Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ứng dụng basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ NHƯ QUỲNH

ỨNG DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ NHƯ QUỲNH

ỨNG DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng ( Hướng Ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hoàng Đức. Các số


liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn,

Huỳnh Thị Như Quỳnh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng
Danh mục các biểu đồ
Tóm tắt
Abstract
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................2

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................2

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
1.5.

Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3

1.6.

Ý nghĩa thực tiễn đề tài. ...............................................................................3

1.7.

Kết cấu các chương ......................................................................................3

CHƯƠNG 2. NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG ...............................................................................................................5
Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .........................5
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển ................................................................5
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam (Vietinbank).....................................................................................7
2.2.
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II từ một số Ngân hàng
trên thế giới. ..........................................................................................................17
2.2.1. Kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel II tại Nhật Bản .....................17
2.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng tại Hệ thống Ngân hàng Trung Quốc ............18
2.2.3. Bài học kinh nghiệm khi triển khai Hiệp ước Basel tại Việt Nam .....20

2.1.



CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II ................22
3.1. Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM .............................22
3.1.1. Rủi ro tín dụng: .......................................................................................22
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .........................................................................22
3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .....................................................23
3.1.3.1. Nguyên nhân từ bên ngoài ..............................................................23
3.1.3.2. Nguyên nhân từ người vay ..............................................................24
3.1.3.3. Nguyên nhân từ Ngân hàng .............................................................25
3.1.4. Quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................................25
3.1.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ...................................................25
3.1.4.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng...............................................26
3.1.4.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ....................................................26
3.1.4.4. Ứng phó rủi ro .................................................................................32
3.1.4.5. Kiểm soát rủi ro tín dụng.................................................................32
3.2. Hiệp ước Basel ...........................................................................................33
3.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II ......................................33
3.2.2. Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ................................36
3.2.2.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel ...............................36
3.2.2.2. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ............................38
3.2.2.3. Quy trình quản trị rủi ro theo Basel II .............................................40
3.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý rủi ro tín dụng và lộ trình
áp dụng Basel II của Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ....................43
3.3. Những khảo lược của nghiên cứu trước về Ứng dụng Basel II vào Quản trị
rủi ro tín dụng ........................................................................................................45
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP
ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. ..48
4.1. Tổ chức Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
....................................................................................................................48

4.2. Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam ....................................................................................................................49
4.2.1. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam. ...........................................................................................................50
4.2.1.1 Nhận biết rủi ro ...............................................................................50
4.2.1.2 Đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng ..................................................51


4.2.1.3 Theo dõi rủi ro tín dụng...................................................................52
4.2.1.4 Kiểm soát rủi ro ...............................................................................53
4.2.1.5 Báo cáo rủi ro tín dụng ....................................................................53
4.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của Vietinbank ......................................56
4.2.3. Quá trình áp dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam ................................................................................................................61
4.3. Những kết quả đạt được .............................................................................63
4.3.1 Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo hướng tích cực .........63
4.3.2 Xây dựng chính sách tín dụng chặt chẽ ..................................................63
4.3.3 Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng ..........................63
4.4. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân ......................................................64
4.4.1. Những mặt còn tồn tại ............................................................................64
4.4.2. Nguyên nhân ...........................................................................................66
4.4.2.1 Từ phía khách hàng .........................................................................66
4.4.2.2 Từ phía ngân hàng ...........................................................................67
CHƯƠNG 5.GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM...........70
5.1.

Định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ......................................70

5.2. Giải pháp ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Công Thương VN. .....................................................................................70
5.2.1. Nhóm giải pháp do bản thân Ngân hàng TMCP Công Thương VN tổ
chức thực hiện. ...................................................................................................71
5.2.1.1 Hệ số an toàn vốn – CAR ................................................................71
5.2.1.2 Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát ..............................................71
5.2.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..............................................71
5.2.1.4 Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và Một số biện pháp ứng xử đối
với ngân hàng khi xảy ra nợ có vấn đề ..........................................................72
5.2.1.5 Xây dựng chính sách tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo chỉ tiêu
tăng trưởng và kiểm soát chất lượng tín dụng. ..............................................75
5.2.1.6 Minh bạch thông tin đáp ứng Basel II .............................................75
5.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ ............................................................................75
5.3.2.1. Từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................................75
5.3.2.2. Từ Chính phủ...................................................................................76


