Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Những yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn quận 3, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC PHƢƠNG

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
CỦA NGƢỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC PHƢƠNG

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
CỦA NGƢỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý công
(Hệ điều hành cao cấp)
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN VĂN DƢ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Những yếu tố tác động đến ý định phân
loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Dư.
Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn chính xác, trung thực và chưa được công bố bằng hình thức nào khác.
Các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của
đề tài nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2019
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Đức Phƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................... 1

1.1 Đặt vấn đề. ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 5
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 5
1.6 Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 6
1.7 Cấu trúc luận văn .................................................................................... 6
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....... 8
2.1 Chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt ............................................... 8
2.2 Ý định và hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt ........................... 9
2.3 Lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ............................. 10
2.4 Các mô hình lý thuyết liên quan .......................................................... 11
2.4.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)...................................................... 11
2.4.2 Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) ............................................... 13
2.5 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc ......................................................... 15
2.5.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 15
2.5.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài............................................................... 18
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ................................... 24
2.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................. 24
2.6.2 Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 27


CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 31
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 31
3.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................ 32
3.2.1 Phương thức thực hiện ......................................................................... 32
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................... 33
3.3 Nghiên cứu định lƣợng ......................................................................... 39
3.3.1 Chọn mẫu ............................................................................................. 39
3.3.2 Thiết kế phiếu điều tra chính thức ....................................................... 40

3.3.3 Quá trình thu thập thông tin ................................................................. 40
3.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu............................................................ 41
3.4.1 Kiểm định thang đo .............................................................................. 41
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................... 42
3.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội .......................................................... 42
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 45
4.1 Tình hình triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Quận 3 .......................................................................................................... 45
4.2 Đặc điểm mẫu khảo sát ......................................................................... 46
4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...................................................... 49
4.3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các biến độc lập............... 49
4.3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc ................. 51
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 51
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá thang đo các biến độc lập ....................... 51
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo Ý định phân loại ...................... 54
4.5 Phân tích hồi quy ................................................................................... 55
4.5.1 Kiểm định tương quan.......................................................................... 55
4.5.2 Phân tích hồi quy .................................................................................. 56
4.5.3 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ................................................. 58
4.5.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................. 59


4.6 Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến Ý định phân loại chất
thải rắn sinh hoạt của ngƣời dân ............................................................... 62
4.6.1 Yếu tố Thái độ ...................................................................................... 62
4.6.2 Yếu tố Chuẩn chủ quan ........................................................................ 64
4.6.3 Yếu tố Sự bất tiện ................................................................................. 65
4.6.4 Yếu tố Kiến thức .................................................................................. 67
4.6.5 Yếu tố Các quy định của nhà nước ...................................................... 69
4.6.6 Yếu tố Công tác tuyên truyền .............................................................. 71

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................ 74
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................. 74
5.2 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................... 75
5.3 Hàm ý quản trị ...................................................................................... 76
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo “Thái độ” .................................................................... 34
Bảng 3.2: Thang đo “Chuẩn chủ quan” ...................................................... 35
Bảng 3.3: Thang đo “Sự bất tiện” ............................................................... 36
Bảng 3.4: Thang đo “Kiến thức” ................................................................ 36
Bảng 3.5: Thang đo “Các quy định của nhà nước” .................................... 37
Bảng 3.6: Thang đo “Công tác tuyên truyền” ............................................ 38
Bảng 3.7: Thang đo “Ý định phân loại” ..................................................... 38
Bảng 4.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .............................. 45
Bảng 4.2: Đặc điểm phân bổ mẫu khảo sát ................................................ 47
Bảng 4.3: Đặc điểm mẫu khảo sát .............................................................. 48
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập ........... 50
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc ............. 51
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett ......................... 52
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo biến độc lập ....... 53
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett ......................... 54
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo ý định phân loại ........ 54
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tương quan ................................................. 55
Bảng 4.11: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ................................... 56
Bảng 4.12: Phân tích ANOVA ................................................................... 56
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy ........................................................ 57

