Tải bản đầy đủ (.docx) (199 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu di tích lịch sử tân trào, tỉnh tuyên quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 199 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ CÔNG BA

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG, ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ
PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ CÔNG BA

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG, ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ
PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ngành: Sinh thái học
Mã số: 9420120

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS Lê Ngọc Công
2. NCVC.TS Lê Đồng Tấn

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

2

2
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS Lê Ngọc Công và NCVC. TS Lê Đồng Tấn. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận án

Đỗ Công Ba

3

3


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Lê Ngọc Công và
NCVC.TS Lê Đồng Tấn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên
cứu và hoàn thành bản luận án này.

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý về
chuyên môn của GS.TSKH. Trần Đình Lý, PGS.TS Hoàng Chung, PGS.TS Nguyễn
Văn Sinh, PGS.TS Lưu Đàm Cư, PGS.TS Nguyễn Thế Hưng, PGS.TS Sỹ Danh
Thường, PGS.TS Hoàng Văn Ngọc, TS. Đỗ Hữu Thư, TS. Ma Thị Ngọc Mai, TS.
Lương Thị Thúy Vân, TS. Đinh Thị Phượng cùng các chuyên gia trong lĩnh vực
Sinh thái học, Động vật học, Lâm học, Thực vật học. Tôi thực sự biết ơn những sự
chỉ bảo quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Sinh học
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
giúp đỡ tôi xác định các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban
lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân viên Khu di tích lịch sử Tân Trào, Chi cục kiểm
lâm tỉnh Tuyên Quang. Tôi cũng xin cảm ơn cán bộ, chuyên viên UBND các cấp và
nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, cũng như điều tra
ngoài thực địa.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tân Trào; cán bộ, giảng viên
Phòng Đào tạo, Khoa Khoa học Cơ bản đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để tôi
tập trung học tập và hoàn thành luận án.
Cũng nhân dịp này cho tôi được tỏ lòng biết ơn đến gia đình và người thân
đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận án

Đỗ Công Ba
4

4



MỤC LỤC

5

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

TT

Từ viết tắt
BĐKH
BTNMT
BTTN
CTNR
ĐDSH
DLĐCT
DT
DTSQ
HST


10.

IUCN

11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.

KDTLS
KVNC
ODB
OTC
PCCCR
PTBV
PTNT
QCVN
SĐVN
TĐT
TTV
UBND


(Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên)
Khu di tích lịch sử
Khu vực nghiên cứu
Ô dạng bản
Ô tiêu chuẩn
Phòng cháy chữa cháy rừng
Phát triển bền vững
Phát triển nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam
Sách Đỏ Việt Nam
Tuyến điều tra
Thảm thực vật
Ủy ban nhân dân
United Nations
Educational, Scientific and Cultural

23.

UNESCO

Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp

VQG

quốc)
Vườn Quốc gia

24.


6

Ý nghĩa
Biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bảo tồn thiên nhiên
Canh tác nương rẫy
Đa dạng sinh học
Danh lục đỏ cây thuốc
Di tích
Dự trữ sinh quyển
Hệ sinh thái
Intermatonal Union for Conservation of Nature and NatureRescources

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

7

7


DANH MỤC CÁC HÌNH

8

8



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia
trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Trong những năm qua, ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đã phải gánh chịu
nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán, mất đất
canh tác, suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học…; Nguyên nhân gây ra biến đổi
khí hậu là do phát thải quá mức các khí nhà kính, đặc biệt là khí dioxitcacbon, diện
tích và chất lượng rừng bị suy giảm, tầng ôzon bị phá hủy dẫn đến làm tăng nhiệt độ
Trái đất và làm thay đổi khí hậu toàn cầu…
Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm chiến lược
giảm nhẹ (Mitigation) và chiến lược thích ứng (Adaptation). Một trong các giải
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu là tăng cường bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng
và phòng chống cháy rừng…[44]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây mặc dù đã
có nhiều cố gắng, nhưng diện tích rừng Việt Nam vẫn tiếp tục bị suy giảm nghiêm
trọng do các hoạt động khai thác gỗ trái phép, phá rừng lấy đất canh tác, mở rộng
khu công nghiệp và cháy rừng,...; Theo thống kê năm 2015, Việt Nam có khoảng
14.061.000 ha rừng (gồm 10.175.000 ha rừng tự nhiên và 3.886.000 ha rừng trồng),
với hệ thực vật, động vật rừng đa dạng, phong phú về chủng loại. Đến năm 2018,
rừng chỉ còn 13.785.642 ha, tỷ lệ che phủ đạt 41,65% nhưng vẫn chưa đảm bảo
mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước [8].
Tuyên Quang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên là
586.790 ha. Tuyên Quang có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao và có điều kiện
tự nhiên khá thuận lợi cho việc nâng cao năng suất sinh học của các hệ sinh thái tự
nhiên và nhân tạo. Điều này cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá đa dạng sinh học
nói chung, khu hệ thực vật nói riêng để xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển
bền vững ở Tuyên Quang là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng và là nhiệm vụ
hàng đầu [1].
Khu di tích lịch sử Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) với 138 điểm di tích nằm

trải rộng trên diện tích 48.035,27 ha (chiếm 8,12% diện tích tự nhiên toàn tỉnh)
9

