Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

đề cương ôn tập Điều dưỡng cơ bản HPMU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.43 KB, 15 trang )

Câu 1: Kể tên 3 danh nhân ĐDCB mà bạn biết. vì sao Florence Nightingale được suy tôn là người sáng
lập ra ngành điều dưỡng ?
Câu 2: Quy trình điều dưỡng: nêu khái niệm, mục đích của quy trình điều dưỡng, kể tên các bước của quy
trình điều dưỡng
Câu 3: Trình bày tầm quan trọng của công tác theo dõi người bệnh điều trị tại bệnh viện, nêu những điểm
cần lưu ý khi theo dõi các chất thải tiết của bệnh viện,
Câu 4: Trình bày nguyên tắc chung khi theo dõi mạch, nêu những thay đổi sinh lý, bệnh lý của mạch
Câu 5: Trình bày nguyên tắc chung khi theo dõi Huyết áp, nêu những thay đổi sinh lý, bệnh lý của huyết
áp
Câu 6: Kể tên và mô tả các loại ống thông thường dùng trong thủ thuật đặt ống thông dạ dày. Nêu các
cách kiểm tra ống thông đã vào trong dạ dày?
Câu 7: Nêu chỉ định, chống chỉ định của thủ thuật rửa dạ dày. Trình bày các tai biến thường gặp của thủ
thuật rửa dạ dày, nêu nguyên nhân và cách khắc phục:
Câu 8: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, cơ chế của thụt tháo, nêu các tai biến thường gặp của thụt
tháo?
Câu 9: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, cơ chế của thụt giữ .Nêu các tai biến thường gặp của thụt giữ?
Câu 10: Kể tên các loại ống thông tiểu đã học, mô tả từng loại ống. Nêu những điều cần lưu ý khi sử dụng
các loại ống đó?
Câu 11: Nêu mục đích, CĐ, CCĐ và các tai biến thường gặp của thủ thuật đặt ống thông tiểu
Câu 12: Nêu mục đích chung của thủ thuật chọc hút dịch, khí các khoang màng của cơ thể, nêu các điểm
lưu ý khi chọc hút dịch các khoang màng đó
Câu 13: trình bày các tai biến thường gặp trong chọc hút dịch, khí khoang màng phổi, nêu nguyên nhân
và cách khắc phục
Câu 14: trình bày các tai biến thường gặp trong chọc hút dịch, khí khoang màng Tim, nêu nguyên nhân và
cách khắc phục
Câu 15 : trình bày các tai biến thường gặp trong chọc hút dịch, khí khoang màng Bụng, nêu nguyên nhân
và cách khắc phục
Câu 16 : Trình bày các tai biến thường gặp trong chọc hút dịch, khí khoang màng Tủy sống, nêu nguyên
nhân và cách khắc phục
Câu 17 : Trình bày dấu hiệu, triệu chứng người bệnh ngừng thở ngừng tim.
Câu 18 : Trình bày tầm quan trọng, ưu nhược điểm của các biện pháp hồi sức đơn giản ban đầu


Câu 19 : Trình bày các phương pháp lấy dị vật ra khỏi đường thở
Câu 20 : Nêu thứ tự ưu tiên khi cấp cứu bệnh nhân ngừng hô hấp, tuần hoàn. Trình bày quy trình ấn tim
ngoài lồng ngực.
Câu 21: Trình bầy mục đích, chỉ định của tiêm thuốc?
Câu 22: Trình bày các quy tắc chung khi tiêm thuốc?
Câu 23: Phân tích sự khác nhau của kỹ thuật tiêm trong da và tiêm dưới da.
Câu 24: Phân tích sự khác nhau của kỹ thuật tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.
Câu 25: Trình bày các tai biến do kĩ thuật khi tiêm thuốc , nêu nguyên nhân và cách khắc phục?
Câu 26 : Trình bày các tai biến do vô khuẩn và do thuốc khi tiêm thuốc, nêu nguyên nhân, cách khắc phục
Câu 27 : Trình bày CĐ, CCĐ của truyền dịch.
Câu 28 : Trình bày các nguyên tắc chung khi truyền dịch cho người bệnh
Câu 29 : Trình bày các tai biến do truyền dịch, nêu nguyên nhân và cách khắc phục
Câu 30 : Trình bày mục đích của truyền máu, nêu chỉ định, chống chỉ định của truyền máu
Câu 31 : Trình bày các nguyên tắc khi truyền máu cho người bệnh
Câu 32 : Trình bày các tai biến do truyền máu, nguyên nhân, cách khắc phục.


Câu 1: Kể tên 3 danh nhân ĐDCB mà bạn biết. vì sao Florence Nightingale được suy tôn là người
sáng lập ra ngành điều dưỡng ?
+ Phoebe ; + Phabiola ; + Florence Nightngale
*Bà Florence Nightnale được suy tôn là người đã sáng lập ra ngành điều dưỡng vì:
- bà là người Anh, sinh năm ( 1820 -1910) trong một gia đình giàu có , được học hành đầy đủ.
- Từ năm 1847 – 1853 bà học điều dưỡng và tham gia chăm sóc bệnh nhân của Đức, Pháp.
- từ năm 1854 – 1855 Bà tham gia chăm sóc thương bệnh binh quan đội hoàng gia Anh tại chiến trường.
Bà đã đề ra lý thuyết vệ sinh cơ sở y tế làm giảm tỉ lệ chết do nhiễm khuẩn từ 42% xuống 2% sau 2 năm.
Trong thời gian làm việc bà luôn chăm chỉ không quản ngại gian khó ngày đêm để chăm sóc bệnh nhân.
Năm 1860 do sức khỏe yếu bà về nghỉ, những người bệnh binh đã tặng bà 50.000 bảng Anh. Bà đã dùng
số tiền để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên ở nước Anh – Nơi đào tạo bài bản riêng cho điều
dưỡng.
 Bà đã đưa ngành điều dưỡng trở thành ngành khoa học thực sự dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn,

