Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ THÙY TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ THÙY TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LONG AN

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM CHÂU THÀNH

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hoàn thiện công tác kế toán thu ngân
sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Long An” là công trình của việc học tập và
nghiên cứu một cách thật sự nghiêm túc của tôi. Những kết quả nêu ra trong nghiên
cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu trong
nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin
cậy.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019
Tác giả

Ngô Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Quy trình nghiên cứu của luận văn .........................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu .....................................................4
5.1 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................4
5.2 Dữ liệu nghiên cứu: ..................................................................................5
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
6.1 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................5
6.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................6
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................................6
7.1 Các công trình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài ..........................6
7.2 Các công trình nghiên cứu được công bố trong nước ..............................8
7.3 Nhận xét và đưa ra định hướng nghiên cứu cho đề tài: ...........................9
8. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................9
9. Đóng góp của đề tài...............................................................................................10
CHƯƠNG 1: Các vấn đề cơ bản về kế toán công tác kế toán thu NSNN tại
KBNN .......................................................................................................................11


1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước ........................................11
1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước ......................................................11
1.1.2 Đặc điểm về NSNN.............................................................................12
1.1.3 Vai trò của Ngân sách Nhà nước ........................................................12
1.2 Thu Ngân sách Nhà nước ....................................................................................13
1.2.1 Khái niệm thu Ngân sách Nhà nước ...................................................13
1.2.2 Đặc điểm thu NSNN ...........................................................................14
1.2.3 Vai trò của thu NSNN .........................................................................15
1.2.4 Các nguồn thu NSNN .........................................................................15
1.3 Vai trò của các cơ quan trong quản lý thu NSNN...............................................17
1.3.1 Cơ quan Thuế ......................................................................................17
1.3.2 Cơ quan tài chính ................................................................................18
1.3.3 Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN ..........................................18
1.3.4 Ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản......................................18

1.4 Kho bạc nhà nước và công tác kế toán thu NSNN tại KBNN ............................19
1.4.1 Kho bạc nhà nước ...............................................................................19
1.4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của KBNN ..............................................19
1.4.1.2 Cấu trúc và sự điều hành của hệ thống KBNN .........................19
1.4.2 Kế toán thu NSNN tại KBNN ............................................................21
1.4.2.1 Thực trạng về văn bản pháp lý ..................................................21
1.4.2.2 Quy định chung .........................................................................23
1.4.2.3 Tổng quan về Tabmis và TCS ...................................................25
1.4.2.4 Tổ chức bộ máy kế toán thu NSNN để đáp ứng nhiệm vụ thu
NSNN ........................................................................................................................26
1.4.2.5 Chứng từ kế toán .......................................................................32
1.4.2.6 Hệ thống tài khoản kế toán .......................................................34
1.4.2.7 Sổ kế toán ..................................................................................35
1.4.2.8 Báo cáo tài chính. ......................................................................36


1.4.2.9 Báo cáo kế toán quản trị ............................................................37
Kết luận chương 1 .....................................................................................................38
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An ......39
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Long An ..........................39
2.2.Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước tỉnh
Long An.....................................................................................................................40
2.2.1 Chức năng của KBNN Long An .........................................................40
2.2.2 Nhiệm vụ của KBNN Long An ..........................................................40
2.2.3 Quyền hạn của Kho bạc nhà nước Long An .......................................41
2.2.4 Tổ chức bộ máy của Kho bạc nhà nước Long An ..............................41
2.3 Thực trạng công tác kế toán thu NSNN tại Kho bạc Long An ...........................42
2.3.1 Khái quát tình hình thu NSNN qua KBNN Long An từ năm 2016 đến
năm 2018 ...................................................................................................................42
2.3.2 Khảo sát thực tế về công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An 47

2.3.2.1 Đối tượng khảo sát ....................................................................47
2.3.2.2 Phạm vi khảo sát........................................................................47
2.3.2.3 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ...............................................47
2.3.2.4 Phương pháp khảo sát................................................................49
2.3.2.5 Kết quả khảo sát ........................................................................49
2.4 Đánh giá thực trạng công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An ...............54
2.4.1 Những thành tựu .................................................................................54
2.4.2 Nhận diện những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó .....55
2.4.2.1 Những hạn chế ...........................................................................55
2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế trong công tác kế toán thu NSNN tại
KBNN Long An ........................................................................................................59
Kết luận chương 2: ................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: Hoàn thiện công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An.......62
3.1 Định hướng hoàn thiện công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An ..........62


