Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tác động của các yếu tố vĩ mô đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia châu á đang phát triển giai đoạn 1995 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NHỮ THỊ HƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC
THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1995 – 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NHỮ THỊ HƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC
THU HÚT VỐN DÒNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1995 – 2017

Chuyên ngành: Tài chính –Ngân Hàng (Hướng Ứng Dụng)
Mã số: 8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với chủ đề “TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VIỆC THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN (1995 –
2017)” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Trần Thị Hải Lý.
Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong luận văn này
được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn nếu có bất kỳ sự gian dối
nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2019

Nhữ Thị Hương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
1.6 Kết cấu bài nghiên cứu ...................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY ..................................................4
2.1 Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .....................................4
2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh ..............................................................................4
2.1.2 Lý thuyết tỷ suất sinh lợi cận biên ..............................................................5
2.1.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm .........................................................................5
2.1.4 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI: ...................................................6
2.1.5 Lý thuyết phân tán rủi ro ............................................................................7
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................8
2.2.1 Tác động của tổng sản phẩm quốc gia (GDP) ...........................................8
2.2.2 Tác động của độ mở thương mại ..............................................................10


2.2.3 Tác động của nguồn nhân lực ...................................................................11
2.2.4 Tác động của lạm phát...............................................................................12
2.2.5 Tác động của lãi suất..................................................................................14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................19

3.1. Mô hình thực nghiệm và dữ liệu .................................................................19
3.2. Phương pháp định lượng và các kiểm định ...............................................23
3.2.1. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng .................................................................23
3.2.2 Kiểm định mô hình...................................................................................25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................28
4.1 Phân tích thống kê mô tả ..............................................................................28
4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................................30
a.

Ma trận hệ số tương quan ........................................................................30

b.

Nhân tử phóng đại phương sai VIF .........................................................31

c.

Mô hình tác động cố định và Mô hình tác động ngẫu nhiên ...................32

d.

Kiểm định Hausman .................................................................................33

4.4 Kiểm tra các khuyết tật mô hình .................................................................34
a. Kiểm định tự tương quan ...............................................................................34
b. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình FEM và REM ................................35
4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu.......................................................................37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
MỚI CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................39
5.1 Kết luận và gợi ý chính sách ........................................................................39

5.2 Hạn chế của đề tài và hướng phát triển ......................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
ARDL

Viết đầy đủ tiếng Anh
Autoregressive Distributed
Lag

Viết đầy đủ tiếng Việt
Tự hồi quy phân phối trễ

Association of South East

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


FEM

Fixed Effect Model

Mô hình tác động cố định

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GLS

Generalized Least Squares

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

REM


Random Effect Model

Mô hình tác động ngẫu nhiên

VIF

Variance Inflation Factor

Nhân tử phóng đại phương sai

VAR

Vector Auto – regression

Tự hồi quy vector

VECM

Vector Error Correct Model

Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO


World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

ASEAN

Phương pháp bình phương tối
thiểu tổng quát


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số thứ tự

Tên Bảng Biểu

Bảng 2.1

Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Bảng 3.1

Tóm tắt các biến số dữ liệu và dấu kỳ vọng

Bảng 4.1

Thống kê mô tả của các biến

Bảng 4.2

Ma trận hệ số tương quan


Bảng 4.3

Nhân tử phóng đại phương sai VIF

Bảng 4.4

Kết quả hồi quy FEM và REM

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định Hausman

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định tự tương quan

Bảng 4.7

Bảng 4.8

Bảng 4.9

Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình
tác động cố định
Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình
tác động ngẫu nhiên
Kết quả hồi quy FGLS



TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này xem xét tác động các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á (trong đó có
Việt Nam) trong giai đoạn 1995 – 2017. Tác giả sử dụng phương pháp dữ liệu bảng
để xem xét ảnh hưởng của 5 biến số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, độ mở
thương mại, tỷ lệ lạm phát, nguồn nhân lực, lãi suất) lên đầu tư trực tiếp nước ngoài
của 15 nền kinh tế đang phát triển. Sử dụng các phương pháp tiếp cận ảnh hưởng cố
định (FEM), ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương tối thiểu
tổng quát (FGLS) để xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư
FDI vào các quốc gia đang phát triển hiện nay.
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy: Tăng trưởng kinh tế, Độ mở thương
mại, Nguồn nhân lực là những nhân tố có tác động tích cực đến việc thu hút dòng
vốn đầu tư chảy vào các quốc gia này. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho
vay thực lại có mối tương quan âm với biến số dòng vốn FDI này. Chính phủ các
quốc gia cần nhận biết rõ sức ảnh hưởng và chiều tác động của các nhân tố vĩ mô
này để đề ra những chính sách phù hợp nhằm thu hút, tận dụng nguồn vốn đầu tư
này từ các quốc gia khác để đem lại lợi ích cho sự phát triển của quốc gia.

