Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò của giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.4 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 24 (49) - Tháng 01/2017

Vai trò của giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay
The role of moral education for the younger generation today
ThS. Trần Quang Khánh
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Tran Quang Khanh, M.A.
Ho Chi Minh City Cadre Academy

Tóm tắt
Trong q trình Đổi mới, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu – rộng ở nhiều lĩnh vực, góp
phần vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về phát
triển kinh tế, còn có những yếu tố tiêu cực của sự suy thối các giá trị đạo đức và lối sống ở một bộ
phận xã hội, nhất là thế hệ trẻ hiện nay đặt ra u cầu đối với các nhà giáo dục phải có những nghiên
cứu nhận thức mới góp phần hiệu quả vào q trình giáo dục đạo đức.
Bài viết trình bày một số quan điểm của tác giả về vai trò của giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong điều
kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: giáo dục, đạo đức, giáo dục đạo đức, thế hệ trẻ.
Abstract
In the process of renovation, Vietnam has been more deeply integrated - wide in many areas,
contributing to development of the region and the world. Besides the results gained in economic
development, there are other negative of the degradation of moral values and lifestyles in division of
social, especially in the young generation today. That raises the requirements for educators must be a
new research for moral education.
This paper presents some of the author's views about the role of moral education for the younger
generation of economic - social conditions in Vietnam today.
Keywords: education, ethics, moral education, the younger generation.

các lực lượng giai cấp, tầng lớp, cộng đồng


trong các mối quan hệ xã hội.
Có một số quan điểm trước đây và
hiện tại cho rằng, khi kinh tế - xã hội phát
triển, đời sống vật chất và tinh thần của
con người khơng ngừng được nâng cao và
tăng lên thì đồng nghĩa với việc các mối
quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp
hơn, các giá trị, chuẩn mực đạo đức sẽ

1. Mở đầu
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ln
là một trong những hoạt động giáo dục
trọng tâm trong bất kỳ một thời đại hay chế
độ kinh tế - xã hội nào. Bởi vì, với tư cách
là một hình thái ý thức xã hội nó đáp ứng
những mục tiêu của sự tồn tại xã hội, mà
cụ thể là những u cầu về giá trị, chuẩn
mực ứng xử phù hợp với sự quy định của
138


ngày càng điều chỉnh các hành vi của con
người sao cho phù hợp với thực tiễn phát
triển. Tuy nhiên, thực tế hành vi xã hội của
con người hiện nay lại đang diễn ra theo
chiều hướng ngược lại về tình trạng suy
thoái đạo đức, lối sống, ứng xử giữa con
người với con người.
Công cuộc đổi mới đất nước trong hơn
30 năm qua đã làm cho xã hội có sự

chuyển mình to lớn về nhiều mặt, trong đó
có cả sự thay đổi đáng kể về các giá trị,
chuẩn mực hành vi đạo đức. Từ chỗ đất
nước với một nền kinh tế tập trung, quan
lieu bao cấp kém phát triển, đời sống người
dân nghèo nàn, lạc hậu đã vươn lên trở
thành một nền kinh tế thị trường năng
động, thoát khỏi đói nghèo và từng bước
tham gia hội nhập cùng sự phát triển kinh
tế khu vực và thế giới. Đi cùng với đó là
những giá trị đời sống sinh hoạt của người
dân cũng từng bước thay đổi theo. Tuy
nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng
đang đặt ra nhiều thách thức ở nhiều mặt,
lĩnh vực, trong đó lĩnh vực giáo dục đào
tạo phát triển con người về văn hóa, lối
sống và ứng xử đang có nguy cơ tụt hậu
đáng báo động về sự suy thoái những giá
trị đạo đức tốt đẹp.
Đặc biệt, thế hệ trẻ là lứa tuổi đang
trong quá trình hình thành, hoàn thiện
những giá trị nhân cách với những ước mơ,
hoài bão, thích khám phá, tìm tòi, cũng rất
dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi những mặt
trái của xã hội như: bạo lực, lối sống vị kỷ,
thực dụng, lệch lạc trong suy nghĩ về cuộc
sống, tình yêu, tình bạn, tài sản, tiền,… Tất
cả đang đặt ra cho những người làm công
tác giáo dục bài toán nan giải là làm sao
phải kết hợp hiệu quả và hài hòa giáo dục

nhà trường với gia đình và xã hội thông
qua việc xác định vai trò quan trọng của
hoạt động giáo dục đạo đức.