người điều dưỡng đầu tiên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để chăm sóc kết hợp với
diều trị để cứu sống bệnh nhân.
Câu 2: Quy trình điều dưỡng: nêu khái niệm, mục đích của quy trình điều dưỡng, kể tên các bước
của quy trình điều dưỡng ?
Khái niệm :
- Là một loạt các hoạt động của người điều dưỡng theo kế hoạch đã được định trước nhằm hướng tới kết
quả chăm sóc riêng biệt.
- Là một loạt các hệ thống và phương pháp tổ chức của kế hoạch chăm sóc.
Mục đích :
- Nhận biết tình trạng thực tế và những vấn đề chăm sóc sức khỏe cho mỗi cá nhân người bệnh
- Thiết lập những KH đúng với những khó khăn và đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho người bệnh
- Đó là việc lập 1 kế hoạch chăm sóc – thực hiện kế hoạch chăm sóc – đánh giá kết quả chăm sóc.
Các bước của quy trình điều dưỡng : gồm 4 bước
- Nhận định ( thu thập thông tin, phân tích, chẩn đoán )
- Lập kế hoạch điều dưỡng ( Xác định ưu tiên, vấn đề chăm sóc, đáp ứng mục tiêu)
- Thực hiện kế hoạch điều dưỡng ( hành động kế hoạch đề ra, ghi chép sự đáp ứng )
- Đánh giá chăm sóc ( trong và sau khi chăm sóc
Câu 3: Trình bày tầm quan trọng của công tác theo dõi người bệnh điều trị tại bệnh viện, nêu
những điểm cần lưu ý khi theo dõi các chất thải tiết của bệnh viện?
Tầm quan trọng của công tác theo dõi
- Phát hiện được triệu chứng bất thường của BN trong 1 quy trình điều trị để có thể can thiệp kịp thời.
- Phát hiện được diễn biến của BN, từ đó xác định chẩn đoán bệnh, đánh giá khả năng đáp ứng điều trị,
tiến triển và biến chứng trong điều trị, đưa ra tiên lượng bệnh.
Những lưu ý khi theo dõi chất thải tiết.
- Số lượng nhiều hay ít, rất ít hay không có..VD SL nước tiểu để đánh giá vô niệu hay thiểu niệu hay bt
- Tính chất : đặc, loãng, rắn, có lẫn máu không
- Màu sắc : trong ,đục ,vàng sẫm,đỏ , trắng, vàng chanh .VD màu sắc phân để đánh giá tình trạng bệnh.
- Mùi : khai , khắm ….



Câu 4: TB nguyên tắc chung khi theo dõi mạch, nêu những thay đổi sinh lý, bệnh lý của mạch?
Nguyên tắc chung :
- Đếm mạch cho tất cả các BN đến khám và điều trị
- Khi đếm mạch không làm các thủ thuật khác trên BN
- Để BN nghỉ ngơi 10-15p trước khi đếm mạch
- Đếm đủ trong 1p, nếu không phải đếm trong 2p và chia trung bình
- Thực hiện ít nhất 2 lần / ngày
- Không để bệnh nhân tự đếm mạch
- Đường biểu diễn mạch : ghi biểu diễn bằng màu đỏ, nối các điểm lại bằng thước
- Nếu thấy mạch bất thường phải báo ngay cho Bs
Thay đổi sinh lý mạch
- Thời gian: mạch buổi chiều nhanh hơn buổi sáng
- Tuổi : Tsố mạch giảm dần theo tuổi, trẻ em mạch nhanh hơn người già
- Giới : PN mạch nhanh hơn nam giới 7-8 nhịp/phut
- Khi vận động, luyện tập : tần số tăng lên so với nghỉ
- Tâm lý : vui vẻ mạch chậm hơn so với lúc nóng giận
- Ăn uống: do ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa nên làm tăng tần số mạch
- Thuốc : Thuốc KT làm tăng tần số mạch, thuốc an thần làm giảm ts mạch
- Khi có thai làm mạch nhanh
Thay đổi bệnh lý
- Mạch nhanh : > 100 lần / phút
- Mạch chậm : < 60 lần / phút
- Loạn nhịp : không đều, ngoại tâm thu
- Mạch xẹp, chìm
Câu 5: Trình bày nguyên tắc chung khi theo dõi Huyết áp, nêu những thay đổi sinh lý, bệnh lý của
huyết áp?
Nguyên tắc chung :
- Áp dụng cho tất cả các BN đến khám và điều trị
- Khi đo không làm các thủ thuật khác trên BN
- Để BN nghỉ ngơi hoàn toàn 15p trước khi đo.

- Thực hiện ít nhất 2 lần / ngày
- Dùng băng quấn HA phù hợp với lứa tuổi
- Bộc lộ tối đa vùng đo HA
- Khi đo bơm hơi từ từ cho đến khi mất mạch phải bơm quá điểm mất mạch 30mmhg, xả hơi từ từ đến
tận 0 mmhg
- Nếu thấy HA bất thường phải báo ngay cho Bs
Thay đổi sinh lý mạch
-

Tuổi : trẻ em HA cao hơn người lớn
Giới : HA nữ thấp hơn nam
Khi vận động, luyện tập : vận động làm tăng HA so với nghỉ
Tâm lý : Khi nóng giận HA tăng hơn lúc vui
Ăn uống: sau khi ăn huyết áp thường tăng nhẹ
Thuốc : có tác dụng làm tăng hoặc hạ HA
Nhiệt độ : khi tăng thân nhiệt thì HA tăng

Thay đổi bệnh lý
-

HA cao : HATT >139 mmhg. HATTr >89 mmhg.
HA kẹt : hiệu số huyết áp <= 20 mmhg.
HA thấp : HHTT <90 mmhg, HATTr < 60 mmhg.


Câu 6: Kể tên và mô tả các loại ống thông thường dùng trong thủ thuật đặt ống thông dạ dày. Nêu
các cách kiểm tra ống thông đã vào trong dạ dày?
Các loại ống thông dạ dày.
-


-

ống Faucher :chất liệu cao su và chất dẻo tổng hợp có màu đỏ cam., dài 80-150 cm, Đk 8-12 mm, có
3 cỡ,
Ống gồm 3 phần : +đầu ngoài có phễu cao su gắn sẵn hoặc có ống để gắn phễu,
+Ở giữa có bón bóp để tăng áp lực đẩy và hút dịch
+Đầu đưa vào có lỗ ở giữa và các lỗ bên, cách 50cm có vạch đánh dấu tương ứng với dạ dày.
Ống Levil : chất liệu dẻo tổng hợp, kích thước tùy theo lứa tuổi, có nắp đậy ở đầu ngoài, đường kính
nhỏ, ít gây biến chứng
Ống Nelaton : làm bằng chất dẻo hoặc cao su, kích thước ống tùy theo lứa tuổi
ống Einhorn : Làm bằn chất dẻo có nắp đậy đầu ngoài, dài 1-2 m, đk 4mm, đầu đưa vào có gắn quả
trám bằng kim loại có nhiều lỗ, thân ống chia làm 3 vạch : 45 cm, 56 cm, 70 cm tương ứng với cung
răng cửa – tâm vị , môn vị và khúc 2 tá tràng ; dùng để thông hút dịch tá tràng

Cách kiểm tra ống thông đã vào dạ dày
-

dùng bơm tiêm bơm hơi vào ống thông rồi dùng ống nghe để xem hơi có vào dạ dày không
dùng bơm tiêm hút dịch xem có dịch ra ống thông không
nhúng đầu phễu ống thông vào nước, nếu sủi bọt thì đặt nhầm vào khí quản
chụp X-quang xem ống thông đã vào dạ dày chưa.

