có
trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ và nhiều người khác ở các lứa tuổi, giới tính,
trình độ, vị trí xã hội khác nhau, có người đã kết hôn nhiều năm và chưa kết

hôn... Đối với người dân, các câu hỏi phỏng vấn sâu dành thường xoay quanh
câu chuyện hôn nhân của họ và các thành viên trong gia đình, ở đó có quan niệm
hôn nhân, lựa chọn người kết hôn, việc thực hiện các nghi lễ hôn nhân... Số
lượng người được phỏng vấn sâu sau nhiều đợt nghiên cứu trên 100 người, trong
đó có một số người được phỏng vấn nhiều lần như ông quan lang, bà pả mẻ (ông
mối, bà mối) bởi có sự hiểu biết sâu sắc về đời sống kinh tế, xã hội của cộng
đồng và tập quán hôn nhân. Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu thường từ 20
phút tới 2 tiếng, một số ít trường hợp thời lượng kéo dài từ 4 đến 5 tiếng, phụ
thuộc vào mức độ hiểu biết, hấp dẫn của thông tin mà họ cung cấp.
+ Quan sát tham dự: giữ một vai trò quan trọng trong điền dã dân tộc học
nói chung. Việc đi vào từng xóm/bản, vào từng nhà, quan sát công việc đồng

áng, chăn nuôi, đi làm thuê của cư dân đã cho phép NCS cảm nhận được thực
tế cuộc sống người Tày vùng biên giới.
Luận án nghiên cứu về hôn nhân của người Tày nên NCS đặt ra mục tiêu
cần tham dự các bước nghi lễ hôn nhân từ đám dạm, đám hỏi, đám cưới của ít
nhất từ 2 đến 3 cặp đôi. Việc thực hiện không đơn giản như dự kiến ban đầu do

7


địa bàn nghiên cứu ở xa, khó thu xếp thời gian tới tham dự, các bước nghi lễ
thường cách nhau vài tuần hoặc vài tháng, không biết thời điểm diễn ra đám
cưới.... Nhờ giúp đỡ của người dân địa phương, NCS đã phần nào đạt được mục

tiêu đặt ra khi tham dự được 03 đám cưới và một số lễ ăn hỏi, lễ dạm. Trong
quá trình tham gia các nghi lễ, ngoài ghi chép chi tiết các diễn tiến của nghi
lễ, NCS sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ như chụp ảnh, quay phim,
ghi âm. Nguồn tư liệu quan sát tham dự là cơ sở quan trọng để diễn giải các
nghi lễ hôn nhân, hình thành các nhận định, đánh giá dựa trên quan điểm cá

nhân dù xem trọng quan điểm của đối tượng nghiên cứu.
+ Thảo luận nhóm: có ý nghĩa quan trọng với kết quả nghiên cứu bởi cho

phép có được đa giọng nói ở cùng một thời điểm, thấy được sự đồng thuận
hoặc khác biệt trong quan điểm của những người tham gia thảo luận nhóm.
Bởi vậy, NCS mong muốn mỗi chuyến nghiên cứu điền dã có được ít nhất 3
đến 5 cuộc thảo luận nhóm. Do điền dã nghiên cứu bằng kinh phí tự túc, kinh
phí khó khăn nên khó cho NCS chủ động đưa ra đề nghị một cuộc thảo luận
nhóm từ 2 đến 5 người. May mắn, trong thời gian diễn ra các cuộc phỏng vấn
sâu, nhiều trường hợp người được phỏng vấn chủ động mời gọi người khác có
hiểu biết về vấn đề được hỏi tham gia trả lời, phần nhiều còn lại các cuộc thảo
luận nhóm được hình thành bởi sự tò mò, hiếu kỳ của những người khác rồi
chủ động tham dự. Mỗi cuộc thảo luận nhóm thường diễn ra trong khoảng 30
phút đến một tiếng. Nghiên cứu này có khoảng 40 cuộc thảo luận nhóm.
Các cuộc thảo luận nhóm thường xoay quanh chủ đề về quan điểm hôn
nhân, lựa chọn đối tượng kết hôn, các bước tiến hành hôn nhân, tình hình kinh
tế, xã hội của địa phương...
- Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, NCS luôn chủ động
gặp gỡ, trao đổi và xin ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về hôn nhân gia