Từ khóa: FDI, nhân tố vĩ mô, các quốc gia đang phát triển


ABSTRACT
This paper examines the impact of macroeconomic factors on the flow of
foreign direct investment into developing countries in Asia (including Vietnam) in
the period 1995 – 2017. The author uses the panel data method of 5 macroeconomic
variables: Economic growth, Trade openness, Inflation Rate, Human resources,
Real lending interest rates in 15 developing economies. Using fixed effects model
(FEM), random effects model (REM) and generalized least squares method (GLS)
to consider the impact of macro factors on investment flows FDI into developing
countries today.

The results of the study show that: Economic growth, Trade openness,
Human resources are factors that have a positive impact on attracting investment
flows into these countries. Meanwhile, the inflation rate and real lending interest
rate have a negative correlation with this FDI inflow. National governments should
be aware of the impact and dimension of these macro factors to set appropriate
policies to attract and utilize this investment capital from other countries to bring
benefits for national development.

Keywords: FDI, macroeconomic factors, developing countries.



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất.
Vốn đầu tư bao gồm: Đầu tư tư nhân, Đầu tư chính phủ và Đầu tư nước ngoài. Vốn
đầu tư của toàn xã hội không chỉ là máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao
gồm cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợi ích chung cho toàn xã hội. Đó là nguồn
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, mà phần lớn là do chính phủ đầu
tư. Ngoài ra dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là nguồn quan trọng
để phát triển công nghệ của các quốc gia nhận đầu tư thông qua các cuộc chuyển
giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – các khóa đào tạo nghề
nghiệp, kỹ năng quản lý, nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao
chất lượng, năng suất lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm giúp thúc đẩy nền
kinh tế phát triển…
Đồng thời, dòng vốn này cũng là một trong những nguồn vốn quan trọng
giúp các quốc gia bổ sung thêm nguồn vốn hạn hẹp để khắc phục tình trạng thiếu

vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa, dòng vốn này còn có lợi thế
hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi được
xem là ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường linh hoạt
hơn.
Nhận thấy được những đóng góp quan trọng của dòng vốn FDI cho nền kinh
tế, chính phủ các quốc gia hiện nay đang thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi
trường kinh tế vĩ mô để thu hút FDI một cách có hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng
đã được tiến hành ở các quốc gia để tìm hiểu nhân tố nào có tác động mạnh mẽ đến
dòng vốn đầu tư chảy vào, cũng như việc liệu FDI có thực sự mang lại hiệu quả
kinh tế ở các quốc gia đó. Các nghiên cứu đã được tiến hành ở các quốc gia và thu
được những kết luận trái ngược nhau. Điều này đã tạo động lực cho tác giả tiến


hành nghiên cứu “Tác động của các yếu tố vĩ mô đến việc thu hút dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển châu Á giai đoạn 1995 –
2017”. Nhằm một phần nào đó giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các nhân tố vĩ
mô thu hút dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển hiện nay, từ đó đưa ra các
khuyến nghị chính sách nhằm phát triển kinh tế hiệu quả tại các quốc gia này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô tới dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tại các quốc gia đang phát triển châu Á (trong đó có Việt Nam)
giai đoạn 1995 – 2017. Cụ thể là: Tăng trưởng kinh tế, Lãi suất, Tỷ lệ lạm phát Độ
mở thương mại, Tỷ lệ thất nghiệp…
Nghiên cứu này sẽ kiểm định xem đâu là nhân tố chủ lực và khuyến nghị đưa
ra những gợi ý chính sách hữu ích nhằm thu hút được nguồn vốn đầu tư này để phát
triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, cải
thiện môi trường kinh tế vĩ mô để thu hút FDI một cách có hiệu quả…
Câu hỏi nghiên cứu
1. Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI của một quốc gia

hay không?
2. Độ mở thương mại có tác động như thế nào đến dòng vốn FDI vào một
quốc gia?
3. Tỷ lệ lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô) có tác động như thế nào đến dòng
vốn FDI chảy vào các quốc gia?
4. Tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư FDI của một quốc gia
như thế nào?
5. Lãi suất thực của một quốc gia có tác động như thế nào đối với dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chảy vào quốc gia này?