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ty TNHH

: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH MTV

: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

CBTD

: Cán bộ tín dụng


NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

TMCP

: Thương mại cổ phần

Vietinbank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

NHCT

: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

QTRRTD

: Quản trị rủi ro tín dụng


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG
Bảng 2.1

: Các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn


Bảng 2.2

: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Vietinbank

Bảng 2.3

: Các chỉ tiêu về hoạt động dịch vụ của Vietinbank

Bảng 2.4

: Một số chỉ tiêu cơ bản của Vietinbank

Bảng 3.2

: Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard & Poor’s

Bảng 3.3

: Trọng số rủi ro theo Basel II

Bảng 3.4

: Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel

Sơ đồ 2.1

: Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1


: Bảng phân loại Rủi ro tín dụng

Sơ đồ 3.5

: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1

: Dư nợ cho vay

Biểu đồ 2

: Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp của Vietinbank

Biểu đồ 3

: Dư nợ cho vay theo ngành nghề của Vietinbank

Biểu đồ 4

: Dư nợ cho vay theo ngành nghề của Vietinbank

Biểu đồ 5

: Tổng tài sản và dư nợ cho vay

Biểu đồ 6


: Tổng Nguồn vốn huy động của Vietinbank

Biểu đồ 7

: Hệ số an toàn vốn của Vietinbank

Biểu đồ 8

: ROA và ROE của Vietinbank

Biểu đồ 9

: Tỷ lệ nợ xấu ngành Ngân hàng

Biểu đồ 10

: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank

Biểu đồ 11

: Tổng dư nợ xấu tại Vietinbank

Biểu đồ 12

: Tỷ lệ trích lập dự phòng của Vietinbank

Biểu đồ 13

: Trích lập dự phòng của Vietinbank



TÓM TẮT
Vietinbank triển khai áp dụng Basel II không chỉ để đáp ứng kỳ vọng của
Ngân hàng Nhà nước mà còn nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro
theo chuẩn quốc tế. Trước đây, đã có những công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về việc áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín
dụng nói riêng, từ những hạn chế trong quá trình thực hiện và bài học kinh
nghiệm luận văn đề xuất những giải pháp thúc đẩy Vietinbank đạt chuẩn Basel
II theo đúng lộ trình. Đó là lý do nghiên cứu của luận văn với đề tài “Ứng dụng
Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam”. Luận văn mang lại cái nhìn tổng quan, gợi ý những giải
pháp cho các nhà quản lý của Vietinbank và các nhà nghiên cứu, người quan tâm
có thể tham khảo để hiểu sâu hơn nội dung Basel II về quản trị rủi ro tín dụng từ
đó nghiên cứu sâu hơn hoặc tham khảo bài học kinh nghiệm cho những ngân
hàng đang hoặc sẽ triển khai áp dụng Basel II trong thời gian tới.


ABSTRACT
Vietinbank implemented Basel II not only to meet the expectation of the State
Bank but also to improve the risk management system according to international
standards. Previously, there were domestic and foreign studies on the application
of Basel II in risk management in general, credit risk management in particular,
from limitations in the implementation process and lessons learned.
Experimental thesis proposes solutions to promote Vietinbank to achieve Basel
II standards in accordance with the roadmap. That is the reason for the study of
the thesis with the topic "Application of Basel II on credit risk management at
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade". The thesis
brings an overview, suggestions for solutions for Vietinbank's managers and
researchers, who are interested to refer to understand Basel II content more about
credit risk management from study further or refer to lessons learned for banks

that are or will be implementing Basel II in the future.


