Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp công nghiên cứu trên địa bàn thành phố bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ BẢO MINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG - NGHIÊN CỨU TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ BẢO MINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG - NGHIÊN CỨU TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý thầy cô, tôi tên là Trần Thị Bảo Minh, học viên cao học khoá
27 ngành kế toán - Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đề
tài luận văn “Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các ĐVSNC
trên địa bàn Thành phố Bến Tre” là công trình nghiên cứu thật sự nghiêm túc của
riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Võ Văn Nhị. Các số liệu và
kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước
đây. Tất cả những phần kế thừa từ các nghiên cứu trước tác giả đều trích dẫn và
trình bày nguồn cụ thể trong tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ..... tháng 9 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Bảo Minh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU.……………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………… 1

2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu…………………………………………2
2.1. Mục tiêu chung …………………………………………………………………2
2.2. Mục tiêu cụ thể …………………………………………………………………2
2.3. Câu hỏi nghiên cứu...……………………………………………………………2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………...………………………………3
4. Phương pháp nghiên cứu.…………………………………………………………3
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài....…………………………………………………………3
6. Kết cấu luận văn .……….…………………………………………………………4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ……………………5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài .……………………………………………………5
1.2. Các nghiên cứu trong nước ……………………………………………..………8
1.3. Nhận xát và xác định khe hỏng nghiên cứu ..…………………………………13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..………………………………………………………..15
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN……...…………………………………………..16
2.1. Tổng quan về chất lượng BCTC.....……………………………………………16
2.2. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công .…………………………………………17
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm ĐVSNC.…….…………………………………………17
2.2.2 Phân loại ĐVSNC.……………....……………………………………………18
2.3. Báo cáo tài chính của các ĐVSNC….…………………………………………19


2.3.1. Khái niệm và đối tượng lập BCTC của các ĐVSNC...………………………19
2.3.2. Mục đích lập BCTC của các ĐVSNC ……………….………………………19
2.3.3. Nguyên tắc và yêu cầu lập BCTC của các ĐVSNC….……...………………20
2.3.4. Kỳ lập BCTC của các ĐVSNC….………………………………...…………20
2.3.5. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập BCTC ..........……………………20
2.3.6. Nội dung và thời hạn nộp BCTC.……………………………………………20
2.3.7. Công khai BCTC .……………………………………....……………………21
2.3.8. Danh mục BCTC ……………………………………….……………………21
2.4. Các lý thuyết nền giải thích cho vấn đề nghiên cứu….…..……………………21

2.4.1. Lý thuyết uỷ quyền …..……………………………………………………...21
2.4.2. Thông tin bất cân xứng……………………………..…..……………………22
2.4.3. Lý thuyết thông tin hữu ích……………………………..……………………23
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC………………24
2.5.1. Nhân tố các quy định pháp lý về kế toán ……………………………………24
2.5.2. Nhân tố trình độ chuyên môn của người làm công tác kế toán ….…………25
2.5.3. Nhân tố sự quan tâm của nhà quản lý…………………..……………………26
2.5.4. Nhân tố cơ sở hạ tầng về kế toán…………………...…..……………………26
2.5.5. Nhân tố yêu cầu hội nhập về kế toán khu vực công ..…..……………………26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..………………………………………………………..28
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………..29
3.1. Quy trình nghiên cứu……………………………………..……………………29
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ……………………………………...…..…………………29
3.1.2. Nghiên cứu chính thức……………………………….………………………29
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ………………..…………………31
3.2.1. Mô hình nghiên cứu…………….……………………..…..…………………31
3.2.2. Giả thiết nghiên cứu …………………………………..…..…………………33
3.3. Thiết lập thang đo của các biến …………………………..……………………33
3.3.1. Khái niệm thang đo……………………………………..……………………33
3.3.2. Đo lường các biến trong mô hình ………………….…..……………………34


3.4. Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu ……………………38
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………39
3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu……………...……………………39
3.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ……………………………..……………………40
3.4.4. Sử dụng dữ liệu và xử lý dữ ltrong nghiên cứu định lượng.…………………43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..………………………………………………………..44
CHƢƠNG 4. KẾt QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .……………………..45
4.1. Kết quả nghiên cứu……………………………………….……………………45

