Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại nghiên cứu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 243 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------

NGUYỄN TỪ NHU

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA VÀ
CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------

NGUYỄN TỪ NHU

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA VÀ CẠNH TRANH
ĐẾN ỔN ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH

: 93.40.201


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
2. PGS.TS. VÕ XUÂN VINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn
định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam” là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Tất cả tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng,
được công bố theo đúng quy định và được trích dẫn đầy đủ. Nội dung của luận án
do tôi tự nghiên cứu một cách trung thực, khoa học và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Từ Nhu


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này tôi nhận được sự quan tâm của Ban Giám hiệu và
hỗ trợ của Viện Đào tạo Sau đại học. Kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên sự
hướng dẫn, động viên và hỗ trợ rất nhiều từ Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Trầm Thị Xuân Hương, người hướng dẫn khoa học chính trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận án. Những gợi ý, chỉnh sửa, góp ý và động viên của Cô đã
tạo cho tôi nhiều động lực về tinh thần, giúp đỡ tôi trong những lúc tôi cảm thấy
khó khăn nhất, mang đến cho tôi những kiến thức khoa học rộng lớn và sâu sắc về
chuyên môn. Những kiến thức này không chỉ bổ ích cho luận án mà còn hỗ trợ tôi
rất nhiều trong việc nghiên cứu sau này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Võ Xuân Vinh, người
hướng dẫn khoa học thứ hai cho luận án. Thầy là người gợi ý cho tôi những ý tưởng
làm cơ sở để tôi khám phá ra vấn đề nghiên cứu cho luận án của mình. Trong suốt
quá trình nghiên cứu, thầy luôn hỗ trợ tôi tìm tòi, phân tích các vấn đề nghiên cứu.
sự giúp đỡ của thầy đã góp phần giúp tôi nhanh chóng hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thùy Linh – Trưởng khoa Ngân
hàng và PGS.TS Trương Thị Hồng – Trưởng Bộ môn Quản trị ngân hàng, khoa
Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Hai cô luôn tạo mọi điều
kiện tốt nhất trong công việc để tôi có thể vừa hoàn thành luận án, vừa công tác tốt
tại đơn vị.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Viện đào
tạo Sau đại học đã hỗ trợ công tác đào tạo trong suốt thời gian tôi công tác tại đây.
Tôi cũng cảm ơn tập thể giảng viên khoa Ngân hàng đã chia sẻ, động viên để tôi
hoàn thành tốt luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn sát cánh bên tôi,
chia sẻ cùng tôi tinh thần và thời gian để giúp tôi hoàn thành luận án.
Nguyễn Từ Nhu


iii

MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT......................................................... ix
ABSTRACT ............................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1

Đặt vấn đề .................................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................ 4

1.3

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 5

1.4

Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................. 8


1.6

Kết cấu của luận án ..................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........... 10
2.1

Lý thuyết về ổn định ngân hàng ................................................................ 10

2.1.1

Lý thuyết về ổn định tài chính ................................................................... 10

2.1.1

Ổn định của ngân hàng thương mại ........................................................... 18

2.1.3

Vai trò của ổn định ngân hàng ................................................................... 22

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng ........................................... 23

2.1.5

Đo lường ổn định ngân hàng ..................................................................... 25


2.2

Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ...................................................... 36

2.2.1

Khái niệm ................................................................................................... 36

2.2.2

Các lý thuyết về cạnh tranh ....................................................................... 38


iv

2.2.3

Đo lường khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại ....................... 41

2.3

Đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng ................................................... 45

2.3.1

Khái niệm ................................................................................................... 45

2.3.2

Các lý thuyết về đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng ......................... 46


2.3.3

Các hình thức đa dạng hóa của ngân hàng thương mại ............................. 51

2.3.4

Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng ............................................................... 53

2.3.5

Đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng .................................. 53

2.4

Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng ................................................................................................... 54

2.4.1

Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng ....... 54

2.4.2

Cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng ......... 55

2.5

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm .................................................... 57


2.5.1

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa đến
ổn định ngân hàng ...................................................................................... 57

2.5.2

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh đến ổn
định ngân hàng ........................................................................................... 69

2.5.3

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa và
cạnh tranh đến ổn định ngân hàng ............................................................. 79

2.6

Khe hở nghiên cứu ..................................................................................... 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 82
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 84
3.1

Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 84

3.2

Mô tả các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong các mô hình nghiên
cứu.............................................................................................................. 87


3.3

Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 94

3.4

Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 97

3.5

Các kiểm định sử dụng trong mô hình ..................................................... 100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 102
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 103


v

4.1

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ....................................................... 103

4.2

Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 107

4.2.1

Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng ... 107


4.2.2

Kết quả nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng ..... 112

4.2.3

Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng ................................................................................................. 117

4.2.4

Kết quả nghiên cứu tác động của các biến kiểm soát đến ổn định ngân
hàng .......................................................................................................... 122

4.3

Thảo luận kết quả ..................................................................................... 124

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................ 128
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 129
5.1

Kết luận .................................................................................................... 129

5.2

Gợi ý một số chính sách về đa dạng hóa, cạnh tranh trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng ...................................................................................... 131

5.3


Đóng góp mới của luận án ....................................................................... 137

5.4

Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 138

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 142
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1-41


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSTT : Chính sách tiền tệ
ĐDH

: Đa dạng hóa

FEM

: Fixed Effects model

HQKD : Hiệu quả kinh doanh
HTTC : Hệ thống tài chính
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHTM : Ngân hàng thương mại

PSTD : Phương sai thay đổi
REM

: Random Effects model

ROA

: Return on Assets

ROE

: Return on Equity

TCTC : Tổ chức tài chính
TMCP : Thương mại cổ phần
TTS

: Tổng tài sản

VIF

: Variance inflation factor

VCSH : Vốn chủ sở hữu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung lý thuyết mất ổn định tài chính - “Minsky Moment” . 13

Bảng 2.2: Các nghiên cứu sử dụng mô hình Z-Score đánh giá ổn định ngân hàng .. 28
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt lý thuyết phân tích động cơ ĐDH: Chi phí và lợi ích ......... 48
Bảng 2.4: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến ổn định
ngân hàng ................................................................................................. 63
Bảng 2.5: Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân
hàng.......................................................................................................... 74
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu sử dụng và kỳ vọng về mối tương quan ..... 97
Bảng 3.2: Danh sách 28 ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong nghiên cứu ............... 98
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ...................................................... 103
Bảng 4.2: Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của hàm tổng chi phí theo FEM và
REM ....................................................................................................... 105
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả nhân tử phóng đại phương sai VIF ................... 106
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng qua
các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE, RARROA, RARROE ........................... 109
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua
các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE ........................................................... 114
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng qua các chỉ tiêu ROA, ROE ................................................. 119
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................. 125


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu ........................................................................ 7
Hình 2.1: Mô tả lập luận của tác giả về lý thuyết ổn định ngân hàng....................... 13


ix


TÓM TẮT LUẬN ÁN BẰNG TIẾNG VIỆT
Tiêu đề: Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng
thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam
Tóm tắt: Luận án nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của hệ
thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017. Đây là vấn đề đang gây tranh cãi
trong giới học thuật và thực tiễn hoạt động ngân hàng xuất phát từ nguyên nhân do
bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiều tổn thất không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên
mọi mặt. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt, thúc đẩy các
NHTM thay đổi phương thức hoạt động, ngày càng mở rộng phạm vi, ĐDH các
nguồn thu nhập có thể được để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên sự ổn định của hệ
thống ngân hàng vì thế cũng bị ảnh hưởng.
Mục tiêu chung của luận án thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của ĐDH
và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng, kết hợp phương pháp
tổng hợp, thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối tương quan một
chiều giữa ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Từ đó giúp cho các nhà quản
trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận quan trọng.
Đồng thời luận án cũng gợi ý chính sách cần thiết góp phần vào việc lựa chọn và
điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống
ngân hàng trong nước.
Từ khóa: Đa dạng hóa, cạnh tranh, ổn định ngân hàng, hiệu quả kinh doanh


x

ABSTRACT
Title: The impact of diversification and competition on the stability of commercial
banks: A research in Vietnam.
Abstract: The thesis "The Impact of diversification and competition on the stability
of commercial banks: A research in Vietnam" examines theories of stability,