Bảng 4.14: Đánh giá của người dân về các yếu tố ảnh hưởng ................... 60
Bảng 4.15: Thống kê khảo sát yếu tố “Thái độ” ........................................ 63
Bảng 4.16: Thống kê khảo sát yếu tố “Chuẩn chủ quan” ........................... 64
Bảng 4.17: Thống kê khảo sát yếu tố “Sự bất tiện” ................................... 66
Bảng 4.18: Thống kê khảo sát yếu tố “Kiến thức” ..................................... 68
Bảng 4.19: Thống kê khảo sát yếu tố “Các quy định của nhà nước” ......... 69
Bảng 4.20: Thống kê khảo sát yếu tố “Công tác tuyên truyền” ................. 71


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA ................................. 12
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định-TPB .......................... 14
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường (2014) .............. 16
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Hạ Chí Điền (2015) ............................ 17
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Tonglet và cộng sự (2004) .................. 19
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Mahmud và Osman (2010) ................. 20
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Desa và cộng sự (2011) ...................... 20
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Philippsen (2015)................................ 21
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016)..................... 22
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2017) ................... 23
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu của Strydom (2018) ................................. 24
Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................... 26
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................. 31
Hình 4.1: Biểu đồ Histogram ...................................................................... 58
Hình 4.2: Biểu đồ P-P lot ............................................................................ 59
Hình 4.3: Biểu đồ Scatter ............................................................................ 59


TÓM TẮT

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt mang lại lợi ích bảo vệ môi
trường, và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh những vấn đề về
cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý thì yếu tố ý định phân loại chất thải rắn của
người dân cũng cần được quan tâm, đánh giá. Trong thời gian qua, Quận 3 đã
tích cực vận động nhân dân tham gia việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn nhưng kết quả không đạt được như mong đợi.
Xác định các yếu tố tác động và đo lường mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân tại Quận 3
và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định phân loại chất thải rắn
sinh hoạt của người dân.
Nghiên cứu sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định – TPB là
khung phân tích. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp
nghiên cứu định lượng trên số lượng 221 phiếu hợp lệ. Tiến hành kiểm định
thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính
xác định mối quan hệ của các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải
rắn sinh hoạt của người dân tại Quận 3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 06 nhân tố tác động đến ý định phân
loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân. Trong đó có 05 nhân tố tác động
thuận chiều với ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo thứ tự mức độ tác
động giảm dần như sau: Kiến thức; Công tác tuyên truyền; Chuẩn chủ quan;
Thái độ, Các quy định của nhà nước. Riêng yếu tố Sự bất tiện tác động ngược
chiều với ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Nghiên cứu giúp xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người
dân từ đó đề xuất các giải pháp cho chính quyền Quận 3 nhằm đẩy nhanh tiến
độ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Từ khóa: hành vi có hoạch định, chất thải rắn sinh hoạt, ý định phân
loại chất thải, Quận 3


ABSTRACT

The separation of household solid waste brings benefits to
environmental protection, also saving natural resources. In addition to the
issuse of infrastructure and treatment technology, the intention to classify
household solid waste of people also needs to be considered and evaluated. In
recent years, authorities of District 3 have actively mobilized people to
participate in the classification of household solid waste but the results have
not achieved as expected.
The research is aimed to find and test the determinants of household
solid waste separation intention among the people living in District 3.
Proposing a number of solutions to improve solid waste separation intention.
This study adopted the Theory of planned bahaviour (TPB) as the
fundamental framework. Official research was conducted by quantitative
research method on the number of 221 valid survey forms. Conducting
descriptive statistics, internal reliability with Cronbach’s Alpha, exploratory
factors, linear analysis to explore the relationship between the factors and
household solid waste separation intention.
The research results show that 6 factors affect the people's intention to
classify household solid waste. In which, there are 5 factors impact positively
with solid waste separation intention in descending order of impact as
follows: Knowledge; Propaganda; Subjective norm; Attitudes, Regulations of
the state. Particularly, Inconvenience impact negatively with solid waste
separation intention. Based on the results, recommendations are given to the
authorities of District 3 for the best solutions to improve and attract people to
participate in household solid waste separation
Key words: Theory of planned bahaviour, household solid waste,
waste separation, District 3