2. Nội dung
2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức
Quá trình giáo dục trong nhà trường
đã xác định giáo dục đạo đức là một bộ
phận quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách
của thế hệ trẻ. Đó là nền tảng để góp phần
vào việc xây dựng nên những con người
với phẩm chất tốt đẹp phù hợp với truyền
thống dân tộc, thuần phong, mỹ tục và quá
trình phát triển đất nước đáp ứng những
yêu cầu đặt ra của gia đình, dòng họ, cộng
đồng và xã hội.
Với tư cách là một khoa học, giáo dục
trong thực tiễn có thể hiểu (theo nghĩa
chung nhất) là quá trình toàn vẹn nhằm
hình thành và phát triển nhân cách con
người. Quá trình đó được tổ chức có kế
hoạch, với nội dung và mục đích thông qua
các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo
dục với đối tượng giáo dục nhằm truyền
thụ và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm
của xã hội loài người đã tích lũy được
trong lịch sử. Với một ý nghĩa này thì khái
niệm giáo dục chính là quá trình giáo dục
diễn ra trong phạm vi rộng từ gia đình đến

nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, ở giác độ
là nhà giáo dục tiến hành các hoạt động
theo một hệ thống có mục đích, tổ chức, kế
hoạch, nội dung và phương pháp trong các
cơ quan giáo dục chuyên biệt thì giáo dục
diễn ra trong phạm vi nhà trường (theo
nghĩa hẹp) là quá trình hình thành niềm tin,
lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những
nét tính cách, thói quen hành vi, ứng xử…
trong xã hội thuộc các lĩnh vực chân - thiện
- mỹ cho thế hệ trẻ.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đạo đức là là hình thái ý thức xã hội, là
tổng hợp những nguyên tắc, qui định,
chuẩn mực nhằm định hướng con người tới
cái chân, cái thiện, cái mỹ, chống lại cái
139


giả, cái ác, cái xấu… Đạo đức nảy sinh do
nhu cầu đời sống xã hội, là sản phẩm của
lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội
quyết định. Ngay từ chế độ cộng sản
nguyên thủy ý thức của con người mong
muốn đã được hình thành, từ đó được phát
triển hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển
của hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau
từ thấp đến cao. Giáo dục đạo đức “là quá
trình tác động tới người học để hình thành
cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo

đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo
lập được những thói quen hành vi đạo
đức” Thái Duy Tuyên; 172. Với người
Việt Nam, chí, nhân, trung, hiếu, nghĩa,
tình… đã từng được xem là những chuẩn
mực quan trọng của lối sống và đạo đức;
được gìn giữ, kế thừa và phát huy qua bao
thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, mục tiêu
của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là
nhằm chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn
mực đạo đức, lối sống xã hội thành những
phẩm chất đạo đức, lối sống nhân cách
hình thành ở học sinh thái độ sống đúng
đắn trong giao tiếp, ứng xử, ý thức tự giác
thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói
quen chấp hành các quy định của pháp luật.
Những chuẩn mực đó đã góp phần tạo nên
sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của
dân tộc Việt Nam. Đạo đức bị chi phối và
biến đổi bởi hoàn cảnh lịch sử và sự phát
triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn
lịch sử. Lối sống và đạo đức cũng là một
trong những yếu tố quan trọng tạo nên cốt
cách dân tộc.
Mặt trái tác động của nền kinh tế thị
trường, sự biến đổi của xã hội đã ảnh
hưởng đến đạo đức của một bộ phận không
nhỏ thế hệ trẻ. Việc nghiên cứu các vấn đề
về đạo đức để xây dựng hệ thống hành vi
ứng xử và lối sống trong sáng, lành mạnh,