8


đình, kinh tế, xã hội của các tộc người ở Việt Nam, đặc biệt về người Tày.
Qua 7 năm nghiên cứu đề tài, số lượng các lần gặp trao đổi với các chuyên gia
được thực hiện tương đối nhiều, khoảng trên 30 lần. Thời gian mỗi lần trao
đổi thường khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng.
Ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu đã giúp NCS định hướng nghiên
cứu, có được những góc nhìn, đánh giá về hôn nhân của người Tày chính xác

hơn, thấy được mối liên hệ giữa hôn nhân với các vấn đề kinh tế, xã hội tại
địa bàn nghiên cứu và sự phát triển chung của cả nước.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp…
Luận án dựa vào phương pháp phân tích, so sánh hoàn cảnh cá nhân,
bối cảnh kinh tế, xã hội, thời điểm kết hôn để thấy sự khác biệt về quan điểm
hôn nhân, câu chuyện hôn nhân của nhiều người khác nhau trong cùng một
cộng đồng nghiên cứu, từ đó tìm ra đặc điểm chung về hôn nhân của người
Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Kết quả nghiên cứu của luận án bên cạnh dựa chủ yếu vào nguồn tư liệu
có được từ các chuyến điền dã nghiên cứu còn dựa vào các kết quả nghiên
cứu có trước làm cơ sở so sánh, phân tích thấy được sự tương đồng và khác
biệt giữa hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao
Bằng với các địa phương khác trong nước.
5. Nguồn tư liệu luận án
- Tư liệu điền đã Dân tộc học: khảo sát thực địa tại 4 xã và 2 thị trấn
vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích số liệu từ kết quả khảo sát tại tỉnh Cao Bằng của đề tài cấp Nhà
nước KX01-HNXBG. Mẫu khảo sát: E: 100 người Tày; E 100 người Nùng.
- Các tài liệu thứ cấp.

9


6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số nghiên cứu về hôn nhân của
người Tày, nhưng đây là công trình đầu tiên thực hiện tại vùng biên giới
huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Bên cạnh những đặc điểm tương đồng với
người Tày cư trú tại các địa phương khác, đời sống của người Tày tại đây chịu
chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố vùng biên giới Việt – Trung như sự
giao thương qua lại, mối quan hệ tộc người hai bên biên giới... Trong đó, nổi

lên vấn đề hôn nhân xuyên biên giới trong nhiều năm trở lại đây.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Tư liệu luận án trình bày các đặc điểm hôn nhân của người Tày ở vùng
biên giới không chỉ góp phần nhận diện giá trị văn hóa tộc người được bảo
lưu trong hôn nhân mà còn là cơ sở để so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa
hôn nhân của người Tày tại đây với các địa phương khác, nơi có sự khác biệt
về đặc điểm tự nhiên, xã hội...
Kết quả của luận án là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng chính sách
bảo tồn, phát huy văn hóa tộc người, giải quyết các vấn đề tiêu cực phát sinh
trong hôn nhân nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, ổn định cho cư dân cư
trú ở khu vực biên giới Việt - Trung.
7. Cơ cấu luận án
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của luận án được cơ cấu thành 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát
về người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng
Chương 2: Đặc điểm hôn nhân của người Tày truyền thống và biến đổi
Chương 3: Hôn nhân xuyên biên giới
Chương 4: Những yếu tố tác động đến biến đổi, giá trị hôn nhân và một
số vấn đề đặt ra
10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Người Tày có dân số đông nhất trong 53 tộc người thiểu số ở Việt Nam,
có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời nên thu hút được nhiều nhà khoa

học trong và ngoài nước nghiên cứu.
1.1.1. Nghiên cứu về người Tày
1.1.1.1. Nghiên cứu của các học giả ngoài nước về người Tày
Vào những năm đầu của thế kỉ 20, một số học giả người Pháp đã quan
tâm và nghiên cứu về người Tày. Trước hết kể đến các công trình của học giả
nổi tiếng A. Bonifacy, như: Những nghi lễ trong tang ma của người Thổ
(1904) [8], Sưu tập truyện cổ tích Thổ trên hai bờ sông Lô (1905) [9], Khởi
nghĩa của người Tày năm 1983: ghi chép tác chiến quân đội vì sự đàn áp
(1907) [10], Tết Hồ Bồ của người Tày (1915) [11], Lòng kiên nhẫn vô biên:
truyện cổ tích Thổ (1915) [12]. Qua các bài viết, ông đưa ra một số nhận định
có giá trị tham khảo như tang lễ của người Thổ không khác gì với tang lễ của
người Việt vì người Thổ và người Việt đều tiếp thu nền văn minh Trung Quốc;
tết Hồ Bồ của người Tày gắn với nghi lễ nông nghiệp, không có kiêng kỵ,
cũng như cầu khấn Phật... Bên cạnh đó, còn có công trình của A.Biddet
(1918) về Nguồn gốc lịch sử, sự giống và khác nhau giữa người Thổ với
người Choang ở Quảng Tây, Trung Quốc [7]. Trong đó, A.Biddet bàn về sự
giống nhau giữa người Thổ ở Lạng Sơn, Cao Bằng với người Choang ở
Quảng Tây (Trung Quốc) và người Kinh, người Nùng, người Thái, người
Mường (Việt Nam) trên các phương diện: tộc tính, ngôn ngữ…