1


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Phát triển bền vững là mục tiêu mà loài người mong muốn đạt được, đó
là việc vừa phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy
nhiên cùng với sự mở rộng của các ngành sản xuất, phát triển của đời sống xã
hội sẽ phát sinh nhiều loại chất thải, gia tăng về khối lượng, đa dạng về thành
phần bao gồm các nguồn chất thải rắn từ hoạt động sản xuất đến hoạt động
sinh hoạt. Chất thải đang là mối đe dọa trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của
người dân ở các đô thị lớn. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường
Thành phố (2019) thì mỗi ngày Thành phố phát sinh thêm 13.000 tấn rác thải,
trong đó chiếm khối lượng nhiều nhất là chất thải rắn sinh hoạt với hơn 8.300
tấn. Từ trước đến nay việc xử lý rác thải bằng cách chôn lấp khiến Thành phố
tốn số lượng tài nguyên đất khá lớn nhưng lại gây ô nhiễm môi trường ngày
càng nghiêm trọng, 3 trong 4 khu xử lý rác thải của Thành phố đã phải ngưng
hoạt động trước phản ứng của người dân. Xử lý triệt để, loại bỏ rác khỏi mặt
bằng chiếm giữ, tái sử dụng quỹ đất để phát triển đô thị xanh là mục tiêu mà
thành phố hướng tới. Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được đó là
thực hiện thành công việc phân loại và thu gom chất thải rắn ngay tại nguồn
Một số quốc gia trên thế giới, để giảm gánh nặng về môi trường cũng
như tài chính do khủng hoảng rác gây ra đã có những mô hình phân loại và
thu gom chất thải rất hiệu quả. Tại Canada người dân chia rác ra làm 3 loại
cho vào 3 thùng chuyên dụng khác nhau, Công ty trúng thầu có quyền không
thu gom rác nếu thấy rác không được phân loại. Tại Nhật, nước đứng thứ 8
trên thế giới với lượng rác mỗi năm khoảng 45 triệu tấn nhưng nhờ người dân
làm tốt công tác phân loại rác thành 4 loại cực kỳ chính xác và khắt khe nên
chỉ có 1% rác thải bị thải ra môi trường. Trung Quốc với lượng rác thải 254
triệu tấn mỗi năm, chiếm 1/3 số lượng rác thải trên thế giới đã bắt đầu áp
dụng chính sách phân loại rác thải làm 3 loại từ tháng 3/2017 áp dụng cho các



2

tổ chức, doanh nghiệp và nhà hàng nhưng các hộ gia đình được khuyến khích
tham gia chương trình phân loại rác nhận các mặt hàng nhu yếu phẩm nếu
phân loại đúng.
“Hơn 10 năm trước, Dự án phân loại rác tại nguồn 3R ( Reduce –
Reuse – Recycle ) do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ về vốn
được triển khai tại 4 phường thuộc thành phố Hà Nội đã đem đến những kết
quả khả quan, hiện tượng vứt rác bừa bãi giảm tối đa, độ chính xác trong phân
loại rác là 80 - 90%, giảm 30 - 40% lượng rác phải chôn lấp, giúp tiết kiệm
chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, thậm chí còn có thể sản xuất phân vi sinh
hữu cơ từ nguồn rác đã phân loại, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên,
đến nay, cả 4 phường thí điểm đều không còn triển khai nữa nguyên nhân
theo đánh giá là do chưa có tính bền vững trong chính sách, đầu tư cơ sở hạ
tầng không đồng bộ khiến người dân không còn ý định phân loại.”
Quận 3 là một trong những quận trung tâm, trên địa bàn có nhiều cơ
quan quan trọng của Trung ương và thành phố, nhiều Bệnh viện, trường Đại
học hàng đầu của cả nước, có kinh tế tăng trưởng và trật tự xã hội được đảm
bảo. Để tiếp tục xây dựng đô thị xanh, văn minh, mỹ quan theo chủ trương
của thành phố, giai đoạn 2016-2020 Quận đã tập trung các nguồn lực thực
hiện nhiều dự án quan trọng trong đó ở lĩnh vực đô thị, môi trường Quận 3
đến nay đã hoàn thành như phát triển thêm 17.872 m2 mảng xanh nâng mức
hưởng thụ mảng xanh bình quân 0,29 m2/ người; xây dựng 12 tuyến đường
trọng điểm, khu vực Ga Sài Gòn và công viên Bồ tát Thích Quảng Đức xanhsạch-đẹp; hoàn thành 100% lát gạch vĩa hè và mở rộng nâng cấp 37 con hẻm
dưới 3m. Hiện nay, với dân số khoảng gần 190.000 dân và một lượng lớn
người dân ở các tỉnh đến sinh sống, học tập và làm việc đã tạo áp lực rất lớn
lên việc đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường, trong đó có hoạt động quản lý
chất thải, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải trên địa bàn với số lượng
trung bình là 200 tấn/ngày. Chất thải chủ yếu không được phân loại và được