3.1.1 Mục tiêu quản lý thu NSNN tại hệ thống KBNN ...............................62
3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long
An ..............................................................................................................................64
3.2 Một số đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thu NSNN tại KBNN
Long An.....................................................................................................................66
3.2.1 Hoàn thiện về tổ chức kế toán .............................................................66
3.2.2 Hoàn thiện về hệ thống chứng từ ........................................................67
3.2.3 Hoàn thiện về cơ chế và chính sách ....................................................68
3.2.4 Hoàn thiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ thông tin ...............69
3.2.5 Hoàn thiện về kiểm soát chất lượng thông tin thu NSNN và kiểm soát
rủi ro trong kế toán thu NSNN. .................................................................................70
3.2.5.1 Kiểm soát rủi ro thông tin kế toán .............................................70
3.2.5.2 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và tự kiểm tra
kế toán .......................................................................................................................71

3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................72
3.3.1 Đối với KBNN ....................................................................................72
3.3.2 Đối với Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp trên địa bàn
tỉnh Long An .............................................................................................................73
3.3.3 Đối với cơ quan Thuế, Cơ quan Hải quan ..........................................73
3.3.4 Đối với Cơ quan Tài chính..................................................................74
3.3.5 Ngân hàng thương mại nhận Uỷ nhiệm thu ........................................74
3.3.6 Ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế ...75
Kết luận chương 3 .....................................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTC:

Bộ Tài chính

CMCN:

Cách mạng công nghệ

KBNN:

Kho bạc nhà nước

KTT:


Kế toán trưởng

KTV:

Kế toán viên

MLNS:

Mục lục ngân sách

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NS:

Ngân sách

NSNN:

Ngân sách nhà nước

NSTW:

Ngân sách trung ương

TABMIS:

Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc


TCS:

Hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước

TTSP:

Thanh toán song phương điện tử

UBND:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng biểu
Bảng 1.1: Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN qua KBNN Long An
Bảng 2.2: Kết quả thu NSNN qua Ngân hàng
Bảng 2.3: Kết quả thu NSNN bằng tiền mặt tại KBNN
Bảng 2.4 Kết quả thu NSNN bằng phương thức khác qua KBNN Long An
Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu thu theo từng cấp ngân sách
Bảng 2.6: Thể hiện kết quả về thời gian công tác
Bảng 2.7: Mức độ đáp ứng về nội dung của chứng từ để hạch toán
Bảng 2.8: Thể hiện kết quả về sự thuận lợi của hệ thống tài khoản
Bảng 2.9: Thể hiện kết quả về sự thuận lợi của hệ thống tài khoản
Bảng 2.10: Thể hiện kết quả về việc kiểm soát quá trình ghi chép chứng từ
Bảng 2.11: Thể hiện kết quả về việc kiểm soát quá trình ghi chép chứng từ
Bảng 2.12: Thể hiện kết quả về việc truyền nhận dữ liệu điện tử
Bảng 2.13: Thể hiện kết quả về in và lưu dữ liệu điện tử
Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Số thu NSNN từ năm 2016 đến năm 2018
Biểu đồ 2.2: Số thu NSNN qua Ngân hàng từ năm 2016 đến năm 2018
Biểu đồ 2.3: Số thu NSNN bằng tiền mặt từ năm 2016 đến năm 2018
Biểu đồ 2.4: Số thu NSNN bằng phương thức khác từ năm 2016 - 2018


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy hệ thống KBNN ở Việt Nam
Sơ đồ 1.2: Quy trình thu NSNN trực tiếp bằng tiền mặt tại KBNN
Sơ đồ 1.3: Quy trình thu NSNN qua trích tài khoản tại KBNN
Sơ đồ 1.4: Quy trình thu NSNN qua Ủy nhiệm thu với NHTM
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Long An


