Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn quận 8, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG MẠNH ĐOAN TRANG

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG MẠNH ĐOAN TRANG

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8380105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG


HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất
cả những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận văn

ĐẶNG MẠNH ĐOAN TRANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ
CỦA NGƯỜI KHÁC ..............................................................................................10
1.1.Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .............................................................10
1.2.Các đặc điểm và dấu hiệu của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương
tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ..............................................14
1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội
...............................................................................................................................19
Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................23
Chương 2: THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI
KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................24
2.1. Khái quát tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trên địa bàn Quận 8 .....................................................................24

2.2. Cơ cấu tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
trên địa bàn Quận 8 theo đặc điểm nhân thân người phạm tội .............................28
2.3. Thực trạng những yếu tố động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác trên địa bàn
Quận 8 ...................................................................................................................32
Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................49
Chương 3: TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI
KHÁC TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI..........................52
3.1 Dự báo sự biến động của các yếu tố thuộc môi trường sống có tác động đến
đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm tội cố ý gây thương tích và gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác ....................................................................52


3.2. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm ............................58
3.3. Các giải pháp phòng ngừa tái phạm tội .........................................................68
3.4. Tổ chức phòng ngừa tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 8 .......................................70
Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự


TTHS

Tố tụng hình sự

CQĐT

Cơ quan điều tra

HSST

Hình sự sơ thẩm

TAND

Tòa án nhân dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

CYGTT


Cố ý gây thương tích

THTP

Tình hình tội phạm


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê số lượng án hình sự đã xét xử và số lượng án CYGTT hoặc
gây tổn hại đến sức khỏe của người khác đã được xét xử trên địa bàn Quận 8 giai
đoạn từ 2013-2017
Bảng 2.2: Thống kê số lượng vụ án hình sự đã xét xử về tội CYGTT hoặc gây tổn
hại đến sức khỏe của người khác với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của người khác trên địa bàn Quận 8 giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.3: Thống kê số lượng vụ án hình sự đã xét xử về tội CYGTT hoặc gây
tổn hại đến sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 8 so với địa bàn TP.HCM
giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.4: Bảng thống kê độ tuổi và giới tính của các bị cáo phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.5: Bảng thống kê trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.6: Bảng thống kê nghề nghiệp và địa vị xã hội của các bị cáo phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác .
Bảng 2.7: Bảng thống kê hoàn cảnh gia đình của các bị cáo phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.8: Bảng thống kê tôn giáo của các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây
tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.9: Bảng thống kê dân tộc của các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn
hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.10: Bảng thống kê tiền án, tiền sự của các bị cáo phạm tội CYGTT

hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.11: Bảng thống kê phương thức thực hiện tội phạm CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Bảng 2.12: Bảng thống kê công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm CYGTT
hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.


Bảng 2.13: Bảng thống kê mối quan hệ giữa nạn nhân và các bị cáo phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.14: Bảng thống kê thái độ khai báo của các bị cáo phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.15: Bảng thống kê thời gian gây án của các vụ án CYGTT hoặc gây tổn
hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.16: Bảng thống kê địa điểm gây án của các vụ án CYGTT hoặc gây tổn
hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.17: Bảng thống kê hình phạt đã áp dụng đối với các bị cáo phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.18: Bảng thống kê sở thích, thói quen của các bị cáo phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.19: Bảng thống kê nhận thức, tâm lý của các bị cáo trước khi phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.20: Bảng thống kê thái độ, nhận thức, tâm lý của các bị cáo sau khi
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.21: Bảng thống kê về giới tính của các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
Bảng 2.22: Bảng thống kê về nơi cư trú của các bị cáo phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài

Quận 8 là một quận nội thành, nằm ở phía Tây Nam của TP.HCM, có hình
dáng thon dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, nằm dọc tuyến Đại lộ huyết mạch
Võ Văn Kiệt.
Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5 và Quận 6 với ranh giới tự nhiên là kênh Tàu
Hũ và kênh Ruột Ngựa; phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7 với ranh giới tự nhiên là
rạch Ông Lớn; phía Tây giáp quận Bình Tân và phía Nam giáp huyện Bình Chánh,
ranh giới sông Ba Đồ.
Quận 8 có diện tích tự nhiên là 1.917,49 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích đất
tự nhiên của thành phố với dân số 423.129 người, gồm 16 đơn vị hành chính cấp
phường, trong đó Phường 5 là trung tâm của quận. Trên địa bàn Quận 8, người Việt
chiếm khoảng 85,4%, người Hoa có tỷ lệ khoảng 11%, ngoài ra còn có người
Chăm, Khơ- me chiếm khoảng 0,3%. Các tầng lớp cư dân ở Quận 8 phần lớn theo
đạo Phật (35%), một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: Đạo Thiên Chúa
(11,5%), Tin Lành (0,4%), Cao Đài (0,48%), Đạo Hồi (0,52%),…
Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị phát triển Quận 1, Quận 4,
Quận 5, Quận 6 và khu đô thị mới Nam Thành phố Quận 7 nên chịu tác động của sự
phát triển đô thị hoá cao, có hệ thống giao thông khá phát triển ngày càng được cải
thiện với một số tuyến đường chính nối từ trung tâm thành phố qua Quận 8 tới các
quận trung tâm khác. Đặc biệt, kể từ ngày Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn Văn
Linh, đường Phạm Thế Hiển, đường Tạ Quang Bửu,… được xây dựng và mở rộng,
Quận 8 đã hội đủ các yếu tố cần thiết để phát triển một cách toàn diện các ngành
thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, với vị trí thuận lợi, có nhiều dự án cải thiện môi
trường nước và công viên cây xanh đang triển khai, Quận 8 là vùng đất đầy tiềm năng
để thu hút đầu tư trong và nước ngoài cho phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị
hiện đại. Cùng với đó, hệ thống sông, kênh, rạch của Quận 8 khá dày, bao gồm nhiều
kênh rạch lớn nhỏ như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Bến

Nghé, kênh Đôi,… với tổng chiều dài khoảng 30km là hệ thống thoát nước dọc tuyến

1


đường giao thông hiệu quả của toàn quận, đã tạo nên những lợi thế riêng của quận
trong việc phát triển giao thương và du lịch đường thuỷ. Quận 8 còn được biết đến
như một trung tâm đầu mối tập trung hàng hoá, nông sản từ miền Đông, miền Tây
với các kho hàng, bến bãi, chợ đầu mối lớn,… Từ vị thế trung chuyển trọng yếu đó,
Quận 8 đã biết tận dụng triệt để tiềm năng để phát huy ưu thế cửa ngõ của thành phố
và có bước phát triển quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, quốc phòng – an
ninh, an sinh xã hội, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường cũng kéo theo nhiều hệ luỵ, sự gia tăng dân số nhanh với tỷ lệ nhập cư ngày
càng lớn gây khó khăn trong công tác quản lý con người, tệ nạn xã hội, lối sống tiêu
cực, thất nghiệp, sự thay đổi của cuộc sống với quan niệm đồng tiền là trên hết, kể
cả vi phạm pháp luật… Địa hình Quận 8 có nhiều cầu, kênh rạch, nhiều hẻm nhỏ
chằng chịt nằm trong khu phố của người lao động nghèo nên có nhiều đối tượng
hình sự đến để gây án hoặc gây án ở địa bàn khác rồi lẩn trốn tại đây làm cho tình
hình tội phạm trên địa bàn quận diễn biến hết sức phức tạp. Đây là nguồn gốc phát
sinh và tạo điều kiện cho tội phạm phát triển, trong đó có tội phạm cố ý gây thương
tích (CYGTT) hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2013 đến năm 2017, TAND Quận 8 đã xét xử
1571 vụ án với 2439 bị cáo vi phạm hình sự, đặc biệt trong đó, nhóm tội phạm
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác là 56 vụ án với 77 bị cáo,
chiếm tỷ lệ 3,57% các vụ án hình sự của toàn quận. Điều đáng lo ngại là tính chất,
mức độ còn ngày càng mang tính chất manh động, liều lĩnh, nguy hiểm, các động thái
tội phạm đang có xu hướng tăng tính bạo lực, tính chuyên nghiệp, các đối tượng gây
án thường sử dụng hung khí nguy hiểm gây án. Hậu quả của loại tội phạm này gây ra
là không nhỏ, làm thiệt hại đến sức khoẻ con người, thiệt hại về vật chất, nhiều vụ

gây ra thương tích nặng hoặc dẫn đến chết người.
Nhằm cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, các chiến lược, kế
hoạch của Chính phủ, chính quyền các cấp Quận 8 thời gian qua đã triển khai đồng
loạt các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh mạnh với tội phạm nói chung và loại tội