4.1.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ……………………………..…..…………………45
4.1.2. Kết quả nghiên cứu chính thức………………………..…..…………………48
4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu ………………………………..…………………72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..………………………………………………………..75
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………..…….…………………..76
5.1. Kết luận……………………………………………….…..……………………76
5.2. Kiến nghị ………………………………………………..…..…………………77
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai …..…………………80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 PHẦN TIẾNG NƢỚC NGOÀI
IPSASB: Hội đồng ban hành chuẩn mực kế toán công quốc tế (Interntional Public
Sector Accounting Standards Board)
IPSAS: Chuẩn mực kế toán công quốc tế (Interntional Public Sector Accounting
Standards)
PGUS: Chính quyền cấp tỉnh đang nghiên cứu (Provincial Government under
Study)
 PHẦN TIẾNG VIỆT
BCTC:

Báo cáo tài chính

CNTT:

Công nghệ thông tin

ĐVSNC:


Đơn vị sự nghiệp công

AIS:

Hệ thống thông tin kế toán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................... 32
Bảng 3.2. Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Các quy định pháp lý về kế toán
............................................................................................................... 35
Bảng 3.3. Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Trình độ chuyên môn của người
làm công tác kế toán .................................................................................................. 36
Bảng 3.4. Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Sự quan tâm của nhà quản lý .... 37
Bảng 3.5. Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Cơ sở hạ tầng về kế toán ............ 37
Bảng 3.6. Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Yêu cầu hội nhập về kế toán khu
vực công .................................................................................................................... 38
Bảng 3.7. Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Chất lượng BCTC của các
ĐVSNC lập ............................................................................................................... 38
Bảng 4.1. Bảng tóm tắt những thay đổi thang đo sau khi nghiên cứu sơ bộ ............ 46
Bảng 4.2. Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ .............................................. 47
Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu ................................................................................. 50
Bảng 4.4. Thống kê mô tả thang đo .......................................................................... 51
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo “ Các quy định pháp lý về
kế toán” ..................................................................................................................... 52
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo “Sự quan tâm của nhà quản
lý” .............................................................................................................................. 53
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha lần 2 thang đo “Sự quan tâm của
nhà quản lý” .............................................................................................................. 54

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo “Trình độ chuyên môn của
người làm kế toán ...................................................................................................... 54
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo “Cơ sở hạ tầng về kế toán”
................................................................................................................................... 55
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha lần 2 thang đo “Cơ sở hạ tầng về
kế toán” ................................................................................................................... 56


Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo “Yêu cầu hội nhập về kế
toán khu vực công” ................................................................................................. 57
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha thang đo “Chất lượng BCTC của
các ĐVSNC” ............................................................................................................. 58
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Bartlet của các thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC” ....................................................... 59
Bảng 4.14. Nhân tố và phương sai trích của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng BCTC của các ĐVSNC ........................................................................... 60
Bảng 4.15. Ma trận trọng số nhân tố thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các ĐVSNC ............................................................................................. 61
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định KMO và Bartlet lần 2 của các thang đo các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC .................................................. 62
Bảng 4.17. Nhân tố và phương sai trích của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng BCTC của các ĐVSNC lần 2 .................................................................. 63
Bảng 4.18. Ma trận trọng số nhân tố thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các ĐVSNC lần 2 .................................................................................... 64
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo “Chất lượng BCTC”
................................................................................................................................... 67
Bảng 4.20. Nhân tố và phương sai trích của các thang đo “Chất lượng BCTC” ...... 67
Bảng 4.21. Ma trận trọng số nhân tố thang đo “Chất lượng BCTC” ........................ 68
Bảng 4.22. Kết quả phân tích hệ số tương quan ....................................................... 70
Bảng 4.23. Kiểm định sự phù hợp cho mô hình hồi quy .......................................... 50

Bảng 4.24. Kết quả kiểm định ANOVA ................................................................... 71
Bảng 4.25. Kết quả phân tích hồi quy bội ................................................................. 71
Bảng 5.1. Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC
trên địa bàn thành phố Bến Tre ................................................................................. 78


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 31
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 33


TÓM TẮT
BCTC của các đơn vị sự nghiệp công có vai trò cung cấp thông tin cho nhiều
đối tượng sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thông tin BCTC của các ĐVSNC ở
Việt Nam nói chung và trên địa bàn Bến Tre vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự
mong đợi của các đối tượng sử dụng. Để thông tin trên BCTC là hữu ích, đạt các
tiêu chuẩn chất lượng thì việc nghiên cứu nhận diện và lượng hóa mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC là chủ đề quan
trọng và cấp thiết. Các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC của các ĐVSNC được lập dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt có điều
chỉnh, rất ít nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của ĐVSNC
trong điều kiện BCTC được lập trên cơ sở kế toán dồn tích như hiện nay.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, được thực hiện thông
qua khảo sát bằng bảng trả lời câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các ĐVSNC trên địa bàn thành phố Bến Tre. Dữ liệu thu thập được trong
quá trình nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
của các ĐVSNC trên địa bàn thành phố Bến Tre, đó là: Các quy định pháp lý về kế
toán; Trình độ chuyên môn của người làm công tác kế toán; Cơ sở hạ tầng về kế
toán; Sự quan tâm của nhà quản lý, Yêu cầu hội nhập về kế toán khu vực công.