Câu 7: Nêu chỉ định, chống chỉ định của thủ thuật rửa dạ dày. Trình bày các tai biến
thường gặp của thủ thuật rửa dạ dày, nêu nguyên nhân và cách khắc phục?
Chỉ định :
- Ngộ độc : thức ăn , thuốc , hóa chất trước 6h
- Trước phẫu thuật đường tiêu hóa ( khi BN ăn chưa quá 6h)
- Bn hẹp môn vị ( thức ăn, dịch vị ứ đọng trong dạ dày )
- Say rượu nặng, - BN nôn không cầm
- BN đa toan ( rửa làm giảm nồng độ acid trong dạ dày

Chống chỉ định:
- BN hôn mê ( nếu rửa phải đặt nội khí quản )
- BN uống nhầm acid, kiềm mạnh
- U, rô khí quản, phồng động mạch chủ
- Bn thủng dạ dày, bn ngộ độc sau 6h, bn suy kiệt nặng
Những tai biến, nguyên nhân và cách sử trí
1. Nhịp chậm hoặc ngừng tim: NN do kích thích dây thần kinh X
Xử trí ; - rút ống thông, dùng thuốc vận mạch nếu nhịp chậm, ép tim và hô hấp nhân tạo nếu
ngừng tim
2. Ho sặc , tím tái : NN do đưa nhầm vào khí quản
Xử trí : - rút ống thông ra và đặt lại sau đó
3. Đau bụng hoặc dịch rửa có máu : NN ngộ độc quá nặng gây loét thủng dạ dày, áp lực nước
rửa mạnh gây tổn thương niêm mạc dạ dày
Xử trí : - ngừng rửa, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, DHLS và làm thêm các chẩn đoán cận
lâm sàng ( chụp X-Quang để xác định nguyên nhân)
4. Hạ thân nhiệt : NN do nước rửa quá lạnh. Do chất độc ức chế trung tâm điều khiển ở hành
não : xử trí : - ngừng rửa, ủ ấm , nếu nặng cần chuyển đến điều trị tích cực
5. Rối loạn nước, điện giải : NN do nước rửa, rửa quá lâu, do chất độc
Xử trí : ngừng rửa và báo ngay cho Bs


Câu 8: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, cơ chế của thụt tháo, nêu các tai biến thường gặp của
thụt tháo?
Chỉ định :
- BN táo bón : nếu từ 5-7 ngày táo bón dẫn tới ngộ độc phân
- Trước khi phẫu thuật đường tiêu hóa
- Trước khi đưa chất cản quang vào ruột
- Trước khi thụt giữ, - trước khi đẻ - trước khi soi trực tràng
Chống chỉ định:
- Bệnh thương hàn, - Viêm ruột, - tắc ruột, soắn ruột

- Tổn thương hậu môn trực tràng
Cơ chế : - phương pháp cho nước qua trực tràng vào kết tràng nhằm làm mềm mỏng những cục phân
cứng và làm thành ruột nở rộng , thành ruột được kích thích sẽ co lại đẩy phân và hơi ra ngoài.
Tai biến :
- Dịch không chảy : cần xem lại canul/ ống thông, có thể rút 1 chút rồi lại đẩy vào . đồng thời nâng cao
bốc lên để tạo sự thay đổi áp lực.
- Tổn thương niêm mạc trực tràng, đại tràng : do thủ thuật đưa canul/ ống thông vào quá thô bạo . Cần
thực hành đúng kĩ thuật , đưa ống thông vào theo đúng các thì.
- Xuất huyết niêm mạc đại tràng : Do để nước chảy nhanh , mạnh vào đại tràng làm tăng áp lực đột
ngột. Biểu hiện : BN thấy đau tức vùng bụng dưới, đau dữ dội, cảm giác đau càng ngày càng tăng
Đề phòng : cho nước chảy từ từ ,dừng thụt khi người bệnh kêu đau tức vùng bụng dưới, để Bn nghỉ
ngơi 1 lát , khi các dấu hiệu trên giảm đi thì lại tiếp tục cho dịch chảy vào với áp lực thấp hơn.
Câu 9: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, cơ chế của thụt giữ .Nêu các tai biến thường gặp của
thụt giữ?
Thụt giữ là phương pháp đưa dung dịch , thức ăn , thuốc với số lượng ít qua hậu môn vào đại tràng nhằm
điều trị bệnh và nuôi dưỡng người bệnh.
Chỉ định:
- Sốt cao có chỉ định hạ sốt; - Viêm đại tràng mạn có cđ đặt thuốc tại chỗ, bệnh nhân mắc kiết lỵ ; - Bệnh
nhân tổn thương đường tiêu hóa trên, Không ăn uống được, không truyền được: ( hiện nay ít dùng).
Chống chỉ định:
- Bệnh thương hàn. - Viêm ruột - Tắc ruột, xoắn ruột., -nghi thủng ruột,- Tổn thương hậu môn, trực tràng
Cơ chế thụt giữ: do đại tràng nhiều mạch máu nên có khả năng hấp thu thuốc, chất dinh dưỡng, nước….
- Đưa dung dịch, thức ăn hoặc thuốc với số lượng nhỏ qua hậu môn vào kết tràng.
-Hạ sốt: Điều trị một số bệnh tại chỗ.
- Để nuôi dưỡng bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân không ăn uống được.
Các tai biến thường gặp:
- Dịch không chảy. - Tổn thương niêm mạc trực tràng, đại tràng.
- Xuất huyết niêm mạc đại tràng.
Câu 10: Kể tên các loại ống thông tiểu đã học, mô tả từng loại ống. Nêu những điều cần lưu ý khi sử
dụng các loại ống đó?

Các loại ống thông tiểu thường dùng:
Nelaton: Làm bằng cao su dẻo mền .
Foley: Làm bằng chất dẻo mền, có bóng chèn.
Ống thông sắt: Làm bằng sắt, cong 1 đầu, có 1 đường dẫn lưu nước tiểu.
Nêu những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại ống đó?
- Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn tuyệt đối.
- Không thông tiểu nhiều lần và không lưu ống quá lâu.
- Chọn kích cỡ ống tùy theo bệnh nhân lớn hay nhỏ.
- Khi rút nước tiểu phải rút chậm, không nhanh quá tránh làm chảy máu bàng quang.
- Phòng tránh hội chứng bàng quang bé: Khi lưu ống thông cứ sau 2 – 4 giờ phải kẹp ống thông lại một
thời gian rồi lại tháo kẹp ra khi bàng quang căng đầy.
- với ống thông sắt không làm quá thô bạo và đưa sâu quá, không dung với PN có thai


Câu 11: Nêu mục đích, CĐ, CCĐ và các tai biến thường gặp của thủ thuật đặt ống thông tiểu?
Mục đích:
-