2


phạm CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác nói riêng, tuy nhiên,
tình hình tội phạm vẫn ở mức cao và có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Thực tế đó
đã đặt ra nhu cầu cấp bách cần nâng cao hơn nữa hoạt động đấu tranh phòng, chống
tội phạm và ngăn ngừa tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác phát sinh trong thời gian tới trên địa bàn Quận 8. Để làm được điều này, một
trong những vấn đề quan trọng cần thực hiện là tiến hành nghiên cứu về nhân thân
người phạm tội, nghiên cứu về các đặc điểm, dấu hiệu quan trọng thể hiện rõ bản
chất xã hội của con người thực hiện hành vi phạm tội nhằm làm sáng tỏ nguyên
nhân thực hiện hành vi phạm tội, nhân tố liên quan đến việc hình thành và thúc đẩy
các thái độ tiêu cực của con người, khiến họ có hành động đi ngược với các chuẩn
mực, lợi ích xã hội, cũng qua đó đưa ra các biện pháp cải tạo, giáo dục đối với
người phạm tội, bảo vệ quyền con người.
Vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Nhân thân người phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 8,
Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam, nghiên cứu nhân thân người phạm tội đã được một số nhà khoa
học quan tâm hoặc đã được đề cập đến trong một số sách, báo, tài liệu, có thể kể
đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

2.1. Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nhân
thân người phạm tội:
- Giáo trình tội phạm học, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế Trung tâm đào tạo từ xa, năm 2011;
- Giáo trình tội phạm học của tập thể tác giả, trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2012, tái bản năm 2013, 2015;
- “Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tập thể
tác giả, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, năm 2000;
- Một số vấn đề về tội phạm học Việt Nam, do GS.TS Nguyễn Văn Cảnh và
PGS.TS Phạm Văn Tỉnh chủ biên, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2013;

3


- Bài viết: “Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản” của tác
giả GS.TS. Lê Cảm, Tạp chí Toà án, số 10/2001, tr.7-11 và Số 11/2001, tr. 5-8;
- Bài viết: “Một số vấn đề về nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2001, tr. 46-53.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc độ
khoa học Luật Hình sự:
- Luận án Tiến sĩ luật học: “Nhân thân người phạm tội trong trong luật hình
sự Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Thủy, năm 2005;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: “Nhân thân người phạm tội theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lưu Thị
Hằng, Học viện Khoa học xã hội 2017;
- Bài viết: “Nhân thân người phạm tội với việc quy trách nhiệm hình sự” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Toà án, số 8/2001, tr. 2-7;
- Bài viết: “Nhân thân người phạm tội một căn cứ để quyết định hình phạt”
của tác giả Trần Văn Sơn, Tạp chí Luật học, số 1/1997, tr. 41-43;
- Bài viết: “Nhân thân người phạm tội một căn cứ cần cân nhắc khi quyết
định hình phạt” của tác giả Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2003, tr. 21-23;

- Bài viết: “Vấn đề nhân thân người phạm tội trong thực tiễn quyết định
hình phạt” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Toà án nhân dân, số
19/2005, tr. 3-9;
- Bài viết: “Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người phản ánh
mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội” của tác giả Đỗ Đức Hồng
Hà, Tạp chí Toà án nhân dân, số 18/2005, tr. 17- 20;
- Bài viết: “Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân
thân người phạm tội” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Toà án, số 13/2009, tr. 2327 và số 14,tr. 19-28.