Từ khoá: nhân tố, ảnh hưởng, chất lượng báo cáo tài chính, đơn vị sự nghiệp
công, thành phố Bến Tre.


ABSTRACT
Financial statements of public service delivery agencies have the role of
providing information for many different users. However, the fact that the financial
reporting information of public service delivery agencies in Vietnam in general and
in Ben Tre city has not met the needs and expectations of the users. In order for the
information on the financial statements to be useful and meet the quality standards,
the research to identify and quantify the degree of influence of each factor on the
quality of financial statements of public service delivery agencies is important and
urgent topics. Previous studies on the factors affecting the quality of financial
statements of public service delivery agencies were prepared on the basis of
adjusted cash accounting, very few studies on factors affecting quality of financial
statements of public service delivery agencies in the condition of financial
statements shall be made on the basis of accrual accounting as at present.
By qualitative and quantitative research methods, conducted through a
survey by answering questions on the factors affecting the quality of financial
statements of public service delivery units in Ben Tre city. Data collected during the
study will be processed by SPSS 20 software.
The research results show that there are 5 factors affecting the financial
statements quality of public service delivery agencies in Ben Tre city, including:
Legal regulations on accounting; Professional qualifications of accountants;
Accounting infrastructure; Attention of the manager, Requires integration of public
sector accounting.
Keywords: factors, influence, quality of financial statements, public service
delivery agencies, Ben Tre city.



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế hội nhập và quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển
trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Chủ trương thực hiện đổi mới hệ
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công (ĐVSNC), trong đó việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các ĐVSNC theo lộ trình của Chính phủ, bước đầu đã đạt được kết quả
quan trọng (Nghị quyết 19-NQ/TW, 2017). Các ĐVSNC được giao quyền tự chủ
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính đã nâng cao tính chủ
động, sáng tạo trong quản lý, thu hút nguồn lực đầu tư, sự tham gia và quan tâm
của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân.
Kết quả của quá trình hoạt động và phát triển của các ĐVSNC có sự tham
gia và chi phối, trực tiếp và gián tiếp của nhiều chủ thể. Nếu như trước đây báo
cáo tài chính (BCTC) của ĐVSNC được lập chủ yếu theo quy định của nhà nước,
chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho ĐVSNC và các cơ quan quản lý nhà nước
về tình hình thu, chi, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước thì ngày nay
BCTC được lập và cung cấp nguồn thông tin quan trọng cho nhiều chủ thể khác
nhau bên ngoài và bên trong đơn vị: cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thuế, đơn
vị cấp trên, kiểm toán nhà nước, nhà đầu tư, các đối tác, nhà quản lý và cán bộ
viên chức của đơn vị, là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị. Đối
tượng sử dụng BCTC của các ĐVSNC ngày càng được mở rộng và mức độ quan
tâm của xã hội ngày càng cao. Tuy nhiên, làm thế nào để BCTC của các ĐVSNC
đáp ứng được sự mong đợi của các bên liên quan trong việc cung cấp thông tin
hữu ích cho nhiều đối tượng sử dụng nhằm mục đích ra quyết định và giải trình,
tăng cường công khai, minh bạch thì vấn đề chất lượng của BCTC là một yếu tố
quan trọng để đạt mục tiêu của BCTC.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập và trình bày BCTC của các
ĐVSNC, việc nghiên cứu nhận diện các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng

BCTC và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến chất lượng BCTC. Đặt biệt