3

chuyển về các khu xử lý để chôn lấp. Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của
chất thải rắn sinh hoạt và thực hiện Quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố
về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, cùng với các Quận 1, 5, 6,12,
Bình Thạnh,..Ủy ban nhân dân Quận 3 đã triển khai thực hiện thí điểm phân
loại chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2016. Năm 2016, Quận 3 đã triển khai thực
hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại tuyến đường Võ Văn Tần
với 639 chủ nguồn thải, năm 2017 thí điểm thêm một phường với 2.928 chủ
nguồn thải, hiện nay đã triển khai tại 7 phường với 19.637 chủ nguồn thải.
Kinh phí cấp cho công tác tuyên truyền, vận động phân loại năm 2018 là 5 tỷ,
năm 2019 là 7 tỷ. Trong thời gian qua chính quyền và các đoàn thể đã nỗ lực
triển khai công tác phân loại chất thải rắn bằng nhiều giải pháp như: thành lập
các Tổ tuyên truyền, tăng cường công tác tập huấn, phát miễn phí các thùng
chứa rác, túi đựng chất thải….. Tuy nhiên, theo đánh giá đến nay chỉ có 50%
số lượng chủ nguồn thải tham gia thực hiện phân loại và hơn 60% chủ nguồn
thải thực hiện không đúng các phân loại. Các chỉ tiêu này đều không đạt yêu
cầu của Quận và Thành phố.
Theo đánh giá của Quận, một số nguyên nhân khiến chương trình phân
loại chất thải rắn tại nguồn ở địa bàn chưa đạt yêu cầu như mong đợi: (1) chưa
có kinh nghiệm triển khai, thiếu sự đầu tư bài bản từ cơ sở vật chất, tài chính
đến nguồn nhân lực; (2) chưa tuyên truyền sâu rộng đến người dân về chương
trình phân loại chất thải rắn tại nguồn; (3) người dân chưa hiểu về tầm quan
trọng của chương trình, chưa quen với việc thực hiện phân loại chất thải rắn
tại nguồn; và (4) chưa nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng thu gom
rác (bao gồm lực lượng thu gom rác dân lập và công nhân Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Một Thành viên Dịch vụ công ích).
“Việc phân loại chất thải rắn vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường,
vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được

nguồn rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí ngân sách cho việc thu gom,


4

vận chuyển, xử lý. Để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả trong quá trình thực
hiện phân loại chất thải rắn thì bên cạnh những vấn đề về cơ sở hạ tầng, công
nghệ xử lý chất thải, kinh tế - tài chính, thể chế - chính sách thì yếu tố “hành
vi của người dân” cũng cần được phân tích và đánh giá ý định của người dân
đối với phân loại chất thải rắn. Đây là việc làm cần thiết, qua đó giúp đánh giá
sát tình hình thực tế, xác định đúng vai trò của người dân trong công tác này,
đồng thời chỉ ra những yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định của người dân khi
thực hiện phân loại chất thải rắn, đề xuất các giải pháp có tính khả thi và có ý
nghĩa trong thực tiễn.”
Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Những yếu tố tác động đến
ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn Quận
3, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. Qua đó, đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao ý định của người dân trong hoạt động
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau:
“- Xác định các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn của người dân tại Quận 3.”
“- Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân tại Quận 3.”
“- Đề xuất, khuyến nghị các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định của
người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quận
3.”
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi sau:

“- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người dân trong hoạt động
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quận 3 gồm những yếu tố nào?”