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề của nước ta phát triển, từ đó thị trường tài
chính - ngân hàng cũng có nhiều bước phát triển mới. Với đặc thù của một lĩnh vực
kinh doanh nhạy cảm, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả trực tiếp và gián tiếp, rủi
ro mà ngân hàng gánh chịu là không thể tránh khỏi và có thể gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng nói riêng, thị trường tài chính và
nền kinh tế nói chung. Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là
nghiệp vụ cơ bản và chủ yếu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiệp vụ
này mang lại 70%-80% thu nhập của mỗi ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay
của mình, các ngân hàng đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề trong nền
kinh tế. Mặc dù vậy, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh
vực tín dụng cũng mang trong mình rủi ro rất lớn. Trong những năm qua, ngành ngân
hàng Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về rủi ro tín dụng như tình trạng nợ
xấu, rủi ro đạo đức, tín dụng đen,...Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm
giá trị thị trường của ngân hàng, gây tổn hại đến uy tín và vị thế, gây ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí là phá sản ngân hàng. Do tính chất lây
lan, rủi ro tín dụng có thể là đầu mối của những cuộc khủng hoảng tài chính, vì vậy
vấn đề nâng cao quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những

nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ngày càng trở
nên cấp thiết.
Với thực tế và yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập và phát triển, việc
chuẩn hóa hoạt động của các NHTM theo chuẩn mực quốc tế là rất cần thiết. Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đưa ra lộ trình áp dụng Basel II
tại 10 NHTM Việt Nam là một bước đi phù hợp trong quá trình hội nhập quốc tế của
ngành ngân hàng. Định hướng triển khai thực hiện Basel II trong hệ thống ngân hàng
đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của ngành ngân hàng tại Đề án “Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm


2

2010 và định hướng đến 2020” ban hành theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày
24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở định hướng này, Ngân hàng Nhà
nước có Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 lựa chọn 10 ngân hàng
trong nước thí điểm triển khai Basel II.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng thuộc top đầu ngành về
quy mô tài sản và có nhiều đóng góp lớn đến ngành tài chính – ngân hàng tại Việt
Nam. Là một trong 10 Ngân hàng thương mại thí điểm áp dụng Basel II và Vietinbank
đang từng bước hoàn thành các quy định theo Basel II, định hình xây dựng trở thành
Ngân hàng ngang tầm khu vực, phát triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế. Tuy
nhiên, Vietinbank cũng gặp không ít thách thức trong quá trình triển khai Basel vào
quản trị rủi ro tín dụng nên việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và tình
hình áp dụng Basel II của Vietinbank là cần thiết. Từ đó hình thành cái nhìn tổng
quan và định hướng thích hợp giúp tăng hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, thúc đẩy
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đi theo đúng lộ trình áp dụng Basel II mà
Ngân hàng Nhà nước đề ra. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài “ Ứng dụng Basel II vào
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ”
1.2.

-

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng ứng dụng Basel II
vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương
Việt Nam để tìm ra những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản trị rủi ro tín
dụng.

-

Đề xuất những giải pháp để triển khai công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam theo chuẩn mực Basel II.
1.3.

-

Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
?

-

Những đề xuất giải pháp để triển khai Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1.


Đối tượng nghiên cứu


3

Ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam.
1.4.2.
-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu theo không gian: tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam

-

Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: giai đoạn 2011 - 2018
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 từ các tài liệu, văn bản,
số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đã kiểm toán, thông tin trên website
của ngân hàng nhà nước, kết hợp với so sánh, phân tích để thực hiện đề tài luận văn.
1.6.

Ý nghĩa thực tiễn đề tài.


Luận văn góp phần cung cấp cho các nhà quản lý của Ngân hàng Thương mại
cổ phần Công Thương Việt Nam cái nhìn tổng thể về thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Công Thương Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn đề xuất những giải pháp góp
phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Vietinbank áp dụng Basel II vào công tác quản
trị rủi ro để hoàn thiện hệ thống quản trị theo chuẩn mực quốc tế và hoàn thành nhiệm
vụ được Ngân hàng Nhà nước giao.
1.7.

Kết cấu các chương

Chương 1: Giới thiệu luận văn Thạc sĩ
Chương 2: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và dấu hiệu cảnh báo các hạn
chế về ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng.
Chương 3: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại và phương pháp tiếp
cận nghiên cứu ứng dụng Basel II vào Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại.
Chương 4: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng và ứng dụng Basel II trong quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.


4

Chương 5: Giải pháp ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam.


5


CHƯƠNG 2. NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG
2.1.

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.1.1.