competition and diversification in banking. Its main purpose focuses on the impact
of diversification on banking stability, competition on banking stability and the
simultaneous impact of diversification and competition on stability of Vietnamese
commercial banks in the period of 2006 - 2017.
By using the linear regression method with the panel data, the thesis results show:
Diversification and competition have positive impact on bank stability in Vietnam
while the diversification impacts negatively on the relationship between competition
and bank stability in this period. This shows that diversification is not really a
effective tool of banks’ competitive strategies to motivate banks to be more stable.
Besides, the thesis also finds factors that have a good effect on bank stability: asset
growth rate and economic growth rate. However, the size of the bank and the
inflation rate negatively impact the stability of the banks.
The research results of this thesis will contribute important empirical evidence in
research topics on diversification, competition and bank stability in Vietnamese
commercial banks. The policy implications of the thesis will help commercial banks
and relevant authorities to guide, plan and propose solutions to improve Vietnamese
commercial bank stability in the next years.
Keywords: Diversification, competition, stability, performance, commercial banks.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, các nước trên thế giới đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng tất cả
các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế: tài chính - ngân hàng.
Trong đó, hệ thống các ngân hàng ngày một thể hiện rõ hơn vai trò huyết mạch của
mình trong nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định tiền
tệ của hầu hết các quốc gia. Khi ngân hàng bất ổn kéo theo sự bất ổn cho toàn hệ
thống, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến nền kinh tế như: nợ xấu gia tăng, rủi ro

thanh khoản, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.
Đứng trước thách thức hội nhập, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa
nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy giúp cho kinh tế phát triển.
Kinh doanh tiền tệ rất nhạy cảm, chịu tác động bởi các yếu tố về kinh tế, chính trị,
xã hội, tâm lý…Các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng cạnh tranh như là
chiến lược để mở rộng thị trường, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, gia tăng thị
phần, cải tiến và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Từ đó giúp cho hoạt động
ngân hàng ngày càng phát triển và ổn định hơn.
Tùy theo thế mạnh và nguồn lực hiện có ngân hàng có thể lựa chọn nhiều
chiến lược cạnh tranh về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, lãi suất, công
nghệ …. Để chiến lược cạnh tranh hiệu quả cần thiết phải đa dạng hóa (ĐDH).
Ngân hàng tận dụng các nguồn lực hiện hữu để mở rộng, ĐDH các hoạt động kinh
doanh sang một hay nhiều mảng khác nhau nhằm hạn chế và phân tán rủi ro, tăng
nguồn thu cho ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận trong mối tương
quan giữa kiểm soát rủi ro với ổn định cho ngân hàng.
Tuy nhiên, thực tiễn từ trước đến nay tồn tại các tranh luận trái chiều về tác
động của cạnh tranh và ĐDH đến ổn định tài chính trong hoạt động của các ngân
hàng. Điều này tạo ra nhiều mối hoài nghi và sự không chắc chắn về những lợi ích
do ĐDH và cạnh tranh mang lại. Từ đó đã gợi ra sự quan tâm rất lớn giữa các nhà
nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Bằng chứng về sự thất bại của nhà


2

quản lý và nhà giám sát ngân hàng đã đề ra một vấn đề phải xem xét lại ảnh hưởng
của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định của các NHTM. Có quá nhiều kịch bản cũng
như hiện tượng kinh tế liên quan đến ba vấn đề trên xảy ra trong ngân hàng theo
những kết quả khác nhau và nằm ngoài mong đợi cũng như tiên liệu của các nhà
quản lý. Điều đó cho thấy mối tương quan giữa cạnh tranh và ĐDH đến ổn định
ngân hàng nên được đặt trong tương quan với những yếu tố khác cần được nghiên

cứu cụ thể hơn. Tóm lại, các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với vấn
đề tương phản rằng: liệu ĐDH và cạnh tranh ngân hàng có dẫn đến mối đe dọa cho
ổn định ngân hàng hay không? Và cả ba yếu tố này được xem xét trong những hoàn
cảnh, môi trường như thế nào thông qua đó nảy sinh những tác động khác nhau.
Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu học thuật về mối quan hệ giữa ĐDH, cạnh
tranh và ổn định ngân hàng đã có nhiều kết quả khác nhau. Tồn tại hai quan điểm
đối lập trong các nghiên cứu trước về cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Quan điểm
cạnh tranh - dễ tổn thương: tranh luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa cạnh
tranh và ổn định ngân hàng, vì cạnh tranh cao làm giảm sức mạnh thị trường của
ngân hàng và lợi nhuận biên. Do đó, nó sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng (Hauswald
và Marquez, 2006; Petersen và Rajan, 1994; Besanko và Thakor, 2004). Còn quan
điểm cạnh tranh - ổn định: lập luận rằng sự cạnh tranh càng nhiều dẫn đến ổn định
càng cao (Jimezez và cộng sự, 2013; Stiglitz và Weiss, 1981; Matutes và Vives,
2000).
Về ĐDH và ổn định ngân hàng, cũng có những quan điểm trái chiều nhưng
đầy tính thuyết phục trong từng nền kinh tế, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh
doanh ngân hàng cụ thể. Baele (2007) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa giá trị
thương hiệu và mức độ ĐDH chức năng, điều đó có nghĩa là ĐDH chức năng có thể
cải thiện lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Ngược lại, Stiroh và Rumble (2006)
kết luận các ngân hàng càng ĐDH càng rơi vào tình trạng nguy hiểm vì các ngân
hàng này chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập ngoài lãi, do đó sẽ phải chịu rủi ro hệ
thống cao hơn rất nhiều.