3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét tác động của các biến số vĩ mô như: Tăng trưởng
kinh tế (GDP bình quân đầu người), Độ mở thương mại, Tỷ lệ lạm phát, Nguồn
nhân lực (Tỷ lệ thất nghiệp) và Lãi suất (Lãi suất cho vay thực) đến dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á (trong đó có
Việt Nam) trong giai đoạn 1995 – 2017.
Thời gian và phạm vi nghiêm cứu: Bài nghiên cứu tập trung vào các quốc gia
đang phát triển châu Á, Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên, cụ thể bao gồm
15 quốc gia sau: Armenia, Cộng Hòa Azerbaijan, Indonesia, Jordan, Kyrgyzstan,
Malaysia, Oman, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Vương quốc Bahrain, Tajikistan,
Thái Lan, Bangladesh, Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến 2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tiến hành phân
tích tác động của các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
thông qua các cách tiếp cận tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) và
phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS).
1.5 Kết cấu bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu gồm 5 chương:
 Chương 1: Giới thiệu
 Chương 2: Tổng quan lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách và hướng phát triển mới cho bài nghiên
cứu.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CỦA
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY
Phần này cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về chiều hướng của các mối
quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô trên thông qua một số các lý thuyết và các
nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học
trước đây…
2.1 Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số đầu tư
được thực hiện để thu lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp hoạt động ở một nền
kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư và giành được tiếng nói có hiệu quả
trong công việc quản lý doanh nghiệp đó”.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi và ban hành ngày
12/11/1996 quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bết cứ tài sản nào để tiến hàng hoạt động
đầu tư theo luật này”.
Lý do căn bản giải thích cho sự phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế, hình
thành các công ty đa quốc gia, sự lưu chuyển của các dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) xuất phát từ các học thuyết sau:
2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh
Được đưa ra bởi Adam Smith – “Sự giàu có của các quốc gia” năm 1776 sau

đó được phát triển bởi David Ricardo, theo đó, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản
xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và dùng những sản phẩm này để
trao đổi lấy những thứ mà họ không có lợi thế. Lý thuyết này cung cấp nền tảng cho
việc giải thích hoạt động kinh doanh quốc tế trong xu hướng tự do hóa thương mại,
sự di chuyển của các dòng vốn đầu tư quốc tế hiện nay.


5

2.1.2 Lý thuyết tỷ suất sinh lợi cận biên
Theo Richarch S.Eckaus (1960) “Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi
toàn cầu nhờ vào việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân chủ yếu làm
xuất hiện sự di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế”. Tác giả cho rằng các quốc gia đầu
tư (thừa vốn) thường có hiệu quả sử vốn thấp điều này sẽ dẫn đến các nhà đầu tư tại
các quốc gia này sẽ tiến hành tìm kiếm cơ hội đầu tư mới đem lại hiệu quả sử dụng
vốn cao hơn tại các quốc gia đang thiếu vốn – có hiệu quả sử dụng vốn tương đối
cao.
2.1.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm
Lý thuyết Chu kỳ sản phẩm được đưa ra bởi Vernon (1966) cho rằng các
công ty được thành lập ở thị trường nội địa là do một lợi thế nào đó mà họ có được
so với đối thủ cạnh tranh hiện hữu. Nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm công
ty ban đầu sẽ được đáp ứng thông qua hoạt động xuất khẩu. Theo thời gian, công ty
nhận thấy cách duy nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài là sản xuất sản
phẩm ngay ở các thị trường nước ngoài để giảm chi phí vận chuyển, tận dụng được
tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động tương đối rẻ ở các quốc gia nhận đầu
tư…
Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm – IPLC – Raymond Vernon, lý
thuyết này được trước tiên bởi S.Hirsch và sau đó được R.Vernon phát triển một
cách có hệ thống từ năm 1966. Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm
mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác;

nhưng khi sản phẩm được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất lại
được tiến hành ở các nước khác và kết quả là sản phẩm có thể được xuất khẩu trở
lại nước phát minh và các quốc gia khác trên thế giới. Có nghĩa là khi sản phẩm mới
xuất hiện thì việc sản xuất sản phẩm là không đáng kể và được thực hiện tại nước
phát minh ra sản phẩm, tuy nhiên ở giai đoạn sản phẩm chín muồi thì việc cạnh
tranh trong nước càng khốc liệt hơn dẫn đến các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu


được xây dựng để đáp ứng kịp thời nhu cầu bên ngoài và đây cũng là lúc mà các
dòng vốn FDI bắt đầu di chuyển giữa các nước. Khi sản phẩm bước vào thời kì
được chuẩn hóa, thị trường ổn định thì để tăng tính cạnh tranh các sản phẩm tiếp tục
được chuyển sang nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI; đồng thời ta nhận
thấy các nước ban đầu tiếp nhận FDI để sản xuất sản phẩm với những lợi thế của
mình nay lại trở thành những nước mạnh về xuất khẩu và có thể xuất khẩu ngược
sản phẩm này lại cho các nước phát minh ban đầu và ra thị trường thế giới. Lý
thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là
một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm; cho thấy vai trò của các phát minh
sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế hóa sản xuất theo các giai đoạn tiếp
nối nhau. Theo lý thuyết, có thể nhận thấy rằng FDI vừa thay thế vừa bổ sung cho
thương mại quốc tế, FDI làm tăng nhập khẩu máy móc, nhiên liệu từ nước chủ đầu
tư sang nước nhận đầu tư và cũng đồng thời tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư
sang nước chủ đầu tư và ra thị trường quốc tế.
Theo Akamatsu (1962) thì cho rằng: Chu kỳ sản phẩm đối với hầu hết các
công ty khi tham gia kinh doanh quốc tế sẽ gồm 3 giai đoạn: sản phẩm mới, sản
phẩm chín muồi và sản phẩm chuẩn hóa. Sản phẩm mới ban đầu được phát minh và
sản xuất ở nước đầu tư, sau đó sẽ được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại thị
trường nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới sẽ làm cho nhu cầu tại các quốc gia
này tăng lên, do đó các nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm
nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài (giai đoạn
sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường

trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn
hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ dẫn đến sự hình thành các dòng vốn giữa
các quốc gia hiện nay.
2.1.4 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI:
Lý thuyết chiết trung (Dunning – 1993) cho rằng các yếu tố quyết định các
nhân tố quyết định đến FDI thông qua lý thuyết của mô hình OLI, cụ thể: Lợi thế về


7

quyền sở hữu (Ownership – O), lợi thế về vị trí (Location – L) và lợi thế về nội hóa
(Internalization – I).
Các công ty đa quốc gia đầu tiên cần có lợi thế về quyền sở hữu – O (bằng
phát minh sáng chế, thương hiệu, kỹ năng quản lý, tiến bộ khoa học) cho phép họ
cạnh tranh hiệu quả trong thị trường nội địa (nước nhận đầu tư)
Lợi thế vị trí – L của là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết
định đầu tư của một công ty khi quyết định rót vốn vào một thị trường. Quy mô thị
trường, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lao động, sự ổn định của nền kinh tế, chi
phí sản xuất vận chuyển thấp, ưu đãi thuế…. Sẽ là những nhân tố tạo nên hấp dẫn
khác nhau trong việc thu hút dòng vốn đầu.
Lợi thế về nội hóa liên quan đến chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp
đồng, tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các doanh nghiệp, tránh
được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế.
Theo lý thuyết thì điều kiện kinh tế của các quốc gia ngày nay là không
giống nhau, và các quốc gia ngày nay đang cố gắng để hoàn thiện các điều kiện cần
để thu hút các dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển. Do đó việc tìm ra đâu là nhân
tố có ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư này là cực kỳ quan trọng và có ý
nghĩa về mặt chính sách.
2.1.5 Lý thuyết phân tán rủi ro
Theo D.Salvatore (1993), cho rằng các nhà đầu tư không nên chỉ quan tâm

đến những danh mục đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao vì một danh mục có tỷ suất sinh
lợi cao sẽ đồng nghĩa với việc tồn tại nhiều rủi ro trong danh mục. Các nhà đầu tư
không nên “bỏ trứng vào một rổ” vào một thị trường quen thuộc mà họ sẽ phân tán
tài sản để mua cổ phiếu, chứng khoán nợ… ở các thị trường nước ngoài khác.