9


thuộc địa bàn của 11 xã của 2 huyện Sơn Dương và Yên Sơn, cách Thành phố
Tuyên Quang 45 km về phía Đông Nam. Đây là vùng đồi núi thấp, có độ cao từ 95
- 814m so với mực nước biển. Tân Trào là Khu di tích lịch sử của cách mạng Việt
Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám, vì vậy ngày 10 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận Khu di tích lịch sử
Tân Trào là Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Từ khi được công nhận là Khu di tích
Quốc gia đặc biệt tới nay, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công
tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị đặc biệt của Khu di tích. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu đánh giá tính phong phú, đa dạng và vai trò của thảm thực vật đối với
sinh kế của người dân, bảo vệ môi trường và tạo nên cảnh quan của Khu di tích
còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng tới việc quy hoạch,
quản lý, bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học. Cùng với đó là sức ép dân số
ngày càng gia tăng, các hoạt động khai thác gỗ, củi, dược liệu, phá rừng làm
nương rẫy, săn bắt động vật trái phép… vẫn đang là thách thức lớn, bởi sinh kế
của người dân địa phương phần lớn dựa và sản xuất nông, lâm nghiệp với nguồn
thu nhập thấp, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống đan xen trong Khu di
tích. Vì vậy, đây là những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tính đa dạng sinh
học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng tại Khu di tích lịch sử Tân Trào trong
những năm qua.
Từ những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đề
xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định được tính đa dạng của thảm thực vật, hệ thực vật, vai trò của thực
vật, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất được một số giải pháp bảo tồn tính đa dạng
thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được tính đa dạng của thảm thực vật và mô tả được đặc điểm
(hình thái, cấu trúc) các kiểu thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh
Tuyên Quang.
10

10


- Xác định được tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần
loài, thành phần dạng sống, giá trị sử dụng, các yếu tố địa lý, giá trị bảo tồn) tại Khu
di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định được vai trò của thực vật và các yếu tố tác động ảnh hưởng đến
tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật tại Khu di tích
lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các kiểu thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng, thành phần thực
vật bậc cao có mạch tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Các loài
cây trồng nông nghiệp không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án là những dẫn liệu khoa học mới về tính đa
dạng của thảm thực vật (đặc điểm hình thái, cấu trúc của các kiểu thảm) và hệ thực
vật (thành phần loài, thành phần dạng sống, giá trị sử dụng, các yếu tố địa lý, giá trị
bảo tồn) tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
Luận án đưa ra những dẫn liệu khoa học về vai trò của thảm thực vật, hệ thực

vật trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường, sinh kế của người dân và những yếu tố
tác động ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh
Tuyên Quang.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp
bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý thảm thực vật và hệ thực vật tại Khu di tích lịch sử
Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế,
xã hội và môi trường.
5. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên sử dụng khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại
và mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc của các kiểu thảm thực vật tại Khu di tích
lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

11

11


- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về tính
đa dạng của hệ thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, gồm
726 loài, 462 chi, 137 họ, thuộc 6 ngành bậc cao có mạch.
- Luận án làm sáng tỏ vai trò của thảm thực vật, hệ thực vật trong việc bảo vệ
cảnh quan, môi trường, sinh kế của người dân và những yếu tố tác động ảnh hưởng
đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

12

12



Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) được dùng lần đầu tiên vào năm
1988, sau khi Công ước Đa dạng sinh học được ra đời năm 1992 thì thuật ngữ
ĐDSH đã được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu [ 111]. Hiện nay có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về đa dạng sinh học. Công ước ĐDSH (1992) đã
định nghĩa: “ĐDSH là sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn
trên trái đất, nó bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa
dạng hệ sinh thái” [103]. Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên đưa ra khái niệm:
“ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật,
động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ
sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” [42]. Ở Việt Nam, khái
niệm về ĐDSH đã được Luật Đa dạng sinh học (2008) định nghĩa như sau:
“ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái tự nhiên” [66]. Tuy
có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất
rằng, tính đa dạng sinh học được thể hiện ở 3 mức độ sau đây [83].
1.1.1.1. Đa dạng gen
Đa dạng gen (hay đa dạng di truyền) được thể hiện ở mức độ phân tử, đó là
trình tự sự sắp xếp của các nuleotit trong phân tử ADN của mỗi loài, thậm chí là của
mỗi cá thể trong cùng một loài khác nhau là khác nhau. Tính chất này qui định các
đặc trưng về hình thái, sinh thái và tính di truyền của từng loài. Đây là yếu tố tạo
nên đa dạng của thế giới sinh vật trên Trái đất mà con người chúng ta đang sinh
sống như hiện nay [69].
1.1.1.2. Đa dạng loài
Tính đa dạng loài được thể hiện ở mức độ cá thể, nó được đặc trưng bởi khả
năng trao đổi thông tin di truyền (giao phối, thụ phấn) với nhau và cho các thế hệ
con cái hữu thụ (có khả năng sinh sản) giữa các loài với nhau. Đa dạng loài là phạm
trù chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc số lượng phân loài (loài phụ) trên