3

Một khảo sát của DeYoung và Roland (2001), Laeven và Levine (2007) chỉ ra
ngân hàng ĐDH thu nhập sẽ mang lại hữu ích đối với cho vay và quản lý một cách
có hiệu quả rủi ro tín dụng bằng việc thu thập thông tin thông qua hoạt động chứng
khoán hay bảo lãnh bảo hiểm,…Tuy nhiên, ĐDH cũng làm gia tăng chi phí quản lý

do sự phức tạp hơn của tổ chức tập đoàn, lợi ích xung đột giữa các bộ phận trong
tập đoàn vì các nhà quản lý có thể theo đuổi ĐDH để khai thác lợi ích cá nhân, làm
giảm giá trị thị trường của tổ chức (Jensen và Meckling, 1976).
Riêng ở Việt Nam, môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng
có những chuyển biến đáng ghi nhận về quản trị vận hành, bộ máy hoạt động, ứng
dụng công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên,
không nằm ngoài quy luật chung, những bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiểu tổn thất
không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi mặt. Các ngân hàng không những cạnh
tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Sự xuất hiện của
các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các hạn chế đối với hoạt động áp dụng riêng
cho chi nhánh ngân hàng dần được gỡ bỏ, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng
càng trở nên gay gắt, thúc đẩy các NHTM thay đổi phương thức hoạt động, ngày
càng mở rộng phạm vi, ĐDH các nguồn thu nhập có thể được để tiếp tục phát triển.
Kết quả dẫn đến thu nhập các NHTM trong nước không còn xuất phát từ lĩnh vực
tín dụng truyền thống mà còn mở rộng ra từ nhiều nguồn khác nhau. Gia tăng thu
nhập thì chi phí, rủi ro cũng tăng lên ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng. Như vậy,
liệu ngân hàng có nên đánh đổi cơ hội gia tăng thu nhập và mức độ cạnh tranh với
ổn định trong hoạt động hay không?
Xuất phát từ tính cấp thiết của thực tiễn và lý thuyết về ảnh hưởng của ĐDH
đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của
ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án hướng đến việc làm rõ vấn đề
trên là hoàn toàn thiết thực, có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn, đóng góp cho
việc đưa ra các gợi ý về chính sách để phát triển toàn diện và ổn định hệ thống ngân
hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Đó là lý do tác giả chọn luận


4

án “Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương
mại: Nghiên cứu tại Việt Nam”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ các vấn đề nghiên cứu đặt ra về tác động của ĐDH và cạnh tranh
đến ổn định ngân hàng, luận án nghiên cứu những mục tiêu như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Có thể thấy ổn định ngân hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản
trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách. Để làm được điều này, trong bối
cảnh hội nhập, cạnh tranh thông qua ĐDH là lựa chọn hàng đầu trong hoạch định
chiến lược. Do đó, mục tiêu chung của luận án là đánh giá tác động của ĐDH và
cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam. Đây là bằng chứng thực nghiệm
quan trọng nhằm gợi ý các giải pháp giúp hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng
phát triển ổn định hơn.
Mục tiêu cụ thể:
Từ mục tiêu tổng quát, luận án đi sâu nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam.

-

Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định của các NHTM Việt Nam.

-

Nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của các
NHTM Việt Nam.

Để đạt được các mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
1. Tồn tại mối tương quan giữa ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng như thế
nào?
2. Tác động ĐDH đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?

3. Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam?
4. ĐDH và cạnh tranh tác động đến ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào?