Lấy nước tiểu làm xét nghiệm
Tháo nước tiểu trong trường hợp bí tiểu, trước khi đẻ, phẫu thuật
Dẫn lưu và theo dõi nước tiểu
Chẩn đoán hình ảnh hệ tiết niệu
Điều trị bệnh lí đường tiết niệu
Rửa bang quang

Chỉ định
-

Lấy nước tiểu làm xét nghiệm
Những trường hợp bí đái

Trước mổ ( U xơ tiền liệt, mổ đẻ..) mà Bn không đi tiểu , có cầu bang quang
Chụp UPR ( bể thận ngược dòng ) , niệu đạo bàng quang
BN gây mê, BN hồi sức tích cực

Chống chỉ định
-

Dập , rách niệu đạo
Chấn thương tuyến tiền liệt
Nhiễm khuẩn niệu đạo

Các tai biến
-

Thủng niệu đạo , bàng quang do đưa ống thông thô bạo bằng ống thông sắt
Chảy máu do thông khó, thông nhiều lần
Nhiễm khuẩn bàng quang và thận do kỹ thuật vô khuẩn không tốt, do thông tiểu nhiều lần

Câu 12: Nêu mục đích chung của thủ thuật chọc hút dịch, khí các khoang màng của cơ thể, nêu các
điểm lưu ý khi chọc hút dịch các khoang màng đó?
Mục đích :
- Chẩn đoán xác định
- Làm các xét nghiệm
+ lấy dịch XN xác định các nguyên nhân gây bệnh
+ Nghi ngờ có viêm não, viêm màng não
+ chụp cản quan não qua cột sống
- Điều trị
+ tháo bớt dịch , khí cho bệnh nhân dễ chịu
+ làm giảm áp trong phù não
+ bơm rửa màng phổi

+ tháo dịch trong 1 số TH tràn máu, mủ màng ngoài tim.
Những điểm cần lưu ý :
- Tuân thủ chế độ theo dõi , chăm sóc BN trước , trong và sau khi tiến hành thủ thuật , ghi chép đầy đủ
các dấu hiệu sinh tồn
- Phát hiện và báo cáo các bất thường sảy ra sau khi tiến hành thủ thuật đặc biệt trong những trường
hợp chọc dò ống sống , lấy bớt dịch để làm giảm áp lực nội sọ não, BN nôn mửa, mạch nhanh, co
giật
- Nếu dẫn lưu kín bình chứa dịch phải to hơn khoang màng phổi và bình phải là áp lực âm để khí
không vào khoang màng phổi
- Thiết bị, đồ dùng phải đảm bảo vô khuẩn
- Không chọc lượng dịch quá lớn, lấy dịch phải lấy từ từ, thận trọng.


Câu 13: trình bày các tai biến thường gặp trong chọc hút dịch, khí khoang màng phổi, nêu nguyên
nhân và cách khắc phục?
Các tai biến thường gặp, NN và sử trí
-

-

-

Ngất : NN do BN sợ hãi hoặc đau do sự thay đổi áp lực đột ngột khoang màng phổi
Biểu hiện : BN tím tái, ngừng thở, ngừng tim
Xử trí : Cho BN nằm đầu thấp, tiến hành hồi sinh tim phổi nếu cần,. phối hợp với Bs xử trí kịp thời
Tràn khí màng phổi : NN do không đảm bảo kín khí nên khí từ ngoài lọt vào khoang màng phổi hoặc
do đâm thủng lá tạng hoặc nhu mô phổi
Biểu hiện: Ho rũ rượi, kho thở, mạch nhanh, tím tái..
Xử trí : Cho BN ngồi dậy, động viên an ủi BN , phối hợp với Bs xử trí kịp thời
Phù phổi cấp : NN do hút quá nhiều và quá nhanh khoang màng phổi gây nên thay đổi áp suất trong

khoang màng phổi.
Biểu hiện: khó thở, tím tái, ho khạc ra bọt màu hồng, mạch nhanh, HA hạ
Xử trí : cho Bn nằm ở tư thế Foley, động viên an ủi BN, phối hợp với Bs, chuẩn bị phương tiện và
thuốc men cấp cứu,
Mủ màng phổi : NN do dụng cụ không vô khuẩn hoặc không đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn khi làm các
thủ thuật
Biểu hiện : mạch nhanh, sốt cao, khó thở
Xử trí : chườm lạnh, điều trị kháng sinh

Câu 14: trình bày các tai biến thường gặp trong chọc hút dịch khoang màng Tim, nêu nguyên nhân
và cách khắc phục?
Các tai biến , NN và xử trí
- Ngất : Do phản xạ chọc hoặc BN sợ đau
Biểu hiện : mạch nhanh, nhỏ khó bắt
Xử trí : cho Bn nằm tại chỗ, thở Oxy, ủ ấm , truyền thuốc nâng HA nếu hạ HA
- Chảy máu : do chọc vào mạch máu hoặc chọc vào cơ tim
- Nhiễm khuẩn : do dụng cụ hoặc thao tác vô khuẩn không tốt, 2-3 ngày sau khi chọc BN có số, tăng
bạch cầu
Xử trí : điều trị bằng kháng sinh.
Câu 15 : trình bày các tai biến thường gặp trong chọc hút dịch, khí khoang màng Bụng, nêu nguyên
nhân và cách khắc phục?
- Ngất : do Bn đau hoặc sợ hãi
Xử trí : Đặt BN nằm đầu thấp, ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, tiêm thuốc trợ tim
- Quai ruột bịt kín đầu kim : Nhẹ nhàng lách đầu kim tránh làm thủng ruột
- Chọc vào ruột : ít gặp, nếu vào sẽ thấy hơi hoặc dịch bẩn chảy ra , phải rút kim ngay bang kín lại,
theo dõi tình trạng đau bụng, nhiệt độ, phản ứng thành bụng.
- Chọc vào mạch máu : có máu theo ra rút kim ngay
- Xuất huyết trong ổ bụng : NN do dịch chảy ra quá nhanh, quá nhiều gây giảm áp lực đột ngột,
Biểu hiện : mạch nhanh nhỏ, HA tụt, mặt tái, choáng váng
Xử trí : cho dịch chảy chậm, rút không quá 1500ml