2

trong giai đoạn hiện nay, việc lập BCTC trên cơ sở tiền mặt có điều chỉnh sang cơ
sở kế toán dồn tích, bước đầu thực hiện sẽ có những khó khăn, trở ngại nhất định.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của
các ĐVSNC hiện nay còn hạn chế. Việc nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân
ảnh hưởng đến quá trình đổi mới quản lý tài chính khu vực công hiện nay nói
chung và của các ĐVSNC nói riêng là hết sức cần thiết. Do đó, nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các ĐVSNC trên địa bàn
Thành phố Bến Tre” nhằm đưa ra những kiến nghị giúp cho nhà quản lý của các
ĐVSNC và các bên có liên quan trên địa bàn Thành phố Bến Tre nhận diện các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC để có biện pháp thúc đẩy, kiểm tra,
giám sát quá trình lập BCTC phù hợp với tình hình thực tế đó là vấn đề cần thiết
và là mục tiêu chính của nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các
ĐVSNC trên địa bàn Thành phố Bến Tre; nghiên cứu và đề xuất những biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng BCTC, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau của
các bên liên quan.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Các mục tiêu cụ thể gồm:
- Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC
trên địa bàn Thành phố Bến Tre.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng BCTC của các
ĐVSNC trên địa bàn Thành phố Bến Tre.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu:

Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, cần giải quyết hai câu hỏi đặt ra là:
(1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC trên
địa bàn Thành phố Bến Tre?


3

(2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng BCTC của các
ĐVSNC trên địa bàn Thành phố Bến Tre?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các ĐVSNC trên địa bàn Thành phố Bến Tre.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019 tập trung vào
các ĐVSNC trên địa bàn Thành phố Bến Tre, không phân biệt mức độ tự chủ tài
chính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp: định tính và định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tham khảo các bài nghiên cứu, bài báo,
các luận văn trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu lý thuyết về
chất lượng BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC
và các lý thuyết nền có liên quan, trên cơ sở đó tiến hành phỏng vấn chuyên gia để
điều chỉnh thang đo cho phù hợp. Qua tổng hợp và phân tích nhằm tìm ra các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định giả thuyết
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC trên
địa bàn Thành phố Bến Tre. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo
sát bằng bảng trả lời câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của
các ĐVSNC trên địa bàn thành phố Bến Tre. Kết quả khảo sát được đo lường, kiểm
định và đánh giá để xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng

nhân tố đến chất lượng BCTC của các ĐVSNC trên địa bàn Thành phố Bến Tre. Dữ
liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS
20.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các
ĐVSNC trên địa bàn Thành phố Bến Tre, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đưa ra


4

các kiến nghị giúp cho nhà quản lý nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC. Từ đó, có những biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng BCTC, đáp
ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của các bên có liên quan: cơ quan quản lý Nhà
nước, cơ quan thuế, đơn vị cấp trên, kiểm toán nhà nước, nhà đầu tư, các đối tác,
nhà quản lý và cán bộ viên chức của đơn vị; nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn
vị và phục vụ cho mục đích ra quyết định.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các
bảng biểu, danh mục các hình vẽ, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
 Nghiên cứu của Choi và Mueller (1984), trong bài nghiên cứu của mình đã
đưa ra danh sách chi tiết các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển hệ thống
kế toán, bao gồm các nhân tố sau: Hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị; Nguồn
gốc sở hữu vốn; Qui mô và phức tạp của đơn vị; Đặc điểm xã hội; Mức độ kinh tế,
nhạy cảm của môi trường kinh doanh; Mức độ suy luận pháp lý; Chính sách kế toán
hiện tại; Tốc độ đổi mới kinh doanh; Bối cảnh phát triển kinh tế; Phát triển các
thành phần kinh tế; Phát triển giáo dục nghề nghiệp và tổ chức nghề nghiệp. Tuy
nhiên đây là các nhân tố chưa được phân nhóm, sau đó 12 nhân tố này được phân
loại thành 5 nhóm thích hợp như sau: Môi trường pháp lý, môi trường chính trị;
Môi trường kinh tế; Môi trường văn hóa; Môi trường giáo dục, nghề nghiệp, phát
triển nghề nghiệp.
 Nghiên cứu của Xu và cộng sự (2003), nghiên cứu “Các vấn đề chính về
quản lý chất lượng thông tin kế toán –trường hợp nghiên cứu tại Úc” cho thấy có 3
vấn đề quan trọng để thông tin chất lượng cao đó là con người, hệ thống và tổ chức,
ngoài ra các yếu tố bên ngoài có thể tác động đáng kể đến chất lượng thông tin.
Vấn đề đảm bảo tính chính xác, kịp thời, nhất quán đầy đủ của thông tin kế toán
được thảo luận trong thực tế khi có áp lực về thời gian thì tính chính xác có xu
hướng bị bỏ qua. Sự không nhất quán của thông tin cũng là một vấn đề lớn trong
một tổ chức phi tập trung có nhiều bộ phận và phân ngành khác nhau. Sự không
nhất quán không chỉ xảy ra tại điểm đầu vào mà nó cũng có thể xảy ra trong giai
đoạn xử lý, dẫn đến báo cáo đầu ra không nhất quán.
 Nghiên cứu của Ismail (2009), Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán (AIS) tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
bằng chứng thực nghiệm tại Malyasia (Ismail, 2009). Tác giả đã đưa ra mô hình
nghiên cứu gồm 8 biến có mối quan hệ tích cực đến hiệu quả của AIS: (1) sự phức
tạp của AIS, (2) sự tham gia của nhà quản lý trong việc thực hiện AIS, (3) kiến thức