Quá trình ra đời và phát triển

Tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam, được thành lập
vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị
định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Sự ra đời của Ngân
hàng đã đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch rõ chức
năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Ngày 14/11/1990,
theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng chuyên doanh Công
thương Việt Nam chuyển thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày
27/03/1993, theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam, thành
lập doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày
21/09/1996, theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam,
Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập lại. Ngày 15/04/2008, Ngân hàng
Công thương đổi tên thương hiệu từ IncomBank sang thương hiệu mới VietinBank.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, nhu cầu vay vốn và sử dụng
vốn ngày càng lớn, điều đó đòi hỏi sự đổi mới của ngành ngân hàng. Ngày
23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1354/QĐ-TTg phê duyệt
Phương án Cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Ngân
hàng tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi
thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, NHNN ký Quyết định số 14/GPNHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

-

Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

-

Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade

-

Tên giao dịch: VietinBank

-

Hội sở: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, Việt Nam


6

-

Vốn điều lệ: 37.234 tỷ đồng (30/09/2018)

-

Giấy CNĐKKD: 0100111948 (do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
lần đầu ngày 03/07/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 28/12/2011)

-


Nhân sự : 23.836 (tính đến ngày 30/09/2018)

-

Mạng lưới hoạt động: Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 1 Trung tâm tài trợ thương
mại, 3 Đơn vị sự nghiệp, 5 Trung tâm quản lý tiền mặt, 2 Văn phòng đại diện
trong nước, 1 Văn phòng đại diện nước ngoài tại Myanmar, 177 Chi nhánh (2 chi
nhánh nước ngoài).

-

Có 3 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm thẻ, Trường
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

-

Có 7 công ty hạch toán độc lập: Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính
NHTMCP Công thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Công
thương Việt Nam, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác Tài sản Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm - Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Công ty TNHH MTV chuyển tiền
toàn cầu - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TNHH Công
Thương Việt Nam (tại Lào).

-

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được Sở giao dịch Chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009.
+ Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phố thông
+ Mã cổ phiếu: CTG
+ Mệnh giá cố phần: 10.000 đồng
+ Tổng số cổ phần: 3.723.404.556 cổ phiếu (tại thời điểm 31/12/2017)

-

Với 30 năm xây dựng và phát triển:
+ Giai đoạn 1: Từ 1988 – 2000
Xây dựng và chuyển đổi từ Ngân hang một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa
Ngân hàng Công Thương Việt Nam đi vào hoạt động.


7

+ Giai đoạn 2: Từ 2001 – 2008
Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương Việt Nam về xử
lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh.
+ Giai đoạn 3: Từ 2009 đến nay
Thực hiện thành công cổ phần hoá, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hoá, chuẩn hoá
các mặt hoạt động ngân hàng; chuyển đổi mô hình tổ chức, quản trị điều hành
theo thông lệ quốc tế.
Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam đã khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong ngành Ngân hàng Việt
Nam cũng như đóng góp một phần lớn vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước
trong hơn hai thập kỷ qua. Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một
trong những NHTM lớn nhất Việt Nam cả về quy mô vốn cũng như tổng tài sản.
2.1.2.


Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam (Vietinbank)
Bám sát những định hướng đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua,
HĐQT Vietinbank đã chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp kinh doanh ngay từ
đầu năm, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, thúc đẩy triển khai mạnh mẽ các giải
pháp kinh doanh hướng tới mục tiêu tăng trưởng an toàn, bền vững.
2.1.2.1.

Huy động vốn
Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn
Đvt: tỷ đồng

Năm
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017


2018

27,293

2,785

147

4,731

13,227

4,808

15,206

62,600

74,407

96,814

80,464

103,769

99,169

85,151


115,158

111,399

257,273

289,105

364,497

424,181

492,960

655,060

752,935

825,816

Các khoản nợ
chính phủ và
NHNN
Tiền gửi và vay
của tổ chức tín
dụng khác
Tiền gửi của
khách hàng



8

Phát hành
GTCG, trái

11,089

28,669

16,564

5,294

20,860

23,849

22,501

46,216

420,212

460,082

511,670

595,096

711,785


870,163

1,011,314

1,046,031

phiếu
Tổng Nguồn
vốn huy động

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietinbank)