PHẦN TÓM TẮT
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách Nhà nước tại Kho bạc
Nhà nước Long An
Tóm tắt
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Thu NSNN là một lĩnh vực hết sức quan
trọng nhằm bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các
khoản thu NSNN có ý nghĩa hết sức to lớn nhằm nâng cao nguồn lực tài chính, thúc
đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. KBNN với nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ
ngân sách nhà nước trong đó có quản lý các khoản thu NSNN, do đó một nghiên
cứu về công tác kế toán thu NSNN tại KBNN là thật sự cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây đa phần tập trung nghiên
cứu về lĩnh vực NSNN tập trung chủ yếu vào kiểm soát chi NSNN hoặc kiểm soát
chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN mà chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến thu
NSNN, do đó nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá thực trạng hiện tại của công tác
kế toán thu NSNN tại KBNN Long An, tìm hiểu những nhân tố nào tác động và đề

ra những giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kế toán thu NSNN tại KBNN
Long An.
Phương pháp nghiên cứu : nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính nhằm phân tích thực trạng hiện tại và đề xuất những giải pháp góp phần
hoàn thiện công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An.
Kết quả nghiên cứu: Sau khi tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công
tác kế toán thu NSNN hiện nay của KBNN Long An và dựa trên kết quả khảo sát về
tình hình thu NSNN tại KBNN Long An do chính tác giả thực hiện thì đã nhận diện
được những nhân tố có tác động đến việc thực hiện công tác kế toán thu NSNN và
từ đó đã đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện vấn đề.


Kết luận và hàm ý: nghiên cứu đã góp phần hệ thống hoá, làm rõ thêm
những vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm và vai trò của thu NSNN, đã phân tích,
đánh giá có hệ thống thực trạng công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An.
Trên cơ sở kinh nghiệm trong và ngoài nước , đề tài đã đánh giá những kết quả đã
đạt được, những mặt còn hạn chế trong quản lý thu, phân tích và chỉ rõ nguyên nhân
ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An. Cuối
cùng, đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu
NSNN tại KBNN Long An.
Từ khóa: kế toán thu NSNN tại KBNN Long An.


ABSTRACT
Title: Completing the accounting work of state budget revenues at Long An
State Treasury
Abstract
Reasons for writing: state budget revenues is a very important field secured
funds for the implementation of expenditure needs and plans for economic
development - society of a country. Management and effective use of revenues the

state budget has tremendous significance to raise financial resources, boosting the
economy country development . The State Treasury with the main task is to manage
the state budget fund, including the management of State budget revenues, therefore
a study of accounting of state budget revenues through the State Treasury is really
necessary.
Problem: Previous studies have focused on the state budget field focusing
primarily on controlling state budget spending or controlling capital construction
investment through the State Treasury without many studies mentioning State budget
revenue, therefore, this study aims to assess the current situation of the state budget
accounting work through Long An State Treasury, find out what factors impact and
propose solutions to contribute to the completion of the state budget. State budget
revenue accounting at Long An State Treasury.

Research method: Study using research methods to calculate in order to analyze
the current situation and propose solutions that contribute to improving the work of
state budget revenues in the state treasury accounting Long An.

Research results: After conducting an analysis and assessment of the current
state budget accounting of Long An State Treasury and based on the results of the
survey on the situation of state budget revenue collection in Long An State Treasury by
the author himself. then the factors that have an impact on the implementation of
accounting of state budget revenue have been identified and since then a number of
solutions have been proposed to complete the problem.


Conclusions: The study has contributed , clarified the theoretical issues about
the nature, characteristics and role of state budget revenues , were analyzed,
evaluated systematic situation of the accounting State budget at Long An State
Treasury . Based on domestic and foreign experience , the thesis has evaluated the
achieved results, the limitations in revenue management, analysis and pointed out

the reasons affecting the efficiency of the State budget revenue accounting. at Long
An State

Treasury . Finally,

proposing solutions

and

recommendations

to complete the accounting of state budget revenue at Long An State Treasury
Keywords: Accounting of state budget revenue at Long An State Treasury .