11


Trong nhiều năm trở lại đây, nghiên cứu của các học giả ngoài nước về
người Tày có lẽ ngày càng phong phú nhưng dù cố gắng NCS chưa tiếp cận
được do thiếu thông tin tìm nguồn tư liệu và rào cản về ngôn ngữ, đặc biệt là
nghiên cứu của các học giả Trung Quốc được viết bằng tiếng Trung.
Vào năm 2015, tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam có 02 luận văn
thạc sĩ ngành Việt Nam học bảo vệ thành công của các học viên người Trung
Quốc tên là Cai Li Chao (Thái Lập Siêu) [17] và Qin Yu Qiao (Đàm Vũ Tiếu)

[94] nghiên cứu về tín ngưỡng và tục cưới hỏi của người Tày ở khu vực biên
giới tỉnh Cao Bằng so sánh với người Choang ở khu vực biên giới phía Nam
Quảng Tây (Trung Quốc). Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều điểm tương đồng
trong tín ngưỡng và tục cưới xin của người Tày và người Choang, góp phần
khẳng định mối liên hệ xuyên suốt lịch sử của hai tộc người này, cũng như cơ
sở xem xét các nhân tố tạo dựng các cuộc hôn nhân xuyên biên giới.
Nhìn chung, mặc dù NCS chưa tiếp cận được nhiều các nghiên của các
học giả ngoài nước về người Tày, đặc biệt ở hôn nhân nhưng những gì đã có
cơ bản giúp NCS có được thêm những góc nhìn, đánh giá quan trọng hoàn
thiện nội dung luận án.
1.1.1.2. Nghiên cứu của học giả trong nước về người Tày và hôn nhân
người Tày
Có thể khẳng định người Tày là một trong số ít tộc người được nhiều
học giả trong nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa,
xã hội khác nhau, phần nào phù hợp với vai trò, vị thế và đóng góp của họ
trong lịch sử hình thành, phát triển, đấu tranh và xây dựng đất nước. Ở phần
viết này, NCS điểm nhấn một số nghiên cứu về người Tày, đặc biệt hơn với
nghiên cứu về hôn nhân.
Từ triều đại nhà Lê, nhà Nguyễn, người Tày đã được đề cập trong các
cuốn sách nổi tiếng như Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (1726-1784) [36]
12


và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782-1840) [24]…
Mặc dù tư liệu ở mức độ khái lược nhưng giúp thế hệ sau phần nào hiểu được
sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày ở Việt Nam trong các thế kỷ trước.
Sau khi đất nước thống nhất 1975, nhất là những năm gần đây, ngày
càng có nhiều học giả nghiên cứu về người Tày. Dự tính đến thời điểm hiện
tại có trên 120 đầu mục tài liệu gồm sách và tạp chí viết về người Tày, ở đó đề
cập đa dạng các vấn đề từ nguồn gốc tộc người, văn hóa vật chất, văn hóa tinh