Trái đất, ở một vùng địa lý, một quốc gia hay một sinh cảnh nhất định.
13

13


1.1.1.3. Đa dạng hệ sinh thái
Trong tự nhiên tồn tại những quần xã sinh vật bao gồm các loài sinh vật sinh
sống trong một không gian nhất định ở một thời điểm nhất định, có mối quan hệ với
nhau và với các nhân tố của môi trường tạo thành một thể thống nhất, tương đối ổn
định. Những quần xã sinh vật như thế gọi là hệ sinh thái và ở đó vòng tuần hoàn vật
chất, dòng năng lượng và dòng thông tin được thực hiện.
Ða dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở
cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó [87].
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [83], nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước đều công nhận trên thế giới có nhiều hệ sinh thái khác nhau, gồm: (1) Rừng
mưa nhiệt đới; (2) Rừng mưa á nhiệt đới - ôn đới; (3) Rừng lá kim ôn đới ; (4) Rừng
khô nhiệt đới ; (5) Rừng lá rộng ôn đới ; (6) Thảm thực vật Địa Trung Hải ; (7) Sa
mạc và bán sa mạc ẩm ; (8) Đồng rêu và sa mạc; (9) Sa mạc, bán sa mạc lạnh ; (10)
Trảng cỏ và đồng cỏ nhiệt đới; (11) Đồng cỏ ôn đới; (12) Thảm thực vật vùng núi;
(13) Thảm thực vật vùng đảo; (14) Thảm thực vật ao hồ.
1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững
1.1.2.1. Khái niệm
Trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” với nội dung: “Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”,
thuật ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 [16].
Khái niệm trên được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế, trong
báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) ghi rõ: “Phát triển
bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không

gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hay nói cách khác,
phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường
ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người [80].
Qua các khái niệm trên ta thấy nội dung nó hàm chứa sự bình đẳng giữa
những nước giàu, nước nghèo và giữa các thế hệ chứ không đơn thuần chỉ là các
nhân tố sinh thái hay nhân tố xã hội, con người.
14

14


1.1.2.2. Nội dung của phát triển bền vững
Nội dung cơ bản của phát triển bền vững có thể được đánh giá bằng những
tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
chất lượng môi trường [34].
Bền vững về kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với
việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ,
đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
Bền vững về xã hội là phải xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng
nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó giáo
dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi
đối tượng trong xã hội.
Bền vững về môi trường là các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo được phải
được sử dụng trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục được cả về số
lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng tiết kiệm
và hợp lý nhất. Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên...)
và môi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao
động và học tập của con người...), nhìn chung không bị các hoạt động của con
người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh

hoạt được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được bảo đảm, con người được
sống trong môi trường trong sạch.
Những tiêu chí nói trên là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo sự phát
triển bền vững của xã hội, nếu thiếu một trong những điều kiện đó thì sự phát triển
sẽ đứng trước nguy cơ mất bền vững [34].
1.1.2.3. Các nguyên tắc của phát triển bền vững
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc trong tác phẩm “Hãy cứu lấy
Trái đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững”, năm 1991 đã nêu ra 9 nguyên
tắc của một xã hội bền vững. Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng
trong thực tế của một thế giới đầy các biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa. Thực

15

15


tế đòi hỏi cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực tế
hơn. Hệ thống 7 nguyên tắc mới do Luc Hens (1995) xây dựng về phát triển bền
vững bao gồm: (1) Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân; (2) Nguyên tắc phòng
ngừa; (3) Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ; (4) Nguyên tắc bình đẳng trong nội
bộ thế hệ; (5) Nguyên tắc phân quyền, ủy quyền; (6) Nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền; (7) Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền (dẫn theo Nguyễn Đình
Hòe, 2009 [37]).
1.1.3. Khái niệm bảo tồn sinh học
1.1.3.1. Khái niệm
Bảo tồn sinh học là một nguyên lý khoa học được xây dựng để bảo vệ các
loài, thiết lập các khu bảo tồn mới và củng cố, nâng cấp các Vườn Quốc gia cũng
là để xác định những loài nào trên Trái đất được bảo tồn cho tương lai. Bảo tồn
sinh học là một khoa học đa ngành, tập hợp được rất nhiều người và nhiều tri
thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng

ĐDSH hiện nay [60].
Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng bảo tồn sinh học có hai mục tiêu: một là
tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với các loài,
các quần xã và các HST; hai là xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự
tuyệt diệt của các loài và nếu có thể được, cứu trợ các loài đang bị đe dọa bằng cách
đưa chúng hội nhập trở lại các HST đang còn phù hợp với chúng.
1.1.3.2. Bảo tồn với phát triển bền vững ở Việt Nam
Bảo tồn với phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam đã được đặt ra từ vài
chục năm gần đây, trong đó đề cập đến các vấn đề cơ bản như sau:
- Thể chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở
Việt Nam
Việt Nam đã hội nhập với thế giới khá sớm trong các lĩnh vực liên quan tới
bảo tồn ĐDSH và PTBV. Việt Nam đã tham gia Hội nghị về Môi trường và phát
triển năm 1992 và năm 1994 đã ký Công ước ĐDSH. Một hệ thống thể chế, các
chính sách và pháp luật về môi trường, bảo tồn ĐDSH và PTBV đã được xây dựng
khá đầy đủ ở nước ta. Cụ thể: Việt Nam đã thành lập Hội đồng PTBV từ năm 2005,
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để định hướng cho công tác
16

16


bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH, gắn với phát triển kinh tế-xã hội và nhiều văn
bản luật, văn bản dưới luật để triển khai thực hiện trên thực tế. Nhiều chiến lược có
liên quan đã được xây dựng, bao gồm: Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020; Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006-2020; Chiến lược Quản lý hệ thống khu BTTN Việt Nam đến năm
2010; Kế hoạch hành động Quốc gia về bảo vệ ĐDSH của Việt Nam (2007). Một hệ
thống luật pháp liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển đã được Chính phủ xây
dựng và ban hành, trong đó quan trọng nhất là Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi

năm 2005), Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi
năm 2004) và Luật Biển Việt Nam (2012).
- Nhận thức và cách tiếp cận trong phát triển bền vững và bảo tồn ĐDSH
Ở Việt Nam, Bộ chỉ tiêu PTBV cho Quốc gia đã được ban hành kèm theo Chiến
lược PTBV của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và cho địa phương. Ngoài ra, Bộ chỉ
tiêu giám sát đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013-2020 [19] đã nhấn mạnh
tới thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo
hướng cacbon thấp, đồng thời giảm nhẹ tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu
(BĐKH), phòng chống thiên tai. Cụ thể, chỉ tiêu GDP xanh bắt đầu thực hiện từ
2015 với khía cạnh hạch toán những chi phí ô nhiễm và thiệt hại do thiên tai, trong
hệ thống tài khoản Quốc gia và các phương pháp tính toán GDP xanh thống nhất
cho toàn quốc đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm [26]. Đối với cấp độ địa
phương, chỉ tiêu PTBV địa phương cũng đang được đề xuất áp dụng, đặc biệt là chỉ
tiêu số 26 về “Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại”, nhằm cung cấp thêm số liệu để
tính toán GDP xanh tại địa phương. Cách tiếp cận DPSIR cũng được áp dụng trong
xây dựng các chỉ số/chỉ tiêu PTBV và bảo tồn ĐDSH, đặc biệt trong xây dựng chỉ
số PTBV giai đoạn 2011-2020 và chỉ số giám sát đánh giá ĐDSH [17]. Ở Việt Nam,
Bộ chỉ thị ĐDSH đã được xây dựng và sử dụng, góp phần vào việc đánh giá và
giám sát ĐDSH [61].
Hiện nay, cách tiếp cận quản lý dựa trên HST đã được áp dụng trong công
tác quản lý bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam, thông qua áp dụng 12 nguyên tắc thực
hiện trong quản lý [72] và đã xây dựng được tài liệu hướng dẫn cho quản lý các

17

17


khu đất ngập nước tại Việt Nam, dựa trên nhiều nghiên cứu trước đó về tiếp cận
HST trong quản lý tài nguyên thiên nhiên [73]. Cách tiếp cận này đã được áp dụng

trong các ngành lâm nghiệp, thủy sản, các địa phương và một số khu bảo tồn để
giải quyết đồng bộ vấn đề bảo tồn, sự chia sẻ công bằng các lợi ích và sử dụng bền
vững các nguồn tài nguyên như ở VQG U Minh Hạ, khu DTSQ Cần Giờ…, cũng
như xây dựng hành lang xanh nối giữa các khu bảo tồn [9]. Ở Việt Nam, để thúc
đẩy quá trình thích ứng với BĐKH ngày càng khốc liệt, cách tiếp cập thích ứng
dựa trên HST (Ecosystem-based adaptation) đã được nghiên cứu và triển khai. Để
hoàn thiện công tác quản lý bảo tồn gắn với PTBV, Ủy ban Quốc gia chương trình
Con người và Sinh quyển Việt Nam đưa ra và áp dụng cách tiếp cận “Tư duy hệ
thống, Quy hoạch cảnh quan, Điều phối liên ngành, Kinh tế chất lượng” (SLIQ)
trong việc xây dựng, quản lý các khu DTSQ do tổ chức UNESCO công nhận và đã
được áp dụng tại khu DTSQ Cát Bà, khu DTSQ Đất ngập nước ven biển châu thổ
Sông Hồng [97].
1.1.4. Khái niệm thảm thực vật
Thảm thực vật (Vegetation) là khái niệm được nhiều nhà khoa học đưa ra các
định nghĩa khác nhau. Theo Schmithusen (1976) [71] thảm thực vật là lớp thực bì
của Trái đất và các bộ phận cấu thành khác nhau của nó. Thái Văn Trừng (1978)
[93] cho rằng thảm thực vật gồm các quần hệ thực vật bao phủ trên mặt đất như một
tấm thảm xanh. Trần Đình Lý (2006) [54] đưa ra khái niệm thảm thực vật là toàn bộ
lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên toàn bộ bề mặt
Trái đất. Như vậy, thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ
thể nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định ngữ kèm theo như: thảm
thực vật rừng nhiệt đới, thảm thực vật núi đá vôi tỉnh Tuyên Quang...
1.2. Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật
1.2.1. Nghiên cứu về thảm thực vật
1.2.1.1. Các nguyên tắc phân loại thảm thực vật
Thảm thực vật trên Trái đất vô cùng phong phú và đa dạng, cho đến nay
người ta vẫn chưa tìm được những tiêu chuẩn có sự thống nhất chung để phân loại
thảm thực vật. Dựa trên các quan điểm và phương pháp nghiên cứu khác nhau các

