Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.5 KB, 25 trang )

1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DUY XUYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 NAM PHƯỚC

ĐỂ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 5 C
THÔNG QUA MỘT SỐ MÔN HỌC

- Tác giả: Trần Thị Thanh Thu
- Chức vụ: Giáo viên
- Tổ: 5
- Đơn vị: Trường TH Số 2 Nam Phước

NĂM HỌC: 2013 - 2014


2
1. Tên đề tài
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5C
THÔNG QUA MỘT SỐ MÔN HỌC
2 Đặt vấn đề
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản” (Luật Giáo dục, Điều 27, khoản 2). Nhân cách của học sinh được
hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường là con đường dạy học và
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được
hình thành qua hai con đường cơ bản đó. Trong nhà trường phổ thông, việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng nhằm giúp cho học
sinh giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình hình thành


và phát triển trong cuộc sống của các em. Dạy kĩ năng sống trong nhà trường
phổ thông để các em biết sống hòa nhập trong xã hội, biết tự trọng và tôn trọng
mọi người, biết cách ứng xử và giao tiếp… Kĩ năng sống còn rèn luyện cho các
em cách ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng
làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng,
chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, kĩ năng ứng
xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Đối với học sinh tiểu học, các em còn nhỏ, sự nhận thức các em còn non
nớt, chưa phân biệt một cách lí tính trong giao tiếp, quan hệ với cuộc sống xã
hội, trong ứng xử, những nguy hiểm rủi ro dẫn đến hậu quả tiêu cực có thể đến
với các em bất cứ lúc nào. Với học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Số 2 Nam
Phước cũng không ngoài những lí do trên nên tôi đã chon đề tài thực hiện
“Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5C thông qua một số
môn học”
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Số 2 Nam Phước.
- Các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học.
3. Cơ sở lý luận
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất giúp các em giải quyết
hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của
con người. Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy
trong não bộ. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo
dục hoặc rèn luyện. Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người,
khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Người có kĩ năng sống phù
hợp sẽ luôn vững vàng, bản lĩnh trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử,



3
giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Ngược lại người thiếu kĩ năng
sống thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT Về việc phát động phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008-2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa nội dung giáo dục kĩ
năng sống vào giáo dục, rèn luyện cho học sinh.
4. Cơ sở thực tiễn
Thực tế đầu năm học này, lớp 5C do tôi phụ trách có một số em trong giao
tiếp với bạn bè còn thiếu hoà nhã; các hành vi ứng xử đôi lúc chưa thật sự văn
minh, lịch sự. Nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin; còn e dè thụ động
trong học tập và sinh hoạt chung. Một số em chưa biết cách diễn đạt, trình bày,
ứng xử có phần còn mang tính “tuỳ tiện”. Có một số tình huống, thử thách rất
đơn giản nhưng với lứa tuổi các em có lúc giải quyết rất tiêu cực. Ví dụ: Bị mất
một quyển sách em Nguyễn Đăng Minh đâm ra lo sợ và nói dối với cô giáo. Một
số em nam ra đường thì không tuân theo Luật giao thông để xảy ra mất an toàn
khi tham gia giao thông (em Ngô Nhật Thịnh bị té xe gây trầy xước khắp
người); gây gổ với bạn chỉ vì một va chạm nhỏ (em Nguyễn Viết Quang); có em
sống tự kỉ không muốn giao tiếp với mọi người (em Vũ Thanh Hiền)...; Trong
thảo luận nhóm, nhiều em chưa biết hợp tác, chưa có kĩ năng giải quyết vấn đề,
đa số chỉ làm việc cá nhân trong sinh hoạt nhóm...
Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng sống thông qua các
môn học là rất cần thiết nhằm hình thành nhân cách, kĩ năng sống để giáo dục
toàn diện cho các em về đức, trí, thể, mĩ.
5. Nội dung nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu tôi xác định những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh
đó là:
+ Kĩ năng tự nhận thức: Kĩ năng lắng nghe tích cực, tự nhận thức; kĩ năng
đảm nhận trách nhiệm.

+ Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng trình bày; kĩ năng ứng xử, giao tiếp; kĩ năng
thể hiện sự cảm thông.
+ Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Kĩ năng nêu vấn đề; kĩ năng tìm kiếm và xử lý
thông tin; kĩ năng hợp tác.
+ Kĩ năng ra quyết định: Kĩ năng xác định lựa chọn; kĩ năng giải quyết vấn
đề; kĩ năng ứng phó.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩ năng tự
tin, kĩ năng tự trọng, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tự bảo vệ; kĩ năng thực
hành.
Xác định các môn học, bài học có kĩ năng cần giáo dục:
- Môn Tiếng Việt:
+ Phân môn Tập đọc: 10 bài
+ Phân môn Tập làm văn: 16 bài
+ Phân môn Kể chuyện: 7 bài


4
- Môn Toán: 18 bài
- Môn Khoa học: 27 bài
(Tên bài cụ thể ở phần phụ lục)
a) Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Tiếng Việt
Môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh
kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong
môi trường hoạt động của lứa tuổi. Kĩ năng đặc thù, thể hiện ưu thế của Tiếng
Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế
giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định…Giáo dục kĩ năng sống trong môn
Tiếng Việt giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện cho các em các kĩ
năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được những giá
trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự
tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống, biết ứng xử phù hợp

trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự
nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
Ở mônTiếng Việt tôi đã lồng ghép giáo dục những kĩ năng sống cho các em
đó là kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp, tư duy sáng tạo như: viết đơn, tập viết
đoạn đối thoại, làm biên bản cuộc họp, luyện tập thuyết trình tranh luận ở phân
môn Tập làm văn; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia; nêu ý kiến trước
tập thể ở một số bài Tập đọc “Những con sếu bằng giấy”, “Một vụ đắm tàu”....
Bên cạnh đó, tôi đã rèn cho các em một số kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng lắng
nghe tích cực qua các bài tập đọc “Trí dũng song toàn”, “Một vụ đắm tàu”, “Con
gái”; kĩ năng ra quyết định, biết cảm thông chia sẻ, đảm nhận trách nhiệm, hợp
tác và kĩ năng tự tin qua các bài tập đọc như “Người gác rừng tí hon”, các bài
Tập làm văn như “Luyện tập làm báo cáo thống kê”, “Luyện tập làm đơn”,
“Thuyết trình tranh luận”, “Làm biên bản”, “Lập chương trình hoạt động”..., hay
các tiết kể chuyện. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh qua môn Tiếng Việt, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, đóng
vai, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ
chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,…Thông qua các hoạt động học
tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng
vai,…các em có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Ví dụ 1: Bài “Những con sếu bằng giấy” (Tuần 4)
Sau khi thực hiện xong phần tìm hiểu bài, tôi giáo dục các em bằng câu hỏi
tình huống: Có một bạn học sinh bị bệnh rất nặng phải nghỉ học để chữa trị và
rất cần sự động viên, giúp đỡ của mọi người, biết được tin đó em nên làm gì?
Học sinh đã có rất nhiều câu trả lời:
+ Em viết thư động viên bạn.
+ Em sẽ xin tiền ba mẹ để gửi cho bạn.
+ Em sẽ gửi một bài hát thật hay cho bạn nghe....
Như vậy, qua bài học ngoài việc rèn kĩ năng giao tiếp, tự tin phát biểu, các
em đã được rèn luyện kĩ năng biết cảm thông, chia sẻ với bạn bè, với những bạn



5
có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.
Ví dụ 2: Bài “Người gác rừng tí hon” (Tuần 13)
Sau khi cho học sinh thảo luận nhóm 4 trao đổi và trả lời về nội dung câu
hỏi số 3:
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
Tôi đã tổ chức cho các em được nói lên nguyện vọng, suy nghĩ của mình
theo 2 câu hỏi:
+ Giả sử em thấy có người vào trường lấy trộm cây cảnh vào một ngày
trường không có ai, em sẽ làm gì?
+ Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của một người công dân đối với đất
nước, của một học sinh đối với trường lớp của mình?
Các em đã thảo luận và nêu được việc cần làm một cách tự tin, như vậy các
em đã biết ứng phó với tình huống và biết được trách nhiệm của một học sinh
đối với trường, lớp và trách nhiệm của một công dân đối với đất nước.
Ví dụ 3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người
biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác (Tuần 17)
Khi dạy tiết này tôi đã tiến hành như sau:
+ Cho các em tự xác định, chọn và giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể theo
đúng yêu cầu đề bài. Qua đó, rèn cho các em kĩ năng xác định lựa chọn phù hợp.
+ Xếp các em có cùng câu chuyện kể vào một nhóm (3 đến 5 em tùy vào số
lượng học sinh có cùng câu chuyện), cho các em phân công nhóm trưởng, tổ
chức kể trong nhóm theo phân vai, rút ra ý nghĩa câu chuyện kể nhằm giúp các
em rèn kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng làm việc cùng đồng đội.
+ Tổ chức các nhóm kể trước lớp, với hoạt động này các em dần dần thể
hiện tốt sự tự tin, khả năng thể hiện của bản thân và sự hợp tác.

+ Cả lớp tham gia nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất. Đây là hoạt động
mà ở các tiết đầu, nhiều em rất ái ngại, không dám nhận xét, bày tỏ ý kiến trước
tập thể. Nhưng với sự động viên của tôi, dần dần các em thực hiện rất tốt, không
còn những cái nhìn ái ngại mà thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những
câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn.
Ví dụ 4: Tiết Tập làm văn Luyện tập thuyết trình tranh luận (Tuần 9)
Bài tập 1: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẫu chuyện dưới đây em
hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn:
Đất, Nước, Không Khí, Ánh Sáng đều tự cho mình là người cần nhất đối
với cây xanh.
Đất nói:
- Tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi, cây không thể sống được!
Nước kể công:
- Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lớn lên được không?
Không Khí chẳng chịu thua:


6
- Cây xanh rất cần khí trời. Không có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ.
Còn Ánh Sáng nhẹ nhàng nói:
- Cây cối dù có đủ đất, nước, không khí nhưng thiếu ánh sáng thì sẽ không
có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi là cây xanh sao được!
Tôi chỉ định 8 em học sinh giỏi là nhóm trưởng của mỗi nhóm và chọn
thành viên của mình theo bắt thăm (tôi đã ghi tên mỗi cái thăm 4 em có cả HS
khá, HS trung bình)
Yêu cầu các nhóm tổ chức thảo luận, chọn ý tranh luận cho hay và có sức
thuyết phục, phân công đóng vai để tham gia trước lớp.
Tổ chức cho một số nhóm thuyết trình trước lớp, các nhóm còn lại theo dõi
nhận xét, bổ sung.
Ở bài tập này, các em nhóm trưởng đã thể hiện tốt kĩ năng điều hành, các

em được phân công đóng vai đảm nhiệm tốt vai trò của mình, đồng thời các em
thể hiện tốt sự tự tin khi thuyết trình cũng như tinh thần hợp tác với các bạn
cùng nhóm tìm ý hay khi trình bày và biết lắng nghe tích cực để nhận xét.
Đến bài tập 2: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người
thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng.
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Bài tập này tôi cho các em thảo luận nhóm đôi sau đó trình bày cá nhân
theo gợi ý: Nếu chỉ có đèn chuyện gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc
sống chúng ta? Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trăng làm cho cuộc
sống đẹp như thế nào? Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được
tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn.
Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi
em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều
kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề
nào đó.
b) Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Toán
Môn Toán tiểu học nhằm rèn cho học sinh kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực
hành và kĩ năng tự kiểm tra đánh giá. Kĩ năng nhận thức trong môn Toán đó là
nắm vững khái niệm, quy tắc, công thức. Cần rèn cho học sinh hiểu được các
dấu hiệu đặc trưng của một khái niệm, trên cơ sở đó, các em có thể hiểu được
hay rút ra được quan hệ giữa các khái niệm, công thức, quy tắc... đồng thời áp
dụng thực hành tính toán. Để hình thành những kĩ năng này tôi đã sử dụng các
phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh phương pháp nêu
và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi
đáp...
Ví dụ 1: Nhân một số thập phân với 10,100,1000,...
Nhằm giúp học sinh tự rút ra được quy tắc tôi đã thực hiện các bước như