2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ngoài các học thuyết kinh tế được nói trên thì bên cạnh đó cũng có rất nhiều
nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để xem xét các yếu tố vĩ mô tác đống
đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu
này lại đưa ra những kết luận trái ngược nhau.
2.2.1 Tác động của tổng sản phẩm quốc gia (GDP)
Chakrabarti (2001) ủng hộ cho quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế có
tác động lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư, ông
tranh luận rằng tăng trưởng kinh tế cao tại các nước sẽ thu hút được nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường và tiến hành các hoạt động đầu tư tại những
quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định hơn các quốc gia còn lại.
Tatoglu và Erdal (2002) đã sử dụng hồi quy OLS để xem xét các nhân tố tác
động đến dòng vốn FDI chảy vào Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1980 – 1998. Kết quả của
bài nghiên cứu cho thấy: GDP, Độ mở thương mại, Cơ sở hạ tầng có mối tương
quan dương cùng chiều với dòng vốn FDI chảy vào quốc gia này. Đồng thời, tìm
thấy bằng chứng cho thấy Tỷ giá hối đoái đa phương danh nghĩa lại có những tác
động tiêu cực đối với việc thu hút dòng vốn FDI trong giai đoạn nghiên cứu.
Nonnenberg và cộng sự (2004) sử dụng dữ liệu bảng cho các quốc gia đang
phát triển trong giai đoạn 1975 – 2000. Họ tìm thấy những tác động tích cực đáng
kể của quy mô của nền kinh tế (được đo bằng GPD), tỷ lệ trung bình của tăng
trưởng trong những năm trước, mức độ đi học và mức độ cởi mở. Lạm phát và rủi
ro của một quốc gia lại có những tác động đáng kể và tiêu cực đến dòng vốn FDI.
Cuối cùng, họ tìm thấy sự thị trường vốn tăng trưởng ở các nước phát triển là một

yếu tố quyết định mạnh mẽ đến dòng chảy vốn vào các quốc gia này.
Carkovic, M., & Levine, R. (2005) lại cho rằng các nghiên cứu trước đó tìm
thấy ảnh hưởng tích cực của FDI lên tăng trưởng tuy nhiên điều này là chưa hoàn
toàn hợp lý bởi vì ông cho rằng những nghiên cứu này đã không kiểm soát vấn đề


9

nội sinh, ảnh hưởng đặc thù của từng quốc gia riêng lẻ… có thể dẫn đến các lệch
lạc. Sau khi kiểm soát các vấn đề nội sinh và các lệch lạc tiềm tàng khác, các tác giả
nhận thấy các kết quả là không phù hợp với quan điểm tác động của FDI tới tăng
trưởng là tác động theo hướng tích cực của các nghiên cứu trước đây. Tác giả nhận
thấy tăng trưởng dẫn đến FDI hơn là chiều ngược lại FDI dẫn đến tăng trưởng.
Hunady và Orviska (2014) đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để
nghiên cứu các yếu tố quyết định chính ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI ở
các quốc gia thuộc khối EU trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2011. Tác giả tìm thấy
một tác động tích cực đáng kể của chi phí lao động, độ mở của nền kinh tế, chi phí
sa thải, GDP bình quân đầu người đến dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu
còn cho thấy những bằng chứng cho thấy khủng hoảng tài chính và khủng hoảng
kinh tế tác động tiêu cực đến dòng vốn này.
Tang, Yip và Ozturk (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dòng
vốn FDI vào Maylaysia trong ngành công nghệ và điện tử theo các năm trong giai
đoạn từ 1980 đến 2008 bằng phương pháp tiếp cận ARDL và kiểm định mối quan
hệ nhân quả Granger. Bài nghiên cứu đã tìm thấy 6 yếu tố ảnh hưởng tới dòng vốn
FDI tại Malaysia trong lĩnh vực nghiên cứu. Các yếu tố được phát hiện bao gồm:
GDP, tỷ giá hối đoái thực, phát triển tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp, độ bất
ổn kinh tế vĩ mô và độ bất ổn xã hội. Trong đó, tỷ giá hối đoái thực, GDP thì có mối
quan hệ tích cực đến dòng vốn FDI trong lĩnh vực nghiên cứu. Ngược lại, các nhân
tố như thuế thu nhập cá nhân, độ bất ổn xã hội thì lại có tác động tiêu cực tới dòng
vốn FDI trong ngành được nghiên cứu.