5

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính: ĐDH, cạnh tranh và ổn định
ngân hàng; tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các NHTM
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tiến hành trên dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong khoảng thời
gian từ năm 2006 đến 2017. Đây là các ngân hàng có dữ liệu đầy đủ, được công bố
chi tiết trên báo cáo thường niên hàng năm, báo cáo tài chính được kiểm toán, tổng
giá trị tài sản của 28 ngân hàng chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản (TTS) của toàn
hệ thống.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi
quy đa biến trên dữ liệu bảng. Ngoài ra, kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê
mô tả để nghiên cứu về các yếu tố ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các
NHTM Việt Nam.
Đầu tiên, để xác định tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng, tác giả sử
dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng. Trong đó biến phụ thuộc phản ánh ổn định
ngân hàng và biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân hàng.
Tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy đo lường tác động của cạnh tranh đến
ổn định ngân hàng với biến cạnh tranh là hệ số Lerner. Hệ số này phản ánh khi mức
độ thị trường của ngân hàng cao, ngân hàng sẽ kém cạnh tranh hơn. Từ đó xem xét
tương quan một chiều của Lerner đến các chỉ tiêu ổn định ngân hàng.

Để thực hiện mục tiêu xác định tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến độc lập là ĐDH thu nhập ngân
hàng, hệ số Lerner và biến tương tác của ĐDH thu nhập và hệ số Lerner. Để trả lời
câu hỏi ĐDH thu nhập và cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều đến


6

các chỉ tiêu ổn định ngân hàng, tác giả xem xét dấu của các hệ số hồi quy của các
biến độc lập này trong mô hình.
Ngoài ra, để tìm hiểu các yếu tố khác tác động đến ổn định ngân hàng, tác giả
sử dụng thêm một số biến độc lập khác phản ánh đặc trưng ngân hàng và đặc điểm
vĩ mô của nền kinh tế. Các biến này được xem là các biến kiểm soát và được đưa
vào tất cả các mô hình để tìm hiểu mối tương quan với biến phụ thuộc.
Bên cạnh đó, trong các mô hình hồi quy đưa ra, để lựa chọn mô hình phù hợp,
tác giả thực hiện các bước kiểm định cụ thể. Trước tiên, giữa mô hình OLS và
FEM, sau khi thực hiện ước lượng mô hình FEM dùng kiểm định F để kiểm định
gỉả thuyết H0: lựa chọn mô hình FEM. Cuối cùng tác giả cũng sử dụng kiểm định
Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM.
Tác giả sử dụng các kiểm định cơ bản trong hồi quy tuyến tính với dữ liệu
bảng: kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi, tự tương quan và
nội sinh. Đối với mô hình các biến chỉ dừng lại ở khắc phục phương sai thay đổi mà
không có nội sinh, tác giả sử dụng mô hình GLS để cho ước lượng đáng tín cậy.
Tuy nhiên trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nhà kinh tế học quan tâm khi đánh
giá tác động của các biến nghiên cứu đến ổn định ngân hàng là vấn đề nội sinh.
Điều này làm chệch các hệ số tương quan của các biến độc lập dẫn đến ước lượng
mô hình không đáng tin cậy. Để xử lý biến tự tương quan và nội sinh, tác giả dùng
phương pháp ước lượng GMM để tìm ra các hệ số hồi quy với ước lượng hiệu quả
và chính xác hơn.



7

Xác định vấn đề nghiên cứu
Tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của ĐDH đến ổn định ngân hàng.
Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng (OLS,
FEM, REM, GLS, GMM) kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả dữ liệu.
Từ đó kiểm định các kết quả của mô hình để ước lượng độ tin cậy các số liệu.

Kết quả nghiên cứu
-

Có tác động cùng chiều của ĐDH đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt
Nam.

-

Tồn tại tác động cùng chiều của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các
NHTM Việt Nam.

-

Tác động ngược chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các

NHTM Việt Nam.

-

Gợi ý các chính sách về ĐDH, cạnh tranh và các vấn đề liên quan đến ổn định
ngân hàng tại Việt Nam.