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự
phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới (Nguyễn
Chi Mai, 2015). Việc quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả NSNN là trách nhiệm
của Chính phủ, các tổ chức, và những đơn vị có sử dụng NSNN.
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đang đi đến chặng cuối cùng
sau hơn 10 năm thực hiện. Trong suốt chặng đường 10 năm đó KBNN đã triển
khai thành công một hệ thống công nghệ thông tin – TABMIS lớn nhất ngành tài
chính. Có thể thấy 10 năm là một quãng thời gian tương đối dài để có thể đánh giá
đầy đủ về sự chuyển mình mạnh mẽ của cả hệ thống KBNN nói chung và của cả
KBNN Long An cùng các KBNN huyện trên con đường thực hiện Chiến lược phát

triển cũng như nhiệm vụ mà Chính phủ, Bộ tài chính giao cho KBNN. Công tác kế
toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN đã được xây dựng, hoàn thiện, định
hướng và phát triển gắn liền với yêu cầu của công tác cải cách quản lý tài chính
công và cải cách tổ chức bộ máy trong hệ thống KBNN, với rất nhiều kết quả trong
thành công chung của toàn ngành.
Trong chiến lược phát triển của KBNN thì thu NSNN là một lĩnh vực hết
sức quan trọng, nó tác động rất mạnh đến tình hình phát triển nền kinh tế và xã hội
nói chung cũng như nền tài chính nói riêng nhằm bảo đảm nguồn vốn thiết thực để
thực hiện các nhu cầu chi tiêu, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.
Vì vậy, việc sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả những khoản thu NSNN có ý
nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Kết quả thu NSNN tại KBNN Long An trong những năm qua đã đạt được
những thành tựu, số thu năm sau luôn cao hơn số thu năm trước, việc phối hợp thu
NSNN đã đạt bước đột phá mạnh mẽ trong việc thực hiện cải cách các thủ tục hành


2
chính, tinh gọn lại quy trình thu NSNN, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, công tác
phối hợp thu NSNN với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn có nhiều chuyển
biến tích cực.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN thì việc kiểm soát các
khoản thu NSNN qua KBNN Long An vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhất
định trong khi thực hiện nhiệm vụ quản lý thu NSNN và đáp ứng hiệu quả hoạt
động kế toán thu NSNN như: nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng kịp thời theo sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin khi mà cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động đến mọi mặt của kinh tế - xã hội; việc cập
nhật số thu NSNN chưa kịp thời; sự phối hợp giữa các cơ quan thu, cơ quan quản lý
thu và ngân hàng được ủy nhiệm thu còn chưa chặt chẽ; một số cơ chế, chính sách

đòi hỏi phải được đồng bộ hóa với những khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là các văn
bản pháp lý còn có sự chồng chéo; hạ tầng công nghệ thông tin mặc dù đã được
quan tâm tích cực và đầu tư mạnh mẽ nhưng trong thời đại mà cuộc CMCN 4.0
đang bùng nổ trên toàn thế giới thì trao đổi thông tin, hiệu quả tương tác giữa
KBNN với người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý thu NSNN và đơn vị sử dụng
NSNN vẫn chưa được tận dụng hết các ứng dụng của công nghệ thông tin. Những
khó khăn và hạn chế trên phần nào tác động đến công tác kế toán thu NSNN tại
KBNN Long An.
Nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý các khoản thu NSNN và hoàn thành công tác kế toán thu NSNN qua
KBNN Long An nên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thu ngân
sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Long An” để làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ .
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác kế toán NSNN, việc quản lý NSNN và kiểm
soát các khoản thu thường xuyên vào NSNN đối với các cá nhân, tổ chức, đơn vị có