Tính đến 31/12/2011 tổng vốn huy động của Vietinbank đạt 420,212 tỷ đồng, chỉ
tiêu này vào thời điểm cuối năm 2012 tăng 9,5% so với vốn huy động năm 2011, đạt
460,082 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn huy
động của Vietinbank, nguồn vốn này tiếp tục tăng trưởng vào các năm tiếp theo. Cho
thấy độ phủ thương hiệu của Vietinbank trong dân cư khá lớn, cùng với chiến lược phát
triển các hoạt động khách hàng bán lẻ đã hỗ trợ cho tổng nguồn vốn huy động đạt được
của Vietinbank vào năm 2016, 2017 lần lượt là 870,163 tỷ đồng và 1,011,314 tỷ đồng.
Trong đó khoản mục tiền gửi khách hàng trong năm 2017 đạt hơn 752,935 tỷ đồng,
khoản mục này tiếp tục tăng và đạt gần 826 nghìn tỷ đồng trong năm 2018, tăng 9,7%
so với năm 2017. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các NHTM tại Việt Nam ngày càng cao,
nhưng Vietinbank với uy tín gần 30 năm cùng với việc phát triển các chính sách ưu đãi
đa dạng, phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại để thu hút các nguồn vốn nhàn
rỗi từ dân cư và tổ chức kinh tế, nguồn vốn chi phí rẻ và CASA, đảm bảo an toàn thanh
khoản và hiệu quả kinh doanh cuả hệ thống.
2.1.2.2.

Hoạt động tín dụng


Với vai trò là NHTM lớn, chủ lực của nền kinh tế, Vietinbank nhanh chóng cung
ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho các thành phần trong nền kinh tế. Điều này có ý nghĩa
quan trọng giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng,
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững. VietinBank đã tích cực thu xếp, tài trợ vốn cho
nhiều dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia và các chương trình thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo định hướng tập trung vốn giải ngân
cho vay đối với các lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, khu vực kinh tế được
Chính phủ khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, Vietinbank duy trì chính sách lãi


9

suất ổn định, sản phẩm cho vay đa dạng và luôn là lựa chọn hàng đầu đối với các cá
nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Biểu đồ 1: Dư nợ cho vay
Đvt: tỷ đồng

Tổng Dư nợ cho vay
1.000.000
900.000
800.000
700.000
600.000
500.000
400.000
300.000
200.000
100.000
-


2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng Dư nợ cho vay 293.434 405.744 460.079 542.674 609.652 712.642 840.156 888.216

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietinbank)

 Cơ cấu dư nợ của Vietinbank
a. Dư nợ theo kỳ hạn vay
Trong giai đoạn 2011-2017, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm
khoảng 60% trong tổng cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Vietinbank. Trong giai đoạn
2011 -2017, nợ ngắn hạn liên tục gia tăng. Dư nợ cho vay ngắn hạn vào thời điểm
cuối năm 2011 là 176,912 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay ngắn hạn năm 2014,
2015 lần lượt là 16,9% và 22,3%. Đến 31/12/2017 nợ vay ngắn hạn đạt 790,688 tỷ
đồng, tăng hơn 128,701 tỷ đồng so với dư nợ vay ngắn hạn đạt được vào cuối năm
2016. Cho vay ngắn hạn cũng giúp Vietinbank giảm thiểu rủi ro so với cho vay trung

và dài hạn do thời gian thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi nhuận
cao hơn so với các khoản cho vay trung dài hạn. Tỷ trọng nợ trung hạn và dài hạn
trong tổng cơ cấu nợ theo kỳ hạn vay lần lượt là 10% và 30%. Nợ vay trung dài hạn
liên tục tăng qua các năm, tuy nợ có thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao nhưng đây


10

là nguồn vốn quan trọng đối với nhiều thành phần trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu
vốn dài hạn cho xã hội. Dư nợ tín dụng cuối kỳ năm 2018 tăng 6,1%, không đạt kế
hoạch HĐQT đề ra. Tuy nhiên, dư nợ cho vay cả năm bình quân 2018 tăng gần 18%,
đảm bảo chỉ tiêu hiệu quả. Dư nợ bình quân phân khúc khách hàng bán lẻ và khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng gần 30%. Tín dụng được ưu tên cho khách hàng
có dự án/phương án kinh doanh khả thi, xếp hạng tín dụng tốt, hiệu quả cao.
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Vietinbank
Đvt: tỷ đồng
NĂM
CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