4


2.3. Nhóm công trình nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc độ
Tội phạm học:
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của Nguyễn Bá Ngọc (2018),
Học viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng của Trần Thanh Tịnh (2018), Học viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Phương Ngọc (2018) Học viện Khoa
học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người
phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Nam Định của Phạm Tuấn Tài (2018) Học
viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội giết người trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Bình Minh (2017), Học viện Khoa học xã hội
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Ngô Phương Thanh (2017), Học viện Khoa
học xã hội;

- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh của Phan Thị Phương Thảo
(2017), Học viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh của Nguyễn Xuân Bá (2017), Học viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Đình Toàn (2017), Học viện Khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang của Hồ Thanh Lam (2016), Học viện Khoa học xã hội;

5


- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh của Phạm Uyên Thy (2015), Học viện Khoa học xã hội;
- Bài viết: “Một số đặc điểm chú ý về nhân thân của người phạm tội về ma tuý ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai, Tạp chí Luật học, số 11/2006, tr. 32-37;
- Bài viết: “Một số vấn đề nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn
Quang Hạnh, Tạp chí Nghề luật, số 1/2013, tr. 52-57;
- Bài viết: “Đặc điểm nhân thân người phạm tội và phương thức thực hiện
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Văn Định, Tạp chí
Kiểm sát, số 6/2015, tr. 47-53.
Nhìn chung, các công trình, chuyên khảo đề cập đến vấn đề nhân thân người
phạm tội mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhân thân
người phạm tội (ở các cấp độ khác nhau) trong tội phạm học và trong luật hình sự
nói chung hoặc ở các khía cạnh khác nhau trong nhóm chủ thể nhất định như người
chưa thành niên phạm tội, một số tác giả phân tích đặc điểm nhân thân người phạm
tội gắn với một số loại tội phạm cụ thể như tội giết người, cướp giật tài sản,... trên
các địa bàn như tỉnh Nam Định, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Gia Lai,... Tuy nhiên, trong

khoa học hình sự Việt Nam, vấn đề nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu
sắc, đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và đến nay, chưa có công trình nghiên cứu về
khía cạnh này trên địa bàn Quận 8, TP.HCM. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu
sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác và việc thể hiện chúng trong các quy định
của pháp luật, đồng thời đánh giá áp dụng trong thực tiễn địa bàn Quận 8 để đưa
ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về
vấn đề này trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và xử lý tội phạm của các
cơ quan tiến hành tố tụng.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 8, làm

6


sáng tỏ các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân xấu, luận văn
hướng đến mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người trên địa bàn Quận 8, TP.HCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
- Phân tích, làm rõ thực tiễn nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác và những yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc

điểm nhân thân người phạm tội này trên địa bàn Quận 8, giai đoạn: 2013 – 2017.
- Kiến nghị các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác từ khía cạnh nhân thân
người phạm tội trên địa bàn Quận 8, TP.HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, đối tượng nghiên cứu của đề
tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 8, TP.HCM, dựa trên số liệu
thống kê xét xử của TAND Quận 8, cũng như trên cơ sở kết quả nghiên cứu 56 bản
án hình sự sơ thẩm của TAND Quận 8 giai đoạn 2013 – 2017.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, trong điều kiện về thời gian
nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ một luận văn cao học, tác giả tự
định ra cho mình một phạm vi nghiên cứu phù hợp với một góc độ tiếp cận như sau:
- Về nội dung, đề tài: Nghiên cứu về nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác quy định tại Điều 104 BLHS 1999 (nay là
Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi 2017).
- Về không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu các hành vi phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 8, TP.HCM.

7


- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các vụ án xét xử về tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
5.

Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu


Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh
phòng, chống tội phạm, về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như
thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: Lịch sử pháp luật, xã hội
học pháp luật, tội phạm học và triết học,…
Về phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thu
thập, phân tích và xử lý thông tin, tài liệu gồm:
- Phương pháp thống kê nghiên cứu tài liệu, kế thừa thông tin, các công trình
khoa học, văn bản pháp lý, hồ sơ vụ án, báo cáo tổng kết các ban, ngành có liên
quan để làm rõ những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội CYGTT
hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, suy luận logic,…
được áp dụng để đánh giá thực trạng, cơ cấu tình hình và những yếu tố tác động đến
sự hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 8, TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2017.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả lựa chọn những vụ án điển hình
đã bị xét xử về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa
bàn Quận 8, TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2017 để phân tích làm rõ những tác
động để hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phân tích,… đươc sử dụng để đưa ra
các giải pháp phòng ngừa loại tội phạm này từ góc độ nhân thân người phạm tội
trên địa bàn Quận 8 trong thời gian tới.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

-Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân
thân người phạm tội nói chung và nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn

8



hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện lý luận của tội phạm học.
-Những kết quả nghiên cứu của luận văn đạt được còn có thể được dùng làm
tài liệu tham khảo trong quá trình công tác, học tập cho những độc giả có quan tâm
về vấn đề này.
-Đối với hoạt động thực tiễn, với vai trò là một tài liệu tham khảo, đề tài góp
phần làm rõ các đặc điểm nhân thân có tính chất tiêu cực, cơ chế hình thành các đặc
điểm đó và các biện pháp hạn chế sự hình thành chúng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
của đề tài được tham khảo trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung
và tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng trên địa bàn
Quận 8, góp phần nâng cao hiệu quả trong ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Chương 2: Thực tiễn nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 8, TP.HCM, giai đoạn 2013 – 2017.
Chương 3: Tăng cường phòng ngừa tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh từ khía cạnh
nhân thân người phạm tội.

9



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN
NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác
Khi nói đến nhân thân chủ yếu là nói đến con người với tính cách là thành
viên của xã hội, con người tham gia vào quan hệ xã hội, là thực thể xã hội. Xét về
mặt ngôn ngữ, khái niệm nhân thân người phạm tội được hình thành từ khái niệm
“nhân thân” và khái niệm “người phạm tội”. Do xuất phát từ hai khái niệm khác nhau
và đồng thời là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học pháp lý khác nhau
như: Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Xã hội học, Tâm lý học,…
nên việc làm sáng tỏ khái niệm nhân thân người phạm tội phải dựa vào sự lồng ghép
khéo léo giữa các khái niệm, các lĩnh vực đã từng được tiếp cận và xuất phát từ các
luận điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất của con người nói chung với tư cách
là một phạm trù lịch sử - xã hội cũng như các quan điểm xã hội đã tồn tại.
Bản chất con người là sự kết hợp hài hòa không thể tách rời giữa đặc tính
sinh học và xã hội. “Cá nhân là tổng hợp toàn bộ các đặc điểm, thuộc tính và tính
cách có mối quan hệ lẫn nhau của người tham gia và mang các quan hệ xã hội”.
[60. tr 128] Con người là sản phẩm của tự nhiên, khi muốn tồn tại đòi hỏi phải có
quá trình hoạt động để phục vụ nhu cầu sinh học của mình như ăn, uống, nghỉ
ngơi,... điều đó tạo nên quá trình tâm, sinh lý của con người nên trước tiên hết mang
đặc tính sinh học. Đồng thời, trong bất kể xã hội nào để có thể tồn tại, hài hòa giữa
các nhu cầu của bản thân thì họ không thể tách rời, độc lập mà luôn luôn có mối
quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt khác
nên con người đồng thời luôn mang đặc tính xã hội. Nhân thân con người là sự
thống nhất giữa các đặc tính xã hội và đặc tính sinh học, trong đó đặc tính xã hội có


10


ý nghĩa quyết định, nhưng đặc tính sinh học cũng có ý nghĩa riêng nó thể hiện bản
chất riêng của họ khi tham gia vào các hoạt động xã hội. [60. tr 141, 142] Từ đó, có
thể đưa ra định nghĩa về nhân thân người phạm tội như sau: “Nhân thân người
phạm tội là tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong
sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm
tội của người đó”. [60. tr 131]
Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là
hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc
tổn thương. [46. tr 411, 412] Nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác được hiểu là tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có
ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài
ảnh hưởng đến hành vi của người đó phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác quy định tại Điều 104 BLHS năm 1999 (nay là Điều 134
BLHS năm 2015).
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội giúp xác định chính
xác hành vi phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hỗ trợ
việc áp dụng có hiệu quả các quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến nhân
thân trong định tội danh, góp phần làm cho việc định khung và quyết định hình phạt
một cách chính xác, thuyết phục nhất.
Nhân thân người phạm tội không phải là yếu tố để cấu thành phạm tội tuy
nhiên những đặc điểm cụ thể của nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định các dấu hiệu trong định tội danh hoặc định khung hình phạt,
quyết định hình phạt…đối với tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác. Hành vi CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật gây ra cho nạn nhân dưới 11%, tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi

đó khi trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục (điểm g khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999) hoặc là người