3
sử dụng NSNN tại KBNN Long An, qua đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn
thiện công tác kế toán thu NSNN theo hướng hiệu quả, an toàn, minh bạch và hiện
đại hơn tại KBNN Long An.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất: Đánh giá thực trạng hiện nay trong công tác kế toán thu NSNN
tại KBNN Long An.
Thứ hai: Nhận định những nguyên nhân hạn chế trong công tác kế toán thu
NSNN tại KBNN Long An.
Thứ ba: Đề xuất hệ thống các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế
toán thu NSNN tại KBNN Long An trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu nhằm làm chi tiết hơn, giúp xác định các bước tiếp theo
cần làm để làm rõ mục tiêu nghiên cứu vì câu hỏi nghiên cứu được hình thành dựa
trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu đồng thời cũng được trả
lời thông qua kết quả nghiên cứu. Xây dựng câu hỏi nghiên cứu theo một trình tự
nhất định giúp định hướng cho việc nghiên cứu, do đó dựa trên mục tiêu nghiên cứu
do tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Những cơ sở lý luận về quản lý thu NSNN tại KBNN?
- Sự phối hợp thu NSNN của KBNN Long An với các cơ quan có nhiệm vụ
quản lý thu, các ngân hàng được ủy nhiệm thu và các cơ quan có liên quan khác như
thế nào?
- Thực trạng công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An hiện nay ra
sao?
- Những giải pháp nào góp phần hoàn thiện công tác kế toán thu tại KBNN
Long An trong thời gian tới?
4. Quy trình nghiên cứu của luận văn
Luận văn đã được thực hiện theo một qui trình xuyên suốt với những giai
đoạn sau:


4

- Tìm hiểu và tập hợp các tài liệu, giáo trình, các bài báo nghiên cứu khoa
học, những số liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Sau khi đã tập hợp lại các tài liệu đã được thu thập thì tác giả tiến hành
tổng hợp, phân tích sau đó trình bày nên những vấn đề cơ bản về công tác kế toán
thu NSNN tại hệ thống KBNN
- Phần thực trạng của đề tài được thực hiện ngay sau khi đã hoàn thành các
công việc trên. Với mong muốn tăng thêm độ tin cậy của luận văn thì tác giả đã
thiết kế và thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về công tác kế toán thu NSNN tại

KBNN Long An hiện nay.
- Cuối cùng thông qua những giai đoạn đã trình bày trên luận văn đã tiến
hành tổng hợp lại và đưa ra những giải pháp và đề xuất phù hợp với thực trạng công
tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An.
5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Tùy theo mức độ chuyên sâu của câu hỏi nghiên cứu và kiến thức sẵn có
trong lĩnh vực nghiên cứu đã chọn có mức độ dày bao nhiêu sẽ dẫn đến những
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Về cơ bản, theo Patel và Davidson (1994) thì
phương pháp nghiên cứu dù có như thế nào, dù có sử dụng theo hình thức biểu hiện
nào thì cũng sẽ hướng đến 3 khía cạnh nghiên cứu là: phương thức thăm dò, phương
thức kiểm định giả thuyết, phương thức mô tả. Trong đề tài luận văn của mình thì
tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế: là cách thức sử
dụng nguồn dữ liệu có sẵn trong nền kinh tế và xã hội hoặc dữ liệu của một cuộc
khảo sát từ đó có thể tiến hành xử lý, sắp xếp theo một quy luật, trật tự mà tác giả
muốn trình bày. Việc thống kê và phân loại số liệu còn giúp cho người nghiên cứu
có thể dự đoán một số nội dung, diễn biến có thể xảy ra trong tương lai đối với vấn
đề đang nghiên cứu. Thông qua số liệu đã được thống kê và phân tích thì việc trình
bày kết quả cụ thể và rõ ràng hơn


5
- Phương pháp điều tra: bằng cách sử dụng các kỹ thuật, các công cụ khác
nhau để tiến hành thu thập các minh chứng cần thiết cho nội dung cần nghiên cứu.
Phương pháp này sẽ giúp nâng cao độ tin cậy và tăng tính thuyết phục cho các lập
luận trong nghiên cứu. Tùy theo yêu cầu và tình hình cụ thể, người nghiên cứu có
thể dùng phương pháp phỏng vấn điều tra trực tiếp (gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với
các đối tượng có liên quan nhằm thu thập thông tin cần điều tra) hoặc dùng phương
pháp phỏng vấn điều tra gián tiếp (sử dụng các bảng câu hỏi, bảng thăm dò ý kiến