6

AIS của nhà quản lý, (4) kiến thức về kế toán của nhà quản lý, (5) hiệu quả tư vấn
của các chuyên gia, (6) hiệu quả tư vấn của các công ty kế toán, (7) hiệu quả của
các cơ quan chính phủ, (8) hiệu quả tư vấn của nhà cung cấp phần mềm kế toán.
Với mục tiêu nghiên cứu: khám phá sự phức tạp của AIS, sự tham gia của các nhà
quản lý trong việc thực hiện AIS, kiến thức của nhà quản lý về AIS và kế toán
và hiệu quả của các chuyên gia bên ngoài; và xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả của AIS trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia. Các bảng câu
hỏi đã được gửi đến 721 nhà quản lý của các công ty, có 232 công ty đã trả lời khảo
sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về kế toán của nhà quản lý, hiệu quả tư
vấn của các công ty kế toán và hiệu quả tư vấn của nhà cung cấp phần mềm có ảnh
hưởng đáng kể đến hiệu quả của AIS tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở
Malaysia.
 Nghiên cứu của Harun (2012) đã có nghiên cứu về sự thay đổi hệ thống
báo cáo kế toán và năng lực thể chế: Trường hợp của Chính phủ ở Indonesia.
Nghiên cứu đã xem xét sự thay đổi hệ thống báo cáo của chính quyền cấp tỉnh
(PGUS) ở Indonesia và kiểm tra năng lực thể chế của chính quyền trong việc áp
dụng một hệ thống kế toán mới. Nghiên cứu tập trung vào bốn vấn đề: (1) Bản chất
của sự thay đổi hệ thống báo cáo; (2) Sự đáp ứng của nguồn nhân lực có tay nghề
trong việc áp dụng hệ thống kế toán mới; (3) Sự hiểu biết của các quan chức cấp
cao về các khía cạnh kỹ thuật và quản lý để áp dụng hệ thống kế toán mới; (4) Các
vấn đề tiềm ẩn phát sinh khi triển khai hệ thống kế toán mới. Tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng nhằm nghiên cứu các định
nghĩa về cải cách kế toán khu vực công dựa trên cơ sở 2 khung lý thuyết nền là lý
thuyết kinh tế và lý thuyết thể chế thông qua đó kiểm tra cụ thể giả thuyết, giải thích
và dự đoán các hiện tượng xảy ra trong tương lai. Trong việc thu thập dữ liệu,
nghiên cứu sử dụng hai nguồn thông tin: (1) nguồn tài liệu và (2) phỏng vấn sâu và
bảng câu hỏi. Các nguồn tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu như chính sách
chính thức của hệ thống báo cáo khu vực công được sử dụng trong PGUS. Có hai