Bên cạnh các nghiên cứu trên cho thấy có ít nhất một mối quan hệ nhân quả
giữa FDI và tăng trưởng thì một vài nghiên cứu của các nhà kinh tế học lại không
tìm thấy mối quan hệ nhân quả nào giữa hai biến số trên như các nghiên cứu của:
Durham (2004) và Herzer và cộng sự (2008), Kholdy và Sohrabian (2005) …
Nghiên cứu của Onuorah và Anastasia Chi – Chi (2013) sử dụng dữ liệu
của ngân hàng thế giới (WB) từ năm 1980 đến năm 2010 để đưa ra mối quan hệ lâu


dài giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư nước ngoài vào Nigeria. Áp dụng mô
hình VAR, nhóm tác giả đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê
giữa FDI và GDP. Trong khi các yếu tố vĩ mô khác: Tỷ giá hối đoái, lạm phát, cung
tiền M2 và lãi suất lại có mối quan hệ cùng chiều. Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị
là chính phủ nên kiểm soát lạm phát và tỷ lệ lạm phát để tăng cường chính sách thu
hút dòng vốn đầu tư.
2.2.2 Tác động của độ mở thương mại
Một số nhà nghiên cứu cho rằng chế độ thương mại tự do hoặc độ mở thương
mại tạo ra môi trường đầu tư tích cực (Grossman và Helpman, 1991; Liu và cộng
sự, 2001; Mina, 2007).
Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy tác động của dòng vốn đầu tư FDI
vào hoạt động xuất khẩu vừa mang tính tích cực lẫn tiêu cực. Ở phía đông Trung
Quốc nhờ có vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên mối quan hệ hai chiều tích cực giữa 2
nhân tố này (hoạt động xuất khẩu thuận lợi thu hút dòng vốn FDI và đến lược mình
FDI lại thúc đẩy xuất khẩu ở khu vực). Ngoài ra, sự gia tăng của tỷ lệ FDI/GDP có
tác động làm tăng giá trị gia tăng trong hoạt động công nghiệp ở phía đông Trung
Quốc. Những tác động này này đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng trong thu nhập
ở khu vực phía đông Trung Quốc, mặc dù có một sự lấn át trực tiếp giữa FDI và
tăng trưởng của đầu tư trong nước. Ngược lại, dòng vốn đầu tư FDI chảy vào trung
tâm Trung Quốc lại có tác động tiêu cực đối với khu vực định hướng xuất khẩu làm
yếu đi sự đóng góp của dòng vốn này vào tăng trưởng thu nhập trong khu vực (Wen
2005).

Aizenmen và Noy (2006) nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và
thương mại của hai nhóm nước khác nhau: các nước phát triển và đang phát triển.
Họ nhận thấy rằng có mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở
các nước đang phát triển so với các nước phát triển. FDI thúc đẩy xuất khẩu mạnh
hơn là chiều ngược lại.


11

Nghiên cứu của Hunady và Orviska (2014) về các yếu tố quyết định chính
ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia thuộc khối EU trong giai
đoạn từ năm 2004 đến 2011 cũng thu được kết quả tương tự. Tác giả tìm thấy một
tác động tích cực đáng kể của chi phí lao động, độ mở của nền kinh tế, chi phí sa
thải, GDP bình quân đầu người đến dòng vốn FDI.
Tuy nhiên trong nghiên cứu được tiến hành năm 1992, Wheeler và Mody đã
phát hiện ra rằng Brazil và Mexico đã thu hút được dòng vốn FDI tương đối lớn
mặc dù độ mở thương mại tại các quốc gia trong thời gian nghiên cứu ngày tương
đối thấp. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, chúng tôi mong đợi rằng mở cửa
thương mại sẽ không thể bị kiểm soát cực đoan dưới hình thức thuế, hạn ngạch hoặc
độc quyền nhà nước về xuất khẩu. Độ mở thương mại được kỳ vọng sẽ cải thiện
một môi trường kinh tế dành cho doanh nhân và tăng cường đầu tư, dẫn đến thúc
đẩy dòng vốn đầu tư đi vào các quốc gia.
2.2.3 Tác động của nguồn nhân lực
Hu và Khan (1997) cho rằng sự phát triển với tốc độ ngoạn mục của Trung
Quốc trong giai đoạn 1952-1994 phần lớn là do những cải cách mà quốc gia này
thực hiện, đặc biệt là việc mở rộng phát triển các khu vực ngoài nhà nước cũng như
là chính sách “mở cửa” đã mang lại những thuận lợi đáng kể cho thương mại quốc
tế và FDI. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua các tập đoàn
xuyên quốc gia (TNCs) có tiềm năng đóng góp vào hiệu suất xuất khẩu ở nước sở
tại. Làm thế nào các nước đang phát triển sử dụng tiềm năng này phụ thuộc phần

