Số 26 (51) - Tháng 03/2017
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Chính sách an sinh xã hội
đối với lao động và việc làm ở Việt Nam hiện nay
Social security policy for labor and employment in Vietnam today
Nguyễn Tiến Nghị
Trường Đại học Điện lực Việt Nam
Nguyen Tien Nghi
Electric Power University, vietnam
Tóm tắt
Bài báo làm rõ q trình thể chế hóa, thực trạng chính sách an sinh xã hội đối với lao động và việc làm
ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội
trong thời gian tới. Bằng phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê… Bài viết đã
nêu được một số kết quả nhất định trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lao động và
việc làm đồng thời nêu lên những vướng mắc cần khắc phục trong thời gian tới.
Từ khóa: an sinh xã hội, lao động, việc làm, chính sách.
Abstract
The report’s contents focuses on clarifying process off the institutionalization, the reality social security
policy for labor and employment in Vietnam today. Since then, launched a number of recommendation
of social welfare policies in the near future. By means of analysis, comparison and collation, the
statistics, the article mentioned a certain number of results in the implementation of social welfare
policies for labor an employment, indicated problems need to be fixed in the near future.
Keywords: social security, labor, employment, policy.
Trải qua hơn 30 năm thực hiện cơng
cuộc cải cách, đổi mới và hội nhập sâu
rộng với nền kinh tế thế giới, bên cạnh
những thành tựu to lớn mọi mặt mà nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa mang lại, đất nước ta cũng đang phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn về xã hội.
An sinh xã hội đối với lao động và việc
làm, theo đó, cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Trong đó, chính sách an sinh xã hội đối với
lao động và việc làm là vấn đề còn có
nhiều bức xúc nhất, cần giải quyết thường
xun để đảm bảo cuộc sống, sự bình đẳng
cho nhân dân.
1. Thực trạng của hệ thống an sinh
xã hội đối với lao động và việc làm ở
nước ta hiện nay
Cùng với chính sách phát triển kinh tế,
quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh
xã hội đối với lao động và việc làm có vị
trí quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời
sống tinh thần và vật chất của mỗi hộ gia
đình, người lao động và các địa phương,
thể hiện đặc trưng và ưu việt của chế độ
93
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ H I ĐỐI VỚI LAO Đ NG VÀ VIỆC LÀM Ở VI T NAM HI N NAY
chính trị của đất nước. Quan tâm đến đời
sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội là
một trong nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm
hàng đầu đặc biệt là trong giai đoạn hậu
khủng hoảng hiện nay. Song hành cùng
chính sách an sinh xã hội, hệ thống an sinh
xã hội ở Việt Nam cũng được hình thành
và phát triển ngày càng hoàn thiện.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có một
hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh. Tuy
nhiên, Nhà nước đã ban hành trên 50 loại
chính sách về an sinh xã hội (do ngành Lao
động – Thương binh và xã hội quản lý) liên
quan đến lao động và việc làm, từng bước
phù hợp với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế. Các chính sách này được phân loại theo
các trụ cột của hệ thống an sinh xã hội mà
Việt Nam theo đuổi, bao gồm:
1.1. Chính sách về thị trường lao động
và việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và
giảm nghèo
Thời gian qua, chính sách về thị
trường lao động và việc làm bảo đảm thu
nhập tối thiểu và giảm nghèo là một trong
những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh
xã hội ở Việt Nam. Hệ thống này hiện nay
được xây dựng và ban hành tương đối đồng
bộ, phù hợp với kinh tế thị trường và yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau
khi chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại
quốc tế (WTO).