đúng đắn, văn minh, động viên mọi người

nhất là thế hệ trẻ nỗ lực phát huy khả năng
và trí tuệ của mình đóng góp nhiều cho sự
nghiệp xây dựng đất nước với mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” là rất cần thiết, có ý nghĩa. Giáo
dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà
trường với tư cách là một trong các bộ
phận cấu thành của hệ thống giáo dục: Trí Đức - Thể - Mỹ tác động tích cực đến việc
hình thành và phát triển nhân cách con
người. Đạo đức được đúc kết từ thực tiễn
hoạt động sống hằng ngày, trong hành vi
ứng xử giữa con người với con người, theo
thời gian trở thành tinh hoa văn hóa dân tộc
và được lưu truyền qua nhiều thế hệ kế tiếp
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai
của đất nước. Quá trình giáo dục toàn diện
trong nhà trường là một sự kết hợp hài hòa
và đảm bảo tính: vừa hồng, vừa chuyên.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn xã hội,
giáo dục đạo đức có quan hệ chặt chẽ với
giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền
thống, giáo dục pháp luật... nhằm hình
thành hệ thống giá trị, phẩm chất đạo đức,
lối sống mới cho thế hệ trẻ, đó là: lòng yêu
nước, tinh thần tập thể, tính tự giác, tự lập
trong lao động, sáng tạo, lòng nhân ái, tính

vị tha...
Như vậy, khái niệm giáo dục đạo đức
là một hình thái ý thức xã hội, là quá trình
tác động có mục đích đến đối tượng giáo
dục nhằm giúp cho nhân cách mỗi người
phát triển đúng đắn, có hành vi ứng xử
đúng mực trong mối quan hệ cá nhân với
xã hội, cá nhân với mọi người xung quanh
và của cá nhân với chính mình. Các chuẩn
mực và quy tắc của quá trình giáo dục đạo
đức được hình thành khách quan do nhu
cầu cuộc sống và sự phát triển của xã hội,
bao gồm: yêu nước, yêu chế độ XHCN,
140


quốc gia khác trên thế giới, việc phát triển
và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ với
các yếu tố, giá trị, lối sống, ứng xử là rất
một trong những khâu trọng yếu của quá
trình giáo dục toàn diện tạo ra tâm lực của
cá nhân và khai thác nguồn lực con người
với tư cách là tài nguyên vô tận vừa là mục
tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã
hội. Qua đó có thể xác định vai trò của giáo
dục đạo đức cho thế hệ trẻ như sau:
Một là, giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ là một trong những nhiệm vụ đặc biệt,
có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội

chủ nghĩa. Trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, xây dựng xã hội mới thì cần
phải có con người mới xã hội chủ nghĩa,
mà tiêu biểu chính là thế hệ trẻ những chủ
nhân tương lai của đất nước mang trong
mình những giá trị đạo đức, nhân cách vừa
đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng mang
tính hội nhập quốc tế. Chẳng hạn, yêu nước
ngày nay là yêu CNXH, yêu nước phải gắn
liền với ý chí tự lực tự cường, sáng tạo
trong lao động, học tập và nghiên cứu, khai
thác mọi tiềm năng của đất nước, bảo vệ
độc lập dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc,
chiến thắng nghèo đói lạc hậu, để nhân dân
được ấm no, hạnh phúc, vươn lên ngang
tầm thời đại.
Hai là, giáo dục đạo đức góp phần
hình thành và phát triển thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan của thế hệ trẻ. Thế
giới loài người đã bước qua nền văn minh
hậu công nghiệp với cuộc cách mạng khoa
học công nghệ phiên bản 4.0 (lần thứ tư)
tiến đến một nền kinh tế tri thức là chủ yếu.
Do đó, việc thế hệ trẻ cần được trang bị
đầy đủ những phẩm chất, giá trị nhân cách,
lối sống ứng xử phù hợp để đáp ứng xu thế
của thời đại hoàn toàn là tất yếu. Giáo dục
đạo đức tạo ra động lực thôi thúc thế hệ trẻ