2014

2015

2016


2017

2018

Nợ ngắn hạn

176,912

200,455

227,697

263,705

301,472

374,736

448,913

487,609

Nợ trung hạn

30,533

34,078

32,972


39,684

60,120

73,115

76,808

70,340

Nợ dài hạn

85,988

98,822

115,619

136,479

176,487

214,135

204,966

306,975

Tổng dư nợ


293,434

405,744

460,079

542,674

609,652

712,642

840,156

888,216

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietinbank)

b. Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2011 -2018, Vietinbank có những chuyển dịch trong phân khúc
khách hàng. Cụ thể, NHCT giảm cho vay đối với các Công ty Nhà nước, Công ty
TNHH MTV có vốn nhà nước, … đối với loại hình Công ty TNHH, Công ty Cổ phần,
Hộ kinh doanh, cá nhân thì ngày càng tăng trưởng. Thời gian qua, một số Công ty
Nhà nước hoạt động không hiệu quả, tăng trưởng chậm hoặc thậm chí là lỗ, dẫn đến
nguồn vốn của Ngân hàng khi cho vay các Công ty này gặp rủi ro mất vốn cao. Sự
phát triển đối với phân khúc khách hàng Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Hộ kinh
doanh, cá nhân ngày càng lớn. Các dự án kinh doanh của các loại hình công ty, hộ
kinh doanh cũng khả thi hơn, cá nhân ngày càng có nhu cầu vay vốn để phục vụ đời
sống. Nhu cầu càng cao, các sản phẩm và chính sách lãi suất đối với phân khúc này

cũng đa dạng và hấp dẫn khách hàng.


11

Biểu đồ 2: Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp của Vietinbank
Đvt: tỷ đồng

Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp
600.000
500.000
400.000

2011

300.000

2012

200.000

2013

100.000

2014

-

2015

2016
2017
2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietinbank)

Dư nợ cho vay theo ngành nghề của Vietinbank được phân chia khá đa dạng, từ
nông lâm nghiệp, khai khoán, xây dựng đến các ngành về y tế, giáo dục, các hoạt
động dịch vụ,…Dư nợ theo ngành nghề khá đa dạng cho thấy Vietinbank có nhiều
sản phẩm và chính sách cho vay nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.
Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay theo ngành nghề của Vietinbank
Đvt: tỷ đồng

Dư nợ cho vay theo ngành nghề

2011
2012

Nông lâm nghiệp…
Khai khoán
Công nghiệp chế…
Sản xuất phân phối…
Cung cấp nước,…
Xây dựng
Bán buôn, bán lẻ,…
Vận tải kho bãi
Dich vụ lưu trú, ăn…
Thông tin truyền…
Hoạt động tài…
Hoạt động kinh…

Chuyên môn, khoa…
Hoạt động hành…
Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động…
Hoạt động dịch vụ…
Hoạt động làm thuê…
Hoạt động của tổ…
Hoạt động khác

180.000
160.000
140.000
120.000
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
-

2013
2014
2015


12

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietinbank)

Biểu đồ 4: Dư nợ cho vay theo ngành nghề của Vietinbank

Đvt: tỷ đồng

Dư nợ theo ngành nghề
300.000
250.000
200.000
150.000
100.000
50.000
-

2016
2017
2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietinbank)

Đối với dư nợ cho vay theo ngành nghề có những thay đổi đáng kể. Giai đoạn
2016 -2018 dư nợ ngành nghề cho vay được phân loại đơn giản hơn so với giai đoạn
2011 -2015. Nhưng chủ yếu dư nợ cho vay được phân bổ nhiều vào các ngành sản
xuất, gia công, chế biến, ngành khai khoán, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa otô, xe máy
và các ngành thương mại dịch vụ.
NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng ngày càng tăng cường kiểm soát chặt
chẽ dòng vốn tín dụng, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, giám
sát chặt lượng vốn đưa vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng
khoán, … ngân hàng đang nỗ lực thay đổi chất lượng tín dụng theo hướng an toàn và
hiệu quả hơn. Vietinbank có xu hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng, đẩy mạnh tỷ lệ
cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro. Các khoản đầu tư dài hạn của ngân hàng cũng
được chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, khai khoáng,... Đây đều là các ngành nghề then

chốt có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, và ít chịu rủi ro hơn lĩnh vực chứng
khoán hay bất động sản.