Trong chính sách này, hướng cơ bản
nhất là phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều
việc làm mới cho đa số người lao động từ
các hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn không có nhiều cơ hội tiếp cận
được việc làm tốt với thu nhập ổn định và
điều kiện làm việc tốt. Những nguyên nhân
cơ bản dẫn đến nhà nước cần thiết ban
hành chính sách về trợ giúp xã hội và tạo
việc làm là do trình độ học vấn của người
lao động thấp, sức khỏe kém, ít thông tin
về thị trường lao động, hạn chế về năng lực
mặc cả, đàm phán… Trong điều kiện kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế,
biến động cung – cầu lao động trên thị
trường lao động thường xuyên xảy ra, tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao
động ngày càng gia tăng. Do đó, tạo nhiều
cơ hội việc làm, tiếp cận thông tin thị
trường lao động để tìm được việc làm và
nâng cao thu nhập là giải pháp góp phần
xóa đói giảm nghèo, bảo đảm việc làm,
hiệu quả và bền vững. Theo đó, trong
những năm qua, sự ra đời của một số đạo
luật như: Luật đất đai, Luật doanh nghiệp,
Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật cạnh
tranh, Luật hợp tác xã,… đã góp phần tạo
cơ sở pháp lý và môi trường thuận lợi cho
các loại hình doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại,
kinh tế hộ gia đình và hợp tác xã phát triển
mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao
hiệu quả của thành phần doanh nghiệp nhà
nước, Việt Nam đã tiến hành sắp xếp, đổi
mới các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu
theo hướng cổ phần hóa, thành lập các tập
đoàn kinh tế nhà nước hoạt động đa ngành,
đa lĩnh vực, xây dựng các khu công nghiệp,
khu chế xuất,… Do đó, tạo nhiều cơ hội
việc làm có thu nhập ổn định thông qua
dạy nghề, vay vốn tiếp cận thông tin thị
trường lao động tư vấn việc làm và từ
doanh nghiệp để có việc làm là giải pháp
an toàn tạo thu nhập hiệu quả nhất. Có thể
coi đây là những chính sách quan trọng,
quyết định đối với tạo việc làm cho lao
động xã hội đảm bảo thu nhập tối thiểu và
giảm nghèo.
Ngoài việc ban hành các chính sách,
luật pháp, Nhà nước rất coi trọng xây dựng
94
NGUYỄN TIẾN NGHỊ
và thực hiện các chương trình mục tiêu để
tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề
bức xúc nhất về thị trường lao động và việc
làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm
nghèo như: Chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm và dạy nghề (giai đoạn
1998 - 2000, 2001 - 2005, 2006 - 2010,
2012 - 2015); Chương trình mục tiêu quốc
gia xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 2001 2005, 2006 - 2010, 2011 - 2015); Chương
trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững (giai đoạn 2012 - 2015, 2016 - 2020);
Chương trình tăng cường nâng cao năng
lực đào tạo nghề (giai đoạn 2001 - 2005,
2006 - 2010); chương trình đào tạo nghề
cho nông thôn, bộ đội xuất ngũ; chương
trình 135, Nghị quyết 30a/2008/NQCP,…Các chương trình này hướng vào hỗ
trợ người thất nghiệp, người chưa có việc
làm, người nghèo và nhóm xã hội yếu thế
tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên thị
trường lao động nhằm đảm bảo an sinh xã
hội cho họ.
1.2. Chính sách về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế
Trong bối cảnh tác động tiêu cực của
kinh tế thị trường, biến đổi khí hậu, thiên
tai, già hóa dân số,… việc phát triển hệ
thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai
trụ cột cơ bản nhất của hệ thống an sinh xã
hội ở Việt Nam, góp phần tích cực vào việc
ổn định an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng văn minh. Nhà nước tiếp tục hoàn
thiện xây dựng chính sách, chế độ, tổ chức
triển khai thực hiện các loại hình bảo hiểm
xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội thất
nghiệp, nghiên cứu thí điểm chính sách bảo
hiểm xã hội bổ xung đối với nhóm lao
động có thu nhập cao hơn trong nhóm
ngành nghề nhất định nhằm tăng cường
khả năng tự an sinh), bảo hiểm y tế bắt
buộc. Mặt khác, chính sách bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế là một bộ phận quan
trọng của của chính sách xã hội, giúp Nhà
nước điều tiết mối quan hệ giữa chính sách
kinh tế và xã hội trên phương diện vĩ mô
đảm bảo cho nền kinh tế liên tục phát triển
và giữ gìn ổn định xã hội trong từng thời
kỳ cũng như trong suốt quá trình.