hiếu với nhân dân, có lòng vị tha, nhân ái,

cần - kiệm - liêm - chính. Đó là những giá
trị của đạo đức mới gắn truyền thống, bản
sắc văn hóa dân tộc với thời đại mới.
2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức cho
thế hệ trẻ
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
cho rằng, đạo đức có vai trò rất lớn trong
đời sống xã hội, trong đời sống của con
người, đạo đức là vấn đề thường xuyên
được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo
cho cá nhân và cộng đồng tồn tại, phát
triển. Sống trong xã hội, con người cũng
phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để
tìm ra những con đường, cách thức và
phương tiện hoạt động nhằm kết hợp hài
hòa lợi ích của bản và cộng đồng, từ đó bảo
đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính
mình và cộng đồng.
Trong sự vận động phát triển của xã
hội loài người, suy cho cùng nhân tố kinh tế
là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu
tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành cái
“duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động
đến những lầm lạc đáng tiếc, mà cụ thể là
ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội xung
quanh. Sự tiến bộ và phát triển của xã hội
không thể thiếu vai trò của đạo đức. Và khi
xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có
bất công, chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái
ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở

thành chất men, thành động lực kích thích,
cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên. Đạo đức
đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là
động lực để phát triển xã hội.
Từ sự khẳng định vai trò quan trọng
như vậy của đạo đức trong sự vận động –
phát triển của xã hội cho thấy trong điều
kiện cơ chế kinh tế thị trường hiện nay ở
Việt Nam, vấn đề giáo dục đạo đức đối với
thế hệ trẻ là hết sức cần thiết và cấp bách.
Không chỉ riêng Việt Nam mà ở nhiều
141


hăng hái quyết tâm nghiên cứu học tập,
tiếp thu tri thức khoa học để nâng cao trình
độ nhận thức, cổ vũ, động viên họ tự ý
thức, tự rèn luyện, hình thành niềm tin,
hình thành thế giới quan khoa học cho
mình. Đặc biệt là trong kỷ nguyên giao lưu,
hội nhập quốc tế, hình thành một những
công dân toàn cầu trong môi trường đa văn
hóa. Mặt khác, thông qua quá trình được
giáo dục về đạo đức, thế hệ trẻ hiểu rõ
được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống và
từng bước xây dựng niềm tin vào bản thân,
lý tưởng xây dựng đất nước và phát triển
tương lai.
Ba là, giáo dục đạo đức góp phần tích
cực trong quá trình xây dựng phẩm chất

đạo đức cá nhân và xây dựng những phẩm
chất ý chí, tính kỷ luật, cung cách ứng xử
trong nhân cách thế hệ trẻ. Đạo đức là
những chuẩn mực để con người rèn luyện,
tu dưỡng nhân cách; là những quan điểm,
quan niệm, tư tưởng về đạo lý làm người,
là “nguyên tắc sống chủ yếu của con
người”. Không có đạo đức, người ta vẫn có
thể là một nhà chuyên môn giỏi nhưng
không thể là một con người hoàn hảo như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài
mà không có đức ví như một anh làm kinh
tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt
két thì chẳng những không làm được gì ích
lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội
nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như
ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng
không làm lợi gì cho loài người” [ĐCSVN;
172]. Nhờ có đạo đức, mỗi người tự xác
định được vị trí, vai trò của mình trong xã
hội để từ đó có những hành vi, xử sự cho
phù hợp với những chuẩn mực chung của
xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân
trong mối quan hệ với lợi ích của cộng
đồng. Những tác động tiêu cực của cơ chế
kinh tế thị trường đang có xu hướng phá vỡ

sự thống nhất của nhân cách, tạo sự mất
cân bằng giữa tri thức, năng lực thực tiễn
với phẩm chất cá nhân, lý tưởng, niềm