13

Hoạt động dịch vụ

2.1.2.3.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh
tế Việt Nam, hoạt động cho vay, huy động vốn của các Ngân hàng gặp nhiều khó
khăn. Các hoạt động nhằm tăng thu ngoài lãi được các NHTM nói chung và
Vietinbank nói riêng chú trọng phát triển. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ không chỉ
tạo tạo ra nguồn thu ổn định mà còn giảm thiểu các rủi ro phát sinh, giảm chi phí vốn
khi không phải trích lập dự phòng. Do đó, các chính sách phát triển hoạt động dịch
vụ được Vietinbank chú trọng đẩy mạnh.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về hoạt động dịch vụ của Vietinbank
Đvt: tỷ đồng
NĂM
CHỈ TIÊU

Thu nhập từ hoạt
động dịch vụ
Thu từ dịch vụ thanh
toán
Thu từ dịch vụ ngân
quỹ và bảo lãnh
Thu từ nghiệp vụ uỷ
thác và đại lý

Thu khác
Chi phí từ hoạt
động dịch vụ
Chi về dịch vụ thanh
toán
chi về dịch vụ ngân
quỹ

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1,923

1,807

2,096


2,117

2,650

3,334

4,302

5,954

733

517

1,041

1,140

1,303

1,618

2,016

2,626

391

340


316

-

-

-

-

-

181

251

12

23

52

84

51

51

617


697

725

953

1,294

1,630

2,234

3,276

771

333

576

938

1,190

1,636

2,447

3,186


69

45

88

105

117

251

1,175

1,547

123

91

139

2

171

182

189


282

13

159

5

16

30

47

Chi về nghiệp vụ uỷ
thác và đại lý
Chi phí khác
Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ

577

196

334

670

896


1,186

1,051

1,309

1,152

1,474

1,520

1,178

1,459

1,698

1,855

2,768

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietinbank)


14

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Vietinbank giai đoạn 2011 -2017 có sự tăng
trưởng qua các năm. Thu nhập hoạt động dịch vụ vào năm 2011 đạt 1,923 tỷ đồng
tăng lên đến 4,302 tỷ đồng vào năm 2017, và tổng thu phí dịch vụ của Vietinbank

năm 2018 đạt gần 6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 38,4% so với năm 2017. Từ năm 2014
chi phí từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh do tài trợ phát triển các hệ thống dịch vụ hiện
đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Tỷ trọng thu từ hoạt
động thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm hơn 50% trong tổng cơ cấu thu
nhập từ hoạt động dịch vụ. Khoản mục thu khác chiếm tỷ trong cao thứ 2, trung bình
dao động khoảng 30% trong tổng thu nhập từ dịch vụ. Đây là các khoản thu từ thẻ
ATM, thẻ tín dụng, phí sử dụng ngân hàng điện tử, …Vietinbank tăng cường phát
triển dịch vụ liên kết, đẩy mạnh bán chéo, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin,
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh
nghiệp và người dân tiếp cận, sử dụng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ ngân hàng an toàn,
hiện đại với chất lượng tốt.
2.1.2.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2017 là năm thành công đôi với nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, ngành tài
chính – ngân hàng cũng có nhiều khởi sắc. Vietinbank duy trì vị thế là một trong
những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu.
Xếp hạng về huy động vốn, Vietinbank đứng thứ hai về thị phần với tỷ lệ 12,5% và
đứng vị trí thứ hai về thị phần cho vay với tỷ lệ là 11,6%. Hoạt động kinh doanh thẻ
của VietinBank đã phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng thẻ phát hành cũng
như chất lượng dịch vụ. Nhờ những tiện ích vượt trội, VietinBank đã vươn lên trở
thành ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ tại Việt Nam với 22,59% thị phần thẻ ghi nợ
nội địa; 28,9% thị phần thẻ tín dụng quốc tế; 29,9% thị phần phát triển máy chấp nhận
thẻ (POS)… VietinBank đã có những bước phát triển vững chắc, đạt được nhiều thành
tựu quan trọng.


×