Để tổ chức thực hiện, Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế được quy đinh tại các văn
bản luật như: Luật bảo hiểm xã hội, nghị
định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006
của Chính phủ hướng dẫn một số điều của
Luật bảo hiễm xã hội bắt buộc và Thông tư
số 03/2007/TT-LĐTBXH ngày 30/01/2007
của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị
định số 152/2006/NĐ-CP; Nghị định số
190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của
Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật
bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự
nguyện. Mặc dù các văn bản ban hành có
giá trị pháp lý khác nhau song đều tập
trung vào các nội dung chính là: Xác định
đối tượng tham gia, mức đóng và mức chi
trả chế độ cho người lao động đang làm
việc hoặc hưởng chế độ hưu trí. Đối với
bảo hiểm y tế, có thể nói, nội dung của
chính sách bảo hiểm y tế hiện nay được thể
hiện tập trung nhất trong Luật bảo hiểm y
tế và một số văn bản hướng dẫn thi hành
khác như Chương trình mục tiêu quốc gia
Y tế (giai đoạn 2012 - 2015). Chương trình
có mục tiêu: chủ động phòng, chống một
số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm; phát
hiện dịch sớm, dập tắt dịch kịp thời, không
để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ
chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy
hiểm, góp phần thực hiện công bằng xã hội
trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất
95
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ H I ĐỐI VỚI LAO Đ NG VÀ VIỆC LÀM Ở VI T NAM HI N NAY
lượng cuộc sống; hình thành hệ thống
chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ trung
ương đến cơ sở và nâng cao ý thức giữ gìn
sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Nhìn chung, chính sách,
pháp luật về bảo hiểm y tế tập chung ở hai
loại hình cơ bản là: bảo hiểm y tế tự
nguyện và bảo hiểm y tế bắt buộc. Nội
dung quy đinh về đối tượng tham gia bảo
hiểm y tế, về mức đóng bảo hiểm y tế, về
chế độ và phương thức chi trả, về quản lý
và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế…
1.3. Chính sách về ưu đãi, trợ giúp
xã hội
Đối với chính sách ưu đãi xã hội
Chính sách ưu đãi xã hội là một chính
sách đặc thù trong hệ thống chính sách an
sinh xã hội của Việt Nam hiện nay. Đây là
chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần
đối với những người có công với nước, với
dân, với cách mạng nhằm ghi nhận những
công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ là
bộ phận căn cốt của nền an sinnh xã hội,
đồng thời thể hiện truyền thống đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt
Nam. Nội dung cơ bản của chính sách
được thể hiện chủ yếu trong Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng số
26/2005/PL-UBTVQH11, ngày 29/06/2005;
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày
16/07/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội khóa XII về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công
với cách mạng; Nghị định số
101/2013/NĐ-CP, ngày 04/09/2013 của
Chính phủ quy định mức trợ cấp ưu đãi đối
với người có công với cách mạng. Chính
sách ưu đãi xã hội ở nước ta còn quy định
các hình thức ưu đãi khác như: giáo dục và
đào tạo, việc làm, dạy nghề, vốn chăm sóc
sức khỏe, xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ kinh
phí mua, sửa chữa nhà thuộc sở hữu nhà
nước, thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ tết,
các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, …
Đối với chính sách trợ giúp xã hội
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước
có nhiều biến động nhanh và khó lường,
đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam, khi
hậu quả nặng nề của chiến tranh vẫn còn
nặng nề, một bộ phận dân cư khác nhau
như người tàn tật, khuyết tật, người già cô
đơn, người tâm thần, trẻ em mồ côi, người
bị nhiễm HIV, hoặc gặp các rủi ro do thiên
tai,… không có khả năng tạo thu nhập cần
được nhà nước và cộng đồng tạo thu nhập
tối thiểu cho người dân, góp phần ổn định
cuộc sống, nâng cao năng lực phòng chống
rủi ro. Từng bước phấn đấu bảo đảm cho
mọi người dân có thu nhập dưới mức sống
tối thiểu đều được nhận trợ giúp xã hội.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều
văn bản chính sách, pháp luật nhằm trợ
giúp cho các nhóm đối tượng nêu trên, cụ
thể: Luật người khuyết tật năm 2010 (thay
thế pháp lệnh người tàn tật năm 1998);
Luật người cao tuổi năm 2009 (thay thế
pháp lệnh người cao tuổi năm 2000); Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004, Nghị định 61/2015/NĐ-CP của
Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ
tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc
làm… Các chính sách trên được nhân dân
đồng tình, đang đi vào cuộc sống, tạo
nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao và ổn
định, là giải pháp quan trọng trong xóa đói
giảm nghèo, bảo đảm việc làm, hiệu quả
và bền vững, ổn định xã hội.