tin… là một trong những nguyên nhân làm
cho thế hệ trẻ trở nên thực dụng, vị kỷ, tha
hóa vật chất…
Từ đó, các quan hệ xã hội, gia đình,
thầy trò, tình bạn, tình yêu... băng hoại
trong tính toán vụ lợi của chủ nghĩa cá
nhân cực đoan. Chính giáo dục đạo đức
giúp thế hệ trẻ hình thành quan niệm sống
tích cực, rèn luyện, xây dựng những phẩm
chất đạo đức cá nhân, những phẩm chất ý
chí, tính kỷ luật, cung cách ứng xử nhân
đạo, tạo điều kiện cho họ vươn lên để chiến
thắng tác động tiêu cực này.
Bốn là, bằng con đường giáo dục mà
các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc được thế hệ trẻ tiếp nhận, kế
thừa và cùng với những giá trị mới của
thời đại làm nên những nhân cách mới của
họ. Chính các phẩm chất mới của nhân
cách thế hệ trẻ giúp họ đứng vững trước
tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị
trường và toàn cầu hóa. Mặc dù, trong điều
kiện hiện nay, ít nhiều những giá trị văn
hóa truyền thống bị thiếu hụt hoặc mai một
trong sự chuyển biến xã hội rất nhanh quá
trình quốc tế hóa nhưng cũng là thách thức
cần thiết đối với thế hệ trẻ nhằm giữ gìn và
phát huy giá trị mang tính quốc gia, dân
tộc. Đó chính là sự đảm bảo của nguyên
tắc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại,

giữa kế thừa với đổi mới trong tiến trình
phát triển.
Như vậy, giáo dục đạo đức trước hết
là phải làm sao để giúp con người biết lựa
chọn và thực hiện hành vi ứng xử phù hợp
với các chuẩn mực đạo đức trong những
tình huống cụ thể của cuộc sống. Đạo đức
khi đã trở thành chuẩn mực xã hội và quy
tắc xử sự chung, thông qua giáo dục, dư
142


luận xã hội và niềm tin nội tâm, nó sẽ điều
chỉnh hành vi con người cho phù hợp với
lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Sự điều
chỉnh này nhiều khi còn mạnh mẽ và hiệu
quả hơn các phương tiện quản lý khác. Có
thể nói kết quả cuối cùng mà hoạt động
giáo dục đạo đức hướng tới là thói quen
xử sự theo các chuẩn mực đạo đức đã
được cộng đồng thừa nhận. Suy cho đến
cùng, những vai trò và mục đích trên đều
nhằm phục vụ cho sự xác lập một sự đúng
đắn trong hành vi, tức là trong hoạt động
thực tiễn biểu hiện ra bên ngoài của thế hệ
trẻ phù hợp với yêu cầu phát triển chung
của xã hội. Thiếu điều này này thì hoạt
động giáo dục, rèn luyện đạo đức trở nên
vô nghĩa.
3. Kết luận

Giáo dục đạo đức, trước hết phải hình
thành cho thế hệ trẻ nhu cầu, niềm tin, ý
nghĩa mục đích cuộc sống, động cơ phấn
đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi
người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu
tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Về
bản chất giáo dục đạo đức là quá trình biến
hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những
đòi hỏi từ bên ngoài xã hội đối với cá nhân
thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân,
thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối
tượng giáo dục.
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong
nhà trường là một bộ phận của quá trình
giáo dục tổng thể có tính biện chứng với

Ngày nhận bài: 20/12/2016

các bộ phận khác như giáo dục trí tuệ, giáo
dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục
lao động, giáo dục hướng nghiệp,… giúp
cho thế hệ trẻ hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện.
K
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 0 3), uan điểm
của ảng về giáo dục và đào tạo trong thời
k đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. .
2. Trần Minh Đoàn ( 00 ), Giáo dục đạo đức
cho thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí

Minh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết
học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, tr. 29.
3. Nguyễn Thế Kiệt, “Vai trò của giáo dục đạo
đức trong xây dựng nhân cách sinh viên hiện
nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 07,
H.2015.
( />- Thứ năm, 4 Tháng 3 0 6 08:40).
4. Nguyễn Văn húc, “Vai trò của giáo dục đạo
đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ
chế thị trường”, Tạp chí riết học, số 0 ,
tr.60-68, H.1996.
5. Vũ Tình ( 998), ạo đức học phương ông
cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.13.
6. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện
đại, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr.172.

Biên tập xong:

143

/0 / 0

Duyệt đăng:

0/0 / 0




×