nguồn chính: luật lệ và các quy định về tài chính của chính phủ Indonesia và hệ


7

thống báo cáo trong nước bao gồm Luật tài chính nhà nước ban hành năm 2003 và
SAP ban hành năm 2005, các báo cáo của PGUS và các bài báo được công bố về
cải cách kế toán khu vực công ở Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng từ
quan điểm kinh tế, việc áp dụng hệ thống báo cáo mới nhằm mong muốn cải thiện
hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính phủ trong nước. Nó cũng cho thấy rằng sự
thay đổi của hệ thống báo cáo không đi kèm với việc tách vai trò của bầu cử các
quan chức địa phương (tức là thống đốc) và các thành viên quốc hội địa phương là
các chính trị gia và các nhà ra quyết định trong phân bổ kinh phí và xây dựng ngân
sách trong chính quyền tỉnh. Tình trạng này làm suy yếu vai trò công cụ của kế toán
khi ra quyết định. Hơn nữa, dựa trên lý thuyết thể chế, việc áp dụng hệ thống báo
cáo mới ở cấp tỉnh được thể hiện bằng sự cưỡng chế chính quyền địa phương ở
Indonesia phải tuân thủ các quy tắc áp đặt của chính quyền. Tuy nhiên, dựa trên
kinh nghiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện hệ thống kế toán, áp
dụng chính sách chế độ kế toán mới không làm giảm mức độ năng lực thể chế của
chính quyền địa phương. Kết quả là, việc thể chế hóa hệ thống kế toán mới chưa
mang lại kết quả mong muốn. Vai trò của kế toán như một công cụ chính trị để
kiểm soát con người, tăng hiệu quả và cải thiện năng suất làm việc. Nghiên cứu
cũng cho thấy việc sử dụng phương pháp hỗn hợp (tức là lý thuyết kinh tế và thể
chế) hữu ích để nắm bắt đầy đủ và hiệu quả quá trình thay đổi kế toán trong một
môi trường cụ thể.
 Nghiên cứu của Ross H.Mcleod & Harun (2014) đã mô tả và phân tích
những thách thức gặp phải trong việc cố gắng cải cách kế toán khu vực công ở
Indonesia, mục tiêu chính trong đó là chống tham nhũng và giúp cải thiện công tác
quản trị. Nhóm tác giả đã tiến hành xem xét các luật, quy định của chính phủ và các
nguồn khác tập trung vào kế toán khu vực công ở Indonesia. Bằng phương pháp

định tính kết hợp định lượng thông qua việc xem xét các luật, quy định của chính
phủ và các quy định của Bộ về BCTC của chính quyền địa phương và phỏng vấn
các nhà hoạch định chính sách trung ương tham gia vào việc xây dựng các quy định
kế toán khu vực công, bao gồm các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính và Bộ Nội


8

vụ (MOHA) và kiểm toán viên cao cấp tại BPK. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
việc cải cách nhằm kêu gọi giảm thiểu hàng chục ngàn báo cáo phức tạp không cần
thiết, các báo cáo kế toán khu vực công đã nhấn mạnh quá nhiều về bản chất và nội
dung của các báo cáo, các thông tin trên báo cáo ít được sử dụng để ra các quyết
định tài chính và các mục đích quản lý khác. Việc thiếu nhân viên có kỹ năng kế
toán tốt là nguyên nhân chính chủ yếu gây ảnh hưởng lớn đến việc cải cách công tác
kế toán ở khu vực công… Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất ba yếu tố cần
được thực hiện khi cải cách kế toán ở khu vực công tại Indonesia là: (1) Cần tổ
chức các khoá học kế toán cơ bản cho một số lượng lớn công chức hiện tại; (2)
phần lớn các phần hành kế toán nên được thuê ngoài bởi các doanh nghiệp tư nhân
chuyên về kế toán; (3) bộ phận nhân sự nên tuyển dụng các kế toán viên có trình độ
và kinh nghiệm và bố trí ở vị trí phù hợp.
1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
 Các luận án tiến sĩ
 Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Hiền (2014)
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2014) đã có nghiên cứu về hoàn thiện BCTC
cho mục đích chung của khu vực công nhằm đảm bảo BCTC khu vực công cung
cấp thông tin hữu ích, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn
trước mắt cũng như lâu dài. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về nội dung thông tin
trên BCTC cho mục đích chung của khu vực công tại Việt Nam, xu hướng kế toán
khu vực công của các quốc gia trên thế giới và các nhân tố tác động đến việc cải

cách kế toán khu vực công Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết
hợp định lượng và dựa trên nền nghiên cứu của Cristina Silvia Nistora và cộng sự
(2013) và Ouda (2004, 2008) để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động
đến việc cải cách chế độ kế toán khu vực công Việt Nam bao gồm 6 nhân tố: (1)
Môi trường chính trị, (2) Môi trường giáo dục, (3) Môi trường kinh tế, (4) Môi
trường pháp lí, (5) Môi trường quốc tế, (6) Môi trường văn hoá. Thông qua khảo
sát, thu thập kiến của 311 chuyên gia, chuyên viên, giảng viên, kế toán viên đang