2. Kết quả đạt được và hạn chế
2.1. Kết quả đạt được
Về thị trường lao động và việc làm
Quy mô dạy nghề ở Việt Nam trong
96
NGUYỄN TIẾN NGHỊ
những năm trở lại đây tăng nhanh, cơ cấu
trình độ chuyển mạnh sang dạy nghề dài
hạn (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề).
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của
Tổng cục thống kê năm 2015 cả nước có
1.467 cơ sở dạy nghề, 190 trường cao đẳng
nghề, 280 trường trung cấp nghề, 997 trung
tâm dạy nghề. Sau 5 năm thực hiện Chiến
lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 2020 đã dạy nghề cho 9,2 triệu lượt người
được đào tạo nghề, đạt 95,6% mục tiêu đề
ra. Riêng đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề
dưới 3 tháng đã thu hút được trên 2,4 triệu
lao động nông thôn theo Đề án Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020. Trong thời gian 5 năm 2010 – 2015,
tỉ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao
động đang làm việc trong nền kinh tế vào
năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm đạt 51,6 triệu
lao động (dự kiến là 55 triêu lao động).
Hiện nay, hệ thống giao dịch thị trường lao
động phát triển rất đa dạng, rộng khắp,
hoạt động ngày càng sôi động, linh hoạt
đáp ứng tốt hơn nhu cầu tư vấn, giới thiệu
việc làm cho người lao động trên thị trường
lao động. Kết quả, hàng năm hơn triệu lao
động cả nước được tư vấn việc làm. Kết
quả này tạo cơ hội thuận lợi cho người lao
động tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên
thị trường lao động, góp phần đảm bảo thu
nhập tối thiểu và giảm nghèo.
Về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Quy mô đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội tăng nhanh. Theo báo cáo của bảo
hiểm xã hội Việt Nam đến hết năm 2015,
tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 70,2
triệu người, tăng 5,37 triệu người, nhiều hơn
8,3% so với năm 2014. Trong đó, số người
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 12,1
triệu người; tham gia bảo hiểm thất nghiệp
là 10,3 triệu người. Đặc biệt, số người tham
gia bảo hiểm y tế là 70 triệu, chiếm 77%
dân số, tăng 8,3% so với năm 2014.
Về ưu đãi, trợ giúp xã hội
Trong những năm trở lại đây, chính
sách ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội của Việt
Nam không ngừng mở rộng, bao phủ hầu
hết các nhóm đối tượng từ trẻ sơ sinh đến
người già; hỗ trợ không chỉ người nghèo
mà còn mở rộng phạm vi sang các đối
tượng khác. Nguồn lực thực hiện nhóm
chính sách này được đa dạng, kết hợp ngân
sách trung ương, địa phương và của xã hội.
Các hình thức ưu đãi, trợ giúp ngày càng
đa dạng, bao gồm tiền mặt hàng tháng, tiền
nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội;
hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước
sạch,… Tính đến năm 2015, cả nước có
gần 2,7 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã
hội hàng tháng tại cộng đồng (xấp xỉ 3%
dân số; cả nước có 408 cở sở trợ giúp xã
hội được thành lập, đã tiếp nhận, nuôi
dưỡng, chăm sóc cho hơn 41.450 đối tượng
bảo trợ xã hội. Theo báo cáo sơ bộ, tổng
kinh phí dành cho hoạt động ưu đãi và trợ
giúp xã hội trong năm 2015 là 3967 tỷ
đồng, bao gồm: 2179 tỷ đồng quà thăm hỏi
và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 1021 tỷ
đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 767 tỷ đồng
cứu đói, cứu trợ xã hội khác.