lớn vào các chiến lược và những nỗ lực của chính quốc gia đó. “Mở cửa” một cách
thụ động để đầu tư và thương mại quốc tế là hữu ích, nhưng nó chỉ là một câu trả lời
một phần, FDI chỉ có tác động đến xuất khẩu trong ngắn hạn. Để xây dựng một cơ
sở xuất khẩu bền vững và năng động hơn, các quốc gia phải sử dụng chính sách chủ
động. Họ cũng cần phải cải thiện vốn và năng lực con người của họ để thu hút đầu
tư chất lượng cao hơn. Điều này cho phép họ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và
đồng thời giúp phát triển các doanh nghiệp trong nước trở thành các nhà xuất khẩu


trực tiếp và là nhà cung cấp chủ lực cho các TNCs. Chỉ sự phát triển của cơ sở năng
lực địa phương mới cho phép các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội để tham gia vào
các phân khúc năng động của hoạt động xuất khẩu. Đến lượt mình, TNCs có thể
giúp đỡ trong sự phát triển của năng lực trong nước, chất lượng cao hơn FDI và khả
năng cạnh tranh năng động trong thương mại (UNCTAD 1999).
Billington (1999) trong nghiên cứu của mình tác giả đã nhận ra các quốc gia
có nguồn lao động càng dồi dào thì khả năng thu hút dòng vốn FDI từ các nhà đầu
tư nước ngoài càng cao. Nói cách khác, ở một quốc gia mà có tỷ lệ thất nghiệp càng
lớn thì dòng vốn vào các quốc gia này càng cao. Tác giả cho rằng tỷ lệ thất nghiệp
cao khiến cho người lao động đặt giá trị cao hơn cho công việc hiện tại và tiềm
năng trong tương lai, họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn và với mức lương thấp
hơn. Do đó, sự sẵn có của nguồn lao động đóng vai trò như một sự khích lệ đối với
dòng vốn FDI. Tác động tích cực của tỷ lệ thất nghiệp cao lên dòng vốn FDI cũng
đã được được tìm thấy trong nghiên cứu của Friedman và cộng sự (1992);
Nunnenkamp và cộng sự (2007)…
Zhang (2001) sử dụng dữ liệu của 11 quốc gia ở Mỹ Latinh và Đông Á, tác
giả tìm thấy dòng vốn đầu tư FDI chảy vào một quốc gia và đem lại nhiều lợi ích
cho quốc gia nhận đầu tư khi quốc gia này áp dụng chế độ tự do hóa thương mại,
nâng cao chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô…
2.2.4 Tác động của lạm phát
Tỷ lệ lạm phát phản ánh sự ổn định của nền kinh tế, lạm phát cao làm giảm

giá trị thực của thu nhập bằng đồng nội tệ dẫn đến đầu tư trong nước kém hấp dẫn.
Có nghĩa là khi lạm phát thấp sẽ báo hiệu sự ổn định trong nền kinh tế của quốc gia,
điều này sẽ làm tăng sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút dòng vốn FDI
chảy vào các quốc gia này. Theo nghiên cứu của Coskun (2001) đã tìm ra bằng
chứng chứng minh rằng tỷ lệ lạm phát thấp có xu hướng khuyến khích gia tăng
dòng vốn FDI vào quốc gia này, trong giai đoạn nghiên cứu.


13

Buckley và cộng sự (2007), sử dụng dữ liệu bảng để xem xét dòng vốn FDI
từ Trung Quốc đến 49 quốc gia trong giai đoạn 1984 – 2001. Nhóm tác giả nhận
thấy rằng, các nhà đầu tư của Trung Quốc thích đầu tư vào các quốc gia có thể chế
nghèo (một đại diện của rủi ro chính trị), tài nguyên thiên nhiên (được đo bằng tỷ lệ
quặng và kim loại xuất khẩu trong tổng xuất khẩu hàng hóa) thì không có ý nghĩa
thống kê trong mẫu nghiên cứu. Kết quả bài nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận: FDI
của Trung Quốc bị thu hút bởi các quốc gia có GDP lớn, tỷ lệ lạm phát cao, xuất
khẩu và nhập khẩu cao; ngoài ra, các biến số như bằng sáng chế, tỷ giá hối đoái,
khoảng cách địa lý và tổng FDI/GDP lại không có tác động có ý nghĩa thống kê.
Mishal và Abulaila (2007) đã tiến hành nghiên cứu tác động của các nhân tố
vĩ mô tác động đến dòng vốn FDI vào Pakistan trong gian đoạn 1971 – 2009. Kết
quả bài nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê
giữa lạm phát và dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ tác
động tích cực của sự tăng trưởng GDP, sự ổn định của tỷ giá hối đoái đến FDI.
Nhóm tác giả khuyến nghị: Chính phủ cần có những chính sách thích hợp để duy trì
tốc độ tăng trưởng, sự ổn định trong nền kinh tế và tỷ giá hối đoái; cần có những
chính sách tài chính nhất quán để khuyến khích các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đổ vào quốc gia.
Demirhan và Masca (2008) tiến hành nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động
đến dòng vốn FDI vào 38 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2000 – 2004,