5

“- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định của người dân trong
hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quận 3 như thế nào?”
“- Hàm ý quản trị nào cần thiết nhằm nâng cao ý định của người dân
trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quận 3?”
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ý định phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn.
- Đối tượng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu của đề tài là những gia đình
đang sống trên địa bàn Quận 3.
- Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn Quận 3 trong thời gian 03 tháng từ
tháng 3/2019 đến tháng 5/2019.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng đồng thời 02 phương pháp: phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng; đồng thời thực hiện
phỏng vấn sâu đối với đội ngũ cán bộ, công chức đang phụ trách lĩnh vực môi
trường và những người dân đang sinh sống trên địa bàn Quận 3.
Sử dụng thống kê mô tả và phỏng vấn sâu để giải quyết mục tiêu
nghiên cứu và trả lời câu hỏi thứ 1. Dựa vào số liệu thu thập sẽ tổng hợp,
phân tích những vấn đề cơ bản về thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt
của người dân trên địa bàn quận. Qua đó, xác định các yếu tố tác động đến ý
định thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Đối với mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu thứ 2, dựa trên các
yếu tố được xác định từ phương pháp định tính sẽ xác định các biến phụ thuộc
và biến độc lập cần thiết cho mô hình hồi quy, phục vụ cho nghiên cứu định

lượng.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, sẽ tổng hợp, đề xuất và kiến nghị
những giải pháp khả thi có tác động tích cực đến việc phân loại chất thải rắn
sinh hoạt của người dân.


6

1.6. Ý nghĩa của đề tài
- Nghiên cứu giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện
phân loại chất thải rắn tại nguồn của người dân Quận 3 như thế nào. Nhằm
làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
quận.
“- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao, có ý nghĩa ứng dụng trong
thực tiễn; góp phần bảo vệ môi trường, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của quận; đồng thời có thể nhân rộng, ứng dụng cho các địa phương
khác để triển khai rộng khắp Thành phố.”
- Nghiên cứu có thể là một tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên
ngành Quản lý công và những cá nhân muốn nghiên cứu sâu hơn về ý định
phân loại chất thải rắn của người dân.
1.7. Cấu trúc luận văn
“Ngoài phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn
được chia thành 5 chương.
Chương 1: Giới thiệu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi
nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài, cơ sở lý
thuyết của đề tài, tổng quan các nghiên cứu trước và đề xuất mô hình nghiên
cứu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này giới thệu quy trình nghiên cứu, cách chọn mẫu, xác định
kích thước mẫu, quá trình thu thập dữ liệu và kỹ thuật phân tích dữ liệu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích và thảo luận đánh
giá kết quả nghiên cứu


7

- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Khái quát những kết quả quan trọng của đề tài. Từ đó đề xuất các
khuyến nghị nhằm nâng cao ý định của người dân trong việc phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn.”


8

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
Ngân hàng thế giới (2011) cho rằng chất thải (waste) là những thứ
không được sử dụng cho mục đích con người. Nó là những chất liệu đã được
sử dụng và không còn giá trị sử dụng sau những hoạt động sản xuất hay tiêu
dùng.
Ngân hàng thế giới (2011) cho rằng chất thải rắn (soild waste) được
hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động
vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hoặc không
muốn dùng nữa.
Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu thì chất thải rắn
được định nghĩa là “chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải

ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”.
Chất thải rắn được phát sinh từ các nguồn khác nhau. Các nguồn phát
sinh chất thải rắn chủ yếu từ các hoạt động: công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ và thương mại, sinh hoạt thường ngày, bệnh viện, trường học….
“Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan
trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại”(OECD, 2013). Theo quy định
tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định “chất thải rắn
sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt
thường ngày của con người”.
Việc quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt không những gây ô nhiễm
môi trường mả còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tác hại của chất
thải rắn sinh hoạt được thể hiện ở những mặt sau:
- Ảnh hưởng đối với sức khỏe con người: Trong thành phần rác thải
sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Loại rác này rất dễ


9

phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải tồn đọng lâu ngày sẽ gây ảnh
hưởng đối với sức khỏe người dân, cộng đồng xung quanh dặc biệt là người
dân sống gần các khu vực bãi rác, bãi chông lấp chất thải.
Các bãi chôn lấp chất thải là những nguồn mang dịch bệnh hoặc là nơi
sinh sống của nhiều vật chủ trung gian gây bệnh cho con người như: ruồi,
muỗi, chuột… Ngoài ra, hai thành phần chất thải rắn được cho rằng cực kỳ
nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả
năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm, nguồn nước gây ra hàng
loạt bệnh nguy hiểm đối với con người.
- Ảnh hưởng cúa chất thải rắn đến môi trường đất: Nếu chất thải không
được chôn lấp đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô nhiễm đến môi

trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây ô nhiễm cây
trồng và nước uống của con người. Một số tác động của chất thải tới môi
trường như: làm thay đổi tính chất, độ pH của đất; chất thải còn là nơi sinh
sống, phát triển của các loài côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc…gây bệnh truyền
nhiễm cộng đồng.
- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí: việc đốt rác
không được kiểm soát ở những bãi rác có thể gây ra ô nhiễm không khí
nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống; rác thải hữu
cơ phân hủy tạo và mùi và các khí độc hại; khí sinh ra từ quá trình thu gom,
vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc hại lẫn trong rác.
2.2 Ý định và hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong
tương lai. Ý định thực hiện hành vi là mức độ dự định thực hiện hành vi của
mỗi người (Fishbein & Ajen, 1975), là dấu hiệu sẵn sàng của mỗi người để
thực hiện một hành vi cho trước và nó được xem là như là tiền đề trực tiếp để
dẫn đến hành vi (Ajen, 1991).


10

Thái độ hướng tới hành vi, ý định thực hiện hành vi và hành vi thực tế
là 3 khái niệm được sử dụng trong mô hình lý thuyết hành vi dự định (Ajzen,
1991). Trong đó, ý định thực hiện hành vi là nhân tố trung tâm dẫn đến hành
vi thực tế, ý định thực hiện hành vi chịu sự tác động của thái độ hướng tới
hành vi. Ý định hành động là những gì chúng ta nghĩ chúng ta sẽ hành động,
hay còn có thể được định nghĩa là quyết định hành động cho thấy được hành
vi của cá nhân (Samin và cộng sự, 2012).
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24
tháng 4 năm 2015 thì “phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã
được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để

có quy trình khác nhau”.
“Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là tách chất thải rắn sinh
hoạt thành nhiều loại khác nhau nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn sinh hoạt mà chúng có thể được sử dụng để chế biến thành các
sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng, phục vụ cho sản xuất và
tiêu dùng. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là quá trình tách riêng
các loại rác thải theo đặc tính của chúng trước khi thải bỏ vào các thùng chứa
khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.”
Như vậy, ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được xem là
giai đoạn diễn ra trước hành vi, được giả định như nhân tố động lực để đạt
được hành vi phân loại chất thải rắn.
2.3 Lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
“Việc phân loại chất thải rắn góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục
đích tái sử dụng dẫn đến hạn chế việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên sơ
khai, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển, xử lý và do đó tiết kiệm
được chi phí vận chuyển, xử lý chất thải, tiết kiệm diện tích cho việc chôn lấp
rác. Đồng thời khuyến khích cho ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần
giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động.”