18


18


nhà nghiên cứu đã đưa ra những nguyên tắc phân loại và xây dựng hệ thống phân
loại khác nhau. Mặc dù vậy, các hệ thống phân loại thảm thực vật trên thế giới tuân
theo một số nguyên tắc cơ bản sau:
* Nguyên tắc phân loại lấy thành phần thực vật làm yếu tố chủ đạo:
Người đặt nền móng cho nguyên tắc này là Ragmar, Hult (1881) và được
Schroter và Brockmann - Jerosch (1916) bổ sung hoàn thiện. Về sau được Braun Blanquet (1928) phát triển và đã xây dựng thành hệ thống phân loại thảm thực vật
với đơn vị cơ bản là quần hợp (Association) (dẫn theo Lê Ngọc Công, 2004 [29]).
* Nguyên tắc phân loại lấy đặc điểm ngoại mạo làm yếu tố chủ đạo:
Theo nguyên tắc này thì không căn cứ vào thành phần thực vật, mà chủ yếu căn
cứ vào cấu trúc ngoại mạo của quần xã thực vật để phân loại. Vì vậy, trong một đơn vị
phân loại thảm thực vật có thể có nhiều quần xã thực vật có thành phần thực vật rất xa
nhau về hệ thống sinh, nhưng lại có sự tương đồng về ngoại mạo. Đơn vị phân loại cơ
bản của các hệ thống phân loại theo nguyên tắc này là Quần hệ (Formation), tương ứng
với thuật ngữ Kiểu thảm thực vật, kiểu Quần lạc thực vật [86].
* Nguyên tắc phân loại dựa trên phân bố không gian làm yếu tố chủ đạo:
Điểm xuất phát của nguyên tắc phân loại này là mối quan hệ nhân quả giữa
thảm thực vật và không gian phân bố của chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu từng đơn
vị của thảm thực vật và giải thích nguyên nhân phân bố của chúng phải được bắt
đầu từ các đơn vị cơ sở của thảm thực vật (các quần xã, quần hợp thực vật). Các nhà
nghiên cứu cho rằng có 3 nguyên nhân chính chi phối sự phân bố không gian của
thảm thực vật là: (1) Sự phân ly của giới thực vật do các nguyên nhân sinh học
mang tính di truyền có liên quan đến lịch sử Trái đất; (2) Phân bố không gian của
nơi sống và khác biệt giữa các khoảng không gian tiềm năng ở nơi sinh sống của
thảm thực vật do các nhân tố sinh học; (3) Tác động của con người, nhờ các tác
động này mà thảm thực vật địa phương thường mang những nét đặc biệt có liên
quan đến lịch sử của nền văn hóa con người [86].

* Nguyên tắc phân loại lấy yếu tố phát sinh quần thể thực vật làm yếu tố
chủ đạo:
Nguyên tắc phân loại này lấy các yếu tố phát sinh thảm thực vật như: khí hậu thủy văn, địa lý - địa hình, địa chất - thổ nhưỡng, sinh vật (chủ yếu là khu hệ thực
19