9

làm công việc kế toán khu vực công, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để xử lí dữ
liệu, thực hiện các kiểm định và phân tích hồi quy nhằm phân tích, xác định, phân
nhóm, kiểm định mức độ tác động của từng nhân tố đến cải cách kế toán khu vực
công. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 nhân tố trên đều có tác động cùng chiều đến
việc cải cách chế độ kế toán khu vực công Việt Nam. Trong đó “Môi trường chính
trị” có tác động mạnh nhất, tiếp đến là “Môi trường quốc tế”, “Môi trường kinh
tế”, “Môi trường pháp lí”, “Môi trường giáo dục” và cuối cùng là “Môi trường
văn hoá”. Tuy nhiên luận án còn một số hạn chế như: Luận án chỉ chọn một lĩnh
vực thuộc khu vực công là lĩnh vực hành chính sự nghiệp để nghiên cứu, đánh giá
chi tiết chế độ kế toán. BCTC khu vực công theo xu hướng hiện nay được tách
thành 2 loại: BCTC cho mục đích chung và BCTC chi mục đích đặt biệt; Luận án
chỉ tập trung vào việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện BCTC cho
mục đích chung mà chưa đề cập đến BCTC cho mục đích đặc biệt; Tác giả chưa tập
trung nghiên cứu, bàn luận cách thức tổ chức, xây dựng, ban hành chuẩn mực kế
toán công Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đề xuất các hướng nghiên cứu
tiếp theo như: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện BCTC cho mục đích
đặc biệt của đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam; Tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện BCTC của các đơn vị công khác thuộc khu vực công như lĩnh vực thu chi
ngân sách nhà nước, các cơ quan hành chính.

 Luận án Tiến sĩ của Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán
công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, bằng
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng .. tác giả đưa ra 6 nhân tố tác động
đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công ở nước ta gồm: hệ thống pháp lý, hệ
thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động, kỹ thuật nghiệp vụ, điều kiện tổ
chức thực hiện, sự tác động từ chuẩn mực kế toán công quốc tế, áp lực hội nhập
kinh tế thế giới. Trong nhóm nhân tố áp lực hội nhập kinh tế thế giới luận án đề xuất
cần hoàn thiện các quy định trong quản lý tài chính công sao cho phù hợp với yêu


10

cầu đổi mới và nghiên cứu đổi mới phương pháp, chế độ kế toán và báo cáo tài
chính khu vực công Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
 Các Luận văn Thạc sỹ
 Luận văn Thạc sỹ của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016)
Luận văn Thạc sỹ của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) đã nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp định lượng nhằm nhận diện và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình
nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là “Chất lượng thông tin kế toán” và 7 biến độc
lập bao gồm: “Môi trường pháp lý”, “Môi trường kinh tế”, “Môi trường văn hóa”,
“Môi trường chính trị”, “Hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị”, “Khả năng của
nhà quản lý”, “Trình độ nhân viên kế toán”. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 nhân
tố đều có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của luận
văn cũng đã góp phần giúp các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận được tầm quan trọng của chất lượng thông tin
kế toán trình bày trên BCTC, thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán và từ đó có những biện pháp ngăn ngừa, hướng tác động tích cực
vào các nhân tố này nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTC tại đơn
vị.
 Luận văn thạc sĩ Diệp Tiên (2016)
Luận văn thạc sĩ của Diệp Tiên (2016) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, thông
qua việc tổng quan các nghiên cứu trước tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm
07 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC bao gồm: “Môi trường pháp lý”, “Phần
mềm kế toán HCSN”, “Trình độ chuyên môn kế toán viên”, “Môi trường làm việc”,


11

“Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng CNTT”, “Chế độ đào tạo – đãi
ngộ”, “Trình độ CNTT”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 nhân tố chính tác động
đến chất lượng BCTC đơn vị sự nghiệp công lập gồm: “Phần mềm kế toán HCSN”,
“Môi trường pháp lý”, “Chế độ đào tạo – đãi ngộ” và “Trình độ CNTT”. Nghiên
cứu đã góp phần giúp những người làm công tác kế toán hiểu rõ các vấn đề trong
việc lập và trình bày báo cáo tài chính, giúp hoàn thiện công tác kế toán, đồng thời
là nghiên cứu này còn là cơ sở để các nhà lãnh đạo ra những chính sách phù hợp
cho công tác lập và trình bày BCTC.
 Luận văn Thạc sỹ của Trần Mỹ Ngọc (2017)
Nhằm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC
phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, tác giả Trần Mỹ Ngọc
(2017) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để tổng
hợp các lý thuyết có liên quan đồng thời trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ

thuộc là “Chất lượng thông tin kế toán” và 7 biến độc lập bao gồm: “Môi trường
pháp lý”, “Môi trường chính trị”, “Môi trường kinh tế”, “Môi trường giáo dục”,
“Môi trường văn hóa”, “Đào tạo bồi dưỡng nhân viên” và “Hệ thống thông tin kế
toán tại đơn vị”. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 nhân tố đều có ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện
Châu Thành tỉnh Bến Tre. Trong đó nhân tố môi trường chính trị có ảnh hưởng
mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố môi trường văn hóa, môi trường pháp luật, môi
trường giáo dục, hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị, đào tạo bồi dưỡng nhân viên,
nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất là môi trường kinh tế. Kết quả nghiên cứu của luận
văn cũng đã góp phần hữu ích cho các đơn vị hành chính nhà nước trong việc nhận
diện và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, đưa ra
những giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng thông tin
kế toán tại các đơn vị hành chính nhà nước.
 Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Hồng Loan (2018)


12

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Loan (2018) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin trên BCTC khu vực công – nghiên cứu tại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An. Tác giả sử dụng các phương
pháp hệ thống, tư duy, phân tích tổng hợp, khảo sát, thống kê mô tả, phân tích các
nhân tố, với cỡ mẫu n = 120, tác giả đã xây dựng được mô hình 20 biến quan sát
cho 6 thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố đều có ảnh hưởng đến chất
lượng chất lượng thông tin trên BCTC khu vực công trên địa bàn tỉnh Long An.
Trong đó nhân tố Môi trường pháp lý có ảnh hưởng nhất đến chất lượng thông tin
kế toán trên BCTC khu vực công, tiếp theo là Môi trường chính trị, Môi trường
giáo dục, Môi trường kinh tế, Hệ thống thông tin của đơn vị và ảnh hưởng thấp nhất
là môi trường văn hoá. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị theo từng nhóm nhân
tố nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp giáo

dục công lập trên địa bàn tình Long An nói riêng và cả nước nói chung.
 Luận văn Thạc sỹ của Phạm Thị Nguyên Danh (2018)
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích
cho các đơn vị kế toán trong khu vực công Việt Nam khi vận dung chuẩn mực kế
toán công quốc tế, tác giả Phạm Thị Nguyên Danh (2016) đã kết luận việc chuyển
đổi cơ sở kế toán dồn tích khu vực công là vấn đề tất yếu và mang lại nhiều lợi ích
cho các quốc gia, qua nghiên cứu tác giả đã xác định các nhân tố tác động tới việc
chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích khu vực công Việt Nam gồm: môi trường quốc tế,
môi trường giáo dục nghề nghiệp, môi trường kinh tế và môi trường chính trị.
 Luận văn Thạc sỹ của Võ Thị Thuý Kiều (2019)
Tác giả Võ Thị Thuý Kiều (2019) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng, tác giả đã xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
kế toán trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại Thành phố
Hồ Chí Minh, gồm: Hệ thống thông tin kế toán, môi trường pháp lý, trình độ nhân
viên kế toán, cam kết của nhà quản lý, cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị, chất


13

lượng dữ liệu. Qua đó tác giả nêu ra các gợi ý chính sách nhằm giúp cho các nhà
quản lý có thể nâng cao chất lượng thông tin BCTC và từ đó đưa ra các quyết định
quản lý hoạt động, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tốt hơn.
1.3. Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu
 Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu nước ngoài cho thấy các nghiên
cứu trước đã xác định các nhân tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chất lượng BCTC khu vực công ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, các nghiên
cứu này có sự khác biệt về môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường
pháp lý, môi trường văn hoá, mang tính khái quát chung và phạm vi nghiên cứu

rộng. Chính sự khác biệt đó, một số tác giả trong nước đã nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng BCTC như: luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Hiền
(2014) về hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công – nghiên cứu cho các đơn vị
hành chính sự nghiệp tại Việt Nam; nghiên cứu của Cao Thị Cẩm Vân (2016),
nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công
Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế; nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Đỗ Nguyễn Minh Châu
(2016), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Diệp Tiên (2016) và
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC phường/xã
trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, của tác giả Trần Mỹ Ngọc (2017) và
một số tác giả khác. Qua tìm hiểu tác giả thì chưa có nghiên cứu trực diện nào được
thực hiện tại địa bàn Thành phố Bến Tre về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của các ĐVSNC.
Và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC của ĐVSNC được lập dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh, rất ít
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của ĐVSNC trong điều
kiện BCTC được lập trên cơ sở kế toán dồn tích như hiện nay. Việc áp dụng cơ sở
kế toán dồn tích theo quy định mới bước đầu sẽ gặp một số khó khăn, trở ngại nhất


×