thần, tôn giáo và văn học nghệ thuật... Chủ đề hôn nhân, gia đình, đặc biệt
phong tục cưới xin là một trong những khía cạnh đời sống thu hút quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu.
Một trong cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về văn hóa Tày sau năm 1975
kể đến là ấn phẩm Văn hóa Tày Nùng của các tác giả Hà Văn Thư và Lã Văn
Lô (1982) [121]. Cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh văn hóa của người
Tày, Nùng như tín ngưỡng tôn giáo, sinh đẻ, ma chay, tiếng nói, chữ viết... và
một phần nhỏ về hôn nhân. Các đặc điểm hôn nhân như tuổi kết hôn, nguyên
tắc trong quan hệ hôn nhân, các bước tiến hành hôn nhân được diễn giải cơ
bản, có thể xem như khởi đầu, đề dẫn cho các nghiên cứu hôn nhân sau này.
Giả dụ như nhận định: “hôn nhân ở vùng Tày, Nùng có tính chất mua bán...”
[121, tr. 42] được nhiều nghiên cứu tiếp nối đề cập.
Cuốn sách Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam của Viện Dân tộc học
xuất bản năm 1992 [135] góp phần đầy đủ hơn cho nghiên cứu tổng quan về
người Tày. Ở phần viết về hôn nhân, mặc dù các tác giả chỉ dành hơn 20 trang
sách trong tổng số 332 trang sách nhưng cho thấy rõ nét đặc điểm hôn nhân
của người Tày từ các nguyên tắc kết hôn, việc tìm hiểu, cư trú sau hôn nhân,
nghi lễ đám cưới... Các vấn đề được đề cập trong sách góp phần định hình cho
các nghiên cứu hôn nhân sau này nói chung và người Tày nói riêng.

13


Vào năm 1994, nghiên cứu của tác giả Đỗ Thúy Bình [6] về Hôn nhân
và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam có thể xem là nghiên
cứu đầu tiên tập trung ở khía cạnh hôn nhân và gia đình dù tập hợp 3 tộc
người cùng ngữ hệ. Ở phần nghiên cứu về hôn nhân, tác giả tìm hiểu nhiều về
Luật hôn nhân gia đình, những đánh giá đặc điểm hôn nhân được minh chứng
bằng các số liệu điều tra xã hội học. Có lẽ đây là phương cách ít người làm
với thể loại chủ đề này tại thời điểm đầu những năm 1990 nhưng có giá trị

thiết thực với những ai tiếp nối nghiên cứu về hôn nhân của người Tày trong
so sánh với người Nùng, Thái sau này.
Cùng trong năm 1994, các tác giả Hoàng Quyết, Tiến Dũng [101] xuất
bản ấn phẩm Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc. Việt Bắc là địa danh
phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bao trùm nhiều tỉnh ở miền
núi phía Bắc và nay gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang,
Tuyên Quang, Thái Nguyên. Với tựa đề về phong tục tập quán, các tác giả đã
dành toàn bộ Chương II để viết Phong tục tập quán về lễ cưới và Lễ cưới. Ở
phần này, các tác giả miêu tả rõ ràng các bước chuẩn bị cho lễ cưới như tiền
bạc, lợn, tham gia phường họ bạn, giúp người khác về vật chất, tìm ướm chọn
con dâu tương lai, đưa con trai ra xã hội. Mỗi vấn đề là một câu chuyện được
kể về cách thức chuẩn bị đi cùng quan điểm xã hội đặt ra với nó. Sự phân định
rành mạch như vậy giúp người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt nội dung nghi lễ cưới
của người Tày.
Dựa trên nghiên cứu đã có, năm 1995 tác giả Triều Ân hợp tác cùng
Hoàng Quyết [2] xuất bản cuốn sách riêng về Tục cưới xin của người Tày.
Sách gồm hai phần nội dung chính: Tục cưới xin và lễ cưới và Thơ quan làng,
pả mẻ. Ở phần Tục cưới xin và lễ cưới phần nhiều được các tác giả tiếp nối và
bổ sung từ cuốn sách Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc (1994) bởi
vậy không có nhiều điểm mới trong nghiên cứu. Nhưng phần hai về Thơ quan
14


làng, pả mẻ là tư liệu rất có giá trị tham khảo trong nghiên cứu hôn nhân
người Tày. Thơ được dùng trong các tình huống đối đáp giữa ông quan làng,
bà pả mẻ là những người đại diện nhà trai và nhà gái trong ngày cưới, được
các tác giả sưu tầm tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái (Bắc Kạn, Thái
Nguyên), Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang.
Năm 1997, tác giả Nguyễn Thanh Nga [88] có bài viết về Phong tục
cưới xin cổ truyền của người Tày ở Cao Bằng, được đăng tải tại phần Tư liệu