- Nhiễm khuẩn thứ phát sau chọc ( viêm phúc mạc ): theo dõi nhiệt độ , HA mạch, trạng thái đau bụng
và chướng bụng , nếu dịch còn rỉ ra theo vết chọc thì dung móc bấm Michel kẹp lại.
Câu 16 : Trình bày các tai biến thường gặp trong chọc hút dịch, khí khoang màng Tủy sống, nêu
nguyên nhân và cách khắc phục?
- Tụt hạnh nhân tiểu não do dịch chảy nhanh quá hoặc nhiều quá chèn ép hành não gây ngừng thở
ngừng tim  đề phòng khi lấy dịch não tuỷ phải từ từ và thận trọng
- Viêm màng não mủ sau chọc do quá trình chọc, dụng cụ , tay kỹ thuật viên không đảm bảo vô khuẩn.
Câu 17 : Trình bày dấu hiệu, triệu chứng người bệnh ngừng thở ngừng tim.?
Dấu hiệu và triệu chứng
- Ngừng hô hấp, tuần hoàn; - Mất ý thức, lơ mơ, đáp ứng các phản xạ rất chậm; - Hô hấp không có
nhịp thở, không thấy có sự di động của ngực; - Tuần hoàn không nghe được nhịp tim; - Đồng tử giãn
- Mất trương lực cơ - Da tái


Câu 18 : Trình bày tầm quan trọng, ưu nhược điểm của các biện pháp hồi sức đơn giản ban đầu?
Tầm quan trọng : - là khâu quan trọng nhất trong cấp cứu hồi sức vì nó có thể cứu sống người bệnh trong
một thời gian rất ngắn và là khâu chuyển tiếp cho các phương pháp hồi sức hiện đại khác ( đặt nội khí
quản, bóp bóng/ thở máy ).
Ưu điểm :
- Đơn giản mà hiệu quả - Dễ áp dụng mọi nơi, mọi lúc, không cần phương tiện - tất cả các thầy thuốc đều
biết, đều có thể truyền đạt cho bệnh nhân.
Nhược điểm :
- Vẫn cần sự hỗ trợ của các tuyến cao hơn - Mất sức nên không duy trì được lâu - Có thể mắc các bệnh
lây truyền qua đường hô hấp ( nếu hô hấp nhân tạo kiểu miệng – miệng)
Câu 19 : Trình bày các phương pháp lấy dị vật ra khỏi đường thở?
- Móc họng
+ đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang 1 bên
+ dung gạc hoặc khăn chèn giữa 2 hàm rang để mở miệng nạn nhân
+ dùng tay móc đờm dãi hoặc dị vật trong mồm ra
+ nếu có rang giả thì phải tháo ra

+ nếu không móc được thì phải kích thích gây ho hoặc nôn để tống dị vật ra ngoài
- Thủ thuật Heim – lick : là phương pháp làm tăng áp lực đường hô hấp để đánh bật dị vật ra ngoài
đường thở
+ nạn nhân ngồi hoặc đứng, hơi cúi đầu về phía trước. người cứu đấm mạnh vào vùng giữa 2 xương
bả vai 3 đến 5 cái liền
+ nạn nhân đứng, người cứu đứng sau nạn nhân, 2 tay vòng ra trước ôm ngang người nạn nhân (2 tay
người cứu đan vào nhau đặt vào vùng thượng vị nạn nhân) . dùng sức mạnh kéo nạn nhân về phía
mình, ép tay vào vùng thượng vị của nạn nhân rồi kéo lên trên.
+ nếu nạn nhân nằm ngửa đầu đặt nghiêng sang 1 bên, dùng 2 tay ấn mạnh vào vùng thượng vị theo
hướng lên trên.
+ nếu nạn nhân nằm sấp ( chủ yếu là trẻ con ) nhấn mạnh vào vùng giữa 2 xương bả vai.
- Mở khí quản.
Câu 20 : Nêu thứ tự ưu tiên khi cấp cứu bệnh nhân ngừng hô hấp, tuần hoàn. Trình bày quy trình
ấn tim ngoài lồng ngực.?
- Thứ tự ưu tiên :
Trước đây : A( khai thông đường thở )  B( hô hấp nhân tạo )  C ( tuần hoàn , Ép ngực)
Theo AHA – 2011 thứ tự là C A B
Nếu thấy một người nằm bất động phải gọi họ xem có tỉnh hay không . nếu không đáp ứng thì tiến
hành ép tim ngay, sau đó mới khai thông đường hô hấp và hô hấp nhân tạo, vì não chỉ chịu đựng quá trình
thiếu oxy khoảng 4-5p nên cần cứu tim trước để tống máu có oxy lên não để não hoạt động.
- Quy trình ấn tim ngoài lồng ngực.
+ Khẩn trương xác định BN ngừng thở ngừng tim
+ đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, chân cao hơn đầu, nếu nằm giường đệm thì lót tấm ván
gỗ dưới lung
+ đặt gốc bàn tay không thuận lên 1/3 xương ức, hương sang trái, đặt bàn tay thuận lên trên, áp mô cái và
mô út vào vị trí ép tim, 2 cánh tay duỗi thẳng, 2 vai hướng thẳng vào cánh tay
+ dùng lực toàn thân éo thẳng góc vuông xuống lồng ngực của nạn nhân nhịp nhàng.
+ phối hợp 30/2 ( tỉ lệ ép tim / thông đường thở )
Bắt mạch cảnh trong 10s , nếu không có mạch đập , tiến hành ép tim ngoài lồng ngực . ban đầu ấn lên
vùng tim 5 lần, sau đó cứ 30 lần ép tim liên tiếp thổi ngạy 2 lần ( cho cả 2 người cấp cứu trở lên ) . mỗi

lần ép tim khoảng 4-5p , hoặc bắt mạch thấy mạch cảnh đập theo nhịp ép , ts 80-100 lần/p
Sau khoảng 1p cấp cứu kiểm tra mạch cảnh trong 5s, nếu thấy có mạch đạp, ngừng ép tim, đánh giá hô
hấp . nếu BN tự thở thì dừng thổi ngạt, theo dõi sát đường đến bệnh viện, trường hợp khác tiếp tục cấp
cứu, đánh giá lại 3-5p/ lần.


Câu 21: Trình bày mục đích, chỉ định của tiêm thuốc?

Mục đích của tiêm thuốc: Tiêm thuốc là để đưa thuốc ngấm vào cơ thể người bệnh một cách
nhanh chóng nhằm điều trị , chẩn đoán bệnh và phòng bệnh.
Chỉ định của tiêm thuốc:
Trong trường hơp cấp cứu: Cần có hiệu quả nhanh của thuốc vì khi uống thuốc còn phải hấp
thụ qua đường tiêu hóa, nên thời Gian thuốc vào máu chậm hơn tiêm, Đặc biệt là tiêm tĩnh mạch
thuốc được đưa trực tiếp vào máu nên phát huy tác dụng rất nhanh:
Những loại thuốc không được uống hoặc không nên uống như:
- Thuốc uống vào sẽ có ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa:
- Thuốc uống vào không được hấp Thu tốt do đường tiêu hóa của bệnh nhân bị tổn thương.
- Thuốc bị phá hủy bởi dịch vị dạ dày.. VD atropin sunfat..
Trong trường hợp bệnh nhân không uống được hoặc không nuốt được:
Ví dụ: - Bệnh nhân bị hôn mê, nôn liên tục, bệnh nhân bị bệnh ở thực quản:
- Bệnh nhân tâm thần không chịu uống thuốc..
Câu 22: Trình bày các quy tắc chung khi tiêm thuốc?
- Thực hiện 6 đúng : Đúng y lệnh, đúng người bệnh, đúng tên thuốc, đúng liều dùng, đúng đường
dùng, đúng thời gian
- Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn
- Thông báo và giải thích : thông báo cho người bệnh biết số lượng thuốc trong cả ngày và trong mỗi
lần tiêm, ngoài ra điều dưỡng viên cần nói rõ tác dụng phụ của thuốc để người bệnh yên tâm.
- Thử phản ứng : phải thử phản ứng đối với các thuốc dễ gây sốc phản vệ trước tiêm
- Sử dụng bơm tiêm phù hợp với số lượng thuốc và từng kỹ thuật tiêm
- Trước khi tiêm thuốc cho người bệnh phải đuổi hết khí trong bơm tiêm