7
sau:
Nhân môt số thập phân với 10
- Tôi nêu ví dụ, ghi bảng: 27,867 x 10 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt và thực hiện phép tính ở bảng con rồi nêu kết quả
- Tôi ghi bảng: 27,867 x 10 = 278,67
- Tôi nêu câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về hai số thập phân 27,867 và 278,67
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta
được số nào? (Học sinh trả lời: Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên
phải một chữ số ta cũng được 278,67).
- Tôi nêu câu hỏi:
+ Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết là thế nào để có được ngay tích
27,867 x 10 mà không cần thực hiện phép tính? (Học sinh trả lời: chuyển dấu
phẩy của 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,67)
+ Vậy muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào? (Học sinh trả
lời: Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chuyển dấu phẩy của số đó sang bên
phải 1 chữ số)
Nhân một số thập phân với 100
- Nêu ví dụ: 53,286 x 100 = ?
- Yêu cầu HS TL nhóm 4, dựa vào ví dụ a hãy thực hiện tính và nêu cách thực
hiện theo các gợi ý:
+ Sau khi thực hiện xong, các em hãy thảo luận xem số 53,286 với kết quả
tìm được có gì giống và khác nhau.
+ Từ thừa số 53,286 để có kết quả mà không thực hiện phép tính thì em
làm như thế nào?
+ Muốn nhân một số thập phận với 100 ta làm thế nào?
- Gọi học sinh trình bày

Nhân một số thập phân với 1000
Tôi tiếp tục nêu ví dụ: 2,0267 x 1000 = ? và gọi học sinh nếu kết quả. Từ 2
ví dụ trên, các em đã áp dụng và nêu đúng kết quả của phép tính là 2026,7
- Cuối cùng, tôi nêu câu hỏi để học sinh tự rút ra quy tắc:
+ Muốn nhân một số TP với 10, 100, 1000, … ta làm như thế nào? (Muốn
nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số
đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số.)
+ Từ việc nắm được quy tắc, các em thực hành làm bài tập 1 nhanh và đúng
Ví dụ 2: Bài Thể tích hình hộp chữ nhật
Bài toán: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng
16cm và chiều cao 10cm.
Bằng phương pháp trực quan tôi hướng dẫn học sinh nhận biết: Để tính thể
tích hình hộp chữ nhật trên bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương
1cm3 xếp vào đầy hộp đó là: (hình vẽ ở phần phụ lục)
+ Một lớp có: 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3)
+ 10 lớp có: 320 x 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3)
+ Vậy thể tích hình hộp chữ nhật là: 20 x 16 x 10 = 3200 cm3


8
Để học sinh rút ra được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật tôi yêu
cầu học sinh thảo luận với gợi ý: 20, 16 và 10 là gì của hình hộp chữ nhật đã
cho. Từ đó các em đã trao đổi xây dựng công thức, hiểu và vận dụng tính thể
tích trong phần thực hành luyện tập.
Ví dụ 3: Bài thể tích hình lập phương
Bài toán: Tính thể tích hình lập phương có cạnh 3cm
Để xây dựng công thức tính thể tích hình lập phương tôi yêu cầu học sinh
dựa vào hình vẽ (phần phụ lục) và cách tính thể tích hình hộp chữ nhật đã học ở
tiết trước thảo luận nhóm để tìm ra cách tính thể tích hình lập phương.
Gợi ý: Ba cạnh của hình lập phương tương ứng với các kích thước nào của

hình hộp chữ nhật.
Dựa vào đó, học sinh đã rút ra được cách tính thể tích hình lập phương là
lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.
c) Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Khoa học
Giáo dục kĩ năng sống trong môn Khoa học nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp. Hình thành cho học sinh
những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen
tiêu cực. Giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình
huống của cuộc sống hàng ngày, vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính
thực hành. Đồng thời tạo cơ hội thuận lợi để các em thực hiện tốt quyền, bổn
phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
như
+ Tự nhận thức về bản thân, về tự nhiên, xã hội.
+ Giao tiếp và ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến
sức khỏe của bản thân.
+ Tư duy, phân tích và bình luận về các biểu tượng, sự vật đơn giản trong
tự nhiên.
+ Ra quyết định phù hợp và giải quyết vấn đề hiệu quả, thích hợp với tình
huống.
+ Đặt mục tiêu, quản lí thời gian và cam kết thực hiện.
+ Ứng phó phù hợp trong thực tiễn cuộc sống;
+ Cam kết thực hiện những hành vi tích cực cho bản thân, gia đình và môi
trường xung quanh.
+ Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân,
gia đình và cộng đồng.
Nội dung bài học chỉ chuyển thành kĩ năng sống ở học sinh nếu các em
tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Con người chỉ hình thành, phát
triển kĩ năng qua hoạt động; chỉ làm chủ được kiến thức khi chiếm lĩnh nó bằng
hoạt động có ý thức; tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp cũng chỉ được hình
thành qua rèn luyện. Chính vì thế, tôi đã thực hiện lồng ghép giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh thông qua các hoạt động đóng vai xử lí tình huống, tham gia
trò chơi,... với các nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em trong
bầu không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho


9
các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình hơn qua việc học
nhóm.
Ví dụ 1: Bài Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
Nhằm giúp các em có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai, phần liên hệ thực tế tôi
tổ chức cho các em tham gia đóng vai, tôi chia lớp thành 6 nhóm, giao cho nhóm
1,2,3 tình huống 1; giao cho nhóm 4,5,6 tình huống 2. Yêu cầu các nhóm thảo
luận, tìm cách giải quyết, chọn vai và diễn trong nhóm, sau đó trình diễn trước
lớp.
+ Tình huống 1: Em đang trên đường đi học và rất vội vì hôm nay em dậy
muộn thì gặp cô Mai đi chợ về. Cô Mai mang bầu lại xách rất nhiều đồ trên tay.
Em làm gì khi đó?
+ Tình huống 2: Em cùng ba mẹ đi Đà Nẵng. Ngày chủ nhật nên xe buýt rất
đông khách. Đi được một đoạn thì có một phụ nữ mang thai bước lên xe, chị tìm
chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ làm gì lúc đó?
Phần củng cố tôi cho các em tham gia trò chơi ”Đi chợ”
Tôi chuẩn bị 3 cái hộp. Trong mỗi hộp có đủ 20 miếng bìa, mỗi miếng bìa
ghi tên một loại thức ăn sau: Đậu phộng, mè, dầu nành, thịt lợn, thịt gà, thịt bò,
tôm, cua, cá, trứng, nghêu, đu đủ, chuối, cà rốt, bắp cải, cà chua, rau ngót, bắp
(ngô), khoai lang, sắn.
Yêu cầu: 3 nhóm tham gia ( mỗi nhóm 2 em) đi chợ trong 1 phút phải mua
đủ 4 nhóm thức ăn cần thiết cho một bữa ăn. Qua hoạt động này, các em được
nâng cao kĩ năng chọn thức ăn cho bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho người mang
thai và cho cả gia đình.
Ví dụ 2: Bài Thực hành: ”Nói Không!” đối với các chất gây nghiện-Tiết