19


vật) và con người làm yếu tố chủ đạo, do đó mỗi bậc phân loại đều gắn liền với các
yếu tố phát sinh này. Đơn vị cơ sở của nguyên tắc phân loại này là kiểu thảm thực vật
(kiểu rừng). Kiểu thảm thực vật được coi là tương đương với quần hệ trong nguyên
tắc phân loại theo cấu trúc ngoại mạo. Trên kiểu thảm là nhóm kiểu thảm (hay quần
hệ). Dưới các kiểu thảm là kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất là quần hợp thực vật [86].
1.2.1.2. Các hệ thống phân loại thảm thực vật
* Trên thế giới
Ở Châu Âu, theo Schmithusen (1959) có hai hệ thống phân loại thảm thực
vật chủ yếu, đó là hệ thống phân loại các quần xã thực vật mà đơn vị cơ bản là quần
hợp của Braun - Blanquet (1928) phần lớn được thực hiện bởi các nhà thực vật học
theo trường phái của Pháp và hệ thống phân loại các quần thể thực vật chủ yếu được
thực hiện bởi các nhà địa thực vật của Đức. Ở Nga, ngay từ đầu thế kỷ XX,
Morodov là người đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho vấn đề phân loại rừng phục
vụ kinh doanh. Kế thừa học thuyết của Morodov, trên quan điểm coi rừng là một
sinh địa quần lạc, Sukasov đã xây dựng nên trường phái phân loại kiểu rừng, dựa
vào những đặc điểm tổng hợp để phân loại (địa hình, thực bì, thổ nhưỡng). Tác giả
chủ trương dùng đơn vị cơ bản phân loại thảm thực vật là quần hợp. Ở Thụy Điển
có hai trường phái: trường phái sinh học (phân loại rừng dựa theo 2 nhân tố là độ
ẩm và độ phì của đất) và trường phái quần xã thực vật (dựa vào đặc trưng chủ yếu là
tổ thành thực vật và coi quần hợp là đơn vị cơ bản) [86].
Ở vùng nhiệt đới, theo Thái Văn Trừng (1978) thì Schimper (1898) là người
đầu tiên đưa ra hệ thống phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới. Trong hệ thống này

Schimper đã chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần
hệ vùng núi. Trong quần hệ khí hậu tác giả còn phân biệt các kiểu rừng khác nhau
(rừng thưa, rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai). Sau Schimper là hệ thống phân loại
của Rubel, Ilinxki, Burt - Davy, Aubreville...; Trong hệ thống của Aubreville, ông
đã căn cứ vào độ tàn che trên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu
quần thể thưa thành rừng thưa và trảng, truông [93].
Ở vùng nhiệt đới gió mùa châu Á có hệ thống của Champion (1936) là hệ
thống nổi bật và tương đối hoàn chỉnh, đã phân chia được 4 đai thảm thực vật lớn
theo nhiệt độ: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Cách phân loại này hiện nay
vẫn được sử dụng phổ biến [86].
20

20


Ở vùng Nam Mỹ, Bear (1944) đề nghị một hệ thống phân loại cho những
quần thể thực vật ở vùng này gồm 3 cấp: quần hợp, quần hệ và loạt quần hệ. Còn
Forber (1958) đưa ra hệ thống phân loại chung cho thảm thực vật rừng nhiệt đới
dựa trên hình thái ngoại mạo cấu trúc quần thể là: lớp quần hệ, quần hệ và phân
quần hệ.
Tuy nhiên, nhược điểm của các hệ thống phân loại thảm thực vật nói trên là
không thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố sinh thái với thảm thực vật
hoặc là không làm nổi bật mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố sinh thái với nhau.
Năm 1973, UNESCO [109] đã công bố khung phân loại thảm thực vật trên
Trái đất dựa trên những tiêu chuẩn chung nhất để có thể so sánh được các kết quả
nghiên cứu ở các vùng khác nhau và có thể thể hiện được trên bản đồ có tỷ lệ
1:2.000.000 hay bé hơn. Bảng phân loại này không dựa vào một nguyên tắc hay hệ
thống đã có, mà nó kết hợp các nguyên tắc lại với nhau ở những mức độ khác nhau.
Tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống phân loại này là cấu trúc ngoại mạo với sự bổ sung
của các thông tin về sinh thái, địa lý. Đây là bảng phân loại tuy còn mang tính chất

nhân tạo, nhưng lại cần thiết theo yêu cầu thực tế hiện nay. Hệ thống này được sắp
xếp như sau:
I, II, etc. = Lớp quần hệ (Formation class)
A, B, etc. = Phân lớp quần hệ (Formation subclass)
1, 2, etc. = Nhóm quần hệ (Formation group)
a, b, etc. = Quần hệ (Formation)
(1), (2), etc. = Phân quần hệ (Subformation)
(a), (b), etc. = Các bậc nhỏ khác (Further subdivision)
* Ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện có các hệ thống phân loại thảm thực vật như sau:
a. Hệ thống phân loại rừng theo hiện trạng
Trước năm 1960, các công trình nghiên cứu về thảm thực vật chủ yếu được
thực hiện bởi các tác giả người nước ngoài như Chevalier (1918), Maurand
(1943), Dương Hàm Hy (1944), Rollet, Lý Văn Hội và Neay Sam Oil (1958)...; Từ
năm 1960, Loschau đã đưa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng
Ninh. Bảng phân loại này đã phân thành 4 trạng thái như sau: (1) Loại I: gồm
21

21


những đất trống đồi núi trọc, trảng cỏ và cây bụi ; (2) Loại II: gồm những rừng
non mới mọc; (3) Loại III: gồm tất cả các rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt,
tuy còn có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ; (4) Loại IV: gồm những rừng nguyên sinh
chưa bị khai phá [86].
Đây là hệ thống phân loại rừng đã được sử dụng khá rộng rãi ở nước ta trong
điều tra tái sinh rừng cũng như điều tra tài nguyên rừng theo trạng thái. Viện Điều
tra và Quy hoạch rừng đã áp dụng hệ thống này để phân loại trạng thái rừng phục vụ
công tác quy hoạch, thiết kế và kinh doanh rừng.
b. Phân loại thảm thực vật rừng theo các nhân tố sinh thái phát sinh