11

“- Lợi ích về kinh tế: Việc phân loại chất thải góp phần tạo nguồn
nguyên liệu sạch cho sản xuất phân hữu cơ. Tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích
tái sử dụng dẫn đến hạn chế việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên sơ khai,
giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển, xử lý và do đó tiết kiệm được
chi phí vận chuyển, xử lý chất thải.”
“- Lợi ích về môi trường: Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn
mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác

động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong
quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt...”
“Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính
do khí của bãi chôn lấp. Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế
giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử
dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một
nguồn nguyên liệu thứ cấp.”
“- Lợi ích xã hội : Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao
nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời khuyến
khích cho ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn
việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động.”
2.4. Các mô hình lý thuyết liên quan
2.4.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA)
“Lý thuyết hành động hợp lý đã được đề xuất bởi Ajzen và Fishbein
vào năm 1975. Lý thuyết này mô tả quá trình tâm lý phía sau hành vi của con
người có ý thức và nhằm mục đích khám phá các yếu tố quyết định của hành
vi (Fishbein và Ajzen, 1980). Theo thuyết này, ý định hành vi là yếu tố quyết
định hành vi hành động. Chính vì thế, theo Ajzen và Fishbein (1975) nghiên
cứu hành vi trước tiên phải nghiên cứu ý định hành vi để tìm ra được vấn đề
cần giải quyết.”


12

“Ý định hành vi là một mục đích cụ thể của con người trong việc thực
hiện một hoặc một chuỗi các hành động và trong lý thuyết TRA, ý định này bị
ảnh hưởng bởi thái độ của cá nhân và chuẩn chủ quan của cá nhân đó.”
“Thái độ là mức độ đánh giá về một hành động tích cực hay tiêu cực
của một cá nhân. Thái độ được hình thành bởi hai yếu tố: niềm tin cá nhân và
kết quả hành động của hành vi, sau đó là đánh giá về kết quả này. Con người

thường cân nhắc các kết quả khác nhau trước khi thực hiện một vấn đề và sẽ
chọn hành động mà theo họ sẽ dẫn đến một kết quả như mong đợi.”

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý –TRA
Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975)
“Mỗi cá nhân sẽ có cách ứng xử sao cho phù hợp với đời sống xã hội,
được gọi là chuẩn chủ quan. Mỗi cá nhân đều quan tâm đến việc người khác
sẽ đánh giá và suy nghĩ về hành động của mình như thế nào. Trong TRA,
chuẩn chủ quan được xác định dựa vào niềm tin vào quy chuẩn của người
xung quanh và động lực để tuân thủ những người xung quanh. Niềm tin vào
quy chuẩn của người xung quanh là mức độ ủng hộ hay phản đối của những
người xung quanh đối với hành vi của người đó. Mối quan hệ với người xung


13

quanh càng mật thiết thì xu hướng ảnh hưởng của họ đối với người kia càng
lớn (Ajzen và Fishbein, 1975).”
“Mô hình hành vi hợp lý TRA được cho là chỉ đề cập đến các hành vi
có sự điều khiển của lý trí tức là có thể thực hiện các hành vi có thể kiểm soát
được. Vô hình chung, TRA đã bỏ qua tầm quan trọng của các vấn đề xã hội
liên quan mà thực tế có thể là một trong những yếu tố quan trọng mang tính
chất quyết định đến hành vi cá nhân (Werner, 2004). Đến nay, đã có nhiều
nghiên cứu chỉ ra mặt hạn chế của mô hình TRA và chú trọng đến tầm quan
trọng của các yếu tố không kiểm soát được ảnh hưởng đến ý định hành vi, từ
đó dẫn đến hành vi hành động (Hansen và cộng sự, 2004). Theo Sheppard và
cộng sự (1988), TRA có các tồn tại sau:”
“- TRA cho rằng hành vi cá nhân chỉ nằm trong kiểm soát của con
người, bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố xã hội mà trong thực tế có thể là một
yếu tố quyết định đối với hành vi cá nhân .