2 (Tuần 5)
Giúp học sinh phát huy kĩ năng giao tiếp, tự tin, hợp tác và ứng xử phù hợp
với tình huống trong thực tế tôi tổ chức hoạt động: Đóng vai
Tôi chia lớp thành 6 nhóm. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: thảo luận xây
dựng một tiểu phẩm ngắn, phân vai để thể hiện tiểu phẩm theo tình huống trong
hình ( phần phụ lục) và nội dung gợi ý
+ Nhóm 1 và nhóm 2: hình ảnh của tình huống 1
Nội dung: An đến nhà một người hàng xóm, ở đó có mấy người đang nhậu
nhẹt. Họ mời An uống rượu. Nếu em là An, em sẽ ứng xử như thế nào?
+ Nhóm 3 và nhóm 4: Hình ảnh của tình huống 2
Nội dung: Trên đường đi học về, Nam ngồi nghỉ tại một ghế đá. Có một
người đến ngồi bên cạnh mời Nam hút thuốc và nói rằng hút thuốc lá làm cho
con người tỉnh táo, phấn chấn. Nếu em là Nam em sẽ nói gì?
+ Nhóm 5 và nhóm 6: Hình ảnh của tình huống 3
Nội dung: Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối. Trên đường về nhà,
Minh gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép dùng hê-rô-in. Nếu em là Minh,
em sẽ ứng xử ra sao?
Tôi gợi ý:
- Mỗi nhóm dàn dựng cảnh trí phù hợp với tình huống.


10
- Lời đối thoại của các nhân vật trong tình huống phải dễ hiểu, thể hiện đầy
đủ nội dung của tình huống
- Khuyến khích các nhóm càng nhiều lời thoại càng hay nhưng lời thoại cần
đảm bảo nội dung.
Sau 10 phút thảo luận, các nhóm thực hiện đóng vai xử lí tình huống trước
lớp. Một số nhóm thực hiện rất xuất sắc như nhóm của em Khanh (tình huống
1), nhóm của em Minh (tình huống 2) hay nhóm của em Duyên (tình huống 3).
Phần củng cố, tôi tổ chức trò chơi: Em là tuyên truyền viên giỏi

Mục tiêu: Giúp cho các em có kĩ năng tuyên truyền, không tham gia sử
dụng các chất gây nghiện.
Tôi chuẩn bị 6 câu hỏi gắn trên lọ hoa, yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn ( bạn
này không tham gia diễn trong tiểu phẩm) lên hái hoa và trả lời, cả lớp theo dõi,
nhận xét và bình chọn tuyên truyền viên xuất sắc
1. Mỗi khi ăn cơm xong, ba em thường hút thuốc lá. Em nói gì để ba mình
không hút thuốc lá nữa.
2. Trong gia đình em có một người hay uống rượu, em có muốn người đó
bỏ rượu không? Em sẽ thuyết phục người đó như thế nào?
3. Nếu em thấy một người đang sử dụng ma túy, em nên làm gì?
4. Em đi dự sinh nhật ở nhà bạn. Anh của bạn mời em uống bia. Em sẽ nói
gì với người đó?
5. Một người anh họ mời em hút thuốc, em sẽ nói gì?
6. Xóm em tổ chức họp xóm, bác tổ trưởng mời em tuyên truyền về tác hại
của ma túy. Em sẽ tuyên truyền những gì?
Khi tham gia tuyên truyền các em đều nói về tác hại của rượu bia, thuốc lá,
ma túy và khuyên mọi người không nên sử dụng. Riêng trường hợp ở câu hỏi số
3 tôi nêu cho các em thấy sự nguy hiểm nếu các em đến khuyên người đang sử
dụng ma túy, các em nên tránh xa và hãy báo cho người lớn hoặc tổ dân phố để
những người có trách nhiệm giáo dục họ.
Ví dụ 3: Bài Phòng tránh bị xâm hại (Tuần 9)
Giúp các em có kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại, tôi tổ chức trò
chơi: Tiểu phẩm hay
Cách tiến hành: Tôi chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tình
huống, yêu cầu mỗi nhóm xây dựng lời thoại để có một tiểu phẩm hay, nêu được
cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại. Sau đó diễn tiểu phẩm trước lớp.
+ Tình huống 1 (nhóm em Minh): Huy đến nhà Minh cùng giải bài tập. Gần
9 giờ tối, Huy đứng dậy ra về thì Minh rủ ở lại xem đĩa phim hoạt hình ba Minh
mới mua về. Huy sẽ làm gì khi đó?
+ Tình huống 2 (nhóm em Xuân Duyên): Trời mùa hè nắng chang chang.

Hôm nay mẹ đi công tác nên Huệ phải đi bộ về nhà. Đang đi trên đường thì một
chú đi xe máy dừng lại bảo Huệ lên xe chú cho đi nhờ. Huệ làm gì khi đó?
+ Tình huống 3 (nhóm em Khanh): Trâm đang học bài thì nghe tiếng gọi
ngoài cổng. Trâm mở cửa nhìn ra thì thấy một người rất lạ nói là bạn của ba
muốn vào nhà chơi. Trâm sẽ làm gì khi đó?