cần điều tra gởi tới các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vấn đề cần điều tra).
Trong đề tài này, tác giả đều sử dụng cả hai phương thức phỏng vấn trên, tiến hành
phỏng vấn trực tiếp với các nhà lãnh đạo và chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, có sự
hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực thu NSNN, đồng thời sử dụng phỏng vấn gián tiếp
bằng cách gửi bảng câu hỏi đến các cá nhân, các cơ quan, các tổ chức là những đối
tượng có liên quan trực tiếp đến công tác kế toán thu NSNN.
5.2 Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin về dữ liệu có liên quan trực tiếp
cũng như gián tiếp đến nội dung luận văn từ các báo cáo của chính phủ, cổng thông
tin của BTC, Cổng thông tin của KBNN, Trang điện tử KBNN Long An, từ sách
báo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo thường niên, các tài liệu khác đã công bố tại
những hệ thống khác nhau.
Dữ liệu sơ cấp: do chính người nghiên cứu thu thập được. Dữ liệu được thu
thập qua bảng câu hỏi khảo sát đối với các cá nhân làm công tác kế toán thu NSNN
trên địa bàn Tỉnh Long An
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định pháp lý, các nguyên tác kế toán
toán thu NSNN, nghiên cứu thực nghiệm kế toán thu NSNN tại KBNN Long An


6

6.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán thu NSNN đáp ứng tốt nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN qua Kho
bạc Long An.
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước
Long An
* Phạm vi về thời gian: Sử dụng số liệu thu ngân sách Nhà nước qua Kho

bạc Nhà nước Long An trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

7.1 Các công trình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài
Theo Jordan và Wagner (2008), đa dạng hóa nguồn thu ngân sách nhà
nước được đánh giá là một phương pháp nhằm ổn định nguồn thu ngân sách nhà
nước. Do đó, thông qua nghiên cứu các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các tác
giả đã xem xét tác động của đa dạng hóa đối với thay đổi ngân sách năm nay về
doanh thu và chi tiêu cũng như tác động của nó đối với các nỗ lực của chính phủ có
liên quan đến các vấn đề về thuế. Mặc dù đa dạng hóa doanh thu đã được ủng hộ
như một thông lệ mong muốn đối với các chính phủ địa phương, nghiên cứu này chỉ
ra rằng lợi ích của đa dạng hóa nguồn thu ngân sách không phải lúc nào cũng rõ
ràng và các biện pháp thực hiện đối với đa dạng hóa nguồn thu ngân sách thường
được điều tiết bởi các điều kiện của cơ sở kinh tế nhà nước (Yan, 2012).
Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế vĩ mô và cấu trúc thuế có ảnh hưởng đáng kể
đến sự tăng trưởng và biến động của các khoản thu thuế nhà nước. Do có nhiều điều
kiện kinh tế tồn tại giữa các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách của chính phủ
nên dự đoán và xem xét cẩn thận các tác động có thể có của cải cách thuế đến cải
thiện các khoản thu ngân sách nhà nước đối với sự tăng trưởng dài hạn của một
quốc gia. (Cornia & Nelson, 2010). Theo Stinson (2006), các yếu tố chính được xác
định bao gồm dự báo nguồn thu ngân sách Nhà nước không chính xác tại Hoa Kỳ
xuất phát từ dữ liệu không đầy đủ, không kịp thời và không chính xác; mô hình


7
không hoàn hảo; và những thay đổi không được công nhận trong cấu trúc của nền
kinh tế.
Mặt khác, trong nghiên cứu về cấu trúc nguồn thu ngân sách địa phương
dưới sự ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế, Park (2017) cho thấy nguồn thu ngân
sách của địa phương tại California ngoài các khoản thu từ thu thuế, chủ yếu là các