dân tộc học trên Tạp chí Dân tộc học nên lượng thông tin, phân tích, đánh giá
khoa học không cao. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên về hôn nhân của
người Tày tại Cao Bằng, có thể dùng để so sánh thấy điểm tương đồng và
khác biệt với hôn nhân của người Tày ở nhiều địa phương khác trước đó.
Đến năm 2001, có một cuốn sách riêng về hôn nhân của người Tày ở
tỉnh Cao Bằng của các tác giả Hoàng Tuấn Nam và Bế Thanh Tuyền với tiêu
đề Việc dựng vợ gả chồng của người Tày ở Cao Bằng [86]. Các tác giả đều là
người Tày, như Hoàng Tuấn Nam (chủ biên) là người Tày ở huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng nên nguồn tư liệu có tính chính xác cao khi trực tiếp viết về tộc
người và địa phương của họ. Tuy nhiên, tư liệu đơn thuần mô tả, ít phân tích,
đánh giá. Phần một quyển sách tập trung diễn giải các bước tiến hành hôn
nhân, phần hai là các bài thơ quan làng, pả mẻ sưu tập được.
Vào năm 2010, tác giả La Công Ý [140] sau 30 năm gắn bó với sự
nghiệp nghiên cứu dân tộc học đã xuất bản cuốn sách trên 400 trang về tộc
người của ông với tiêu đề Đến với người Tày và văn hóa Tày. Đây là công
trình dày dặn đề cập nhiều lĩnh vực từ nguồn gốc lịch sử tộc người, ngôn ngữ,
sinh kế truyền thống, đời sống vật chất, quan hệ hệ xã hội, văn hóa phi vật thể
và những thành tựu hiện nay. Nguồn tư liệu được đúc kết từ các nghiên cứu có
trước, quá trình nhiều năm thực tế trải nghiệm với lối viết chắc chắn đã tạo
nên tổng quan tương đối hoàn chỉnh về người Tày. Phần nghiên cứu về hôn
15


nhân và gia đình trong chỉnh thế đó được miêu tả, diễn giải chi tiết, có sự so
sánh khác biệt hôn nhân của người Tày ở các vùng khác nhau. Tuy nhiên,
nghiên cứu thiên nhiều về miêu tả lối sống truyền thống mà ít thấy hơi thở
cuộc sống đương đại.
Năm 2013, tác giả Hoàng Thị Cành [15] xuất bản cuốn sách về Tục hôn
nhân cổ của người Tày Nguyên Bình thuộc Dự án công bố, phổ biến tài sản
văn hóa, văn nghệ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Với lối viết mộc

mạc như kể chuyện, tác giả đề cập đến quá trình tìm hiểu, không gian tìm
hiểu, mai mối, các bước tiến hành hôn nhân và đặc biệt những bài thơ quan
làng, pả mẻ được phiên âm bằng chữ quốc ngữ và viết bằng chữ nôm Tày. Bởi
huyện Nguyên Bình cùng thuộc tỉnh Cao Bằng nên sẽ rất hữu ích để NCS so
sánh, đối chiếu với hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục
Hòa.
Năm 2016, người Tày có thêm một công trình nghiên cứu cơ bản về họ
của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh và các cộng sự [108]. Nghiên cứu tại người
Tày tỉnh Tuyên Quang ở các khía cạnh kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa và cả
các giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Tày, trong đó có
một phần viết về hôn nhân truyền thống. Ở phần nội dung này, qua những
miêu tả sinh động về quan niệm hôn nhân, nguyên tắc hôn nhân, tính chất hôn
nhân..., có thể thấy rõ sự tương đồng trong vấn đề hôn nhân giữa người Tày
Tuyên Quang với người Tày ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Ngoài ra còn phải kể đến một số nghiên cứu của các NCS, học viên cao
học như luận án tiến sĩ của Bế Văn Hậu (2012) [51] nghiên cứu về biến đổi
văn hóa người Tày tại Lạng Sơn trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội. Ở đó
phân tích biến đổi về văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và xã hội, những
nguyên nhân tác động. Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Phương Nga (2017) [87]
nghiên cứu về tiếp biến văn hóa trong gia đình hỗn hợp dân tộc qua nghiên
16


cứu người Tày ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là vấn đề mới mẻ, thú
vị trong nghiên cứu hiện nay nhưng thực tiễn đang diễn ra phổ biến bởi sự gần
gũi, hòa đồng giữa các tộc người cùng cư trú giúp hình thành các gia đình đa
dạng về tộc người và văn hóa. Gần đây có thêm luận văn thạc sĩ của Hoàng
Đức Trung (2018) [130] nghiên cứu về hôn nhân của người Tày
ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Ở đó tác giả miêu tả, diễn giải
quan niệm hôn nhân, nguyên tắc hôn nhân, tuổi kết hôn và các bước tiến hành