11
Ví dụ 4: Bài phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ (Tuần 9)
Giúp các em hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và cách phòng
tránh tai nạn giao thông, trong phần liên hệ thực tế tôi đã nêu câu hỏi:
+ Lớp ta từ đầu năm học đến nay có bạn nào bị tai nạn giao thông không?
(Học sinh trả lời có bạn Thịnh)
+ Nguyên nhân nào bạn Thịnh bị tai nạn? (Do bạn Thịnh đi nhanh quá)
+ Nếu bạn Thịnh không đi nhanh quá thì có xảy ra tai nạn đó không?
+ Ngoài việc đi nhanh, các em đi như thế nào sẽ dẫn đến bị tai nạn?
+ Sau trường hợp bạn Thịnh, có em nào bị tai nạn nữa không?
+ Các em tham gia giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn?
Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả hơn khi lớp học có mối
quan hệ Thân thiện – Hợp tác giữa thầy giáo và học sinh, giữa học sinh với học
sinh. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng mối quan hệ này
để mọi học sinh đều được làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng
nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin, mạnh dạn. Trong
các tiết học, tôi luôn khuyến khích học sinh trao đổi, đặt câu hỏi, thảo luận, phát
biểu ý kiến, thể hiện quan điểm cảm xúc riêng của mình. Đồng thời, tôi xây
dựng cho các em cách hoạt động hợp tác. Lúc đầu, khi phân chia nhóm, tôi chọn
em có năng lực, mạnh dạn làm nhóm trưởng. Sau đó tổ chức cho các nhóm đề
cử các bạn luôn phiên thay nhau làm nhóm trưởng và luôn phiên thay nhau trình
bày trước lớp để tất cả các em đều được thể hiện khả năng của mình, nâng cao
năng lực tự tin, khả năng giao tiếp và hành vi ứng xử.

7. Kết quả nghiên cứu
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, bản thân nhận thấy các em có tiến bộ
rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được thể
hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời nói, các
em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn
hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự,... đã trở thành thói quen được các
em vận dụng hằng ngày. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được
tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn.
Em Hiền không còn rụt rè mà tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, trong
đợt công diễn văn nghệ của trường, em đã tham gia cùng các bạn diễn một tiết
mục. Em Nguyễn Đăng Minh, em Nguyễn Viết Quang đoàn kết, hòa đồng cùng
bạn bè. Các em tham gia giao thông đảm bảo an toàn, không còn tình trạng đi
nhanh hay đùa giỡn trên đường như trước đây.Việc rèn luyện các kĩ năng này đã
tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ
động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh
nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số
chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức,
thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi
nói năng... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo
nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp


12
thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân
thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham
gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và
tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải luôn
đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo
sự gần gũi giữa các em với nhau.

7. Kết luận
Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn kiến
thức, vốn kinh nghiệm sống của các em mới có rất ít. Vì vậy muốn đạt được
mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần phải
kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh
lý của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ.
Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “làm người”, và phải được xuất
phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế
của học sinh. Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức
kĩ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh
được rèn kĩ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức
pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do
giáo viên tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kĩ năng sống, tạo
điều kiện cho học sinh tích lũy có thêm kĩ năng sống và rèn kĩ năng sống được
tốt hơn.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của
xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện
những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn,
tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời
gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành
trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô
cùng quan trọng. Vì thế theo bản thân để làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học
sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải:
Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kĩ
năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
Tập trung vào việc đầu tư sọan giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các môn
học.

Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt
các hoạt động học tập.
Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt
chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh.
8. Đề nghị


13
Theo phương châm giáo dục hiện nay là: “Học để biết, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình” nên: Nhà trường luôn tổ chức nhiều hoạt động
hơn nữa dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học
sinh từ môi trường giáo dục ở nhà trường, giáo dục và xây dựng cho các em có
năng lực tốt, lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc
sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình và xã hội.


14
9. Phụ lục
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
b) Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Toán
Ví dụ 2: Tính thể tích hình hộp chữ nhật

Ví dụ 3: Tính thể tích hình lập phương
V= a x b x c
c

V=axaxa
a

b


a

a
a
c) Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Khoa học:
Ví dụ 2: Bài Thực hành: Nói ”Không!” đối với các chất gây nghiện-Tiết 2

Tình huống 1

Tình huống 2

Tình huống 3


15
ĐỊA CHỈ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
Tuầ
n

Tên bài

2

Kể chuyện
Kể chuyện được
chứng kiến hoặc tham
gia
Tập làm văn

Luyện tập làm báo cáo
thống kê

4

5

6

7
8
9

10

Kĩ năng được giáo dục
- Xác định được việc tốt về xây
dựng quê hương, đất nước.
- Tự tin

-Thu thập, xử lí thông tin.
-Hợp tác(cùng tìm kiếm số liệu,
thông tin).
-Thuyết trình kết quả.
Tập đọc
-Thể hiện sự cảm thông (bày tỏ
Những con sếu bằng chia sẻ, cảm thông với những
giấy
nạn nhân bị bom nguyên tử sát
hại)

Tập làm văn
-Tìm kiếm và xử lí thông tin.
Luyện tập làm báo cáo -Hợp tác(cùng tìm kiếm số liệu,
thống kê
thông tin).
-Thuyết trình kết quả.
-Ra quyết định (làm đơn trình
bày nguyện vọng).
Tập làm văn
-Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ,
Luyện tập làm đơn
cảm thông với nỗi bất hạnh của
những nạn nhân chất độc màu da
cam).
Tập đọc
- Yêu quý động vật
Những người bạn tốt
Kể chuyện
- Hợp tác
Kể chuyện đã nghe, đã - Xác định việc làm góp phần
đọc
bảo vệ thiên nhiên
Tập đọc
- Hợp tác
Cái gì quý nhất
- Xác định giá trị
-Thể hiện sự tự tin(nêu được
những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể,
Tập làm văn
thuyết phục; diễn đạt gãy gọn,

Luyện tập thuyết trình, thái độ bình tĩnh, tự tin).
tranh luận
-Lắng nghe tích cực (lắng nghe,
tôn trọng người cùng tranh luận).
-Hợp tác (hợp tác luyện tập
thuyết trình tranh luận).
Ôn tập giữa HK I
-Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ
(Tiết 1):
năng lập bảng thống kê).
Lập bảng thống kê
-Hợp tác(kĩ năng hợp tác tìm
kiếm thông tin để hoàn thành

Phương pháp/
Kĩ thuật dạy
học
- Kể trong nhóm
- Kể cá nhân
-Phân tích, rèn
luyện theo mẫu
- Hoạt động nhóm
-Trình bày
-Thảo luận nhóm
- Bày tỏ cảm xúc
- Trả lời câu hỏi
tình huống
-Phân tích, rèn
luyện theo mẫu
- Hoạt nhóm