“- Ý định hành vi của con người được đo lường trong bối cảnh chưa có
đủ thông tin để chắc chắn dẫn đến hành vi hành động.”
“Ngoài các tồn tại trên, TRA còn thiếu sót là nghiên cứu những yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi một cách riêng lẻ, mà thực tế có thể tồn tại nhiều hoặc
một chuỗi các yếu tố xảy ra đồng thời. Điều này dẫn đến làm xáo trộn các ý
định, từ đó làm hoán đổi quy trình nhận thức dẫn đến hành vi.”
2.4.2 Lý thuyết hành vi có hoạch định (The theory of planed
behaviour –TPB)
Để khắc phục phần nào hạn chế lý thuyết hành vi hợp lý TRA, Ajzen
(1991) đã đưa ra mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định (gọi tắt là TPB).
TPB là lý thuyết được mở rộng ra từ mô hình TRA, trên cơ sở bổ sung thêm
yếu tố mà bản thân người hành động không kiểm soát được, hay nói đơn giản
hơn, TPB là mô hình hoàn thiện của TRA. Cùng bản chất với TRA, TPB tập
trung nghiên cứu ý định hành vi thay vì hành vi hành động.


14

“Một ý định hành vi trở thành hành vi hành động nếu chỉ xét đến các
hành vi nhằm trong sự kiểm soát của lý trí thì chưa đủ. Cũng có nhiều hành vi
thỏa mãn điều kiện trên, tuy nhiên trong thực tế, dù ít hay nhiều, hành vi luôn
gặp sự chi phối bởi các yếu tố khách quan, gây cản trở hành động hoặc cơ hội
thực hiện. Theo thuyết TPB, có 3 yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định hành vi:
thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Ý
định hành vi càng mạnh mẽ, càng quyết liệt thì khả năng hành vi được thực
hiện sẽ càng lớn.”

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định-TPB
Nguồn: Ajzen (1991)
“Nhận thức kiểm soát hành vi có thể phản ánh một cách dễ dàng hay

khó khăn khi thực hiện hành vi, có phụ thuộc mạnh mẽ vào sự sẵn có của
nguồn lực cũng như cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1985). Nói đơn giản
hơn, nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức cá nhân trong một phạm vi
hành vi đặc biệt được kiểm soát. Đây là yếu tố mở rộng của mô hình TPB so
với mô hình TRA. Giống như yếu tố thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ
quan, nhận thức kiểm soát hành vi tác động đến ý định hành vi, từ đó mô tả
hành vi như thế nào. Theo quy luật thông thường, thái độ càng tích cực, chuẩn


15

chủ quan càng ủng hộ, nhận thức kiểm soát hành vi ít rào cản sẽ làm cho ý
định hành vi càng mạnh mẽ và hành vị thực càng dễ dàng diễn ra như dự
báo.”
“Hansen và cộng sự (2004) đã kiểm tra sự phù hợp của các yếu tố tác
động lên hành vi trong cả hai mô hình: mô hình hành vi hợp lý TRA và mô
hình hành vi có hoạch định TPB. Kết quả thực nghiệm cho thấy, mô hình
TPB giải thích hành vi tốt hơn mô hình TRA và trên thực tế, mô hình TPB đã
được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu.”
“Tuy nhiên, mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành
vi (Werner, 2004). Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý chí không giới
hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen, 1991). Hạn
chế thứ hai là có thể có một khoảng cách đáng kể thời gian giữa các đánh giá
về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá (Wener, 2004). Trong
khoảng thời gian này, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi. Hạn chế thứ
ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa
trên các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không luôn hành xử như dự
đoán bởi những tiêu chí (Werner, 2004). Bản thân Ajzen (1991) cũng khẳng
định rằng TPB là mô hình cơ bản, các nghiên cứu khác cần đưa vài mô hình
thêm các biến góp phần giải thích cho ý định hành vi. Vì thế, luận văn này sử

dụng lý thuyết TPB làm cơ sở và bổ sung các biến cho phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương.”
2.5 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc
2.5.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cƣờng và cộng sự (2014)
“Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014) đã tiến hành khảo cứu các lý
thuyết về hành vi người tiêu dùng nói chung và đánh giá tổng quan các nghiên
cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng cũng như các nghiên cứu
về bảo hiểm xã hội để nhằm mục đích khám phá và phân tích các yếu tố ảnh


×