- Đâm kim đúng góc độ quy định cho từng kỹ thuật tiêm
- Khi tiêm phải có hộp chống sốc ( có phác đồ chống sốc phản vệ và thuốc chống sốc ) và phương tiện
chống sốc phản vệ
- Không được đâm ngập kim : nên cách đốc kim 0,5-1 cm để tránh biến chứng gãy kim, quằn kim
- Thực hiện 2 nhanh 1 chậm : đâm kim nhanh, rút nhanh và bơm thuốc chậm, vừa đẩy thuốc vừa quan
sát sắc nét người bệnh.
Câu 23: Phân tích sự khác nhau của kỹ thuật tiêm trong da và tiêm dưới da.
TT
1

2

Điểm khác
nhau
Định nghĩa

Tiêm trong da
-Là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ 1/10ml
vào lớp thượng bì
- Thuốc được hấp thu rất chậm

- Là đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô
liên kết lỏng lẻo dưới da.

-Tiêm một số loại vacxin phòng bệnh.

- Chủ yếu là cho một số loại thuốc mà ta
muốn cho thuốc thấm dần vào cơ thể để
phát huy tác dụng từ từ.


Chỉ định
-Tìm PỨ BCG để chẩn đoán Lao.
-Thử PỨ của cơ thể đối với thuốc.
- Tiêm vào 1/3 trên mặt trước trong cẳng
tay

3

Vùng tiêm

4

Tư thế tiêm -Người bệnh nằm hoặc ngồi tùy theo tư thế
thịch hợp.
Cách đâm
- Đâm kim chếch 150 so với mặt da.rồi đẩy
kim
nhẹ kim cho ngập hết mũi vát của kim.

5

Tiêm dưới da

- Tiêm vào mặt ngoài cánh tay.
-Tiêm vào vùng trước đùi khoảng 1/3 giữa
đùi.
- Nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế.
- Đâm kim chếch 300 đến 450 so với mặt da.
Rút thử bơm nếu có máu ta rút lùi bơm ra



Câu 24: Phân tích sự khác nhau của kỹ thuật tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.
T
T
1

Điểm khác
nhau
Định nghĩa

2

Chỉ định

3
4

Chống chỉ
định
Vùng tiêm

5

Cách tiêm

6

Các tai biến
khi tiêm bắp


Tiêm bắp

Tiêm tĩnh mạch

-Là tiêm một lượng thuốc vào trong
bắp thịt
- Thuốc phát huy hiệu quả nhanh
hơn tiêm dưới da.
- Có thể tiêm vào bắp thịt nhiều loại
dung dịch đẳng trương.
-Thuốc dầu .
- Thuốc chống chỉ định tiêm mạch
mà muốn có hiệu quả nhanh hơn
tiêm dưới da.

-Là đưa lượng thuốc vào cơ thể theo
đường tĩnh mạch.

- Những thuốc gây hoại tử tổ chức.

- Những thuốc gây kích thích tim
mạch . thuốc dầu...
- Tĩnh mạch: Cẳng tay
- Tĩnh mạch mu bàn tay
- Tĩnh mạch mu bàn chân
-Tĩnh mạch mắt các chân
- Đặt gối kê dưới vùng cần tiêm,
buộc dây garo trên vị trí tiêm cách 3
– 5 cm.cắm kim chếch 150 đến 300.
- Tắc kim

- Phồng nơi tiêm
-Bệnh nhân bị sốc hoặc bị ngất.
- Tắc mạch.
- Đâm nhầm vào động mạch.

- Cơ đen ta
- Cơ tam đầu cánh tay
-Vùng đùi
- Vùng mông
- Cắm kim chếch so với mặt da là
600 đến 900
-Gãy kim, quằn kim
-Đâm phải day thần kinh hông to
- Gây tắc mạch
-Áp xe nhiễm khuẩn
- Gây mảng mục do tiêm những
chất gây hoại tử mô
- Sốc

- Tiêm những thuốc ta muốn có tác
dụng nhanh chóng.
- Dung dịch đẳng trương
- Những thuốc ăn mòn các mô
- Những thuốc gây đau và mảng
mục.

- Gây hoại tử
- Nhiễm khuẩn toàn thân.
- Nhiễm khuẩn lây


Câu 25: Trình bày các tai biến do kĩ thuật khi tiêm thuốc , nêu nguyên nhân và cách khắc phục?
TT
1

2

Tai biến khi tiêm
-Gẫy kim
-Quằn kim
- Sốc hoặc ngất
-Bệnh nhân thọt
hoặc liệt.
-Gây teo cơ

3

-Gây tắc mạch

4

-Áp xe nhiễm
khuẩn
-Gây mảng mục.

5

nguyên nhân
-Do bệnh nhân giãy mạnh,
-Tiêm không đúng kỹ thuật.


Cách khắc phục
-Giữ bệnh nhân thật tốt.
-Không cắm ngập đốc kim
( nếu gẫy có thể rút ra được).
-Vì quá sợ hoặc quá đau
-Ngừng tiêm và báo cáo để xử trí.
-Do đâm vào dây thần kinh hông -Xác định chính xác vị trí tiêm mông và
to.
góc độ tiêm đúng 900
- Do tiêm vào dây thần kinh mũ. - Nếu tiêm bắp, cần rút ruột bơm xem
nếu có máu không được tiêm .
-Do tiêm thuốc dạng dầu, hoặc
-Khi tiêm cần kiểm tra xem có máu
nhũ tương vào mạch máu.
không? Rồi mới được bơm thuốc.
- Do khí lọt vào thành mạch
- Đuổi hết bọt khí trước khi tiêm cho
trong khi tiêm.
bệnh nhân.
- Không đảm bảo nguyên tắc vô - Chườm nóng, trích áp xe nếu cần
khuẩn.
thiết.
- do tiêm những chất gây hoại tử - Khi phát hiện sớm phong bế tại chỗ


mô.

bằng novocain.
- Khi hoại tử cần băng mỏng tránh
nhiễm khuẩn, Có thể phải trích nếu ổ

hoại tử lớn:
- Rút kim ra thay kim khác và tiêm lại.