Thái Văn Trừng (1978) [93] đã dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần
thể thực vật để xây dựng bảng phân loại rừng Việt Nam. Theo đó, ông chia thảm
thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu: (1) Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm
nhiệt đới; (2) Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới; (3) Kiểu rừng kín rụng lá,
hơi ẩm nhiệt đới; (4) Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới; (5) Kiểu rừng thưa
cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới; (6) Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô nhiệt đới;
(7) Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp; (8) Kiểu trảng cây to,
cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới; (9) Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới; (10) Kiểu
rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; (11) Kiểu rừng kín hỗn hợp
cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp; (12) Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn
đới ấm núi vừa; (13) Kiểu quần hệ khô vùng cao; (14) Kiểu quần hệ lạnh vùng
cao. Trong mỗi kiểu thảm thực vật tác giả lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ
thuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất),
kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗi kiểu phụ
đó tuỳ theo độ ưu thế của loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ưu hợp và
quần hợp tự nhiên khác nhau.
c. Phân chia các hệ sinh thái rừng theo đai cao và điều kiện sinh thái
Trần Ngũ Phương (1970) xây dựng bảng phân loại rừng miền Bắc Việt Nam,
tác giả đã chú ý đến việc nghiên cứu quy luật diễn thế thứ sinh, diễn biến độ phì, các
tính chất vật lý, hóa học và dinh dưỡng đất qua các giai đoạn phát triển của rừng. Bảng
phân loại này gồm các đai rừng và kiểu rừng như sau: (1) Đai rừng nhiệt đới mưa mùa,
gồm: Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn, kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa
22

22


lá rộng thường xanh, kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, kiểu rừng nhiệt đới
lá rộng thung lũng, kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi; (2) Đai rừng á
nhiệt đới mưa mùa, gồm: Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh, kiểu rừng á nhiệt

đới lá kim trên núi đá vôi, kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đất; (3) Đai rừng á nhiệt
đới mưa mùa núi cao, gồm 3 loại hình: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc
(Cunninghamia lanceolata), Đỗ quyên (Rhododendron simsii) [63].
Bảng phân loại rừng này được đánh giá là cụ thể, đơn giản, bước đầu được
vận dụng trong quy trình tu bổ rừng ở nước ta. Nhưng nhược điểm rõ nhất của bảng
phân loại này cũng chỉ là bảng thống kê tên các kiểu quần hệ và xã hợp, ưu hợp
thực vật điều tra được mà không làm nổi bật được quan hệ nhân quả giữa thảm thực
vật với các điều kiện của môi trường.
d. Phân loại thảm thực vật rừng theo khung phân loại của UNESCO (1973)
Phan Kế Lộc (1985) dựa trên khung phân loại thảm thực vật của UNESCO
(1973) đã đưa ra bảng phân loại thảm thực vật ở Việt Nam. Theo bảng phân loại
này, thảm thực vật Việt Nam gồm 5 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ
rừng thưa, lớp quần hệ trảng cây bụi, lớp quần hệ trảng cây bụi lùn và lớp quần hệ
trảng cỏ [48].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) cũng áp dụng khung phân loại thảm thực vật của
UNESCO (1973), đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 4 lớp quần hệ: rừng
rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ [83].
Nhiều nhà khoa học khác cũng đã áp dụng khung phân loại của UNESCO
(1973) để tiến hành phân loại thảm thực vật trong nghiên cứu của mình như: Trần
Đình Đại và cs (1990) [33]; Trần Đình Lý (1995, 2006) [53], [54]; Nguyễn Nghĩa
Thìn (1997, 2007) [83], [89]; Lê Đồng Tấn (2000) [81]; Lê Ngọc Công (2004) [29];
Ma Thị Ngọc Mai (2007) [56]; Nguyễn Văn Hoàn (2010) [36]; Đinh Thị Phượng
(2010) [65], Nguyễn Thị Yến (2015) [101], Nguyễn Thanh Nhàn (2017) [62].
e. Phân loại hệ sinh thái rừng tự nhiên theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp
(2006)
Trên cơ sở 5 nhóm nhân tố sinh thái đã phân chia thảm thực vật rừng Việt
Nam thành 8 hệ sinh thái chủ yếu. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên được ghi nhận
theo cách phân loại này là: (1) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; (2) Rừng
23