khoản phí và lệ phí. Các khoản này phần lớn chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế
và tài chính khác nhau giữa các quận và sự chuyển giao liên chính phủ.
Nghiên cứu của Irvine Lapsley (1988) thì hầu hết các nghiên cứu trước chỉ
tập trung vào kế toán tài chính và trách nhiệm giải trình, bài nghiên cứu đã chỉ tra
các khía cạnh khác nhau của kế toán công đồng thời chỉ ra rằng kế toán công là một
nội dung chưa được nghiên cứu rộng trong cộng đồng khoa học. Irvine Lapsley,
June Pallot (2000) trong nghiên cứu sự thay đổi về kế toán, quản lý và tổ chức trong
chính quyền địa phương, nghiên cứu này dựa trên bốn nghiên cứu (hai nghiên cứu ở
Scotland và hai nghiên cứu ở New Zealand) đã nghiên cứu về quan điểm công và tổ
chức được tán thành bởi những người đề xướng theo hướng quản lý công mới. Sau
đó Irvine Lapsley (2002) đã thực hiện nghiên cứu về kế toán trong lĩnh vực quản lý
công mới là những hướng dẫn hiệu quả trong hoạt động hay chỉ là hình thức hiện
đại hóa hoạt động, theo đó khái niệm về quản lý công đã được hình thành suốt từ
những năm 1980 đến 1990 và đã có sự đầu tư đáng kể về quản lý công, nghiên cứu
đặc biệt này không hướng đến khái niệm quản lý công là gì mà hướng đến quản lý
công đã trở thành gì và kế toán có liên quan gì đến quản lý công.
Nghiên cứu của Ekrem Kara (2012) nêu lên kinh nghiệm của EU, Hy Lạp
và Thổ Nhĩ Kỳ về phân tích tài chính trong kế toán công cùng với những báo cáo so
sánh để cung cấp thông tin minh bạch hơn cho chính phủ vì theo tác giả trong các
cuộc khủng hoảng tài chính gần đây có những nghiên cứu liên quan đến bối cảnh
kinh tế mà chưa có sự hiểu biết sâu sắc về kế toán, đặc biệt còn khá ít các nghiên
cứu về tài chính trong kế toán công.
Nghiên cứu của Amanda Ball, Vernon Soare, Joanna Brewis (2012) bài
nghiên cứu đã tập hợp nhiều nghiên cứu trước đây để lập luận về giá trị của nghiên


8

cứu và chứng minh những giá trị này cho việc tiếp cận những nghiên cứu về kế toán
công. Nghiên cứu đã phác thảo một dự án được thực hiện từ năm 2003 đến năm

2005 bởi Amanda Ball và Vernon Soare họ đã tìm cách thúc đẩy phát triển bền
vững trong lĩnh vực dịch vụ công, hình thức nghiên cứu này có thể tác động tích
cực đến chính phủ, chính sách công, tổ chức kế toán chuyên nghiệp, quy định hoặc
tiêu chuẩn hóa thực hành kế toán khu vực công.

7.2 Các công trình nghiên cứu được công bố trong nước
Mai Thị Hoàng Minh (2008) đã thực hiện bài báo khoa học: “Cần thiết ban
hành chuẩn mực kế toán công”. Trong bài báo khoa học này, tác giả hệ thống hóa
các văn bản pháp lý chi phối báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp tại Việt Nam và phân tích mô hình báo cáo tài chính ở một số nước. Từ đó,
tác giả đã khẳng định các quốc gia phải lập báo cáo tài chính hợp nhất toàn bộ lĩnh
vực công theo khuôn mẫu thống nhất theo chuẩn mực kế toán công quốc tế từ đó
nêu lên được tình hình tài chính, kết quả hoạt động cho từng năm để có sự so sánh
trên phạm vi toàn cầu theo một tiêu chí chung nhất.
Đặng Văn Thanh (2011) đã thực hiện bài báo khoa học “Tổng kế toán nhà
nước: công cụ quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia Việt Nam” . Thực tế
còn rất nhiều tài sản quốc gia, ngân quỹ nhà nước chưa được nhận dạng, chưa được
kiểm kê và kiểm soát, chưa được kế toán. Ở Việt Nam chưa có một hệ thống kế
toán nào để phản ánh toàn bộ tài sản và ngân quỹ quốc gia và chưa có được một tổ
chức cụ thể chịu trách nhiệm phản ánh và kiểm soát tập trung, do đó tác giả nhấn
mạnh tầm quan trọng trong việc thực hiện theo mô hình tổng kế toán nhà nước để
nâng cao sự minh bạch, tính trách nhiệm trong hệ thống tài chính Việt Nam.
Nguyễn Văn Hồng (2007) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán nhà
nước”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã trình bày tổng
quan về kế toán và kế toán nhà nước, thực trạng kế toán nhà nước ở Việt Nam và
đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước.
Phạm Quang Huy (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán thu chi
ngân sách nhà nước tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP



9
Hồ Chí Minh đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực công, kế
toán thu chi NSNN, việc quản lý ngân sách trên thế giới cũng như đang áp dụng tại
Việt Nam từ trước đến nay. Đồng thời phân tích các vấn đề về thực trạng kế toán
thu chi NSNN, hệ thống tài chính công, trình bày chi tiết các nội dung về kế toán
thu chi ngân sách hiện hành của Việt Nam, từ đó chứng minh rằng Việt Nam cần và
có thể hoàn thiện hệ thống kế toán này bằng một cuộc khảo sát thực tế. Bên cạnh
đó, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để góp phần hoàn thiện kế toán thu,
chi ngân sách, đặc biệt là tiếp cận dần chuẩn mực kế toán công quốc tế.