2.2. Những hạn chế
Kết quả đạt được chưa ổn định, thiếu
bền vững
Chất lượng việc làm còn thấp, trong
khi đó khả năng tạo việc làm của nền kinh
tế trong giai đoạn hiện nay có xu hướng
suy giảm tăng trưởng kinh tế không cao đã
ảnh hưởng đến kết quả giải quyết việc làm
cho người lao động không bền vững.
Thị trường lao động tuy có đổi mới
theo hướng phát triển song chưa hoàn
thiện. Về cơ bản Việt Nam vẫn là một thị
trường lao động dư thừa trong nông
97
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ H I ĐỐI VỚI LAO Đ NG VÀ VIỆC LÀM Ở VI T NAM HI N NAY
nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao
động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả
năng di chuyển còn bị hạn chế; có sự phân
cách lớn giữa lao động thành thị và lao
động nông thôn, vùng phát triển kinh tế và
vùng kém phát triển kinh tế, năng suất lao
động thấp, với điều kiện lao động kém, thu
nhập bấp bênh, chưa bền vững
Hệ thống thông tin của thị trường lao
động chưa đáp ứng được nhu cầu của
người lao động cũng như của người sử
dụng lao động; nội dung thông tin giới
thiệu việc làm chưa phong phú; hệ thống
chỉ tiêu về thị trường lao động chưa đầy
đủ, cơ sở dữ liệu về thị trường lao động
chưa cập nhật kịp thời; theo dõi, giám sát,
nắm bắt biến động thị trường lao động
chưa thường xuyên
Hệ thống các trung tâm dịch vụ việc
làm chưa thống nhất giữa các Bộ, ngành và
địa phương. Thực hiện chính sách hỗ trợ
lao động bị mất việc làm do biến động của
xã hội chưa cao, chưa thỏa đáng. Một số
các quy định còn hạn chế khả năng tiếp cận
việc làm của lao động còn nhiều vướng
mắc chưa thông thoáng.
Thách thức từ các rủi ro về kinh tế, già
hóa dân số
Trong quá trình đổi mới kinh tế, nhiều
vấn đề an sinh xã hội bức xúc, mới phát
sinh chưa được giải đáp kịp thời một cách
toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn. Hệ
thống chính sách, pháp luật về an sinh xã
hội theo mô hình hiện nay không bắt kịp
với đòi hỏi đặt ra của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh xu
hướng phát triển thì các nguy cơ, rủi ro
kinh tế và xã hội ngà càng có xu hướng gia
tăng. Là nước đang phát triển Việt Nam lại
có đặc điểm địa – tự nhiên, địa – kinh tế
đặc thù nên dễ gặp phải rủi ro, ảnh hưởng
đến sinh kế và thu nhập. Đây là một trong
những thách thức khách quan buộc các nhà
hoạch định chính sách phải tính đến để có
thể xây dựng hệ thống chính sách an sinh
xã hội phù hợp.
Mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân còn
nhiều thách thức, vẫn còn gần 30% dân số
chưa tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng giảm chậm; chất lượng
chăm sóc y tế ở nông thôn, vùng sâu vùng
xa còn thấp. Triển khai chính sách hỗ trợ
nhà ở cho hộ nghèo còn chậm; vấn đề nhà
ở cho các nhóm dân cư (lao động di cư,
học sinh, sinh viên; dân tộc thiểu số) còn
bất cập. Tỷ lệ người dân được sử dụng
nước sạch theo quy chuẩn quốc gia còn
thấp, việc lồng ghép với các chương trình
chưa thực hiện tốt. Bố trí ngân sách cho
các chương trình thông tin cho vùng sâu,
vùng xa còn khó khăn; chất lượng các công
trình hạ tầng kỹ thuật thông tin còn thấp,...
Việt Nam bước vào quá trình già hóa
dân số từ năm 2011 và là một trong những
nước có tỷ lệ già hóa rất nhanh trên thế giới.