11


thực hiện hành vi có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm (điểm i khoản 1
Điều 104 BLHS năm 1999) thì hành vi đó vẫn cấu thành tội CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS năm 1999). Như vậy, những đặc
điểm nhân thân của người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, như “đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục” và “có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm”. BLHS năm
2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã bỏ trường hợp đặc điểm nhân thân “đang bị tạm
giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục” không còn
là dấu hiệu định tội ở khoản 1 Điều 134 nhưng vẫn quy định dấu hiệu đặc điểm
nhân thân “có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm” là dấu hiệu định tội tại
điểm i khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Các đặc điểm nhân thân không chỉ là dấu hiệu định tội mà còn là dấu hiệu
định khung tăng nặng. Theo quy định của BLHS năm 1999, các đặc điểm nhân thân
“đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
dục” và “có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm” cũng là những dấu hiệu
định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS năm 1999 trong trường
hợp tỷ lệ thương tật gây ra cho nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc là dấu hiệu tăng
nặng thuộc khoản 3 Điều 104 BLHS năm 1999 trong trường hợp tỷ lệ thương tật
gây ra cho nạn nhân từ 31% đến 60%. Tương tự như vậy, tình tiết “có tính chất côn
đồ hoặc tái phạm nguy hiểm” được quy định là tình tiết nhân thân tăng nặng tại
khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi tỷ lệ thương tật
từ 11% đến 30% và là tình tiết nhân thân tăng nặng tại khoản 3 Điều 134 BLHS
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
Thứ hai, nghiên cứu nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác giúp nhận thức rõ hơn về tình hình tội phạm CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mối quan hệ giữa tình hình phạm tội và người phạm tội là mối quan hệ giữa
cái chung với cái riêng. Tình hình phạm tội được tập hợp bởi các hành vi phạm tội
vì phần tử nhỏ nhất cấu thành nên tình hình phạm tội chính là từng hành vi phạm tội

12


thể hiện thông qua từng con người phạm tội. Thông qua cơ cấu của tình hình tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo các đặc điểm nhân
thân, người nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về tính chất, mức độ của tình hình tội
phạm. Ví dụ, trong cơ cấu tình hình tội phạm số người có tiền án, tiền sự, tái phạm,
tái phạm nguy hiểm, số người phạm tội có tính chất côn đồ chiếm tỷ lệ cao trong tổng
số tội phạm cũng cho thấy tính chất, mức độ nguy hiểm của tình hình tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là rất cao…
Thứ ba, nghiên cứu nhân thân người tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác giúp làm rõ được nguyên nhân dẫn đến những hành vi phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Nguyên nhân của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác được hiểu hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh
tế - xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác như là hậu quả của mình. [59. tr 87] Nghiên cứu
cho thấy, những đặc điểm nhân thân đóng vai trò là nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thông thường
là thói ưa bạo lực, thích thể hiện, thiếu kiềm chế, kiểm soát, thói quen, sở thích lệch
lạc như nghiện ma túy đá gây ảo giác, uống rượu, bia... gây hưng phấn, mất kiểm
soát cộng với những mâu thuẫn trong cách cư xử, đối xử của nạn nhân… từ đó làm
phát sinh tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ tư, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác giúp đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm này
một cách có hiệu quả.
Đặc trưng nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là thói ưa bạo lực, thích thể hiện, thiếu kiềm chế, kiểm soát, thói
quen, sở thích lệch lạc như nghiện ma túy đá gây ảo giác, uống rượu, bia… gây hưng
phấn, mất kiểm soát. Phòng ngừa tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác chính là việc hạn chế đến mức thấp nhất sự hình thành các đặc điểm nhân
thân xấu điển hình của người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

13


người khác như đã liệt kê ở trên. Đây là quá trình mà Nhà nước cần huy động sức
mạnh tổng lực của toàn xã hội, đặc biệt là sức mạnh của gia đình, nhà trường trong
việc giáo dục con cái nhằm loại bỏ các đặc điểm nhân thân xấu cũng như các sở
thích, thói quen lệch lạc; tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, giáo dục tạo sự tôn
trọng tính mạng, sức khỏe của người khác, tôn trọng triệt để pháp luật, từ đó sẽ giúp
phòng ngừa có hiệu quả tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ năm, nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ giúp nâng cao hiệu quả
các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội, đảm bảo tốt cho phòng ngừa tội
phạm, giúp cho việc đề ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm một cách hữu hiệu nhất
Khi đã nắm rõ đặc trưng nhân thân của từng người phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì sẽ có biện pháp giúp người đó dần loại
bỏ những đặc điểm nhân thân xấu đó, tạo điều kiện để hình thành những đặc điểm
nhân thân tốt ở những người này, từ đó giúp cho hoạt động giáo dục, cải tạo người
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đạt được hiệu quả
như mong muốn, góp phần ngăn ngừa tái phạm tội ở những người này.
1.2. Các đặc điểm và dấu hiệu của nhân thân người phạm tội cố ý gây
thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Nhân thân người phạm tội bao gồm nhiều đặc điểm, dấu hiệu. Mỗi tội danh