7.3 Nhận xét và đưa ra định hướng nghiên cứu cho đề tài:
Trên thế giới, các nghiên cứu trước đã tập trung nghiên cứu nhiều về lĩnh
vực thu NSNN và lĩnh vực kế toán công. Trong đó lĩnh vực thu NSNN thì tập trung
nghiên cứu về nguồn thu NSNN, xác định những nhân tố tác động đến nguồn thu
NSNN, dự đoán nguồn thu NSNN…Còn lĩnh vực kế toán công thì tập trung nghiên
cứu nhiều về báo cáo tài chính trong lĩnh vực kế toán công, phân tích tài chính
trong kế toán công cùng với những báo cáo so sánh để cung cấp thông tin minh
bạch hơn cho các chính phủ, quản lý công đi cùng với kế toán công và dịch vụ
công…
Trong nước, các nghiên cứu về khu vực công lại tập trung chủ yếu liên
quan đến kế toán công như chuẩn mực về kế toán công, tổng kế toán nhà nước, báo
cáo tài chính nhà nước, hoàn thiện kế toán thu chi NSNN…
Do đó, số lượng các nghiên cứu về đề tài kế toán thu NSNN là không
nhiều. Việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu đã công bố liên quan đến thu NSNN và
kế toán trong lĩnh vực công là nhằm mục đích rút ra bài học để ứng dụng và giải
quyết các vấn đề đã đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp
tác giả có cơ sở vững chắc cho việc đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu

thành 3 chương:


10
+ Chương 1: Các vấn đề cơ bản về công tác kế toán thu Ngân sách tại
KBNN
+ Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An
+ Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán thu NSNN tại KBNN Long An.
9. Đóng góp của đề tài
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác kế toán thu NSNN tại KBNN
Long An, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.
Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán
phục vụ kiểm soát thu NSNN tại KBNN Long An.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở để triển khai thực hiện kiểm
soát thu NSNN theo mô hình KBNN điện tử, một trong các mục tiêu hiện đại hóa
hệ thống thông tin trong hệ thống KBNN.


11

CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
KẾ TOÁN THU NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước
NSNN là phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển
của nhà nước ở các quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của
mình, thì nhà nước phải huy động được nguồn lực trong xã hội. Trong buổi đầu,
nguồn đóng góp chủ yếu dưới dạng hiện vật theo phương thức cống nạp, tô thuế

hoặc lao dịch của người dân, các khoản thu chi của nhà nước không có kế hoạch,
không có niên độ, không có luật điều chỉnh nên thiếu thống nhất, mang tính tùy tiện
và không được kiểm soát chặt chẽ.
Cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên thế giới,
kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. Nhà nước ở các quốc gia lớn mạnh hơn, chức
năng và nhiệm vụ phức tạp hơn, nhu cầu chi tiêu tăng lên rất lớn. Việc thu nộp hiện
vật được thay thế chủ yếu bằng tiền và được thực hiện rõ ràng, thống nhất theo quy
định của pháp luật. Khái niệm về ngân sách và NSNN cũng được hình thành. Như
vậy, khái niệm NSNN gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước và quan hệ
hàng hóa tiền tệ. Hiện nay, thuật ngữ NSNN được sử dụng khá phổ biến ở hầu khắp
các quốc gia trên thế giới.
"NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.”1
Việc phân phối hoặc phân phối lại thông qua việc thu - chi NSNN dưới các
hình thức khác nhau, về bản chất đó là quá trình giải quyết lợi ích kinh tế giữa nhà
1

Luật NSNNsố 83/2015/QH13 ngày 25/11/2015


×