23


kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới; (3) Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; (4)
Rừng lá kim tự nhiên; (5) Rừng thưa cây họ dầu; (6) Rừng ngập mặn; (7) Rừng
tràm; (8) Rừng tre nứa.
Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp có
cơ sở khoa học, được nghiên cứu sâu, phương pháp tiếp cận cũng không quá phức
tạp. Các hệ sinh thái này lại được phân cấp thành các kiểu phụ đủ chi tiết và dễ áp
dụng cho mục tiêu phân vùng sinh thái lâm nghiệp, làm cơ sở xây dựng đường phát
thải tham khảo và hệ thống giám sát, đánh giá khả năng hấp thụ carbon của các kiểu
rừng cơ bản ở Việt Nam.
* Nhận xét:
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về thảm thực vật rất phong phú,
kể cả về số lượng công trình cũng như nguyên tắc và phương thức phân loại
thảm thực vật.
Ở nước ta, cũng có khá nhiều bảng phân loại thảm thực vật với những
nguyên tắc và phương pháp phân loại khác nhau. Mỗi hệ thống phân loại đều có
những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cho đến nay ở Việt Nam, bảng phân chia
thảm thực vật của Loschau (1960) và của Thái Văn Trừng (1978) được sử dụng khá
phổ biến, với những ưu nhược điểm của mỗi hệ thống phân loại. Nếu như hệ thống
phân loại của Loschau (1960) chỉ nhằm mục đích phục vụ việc phân loại rừng theo
hiện trạng trữ lượng gỗ để kinh doanh rừng, khai thác gỗ, mà không dựa vào cơ sở
sinh thái, phát sinh, phát triển, hoặc cấu trúc tổ thành của các thảm thực vật, thì hệ
thống phân loại của Thái Văn Trừng (1978) lại căn cứ vào quan điểm sinh thái phát
sinh quần thể thực vật. Tác giả đã sắp xếp các kiểu thảm thực vật hiện có ở Việt
Nam vào một khung hợp lý, có trật tự trước sau giữa các nhân tố sinh thái, đồng
thời theo trật tự giảm dần từ kiểu tốt nhất đến kiểu kém nhất. Đây là công trình tổng
quát, đáp ứng được quy hoạch sinh thái. Tuy nhiên, hệ thống phân loại này cũng có
nhược điểm là rất khó áp dụng cho những vùng lãnh thổ có diện tích không lớn

(một tỉnh, một huyện).
Khung phân loại thảm thực vật toàn thế giới của UNESCO (1973) lại không
dựa vào một nguyên tắc hay hệ thống đã có, mà nó kết hợp các nguyên tắc lại với

24

24


nhau ở những mức độ khác nhau. Tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống phân loại này là
cấu trúc ngoại mạo. Vì vậy, hệ thống phân loại này có ưu điểm là rất dễ áp dụng và
có thể thể hiện được trên bản đồ đối với vùng nghiên cứu có diện tích không lớn.
Với những lý do nói trên, chúng tôi lựa chọn khung phân loại thảm thực vật
của UNESCO (1973) để làm cơ sở phân loại thảm thực vật ở Khu di tích lịch sử
Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, trong đề tài luận án tiến sĩ của mình.
1.2.2. Nghiên cứu về hệ thực vật
1.2.2.1. Đa dạng về số lượng taxon của hệ thực vật
* Trên thế giới
Thành phần, số lượng loài thực vật từ lâu đã được coi là một nội dung cơ bản
trong nghiên cứu hệ thực vật. Engler (1882) đã thống kê hệ thực vật trên thế giới
gồm 275.000 loài, trong đó thực vật có hoa là 155.000 loài và thực vật không có hoa
là 30.000 - 135.000 loài. Theo Van lốp (1940) thực vật có hoa trên thế giới là
200.000 loài, theo Grosgayem (1949) là 300.000 loài. Hai vùng giàu thực vật nhất
thế giới là Brazin 40.000 loài và Malaysia 45.000 loài [87].
Ở Liên Xô cũ, từ năm 1928 đến 1932 được xem là mở đầu cho thời kỳ
nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachov đưa ra nhận định là số loài của hệ thực
vật cụ thể vùng nhiệt đới ẩm thường là 1.500 - 2.000 loài. Tiếp theo Tolmachov còn
có nhiều tác giả khác cũng quan tâm nghiên cứu thành phần loài thực vật như
Alokhin (1904), Vưsotxki (1915), Craxit (1927), Sennhicov (1933), Creepva (1978)
… (dẫn theo Hoàng Chung, 2004 [23]).

Longchun và cộng sự (1993) nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái sau
nương rãy tại Xishuang Bana, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ghi nhận: nương rãy
bỏ hóa 3 năm có 21 loài thực vật thuộc 21 chi, 17 họ; bỏ hóa 19 năm thì có 167 loài,
thuộc 134 chi, 60 họ (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000 [2]).
Trong những năm gần đây, một số nước lân cận với Việt Nam đã công bố
những công trình tiêu biểu của nước mình như: Thực vật chí Malaysia (1948-1972),
Thực vật chí Thái Lan (1970-2012), Thực vật chí Đài Loan (1993-2000), Thực vật
chí Trung Quốc (1994-2003), Thực vật chí Hồng Kông (2000-2009)...(dẫn theo
Đặng Quốc Vũ, 2016 [100]).
Ở khu vực ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia), ngoài bộ
25

25


×