6

- Tắc kim

-Do máu đông lại đầu kim Hoặc
thuốc dạng hỗn dịch không tan
trong nước.

7

- Phồng nơi tiêm

- Do mũi vát xuyên tĩnh mạch
hoặc vỡ mạch.

- Điều chỉnh lại mũi kim, dặn bệnh
nhân chườm nóng chỗ máu tụ.

8

- Đâm nhầm vào
động mạch
- Hoại tử tổ chức

- Do mũi vát xuyên mạch hoặc
vỡ tĩnh mạch
- Do tiêm sai đường


- Ngừng tiêm, rút kim ra băng ép. Tìm
tĩnh mạch khác để tiêm.
- Tiêm đúng đường tiêm

9

Câu 26 : Trình bày các tai biến do vô khuẩn và do thuốc khi tiêm thuốc, nêu nguyên nhân, cách
khắc phục?
Tai biến do vô khuẩn không tốt
-

-

-

Nhiễm khuẩn tại chỗ : biểu hiện chỗ tiêm tấy đỏ , sưng nóng, có thể có dịch mủ viêm
Khắc phục : đảm bảo tác vô khuẩn , dùng kháng sinh theo chỉ định.
Áp xe nóng ; biểu hiện : chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng, toàn thân có thể sốt hoặc không
Khắc phục : chườm nóng, dùng kháng sinh, chích áp xe nếu cần thiết
Mắc bệnh lây ( HIV, Viêm gan , KST sốt rét ..)
Biểu hiện thông thường sảy ra muộn
NN : do kim tiêm của người bệnh truyền sang người lành
Khắc phục : thực hiện tiêm an toàn bao gồm : sử dụng bơm tiêm – kim tiêm 1 lần, tiệt khuẩn các
dụng cụ liên quan đến tiêm và sử trí chất thải y tế đúng quy định.
Nhiễm khuẩn huyết :
Biểu hiện số cao, rét run, nhiễm khuẩn nặng, cấy máu (+)
Khắc phục : thực hiện tiêm an toàn, dùng thuốc kháng sinh toàn thân theo chỉ định của Bs, tiêm đúng
đường tiêm
Tai biến do thuốc

Dị ứng : biểu hiện : từ nổi mẩn ngứa, mề đay, đau đầu buồn nôn.. đến dị ứng chậm: Hội chứng Lyel ,
Steven-jhonson


-

-

-

Khắc phục : thực hiện thuốc theo y lệnh : kháng histamin, Prednisolon… hỏi tiền sử dị ứng thuốc của
người bệnh, thử phản ứng với những thuốc dễ gây dị ứng.
Sốc : biểu hiện : sau khi tiêm người bệnh choáng váng , buồn nôn, khó thở, mạch nhanh, huyết áp
hạ.. và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
Khắc phục : chuẩn bị công tác tư tưởng tốt trước iteem, hỏi tiền sử dị ứng
Thực hiện tiêm 2 nhanh 1 chậm, vừa đẩy thuốc vừa quan sát sắc mặt bệnh nhân, sử trí kịp thời nếu có
các biểu hiện của sốc( ngừng tiêm, garo trên nơi tiêm, báo ngay cho Bs, cùng Bs sử trí theo phác đồ)
Áp xe lạnh
Biểu hiện : chỗ tiêm sưng, đau, chắc, nhất là các thuốc tan trong dầu hoặc thuốc dạng hỗn dịch
NN: do thuốc tiêm vào không hấp thu được hoặc hấp thu rất chậm như Quinin, Hydrocortisol, thuốc
dầu…
Khắc phục: Chườm nóng, chích áp xe, - với các thuốc tan trong dầu cần ngâm ống thuốc vào nước
ấm trước khi tiêm – xoa bóp nhẹ nhàng vùng tiêm giúp thuốc hấp thu nhanh hơn.
Màng cục, hòn cứng ( áp xe lạnh không triệt để ).

Câu 27 : Trình bày CĐ, CCĐ của truyền dịch.?
Chỉ định :
-

Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn đã mất của cơ thể trong các trường hợp : ỉa chảy , mất nước, bỏng

nặng, mất máu, xuất huyết..
Để đưa thuốc vào cơ thể khi muốn thuốc ngấm đề và duy trì nhiều giờ , hoặc nhiều ngày một tỉ lệ
thuốc hằng định trong máu.
Nuôi dưỡng người bệnh khi BN không ăn uống được ( như hôn mê, tổn thương thực quản, đường tiêu
hóa )
Giải độc , lợi tiểu trong trường hợp người bệnh bị ngộ độc..

Chống chỉ định
-

Người bệnh suy tim
Người bệnh cao huyết áp

Câu 28 : Trình bày các nguyên tắc chung khi truyền dịch cho người bệnh?
Nguyên tắc chung:
-

Dịch truyền và các loại dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn
Kỹ thuật tiến hành phải đúng quy cách và đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn
Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch
Đảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của người bệnh
Đảm bảo tốc độ chảy dịch đúng y lệnh
Theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi truyền
Phát hiện sớm các triệu chứng của phản ứng và xử lý kịp thời
Không lưu kim quá 24h trong cùng 1 vị trí ( đối với kim luồn không quá 72h)
Nơi tiếp xúc giữa kim và da phải tuyệt đối vô khuẩn

Câu 29 : Trình bày các tai biến do truyền dịch, nêu nguyên nhân và cách khắc phục?
Tai biến do truyền dịch gồm tất cả các tai biến do tiêm và các tai biến sau:
-


Dịch không chảy
NN: do kim bị lệch, lỗ kim áp sát vào thành mạch, do xẹp hoặc do tắc kim