Mặc dù mới chỉ bắt đầu. Tuy nhiên, cũng
đặt ra nhiều khó khăn cho hệ thống an sinh
xã hội hiện hành và trong tương lai. Theo
ước tính của Ủy ban quốc gia Người cao
tuổi, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ là
16% vào năm 2020 và còn tiếp tục gia tăng
vào những năm tiếp theo. Hiện nay, theo
thống kê của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội số người được bảo hiểm xã hội chi
trả lương hưu tăng dần, nếu vào năm 2005
cả nước có 1,43 triệu người thì đến năm
2015 cả nước 4,154 triệu người cao tuổi
đang được lĩnh lương hưu và trợ cấp. Đây là
vấn đề đòi hỏi hệ thống chính sách an sinh
xã hội cần quan tâm giải quyết.
Tóm lại, mặc dù đã đạt được một số
98
NGUYỄN TIẾN NGHỊ
thành tựu nhất định. Tuy nhiên, hiện nay
những chính sách an sinh xã hội về lao
động và việc làm ở Việt Nam còn không ít
những hạn chế và bất cập; trong đó hạn chế
trước hết là chưa bảo đảm thực hiện (bao
phủ) được tất cả các đối tượng cần bảo
hiểm và trợ giúp. Thêm vào đó, chính sách
an sinh xã hội đối với lao động và việc làm
cũng còn khiêm tốn đối với một quốc gia
đang phát triển, nói cách khác là đang ở
mức thấp so với nhu cầu thực tiễn của xã
hội trong việc thực hiện chính sách an sinh
xã hội.
3. Một số kiến nghị trong việc
thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với
lao động và việc làm trong thời gian tới
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống
chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá
trình phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
Trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục
cải cách thể chể kinh tế, cải cách doanh
nghiệp nhà nước, bảo đảm mục tiêu tăng
trưởng chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Quán triệt, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm trong xây dựng và thực hiện chính
sách xã hội, coi các chính sách xã hội là
nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài,
liên tục từ đó chủ động đề ra các giải pháp
phù hợp nhằm mục tiêu đảm bảo tốt an
sinh xã hội, chăm lo cải thiện và không
ngừng nâng cao đời sống cho người dân.
Tăng cường thực hiện công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của
các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ và
người dân hiểu rõ chủ trương của Đảng và
Nhà nước về các chính sách an sinh xã hội.
Tiếp tục rà soát, đánh giá các chính
sách an sinh xã hội trên từng lĩnh vực để
hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung theo hướng
tinh gọn, tích hợp chính sách, thu gọn đầu
mối quản lý; mở rộng quyền tham gia và
thụ hưởng cho người dân đối với chính
sách trợ giúp xã hội.
Thứ hai, đẩy mạnh các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội gắn với mở rộng
việc làm đáp ứng phát triển bền vững. Cần
tập trung mọi nguồn lực cho phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao và có trình
độ. Tạo bước đột phá về dạy nghề gắn với
nhu cầu của nền kinh tế, của xã hội, nhu
cầu việc là của lao động nâng cao chất
lượng đào tạo nghề nhằm tạo cơ hội cho
mọi người tự tạo việc làm và tìm việc làm
trên thị trường lao động. Đặc biệt, mở rộng
quy mô dạy nghề cho lao động ở nông
thôn, phục vụ có hiệu quả cho chuyển dịch
cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn
tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải
thiện đời sống cho người lao động, đảm
bảo an sinh xã hội.
Bảo đảm tạo đủ việc làm, việc làm bền
vững, có chất lượng và thu nhập cao cho
người lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu lao động nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, nhất
là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Phát triển thị trường lao động đồng đều
giữa các vùng kết nối cung - cầu lao động;
tăng lao động làm công ăn lương. Phát triển
hệ thống thông tin, phân tích và dự báo thị
trường lao động áp dụng công nghệ thông
tin hiện đại và nối mạng cơ sở dữ liệu quốc
gia về thông tin việc làm giữa các Bộ,
ngành, địa phương được thông suốt; thiết
lập hệ thống kết nối giữa hướng nghiệp dạy nghề - thông tin, tư vấn, giới thiệu việc
làm - doanh nghiệp, người sử dụng lao động
một cách đồng bộ, có hiệu quả.