gồm: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, chi phí nhân công, độ mở
thương mại, thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, thuế thu nhập doanh
nghiệp… Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều có ý
nghĩa thống kê giữa lạm phát và dòng vốn đầu tư FDI vào các quốc gia này trong
giai đoạn nghiên cứu.
A. Boateng và các cộng sự (2015) sử dụng phương pháp VAR để tiến hành
nghiên cứu các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư FDI ở Na Uy trong giai đoạn


từ 1986 đến 2009. Kết quả bài nghiên cứu, nhóm tác giả tìm ra một mối quan hệ
ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và dòng vốn FDI trong ngắn hạn.
2.2.5 Tác động của lãi suất
Billington (1999) đã chứng minh rằng lãi suất là một trong những yếu tố
quyết định quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm của dòng vốn đầu tư FDI vào
bảy quốc gia công nghiệp hóa. Những phát hiện tương tự đã được đưa ra bởi Hong
và Kim (2002), nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng lãi suất thấp ở các nước
thuộc Liên minh châu Âu là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đối với các tập
đoàn đa quốc gia Hàn Quốc khi quyết định các địa điểm ưa thích tiến hành đầu tư
vào các quốc gia này. Bằng chứng xác nhận vai trò của lãi suất thấp của các nước sở
tại trong việc thu hút vốn FDI vào cũng được cung cấp bởi Culem (1988), tác giả
cho rằng lãi suất thấp mang lại lợi thế chi phí cho các nhà đầu tư.
Angelo và cộng sự (2010) đã sử dụng phương pháp 2SLS để nghiên cứu các
nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư FDI vào Brazil trong giai đoạn 2000 – 2007.
Tác giả đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê giữa lãi suất và
việc thu hút dòng vốn đầu tư vào quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu. Chúng ta
cũng tìm thấy những kết luận tương tự ở các nghiên cứu của các tác giả khác như:
Boateng và cộng sự (2015), Kok và Ersoy (2009).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Yang và cộng sự (2000), Jeon và Rhee
(2008) đã khẳng định rằng lãi suất cao hơn ở nước sở tại khiến cho các khoản đầu
tư nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn vì chúng đem đến lợi nhuận cho các khoản đầu

tư.
Boateng và cộng sự (2011) không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào
giữa đầu tư xuyên biên giới và lãi suất liên ngân hàng.


15

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Phương
Tác giả

Quốc gia và
thời gian

Biến nghiên cứu

pháp

Kết quả

nghiên
cứu

(+) GDP, tỷ giá hối đoái và
độ mở thương mại thì có
GDP, tỷ giá hối

tác động cùng chiều với

đoái và độ mở


A.
Boateng

Na Uy

và cộng

(1986 – 2009)

thương mại, Cung FMOLS,
tiền, lạm phát, tỷ lệ

(FDI),

VAR
(-) Cung tiền, lạm phát, tỷ

thất nghiệp và lãi

sự (2015)

tổng vốn đầu tư nước ngoài

lệ thất nghiệp và lãi suất thì

suất.

lại có tác động ngược
chiều.


GDP, Độ ổn định
Ấn Độ,
Pakistan, Sri
Kok và

Lanka,

chính,

Lạm

phát, Đầu tư trong
nước, Nguồn nhân
lực, Tỷ giá hối

Ersoy
(2009)

tài

Bangladesh và
Nepal
(1990 – 2013)

đoái, Chỉ số thanh
khoản

Panel,
FMOLS


Tác động của các nhân tố vĩ
mô lên FDI ở các nước
khác nhau là khác nhau.

chứng

khoán và đầu tư
trong nước.
Phát

Tang,
Yip và

Malaysia

Ozturk

(1980 – 2008)

(2014)

triển

(+) GDP, tỷ giá hối đoái

tài

chính, GDP, Tỷ giá
hối đoái thực, Độ

bất ổn kinh tế vĩ
mô, Độ bất ổn xã

ARDL,
VECM

thực, chỉ số phát triển kinh
tế, độ bất ổn kinh tế tác
động

tích

cực.

(-) Thuế thu nhập cá nhân,


×