hôn nhân...
Nhìn chung, nghiên cứu về người Tày, đặc biệt hôn nhân của người Tày
là chủ đề liên quan trực tiếp đến luận án của NCS đã có khá nhiều, nhưng
thiên về mô tả, diễn giải và tại các nhóm người Tày cư trú trong nội tỉnh, xa
vùng biên giới. Bởi vậy, nghiên cứu này hy vọng sẽ tiếp nối được các thành
quả nghiên cứu trước, có thêm những tiếng nói của cộng đồng, người dân về
hôn nhân của họ và thấy được đặc điểm hôn nhân vùng biên giới.
1.1.2. Nghiên cứu về vùng biên và quan hệ vùng biên
Vùng biên nơi có vị trí địa lý đặc biệt với mỗi quốc gia, thường được
xem là vùng sâu, vùng xa, người dân có điều kiện kinh tế khó khăn, phát triển
chưa tương đồng với sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, các tộc
người cư trú vùng biên bên cạnh hưởng lợi, chịu tác động từ các chính sách,
tình hình chung của cả nước thì còn chịu ảnh hưởng từ các chính sách của
quốc gia liền kề và có mối quan hệ sâu sắc với các tộc người sinh sống bên
kia biên giới. Bởi các tính chất đó, nghiên cứu về một hoặc một số vấn đề
hiện tại về vùng biên giới là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bên
cạnh giá trị khoa học, còn mang nhiều giá trị thực tiễn trong phát triển bền
vững an ninh, xã hội biên giới quốc gia.
1.1.2.1. Nghiên cứu của các học giả ngoài nước về vùng biên và quan
hệ vùng biên
17


Nghiên cứu về vùng biên giới ban đầu chủ yếu bàn về tính hợp pháp
của các đường biên giới quốc gia. Cho đến nửa sau thế kỷ XX trở lại đây,
nghiên cứu về vùng biên đang trở thành một lĩnh vực khoa học được đặc biệt
quan tâm, không chỉ ở phương pháp tiếp cận liên ngành mà còn hình thành
các trung tâm nghiên cứu, đào tạo về đường biên và vùng biên giới [23, tr.33].
Bởi sự phong phú của các tư tưởng, ấn phẩm nghiên cứu về vùng biên giới
nên ở phần tổng luận này, NCS chỉ tập trung điểm một số nghiên cứu tiêu biểu

về vùng biên giới Việt - Trung.
Trước hết kể đến các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội vùng
biên. Năm 2005, các tác giả Chu Kiện và Lưu Đông Nhiệm (Trung Quốc) với
nghiên cứu Chính sách dân tộc của Việt Nam và ảnh hưởng của chính sách
đó đến khu vực dân tộc biên giới Trung Quốc [67]. Nghiên cứu cho rằng,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới và khu vực miền núi, dân
tộc thiểu số của Việt Nam đã thúc đẩy kinh tế vùng biên phát triển. Vì thế:
“Đây là vấn đề phía Trung Quốc quan tâm, đặc biệt là hai tỉnh Quảng Tây và
Vân Nam cũng nên học tập kinh nghiệm của Việt Nam, từng bước áp dụng
vào thực tế, tăng cường xây dựng khu vực biên giới Việt Trung, để khu vực
biên giới Trung Quốc nhanh chóng hưng thịnh” [67, tr.7]. Nghiên cứu này cơ
bản đứng ở một chiều đánh giá chính sách của Việt Nam với vùng biên giới
mà chưa xem xét, đánh giá chính sách “Hưng biên phú dân” của Trung Quốc
thực hiện tác động tới vùng biên Trung Quốc và Việt Nam.
Một lĩnh vực thứ hai được quan tâm là quan hệ kinh tế qua lại qua biên
giới hai quốc gia Việt - Trung như luận văn thạc sĩ của Zhung Juan (2010)
(Trung Quốc) với tiêu đề Border opened up: Everyday Business in ChinaVietnam Frontier (Mở cửa biên giới:Quan hệ thương mại vùng biên giới ViệtTrung) [152]. Ở đó, tác giả điểm lại các mốc chính trong quan hệ vùng biên
trước và sau mở cửa biên giới Việt-Trung, trong đó tập trung phân tích quan hệ

18


×