khác nhau sẽ tương ứng với những đặc điểm nhân thân khác nhau. Tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là dạng hành vi xâm phạm nghiêm
trọng đến khách thể là quyền được tôn trọng vào bảo vệ về sức khỏe. Đây là một
quyền cơ bản đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự
và nhân phẩm”. Hành vi CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có thể
được thực hiện với công cụ phương tiện hoặc không có công cụ phương tiện. Trong
nhiều trường hợp, người phạm tội dùng những hung khí nguy hiểm để thực hiện
hành vi phạm tội hoặc thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ chỉ vì những
lí do rất nhỏ nhặt. Những đặc trưng hành vi như vậy cũng cho thấy những đặc trưng
trong nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác như sau:
14


1.2.1. Các đặc điểm mang tính xã hội trong nhân thân người phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.2.1.1. Đặc điểm về độ tuổi
Nghiên cứu đặc điểm về độ tuổi của người phạm tội cho phép xác định tính
chất, mức độ, đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi và ảnh hưởng của lứa tuổi đến
việc thực hiện tội phạm. Mỗi độ tuổi khác nhau thì khả năng nhận thức, hiểu biết xã
hội, pháp luật khác nhau; khả năng kiềm chế, kiểm soát hành vi và cách thức thực
hiện tội phạm cũng khác nhau. Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác đòi hỏi phải dùng sức mạnh để gây thương tích cho người khác nên cũng đòi
hỏi một độ tuổi nhất định, thường từ 16 tuổi trở lên. Những người nằm trong độ tuổi
từ 18 tuổi đến 35 tuổi thường là những người mới lớn, kinh nghiệm chưa nhiều,
thích thể hiện mình, thích dùng sức mạnh, bạo lực. Đây cũng là độ tuổi đang tìm
hiểu, yêu nhau nên thích thể hiện với bạn gái, muốn tỏ ra anh hùng….
1.2.1.2. Đặc điểm về giới tính
Nghiên cứu đặc điểm giới tính của người phạm tội giúp chúng ta xác định tỷ

lệ người phạm tội giữa nam và nữ, ảnh hưởng của giới tính đến việc thực hiện các
hành vi phạm tội. Xác định được ảnh hưởng của giới tính trong cơ chế thực hiện
hành vi phạm tội rất có ý nghĩa trong phòng ngừa tình hình phạm tội trong xã hội
hiện nay. Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với đặc trưng
của hành vi khách quan là thường là dùng sức mạnh (có thể có công cụ, phương tiện
hoặc không) để tác động đến người khác, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác. Với đặc điểm này nên trong thực tế tỷ lệ nam giới phạm tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác cao hơn nhiều so với
nữ giới. Nữ giới có phạm loại tội này cũng thường đóng vai trò là người tổ chức,
người xúi giục hay người giúp sức; ít khi là người thực hành.
1.2.1.3. Đặc điểm về trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của con
người, đến khả năng ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội nói chung
và hành vi phạm tội nói riêng. Thực tế cho thấy những người có trình độ cao thì khả
năng nhận thức, hiểu biết càng cao dẫn đến việc lựa chọn cách thức ứng xử trước