Thứ ba, thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm
nghèo bền vững. Việt Nam cần áp dụng các
giải pháp đồng bộ cả về hỗ trợ phát triển
sản xuất và đời sống. Đảm bảo lồng ghép
99
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ H I ĐỐI VỚI LAO Đ NG VÀ VIỆC LÀM Ở VI T NAM HI N NAY
có hiệu quả các chương trình dự án và
nguồn lực trên từng địa bàn. Cùng với việc
ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tiếp tục
huy động có hiệu quả sự trợ giúp của cộng
đồng doanh nghiệp và của toàn xã hội.
Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm
nghèo bền vững ở những địa phương có tỷ
lệ hộ nghèo còn cao. Triển khai có hiệu
quả chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới. Trong đó, gắn phát
triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi
trường, bảo đảm an sinh xã hội, không vì
mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội mà
gây tác động tiêu cực đến môi trường. Có
như vậy mới thực hiện được mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững và đảm bảo sinh
kế lâu dài cho nhân dân.
Thứ tư, trực tiếp sử dụng chính sách an
sinh xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội.
Thực hiện giải pháp này cần nghiên cứu,
sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng
mở rộng đối tượng, bảo hiểm xã hội. Hoàn
thiện chính sách, pháp luật và cơ chế quản
lý Quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm yêu cầu
cân đối và tăng trưởng của Quỹ bảo hiểm xã
hội. Nghiên cứu xây dựng chính sách
khuyến khích nông dân, lao động trong khu
vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện. Rà soát, bổ sung quy định
buộc người sử dụng lao động phải đóng bảo
hiểm xã hội cho người lao động theo quy
định của pháp luật.
Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã
hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng
với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần
mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp
với khả năng ngân sách nhà nước. Xây
dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định
người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã
hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp
xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở
bảo trợ xã hội, phát triển mô hình chăm sóc
người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng,
khuyến khích sự tham gia của khu vực tư
nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc
người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết
tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão.
Thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất,
bảo đảm người dân bị thiệt hại khi gặp rủi
ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời. Hoàn
thiện cơ chế, chính sách và phương thức tổ
chức thực hiện, nâng cao hiệu quả hoạt
động trợ giúp đột xuất; mở rộng sự tham
gia hỗ trợ của cộng đồng.
Thứ năm, chủ động và tăng cường hợp
tác quốc tế về thực hiện chính sách an sinh
xã hội. Nhà nước cần sớm xây dựng Chiến
lược tổng thể về đảm bảo an sinh xã hội
trong tình hình mới; cùng với các quốc gia
xây dựng một tầm nhìn chung về sự phát
triển, xu hướng và vai trò của hệ thống an
sinh xã hội trong điều kiện hội nhập và
toàn cầu hoá; chủ động đề xuất các diễn
đàn khu vực và quốc tế nhằm nâng cao vai
trò của Nhà nước trong việc giải quyết
những vấn đề an sinh xã hội trong khu vực
và toàn cầu; tiếp tục hoàn thiện các văn bản
pháp lý trong lĩnh vực an sinh xã hội cho
phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của
luật pháp quốc tế; sửa đổi, bổ sung các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến hợp
tác quốc tế về đảm bảo an sinh xã hội.
Tóm lại, thực hiện chính sách an sinh
xã hội đối với lao động và việc làm là
chương trình hoạt động trọng tâm của xã
hội hiện đại vì mục dân chủ, giàu mạnh,
văn minh. Giải quyết đúng đắn, có hiệu
quả chính sách an sinh xã hội chính là thực
hiện đầy đủ quyền bình đẳng, quyền “được
sống và mưu cầu hạnh phúc” như chủ tịch
Hồ Chí Minh từng dạy, làm cơ sở cho sự
100
NGUYỄN TIẾN NGHỊ
phát triển bền vững của đất nước trong
tương lai.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chiều (2014), Chính sách ASXH
và vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo
ASXH ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Định (2004), “Vấn đề ASXH ở
Việt Nam: Thực trạng và các giải pháp phát
triển”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 1.
2. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Hải Hữu (2007), Hệ thống an sinh xã
hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
7. Lê Quốc Lý (2014), Chính sách an sinh xã
hội thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Ngày nhận bài: 15/01/2017
Biên tập xong: 15/3/2017
101
Duyệt đăng: 20/3/2017