-

Nêu một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Hình 1.1: Tóm tắt trình tự nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tóm tắt quá trình nghiên cứu


8

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu tác động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn
định ngân hàng, luận án cung cấp một khung lý thuyết tổng quan về mối tương quan
một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Thứ hai, thông qua nghiên cứu cơ sở dữ liệu của các NHTM Việt Nam,
nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại các
NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc lựa chọn và điều hành
chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống ngân hàng
trong nước.
Thứ ba, xem xét tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng
trong hệ thống NHTM Việt Nam nhằm xác định tầm quan trọng của ĐDH và sử
dụng ĐDH như là công cụ đặc biệt trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh
tranh. Trên cơ sở đó góp phần giúp cho các NHTM Việt Nam xây dựng phương

hướng kinh doanh, bao gồm ĐDH, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu này, giúp cho các nhà quản trị ngân
hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận và gợi ý chính sách
cần thiết trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, góp phần đưa hệ thống NHTM trong
nước ngày càng hoạt động hiệu quả, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và ổn định
bền vững.
1.6 Kết cấu của luận án
Nội dung luận án gồm có năm phần chính tương ứng với từng chương từ
chương 1 đến chương 5 và phần tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu chính của luận án, bao
gồm: mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, kết cấu chung
của luận án.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT


9

Phần đầu chương 2 trình bày toàn bộ cơ sở lý thuyết về các vấn đề: ĐDH,
cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực
nghiệm về ảnh hưởng của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng và tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Phần cuối
chương 2, dựa vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả rút ra khe hở
nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở tìm kiếm và lựa chọn phương pháp nghiên cứu trên dữ
liệu là các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên vấn đề nghiên cứu được xây dựng ở chương 2, nội dung chương 3
trình bày phương pháp nghiên cứu phù hợp để đo lường tác động của ĐDH và cạnh
tranh đến ổn định ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể các bước đi từ

việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc đến
thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng luận án
thực hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô
hình đó.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sau khi thực hiện hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy của biến độc lập ở
chương 3, chương 4 đi vào trình bày kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của
các mô hình sử dụng để đo lường tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định
ngân hàng. Phần cuối của chương tập trung thảo luận về dấu các hệ số hồi quy phản
ánh tương quan một chiều của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của hệ
thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2017.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Với kết quả nghiên cứu đáng tin cậy được thực hiện ở chương 3 và chương 4,
nội dung chương 5 là toàn bộ các gợi ý về mặt chính sách của tác giả liên quan đến
tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng nhằm giúp cho các nhà
hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng xây dựng những chiến lược trong
tương lai góp phần thúc đẩy hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững và ổn
định hơn.


10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Nội dung chương 2 trình bày các lý thuyết kinh tế về ổn định ngân hàng, lý
thuyết về cạnh tranh và ĐDH trong lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở tiếp cận nhiều
quan điểm kinh tế học về các vấn đề nghiên cứu, luận án phân tích, đánh giá và lựa
chọn các chỉ tiêu đo lường mức độ ổn định ngân hàng, sức cạnh tranh và ĐDH thu
nhập ngân hàng cho hệ thống NHTM Việt Nam. Ngoài ra, phần cuối chương 2 lược
khảo các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân
hàng. Từ đó luận án rút ra khe hở nghiên cứu làm cơ sở xây dựng phương pháp

nghiên cứu để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
2.1 Lý thuyết về ổn định ngân hàng
Ổn định ngân hàng luôn được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong quá
trình hoạch định các chiến lược kinh tế về tài chính. Lý thuyết ổn định ngân hàng
được xem xét trên khía cạnh ổn định tài chính trong hoạt động ngân hàng, bắt
nguồn từ nỗ lực đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất ổn định tài chính mà
nguyên nhân là từ bất ổn của nền kinh tế dẫn đến bất ổn của hệ thống tài chính
(HTTC) gây ra. Xuất phát từ quá trình hình thành, diễn biến và phát triển các lý
thuyết về bất ổn tài chính và ổn định tài chính của các nhà kinh tế học như John
Maynard Keynes, Paul Samuelson, Milton Friedman, Fried von Hayek,… trong
suốt thời gian qua, có thể thấy trung tâm của các chính sách đảm bảo an toàn cho
hoạt động HTTC là các định chế tài chính trung gian, nổi bật là NHTM. Nội dung
chủ yếu của các chính sách tập trung vào kết quả sự tương tác giữa NHTM với thị
trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế (IMF, 2007). Hầu hết các nghiên cứu về ổn
định tài chính ngân hàng được tìm thấy đều đánh giá “bất ổn tài chính” như là một
cách tiếp cận để đánh giá “ổn định tài chính". Từ đó, nghiên cứu tập trung vào bất
ổn tài chính là trạng thái ngược lại với ổn định tài chính.
2.1.1 Lý thuyết về ổn định tài chính
Xuất phát từ các nghiên cứu về bất ổn và ổn định kinh tế của các trường phái
kinh tế học tiêu biểu, các nghiên cứu về ổn định tài chính giai đoạn sau đều bắt
nguồn từ quy luật chung của nền kinh tế khi trải qua các chu kỳ kinh tế khác nhau