-Trình bày
Phân tích mẫu
-Rèn luyện theo
mẫu
-Tự bộc lộ
- Trao đổi nhóm
- Liên hệ thực tế
- Phân vai kể
chuyện
- Liên hệ thực tế
- Đóng vai
-Đóng vai
-Thảo luận nhóm
-Tự bộc lộ

-Trao đổi nhóm
-Trình bày


16

11

Tập làm văn:
Luyện tập làm đơn

13
Tập đọc:
Người gác rừng tí hon


14

16

17

18
20

21

Kể chuyện:
Kể chuyện được
chứng kiến hoặc tham
gia
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
Tập làm văn:
Làm biên bản cuộc
họp
Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ
hiền
Tập làm văn:
Luyện tập làm biên
bản cuộc họp
Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe, đã
đọc
Tập làm văn:

Ôn tập về viết đơn
Ôn tập cuối HK I
Lập bảng thống kê

bảng thống kê).
-Thể hiện sự tự tin(thuyết trình
kết quả tự tin)
-Ra quyết định (làm đơn kiến
nghị ngăn chặn hành vi phá hoại
môi trường).
-Đảm nhận trách nhiệm với cộng
đồng
-Ứng phó với căng thẳng (linh
hoạt, thông minh trong tình
huống bất ngờ).
-Đảm nhận trách nhiệm với cộng
đồng
- Xác định việc làm bảo vệ môi
trường
- Ý thức tham gia bảo vệ môi
trường
- Biết quan tâm đến mọi người
- Tấm lòng nhân hậu
-Ra quyết định/ giải quyết vấn đề
- Tấm lòng nhân hậu

-Trao đổi nhóm
-Tự bộc lộ

- Thảo luận nhóm .

-Tự bộc lộ

- Phân vai kể
chuyện
- Liên hệ thực tế
- Phân tích
- Liên hệ
-Phân tích mẫu
-Trình bày
- Trả lời câu hỏi
tình huống, liên hệ

-Ra quyết định/ giải quyết vấn đề -Hoạt động nhóm
-Hợp tác
- Xác định cách sống đẹp
- Ý thức về lối sống đẹp

- Phân vai kể
chuyện
- Liên hệ thực tế
-Ra quyết định/ giải quyết vấn đề -Rèn luyện theo
-Hợp tác làm việc theo nhóm
mẫu
-Thu thập xử lí thông tin
-Thảo luận nhóm
-Kĩ năng hợp tác
-Hợp tác
-Rèn luyện theo
Tập làm văn:
-Thể hiện sự tự tin.

mẫu
Lập chương trình hoạt
-Đảm nhận trách nhiệm
-Thảo luận nhóm
động
-Đối thoại
Tập đọc:
- Nhận thức được trách nhiệm
-Trao đổi, thảo
Trí dũng song toàn
công dân của mình, ý thức tự
luận
hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
-Tự bộc lộ
Kể chuyện
- Ý thức bảo vệ di tích lịch sử tại - Kể lại việc làm
Kể chuyện được
địa phương
thực tế: + Chăm
chứng kiến hoặc tham - Ý thức chấp hành luật giao
sóc mộ Ông Lê
gia
thông
Quý Công
- Thăm các gia đình thương
+ Thăm gia đình
binh, liệt sĩ
mẹ liệt sĩ hàng



17
-Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc
Tập làm văn:
nhóm, hoàn thành chương trình
Lập chương trình hoạt hoạt động).
động
-Thể hiện sự tự tin.
-Đảm nhận trách nhiệm.

23

25

26

29

Kể chuyện
- Ý thức bảo vệ trật tự, an ninh
Kể chuyện đã nghe, đã thôn xóm bằng những việc phù
đọc
hợp với khả năng của mình
-Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc
Tập làm văn:
nhóm, hoàn thành chương trình
Lập chương trình hoạt
hoạt động).
động
-Thể hiện sự tự tin.
-Đảm nhận trách nhiệm.

Tập đọc
- Niềm thành kính, tự hào đối với
Phong cảnh đền Hùng tổ tiên.
Tập làm văn:
-Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự
Tập viết đoạn đối
nhiên, hoạt bát, đúng mục đích,
thoại; phân vai đọc,
đúng đối tượng và hoàn cảnh
diễn màn kịch
giao tiếp).
-Kĩ năng hợp tác (hợp tác để
hoàn chỉnh màn kịch)
Tập đọc
- Biết giữ gìn và phát huy truyền
Nghĩa thầy trò
thống tôn sư trọng đạo
Tập làm văn:
-Thể hiện sự tự tin(đối thoại tự
Tập viết đoạn đối
nhiên, hoạt bát, đúng mục đích,
thoại; phân vai đọc,
đúng đối tượng và hoàn cảnh
diễn màn kịch
giao tiếp).
-Kĩ năng hợp tác (hợp tác để
hoàn chỉnh màn kịch)
Tập đọc:
-Tự nhận thức về mình, về phẩm
Một vụ đắm tàu

chất cao thượng).
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp.
-Ra quyết định
-Tự nhận thức.
Kể chuyện:
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp.
Lớp trưởng lớp tôi
-Tư duy sáng tạo
-Lắng nghe, phản hồi tích cực
-Kĩ năng tự nhận thức (Nhận
Tập đọc:
thức về sự bình đẳng nam nữ).
Con gái
-Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới
tính.
Tập làm văn:
-Thể hiện sự tự tin.
Tập viết đoạn đối
-Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để
thoại; phân vai đọc,
hoàn chỉnh màn kịch.
diễn màn kịch
-Tư duy sáng tạo.

năm
-Trao đổi cùng bạn
đê góp ý cho
chương trình hoạt
động (Mỗi HS tự
viết)

-Đối thoại
- Trao đổi rút ra ý
nghĩa câu chuyện
-Trao đổi cùng bạn
đê lập chương
trình hoạt động
-Đối thoại
- Bày tỏ cảm xúc
-Gợi tìm, kích
thích suy nghĩ
sáng tạo của HS.
-Trao đổi trong
nhóm
-Đóng vai
- Trò chơi: Thi tìm
ca dao tục ngữ
-Gợi tìm, kích
thích suy nghĩ
sáng tạo của HS.
-Trao đổi trong
nhóm nhỏ.
-Đóng vai
-Trao đổi, thảo
luận
-Tự bộc lộ suy
nghĩ
-Kể câu chuyện
(theo lời nhân vật)
-Thảo luận về ý
nghĩa câu chuyện

-Thảo luận về ý
nghĩa câu chuyện
-Suy nghĩ, tự rút ra
bài học cho mình)
-Gợi tìm, kích
thích suy nghĩ
sáng tạo của HS
-Trao đổi nhóm
-Đóng vai


18
ĐỊA CHỈ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN TOÁN
Tuần

Tên bài

10

Cộng hai số thập phân

11

Trừ hai số thập phân
Nhân một số thập phân với 10;100;1000;...