-

-

-

-

Biểu hiện: dịch không chảy
Khắc phục : điều chỉnh lại kim, kê đốc kim ; - dùng bàn tay vuốt nhẹ theo đường về của mạch máu để
dồn máu ; - tạm thời gấp khúc 2 của dây truyền rồi buông nhanh , dd sẽ dồn mạnh xuống làm thông
kim, nếu không được phải thay kim khác và truyền lại.
Phồng nơi tiêm , NN : do thuốc thoát ra ngoài vì tiêm ra ngoài thành mạch hoặc kim chưa vào sâu
lòng mạch hoặc do tĩnh mạch bị vỡ , phải truyền lại nếu không phải truyền chỗ khác.
Biểu hiện: chỗ tiêm phồng lên , người bệnh kêu buốt
Khắc phục : điều chỉnh mũi kim nếu không được thì rút ra truyền lại.
BN bị sốc , NN do dịch truyền, có thể do những yếu tố gây sốc của dây truyền, do tốc độ truyền quá
nhanh hoặc quá chậm hoặc cơ thể quá mẫn cảm của người bệnh.
Biểu hiện: đang truyền người bệnh thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh,
huyết áp hạ..
Khắc phục : ngừng truyền nhanh, ủ ấm, báo cáo ngay cho Bs, chuẩn bị thuốc sử trí ( trợ tim mạch,
kháng histamin.) và tìm nguyên nhân gây sốc.
Phù phổi cấp : NN do truyền nhanh 1 khối lượng lớn dịch trên người bệnh bị cao huyết áp, suy
tim……đây là 1 biến chứng nặng.
Biểu hiện: thấy người bệnh đau dữ dội, khạc bọt màu hồng, sắc mặt tím tái, nghe phổi có ran ẩm

dâng lên từ 2 đáy phổi.
Khắc phục : dừng ngay đường truyền, cùng Bs chuẩn bị phương tiện sử trí, garo tứ chi 5p/lần, dùng
lợi tiểu, trích máu nếu cần thiết, xử trí ngay tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch..
Tắc mạch phổi : NN do không khí trong dây truyền lọt vào qua thành mạch
Biểu hiện : BN đau ngực dữ dội, khó thở, có thể tử vong ngay lập tức.
Khắc phục : ngừng truyền ngay, báo cáo Bs đồng thời sử trí hô hấp nhân tạo, thở oxy
Nhiễm khuẩn : NN do vô khuẩn không tốt có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virus, HIV…
Khắc phục : đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn trong suốt quá trình tiêm

Câu 30 : Trình bày mục đích của truyền máu, nêu chỉ định, chống chỉ định của truyền máu?
Mục đích
-

Hồi phục lại lượng máu đã mất đi trong hệ tuần hoàn, tăng thể tích tuần hoàn( máu toàn phần, huyết
tương
ổn định nồng độ HST trong máu đảm bảo sự cung cấp oxy cho cơ thể ( truyền khối lượng hồng cầu )
tăng khả năng đông máu và cầm máu: bồi phụ 1 số yếu tố đông máu bị thiếu hụt đã gây nên hội
chứng xuất huyết ( yếu tố VIII, fibrinogen, Prothrombin..)khi truyền tiểu cầu và huyết tương.
Tăng khả năng đề kháng và chống nhiễm khuẩn

Chỉ định:
-

Chảy máu do chấn thương
Do mất máu quá nhiều trong phẫu thuật
Cơn tan máu cấp tính
Các bệnh về máu gây chảy máu : suy tủy, bạch cầu cấp…

Chống chỉ định
-


Chống chỉ định tuyệt đối : tắc mạch phổi, phù phổi cấp, suy tim
Chống chỉ định tương đối :
+ viêm phổi,
+ tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,
+ phụ nữ có thai sau sinh 2 tuần,


+ suy tim mạn, tăng huyết áp
Câu 31 : Trình bày các nguyên tắc khi truyền máu cho người bệnh?
-

Bao gồm các nguyên tắc của truyền dịch, ngoài ra có các nguyên tắc sau:
Truyền máu cùng nhóm : nguyên tắc truyền máu cơ bản, chắc chắn có chỉ định của Bs theo quy tắc
cơ bản của sơ đồ sau
+ nhóm A  nhóm A
+ nhóm B  nhóm B
+ nhóm O  nhóm O
+ nhóm AB  nhóm AB
 Là phương pháp truyền an toàn nhất
Trong trường hợp cấp cứu có thể truyền khác nhóm máu ( không quá 500ml)theo quy tắc tối thiểu
A
O

AB
B

Trước khi truyền máu phải chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, nhóm máu, phản ứng chéo,
kết dính…
Kiểm tra chất lượng máu : có 3 lớp rõ ràng, màu sắc, số lượng, nhóm máu, số hiệu chai máu. Đảm

bảo vô khuẩn tuyệt đối
Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền máu
Dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn
Đảm bảo tốc độ chảy của máu đúng theo y lệnh
Phải làm phản ứng sinh vật
Chai máu đem về buồng bệnh không để quá 30p trước khi truyền cho BN
Theo dõi chặt chẽ quá trình truyền để đề phòng các tai biến có thể sảy ra.

Câu 32 : Trình bày các tai biến do truyền máu, nguyên nhân, cách khắc phục.?
Các tai biến do truyền máu, nguyên nhân và cách khắc phục
Tai biến sảy ra tức thì
- Nhầm nhóm máu : NN do nhầm lẫn giấy tờ, hồ sơ ( gặp trong đa số trường hợp ), do kỹ thuật định
nhóm máu và xét nghiệm không tốt
Khắc phục : Kiểm tra kỹ hồ sơ BN trước khi truyền
+ xác định nhóm máu và làm phản ứng chéo tại giường cẩn thận, tỉ mỉ
+ đối chiếu chai máu với phiếu lĩnh máu
- Sốt và rét run : NN do cơ thể không dung nạp được các chất truyền vào máu, do phản ứng hoặc do dị
ứng
Khắc phục : đảm bảo vô trùng chai máu và dụng cụ truyền, dùng thuốc theo chỉ định ( kháng
histamin tổng hợp, hạ sốt) . sau 10-15p hết rét tiếp tục truyền và theo dõi.
- Dị ứng : NN chưa rõ ràng
Khắc phục : khóa truyền, kiểm tra HA, M , Nhiệt độ . định lại nhóm máu, dùng thuốc theo y lệnh
( kháng histamin và corticoid . nếu đúng nhóm máu sau khi hết triệu chứng cho truyền tiếp
- Nhiễm khuẩn huyết : NN do chai máu bị nhiễm khuẩn
Khắc phục : khóa truyền, kiểm tra HA, nhiệt độ. đảm bảo vô trùng chai máu và dụng cụ truyền, dùng
ks theo y lệnh
Tai biến chậm
- Tan máu miễn dịch : do nhóm máu không phù hợp tạo ra kháng thể lâu dần gây tan máu



Khắc phục : xét nghiệm yếu tố RH đối với những trường hợp truyền máu nhiều lần, phụ nữ có tiền sử
đẻ non, sảy thai liên tục.
- Nhiễm trùng lây : do máu của người cho bị nhiễm virut, kst…
Khắc phục : sàng lọc , lấy máu đúng quy định
- Hội chứng xuất huyết sau truyền máu : sảy ra sau 20-30 ngày vì trong truyền máu tiểu cầu của người
cho không phù hợp với tiểu cầu của người nhận
Xử trí theo hướng xuất huyết giảm tiểu cầu
Một số tai biến khác :
+do kỹ thuật truyền, do dây truyền phải thay dây
+ chai máu có dây đông do tắc mạch cấp
+ kali trong máu tăng cao gây rung thất.



×