11

từ trạng thái đang ổn định chuyển sang trạng thái khủng hoảng và gây ra bất ổn, từ
đó dẫn đến sự bất ổn cho HTTC. Nội dung các nghiên cứu này tập trung vào việc
tìm hiểu nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, cơ chế hoạt động của
nền kinh tế, của các doanh nghiệp mà ở đó tình trạng bất ổn tài chính phát sinh và
gây ra những hậu quả vô cùng to lớn trên phạm vi rộng, ảnh hưởng sâu sắc đến hầu

hết các lĩnh vực kinh doanh khác. Từ đó, các nhà kinh tế học đưa ra những giải
pháp hữu hiệu để ngăn chặn và khắc phục khủng hoảng tài chính, đưa các doanh
nghiệp và nền kinh tế vào quỹ đạo hoạt động ngày càng ổn định hơn.
Nhìn vào cuộc tranh luận trong các học thuyết KTVM về bất ổn trong nền kinh
tế, có thể thấy nổi lên nhiều quan điểm về bất ổn tài chính xuất phát từ các học
thuyết kinh tế:
 Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Trọng tiền:
Theo lý thuyết về cung tiền của trường phái Trọng tiền cho rằng bất ổn tài
chính phát sinh do sự bất ổn về tiền tệ. Friedman và Schwartz (1963) là hai nhà kinh
tế học đầu tiên đưa ra quan điểm cho rằng bất ổn tài chính không có khả năng phát
sinh nếu như không có sự gián đoạn về cung tiền tệ. Theo quan điểm này, nguyên
nhân cơ bản của bất ổn tài chính bắt nguồn từ CSTT. Những sai lầm trong thực thi
CSTT ảnh hưởng đến cung tiền, từ đó gây ra bất ổn tài chính. Schwartz (1986) nhận
định bất ổn tài chính thường đi kèm với sự sụt giảm đáng kể trong cung tiền của nền
kinh tế. Tuy nhiên theo phân tích của Gertler (1988), quan điểm của Friedman và
Scgwartz (1963) đã không đề cập các yếu tố ngoài cung tiền và CSTT cũng có ảnh
hưởng làm HTTC bất ổn. Trong đó, đặc biệt là vai trò của các trung gian tài chính là
yếu tố quan trọng chi phối các hoạt động tài chính của nền kinh tế.
Ủng hộ quan điểm gây ra bất ổn tài chính xuất phát từ CSTT. Kế thừa lý
thuyết trò chơi, nghiên cứu của Williamson (1987), Greenwald và Atiglitz (1991)
cũng cho thấy chính những quyết định trong tình trạng không chắc chắn của các tổ
chức tài chính (TCTC) trung gian có thể tạo ra sự bất ổn trong chính tổ chức. Trong
khi nền kinh tế phát triển năng động, một số loại tài sản tài chính có biến động giá


12

mạnh do chính sách giá của trung gian tài chính đã gây ra những đợt lạm phát,
nguyên nhân của bất ổn cho HTTC.
 Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Hậu Keynes:

Trong những năm về sau, tài liệu nghiên cứu về tài chính được khám phá đã
bắt đầu cung cấp nền tảng kinh tế vi mô vững chắc hơn cho các hiện tượng quan sát
được về bất ổn tài chính (Gertler, 1988). Tiêu biểu là lý thuyết về bất ổn tài chính
được trình bày theo lý thuyết mất ổn định tài chính (Financial instability
Hypothesis) của Hyman P.Minsky (1977). Ông tiếp tục phát triển mô hình bất ổn tài
chính dựa trên nền tảng những lý thuyết của Keynes và HTTC, nạn đầu cơ và “tinh
thần động vật” (animal spirit). Lý thuyết này cho rằng bất ổn tài chính mang tính
chu kỳ do sự xuất hiện của các đợt khủng hoảng tài chính định kỳ gây ra cú sốc và
các hành vi sai lầm của nhà đầu tư.
Minsky (1977) đưa ra khái niệm về “Khoảnh khắc Minsky - Minsky moment”,
tức là thời điểm nền kinh tế chuyển đổi từ trạng thái đang ổn định sang trạng thái
khủng hoảng đối với HTTC, dựa trên ý tưởng về “Sự ổn định bất ổn – Stability is
unstable”. Khoảnh khắc Minsky là kết quả của ba giai đoạn mà nền kinh tế trải qua
và được mô tả tóm tắt thông qua bảng 2.1. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Nền kinh tế đang dần phục hồi sau một cú sốc hay giai đoạn
khủng hoảng trước đó và bắt đầu phát triển ổn định hơn. Các nhà đầu tư đã có sự
phán đoán và đánh giá lạc quan đối với thị trường. Đây là cơ sở nền tảng để bắt đầu
việc đầu tư vào các lĩnh vực được đánh giá sẽ mang lại nhiều cơ hội lợi nhuận.
Giai đoạn 2: Các nhà đầu tư bắt đầu mở rộng phạm vi và quy mô đầu tư của
mình. Nhiều nhà đầu tư đồng thời tham gia vào cùng lĩnh vực và mỗi nhà đầu tư
cũng mở rộng danh mục sang nhiều lĩnh vực khác. Để đáp ứng đủ vốn tài trợ cho
các nhu cầu đầu tư, việc đi vay trở nên tất yếu. Khi đó, khả năng cho vay của các
NHTM được gia tăng, rủi ro cao hơn đánh đổi với kỳ vọng về lãi suất cao hơn.
Thậm chí hệ quả có thể tạo ra bong bóng giả làm cho lợi nhuận thực tế giảm đáng
kể, các nhà đầu tư rơi vào tình trạng cầm cự, chỉ trả lãi vay, vốn gốc chưa có khả
năng và cần thêm thời gian để thu hồi.


13


Giai đoạn 3: Bong bóng tài chính vỡ kéo theo nền kinh tế rơi vào khủng
hoảng. Các phương án tài trợ vốn lúc này rất hạn chế, thậm chí các NHTM ngừng
cho vay. Các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản để nhanh chóng rút ra khỏi lĩnh
vực đầu tư của mình. Nguy cơ mất vốn tăng cao, thậm chí nhà đầu tư rơi vào tình
trạng phá sản.
Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung lý thuyết mất ổn định tài chính - “Minsky Moment”
Giai

Tình trạng

Thái độ, hành vi

Phương án

Cơ hội/Nguy

đoạn

nền kinh tế

nhà đầu tư

tài trợ



Giai

Phục hồi sau


- Yên tâm, khá quan Sử dụng vốn Lợi nhuận

đoạn 1

cuộc khủng

tâm đến việc đầu tự có hoặc đi chắc chắn, ổn

hoảng

tư.

vay.

định

Kết quả
- Có lãi
- Trả được vốn gốc
và lãi vay

Phát triển khá - Lựa chọn đầu tư
ổn định
Giai

Tăng

đoạn 2

an toàn

trưởng

- Càng nhiều nhà Tăng đi vay

- Lợi nhuận

cao trên nhiều

đầu tư tham gia thêm nhiều

kỳ vọng

lĩnh vực

vào một lĩnh vực

tăng

vốn hơn.

- Nhà đầu tư tăng

hơn.

vào các lĩnh vực

trả nợ

thêm thời gian


bóng giả

Rơi vào khủng Bán tháo tài sản để Không có

đoạn 3 – hoảng

vốn gốc phải cần

- Tạo bong

khác
Giai

đáng kể
- Chỉ trả được lãi,

- Rủi ro cao

cường đầu tư thêm

- Lợi nhuận giảm

hoặc hạn chế

Bong

bóng Phá sản

tài chính vỡ


Giai
đoạn
Ponzi

Nguồn: Minsky (1977),“The Financial Instability Hypothesis:
An Interpretation of Keynes and an Alternative to “Standard” Theory”,
Nebraska Journal of Economics and Business.
Như vậy, nếu theo quan điểm trường phái kinh tế tân cổ điển – bất ổn tài chính
phụ thuộc vào mức độ phức tạp của thị trường đến từ sự đổi mới sáng tạo trong kỹ
thuật của HTTC – thì theo quan điểm của Minsky (1977), sự bất ổn tài chính của


×