15


những vấn đề xã hội của cuộc sống thường rất linh hoạt và thông minh từ đó sẽ
kiểm soát được các hành vi của mình, tránh thực hiện hành vi phạm tội và ngược lại
đối với những người có trình độ học vấn thấp thì khả năng hiểu biết các vấn đề xã
hội, đặc biệt là nhận thức pháp luật còn thấp, dẫn đến nguy cơ phạm tội rất cao. Tuy
vậy mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với từng loại tội, từng nhóm tội
cũng khác nhau, có những nhóm tội đòi hỏi phải có học vấn nhất định mới thực hiện
được hành vi phạm tội, như nhóm tội phạm công nghệ cao, nhóm tội phạm tham
nhũng,… Đối với CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, đa phần
người phạm tội có học vấn thấp, ít hiểu biết pháp luật, coi thường tính mạng, sức
khỏe của người khác, manh động, thiếu kiềm chế, kiểm soát bản thân.
1.2.1.4. Đặc điểm địa vị xã hội và nghề nghiệp

Nghề nghiệp tạo thu nhập, địa vị và sự ảnh hưởng khác nhau của mỗi người
đối với xã hội, là nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn trong xã hội. Người có nghề
nghiệp ổn định, thu nhập tốt, cuộc sống đảm bảo sẽ ít bị tác động làm phát sinh các
đặc điểm nhân thân tiêu cực và ngược lại với người có công việc không ổn định.
Tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thường rơi vào những người
không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp thu nhập thấp, cũng đồng nghĩa với việc họ
nhiều thời gian rảnh rỗi, chơi bời, tụ tập, cộng với việc sử dụng bia rượu, ma túy,
tính anh hùng trong mỗi người thường trỗi dậy và họ rất dễ dàng gây gỗ, đánh nhau,
gây thương tích cho người khác.
1.2.1.5. Đặc điểm hoàn cảnh gia đình
Gia đình đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành
nhân thân của con người, ở một mức nhất định chúng cũng tác động đến tính định
hướng và sự kiên định thực hiện tội phạm. Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình người
phạm tội ở các khía cạnh: Lối sinh hoạt, điều kiện kinh tế, mối quan hệ giữa các
thành viên và những tác động của nó đến người phạm tội,…trong mối quan hệ với
các yếu tố tiêu cực khác tác động đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân xấu
của con người và trong những điều kiện, tình huống thuận lợi sẽ dễ dàng phát sinh
hành vi phạm tội. Đối với tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác,

16


hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, gia đình thường xuyên cãi chửi nhau, gia đình
bạo lực … có tác động lớn đến sự hình thành những đặc điểm nhân thân đặc trưng
của người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, như nóng
tính, thích sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, coi thường các giá trị đạo đức,
coi thường tính mạng, sức khỏe của con người.
1.2.1.6. Đặc điểm về nơi cư trú
Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố và 54 dân tộc, mỗi địa phương có những nét
đặc trưng riêng về kinh tế, văn hóa, thói quen, phong tục, truyền thống … ảnh

hưởng đến việc hình thành nhân cách con người cư trú tại địa phương đó. Địa bàn
Quận 8, TP.HCM với đặc thù là một quận đang có tốc độ đô thị hóa cao nên đang
thu hút nhiều người từ các địa bàn quận, huyện khác của TP.HCM đến làm ăn, sinh
sống, thậm chí nhiều người từ các tỉnh khác cũng đến quận 8 làm ăn, sinh sống.
Những phong tục, tập quán, thói quen, văn hóa, truyền thống của mỗi vùng miền sẽ
ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm nhân thân của mỗi người và có thể dẫn đến những
xung đột, từ đó có thể phát sinh hành vi CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.
Ngoài ra còn có những đặc điểm khác như: dân tộc, quốc tịch, tôn giáo
cũng có ảnh hưởng một phần đến quá trình hình thành nhân cách hay các đặc điểm
nhân thân của con người.
1.2.2. Các đặc điểm về đạo đức – tâm sinh lý
1.2.2.1. Quan điểm, thái độ, nhận thức đối với các giá trị đạo đức xã hội,
pháp luật
Giá trị đạo đức được hình thành ở mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào việc các
cá nhân ấy được giáo dục và tiếp nhận những tư tưởng, các chuẩn mực đạo đức
đúng đắn của xã hội. Nghiên cứu về người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác cho thấy đa số quan niệm của họ về chân - thiện - mĩ, về cái
tốt, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác,… thường bị bóp méo, lệch lạc, một số người
họ coi lợi ích cá nhân là trên hết, không quan tâm đến lợi ích của xã hội, của người
khác. Họ chỉ lựa chọn những biện pháp có thể đem lại lợi ích cho bản thân, nhất là

17


×