12
Nhân một số thập phân với một số thập
phân

Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
13
Chia một số thập phân cho 10;100;1000;...
15

Giải toán về tỉ số phần trăm

18

Diện tích hình tam giác
Diện tích hình thang

19
Chu vi hình tròn
20
21
23

Diện tích hình tròn
Diện tích xung quanh và diện tích toàn
phần của hình hộp chữ nhật
Diện tích xung quanh và diện tích toàn
phần của hình lập phương
Thể tích hình hộp chữ nhật
Thể tích hình lập phương

26

Vận tốc


27

Quãng đường
Thời gian

Phương pháp/ Kĩ thuật
dạy học
Trực quan, thảo luận
nhóm
Trực quan, thảo luận
nhóm
Quan sát, thảo luận nhóm,
suy luận, Trò chơi
Trực quan, thảo luận
nhóm
Trực quan, thảo luận
nhóm
Quan sát, thảo luận nhóm,
suy luận, Trò chơi
Quan sát, thảo luận nhóm,
suy luận, Làm theo mẫu
Trực quan, thảo luận
nhóm, suy luận
Trực quan, thảo luận
nhóm, đối chiếu, suy luận
Trực quan, thảo luận
nhóm, suy luận
Trực quan, thảo luận
nhóm, suy luận
Trực quan, thảo luận

nhóm, suy luận
So sánh, đối chiếu, suy
luận
Trực quan, thảo luận
nhóm, suy luận
So sánh, đối chiếu, suy
luận
Quan sát, thảo luận nhóm,
suy luận
Suy luận
Suy luận


Tuần
1

3

4

5

6

19
ĐỊA CHỈ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG MÔN KHOA HỌC
Tên bài
Kĩ năng được giáo dục
Phương pháp/

Kĩ thuật dạy
học
Bài 1
Sự sinh sản

Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc
điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra
nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm
giống nhau
Bài 2 - 3:
-Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc
Nam hay nữ
điểm đặc trưng của nam và nữ.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về
các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
-Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị
của bản thân
Bài 5
- Đảm nhận trách nhiệm của bản thân
Cần làm gì để với mẹ và em bé
cả mẹ và em bé - Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp
đều khỏe mạnh? đỡ phụ nữ có thai
Bài 7
Kĩ năng tự nhận thức và xác định được
Từ tuổi vị thành giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và
niên đến tuổi già giá trị bản thân nói riêng
Bài 8
-Kĩ năng tự nhận thức những việc nên
Vệ sinh tuổi dậy làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ
thì

thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh
thần ở tuổi dậy thì.
-Kĩ năng xác định giá trị của bản thân,
tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.
- Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết
trình khi chơi trò chơi “tập làm diễn giả”
về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
Bài 9 - 10:
- Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin
Thực hành nói một cách hệ thống từ các tư liệuvề tác
“không với các hại của chất gây nghiện.
chất gây
- Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống
nghiện”
thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên
quyết từ chối sử dụng các chất gây
nghiện.
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi
vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng
các chất gây nghiện
Bài 11:
- Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản
Dùng thuốc an thân về cách sử dụng một số loại thuốc
toàn
thông dụng.
- Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối

- Trò chơi


- Hoạt động
nhóm
- Hỏi - Đáp

- Quan sát
- Thảo luận
- Đóng vai
- Trò chơi
- Quan sát hình
ảnh
- Hoạt động
nhóm
- Trò chơi
- Động não
- Thảo luận
nhóm
- Trình bày 1
phút
- Trò chơi

- Trò chơi
- Đóng vai

- Thực hành
- Trò chơi


20

Bài 12:

Phòng bệnh sốt
rét

7

Bài 13
Phòng bệnh sốt
xuất huyết

Bài 14
Phòng bệnh
viêm não

8

Bài 15
Phòng bệnh
viêm gan A
Bài 16
Phòng tránh
HIV/AIDS

9

Bài 17
Thái độ đối với
người nhiễm
HIV/AIDS
Bài 18
Phòng tránh bị

xâm hại

10

Bài 19
Phòng tránh tai
nạn giao thông
đường bộ

16

Bài 31

chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng
liều, an toàn.
- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để
biết những dấu hiệu, tác nhân và con
đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách
nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và
phòng tránh bệnh sốt rét.
- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về
tác nhân và con đường lây truyền bệnh
sốt xuất huyết.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách
nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung
quanh nhà ở.
- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về
tác nhân và con đường lây truyền bệnh
viêm não.

- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách
nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung
quanh nhà ở.
-Kĩ năng phân tích, đối chiếu các thông
tin về bện viêm gan A.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách
nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để
phòng bệnh viêm gan A.
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình
bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và
cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên
trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công
việc liên quan đến triển lãm.
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân, tự tin
và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với
người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ,
tránh phân biệt với người nhiễm HIV.
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình
huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi
rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm
hại.
- Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình
huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.
- Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật
giao thông để phòng tránh tai nạn giao
thông đường bộ.

- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về

- Hoạt động
nhóm
- Đóng vai
- Hỏi - đáp
- Hoạt động
nhóm
- Hỏi - đáp

- Hoạt động
nhóm
- Trò chơi Đố
bạn
- Đóng vai
- Hỏi - đáp .
- Quan sát và
thảo luận
- Hoạt động
nhóm
- Trò chơi Đố
bạn
- Trò chơi
- Đóng vai
- Thảo luận
nhóm
- Trò chơi
- Đóng vai
- Liên hệ thực tế


- Quan sát
- Thảo luận
- Đóng vai
- Liên hệ thực tế
- Quan sát và


21
Chất dẻo
Bài 32
Tơ sợi

18

Bài 36
Hỗn hợp

19

Bài 38 - 39
Sự biến đổi hóa
học (2 tiết)

21

Bài 42 - 43
Sử dụng năng
lượng chất đốt

22


Bài 44
Sử dụng năng
lượng gió và
năng lượng
nước chảy

24

32

công dụng của vật liệu.
- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với
tình huống
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá
trình tiến hành thí nghiệm.
-Kĩ năng bình luận về cách làm và các
kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tìm tạo hỗn hợp và tách các
chất ra khỏi hỗn hợp).
- Lựa chọn phương án thích hợp
- Bình luận đánh giá về các phương án
đã thực hiện
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá
trình tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng ứng phó trước những tình
huống không mong đợi xảy ra trong khi
tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)


thảo luận
- Trò chơi

- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình
bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các
quan điểm khác nhau về khai thác và sử
dụng chất đốt.
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về
việc khai thác, sử dụng các nguồn năng
lượng khác nhau.
- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử
dụng các nguồn năng lượng khác nhau.

- Quan sát và
thảo luận nhóm
- Điều tra

- Thí nghiệm
theo nhóm

- Thực hành
- Trò chơi

Quan sát và trao
đổi nhóm .
- Trò chơi

- Liên hệ thực tế,
thảo luận về sử

dụng năng lượng
gió và nước
chảy.
- Thực hành
Bài 48
- Ứng phó, xử lí tình huống đạt ra (khi
- Thực hành
An toàn và tránh có người bị điện giật/ khi dây điện
- Trình bày 1
lãng phí khi sử đứt/ ...)
phút
dụng điện
- Đánh giá về việc sử dụng điện (tiết
- Xử lí tình
kiệm, tránh lãng phí)
huống về các
- Ra quyết định và đảm nhận trách
việc nên, không
nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.
nên làm để sử
dụng an toàn,
tránh lãng phí
năng lượng điện.
- Điều ttra, tìm
hiểu về việc sử
dụng điện ở gia
đình.
Bài 64
- Nhận thức hành động của con người và - Quan sát
Vai trò của môi bản thân đã tạc động vào môi trường

- Hoạt động
trường tự nhiên những gì.
nhóm
đối với đời sống -Tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông - Trò chơi


22
con người

33

34

tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con
người đã nhận từ môi trường các tài
nguyên môi trừng và thái ra môi trường
các chất thải độc hại trong quá trình
sống.
Bài 65
- Nhận thức những hành vi sai trái của
Tác động của
con người đã gậy hậu quả với môi
con người đến
trường rừng.
môi trường rừng - Phê phán, bình luận phù hợp khi thấy
môi trường rừng bị hủy hoại.
- Đảm nhận trách nhiệm với kĩ năng bản
thân và tuyên truyền tới người thân,
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường
rừng.

Bài 66
- Lựa chọn, xử lí thông tin để biết được
Tác động của một trong các nguyên nhân dẫn đến đất
con người đến trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp
môi trường đất ứng những nhu cầu phục vụ con người;
do những hành vi không tốt của con
người đã để lại hậu quả xấu với môi
trường đất.
- Hợp tác giữa các thành viên nhiều
nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của đội
“chuyên gia”.
- Giao tiếp, tự tin với ông/bà, bố/mẹ, ...
để thu thập thông tin, hoàn thiện phiếu
điều tra về môi trường đất nơi em sinh
sống.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng (bài viết,
hình ảnh, ...) để tuyên truyền bảo vệ môi
trường đất nơi đang sinh sống.
Bài 67
-Phân tích, xử lí các thông tin và kinh
Tác động của
nghiệm bản thân để nhận ra những
con người đến nguyên nhân dẫn đến môi trường khồng
môi trường
khí và nước bị ô nhiễm.
không khí và
- Phê phán khi thấy tình huống môi
nước
trường không khí và nước bị hủy hoại.
- Đảm nhận trách nhiệm với bản thân và

tuyên truyền tới người thân, cộng đồng
trong việc bảo vệ môi trường không khí
và nước.
Bài 68
- Nhận thức về vai trò của bản thân, mỗi
Một số biện
người trong việc bảo vệ môi trường.
pháp bảo vệ môi - Đảm nhận trách nhiệm với bản thân
trường
và tuyên truyền tới người thân, cộng
đồng có những hành vi ứng xử phù hợp
với môi trường đất rừng, không khí và
nước.

Quan sát và thảo
luận
- Thảo luận và
liên hệ thực tế
- Đóng vai xử lí
tình huống

- Hoạt động
nhóm
- Làm phiếu bài
tập
-Điều tra môi
trường đất nơi
đang sinh sống.

Quan sát và thảo

luận
- Thảo luận và
liên hệ thực tế
- Đóng vai xử lí
tình huống

Quan sát và thảo
luận
- Hoạt động
nhóm
- Trưng bày triển
lãm


23
10. Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - Ngô Thị Tuyên. Cẩm nang Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu
học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010
2 - Hoàng Hà Bình – Lê Minh Châu – Phan Thanh Hà – Bùi Phương Nga –
Trần Thị Tố Oanh – Phan Thị Thu Phương – Đào Vân Vi.Giáo dục kĩ năng sống
trong các môn học ở tiểu học, 2010.


24
11. Mục lục:
STT
1
2
3

4
5

6
7
8
9
10

NỘI DUNG
Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Kết quả
Kết luận
Đề nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

TRANG
1
1
1
2
2

3
5
7
10
11
11
13
22


25
12. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Tiểu học Số 2 Nam Phước
1.Tên đề tài: “Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5C thông qua
một số môn học”.
2. Tác giả: Trần Thị Thanh Thu
3. Chức vụ: Giáo viên
Tổ: 5
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: .................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b) Hạn chế: ..................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...................................................................................................................................

5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường Tiểu học
Số 2 Nam Phước thống nhất xếp loại:………………………..
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
……………………………
……………………………
……………………………
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Duy Xuyên
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Duy Xuyên
thống nhất xếp loại:……………………..
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
…………………………….
…………………………….
…………………………….
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
thống nhất xếp loại:…………………..
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
……………………………..
……………………………..
…………………………….



×